UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
595/2013/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
31 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26.11.2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
29.11.2005;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số
80/2006/NĐ-CP ngày 09.8.2006 về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo
vệ môi trường; số 21/2008/NĐ-CP ngày 28.02.2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09.8.2006 về việc hướng dẫn thi hành một
số Điều của Luật Bảo vệ môi trường; số 59/2007/NĐ-CP ngày 09.4.2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Chương trình số 48-CTr/TU ngày
11.9.2013 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, giai đoạn 2013-2020;
Căn cứ Thông báo số 506-TB/TU ngày 10.7.2013
của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về việc Thông báo Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ về
một số giải pháp xử lý các bãi rác trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Văn bản số 208/TTHĐND17 ngày
30.12.2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Phân
loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2013-2020”.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Đề án phân loại và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 2013-2020)”.
Điều 2. Đề án “Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020” như sau:
I. Phạm vi: Đề án tập trung xây dựng giải
pháp phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
II. Mục tiêu
- Phân loại triệt để chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn, thu gom 95% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các tổ chức, cơ
quan, trường học, hộ gia đình, cá nhân, các khu vực công cộng và cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Xử lý triệt để lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn
đọng và phát sinh, đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp sau xử
lý dưới 20%.
- Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ các
cấp, đoàn viên, hội viên trong toàn hệ thống chính trị, chủ các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, hộ gia đình và cộng đồng dân cư về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt.
III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện
3.1. Phân loại tại nguồn
a) Nhóm Chất thải rắn có thể
tái chế, tái sử dụng, gồm: Giấy loại và các sản phẩm từ giấy; Sắt, thép và các
sản phẩm từ kim loại; Nhựa và các sản phẩm từ nhựa.
b) Nhóm Chất thải rắn có thể đốt
và chôn lấp, gồm: Nông, lâm sản thực phẩm; Giấy vụn; Bông, vải sợi; Túi bóng,
nilon; Cao su và các sản phẩm từ cao su; Thuỷ tinh, gốm, sành, sứ; Tro, xỉ.
c) Nhóm Chất thải nguy hại áp dụng cho các cơ sở
sản xuất, kinh doanh dịch vụ: Pin, bình ắc quy, hoá chất, bóng đèn huỳnh quang,
giẻ lau dính dầu, dính hóa chất…
3.2. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn
2014-2020
3.2.1. Năm 2014 và năm 2015
a) Đối với cấp tỉnh
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; chỉ đạo các ngành, các tổ
chức đoàn thể chính trị xã hội xây dựng kế hoạch hành động hàng năm tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Đối với Bãi rác Đồng Ngo:
+ Tiếp tục thực hiện việc trồng cây xung quanh;
trồng cây keo thành nhiều hàng khu vực gần bãi rác, phần tiếp giáp với Quốc lộ
1 và Quốc lộ 18; sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế mùi, phân huỷ nhanh chất
hữu cơ;
+ Đẩy nhanh việc lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện
năng lực về kỹ thuật, công nghệ và tài chính, ứng trước vốn thực hiện hoàn
thành dự án trong năm 2014, đảm bảo phù hợp điều kiện nguồn vốn Ngân sách Trung
ương hỗ trợ 50% theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng
Chính phủ và Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác 50%, bố trí theo lộ trình sau
năm 2015.
- Hoàn thành ô chôn lấp hợp vệ sinh (giai đoạn
I) tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ để tiếp nhận chất thải được chuyển từ Bãi rác
Đồng Ngo về (phục vụ cho việc đóng cửa Bãi rác Đồng Ngo).
- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi mức thu
phí vệ sinh, thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Ban hành Quy định về quản lý, hỗ trợ kinh phí
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định
số 133/2011/QĐ-UBND ngày 24.10.2011 của UBND tỉnh).
- Ban hành Hướng dẫn phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn vào tháng 02/2014.
- Triển khai điểm về phân loại chất thải rắn
sinh hoạt làm mô hình thăm quan học tập, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng
(tại địa bàn thành phố Bắc Ninh và huyện Gia Bình).
- Đưa Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại khu xử
lý của tỉnh, tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ (Công ty TNNH môi trường đô thị Hà
Ngọc) vào hoạt động trước tháng 7.2014.
b) Đối với cấp huyện
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn triển khai
các hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn thực hiện quy trình phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm
tập kết (thực hiện việc phân loại và phun chế phẩm sinh học).
- Lập dự án đầu tư xây dựng mặt bằng, nhà xưởng
và lắp đặt hệ thống lò đốt rác NFI 05, đưa vào hoạt động trước ngày 15.02.2014.
- Hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung và khu tập kết chất thải xây dựng;
xúc tiến đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tham gia việc đầu tư xây dựng
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn, đưa vào hoạt động
trong năm 2014.
- Tổ chức thanh quyết toán khối lượng thực tế chất
thải rắn sinh hoạt được xử lý.
- Lựa chọn 02 đơn vị làm mô hình điểm cho công
tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (tại thành phố Bắc Ninh và huyện
Gia Bình).
c) Đối với cấp xã
- Tập trung cải tạo, nâng cấp đường vào đối với
những điểm tập kết có đường vào khó khăn; đảm bảo 100% các điểm tập kết đi vào
hoạt động có hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 04/HD-TNMT
ngày 19.8.2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm xử lý ô nhiễm và kéo dài thời
gian sử dụng điểm tập kết.
- Tổ chức các lớp tập huấn về hoạt động phân loại
chất thải rắn sinh hoạt, mỗi xã mở 02 lớp.
- Giao cho từng cán bộ phụ
trách địa bàn việc theo dõi, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn; gắn hiệu quả phân loại chất thải của các địa phương với việc đánh giá, xếp
loại cán bộ hàng năm. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các thôn (xóm) làm cơ sở xếp loại gia
đình văn hoá, làng văn hoá.
d) Đối với cấp thôn
- Tổ chức phân loại chất thải tại các hộ gia
đình, khu vực nông thôn theo hướng tận dụng các loại chất có thể tái chế, tái sử
dụng, hạn chế chôn lấp.
- Các hộ gia đình khu vực nông thôn tận dụng diện
tích vườn, bãi ủ các chất thải có nguồn gốc sinh học làm phân bón.
- Quản lý và đưa vào hoạt động có hiệu quả các
điểm tập kết rác thải tại các thôn theo đúng Hướng dẫn, giảm thiểu tối đa ô nhiễm
môi trường.
3.2.2. Giai đoạn 2016- 2020
a) Cấp tỉnh
- Tiếp tục tăng cường tuyên
truyền, phổ biến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; chỉ đạo
các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xây dựng kế hoạch hành động
hàng năm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn.
- Báo Bắc Ninh, Đài phát thanh và
Truyền hình tỉnh tăng cường hoạt động tuyên truyền thông qua các tin, bài,
chuyên mục phản ánh về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Mặt trận tổ quốc và các tổ chức
thành viên tiếp tục tổ chức các cuộc phát động thi đua toàn dân tham gia phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tăng cường công tác giám sát, đồng thời
tổng kết, đánh giá, khen thưởng các địa phương thực hiện tốt.
b) Cấp huyện
- Tiếp tục tiến hành tổ chức
phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, phân công cán bộ có trách nhiệm
theo dõi, hướng dẫn công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng
phòng, ban.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các xã,
phường, thị trấn và các thôn (xóm).
- Phối hợp đảm bảo hoạt động có
hiệu quả Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung.
c) Cấp xã
Tiếp tục thực hiện công việc được
giao, đảm bảo hiệu quả việc phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn.
d) Cấp thôn
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đảm bảo điểm tập kết rác thải
sinh hoạt tại các thôn hoạt động hiệu quả.
3.3. Đơn giá vận chuyển
a) Đơn giá vận chuyển tính bình quân cho 01 tấn
chất thải rắn sinh hoạt thu gom từ điểm tập kết lên xe chuyên dụng (bao gồm hoạt
động xúc chất thải từ điểm tập kết lên xe chuyên dụng) đến khu xử lý.
* Với cự ly vận chuyển bình quân 10 km (hệ số
1), cụ thể:
- Loại xe ép rác 4 tấn, đơn giá 331.633 đồng.
- Loại xe ép rác 7 tấn, đơn giá 260.259 đồng.
* Với cự ly vận chuyển bình quân 20 km (hệ số
1), cụ thể:
- Loại xe ép rác 4 tấn, đơn giá 261.604 đồng.
- Loại xe ép rác 7 tấn, đơn giá 273.322 đồng.
- Loại xe ép rác 10 tấn, đơn giá 253.399 đồng.
b) Khi cự ly vận chuyển bình quân thay đổi thì
đơn giá vận chuyển cho 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt được điều chỉnh theo hệ số
(k) tại bản Đề án kèm theo.
3.4. Đơn giá xử lý
a) Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ,
thiết bị và quản lý vận hành được áp dụng đơn giá thấp hơn mức giá trần của Bộ
Xây dựng (Đơn giá cụ thể cho từng dự án do UBND tỉnh quyết định).
b) Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết
bị; doanh nghiệp quản lý vận hành được áp dụng đơn giá bằng 50% đơn giá áp dụng
đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản này (Đơn giá cụ thể cho từng dự án
do UBND tỉnh quyết định).
c) Chôn lấp hợp vệ sinh, áp dụng đơn giá là:
60.000đ/tấn.
d) Đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 06
hệ thống lò đốt rác NFI 05 tại các huyện, thị xã là 150.000đ/tấn.
3.5. Kinh phí dự toán giai đoạn 2013-2020
3.5.1. Năm 2013
- Tổng kinh phí đã thực hiện: 20,924 tỷ đồng, gồm:
+ Kinh phí xử lý tại các điểm tập kết rác thải tại
các thôn (phun chế phẩm sinh học và phủ bạt) 1,607 tỷ đồng.
+ Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh và công trình
xử lý nước rỉ rác tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ 15,0 tỷ đồng.
+ Mua xe gom rác đẩy tay 4,317 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí từ Ngân sách tỉnh: 20,924 tỷ đồng.
3.5.2. Năm 2014
- Tổng kinh phí dự toán thực hiện: 166,959 tỷ đồng,
gồm:
+ Công tác tuyên truyền, tập huấn; điều tra,
đánh giá và triển khai 02 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại 01 phường
của thành phố Bắc Ninh và 01 xã của huyện Gia Bình: 1,5 tỷ đồng.
(trong đó: 01 phường thuộc thành phố Bắc Ninh 01
tỷ đồng; xã thuộc huyện Gia Bình 0,5 tỷ đồng)
+ Mua Hệ thống lò đốt rác 24,0 tỷ đồng.
+ Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tập trung tại các huyện, thị xã 79,02 tỷ đồng.
+ Kinh phí xử lý tại các điểm tập kết rác thải tại
các thôn (phun chế phẩm sinh học và phủ bạt) 5,0 tỷ đồng.
+ Kinh phí vận chuyển rác 38,552 tỷ đồng.
+ Kinh phí xử lý rác: 18,887 tỷ đồng.
* Kinh phí xử lý của thành phố Bắc Ninh và huyện
Quế Võ 06 tháng đầu năm 2014 (Bằng biện pháp chôn lấp): 256 tấn/ngày x
60.000đ/tấn x 180 ngày = 2,764 tỷ đồng.
* Kinh phí xử lý của thành phố Bắc Ninh và huyện
Quế Võ 06 tháng cuối năm 2014 (Bằng biện pháp đốt): 256 tấn/ngày x 300.000đ/tấn
x 180 ngày = 13,824 tỷ đồng.
* Kinh phí vận hành 06 lò đốt năm 2014: 6 lò x 7
tấn/lò x 150.000đ/tấn x 365 ngày = 2,299 tỷ đồng.
+ Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt (các
tổ đội vệ sinh tại các thôn, xóm của địa phương): 31,953 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí:
+ Thu: thu phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt:
31,593 tỷ đồng.
+ Chi:
* Ngân sách các cấp (sự nghiệp môi trường, đầu
tư xây dựng cơ bản…): 166,959 tỷ đồng.
* Xã hội hóa: Xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tập trung tại các huyện, thị xã; vận chuyển chất thải từ điểm tập
kết đến khu xử lý…
3.5.3. Giai đoạn 2015-2020
- Tổng kinh phí dự toán thực hiện: Từ năm 2015
trở đi kinh phí dự toán cho công tác phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
sinh hoạt 01 năm khoảng 113 tỷ đồng (Chưa tính phần dự toán kinh phí phục vụ
cho việc đối ứng 50% Ngân sách Trung ương cho dự án xử lý Bãi rác Đồng Ngo), gồm:
+ Tập huấn phân loại chất thải rắn tại nguồn:
1,26 tỷ đồng.
+ Kinh phí vận chuyển: 52,982 tỷ đồng.
+ Kinh phí xử lý: 58,582 tỷ đồng.
+ Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt (các
tổ đội vệ sinh tại các thôn, xóm của địa phương): 31,953 tỷ đồng.
- Nguồn kinh phí:
+ Thu:
* Thu phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt:
31,593 tỷ đồng.
* Các khoản thu phí khác theo quy định:
+ Chi:
* Ngân sách các cấp (sự nghiệp môi trường, đầu
tư xây dựng cơ bản…): 112,824 tỷ đồng.
* Xã hội hóa: Vận chuyển chất thải từ điểm tập kết
đến khu xử lý.
Điều
3. Quyết định
này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Thủ
trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và
các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tử Quỳnh
|
ĐỀ ÁN
PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH (2013-2020)
Phần I
TỔNG QUAN
I- Căn cứ
1.1. Sự cần thiết
Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đang trở thành
điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của
nhân dân được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn đang từng bước khang trang,
sạch đẹp. Tuy nhiên, sự phát triển đó kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày
càng trở lên bức xúc và được nhiều người quan tâm, đặc biệt là chất thải rắn thải
sinh hoạt. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh mỗi ngày/đêm thải ra
khoảng hơn 500 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 70% lượng chất thải rắn phát sinh
được thu gom về hơn 500 điểm tập kết tại các thôn, xóm trên địa bàn và sau đó
được vận chuyển về khu xử lý của các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, thực
tế hiện nay các địa phương đang đầu tư xây dựng khu xử lý, dẫn đến chất thải rắn
được thu gom đang tồn đọng tại các điểm tập kết, gây ô nhiễm môi trường xung
quanh. Chất thải rắn gia tăng nhanh chóng về lượng, đa dạng về thành phần và
chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho công tác xử lý. Việc thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã và đang trở thành một trong những vấn
đề phức tạp, bức xúc trên địa bàn toàn tỉnh.
Nhằm góp phần thực hiện định hướng chiến lược
phát triển bền vững tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020, đáp ứng nhu cầu quản lý,
tái chế, tái sử dụng, giảm khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và cải
thiện môi trường sinh thái; do vậy việc lập Đề án “Phân loại và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020” là rất
cần thiết.
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005.
- Các Nghị định của Chính phủ: số 80/2006/NĐ-CP
ngày 9 tháng 8 năm 2006 về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ
môi trường; số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 về việc hướng
dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường; số 59/2007/NĐ-CP ngày 9
tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn; số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11
năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12
năm 2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số
59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Thông tư liên tịch số 15/2005/TTLT-BTC-BTNMT của
Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý và sử dụng
kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của
Bộ xây dựng ban hành Quy chuẩn Quốc gia về Quy hoạch xây dựng.
- Chương trình số 80-CTr/TU ngày 27 tháng 5 năm
2005 của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Đề án quy hoạch môi trường tỉnh Bắc Ninh thời
kỳ 2006-2020 và Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2010.
- Chương trình số 48-CTr/TU ngày 11/9/2013 của Tỉnh
uỷ Bắc Ninh về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (Khoá XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, giai đoạn 2013-2020.
- Thông báo số 506-TB/TU ngày 10/7/2013 của Tỉnh
uỷ Bắc Ninh về việc Thông báo Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ về một số giải
pháp xử lý các bãi rác trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ văn bản số 208/TTHĐND17 ngày 30.12.2013
của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án “Phân loại và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020”.
II- Mục tiêu
- Phân loại triệt để chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn.
- Thu gom 95% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh tại các tổ chức, cơ quan, trường học, hộ gia đình, cá nhân, các khu vực
công cộng và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Xử lý triệt để lượng chất thải rắn sinh hoạt tồn
đọng và phát sinh, đảm bảo tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp sau xử
lý dưới 20%.
- Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ các
cấp, các ngành, đoàn thể trong toàn hệ thống chính trị, chủ các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình và cộng đồng dân cư về phân loại và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt.
III- Nội dung
- Giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn, xác định nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn 2014-2020.
- Vận chuyển và xử lý triệt để chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn.
- Phân công trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Phần II
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TẠI NGUỒN
I- Mục đích, yêu cầu
- Nhằm tận dụng, tái chế triệt để các thành phần
có thể tái chế, tái sử dụng.
- Giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phải thu
gom, vận chuyển xuống còn 85% và xử lý xuống còn 50% so với lượng phát sinh;
góp phần làm giảm chi phí trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn sinh hoạt.
- Triển khai thí điểm 02 mô hình phân loại theo
phương thức đô thị (tại thành phố Bắc Ninh) và nông thôn (tại huyện Gia Bình),
tổng kết đánh giá để nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
II- Phân loại tại nguồn
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại ngay từ
nơi phát sinh tại các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan, trường học, khu vực công cộng
và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được chia thành các nhóm cụ thể như sau:
2.1. Nhóm Chất thải rắn
có thể tái chế, tái sử dụng (thùng lưu giữ chất thải có màu xanh) gồm có:
- Giấy loại và các sản phẩm từ
giấy: Giấy báo, giấy viết, giấy in, giấy vàng mã, giấy bao gói, tờ rơi quảng
cáo; hộp carton; bìa carton, bao bì carton...
- Sắt, thép và các sản phẩm từ
kim loại: Đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy stereo, lò sưởi,
lò vi sóng, loa, đài, âm ly, điều hòa, quạt điện,…); Đồ dùng nhà bếp (xoong, nồi,
niêu, ấm nước, bếp gas…); lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm đóng hộp,
hộp đựng sữa…); phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy…); Sắt, thép vụn…
- Nhựa và các sản phẩm từ nhựa:
Chai đựng (dầu gội đầu, sữa tắm, sữa dưỡng da, nước ngọt, nước khoáng, nước súc
miệng, nước đóng chai …); hộp đựng (bột giặt, mỹ phẩm, nước xả vải...).
2.2. Nhóm Chất thải rắn
có thể đốt và chôn lấp (thùng lưu giữ chất thải có màu xanh), gồm có:
- Nông, lâm sản thực phẩm: Chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp (thức ăn thừa; vỏ trái cây, bã trà, vỏ
trứng; rau, củ, quả, xác động vật, thực vật thải bỏ...).
- Giấy vụn: Giấy vụn, giấy ăn,
giấy vệ sinh, giấy lau, ba via giấy, đầu mẩu thuốc lá, giấy bọc kẹo bánh…
- Bông, vải sợi: Tã giấy, băng
vệ sinh, quần áo, vải vụn thải bỏ, tất chân, găng tay…
- Túi bóng, nilon: Túi nilon,
dây nhựa, vải mưa, áo mưa; băng dính, băng keo; nilon bảo quản thức ăn…; xốp, hộp
xốp…
- Cao su và các sản phẩm từ cao
su: Giầy thể thao, giầy ống cao, ủng, dép, tông, đồ chơi trẻ em bằng cao su, vỏ
bọc (dây điện, dây cáp…); săm, lốp ô tô, xe đạp, xe máy…
- Thuỷ tinh, gốm, sành, sứ: Đồ
gốm các loại; chai, lọ, bình, bát, đĩa, đũa, thìa, chén, cốc, ly…; lọ, hộp đựng
mỹ phẩm; kính, gương vỡ…
- Tro, xỉ: Tro bếp, tro từ quá
trình đốt chất thải rắn, xỉ than,…
2.3. Nhóm Chất thải nguy hại (thùng lưu giữ
chất thải có màu đỏ, áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ):
Bao gồm: Pin, bình ắc quy, hoá chất, bóng đèn huỳnh
quang, giẻ lau dính dầu, dính hóa chất…và các loại chất thải thuộc danh mục được
quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
III- Cách thức phân
loại
Mỗi hộ gia đình, tổ chức, cơ
quan, trường học tự trang bị 2 loại thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo
từng loại có màu sắc khác nhau đặt tại vị trí thích hợp. Thùng lưu giữ chất thải
này phải có nắp đậy, được lót các túi nilon đúng màu quy định (xanh, vàng, đỏ)
tương ứng với màu sắc của thùng. Các màu sắc tương ứng với các loại chất thải
được quy định.
Tuỳ thuộc vào đối tượng, quy mô
phát thải của các loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ mà lựa chọn
dung lượng thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt cho phù hợp, cụ thể như
sau:
3.1. Đối với các hộ gia
đình
Bố trí 02 thùng lưu giữ chất thải
rắn sinh hoạt gồm 02 màu (xanh và vàng) tương ứng với 02 nhóm chất thải đã quy
định, có dung tích từ 20-30 lít/thùng.
3.2. Đối với các hộ kinh
doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn)
Mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ bố
trí 02 thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 02 màu (xanh và vàng) tương ứng
với 02 nhóm chất thải đã quy định, có dung tích từ 45-50 lít/thùng.
3.3. Đối với các cơ quan,
đơn vị, trường học
Mỗi đơn vị bố trí 02 thùng lưu
giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 02 màu có dung tích từ 45-50 lít/thùng:
Đối với các đối tượng ở các
mục 1, 2, 3 ở trên:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt
sau khi phân loại tại nguồn sẽ được đơn vị thu gom (xóm, thôn, khu phố) vận
chuyển hàng ngày đến điểm tập kết chất thải đã quy định và được đơn vị có chức
năng vận chuyển đến nơi xử lý, tiêu huỷ của địa phương.
- Thùng màu xanh lưu giữ các chất
thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng được lưu giữ tại kho của các đơn vị và vận
chuyển hàng ngày cho các đơn vị có chức năng vận chuyển đến cơ sở tái chế.
- Thùng màu vàng lưu giữ chất
thải rắn có thể đốt, chôn lấp và vận chuyển hàng ngày ra điểm tập kết theo quy
định của địa phương.
3.4. Đối với khu vực công
cộng (chợ, bến xe, bến tàu, công viên...)
- Mỗi khu vực bố trí từ 4-6
thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 2 màu (xanh và vàng) tương ứng với 02
nhóm chất thải đã quy định, có dung tích 200lít/thùng (50% màu xanh và 50% màu
vàng).
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt
sau khi phân loại tại các khu vực sẽ được ban quản lý (chợ, bến xe, bến tàu,
công viên…) có trách nhiệm phân loại các thành phần chất thải theo hướng sử dụng:
+ Thùng màu vàng chứa chất thải
rắn sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ vận chuyển hàng ngày ra điểm tập kết theo quy
định của địa phương.
+ Thùng màu xanh lưu giữ các chất
thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng được lưu giữ tại kho của các đơn vị và
chuyển cho các đơn vị có chức năng vận chuyển đến cơ sở tái chế.
3.5. Đối với các cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Bố trí 03 loại thiết bị lưu
giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 03 màu khác nhau (xanh, vàng, đỏ) tương ứng với
03 nhóm chất thải đã quy định có dung tích từ 100 - 200 lít/thùng.
- Xây dựng khu vực tập kết chất
thải rắn sinh hoạt đảm bảo diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh, có
tường bao, mái che, giải pháp phòng chống cháy nổ và đảm bảo lượng chất thải rắn
sinh hoạt được chuyển đi hàng ngày.
- Chất thải nguy hại phải được
phân loại, dán nhãn mác theo từng mã quản lý chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ
tạm thời phải được xây dựng theo đúng quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT
(Phụ lục 07) ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý
chất thải nguy hại.
IV- Trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân
4.1. Năm 2013
4.1.1. Đối với cấp tỉnh:
- Hoàn thiện Dự án đầu tư ô chôn lấp chất thải rắn
sinh hoạt và hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác tại khu xử lý xã Phù Lãng (huyện
Quế Võ) để tiếp nhận chất thải từ Bãi rác Đồng Ngo (phục vụ cho việc đóng cửa
Bãi rác Đồng Ngo).
- Hoàn thành việc đầu tư, hỗ trợ mỗi thôn 03 xe
gom rác (loại 03 bánh).
- Ban hành Hướng dẫn quản lý và vận hành các điểm
tập kết rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4.1.2. Đối với cấp huyện:
Mỗi huyện (trừ thành phố Bắc Ninh và huyện Quế
Võ) lựa chọn 01 điểm để quy hoạch và xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tập trung khoảng 03 ha và 01 điểm chứa chất thải xây dựng.
4.2. Năm 2014
4.2.1. Đối với cấp tỉnh
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát dự án
xử lý triệt để Bãi rác Đồng Ngo hoàn thành trong năm 2014.
- Đối với Bãi rác Đồng Ngo:
+ Tiếp tục thực hiện việc trồng cây xung quanh;
trồng cây keo thành nhiều hàng khu vực gần bãi rác, phần tiếp giáp với Quốc lộ
1 và Quốc lộ 18; sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế mùi, phân huỷ nhanh chất
hữu cơ;
+ Đẩy nhanh việc lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện
năng lực về kỹ thuật, công nghệ và tài chính, ứng trước vốn thực hiện hoàn
thành dự án trong năm 2014, đảm bảo phù hợp điều kiện nguồn vốn Ngân sách Trung
ương hỗ trợ 50% theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng
Chính phủ và Ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác 50%, bố trí theo lộ trình sau
năm 2015.
- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi mức thu
phí vệ sinh, thu gom rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Ban hành Quy định về quản lý, hỗ trợ kinh phí
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định
số 133/2011/QĐ-UBND ngày 24.10.2011 của UBND tỉnh).
- Chỉ đạo Công ty TNNH môi trường đô thị Hà Ngọc
hoàn thành việc xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đưa vào hoạt
động trong tháng 7/2014.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc vận
hành của Công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh tại
khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ và khu
xử lý tập trung các huyện, thị xã.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Tổ chức hội nghị tập huấn cho
cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ phụ
trách môi trường các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh vào Quý
I/2014;
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành liên quan, các tổ chức, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố
tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả 02 mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn của thành phố Bắc Ninh và huyện Gia Bình vào Quý IV/2014.
+ Ban hành Hướng dẫn chi tiết
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Đài Phát thanh và Truyền hình
xây dựng chuyên mục phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với tần suất
phát sóng 02 tuần/lần.
- Báo Bắc Ninh mở trang chuyên
về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn với tần suất mỗi tháng 02 số báo
có trang chuyên.
- Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh
và Truyền hình phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức các đoàn kiểm tra công
tác tổ chức triển khai mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn của 02 mô hình đô thị và nông thôn vào Quý III/2014.
- Uỷ ban MTTQ tỉnh và các tổ chức
đoàn thể triển khai tập huấn tới các tổ chức thành viên về việc phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tuyên truyền vận động các tổ chức thành viên
không sử dụng túi nilon khi đi chợ; tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức hội nghị
giao ban trực tuyến hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố công tác phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào Quý II/2014.
- Tổ chức chiến dịch truyền
thông bằng các hình thức: Tổ chức hội thảo, hội nghị, treo băng zôn, áp phích,
in ấn tờ rơi, quảng cáo,… về nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
4.2.2. Đối với cấp huyện
- UBND các huyện, thị xã (trừ
thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ):
+ Tổ chức lập, phê duyệt dự án
đầu tư hệ thống lò đốt rác; lắp đặt và đưa hệ thống vào hoạt động trước ngày
15/02/2014 và có trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống lò đốt đảm bảo đúng
quy định;
+ Chỉ đạo các phòng, ban chuyên
môn triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn thực hiện quy trình phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại nguồn;
+ Hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung và khu chứa chất thải xây dựng; xúc
tiến đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tham gia việc đầu tư xây dựng
Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn quản lý trong năm
2014.
+ Chỉ đạo các phòng, ban chức
năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý ô nhiễm môi trường tại
các điểm tập kết (thực hiện việc phân loại và phun chế phẩm sinh học).
- UBND thành phố Bắc Ninh:
+ Lựa chọn 01 phường xây dựng dự
án thí điểm, tổ chức triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
theo mô hình đô thị trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thành lập Ban quản lý dự án
thí điểm triển khai mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo mô
hình đô thị vào Quý I/2014.
- UBND huyện Gia Bình:
+ Lựa chọn 01 xã thuần nông xây
dựng dự án thí điểm, tổ chức triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn theo mô hình nông thôn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thành lập Ban quản lý dự án
thí điểm triển khai mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo mô
hình nông thôn vào Quý I/2014.
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố tổ chức hội nghị tập huấn cho cấp xã, phường, thị trấn công tác phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào Quý II/2014.
4.2.3. Đối với cấp xã
- Tổ chức tuyên truyền mô hình
hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức
cho cộng đồng dân cư.
- Tập trung cải tạo, nâng cấp đường vào đối với
những điểm tập kết có đường vào khó khăn; đảm bảo 100% các điểm tập kết đi vào
hoạt động. Thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 04/HD-TNMT ngày 19.8.2013 của Sở
Tài nguyên và Môi trường nhằm xử lý ô nhiễm và kéo dài thời gian sử dụng điểm tập
kết.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cán bộ
phụ trách địa bàn việc theo dõi, hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn; gắn hiệu quả phân loại chất thải của các địa phương với việc đánh giá, xếp
loại cán bộ hàng năm. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các thôn (xóm) làm cơ sở xếp loại gia
đình văn hoá, làng văn hoá.
- UBND các xã, phường, thị trấn
tổ chức hội nghị tập huấn công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
đến các cơ quan, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng dân cư và hộ gia đình
trên địa bàn vào Quý III và Quý IV/2014.
- Chỉ đạo các thôn (khu phố)
thuộc các xã (phường) đưa nội dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt vào hương
ước, quy ước vệ sinh môi trường nông thôn; xếp loại gia đình văn hoá, làng văn
hoá; triển khai thí điểm mô hình phân loại tại nguồn tổ chức tổng kết, đánh giá
rút kinh nghiệm để nhân rộng trên địa bàn.
- Tổ chức thu, chi phí vệ sinh
môi trường đảm bảo đúng quy định hiện hành.
4.2.1. Đối với cấp thôn
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các hộ
gia đình thuộc khu vực nông thôn sẽ được phân loại tại nguồn theo hướng tận dụng
các loại chất thải có nguồn gốc từ thiên nhiên (nông, lâm sản, thực phẩm…) có
thể ủ làm phân bón; thí điểm tại 01 xã của huyện Gia Bình.
- Quản lý và đưa vào hoạt động có hiệu quả các
điểm tập kết rác thải tại các thôn theo đúng Hướng dẫn, giảm thiểu tối đa ô nhiễm
môi trường.
4.3. Năm 2015
4.3.1. Đối với cấp tỉnh
- Nghiên cứu thực tiễn mô hình khu xử lý chất thải
rắn sinh hoạt của Công ty TNHH Môi trường Hà Ngọc, hoàn thiện cơ chế xã hội hoá
hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Bố trí nguồn kinh phí đối ứng 50% đối với dự
án xử lý Bãi rác Đồng Ngo đảm bảo theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày
29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sơ kết, đánh giá hiệu quả các hoạt động: Phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh.
- Uỷ ban MTTQ tỉnh chủ trì, phối
hợp với các tổ chức thành viên tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển
khai nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo 02 mô
hình (đô thị và nông thôn) áp dụng cho các huyện, thị xã, thành phố trên địa
bàn toàn tỉnh vào Quý I/2015.
- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt
động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các huyện, thị xã,
thành phố vào Quý II/2015.
- Uỷ ban MTTQ tỉnh chỉ đạo các
tổ chức thành viên cấp huyện xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, khen
thưởng gắn với hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào việc
bình xét, công nhận tổ chức, hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, thôn
(làng) văn hoá hàng năm vào Quý IV/2015.
- Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh
và Truyền hình tỉnh Bắc Ninh tích cực đưa các tin, bài phản ánh mô hình, tổ chức
hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn.
4.3.2. Đối với cấp huyện
- Phối hợp đảm bảo hoạt động có
hiệu quả Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Lựa chọn địa điểm chuyển hệ thống
lò đốt rác về các khu vực dân cư tập trung, xa trung tâm của huyện để giảm bớt
chi phí vận chuyển và xử lý. Tổ chức thanh quyết toán khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt được vận chuyển, xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ
chốt các xã, phường, thị trấn quán triệt chủ trương, chính sách của tỉnh về nội
dung phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào Quý I/2015.
- Chỉ đạo các phòng, ban, chức
năng tổ chức triển khai hướng dẫn công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn đến từng tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn toàn huyện vào Quý
II/2015.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra,
giám sát công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với các xã,
phường, thị trấn và các thôn (xóm), khu phố vào Quý III/2015.
- Uỷ ban MTTQ cấp huyện và các
tổ chức thành viên tổ chức đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng gắn với hoạt
động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vào việc bình xét, công nhận tổ
chức, hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá, thôn (làng) văn hoá hàng năm
vào Quý IV/2015.
4.3.3. Đối với cấp xã
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và mở các lớp
tập huấn về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến cộng đồng
dân cư. Mỗi xã mở 02 lớp tập huấn về phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
phân loại chất thải rắn, duy trì hoạt động có hiệu quả của các tổ, đội vệ sinh
môi trường.
- Quán triệt cán bộ chủ chốt cấp
xã và cấp thôn về chủ trương phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức
triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng hộ gia đình, tổ
đội vệ sinh môi trường.
4.3.4. Đối với cấp thôn
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Đảm bảo các điểm tập kết rác
thải sinh hoạt tại các thôn hoạt động hiệu quả.
4.4. Giai đoạn 2016-2020
4.4.1. Cấp tỉnh
- Tiếp tục tăng cường tuyên
truyền, phổ biến công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; chỉ đạo
các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xây dựng kế hoạch hành động
hàng năm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn.
- Báo Bắc Ninh, Đài phát thanh
và Truyền hình tỉnh tăng cường hoạt động thông qua các tin, bài, chuyên mục phản
ánh về hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
- Các tổ chức đoàn thể, chính
trị xã hội tổ chức các cuộc phát động thi đua thôn (xóm), khu phố tham gia phân
loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tăng cường công tác giám sát, đồng thời
tổng kết, đánh giá, khen thưởng các địa phương thực hiện tốt.
- Tổ chức thanh quyết toán dự
án xử lý triệt để Bãi rác Đồng Ngo.
4.4.2. Cấp huyện
- Tiến hành tổ chức phân loại
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh, phân công trách nhiệm theo dõi,
hướng dẫn công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng phòng,
ban.
- Tiếp tục tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đối với
các xã, phường, thị trấn và các thôn (xóm).
4.4.3. Cấp xã
- Giao việc theo dõi, hướng dẫn
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến từng cán bộ phụ trách địa bàn;
gắn hiệu quả phân loại chất thải của các địa phương với việc đánh giá, xếp loại
cán bộ hàng năm.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các thôn (xóm) làm cơ sở xếp loại
gia đình văn hoá, làng văn hoá.
4.4.4. Cấp thôn
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; đảm bảo điểm tập kết rác thải
sinh hoạt tại các thôn hoạt động hiệu quả.
Phần III
VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT
(Giai đoạn 2014-2020)
A- VẬN CHUYỂN
I- Nguyên tắc
1.1. Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải
được thực hiện riêng biệt theo tính chất của từng loại chất thải đã được phân
loại nhằm đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của công tác phân loại chất thải rắn
sinh hoạt tại nguồn.
1.2. Trong quá trình vận chuyển, đơn vị được
giao nhiệm vụ vận chuyển phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu không để xảy ra
ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển.
1.3. Chất thải rắn sinh hoạt có nguồn gốc hữu
cơ, dễ phân huỷ phải được thu gom, vận chuyển hàng ngày đến nơi xử lý.
II- Đơn giá
Đơn giá vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ
các điểm tập kết rác thải về Khu xử lý chất thải của các huyện, thị xã, thành
phố như sau:
1.1. Đơn giá vận chuyển tính bình quân cho 01 tấn
chất thải rắn sinh hoạt thu gom từ xe gom rác lên xe chuyên dụng.
a) Với cự ly vận chuyển bình quân 10km (hệ số
1), cụ thể:
- Loại xe ép rác 4 tấn, đơn giá 263.611 đồng.
- Loại xe ép rác 7 tấn, đơn giá 177.724 đồng.
b) Với cự ly vận chuyển bình quân 20 km (hệ số
1), cụ thể:
- Loại xe ép rác 4 tấn, đơn giá 194.902 đồng.
- Loại xe ép rác 7 tấn, đơn giá 203.980 đồng.
- Loại xe ép rác 10 tấn, đơn giá 180.100 đồng.
1.2. Đơn giá vận chuyển tính bình quân cho 01 tấn
chất thải rắn sinh hoạt thu gom từ điểm tập kết lên xe chuyên dụng (bao gồm hoạt
động xúc chất thải từ điểm tập kết lên xe chuyên dụng) đến khu xử lý.
a) Với cự ly vận chuyển bình quân 10 km (hệ số
1), cụ thể:
- Loại xe ép rác 4 tấn, đơn giá 331.633 đồng.
- Loại xe ép rác 7 tấn, đơn giá 260.259 đồng.
b) Với cự ly vận chuyển bình quân 20 km (hệ số
1), cụ thể:
- Loại xe ép rác 4 tấn, đơn giá 261.604 đồng.
- Loại xe ép rác 7 tấn, đơn giá 273.322 đồng.
- Loại xe ép rác 10 tấn, đơn giá 253.399 đồng.
Hàng năm, giao Sở Tài chính thẩm định và trình
UBND tỉnh quyết định bổ sung thêm các yếu tố biến động (giá cả thị trường, tiền
lương) để UBND các huyện, thị xã, thành phố làm cơ sở đặt hàng hoặc đấu thầu vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
1.3. Khi cự ly vận chuyển bình quân thay đổi thì
đơn giá vận chuyển cho 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt được điều chỉnh như sau:
- Cự ly 5km: Bằng đơn giá 10km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
0.9
|
- Cự ly 15km: Bằng đơn giá 10km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.1
|
- Cự ly 25km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.11
|
- Cự ly 30km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.22
|
- Cự ly 35km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.3
|
- Cự ly 40km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.38
|
- Cự ly 45km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.45
|
- Cự ly 50km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.51
|
- Cự ly 55km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.57
|
- Cự ly 60km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.62
|
- Cự ly 65km: Bằng đơn giá 20km nhân với hệ số
điều chỉnh
|
k =
|
1.66
|
B- XỬ LÝ
I- Nguyên tắc
1.1. Chất thải phải được xử lý triệt để, không
gây ô nhiễm môi trường.
1.2. Công nghệ xử lý được áp dụng tại các khu xử
lý chất thải rắn sinh hoạt ở cấp huyện phải là công nghệ hiện đại, có tỷ lệ
chôn lấp sau xử lý dưới 20%.
1.3. Chi phí quản lý vận hành hệ thống xử lý
không cao hơn mức trần quy định của Bộ Xây dựng.
II- Đơn giá
2.1. Đối với đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt
tại 06 hệ thống lò đốt NFI 05 tại các huyện, thị xã là 150.000đ/tấn.
Đơn giá này đề nghị tạm thời cho thực hiện 01
năm. Sau 01 năm hoạt động, căn cứ tình hình thực tế sẽ được xem xét, tính toán
cho phù hợp thực tế.
2.2. Trường hợp thực hiện xã hội hoá cho các
doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị và quản lý vận hành, được
áp dụng đơn giá không cao hơn mức giá trần của Bộ Xây dựng tại Quyết định số
322/QĐ-BXD ngày 06/4/2012 về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi
phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đơn giá cụ thể sẽ do UBND tỉnh quyết định
cho từng dự án cụ thể.
Phần IV
KINH PHÍ DỰ TOÁN THỰC HIỆN
(Giai đoạn 2013-2020)
I. Năm 2013
1.1. Tổng kinh phí đã thực hiện: 20,924 tỷ đồng,
gồm:
- Kinh phí xử lý tại các điểm tập kết rác thải tại
các thôn (phun chế phẩm sinh học và phủ bạt) 1,607 tỷ đồng.
- Xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh và công trình
xử lý nước rỉ rác tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ 15 tỷ đồng.
- Mua xe gom rác đẩy tay 4,317 tỷ đồng.
1.2. Nguồn kinh phí từ Ngân sách tỉnh: 20,924
tỷ đồng
II. Năm 2014
1.1. Tổng kinh phí dự toán thực hiện:
166,959 tỷ đồng, gồm:
- Công tác tuyên truyền, tập huấn; điều tra,
đánh giá và triển khai 02 mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại 01 phường
của thành phố Bắc Ninh và 01 xã của huyện Gia Bình: 1,5 tỷ đồng.
(trong đó: 01 phường thuộc thành phố Bắc Ninh 01
tỷ đồng; xã thuộc huyện Gia Bình 0,5 tỷ đồng)
- Mua Hệ thống lò đốt rác 24 tỷ đồng.
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu xử lý chất
thải rắn sinh hoạt tập trung tại các huyện, thị xã 79,02 tỷ đồng.
- Kinh phí xử lý tại các điểm tập kết rác thải tại
các thôn (phun chế phẩm sinh học và phủ bạt) 5,0 tỷ đồng.
- Kinh phí vận chuyển rác 38,552 tỷ đồng.
- Kinh phí xử lý rác: 18,887 tỷ đồng.
+ Kinh phí xử lý của thành phố Bắc Ninh và huyện
Quế Võ 06 tháng đầu năm 2014 (Bằng biện pháp chôn lấp): 256 tấn/ngày x
60.000đ/tấn x 180 ngày = 2,764 tỷ đồng.
+ Kinh phí xử lý của thành phố Bắc Ninh và huyện
Quế Võ 06 tháng cuối năm 2014 (Bằng biện pháp đốt): 256 tấn/ngày x 300.000đ/tấn
x 180 ngày = 13,824 tỷ đồng.
+ Kinh phí vận hành 06 lò đốt năm 2014: 6 lò x 7
tấn/lò x 150.000đ/tấn x 365 ngày = 2,299 tỷ đồng.
- Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt (các
tổ đội vệ sinh tại các thôn, xóm của địa phương): 31,953 tỷ đồng.
1.2. Nguồn kinh phí:
+ Thu: thu phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt
31,593 tỷ đồng.
+ Chi:
* Ngân sách các cấp (sự nghiệp môi trường, đầu
tư xây dựng cơ bản…): 166,959 tỷ đồng.
* Xã hội hóa: Xây dựng các nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt tập trung tại các huyện, thị xã; vận chuyển chất thải từ điểm tập
kết đến khu xử lý…
II. Giai đoạn 2015-2020
2.1. Tổng kinh phí dự toán thực hiện:
Từ năm 2015 trở đi kinh phí dự toán cho công tác phân loại, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt 01 năm khoảng 113 tỷ đồng (Chưa tính phần dự toán kinh
phí phục vụ cho việc đối ứng 50% Ngân sách Trung ương cho dự án xử lý Bãi rác Đồng
Ngo), gồm:
+ Tập huấn phân loại chất thải rắn tại nguồn:
1,26 tỷ đồng.
+ Kinh phí vận chuyển: 52,982 tỷ đồng.
+ Kinh phí xử lý: 58,582 tỷ đồng.
+ Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt (các
tổ đội vệ sinh tại các thôn, xóm của địa phương): 31,953 tỷ đồng.
2.2. Nguồn kinh phí:
+ Thu:
* Thu phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt
31,593 tỷ đồng.
* Các khoản thu phí khác theo quy định
+ Chi:
* Ngân sách các cấp (sự nghiệp môi trường, đầu
tư xây dựng cơ bản…): 112,824 tỷ đồng.
* Xã hội hóa: Vận chuyển chất thải từ điểm tập kết
đến khu xử lý.
Phần V
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I- Tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Tăng cường công tác tuyên truyền hoạt động
phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại
chúng và thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội.
- Mở lớp tập huấn hướng dẫn phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn, xây dựng mô hình điểm làm nơi thăm quan, học tập kinh
nghiệm.
II- Cơ chế tài chính
2.1. Ngân sách Nhà nước Trung ương
Hỗ trợ 40 tỷ đồng cho công tác xử lý Bãi rác Đồng
Ngo (giai đoạn I).
2.2. Ngân sách Nhà nước tỉnh
- Hỗ trợ kinh phí vận chuyển từ điểm tập kết đến
khu xử lý và kinh phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Hỗ trợ mua 06 lò đốt rác thải cho các huyện:
Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành và thị xã Từ Sơn; đồng thời
hỗ trợ bằng 50% đơn giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phương thức xã hội
hoá để quản lý vận hành lò đốt.
2.3. Ngân sách Nhà nước huyện
Thực hiện việc san lấp mặt bằng và đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng cho 06 điểm để vận hành 06 hệ thống lò đốt rác.
2.4. Xã hội hóa
- Xã hội hóa việc đầu tư mua sắm phương tiện vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ điểm tập kết rác thải về khu xử lý.
- Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý
chất thải rắn sinh hoạt tại khu xử lý của các huyện, thị xã.
2.5. Nguồn thu
Thu phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt của
các hộ gia đình, trường học, cơ quan, nơi công cộng... đảm bảo đủ bù đắp các
khoản chi cho hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ nơi phát sinh về điểm
tập kết.
III- Công tác quản lý vận hành
3.1. Đối với các điểm tập kết chất thải
- UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm
quản lý và vận hành các điểm tập kết.
- Duy trì hoạt động của các tổ, đội làm công tác
thu gom chất thải rắn sinh hoạt của các thôn vào điểm tập kết.
- Kiểm tra, giám sát công tác phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại hộ gia đình.
3.2. Đối với khu xử lý của các huyện, thị
xã
- UBND các huyện, thị xã lựa chọn đơn vị có đủ
năng lực giao hoặc ký hợp đồng chịu trách nhiệm quản lý, vận hành nhà máy;
thanh quyết toán khối lượng chất thải được xử lý theo hồ sơ nghiệm thu của
phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Tài chính kế hoạch.
- Đối với lò đốt rác thải đầu tư cho mỗi huyện,
thị xã 01 nhằm giải quyết các điểm bức xúc ở các địa phương: UBND các huyện, thị
xã bàn giao cho các đơn vị được giao hoặc ký hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để quản lý, vận hành.
3.3. Đối với khu xử lý của tỉnh tại xã Phù
Lãng, huyện Quế Võ
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải
rắn sinh hoạt với công suất 200 tấn/ngày được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH
môi trường đô thị Hà Ngọc đầu tư theo hình thức xã hội hoá, sau khi xây dựng
xong và đưa vào sử dụng, Công ty TNHH môi trường đô thị Hà Ngọc chịu trách nhiệm
quản lý, vận hành.
- Khu xử lý chất thải tập trung của tỉnh tại Phù
Lãng giao cho Công ty TNHH một thành viên môi trường và công trình đô thị Bắc
Ninh chịu trách nhiệm quản lý, vận hành.
Phần VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có
trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch và dự
toán ngân sách đảm bảo bố trí đủ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho công tác đền
bù giải phóng mặt bằng; đối ứng với Ngân sách Trung ương 50% (xử lý Bãi rác Đồng
Ngo); nghiên cứu đề xuất đơn giá vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
6.2. Sở Tài chính nghiên cứu, điều chỉnh đơn giá
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được ban hành tại Quyết định số 133/QĐ-UBND
ngày 24/10/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo đơn giá mới phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6.3. Sở Xây dựng có trách nhiệm phê duyệt nhiệm
vụ, bổ sung quy hoạch chi tiết, tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các dự án đầu tư
xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Nghiên cứu giải pháp thu
gom, vận chuyển để đồng bộ với giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn.
6.4. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng
dẫn các tổ chức, cá nhân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo công nghệ áp dụng là những công nghệ tiên tiến,
tận dụng các nguồn có thể tái chế, tái sử dụng có tỷ lệ chất thải chôn lấp sau
xử lý dưới 20%.
6.5. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
xây dựng kế hoạch lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình
tuyên truyền trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
6.6. Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh chủ trì,
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời khen thưởng, động viên khích
lệ các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quản lý chất thải
rắn sinh hoạt.
6.7. UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm lựa
chọn địa điểm phù hợp, tiến hành thực hiện các bước giải phóng mặt bằng; lựa chọn
các đơn vị đủ năng lực đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn đảm bảo hoàn thành trong tháng 6/2014.
Tổ chức, thực hiện hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn đến các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan, trường học, nơi
công cộng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.
6.8. Uỷ Ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ
chức thành viên phối hợp phổ biến, tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và
nhân dân tích cực tham gia hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ
gia đình và khu dân cư trên địa bàn.
6.9. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh chủ động xây dựng các tin, bài, các chương trình, phóng sự về môi trường;
đặc biệt hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đăng, phát trên
hệ thống thông tin đại chúng đảm bảo mọi người dân đều nắm được.
6.10. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Tài nguyên môi trường
các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân tham gia phân loại,
lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng
Quy định quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành
trong tháng 3/2014.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề
án này và định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.