QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO
BẰNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP
ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số
79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế
hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn
sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia
về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể
bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2223/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Cao Bằng, phê duyệt Quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 732/TTr-STNMT ngày 11 tháng 5 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành
động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ nội dung
Kế hoạch được duyệt, chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ban
Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh và UBND
các huyện, Thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Các
chương trình, nhiệm vụ cụ thể do các đơn vị xây dựng phải được các cơ quan có
thẩm quyền thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND
các huyện, Thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TN&MT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- TT Thông tin -VP UBND tỉnh;
- Các CV;
- Lưu: VT, CN.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg
ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về
đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng
sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày
31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng
sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày
08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng
sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Quyết định số 2223/QĐ-UBND
ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng, phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá
hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động
đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:
Phần I
HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
I.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh
Cao Bằng.
I.1.1. Vị trí địa lý.
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông
Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 22o8’ đến 23o8’
vĩ độ Bắc; từ 105o10’ đến 106o40’ kinh độ Đông. Phía Tây
giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Lạng
Sơn, phía Bắc và phía Đông giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Diện tích tự nhiên là 670.342,26 ha,
chiếm 2,02% diện tích cả nước, bao gồm 13 huyện, thành phố, 199 xã, phường, thị
trấn.
I.1.2. Đặc điểm địa chất, địa
hình, địa mạo.
I.1.2.1. Đặc điểm địa chất
Đặc điểm địa chất Cao Bằng được phản
ánh bởi các trầm tích phát triển có tuổi từ PALEOZOI(Pz) tới KAINOZOI(Kz).
Trong PALEOZOI (Pz) hình thành chủ yếu
là đá phiến thạch anh - mica, đá phiến mica, đá sét silic, đá vôi sét, đá
vôi... chứa di tích hóa thạch, có tuổi từ Cambri muộn đến Trias giữa. Các trầm
tích rất phát triển gồm các hệ tầng: Thần Sa, Phú Ngữ, Sông Cầu, Lược Khiêu, Phia Phương, Bắc Bun, Mia Lé, Đại Thị, Nà Quản, Tốc Tát, Bắc Sơn, Đồng
Đăng... Các trầm tích chủ yếu của hệ tầng là: cát kết, cát
kết thạch anh chứa vẩy mica, bột kết xen cát kết, cát bột kết xen đá phiến sét
than, đá phiến sét, đá vôi.
Trong MEZOZOI (Mz) các trầm tích phát
triển hạn chế hơn, có mặt các trầm tích cuội sạn kết, bột kết, cát kết, ngoài
ra còn có đá phiến sét, tuf ryolit, đá phiến, đá vôi sét, đá vôi, đá vôi
đolomit hóa của hệ tầng Lạng Sơn, Hồng Ngài, Sông Hiến.
Các trầm tích phát triển trong
KAINOZOI (Kz) phần lớn là các trầm tích Neogen (N) hoặc Đệ Tứ (Q). Thành phần
chủ yếu là các trầm tích đầm lầy, hồ gồm các dạng cuội kết, cát kết, bột kết
xen sét kết, sạn, sỏi.
Ngoài ra, Cao Bằng còn có các thành tạo
magma xâm nhập được xếp vào các phức hệ Ngân Sơn, Cao Bằng, Phia Bioc và Phia Oắc.
Các phức hệ này có mặt các đá gabro, gabro olivin, granit amphibol, granit,
granit hai mica, aplit, pegmatite, mạch thạch anh-muscovit, thạch anh
casiterit.
Cao Bằng nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ
hệ uốn nếp Việt Bắc gồm các đới phức nếp lõm sông Gâm, đới phức nếp lồi Bắc
Thái, phụ đới phức nếp lồi Hạ Lang.
Trên diện tích toàn tỉnh các hệ thống
đứt gãy phát triển khá dày đặc song chủ yếu theo hai hướng là Tây Bắc - Đông
Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Theo mức độ ở đây phát triển một số loại đứt gãy sâu
và hệ thống đứt gãy nông hơn, trong đó có mặt đứt gãy thuận,
đứt gãy nghịch.
I.1.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.
Địa hình Cao Bằng phức tạp, bị chia cắt
bởi nhiều dãy núi cao và xen kẽ là những sông, suối ngắn, thung lũng hẹp. Địa
hình có độ dốc lớn, độ cao trung bình so với mực nước biển
là trên 300m, có xu thế thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, tạo
thành các dạng địa hình chính như sau1:
- Địa hình núi cao trên 1600m
cấu tạo bởi các đá macma xâm nhập như granit và đá vôi, phân bố ở Phia Oắc và
núi Phia Dạ hẹp. Đỉnh cao nhất là Bản Óng 1.979m nằm ở phía Tây Nam huyện Bảo Lạc.
Đường nối các đỉnh này tạo thành những dãy núi liên tục nhưng thấp hơn. Khu vực
núi cao >1.600m tạo thành một dải từ Tây Bắc xuống phía Nam và Đông Nam. Dải
trung tâm chạy dọc hướng Bắc Nam từ huyện Thông Nông xuống huyện Nguyên Bình tạo
thành đường phân thủy của 3 hệ thống sông trong tỉnh. Vùng Phia Oắc của huyện Nguyên Bình là phân thủy của 3 hệ thống sông Gâm chảy về
phía Bắc sang tỉnh Hà Giang, sông Năng chảy về tỉnh Bắc Kạn, sông Bằng chảy
sang Trung Quốc. Đặc điểm của các vùng núi cao này là không bị cách biệt bởi
các thung lũng quá thấp nên các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng biến đổi chậm, các
vùng xung quanh mang tính chất chuyển tiếp nhẹ.
- Địa hình vùng núi đá vôi có nhiều ở các huyện Thông Nông, Hà Quảng,
Hòa An, Trà Lĩnh, Hạ Lang, phần lớn có độ cao trên 600m. Các núi đá vôi là địa
hình karst sót lại, ít có các hang động và các cánh đồng răng ngựa. Đây là các
khối đá vôi tuổi C-P hệ tầng Bắc Sơn và D2 bp màu xám đen. Quá trình karst già
đã cho khu vực phong cảnh các khối đá vôi sót nằm lẻ tẻ trên phông tương đối bằng phẳng có độ phân cắt sâu nhỏ. Các khối núi đá vôi nối tiếp nhau
không liên tục mà bị đứt quãng bởi các thung lũng đáy bằng, nhỏ, hẹp, xen kẽ giữa
các khối. Nhiều ô trũng nhỏ là các kiểu karst kín dòng.
- Địa hình vạt gấu núi đá vôi: Các vạt gấu ở vùng đá vôi Cao Bằng phát
triển khá mạnh. Trước đây chúng được bao phủ bởi các kiểu rừng kín. Các vạt gấu
này là kết quả của các quá trình phong hóa lý hóa học, quá trình rửa lũa của sản
phẩm đổ vỡ, sập lở. Tầng đất mỏng lẫn nhiều đá vôi chưa phong hóa hết.
- Các thung lũng tích tụ - xâm thực
- rửa lũa: Đây là các thung lũng karst xâm thực, lòng chảo karst. Địa hình ở
dạng thung lũng này tương đối bằng phẳng, nhiều nơi có dòng chảy thường xuyên.
Dạng thung lũng không dòng thoát như hồ Thang Hen mực nước thay đổi rất mạnh
theo mùa. Về mùa khô các thung lũng này thường xuyên thiếu nước.
- Dạng địa hình thung lũng xâm thực
- tích tụ trên các đá khác: Khác với các thung lũng trong khu vực đá vôi, các thung lũng này được
hình thành gắn liền với các dòng chảy nên mức độ chứa nước phong phú hơn. Tuy
nhiên độ phì đất không bằng đất trong các thung lũng đá vôi và mức độ bằng phẳng
cũng kém hơn. Hai bên sườn các thung lũng là các bậc thềm, bãi bồi hoặc các khối
trượt, chảy nhão. Mức độ phong hóa vật liệu ở đây triệt để hơn. Do hằng năm bị
ngập nên các bãi bồi không ổn định, thường chứa ít phù sa mịn, chủ yếu là cuội
sỏi bào mòn, tròn cạnh, khác với các thung lũng ở vùng núi đá vôi do phong hóa
dạng rửa lũa nên vật liệu lẫn thường sắc cạnh.
- Nhóm các dạng địa hình bóc mòn tổng
hợp: Đây là các dạng địa hình cấu tạo từ vật liệu tại chỗ, bề mặt địa hình
biến đổi chậm, tầng dày đất và vỏ phong hóa giảm dần từ thấp
lên cao. Ở đây dòng chảy thường xuyên không phải lúc nào cũng có, do đó việc tạo
thành từng vệt các loài cây ưa ẩm ven suối chỉ phát triển ở phía chân núi.
- Địa hình gò đồi: Độ cao từ
120 - 250m, diện tích khoảng 31.567,00ha; tương ứng 4,71% phân bố dọc theo
thung lũng sông Bằng từ xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng qua huyện Hòa An, thành phố
Cao Bằng đến huyện Phục Hòa; khu vực ranh giới giữa xã Cách
Linh và Triệu Âu; dọc theo thung lũng sông Gâm thuộc các
huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc. Độ dốc phần lớn từ 0 - 80, một vài nơi thuộc khu vực xã Lương Thiện, huyện Phục Hòa; xã Dân Chủ, huyện Hòa An; xã Cách Linh, Triệu Âu, huyện Phục Hòa; xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm độ dốc tương đối lớn từ 15
- 300.
- Địa hình núi thấp: Độ cao
250 - 600m, diện tích 333.579,52ha chiếm khoảng 49,72% diện tích tỉnh. Vùng địa
hình này phân bố chủ yếu ở phía Đông, Đông Nam, khu vực trung tâm tỉnh và khu vực
phía Tây Bắc tỉnh trong phạm vi thành phố Cao Bằng và các huyện Hòa An, Thạch An, Phục Hòa, Quảng Uyên, phía Đông và
Nam huyện Hạ Lang, khu vực trung tâm huyện Trùng Khánh, Thông Nông, phía Tây
huyện Hà Quảng, phía Đông và rìa phía Tây Nam huyện Nguyên Bình, một dải dài
kéo từ Bắc đến Nam huyện Bảo Lâm và phía Đông huyện Bảo Lạc. Tại khu vực Hạ
Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa phần lớn là địa hình núi đá
vôi. Đại bộ phận sườn có độ dốc lớn 20-350, đôi
chỗ độ dốc lớn hơn 350.
I.2. Hiện trạng đa dạng
sinh học tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng chưa có nghiên cứu tổng thể
nào về đa dạng sinh học nhưng trong 5 năm trở lại đây có hàng loạt loài mới được
phát hiện trên địa bàn tỉnh như Nhái cây wa-za Gracixalus waza, Ếch
cây la-ri-xa Rhacophorus larissae, Cá cóc zig-lơ Tylototriton ziegleri, Tắc kè ad-lơ Gekko adleri, Thạch
sùng dẹp zug Hemiphyllodactylus zugi, Rắn khiếm na-gao Oligodon nagao, Rắn lục kha-rin Azemiops kharini, và Rắn
lục trùng khánh Protobothrops trungkhanhensis (David et al. 2012;
Nishikawa et al. 2013; Nguyen et al. 2012, 2013a, b; Orlov et al. 2009, 2013;
Ostroshabov et al.2013). Do có diện tích núi đá vôi khá lớn trải dọc vùng biên
giới giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và khu vực giáp ranh với các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Kạn nên tiềm năng đa dạng sinh học có khả năng ở mức cao và là nơi cư
ngụ của nhiều loài quý hiếm, đặc hữu. Rừng trên núi đá vôi ở huyện Trùng Khánh
cũng là vùng phân bố của loài Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus). Đây là
loài linh trưởng được xếp ở bậc đe dọa cực kỳ nguy cấp (CR) trong Danh lục Đỏ IUCN
(2014), có vùng phân bố hẹp ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc,
kích cỡ quần thể rất nhỏ khoảng 100 cá thể (Lê Trọng Đạt & Lê Hữu Oánh,
2007).
Tuy nhiên, đa dạng sinh học trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang bị suy giảm đáng kể do tác động của con người lên
sinh cảnh sống và khai thác quá mức. Nhiều loài thực vật
quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó phải kể đến các loài thực vật
quý hiếm như Pơ mu, Thông tre, các loài cây gỗ quý (trai, nghiến) đã bị khai
thác cạn kiệt, chỉ còn phân bố rải rác ở các đỉnh núi cao hoặc dạng mới tái
sinh. Hệ động vật cũng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng trong suốt thời gian
dài từ những năm 1980 đến nay. Các loài thú lớn nhìn chung đã cạn kiệt do bị
săn bắt. Quần thể của nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch, nhái cũng đã bị suy giảm
một cách nghiêm trọng.
Nhằm mục tiêu bảo tồn cảnh quan cũng
như giá trị đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng, bản Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt vào cuối năm 2014. Bản Quy hoạch này đã xác định
các địa điểm cần ưu tiên bảo tồn cũng như đề xuất mô hình quản lý tương ứng. Do
diện tích rừng không đủ lớn và thảm thực vật bị chia cắt nên ngoại trừ khu đề
xuất Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén ở huyện Nguyên
Bình, các địa điểm còn lại được đề xuất thành lập khu bảo tồn loài sinh cảnh hoặc
khu bảo tồn cảnh quan. Cũng theo bản Quy hoạch này, ở vùng phía đông bắc của tỉnh
Cao Bằng sẽ có 3 khu bảo tồn (KBT) đề xuất gồm KBT loài sinh cảnh Vượn Cao Vít
(huyện Trùng Khánh), KBT cảnh quan thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao (huyện Trùng
Khánh) và KBT loài sinh cảnh Hạ Lang (huyện Hạ Lang). Khu vực quy hoạch này bao
trùm hầu hết diện tích dải núi đá vôi của hai huyện nói trên với những khoảng rừng
thứ sinh đang phục hồi có chất lượng khá tốt.
I.2.1. Đa dạng hệ sinh
thái.
Theo quy luật hình thành và phát triển,
tỉnh Cao Bằng có 10 hệ sinh thái (HST), tạo nên sự đa dạng, phong phú của các
HST (Bảng 1.1).
Bảng
1.1. Diện tích và đặc điểm các HST tỉnh Cao Bằng
STT
|
Hệ sinh thái
|
Diện
tích (ha)
|
Tỷ
lệ (%)
|
1
|
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh
ôn đới trên núi cao (độ cao trên 1.600m)
|
613,94
|
0,09
|
2
|
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình (độ cao từ
600 - 1.600m)
|
99.814,06
|
14,89
|
3
|
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp (độ cao dưới 600m)
|
115.703,00
|
17,26
|
4
|
Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi
|
152.766,70
|
22,79
|
5
|
Hệ sinh thái rừng trồng
|
22.240,00
|
3,32
|
6
|
Hệ sinh thái rừng tre nứa
|
3.567,24
|
0,53
|
7
|
Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi
|
122.827,32
|
18,32
|
8
|
Hệ sinh thái đất ngập nước
|
4.312,00
|
0,64
|
9
|
Hệ sinh thái nông nghiệp
|
143.800,00
|
21,45
|
10
|
Hệ sinh thái khu dân cư
|
4.698,00
|
0,70
|
Tổng
diện tích
|
670.342,26
|
100,00
|
Nguồn: Trung tâm Địa Môi trường và
Tổ chức Lãnh thổ (Tính
toán trên cơ sở bản đồ các hệ sinh thái tỉnh Cao Bằng tỷ lệ 1:10.000)
Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và
phát triển đa dạng sinh học được khẳng định trong Luật đa dạng sinh học (ĐDSH)
và vấn đề được ưu tiên hàng đầu là ưu tiên bảo tồn HST tự nhiên quan trọng... đối
với Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng, HST tự nhiên quan trọng bao gồm các
HST sau:
- Hệ sinh thái rừng tự nhiên.
- Hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng
đất ngập nước tự nhiên và trên đất chưa sử dụng không thuộc HST rừng tự nhiên.
* Hệ sinh thái rừng tự nhiên. HST rừng tự nhiên ở Cao Bằng có 5 HST.
a. Hệ sinh thái rừng kín thường
xanh ôn đới trên núi cao:
HST rừng kín thường xanh ôn đới phân
bố trên núi cao, có diện tích 613,94ha chiếm 0,09% diện tích tự nhiên tỉnh Cao
Bằng. Đây là HST có diện tích nhỏ nhất trong các HST, phân bố ở độ cao trên
1.600m tại các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm và Nguyên Bình.
b. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung bình:
Là HST phân bố chủ yếu trên đất phát
triển từ đá mẹ là đá vôi ở đai độ cao từ 600m - 1600m, phân bố chủ yếu ở các
huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc và một phần phía Đông Nam huyện Trùng Khánh, có diện
tích 99.814,06ha, chiếm 14,89% diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng.
c. Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp:
Là HST phân bố trên đất phát triển từ
các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi) ở đai độ cao dưới 600m, phân bố rải rác ở
một số khu vực diện tích không lớn tại huyện Hòa An, phía
Tây Nam huyện Hà Quảng, huyện Thạch An, huyện Nguyên Bình, phía Tây huyện Bảo Lạc,
có diện tích 115.703,00ha, chiếm 17,26% diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng.
d. Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi:
HST rừng trên núi đá vôi Cao Bằng chiếm
diện tích tương đối lớn phân bố ở các huyện Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Uyên,
Phục Hòa, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông với diện tích khoảng
152.766,70ha; chiếm 22,79% diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng.
e. Hệ sinh thái rừng tre nứa:
HST rừng tre nứa có diện tích
3.567,24ha; chiếm 0,53% diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng. HST này phân bố chủ yếu
tại xã Huy Giáp, xã Sơn Lộ, xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc; các xã Đức Long, Lê
Chung, huyện Hòa An; xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình.
* Hệ sinh thái tự nhiên không thuộc HST rừng tự nhiên.
a. HST trảng cỏ, cây bụi:
HST trảng cỏ, cây bụi phân bố rộng
rãi trong khu vực nghiên cứu trên các đai độ cao, nhưng chủ
yếu từ phân bố ở độ cao dưới 700m, cũng có thể đến độ cao
hơn 1000m, trên đất phong hoá từ các loài đá mẹ khác nhau
kể cả đá vôi.
b. HST đất ngập nước:
HST đất ngập nước chủ yếu là các thủy
vực nước chảy, hệ thống sông suối tương đối phong phú, mật độ khoảng 0,47km/km2.
Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.200 sông, suối lớn nhỏ có chiều dài từ 2km trở
lên, với tổng chiều dài khoảng 3.175km. Một số hệ thống sông lớn gồm Sông Bằng,
Sông Gâm, Sông Quây Sơn, Sông Bắc Vọng.
I.2.2. Đa dạng loài.
I.2.2.1. Hệ thực vật.
a. Thành phần loài thực vật bậc
cao:
Thành phần loài thực vật bậc cao ở
Cao Bằng có 5 ngành, thuộc hệ thực vật Việt Nam. Từ kết quả thống kê các loài
trong Bảng danh lục cho thấy, hệ thực vật bậc cao có mạch tỉnh Cao Bằng có
1.862 loài thuộc 855 chi, 212 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong
đó, ngành có tháp bút có 1 họ, 1 chi và 2 loài, ngành
Thông đất có 2 họ, 4 chi và 14 loài. Sự phong phú tiếp tục tăng lên ở ngành
Dương xỉ, tuy nhiên số lượng họ, chi và loài lại giảm ở
ngành Hạt Trần. Tuyệt đại bộ phận (83,49% tổng số họ, 88,65% tổng số chi, và
85,34% tổng số loài) thuộc ngành Hạt kín. Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm
chiếm ưu thế với 64,15% tổng số họ, 67,49% tổng số chi và 60,63% tổng số loài của
ngành Hạt kín. Đây là một quy luật gặp ở hầu hết các hệ thực vật của Việt Nam.
Bảng 1.2 minh họa những nhận xét trên.
Bảng
1.2. Sự đa dạng các Taxon của Hệ thực vật bậc cao có mạch tỉnh Cao Bằng
STT
|
Ngành
|
Số
họ
|
Tỷ
lệ %
|
Số
chi
|
Tỷ
lệ %
|
Số
loài
|
Tỷ
lệ %
|
1
|
Cỏ
tháp bút - Equisetophyta
|
1
|
0,47
|
1
|
0,12
|
2
|
0,11
|
2
|
Thông
đất - Lycopodiophyta
|
2
|
0,94
|
4
|
0,47
|
14
|
0,75
|
3
|
Dương
xỉ - Polypodiophyta
|
26
|
12,26
|
78
|
9,12
|
237
|
12,73
|
4
|
Hạt
trần - Gymnospermae
|
6
|
2,83
|
14
|
1,64
|
20
|
1,07
|
5
|
Hạt
kín - Angiospermae
|
177
|
83,49
|
758
|
88,65
|
1.589
|
85,34
|
5.1
|
Lớp
Hai lá mầm - Dicotyleclones
|
136
|
64,15
|
577
|
67,49
|
1.129
|
60,63
|
5.2
|
Lớp
Một lá mầm - Monocotyledones
|
41
|
19,34
|
181
|
21,17
|
460
|
24,70
|
Tổng
|
212
|
100
|
855
|
100
|
1.862
|
100
|
Nguồn:
Trung tâm ĐMT & TCLT (Kết quả thống kê, điều tra, khảo sát)
I.2.2.2. Hệ động vật.
a. Thú: Cấu trúc thành phần loài thú tỉnh Cao Bằng cho thấy các loài thú thuộc
bộ Gặm nhấm chiếm ưu thế với 38 loài (chiếm 36,19% tổng số loài); bộ Ăn thịt có 25 loài (chiếm 23,81% tổng số loài); bộ Guốc chẵn 14 loài
(chiếm 13,33% tổng số loài); bộ Dơi có 9 loài (chiếm 8,57% tổng số loài); bộ
Chuột chù có 8 loài (chiếm 7,62% tổng số loài); bộ Linh trưởng có 6 loài (chiếm
5,71% tổng số loài); bộ Guốc lẻ có 3 loài; còn bộ Nhiều răng và bộ Tê tê chỉ có
1 loài (chiếm 0,95% tổng số loài). Đây là cấu trúc thường gặp của khu hệ thú ở
vùng rừng núi của Việt Nam.
b. Chim:
Thành phần chim ở Cao Bằng tương đối phong phú, gồm 302
loài chim thuộc 140 giống, 51 họ và 16 bộ. cấu trúc thành phần loài chim của tỉnh
Cao Bằng cho thấy các loài chim thuộc bộ Sẻ chiếm ưu thế với 26 họ (chiếm
50,98% tổng số họ), 86 giống (chiếm 61,43% tổng số giống), 219 loài (chiếm
72,53% tổng số loài). Tiếp đến là bộ Gõ kiến với 14 loài (chiếm 4,64% tổng số
loài), bộ Gà với 10 loài (chiếm 3,31% tổng số loài)..., thấp nhất là bộ Vẹt với
1 loài (chiếm 0,33% tổng số loài).
c. Bò sát - Ếch nhái: Bò sát - Ếch nhái bao gồm các loài ếch,
nhái, cóc, thằn lằn, tắc kè, kỳ đà, trăn, rắn, rùa, ba ba... có vai trò nhất định
trong đời sống con người và trong tự nhiên. Chúng cung cấp nguồn protêin, dược
phẩm, mỹ phẩm, giải trí cho dân; góp phần bảo đảm cân bằng
trong các hệ sinh thái qua quan hệ về thức ăn với các loài thực vật và động vật
khác. Phần lớn Bò sát - Ếch nhái ăn nhiều loại thức ăn, trong đó có côn trùng,
chuột nên góp phần đáng kể vào việc bảo vệ cây cối, động vật và con người. Nhiều
loài sống, sinh sản phát triển và biến thái lâu ngày trong nước (nòng nọc các
loài ếch nhái) được coi là vật chỉ thị cho các vực nước ngọt và môi trường nói
chung. Kết quả khảo sát, điều tra và tham khảo các tài liệu đã công bố xác định
được tỉnh Cao Bằng có 89 loài thuộc 57 giống, 19 họ, 4 bộ; trong đó lớp Bò sát
có 57 loài thuộc 38 giống, 12 họ, 2 bộ; lớp Ếch nhái có 32 loài thuộc 19 giống,
7 họ, 2 bộ.
d. Cá: Kết quả điều tra cho thấy khu hệ cá tỉnh Cao Bằng gồm 83 loài chiếm khoảng
15,26% so với 544 loài cá thủy vực nước ngọt nội địa đã phát hiện ở Việt Nam
(Sách nguồn lợi thủy sản Việt Nam, 1996). Tổng số loài cá ghi nhận được ở Cao Bằng
thuộc 59 giống, 18 họ, 7 bộ. Trong đó có 2 bộ Cá hồi và bộ Cá Tầm được nuôi
kinh tế ở trong khu Dự trữ thiên nhiên Phia Oắc. Khu hệ cá tỉnh Cao Bằng chiếm
tỷ lệ khoảng 3,27% tổng số loài cá nội địa cả nước. Một địa phương có đặc thù
là tỉnh miền núi có các thủy vực đặc thù là hệ thống sông, suối, ao, đầm và ruộng
nước đặc trưng nên thành phần loài cá nước ngọt có phần nghèo như vậy cũng có
thể hiểu được. Tuy vậy trong khu hệ cá của địa phương có một số loài đặc thù và
quý hiếm đặc trưng cho tỉnh và cho khu vực Đông Bắc bộ. Thành phần các loài chiếm
ưu thế thuộc bộ cá Chép - Cypriniformes với chỉ 3 họ nhưng
có 57 loài (chiếm 68,67% tổng số loài), 41 giống (chiếm 69,49% tổng số giống) của
toàn hệ. Tiếp đến là bộ Cá vược với 12 loài (chiếm 14,46% tổng số loài), bộ Cá
nheo có 7 loài (chiếm 8,43% tổng số loài), bộ Mang liền có 3 loài (chiếm 3,61%
tổng số loài), bộ Cá tầm có 2 loài (chiếm 2,41% tổng số loài), bộ Cá hồi và bộ
Cá kìm với 1 loài (chiếm 1,20% tổng số loài).
I.2.3. Đa dạng nguồn gen.
Cao Bằng có tới 34 loại nguồn gen vật
nuôi, cây trồng đặc sản nổi tiếng, bao gồm:
- Về cây trồng, có 24 nguồn gen đặc sản
bao gồm 10 nguồn gen cây lương thực, thực phẩm như lúa nếp hương Xuân Trường,
lúa nếp hương Vì Pất, bí thơm, đậu nho nhe...; 9 nguồn gen cây ăn quả như mận
máu Bảo Lạc, lê Trà Lĩnh, quýt Hà Trì, cam Trưng Vương, bưởi Phục Hòa, hạt dẻ
Trùng Khánh…; 2 nguồn gen cây trồng lâm nghiệp là trúc
sào, mác rạc và 3 nguồn gen cây trồng lâu năm là cây mác mật, chè đắng và chè
Phia Đén.
- Về động vật nuôi, có 10 nguồn gen
như bò H'Mông, lợn đen (lợn Táp Ná, lợn Bảo Lạc, lợn Hạ Lang), gà xương đen (gà
H'Mông), ngựa Nước Hai, ngựa bạch Cao Bằng, chó lùn Bảo Lạc...
Ngoài ra, theo Quyết định số
80/2005/QĐ-BNN, ngày 05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh
Cao Bằng có 32 nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn, như Bạc bát (qua lâu),
Qua lâu trứng, Vải lồng Cao Bằng, Đậu nho nhe Cao Bằng, Hồng bì, Mướp đắng, Mướp
khía, Khẩu mèo...
Động vật nuôi hoang dã, tổng số trại
nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 177 cơ sở với tổng số 1.512 cá thể bao gồm
các loài: Nhím bờm, Gấu chó, Rắn hổ mang... Trong đó chủ yếu là cơ sở nuôi nhím
bờm (145 cơ sở chiếm 81,92%) và cơ sở nuôi hươu sao (23 cơ sở chiếm 12,99%), còn lại là các cơ sở nuôi rắn hổ mang (4 cơ sở), gấu ngựa (3 cơ sở nuôi),
khỉ vàng (1 cơ sở), cầy vòi và lợn rừng (1 cơ sở). Riêng số cơ sở nuôi gấu nhốt
hiện nay là 3 cơ sở với 3 cá thể gấu ngựa, đã được gắn chíp quản lý. Các loài động
vật hoang dã này đều có nguồn gốc từ các trại nuôi sinh sản với mục đích nuôi
là thương mại.
I.3. Công tác bảo tồn ĐDSH
tỉnh Cao Bằng.
I.3.1. Bảo tồn nguyên vị.
Cao Bằng có 08 khu rừng đặc dụng,
trong đó có 06 khu bảo vệ cảnh quan rừng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh và 02 khu dự trữ thiên nhiên và bảo tồn loài đặc hữu được trình bày chi tiết
trong bảng 1.3. Tổng diện tích các khu bảo tồn là 16.099,00ha; chiếm 2,40% diện tích tự nhiên.
Các khu bảo tồn (KBT) tỉnh Cao Bằng
có quy mô không lớn, 01 KBT có diện tích nhỏ hơn 100ha, 05
KBT có diện tích 300 - 1.500ha, 01 KBT có diện tích lớn hơn 1.500ha và lớn nhất
là khu dự trữ thiên nhiên núi Phia Oắc có diện tích 10.000ha.
Vì vậy, tỉnh Cao Bằng cần duy trì hoạt
động của các KBT hiện có, và đặc biệt cần phát triển thêm các KBT mới trong điều
kiện có thể để tăng độ che phủ rừng, bảo tồn ĐDSH.
Trên cơ sở các tiêu chí rà soát, đã
tiến hành đánh giá 08 KBT và khu di tích lịch sử hiện có, 01 KBT vùng nước nội
địa đã được phê duyệt quy hoạch và các khu vực tiềm năng đề xuất thành lập KBT
mới. Trên cơ sở tổng hợp và phân tích báo cáo về hiện trạng các KBT, đánh giá
hiện trạng ĐDSH của tỉnh, điều kiện cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử;
tham vấn chuyên gia và kết quả điều tra khảo sát thực địa đã tổng hợp kết quả
rà soát các KBT ở Bảng 1.3.
Bảng
1.3. Kết quả rà soát các KBT và di tích lịch sử tỉnh Cao Bằng
TT
|
Phân
hạng khu bảo tồn
|
Tên
khu bảo tồn
|
Số
lượng
|
Diện
tích (ha)
|
I
|
Các
khu bảo tồn hiện có đang hoạt động
|
I.1
|
Khu
dự trữ thiên nhiên
|
Núi
Phia Oắc
|
1
|
10.000
|
I.2
|
Khu
bảo tồn loài - sinh cảnh
|
Vượn
Cao Vít Trùng Khánh
|
1
|
1.656,8
|
I.3
|
Di
tích lịch sử
|
Hồ Thang Hen
|
6
|
372
|
I.4
|
Thác
Bản Giốc
|
566
|
I.5
|
Lam
Sơn
|
75
|
I.6
|
Núi
Lăng Đồn
|
1.149
|
I.7
|
Rừng
Trần Hưng Đạo
|
1.143
|
I.8
|
Pác
Bó
|
1.137
|
Tổng
|
08
|
16.099
|
II
|
Các
khu bảo tồn vùng nước nội địa đã có quyết định phê duyệt quy hoạch, nhưng
chưa có quyết định thành lập
|
II.1
|
KBT
vùng nước nội địa
|
Sông
Bằng
|
01
|
575,8
|
Tổng
|
01
|
575,8
|
III
|
Các
khu vực tiềm năng đề xuất thành lập khu bảo tồn mới
|
III.1
|
KBT
loài - sinh cảnh
|
Hạ
Lang
|
1
|
7.343
|
III.2
|
Bảo
Lạc
|
1
|
3.996
|
III.3
|
Bảo
Lâm
|
1
|
4.569
|
Tổng
|
03
|
15.908
|
Nguồn:
Trung tâm ĐMT & TCLT (Kết quả rà soát)
Như vậy, hiện nay hệ thống KBT ở Cao
Bằng có 08 KBT và khu di tích lịch sử đã được thành lập, song còn tồn tại những
HST có diện tích nhỏ, các hHST bị phân mảnh, thiếu liên kết, cô lập sẽ dẫn tới
việc khó thực hiện được các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và chưa bảo vệ tốt các
đối tượng cần bảo vệ, đặc biệt là các khu rừng đặc dụng bảo vệ các thú lớn.
Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu đề xuất xem xét khả năng thành lập đề
xuất mới và chuyển đổi một số KBT cho phù hợp với Luật đa dạng sinh học.
I.3.2. Bảo tồn chuyển chỗ.
Bảo tồn chuyển chỗ là một trong số
các biện pháp bảo tồn ĐDSH. Bảo tồn chuyển chỗ được áp dụng đối với những đối
tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm
trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu... Hình
thức bảo tồn đơn giản như nhân giống một số loài đặc hữu, quý hiếm để hạn chế
nguy cơ tuyệt chủng. Với hình thức bảo tồn chuyển chỗ này sẽ giúp lưu giữ các
giống bản địa của tỉnh Cao Bằng và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do
con người hoặc thiên nhiên gây ra và được bảo tồn tại các trung tâm, trang trại,
trong điều kiện vườn hộ gia đình.
Theo tiêu chí rà soát các cơ sở bảo tồn
chuyển chỗ được căn cứ vào các tiêu chí quy định trong Luật đa dạng sinh học
2008; Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật đa dạng sinh học, xác định các loại hình cơ sở bảo tồn
chuyển chỗ cho đến nay trên địa bàn tỉnh được tổng hợp trong Bảng 1.4:
Bảng
1.4. Hiện trạng các cơ sở bảo tồn tỉnh Cao Bằng
STT
|
Tên
|
Địa chỉ
|
Diện
tích (ha)
|
Hiện
trạng bảo tồn
|
I
|
Cơ sở bảo tồn động vật
|
|
1
|
Trại
lợn giống cấp I Đức Chính
|
Xã
Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng
|
1,44
|
Thành lập từ năm 1975 nay thuộc
Công ty cổ phần giống và thức ăn chăn nuôi Cao Bằng với 10 dãy chuồng. Trại lợn
giống cấp I Đức Chính đã nuôi 297 con giống Móng Cái thuần chủng, trong đó,
214 con nái sinh sản, 80 nái hậu bị, 3 đực giống thuần Móng Cái và 170 con giống
Táp Ná đang sinh sản.
|
II
|
Cơ sở bảo tồn thực vật
|
|
1
|
Trạm
nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu cây trồng miền núi phía Bắc Việt Nam
|
Xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình
|
19
|
Trạm nghiên cứu được thành lập theo
Quyết định số: 51/QĐ-ĐHTN ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Giám đốc Đại học Thái
Nguyên. Với chức năng bảo tồn, nhân giống các loại cây trồng nông lâm nghiệp, các kỹ thuật sản xuất cây trồng ôn đới và hệ
sinh thái nông lâm nghiệp...
|
2
|
Vườn
cây ăn quả tại khu di tích Pác Bó
|
Xã
Trường Hà, huyện Hà Quảng
|
0,1
|
Trong đó có 4 loài cây đã được chọn
trồng trong vườn quả Bác Hồ, đó là: Cây ổi, bưởi, vú sữa và xoài.
|
3
|
Mô
hình vườn cây thuốc Phia Đén
|
Xã
Thành Công và Phan Thanh, huyện Nguyên Bình
|
4,0
|
Trồng thử nhiệm Cây dương quy, cây
Diệp hạ châu, Bạch truật, Ba kích, Thảo quả.
|
4
|
Mô hình vườn cây thuốc Giảo cổ lam
|
Xóm
Bản Pát 2, xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh
|
13,0
|
Mô hình tham gia trồng thử nghiệm Giảo cổ Lam từ tháng 8/2013. Các hộ tham gia được hỗ trợ
giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc theo từng chu kỳ sinh
trưởng của cây.
|
Nguồn:
Trung tâm ĐMT & TCLT (Kết quả thống kê, điều tra,
khảo sát)
Từ ý nghĩa của bảo tồn chuyển chỗ
trong bảo tồn ĐDSH, có thể thấy trong tương lai, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng,
hình thức bảo tồn này sẽ tiếp tục phát triển cả bề rộng (số lượng, loại hình)
và bề sâu (cơ sở khoa học, phương pháp luận).
Bảo tồn chuyển chỗ, đặc biệt là các
vườn thực vật, vườn cây thuốc, cây công nghiệp, cây giống…, bên cạnh ý nghĩa bảo tồn lại có mục tiêu quan trọng là đáp ứng nhu cầu
tham quan, giáo dục, học tập, nghiên cứu, đặc biệt khi mà mức sống ngày càng
tăng. Cao Bằng có tính ĐDSH cao và đang hứng chịu những tác động tiêu cực của
phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu, việc khôi phục các HST tự nhiên
và quần xã sinh vật là rất cần thiết. Bởi vậy công tác bảo tồn chuyển chỗ được
xem như là cơ sở có thể lưu giữ “của để dành” của ĐDSH.
Từ những cơ sở đó, có thể thấy việc
quy hoạch phát triển hệ thống bảo tồn chuyển chỗ ở tỉnh là rất cần thiết, trước
tiên nhằm bảo tồn các loài vật nuôi quý hiếm, các loài cây bản địa quý, hiếm,
có giá trị kinh tế, sau đó có thể là nguồn cung cấp cây giống, vật nuôi cho các
vùng, các địa phương trong tỉnh. Theo hiện trạng ĐDSH, Cao Bằng có 75 loài động
vật quý hiếm, 97 loài thực vật quý hiếm, 32 nguồn gen cây thuốc nằm trong diện
bảo tồn, 34 nguồn gen vật nuôi, cây trồng đặc sản nổi tiếng cần được bảo tồn.
Tuy nhiên, nguồn gen vật nuôi cây trồng quý hiếm, đặc sản đang bị mai một
nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi là một vấn đề
quan trọng và cấp thiết.
I.3.3. Hiện trạng công tác
quản lý ĐDSH.
Từ năm 2003, hệ thống tổ chức bộ máy
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được kiện toàn, chức năng, nhiệm
vụ được phân định cụ thể hơn sau khi Luật bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực
thi hành. Hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng được
hình thành theo hướng gắn kết quản lý Nhà nước về môi trường với quản lý Nhà nước
về tài nguyên thiên nhiên.
Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường
ở tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường. Chi cục Bảo vệ môi trường Cao Bằng tham
mưu cho Lãnh đạo Sở về lĩnh vực môi trường, được thành lập từ tháng 6/2008, cơ
cấu tổ chức gồm có 2 Phòng (Phòng Tổng hợp và Đánh giá tác động môi trường;
Phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường) và 01 Trung tâm quan trắc và phân tích môi
trường. Ngoài ra, để hỗ trợ cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong công tác
phòng chống tội phạm môi trường, Phòng cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh
được thành lập tháng 11/2007, với tổng số 26 cán bộ chiến sỹ được điều động làm
việc tại phòng. Hiện nay số lượng chiến sỹ đã tăng lên và chia làm 3 đội (01 đội
tổng hợp; 02 đội nghiệp vụ).
Cùng với việc sắp xếp lại chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành; bộ phận quản lý Nhà nước về
môi trường ở các sở, ban, ngành cũng được điều chỉnh, bổ sung theo hướng phù hợp
với tình hình và tổ chức mới, cụ thể: Sở Công Thương có Phòng Kỹ thuật an toàn
- Môi trường và một số cơ quan tổ chức, doanh nghiệp cũng đã có cán bộ phụ
trách hoặc thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường...
Trong lĩnh vực quản lý bảo tồn ĐDSH,
Sở Tài nguyên và Môi trường (trực tiếp là Chi cục Bảo vệ Môi trường) là cơ quan
đầu mối của tỉnh, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây
dựng các báo cáo về công tác quản lý, bảo vệ ĐDSH của tỉnh như là một trong các
nhiệm vụ bảo vệ môi trường hằng năm. Sau khi Luật đa dạng sinh học được thông
qua, Sở Tài nguyên và Môi trường được phân công giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước
về ĐDSH trên địa bàn tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (trực tiếp là
Chi cục Kiểm lâm Cao Bằng) có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Cao Bằng và UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
chuyên ngành bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản, bảo đảm chấp hành pháp
luật và thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
I.3.4. Công tác bảo tồn và
nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu về ĐDSH ở tỉnh Cao Bằng
còn rất hạn chế, mới chỉ có một số nghiên cứu rải rác về loài Vượn Cao Vít, các
nhóm thú nhỏ, bò sát và ếch nhái được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
Báo cáo Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Cao Bằng (2014) cung cấp danh sách các loài
động thực vật ghi nhận trên địa bàn tỉnh nhưng chưa chỉ rõ nguồn, địa điểm cụ
thể và cần được cập nhật thông qua nghiên cứu trong tương lai. Đến nay đã có
nhóm nghiên cứu thu thập một số báo cáo chuyên đề về hiện trạng quần thể, thành
phần cây thức ăn của loài Vượn Cao Vít hoặc các ghi nhận về các loài động vật
do các nhóm nghiên cứu trước đây hoặc nhân viên kiểm lâm của KBT loài sinh cảnh
Vượn Cao Vít thực hiện.
Một số nghiên cứu khác được triển
khai như:
- Tổ chức FFI, các chuyên gia nước
ngoài, các nghiên cứu sinh của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nghiên cứu
về ĐDSH, các loài thực vật, một số tập tính của loài Vượn Cao Vít, các loài Ếch nhái, Bò sát,... và thu được kết quả là đã phát hiện 26 loài thú, 83
loài chim, 5 loài bò sát; 144 loài thực vật.
- Năm 2009 -2010, Quỹ bảo tồn rừng đặc
dụng (VCF) tài trợ và thực hiện với 3 hoạt động chính: Đánh giá nhanh về ĐDSH
trong KBT; nâng cao năng lực quản lý cho KBT; thiết lập thỏa thuận chia sẻ lợi ích với các bên.
I.3.5. Những tồn tại.
Công tác bảo tồn ĐDSH đã được Đảng,
Nhà nước và UBND tỉnh Cao Bằng quan tâm chỉ đạo. Bên cạnh những kết quả đã đạt
được trong những năm qua, công tác quản lý ĐDSH tỉnh Cao Bằng
vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn như sự chồng chéo trong công tác quản lý chưa
rõ ràng trong các quy định, dẫn đến hàng loạt các vấn đề phát sinh, từ hệ thống
tổ chức quản lý đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác quản lý và
bảo vệ ĐDSH.
Lực lượng đảm nhận công tác quản lý về
bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay còn rất thiếu, năng lực quản lý chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt
đối với cán bộ cấp xã, phường. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ
công tác bảo tồn ĐDSH còn rất thiếu. Địa bàn quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH ở
các KBT khá rộng, nên công tác bảo tồn ĐDSH gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả
chưa cao.
Công tác giao, khoán, cho thuê rừng
và đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế chủ yếu là
giao khoán. Tuy nhiên trong giao khoán rừng chưa thực hiện đánh giá trữ lượng,
chất lượng các lô rừng... điều này rất khó để xác định được nghĩa vụ và quyền
hưởng lợi trong bảo vệ và phát triển rừng.
Công tác quản lý ĐDSH còn nhiều bất cập,
cụ thể như sau:
- Hệ thống cơ quan nhà nước quản lý về
ĐDSH chưa đủ mạnh, còn thiếu cả về chất và lượng; công tác đầu tư chưa được
quan tâm thỏa đáng. Quản lý về bảo tồn ĐDSH còn có sự chồng chéo giữa các bộ, sở,
ban, ngành nên rất cần có một cơ chế đủ mạnh để thống nhất quản lý ĐDSH và các
KBT trong toàn quốc.
- Các quy định pháp luật bảo vệ ĐDSH
chưa hệ thống và không đồng bộ, chưa có sự thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn
và chồng chéo do được quy định ở nhiều văn bản, chủ yếu quy định cho một lĩnh vực
cụ thể.
- Chưa tạo được các cơ chế, chính
sách cần thiết và chưa làm cho người dân hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của
mình khi tham gia bảo vệ ĐDSH, nên trong những năm vừa qua chưa huy động được sự
tham gia đúng mức của cộng đồng bảo vệ ĐDSH.
- Còn thiếu quy hoạch lâu dài về bảo
tồn ĐDSH thống nhất cấp vùng, cấp tỉnh. Quy hoạch, quản lý vùng đệm còn những
thiếu sót như chưa xác định được rõ ranh giới, quy mô vùng đệm, chưa có quy định
rõ về đầu tư vùng đệm.
- Đầu tư cho ĐDSH còn nhiều hạn chế,
đầu tư chưa đúng mức cho các vấn đề quản lý, nhất là cho việc xây dựng chiến lược
và các văn bản pháp quy, tăng cường năng lực quản lý các cấp ở địa phương, nâng
cao nhận thức cộng đồng và điều tra đánh giá ĐDSH.
- Thiếu sự nhất quán trong hệ thống
quản lý, dẫn đến việc trùng lặp, chồng chéo, kém hiệu quả về phân công trong
công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hiện nay tỉnh Cao Bằng có 08 KBT và
di tích lịch sử giàu tính ĐDSH nhưng do quy hoạch theo từng cơ quan khác nhau
và qua nhiều thời điểm khác nhau nên hệ thống các KBT thể hiện sự chồng chéo và
gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
Vì vậy, trong thời gian tới đây, cũng
như trong tương lai cần có đầu tư thích đáng nhằm nâng cao năng lực công tác quản
lý bảo tồn ĐDSH cho các cấp, các ngành liên quan để công tác bảo tồn đạt hiệu
quả cao.
Phần II
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH CAO BẰNG
II.1.
Quan điểm.
1. Đa dạng sinh học là nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá, là cơ sở của sự sống còn và đảm
bảo sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH là trách nhiệm
và hành động của quốc gia và mọi tổ chức, cá nhân.
2. Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH
trên cơ sở tiếp cận cảnh quan phải được thể hiện trong chính sách phát triển của
quốc gia, ngành, địa phương theo hướng phát triển bền vững về sinh thái cảnh
quan, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hiểm họa suy thoái ĐDSH.
3. Xã hội hóa công tác bảo tồn, đảm bảo
quyền được hưởng lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng đối với
ĐDSH.
4. Bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH gắn
liền với bảo tồn văn hóa và tri thức bản địa.
5. Nhà nước huy động các nguồn lực đầu
tư cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; khuyến khích đa dạng hóa các
nguồn đầu tư cho ĐDSH.
6. Huy động tối đa nguồn lực quốc tế
để hỗ trợ hiệu quả công tác bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH.
II.2. Mục tiêu đến năm 2020.
a) Bảo tồn và phát triển ĐDSH trên
cạn:
- Duy trì ổn định diện tích rừng, phục
hồi, nâng cao chất lượng, phát triển và quản lý rừng bền vững, phát huy các giá
trị của lâm sản ngoài gỗ;
- Bảo tồn nguyên vị và chuyển vị các
loài thực vật, động vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu gắn với bảo vệ bản sắc văn
hóa;
b) Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững ĐDSH nông nghiệp:
Điều tra, đánh
giá và đưa vào bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông
nghiệp; xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống
cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá
trị kinh tế - xã hội cao.
c) Bảo tồn và phát triển các vùng
đất ngập nước:
- Rà soát, đánh giá các giá trị ĐDSH,
quản lý có hiệu quả các vùng đất ngập nước quan trọng.
- Kết hợp giữa phát triển hệ thống
khu bảo tồn vùng nước nội địa với phát triển du lịch, văn hóa.
d) Sử dụng bền vững tài nguyên
sinh vật:
- Xây dựng các công cụ phục vụ quản lý
và sử dụng tài nguyên sinh vật: Quy hoạch, quy chế, cơ sở dữ liệu, kiểm soát việc
khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật.
- Xây dựng và thực hiện phương án
phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm
hại đối với ĐDSH.
- Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng
bền vững tài nguyên sinh vật;
- Kiểm định các giống, loài, nguồn
gen sinh vật nhập khẩu, bảo tồn các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
e) Tăng cường năng lực quản lý nhà
nước về ĐDSH và an toàn sinh học:
- Kiện toàn và tăng cường năng lực
cho các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà
nước về ĐDSH và an toàn sinh học.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ
chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về ĐDSH.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,
đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn ĐDSH.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và
thu hút sự tham gia của cộng đồng về quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế,
chính sách bảo tồn ĐDSH phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH và các chiến
lược quốc gia.
II.3. Những nội dung chủ yếu.
II.3.1. Bảo tồn và phát triển
ĐDSH trên cạn.
a) Rà soát, quy hoạch hệ thống rừng đặc
dụng và thành lập mới các KBT:
Đánh giá hiện trạng rừng, qua đó xác
định vùng phân bố của các loài chủ yếu, để làm cơ sở cho việc quản lý và bảo tồn
ĐDSH.
Tổ chức điều tra, đánh giá về các giá
trị ĐDSH của các khu rừng trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để lập kế hoạch bảo tồn
và phát triển hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh; đề xuất các biện pháp cải
tạo, làm giàu rừng.
Nâng cấp khu rừng đặc dụng Phia Oắc -
Phia Đén thành Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, mở rộng diện tích KBT loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng
Khánh;
b) Triển khai và nhân rộng các mô
hình quản lý rừng bền vững như mô hình quản lý rừng bền vững ở khu vực rừng
nghiến xã Kim Loan, huyện Hạ Lang, mô hình bảo vệ và phát triển rừng ở xã Phúc
Sen, huyện Quảng Uyên.
c) Xây dựng các hành lang ĐDSH giữa
các KBT thiên nhiên và liên kết sinh cảnh tự nhiên trong vùng như Hành lang
ĐDSH xuyên biên giới kết nối KBT loài - sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh với
Trung Quốc; hành lang ĐDSH kết nối KBT loài - sinh cảnh Hạ Lang với KBT loài -
sinh cảnh Trùng Khánh.
d) Phát triển các hình thức bảo tồn
nguyên vị, đồng thời quan tâm hình thức bảo tồn chuyển vị đối với loài động vật,
thực vật đặc hữu, quý, hiếm, các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng; đề xuất
06 cơ sở bảo tồn, bao gồm: 02 vườn thực vật (Nâng cấp xây dựng Vườn thực vật
Pác Bó trên cơ sở Vườn cây ăn quả tại khu di tích Pác Bó và Trung tâm Nghiên cứu
cây trồng Nguyên Bình), 01 trung tâm cứu hộ (Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã
Trùng Khánh), 02 vườn cây thuốc (Vườn cây thuốc Phia Đén -
Nguyên Bình,Vườn cây thuốc Giảo cổ lam huyện Trà Lĩnh ).
e) Bảo tồn trang trại phù hợp với điều
kiện của tỉnh:
- Xác định các giống, loài vật nuôi,
cây trồng bản địa cần được bảo tồn tại chỗ bằng các phương pháp nuôi trồng truyền
thống tại 01 cơ sở bảo tồn (Trại lợn giống cấp I Đức Chính thuộc Công ty cổ phần
Giống và Thức ăn chăn nuôi Cao Bằng). Chú trọng phát triển nuôi trồng một số
loài động vật, thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội.
- Khuyến khích người dân áp dụng
phương pháp bảo tồn trang trại nhằm bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa
quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và các kiến thức nuôi trồng truyền thống như
bò H'Mông, lợn đen (lợn Táp Ná, lợn Bảo Lạc, lợn Hạ Lang), gà xương đen (gà
H'Mông)... và 32 giống cây trồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN ngày
05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần được ưu tiên bảo tồn.
f) Xác định các loài nguy cấp có nguy
cơ tuyệt chủng để thực hiện bảo tồn chuyển vị theo quy hoạch:
- Rà soát, kiểm kê đánh giá tình trạng
và mức độ đe dọa của các loài hoang dã nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng trên địa
bàn tỉnh.
- Rà soát, kiểm kê các loài, nguồn
gen bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần được ưu tiên bảo tồn.
- Phối hợp với các bộ, ngành Trung
ương để lập kế hoạch bảo tồn chuyển vị đối với các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt
chủng như loài Sơn Dương, Gấu Ngựa, Gấu chó...
g) Quản lý chặt chẽ việc khai thác,
nuôi trồng, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã nhất là các loài nằm
trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của
Chính phủ.
II.3.2. Bảo tồn và phát triển
ĐDSH các vùng đất ngập nước.
Điều tra khảo sát và lập quy hoạch
chi tiết cho KBT vùng nước nội địa Sông Bằng theo quy hoạch bảo tồn ĐDSH của tỉnh.
Đầu tư cơ bản, trang thiết bị, phương tiện, cơ chế hoạt động.
Điều tra ĐDSH về động vật dưới nước
các sông lớn gồm: Sông Hiến, sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng và hai khu
đất ngập nước theo mùa Hồ Thang Hen và Thác Bản Giốc.
Xây dựng mô hình kết hợp giữa phát
triển hệ thống KBT vùng nước nội địa với phát triển du lịch, văn hóa.
Quan trắc môi trường thủy sinh thường
xuyên lồng ghép với kế hoạch hành động bảo vệ môi trường để phát hiện sớm những
ảnh hưởng nguy hại đến ĐDSH trên toàn lưu vực hệ thống sông Bằng.
II.3.3. Bảo tồn và phát triển ĐDSH
nông nghiệp.
a) Điều tra, kiểm kê, phân loại, đánh
giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi nông nghiệp.
Xây dựng và thực hiện chương trình bảo
tồn nguồn gen.
Đánh giá mức độ đe dọa để lập kế hoạch
ưu tiên bảo tồn đối với nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế và ĐDSH, các
loài sinh vật bản địa, đặc biệt là sinh vật thuộc Danh mục nguồn gen cây trồng
quý hiếm cần bảo tồn ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-BNN Ngày
05/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định 1113/QĐ-UBND
ngày 5/8/2013 của UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn
nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, bảo tồn 12 nguồn gen cây trồng, vật
nuôi đặc sản, đặc hữu, quý hiếm của tỉnh. Trong đó có 5 nguồn gen đặc sản bao gồm:
1 nguồn gen cây Mận máu; 1 nguồn gen cây Bí thơm; 1 nguồn gen giống nếp Lúa
nương hạt đen; 1 nguồn gen cây Hạt kê; và 1 nguồn gen giống Lợn đen (Lục Khu,
Hà Quảng).
b) Xây dựng, thực hiện chương trình bảo
tồn và phát triển ĐDSH nông nghiệp.
- Đề xuất, xây dựng các chương trình
bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH nông nghiệp. Phấn đấu hàng năm đưa vào duy
trì, lưu giữ, bảo tồn 5-10 nguồn gen quý hiếm trong phòng thí nghiệm; 5-10 nguồn
gen quý hiếm trong sản xuất.
- Xây dựng các chương trình nâng cao
nhận thức cho cộng đồng dân cư địa phương về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH
nông nghiệp.
c) Xây dựng và triển khai áp dụng các
mô hình bảo tồn và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi bản địa quý, hiếm.
- Hình thành mô hình bảo tồn có khai
thác, sử dụng hợp lý đối với một số giống hoa, cây cảnh quý hiếm của Cao Bằng.
- Xây dựng và thực hiện các chương
trình, đề tài nghiên cứu, thực nghiệm về bảo tồn các giống cây trồng, vật nuôi
bản địa quý hiếm trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành danh mục các giống cây trồng,
vật nuôi và cơ chế chính sách khuyến khích áp dụng các hình thức bảo tồn trang
trại, xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH, trong đó chú trọng nhân giống vật nuôi,
cây trồng có giá trị kinh tế và ĐDSH cao phục vụ bảo tồn
ĐDSH nông nghiệp và phát triển kinh tế tại địa phương.
II.3.4. Sử dụng bền vững tài
nguyên sinh vật.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (Data base)
và phần mềm quản lý về ĐDSH của Cao Bằng.
- Rà soát, kiểm kê các loài, nguồn
gen bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần được ưu tiên bảo tồn.
- Rà soát đánh giá tổng thể ĐDSH tỉnh
Cao Bằng.
- Quy hoạch bảo tồn các nguồn tài
nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt đối với các chủng loại, loài được xác định
là có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
- Áp dụng phương pháp bảo tồn tại chỗ
cho các nguồn tài nguyên gỗ và lâm sản quý hiếm trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, áp dụng và phát triển
các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản
ngoài gỗ truyền thống; áp dụng các phương pháp bảo tồn cây, con làm thuốc, lâm
sản ngoài gỗ có sự tham gia của cộng đồng như bảo tồn trang trại, quản lý rừng
dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng quy chế phối hợp trong xử
lý, khai thác, kinh doanh và sử dụng tài nguyên sinh vật.
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế
theo quy định hiện hành nhằm bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật về kiểm
soát buôn bán các loại động vật, thực vật quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt
chủng cao.
- Xây dựng các mô hình du lịch sinh
thái tại một số khu du lịch sinh thái tiềm năng của tỉnh; huy động sự tham gia
của cộng đồng dân cư thực hiện các dịch vụ du lịch và quản lý bảo vệ cảnh quan
sinh thái khu vực du lịch.
- Đề xuất và thực hiện các giải pháp
hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với ĐDSH.
II.3.5. Kế hoạch ngăn chặn
và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn, sinh vật biến
đổi gen.
Điều tra thống kê xây dựng danh lục
các loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đánh giá khả
năng xâm nhập, xây dựng, đề xuất biện pháp phòng ngừa, kiểm soát; nghiên cứu,
áp dụng các phương pháp phòng ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm lấn trên địa
bàn tỉnh như: 05 loài động vật ngoại lai xâm hại là Ốc bươu vàng; Rùa tai đỏ;
Cá trê phi; Cá rô phi đen, Cá tỳ bà; 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại là Bèo
tây; Trinh nữ móc; Cây ngũ sắc; Trinh nữ thân gỗ; Cúc liên chi; Cỏ lào và 2 loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại là Keo dậu; Cây cứt
lợn.
Phối hợp giữa các ngành trong công
tác đào tạo và phổ biến kinh nghiệm về phòng ngừa các loài sinh vật ngoại lai;
hướng dẫn và nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa và kiểm soát các loài
sinh vật ngoại lai.
II.3.6. Phân vùng, xác định
vùng sinh thái có ĐDSH cao, các vùng sinh thái suy thoái, các vùng sinh thái nhạy
cảm.
Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng,
phục hồi các HST đã bị suy giảm như: HST rừng kín thường xanh ôn đới trên núi
cao phân bố ở độ cao trên 1.600m tại các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm và Nguyên Bình;
HST rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng - lá kim á nhiệt đới trên núi trung
bình phân bố chủ yếu ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc và một phần phía Đông Nam huyện
Trùng Khánh; HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, cây lá rộng trên núi thấp
tại huyện Hòa An, phía Tây Nam huyện Hà Quảng, huyện Thạch
An, huyện Nguyên Bình, phía Tây huyện Bảo Lạc; HST rừng trên núi đá vôi bố ở
các huyện Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà
Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông; HST rừng tre nứa phân bố chủ yếu tại xã Huy Giáp,
xã Sơn Lộ, xã Hưng Đạo huyện Bảo Lạc; các xã Đức Long, Lê Chung huyện Hòa An;
xã Thịnh Vượng huyện Nguyên Bình và HST đất ngập nước tại
hệ thống sông lớn gồm: Sông Bằng, sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng.
II.3.7. Hệ sinh thái rừng trên núi
đá vôi.
Điều tra, khảo sát HST rừng trên núi
đá vôi Cao Bằng phân bố ở các huyện Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Hà Quảng, Thông Nông với diện tích khoảng 152.766,70ha; chiếm
22,79% diện tích tự nhiên tỉnh Cao Bằng. HST này được đánh giá hiện còn một số
quần xã rừng nguyên sinh, nơi sinh sống của phần lớn các loài lá kim có giá trị
bảo tồn cao nhất. Đó là các quần xã nguyên sinh với loài Thiết sam giả (Psendotsuga sinensis) mọc thuần loại hay ưu thế. Trong các quần xã này còn gặp rải rác 2
loài cùng họ Thông (Pinaceae) là thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis)
và Thiết sam núi đá (Tsuga chinensis). Do tính đa dạng và rất đặc biệt về địa
hình nên hệ động vật trên núi đá vôi cũng có nhiều đặc trưng riêng cần bảo vệ.
Tạo mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa
tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc để bảo vệ cảnh quan ĐDSH
vùng núi đá Sino-Việt Nam thuộc khu vực có ĐDSH cao của thế giới.
II.3.8. Tăng cường năng lực
quản lý nhà nước về ĐDSH, an toàn sinh học.
a) Kiện toàn và tăng cường năng lực
quản lý nhà nước cho cơ quan đầu mối và cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về
ĐDSH và an toàn sinh học đặc biệt là cán bộ cấp xã, phường.
b) Đào tạo nguồn nhân lực và hiện đại
hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn
và sử dụng bền vững ĐDSH.
c) Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống
nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về ĐDSH và an toàn sinh học.
d) Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho
công tác bảo vệ ĐDSH và an toàn sinh học.
e) Đào tạo nhân lực và nâng cao trình
độ, năng lực quản lý cho cán bộ các cấp thông qua đào tạo, tập huấn dài hạn, ngắn
hạn trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các lớp
truyền thông về bảo tồn ĐDSH.
g) Xây dựng chương trình nâng cao nhận
thức, chú trọng tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ các loại động,
thực vật quý hiếm, đặc thù cho các đối tượng quản lý và cộng đồng.
h) Xây dựng cơ sở dữ liệu ĐDSH cho
toàn tỉnh Cao Bằng nhằm phục vụ công tác quản lý ĐDSH của tỉnh.
i) Xây dựng chương trình quan trắc về
ĐDSH thường xuyên đối với những khu vực trọng yếu có tầm quan trọng liền kề với
khu vực phát triển kinh tế - xã hội;...
k) Quan trắc ĐDSH; điều tra, thống
kê, xây dựng báo cáo hiện trạng ĐDSH.
II.3.9. Các dự án ưu tiên.
Bảng
2.1. Tên các chương trình, dự án ưu tiên
STT
|
Tên
chương trình, đề án, dự án ưu tiên
|
Các
hoạt động ưu tiên
|
Cơ
quan chủ trì xây dựng và trình
|
Cơ
quan phối hợp
|
Tổng
kinh phí (tỷ đồng)
|
Thời
gian thực hiện
|
I
|
Hoàn
thiện thể chế chính sách liên quan tới bảo tồn ĐDSH
|
1 .Xây dựng quy chế bảo tồn ĐDSH và quản lý hành lang ĐDSH cho Cao Bằng.
|
UBND
tỉnh Cao Bằng
|
Sở Nội
vụ, Sở TNMT và Sở NNPTNT
|
2 tỷ
|
2017-2020
|
2. Điều tra hiện trạng những loài
có giá trị bảo tồn và trí thức bản địa đối với hệ sinh thái nông nghiệp.
|
UBND
tỉnh Cao Bằng
|
Sở
TNMT, NNPTNT,
|
2 tỷ
|
2017-2020
|
3. Hoàn thiện những chính sách liên
quan tới rừng Cao Bằng.
|
UBND
tỉnh Cao Bằng
|
Sở
NNPTNT, TNMT, Tư Pháp
|
1 tỷ
|
2017-2020
|
II
|
Tiến
hành điều tra cơ bản và giám sát ĐDSH
|
4. Tiến hành điều tra cơ bản hệ
sinh thái rừng ở Cao Bằng.
|
Sở
TNMT
|
Sở NNPTNT,
viện nghiên cứu
|
2 tỷ
|
2017-2020
|
5.
Điều tra, đánh giá các loài quan trọng
|
Sở
NNPTNT
|
Sở
TNMT, viện nghiên cứu
|
1 tỷ
|
2017-2020
|
6. Thành lập cơ sở dữ liệu về ĐDSH
và hệ thống thông tin quản lý ở Cao Bằng
|
Sở
TNMT
|
Sở
NNPTNT, viện nghiên cứu.
|
1 tỷ
|
2017-2020
|
III
|
Tăng
cường bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng
|
7. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống
khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh
|
Sở
TNMT
|
Sở
NNPTNT, Sở VHTT và DL, viện nghiên cứu
|
3 tỷ
|
2017-2020
|
8. Tăng cường bảo tồn những loài
quan trọng ngoài khu bảo tồn.
|
Sở
TNMT
|
Sở
NNPTNT, Sở KH và CN, viện nghiên cứu
|
1 tỷ
|
2017-2020
|
IV
|
Tăng
cường hệ thống giám sát ĐDSH và nghiên cứu khoa học
|
9. Tăng cường hệ thống giám sát ĐDSH
|
Sở
TNMT
|
Sở NNPTNT,
viện nghiên cứu
|
1,5
tỷ
|
2017-2020
|
10. Tăng cường nghiên cứu khoa học.
|
Viện
nghiên cứu
|
Sở
NNPTNT, TNMT,
|
2 tỷ
|
2017-2020
|
V
|
Tăng
cường bảo tồn ĐDSH bằng sử dụng văn hóa truyền thống địa phương
|
11. Tăng cường xây dựng cảnh quan
văn hóa đặc trưng của Cao Bằng nhằm bảo tồn ĐDSH
|
Sở
TNMT
|
Sở
NNPTNT, Văn hóa Thể thao và Du lịch, viện nghiên cứu
|
1 tỷ
|
2017-2020
|
12. Thiết lập hệ thống sử dụng khôn
khéo và chia sẻ lợi ích tài nguyên di truyền và trí thức truyền thống
|
Sở
NNPTNT
|
Sở
TNMT, viện nghiên cứu
|
1,5
tỷ
|
2017-2020
|
VI
|
Tăng
cường hợp tác quốc tế và tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn ĐDSH
|
13. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo
tồn ĐDSH khu vực biên giới
|
Sở
TNMT
|
Sở
NNPTNT, Sở Ngoại vụ, viện nghiên cứu
|
1 tỷ
|
2017-2020
|
|
Tổng
cộng
|
13
|
|
|
20
tỷ
|
|
Phần III.
CÁC NHÓM GIẢI
PHÁP CHÍNH
III.1.
Về quản lý nhà nước.
a) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐDSH, kiện toàn tổ chức và tăng cường
năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về ĐDSH.
b) Thực hiện lồng ghép các nội dung về
ĐDSH và an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình
và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững.
c) Xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ
duy trì, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý hiếm trong phòng thí nghiệm; các mô
hình bảo tồn kết hợp với sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật.
d) Hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ thực
hiện công tác duy trì, lưu giữ, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
III.2. Về kỹ thuật, công
nghệ.
a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
b) Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật,
xây dựng hệ thống Bảo tàng thiên nhiên của tỉnh để tập hợp, lưu giữ, trưng bày
các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham
quan, thu hút du khách để phát triển kinh tế.
c) Xây dựng, nâng cấp Vườn sưu tập thực
vật tại các khu bảo tồn với mục đích quy tụ, lưu trữ, bảo tồn nguồn gen thực vật
và các thảm thực vật hiện có.
d) Xây dựng các mô hình bảo tồn có
tính trình diễn, trong đó áp dụng công nghệ cao về vật liệu mới, công nghệ
thông tin...
e) Chú ý nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ đối với sinh vật biến đổi gen, phòng trừ, kiểm soát các sinh vật lạ
gây hại xâm lấn.
d) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực,
xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ quản lý ĐDSH ở các cấp.
III.3. Về công tác xã hội
hóa.
a) Tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục và nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH của cộng đồng
địa phương. Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành
liên quan trên địa bàn tỉnh.
b) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ
rừng, bảo tồn ĐDSH; phát huy nguồn tri thức tại địa phương, xây dựng mô hình quản
lý rừng cộng đồng, mô hình đồng quản lý, bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài
nguyên ĐDSH.
c) Xã hội hóa, khuyến khích thực hiện
công tác bảo tồn, duy trì các nguồn gen quý hiếm theo mô hình bảo tồn trang trại.
III.4. Về kinh tế.
a) Phát triển kinh tế theo hướng thân
thiện với môi trường đặc biệt người dân sống ở vùng đệm và trong khu bảo tồn, đồng
thời xác định cơ chế hưởng lợi rõ ràng cho cá nhân, hộ gia đình tham gia quản
lý, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH.
b) Phát triển ngành công nghiệp chế
biến lâm sản theo hướng công nghiệp chế biến sâu; phát triển du lịch sinh thái
gắn với việc bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.
c) Cho phép sử dụng, khai thác một
cách hợp lý, có kiểm soát hữu hiệu các nguồn gen quý hiếm. Xây dựng kế hoạch,
chương trình bảo tồn kết hợp với các hoạt động kinh tế để tạo nguồn lực phát triển
trong tương lai.
III.5. Liên kết vùng và hợp
tác quốc tế.
a) Tăng cường liên kết với các tỉnh bạn:
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu
thực hiện các dự án về ĐDSH và an toàn sinh học nhằm bảo tồn và phát triển ĐDSH
của tỉnh.
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh lân
cận như: Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn xây dựng các hành lang bảo tồn
ĐDSH để đảm bảo sự thống nhất.
- Hợp tác chặt chẽ với các khu bảo tồn
trong nước để hỗ trợ lẫn nhau trong công tác bảo tồn ĐDSH.
b) Tăng cường hợp tác với các tổ chức
quốc tế trong bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học:
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với
các nước trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH để học tập, tiếp nhận, chuyển giao công
nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính.
- Tăng cường hợp tác với nước bạn đặc
biệt là nước Trung Quốc để xây dựng chiến lược quản lý cảnh quan/hành lang liên
biên giới.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về
nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu
hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo
tồn ĐDSH, bảo vệ môi trường.
III.6. Kinh phí thực hiện.
- Kinh phí để triển khai thực hiện Kế
hoạch từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương (sử dụng nguồn
kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm); các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ
chức trong và ngoài nước; hỗ trợ và đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, cần chú trọng huy động từ đối tượng hưởng lợi nhờ vào tài nguyên sinh
vật, vốn của các ngành kinh doanh, các ngành công nghiệp, từ các nhà đầu tư để
khai thác khía cạnh kinh tế mà ĐDSH mang lại.
- Lồng ghép các nội dung bảo tồn và
phát triển bền vững ĐDSH, an toàn sinh học vào các lĩnh vực tài trợ được ưu
tiên như xóa đói, giảm nghèo, y tế và phát triển nông thôn.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ ưu
tiên được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm. Các sở,
ngành căn cứ Kế hoạch này, xác định các nhiệm vụ thực hiện đưa vào kế hoạch
BVMT hằng năm của đơn vị, lập đề cương, dự toán trình UBND tỉnh xem xét, phê
duyệt.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
IV.1. Sở Tài nguyên và Môi trường.
Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tổ
chức thực hiện các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở:
Chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện một số nội dung như nâng cao năng lực quản
lý nhà nước về ĐDSH cho các cán bộ quản lý thuộc các sở, ngành và các huyện,
xã; quan trắc ĐDSH; điều tra, thống kê, xây dựng báo cáo hiện trạng ĐDSH; kế hoạch
ngăn chặn và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn, sinh vật biến đổi gen; tuyên
truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH; xây dựng cơ sở dữ liệu
ĐDSH tỉnh Cao Bằng; tiếp tục thực hiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh;
phân vùng, xác định vùng sinh thái có ĐDSH cao, các vùng sinh thái suy thoái,
các vùng sinh thái nhạy cảm; điều tra, khảo sát HST rừng trên núi đá vôi Cao Bằng;
hợp tác quốc tế và phát triển bền vững về bảo tồn ĐDSH.
Đôn đốc, giám sát, kiểm tra và định kỳ
tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Kế hoạch,
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
IV.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Chủ trì phối hợp với các sở, ban,
ngành và các huyện, Thành phố và đơn vị có liên quan triển
khai thực hiện các hoạt động liên quan đến phục hồi, phát triển và quản lý rừng
bền vững; hệ thống bảo tồn chuyển vị (ex-situ); ĐDSH cây trồng và vật nuôi; tài
nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ; sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
IV.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phối hợp với các ngành thực hiện lồng
ghép các nội dung về ĐDSH và an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát
triển bền vững.
Đề xuất các giải pháp thu hút, khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học;
tăng cường thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học
trong quá trình thu hút, chứng nhận và cấp giấy phép các dự án đầu tư.
IV.4. Sở Tài chính.
Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố
trí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội
dung của Kế hoạch hành động.
Hướng dẫn thực hiện quy định về thuế
và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo
tồn.
IV.5. Sở Khoa học và Công
nghệ.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có
liên quan tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế ưu tiên xét duyệt đề tài, dự án nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm bảo
tồn ĐDSH.
Xây dựng và tăng cường tiềm lực, cả về
cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học
trong lĩnh vực công nghệ sinh học và an toàn sinh học.
Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng
các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và
quản lý rủi ro đối với sinh vật biến đổi gen.
Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp
khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển ĐDSH.
Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp
khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
Phối hợp với các sở, ban, ngành có
liên quan thực hiện các chương trình, đề án, dự án, trong lĩnh vực ĐDSH và an
toàn sinh học.
IV.6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình
UBND tỉnh xem xét, ban hành quy định giữ gìn cảnh quan; khu bảo tồn thiên
nhiên; di sản tự nhiên; khu di tích lịch sử, văn hóa; các loài sinh vật tại khu
du lịch, điểm du lịch, phát triển du lịch sinh thái.
Xây dựng các mô hình du lịch sinh
thái tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít và các khu bảo vệ cảnh
quan, khu di tích lịch sử văn hóa.
Đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu
hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với ĐDSH.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bảo
tồn ĐDSH trong hoạt động du lịch; phối hợp với các đoàn thể, các ngành, các cấp
trong công tác truyền thông nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên sinh học.
IV.7. Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu, đưa nội dung giáo dục bảo
tồn ĐDSH vào chương trình giáo dục ngoại khóa, đồng thời, từng bước đưa giáo dục
bảo tồn ĐDSH vào chương trình chính khóa đối với các cấp học phổ thông.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học cho đối tượng là học sinh.
IV.8. Sở Thông tin và Truyền
thông.
Phối hợp với các sở, ban, ngành và
các đơn vị có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản,
phát thanh và truyền hình nhằm thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến,
giáo dục pháp luật về lĩnh vực bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học cho cộng đồng.
IV.9. Sở Ngoại vụ.
Xúc tiến tiến trình hợp tác quốc tế,
khu vực về ĐDSH và an toàn sinh học.
Tăng cường hợp tác với các tỉnh thành
và các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức
diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững
ĐDSH.
Tích cực tham gia và thực hiện các điều
ước, hoạt động quốc tế và khu vực về ĐDSH.
Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các
hình thức hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế và
khu vực về bảo tồn ĐDSH.
IV.10. Công an tỉnh.
Phối hợp với các sở, ban, ngành và
các đơn vị có liên quan thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn
ĐDSH trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, xử lý, tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ĐDSH.
IV.11. Ban Quản lý khu bảo tồn, Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý khu bảo
vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa.
Theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi
quản lý, tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch bảo tồn ĐDSH; định kỳ hằng năm,
đánh giá kết quả và báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường Cao
Bằng.
IV.12. UBND các huyện, Thành phố.
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch
về bảo tồn ĐDSH hằng năm trên địa bàn; đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền
pháp luật về bảo tồn ĐDSH.
Hằng năm, trình HĐND cùng cấp phân bổ
chi ngân sách đảm bảo cho hoạt động bảo tồn ĐDSH phù hợp với thực tế của địa
phương. Tăng cường tổ chức bộ máy, bố trí đủ biên chế làm công tác bảo tồn
ĐDSH.
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện,
Thành phố căn cứ vào nội dung Kế hoạch này, tổ chức triển khai thực hiện theo
quy định. Định kỳ, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh Cao Bằng (qua Sở Tài
nguyên và Môi trường) trước ngày 20 tháng 12 hằng năm; Sở Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng
12 của năm báo cáo./.