Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN 2015 quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+

Số hiệu: 5399/QĐ-BNN-TCLN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 25/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5399/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH THÍ ĐIỂM CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ REDD+ TRONG KHUÔN KHỔ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD VIỆT NAM GIAI ĐOẠN II

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ văn kiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ngày 29 tháng 7 năm 2013 với Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc và đại diện các cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tại sáu (06) tỉnh thí điểm, gồm: Lào Cai, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Bình Thuận và Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thuộc Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II; Giám đốc Ban Quản lý Chương trình UN- REDD Việt Nam giai đoạn II các cấp; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng để báo cáo;
- C
ác Vụ: TCCB, PC, HTQT, KH, TC, KHCN&MT, Thanh tra Bộ;
- UBND các tỉnh thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hà Công Tuấn

 

QUY ĐỊNH

THÍ ĐIỂM CHIA SẺ LỢI ÍCH TỪ REDD+ TRONG KHUÔN KHỔ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD VIỆT NAM GIAI ĐOẠN II
(Kèm theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

1. Góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn để xây dựng cơ chế, chính sách chia sẻ lợi ích từ việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động về REDD+ áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

2. Đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về điều kiện, nguyên tắc, phương thức, tổ chức chia sẻ lợi ích vá các vấn đề khác có liên quan đến chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong quá trình thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II (sau đây gọi chung là Chương trình UN-REDD).

2. Đối tượng áp dụng

a) Các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ủy ban nhân dân (sau đây gọi chung là UBND) cấp xã được lựa chọn thí điểm;

b) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia thực hiện các hoạt động REDD+ tại các đơn vị thí điểm thuộc sáu (06) tỉnh thực hiện Chương trình UN-REDD;

c) Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chia sẻ lợi ích quy định tại văn bản này.

d) Khuyến khích các chương trình, dự án khác có liên quan vận dụng các quy định tại quyết định này để triển khai thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. REDD+ là giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tn và nâng cao trữ lượng các bon rừng.

2. Chương trình UN-REDD là Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc nhằm thực hiện sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nlực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển” do Chính phủ Na Uy tài trợ.

3. Đơn vị thí điểm chia sẻ lợi ích (sau đây gọi chung là đơn vị thí điểm) là Ban Quản lý rừng phòng hộ hoặc UBND cấp xã đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu tại Điều 4, khoản 3 quy định này.

4. Kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (sau đây gọi chung là Kế hoạch REDD+) là kế hoạch hành động REDD+ ở cấp xã, kế hoạch hành động REDD+ hoặc phương án quản lý rừng của chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ, trong đó nêu rõ các hành động, giải pháp can thiệp để bảo vệ và phát triển rừng đóng góp cho Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu của REDD+.

5. Lợi ích từ REDD+ là lợi ích các bên tham gia được hưởng căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ về bảo vệ và phát triển rừng để thực hiện mục tiêu REDD+, bao gồm lợi ích bằng tiền mặt và lợi ích phi tiền mặt.

6. Chia sẻ lợi ích từ REDD+ là việc phân phối lợi ích cho các bên tham gia thực hiện Kế hoạch REDD+ và tạo ra kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD.

Điều 4. Lựa chọn địa bàn thí điểm, thời gian thí điểm

1. Số đơn vị thí điểm và tng diện tích thí điểm

Tổng số đơn vị thí điểm chia sẻ lợi ích không quá 18 đơn vị. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tối đa đưa vào thí điểm chia sẻ lợi ích không vượt quá 36.000 ha, bao gồm các loại rừng như nêu tại Điểm c, Khoản 3 điều này và đất quy hoạch cho lâm nghiệp cam kết sẽ trồng rừng phòng hộ.

2. Trách nhiệm lựa chọn đơn vị thí điểm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáu (06) tỉnh thí điểm phối hợp với Ban Quản lý Chương trình UN-REDD Trung ương (PMU) căn cứ vào tiêu chí quy định tại Khoản 3 điều này quyết định lựa chọn các đơn vị thí điểm.

3. Tiêu chí và yêu cầu lựa chọn địa bàn thí điểm

a) Ban Quản lý rừng phòng hộ thuộc địa bàn 6 tỉnh đang triển khai Chương trình UN-REDD thực hiện khoán hoặc có cam kết khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật hiện hành;

b) Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thuộc địa bàn 6 tỉnh triển khai Chương trình UN-REDD có các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn hoặc UBND cấp xã được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng, có phương án hoặc kế hoạch giao hoặc khoán bảo vệ lâu dài diện tích UBND xã đang quản lý cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn;

c) Loại rừng đưa vào thí điểm phải là rừng tự nhiên (rừng phòng hộ và rừng sản xuất), rừng phòng hộ là rừng trồng. Diện tích rừng tối thiểu của một đơn vị thí điểm là 300 ha;

d) Các đơn vị thí điểm phải có cam kết ủng hộ của chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã và sự tham gia tự nguyện của người dân;

đ) Các đơn vị thí điểm phải có kế hoạch REDD+ thuộc địa bàn thí điểm của tỉnh để đóng góp thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP);

e) Ưu tiên chọn các địa bàn thực hiện REDD+ chưa nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật từ trong nước và quốc tế cho công tác bảo vệ và phát triển rng.

4. Thời gian thí điểm: 03 năm, trong đó từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018 tiến hành thực hiện các hoạt động thí điểm, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả; từ ngày 30 tháng 6 năm 2018 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018, tiến hành nghiệm thu, phúc tra, thẩm tra và chi trả cho các đối tượng hưởng lợi, xử lý rủi ro, thanh quyết toán và tổng kết.

Điều 5. Điều kiện được chia sẻ lợi ích

1. Các bên tham gia thực hiện có kết quả Kế hoạch REDD+ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Hướng dẫn của PMU;

2. Kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ phải được giám sát, đánh giá, nghiệm thu theo hệ thống các chỉ số giám sát, đánh giá do PMU quy định.

Điều 6. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích

1. Chi trả dựa vào kết quả: các lợi ích được chia sẻ căn cứ vào kết quả hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, được giám sát, đánh giá thông qua hệ thống các chỉ số kết quả cụ thể nêu trong Khung giám sát, đánh giá.

2. Đảm bảo sự công bằng: việc chia sẻ lợi ích gắn kết chặt chẽ với quá trình tham vấn đầy đủ các bên tham gia, giám sát, đánh giá và giải quyết thắc mắc, khiếu nại; mức chia sẻ lợi ích đến tỉnh, đơn vị thí điểm và trong nội bộ đơn vị thí điểm có tính đến các đặc trưng về xã hội và môi trường, mức độ khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng, trên cơ sở tôn trọng quyền tự quyết, phong tục tập quán của địa phương.

3. Đảm bảo công khai, minh bạch: các quy định đặt ra phải rõ ràng, các thông tin về chia sẻ lợi ích phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ.

4. Tính hiệu quả và hiệu suất: các quy trình, thủ tục, quy định phải đơn gin, rõ ràng, khả thi; đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí, đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch REDD+.

5. Tính linh hoạt: cơ chế chia sẻ lợi ích phải phù hợp với bi cảnh của tng địa phương và đáp ứng yêu cầu của quốc gia và quốc tế, không gây tác động tiêu cực về mặt xã hội, môi trường và rủi ro về tài chính.

6. Tính dân chủ: đảm bảo sự tham gia tích cực của các bên, tôn trọng quyền tự quyết của người dân địa phương, trên tinh thần đảm bảo sự tham vấn, tự nguyện và đồng thuận của các bên hưởng lợi.

7. Lợi ích từ REDD+ không thay thế các lợi ích hp pháp khác mà đơn vị, cá nhân tham gia REDD+ được hưởng theo quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. PHƯƠNG THỨC CHIA SẺ LỢI ÍCH

Điều 7. Các hoạt động được chia sẻ lợi ích

1. Các hoạt động trực tiếp

Là các hoạt động trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng để góp phần thực hiện mục tiêu REDD+ (sau đây gọi chung là Nhóm hoạt động 1), bao gồm các hoạt động lâm sinh sau:

a) Quản lý, bảo vệ rừng;

b) Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, bao gồm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh làm giàu rừng tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tạo rừng mới là rừng tự nhiên (sau đây gọi chung là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh);

c) Trồng rừng phòng hộ;

2. Các hoạt động hỗ trợ, gián tiếp

Là các hoạt động gián tiếp bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện mục tiêu REDD+ thông qua các gói hỗ trợ kỹ thuật, các gói đầu tư nhỏ cho người dân do đơn vị thí điểm đề xuất trên cơ sở tham vấn ý kiến của người dân trên địa bàn thí điểm (sau đây gọi chung là Nhóm hoạt động 2), bao gồm:

a) Hỗ trợ giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn;

b) Htrợ cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân;

c) Hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi chung cho người dân;

d) Hỗ trợ nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các hương ước, quy chế, cam kết thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng;

đ) Các hoạt động hỗ trợ khác có liên quan;

Tùy theo điều kiện, đặc điểm tài nguyên rừng và nhu cầu cụ thể của người dân địa phương, các bên tham gia thảo luận và quyết định lựa chọn các loại hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 1 và Nhóm hoạt động 2 cho phù hợp.

3. Các hoạt động quản lý

Là các hoạt động tổ chức thực hiện Kế hoạch REDD+ (sau đây gọi chung là Nhóm hoạt động 3), bao gồm quản lý, điều phối việc thực hiện Kế hoạch REDD+; giám sát, đánh giá, phúc tra, thẩm tra, nghiệm thu; dịch vụ ngân hàng; giải quyết khiếu nại, hòa giải; quản lý rủi ro, tổng kết công tác thí điểm và các hoạt động khác có liên quan.

Điều 8. Các đối tượng hưởng lợi

1. Nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp

Là các đối tượng thực hiện Nhóm hoạt động 1 nêu tại Khoản 1 Điều 7 quy định này, bao gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng tự nhiên để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích phòng hộ hoặc sản xuất, thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng; các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đầu tư trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao.

b) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng phòng hộ với UBND xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ (sau đây gọi chung là bên nhận khoán).

c) Ban Quản lý rừng phòng hộ tự thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng phòng hộ.

2. Nhóm đối tượng hưởng lợi gián tiếp

a) Toàn bộ những người cư trú, sinh sống trên địa bàn thí điểm, trong đó bao gồm cả những người hưởng lợi trực tiếp quy định tại Khoản 1 điều này, có cam kết không vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi từ các hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 2 quy định tại Khoản 2 Điều 7 quy định này.

b) Các tổ chức, cá nhân, thực hiện hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 3 quy định tại Khoản 4 Điều 7 quy định này, bao gồm: PMU, Ban Quản lý Chương trình UN-REDD cấp tỉnh (PPMU), Ban Quản lý rừng phòng hộ và UBND cấp xã cùng các bên tham gia quản lý, tổ chức triển khai, giám sát đánh giá và giải quyết thắc mắc, khiếu nại liên quan tới Kế hoạch REDD+ gắn với chia sẻ lợi ích.

Điều 9. Hình thức chia sẻ lợi ích

1. Lợi ích bằng tiền mặt: dưới dạng tiền mặt cho đối tượng hưởng lợi.

2. Lợi ích phi tiền mặt khác: dưới dạng hiện vật như gỗ, lâm sản ngoài gỗ, thủy sản hoặc các loại hình lợi ích phi vật chất khác như được tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức, đảm bảo quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng...cho đối tượng hưởng lợi phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 10. Thiết lập hệ thống chia sẻ lợi ích

1. Trung ương: PMU chịu trách nhiệm xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết như nêu tại Điều 22 quy định này, bố trí và phân phối nguồn tài chính để chia sẻ lợi ích cho các tỉnh thí điểm vi sự hỗ trợ của các chuyên gia, tư vấn kỹ thuật và chuyên gia giám sát, đánh giá độc lập.

2. Cấp tỉnh: PPMU chịu trách nhiệm về chia sẻ lợi ích cấp tỉnh với sự hỗ trợ của Ban giám sát, đánh giá quy định tại Điều 19 quy định này.

3. Đơn vị thí điểm

a) Đối với cấp xã: Chủ tịch xã hoặc Phó chủ tịch xã là chủ tài khoản chịu trách nhiệm về chia sẻ lợi ích cấp xã với sự hỗ trợ của Tổ Giám sát cấp xã theo Điều 19 quy định này.

b) Đối với Ban Quản lý rừng phòng hộ: Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ là chủ tài khoản chịu trách nhiệm về chia sẻ lợi ích ở đơn vị với shỗ trợ của Tổ Giám sát của đơn vị theo Điều 19 quy định này.

c) Nhiệm vụ của chủ tài khoản đơn vị thí điểm

- Chỉ đạo việc triển khai đảm bảo kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ theo Khung giám sát, đánh giá và báo cáo cho PPMU.

- Tổ chức tham vấn, xác định kết quả thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện Kế hoạch REDD+, căn cứ vào các chỉ số trong khung giám sát, đánh giá, tiến hành nghiệm thu và kiến nghị mức hưởng lợi dự kiến.

- Báo cáo kết quả giám sát, nghiệm thu và đề nghị PPMU thẩm định kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ và kiến nghị mức hưởng lợi dự kiến.

- Tiến hành tổ chức chia sẻ lợi ích theo quy định tại văn bản này.

Mục 2. TỔ CHỨC CHIA SẺ LỢI ÍCH

Điều 11. Nguồn tài chính để thí điểm chia sẻ lợi ích

1. Nguồn tài chính để thí điểm chia sẻ lợi ích được bố trí từ nguồn tài trợ không hoàn lại thuộc Chương trình UN-REDD.

2. Kinh phí tối đa dành cho toàn bộ chương trình thí điểm chia sẻ lợi ích là 1.900.000 đô la Mỹ (USD), số tiền cụ thể cho từng lần giải ngân sẽ được quy ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm giải ngân.

Điều 12. Phương thức chia sẻ lợi ích

1. PMU trích 0,5% tổng số kinh phí quy định tại Điều 11 quy định này để chi cho các hoạt động quản lý liên quan đến chia sẻ lợi ích từ REDD+ (giám sát, đánh giá, thẩm tra, ...) ở cấp Trung ương và giữ lại 5,5% tổng kinh phí để xử lý rủi ro theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 15 quy định này.

2. Số tiền còn lại (94%) PMU chuyển về PPMU để chi trả cho các bên tham gia thực hiện REDD+ căn cứ vào các tiêu chí sau:

a) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đưa vào thí điểm chia sẻ lợi ích;

b) Nguồn gốc hình thành rừng: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng. PPMU lập báo cáo diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo nguồn gốc hình thành rừng của các đơn vị thí điểm trong tỉnh tính đến thời điểm lập kế hoạch thí điểm (01/01/2016) và tính đến thời, điểm kết thúc thí điểm (30/6/20L8) và gửi báo cáo cho PMU để tổng hợp theo mẫu chung thống nhất do PMU quy định;

c) Loại hoạt động cụ thể trong Nhóm hoạt động 1;

d) Lượng tăng trưởng của rừng (m3/ha/năm);

đ) Đặc điểm xã hội và môi trường, mức độ khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh. Tất cả các tiêu chí, đặc điểm của tỉnh được thể hiện qua hệ số R điều phối từ Trung ương về tỉnh do PMU xác định.

3. Tính mức hưởng lợi cho tỉnh

Mức hưởng lợi được tính toán dựa vào kết quả các hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 1 (đơn vị tính là lượng tăng trưởng của rừng đo bằng đơn vị m3 gỗ được quy đi ra tấn các-bon-níc tương đương, sau đây ký hiệu là tCO2e) trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các đơn vị thí điểm trong thời gian thí điểm là 2,5 năm với giá là 5 đô la Mỹ/tCO2e.

(Các công thức tính mức hưởng lợi theo Phụ lục 1, 2 đính kèm)

4. Hệ số mặc định và số liệu tra cứu để tính mức hưởng lợi

Căn cứ vào Sổ tay Điều tra quy hoạch rừng (1995), Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của các loài cây chủ yếu (Tiêu chuẩn Ngành 04 - TCN - 66 - 2003), Bảng tra 2 nhân tố (loài cây và đường kính gốc cây bị chặt) để tính thể tích cây bị chặt và Hướng dẫn của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu năm 2006 (sau đây gọi chung là IPCC 2006), một số hệ số mặc định và số liệu tra cứu để tính mức hưởng lợi được quy định cụ thể như sau:

a) Lượng tăng trưởng bình quân trên một năm được quy định đối với từng hoạt động lâm sinh nêu tại Điều 7 như sau:

- Đối với rừng thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ: 2 m3/ha/năm;

- Đối với rừng thực hiện hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: 4 m3/ha/năm;

- Đối với rừng phòng hộ trồng mới: 10 m3/ha/năm đối với rừng trồng ngập mặn; 5 m3/ha/năm đối với rừng trồng cây bản địa khác;

b) Thể tích cây cá lẻ được tính căn cứ vào đường kính gốc chặt rồi sử dụng bảng tra 2 nhân tố (đường kính gốc và nhóm loài).

c) Hệ số chuyển đổi lượng tăng trưởng từ m3 gỗ sang tCO2e đối với rừng tự nhiên là 1,5 và đối với rừng trồng là 1,2.

(Chi tiết căn cứ, công thức toán học và ví dụ tính toán theo Phụ lục 3 đính kèm)

Điều 13. Phân phối nguồn tài chính tại tỉnh thí điểm

Sau khi đã trích để lại ở PMU (6%), toàn bộ số tiền PMU sẽ chuyển cho PPMU (theo kế hoạch giải ngân) được coi là 100% và được sử dụng như sau:

1. PPMU trích lại 10% để thực hiện Nhóm hoạt động 3 (số tiền này được giải ngân trong suốt quá trình thí điểm), trong đó:

a) Cấp tỉnh giữ lại 6% dành để điều phối, vận hành, giám sát đánh giá, giải quyết thắc mắc khiếu nại, phí dịch vụ ngân hàng.

b) PPMU chuyển cho đơn vị thí điểm 4%, để thực hiện các hoạt động quản lý, giám sát, nghiệm thu và báo cáo.

2. Số còn lại 90%, PPMU thực hiện phân phối như sau:

a) Trích tối thiểu 60% tng số tiền nhận được để chi trả cho các đối tượng hưởng lợi trực tiếp thực hiện Nhóm hoạt động 1 của các đơn vị thí điểm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8. số tiền này được quyết toán chi trả tới các đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm.

b) Trích tối đa 30% tổng số kinh phí nhận được để thực hiện Nhóm hoạt động 2 hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lợi gián tiếp thông qua các gói hỗ trợ kỹ thuật, gói đầu tư nhỏ quy định tại Điều 7 và Điều 8. Số tiền này sẽ do PPMU quản lý. Các đơn vị thí điểm có trách nhiệm tham vn các đối tượng hưởng lợi để lập đề xuất, dự toán trình PPMU xem xét, phê duyệt và giải ngân theo quy định của PMU. Trường hợp đơn vị thí điểm không sử dụng s tin này sau khi đã được người hưởng lợi đồng thuận, PPMU chuyển toàn bộ kinh phí này cho đơn vị thí điểm để sử dụng cho Nhóm hoạt động 1 và chi trả cho nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp.

Tỷ lệ cụ thể do PPMU quy định trên cơ sở tham vấn với PMU và các bên liên quan ở cơ sở và căn cứ vào Kế hoạch REDD+ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 14. Chia sẻ lợi ích tới các đơn vị thí điểm và đối tượng hưởng lợi

1. PPMU tính mức hưởng lợi cho các đơn vị thí điểm theo các căn cứ sau:

a) Diện tích rừng đưa vào thực hiện Nhóm hoạt động 1;

b) Loại hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 1, bao gồm quản lý bảo vệ rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng; trồng mới rừng phòng hộ;

c) Nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng): đối với mỗi hoạt động thuộc Nhóm 1;

d) Lượng tăng trưởng của rừng (m3/ha/năm);

đ) Mức độ khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng, đặc trưng về xã hội, môi trường của địa bàn theo quy định thống nhất của PMU;

2. Căn cứ diện tích rừng, loại hoạt động, nguồn gốc hình thành rừng, đặc trưng về xã hội và môi trường, mức độ khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng của đơn vị thí điểm, PPMU xác định mức hưởng lợi của mỗi đơn vị trong tỉnh theo hướng dẫn của PMU.

(Chi tiết công thức, ví dụ và căn cứ tính toán theo Phụ lục 1, 2, 3 đính kèm)

3. PPMU trích phần kinh phí cho Nhóm hoạt động 2 theo Điểm b Khoản 2 Điều 13 và chuyển về đơn vị thí điểm phần kinh phí để thực hiện Nhóm hoạt động 3 như nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều 13. Kết thúc giai đoạn thí điểm, PPMU chuyển số tiền tối thiểu 60% cho các đơn vị thí điểm thực hiện Nhóm hoạt động 1 như nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 để chi trả tới các đối tượng hưởng lợi trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ở đơn vị thí điểm theo Điều 7 và Điều 8 quy định này căn cứ vào các nội dung sau:

a) Diện tích rừng đơn vị thí điểm đưa vào thí điểm không bị khai thác, chặt phá, xâm lấn, cháy hay bị chuyển mục đích sử dụng thì được thanh toán 100% giá trị (có biên bn nghiệm thu).

b) Diện tích rừng đơn vị thí điểm đưa vào thí điểm bị tác động (khai thác, chặt phá, xâm lấn, bị cháy, chuyển mục đích sử dụng không theo quy hoạch) căn cứ vào diện tích rừng bị mất, số cây bị chặt để tính theo các công thức 6, 7, 8 nêu Khoản 4 Điều 12 và phụ lục 1 của Quy định này.

4. Tỷ lệ chia sẻ lợi ích tới các bên tham gia trực tiếp Nhóm hoạt động 1 sẽ căn cứ vào diện tích rừng đưa vào thí điểm chia sẻ lợi ích.

5. Quy định cụ thể về tỷ lệ phân chia, mức phân chia lợi ích cụ thể trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn hoặc nhóm hộ sẽ do cộng đồng hoặc nhóm hộ tự thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đồng thuận.

6. Trường hợp Ban Quản lý rừng phòng hộ tự thực hiện các hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 1, số tiền thanh toán cho kết quả thực hiện do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

7. Các bên trực tiếp thực hiện Nhóm hoạt động 1 và Nhóm hoạt động 2 phải tự kê khai khi bắt đầu thí điểm (01/01/2016) và báo cáo kết quả thực hiện khi kết thúc thí điểm (30/6/2018) theo quy định, sau đó các cấp tiến hành thẩm định, phúc tra, nghiệm thu theo quy định sau:

a) Hệ thống báo cáo, tổng hợp: chủ rừng, người nhận khoán tự khai; đơn vị thí điểm tổng hợp báo cáo PPMU; PPMU tổng hợp báo cáo PMU.

b) Quy trình phúc kiểm kết quả tại thời điểm đánh giá cuối cùng: PMU kiểm tra phúc kiểm PPMU (phúc kiểm 1-2% số lô rừng); PPMU kiểm tra, phúc kiểm đơn vị thí điểm (5-10% số lô rừng); Đơn vị thí điểm kiểm tra 100% diện tích rừng. Ngoài ra, đơn vị thí điểm kiểm tra thường xuyên 06 tháng/lần.

Điều 15. Tạm ứng và quản lý rủi ro

1. Đối với nguồn tài chính cho Nhóm hoạt động 1

a) Các đơn vị, cá nhân lựa chọn các hình thức tạm ứng sau:

- Mở sổ tiết kiệm có điều kiện: đối tượng hưởng lợi được mở stiết kiệm tại ngân hàng với toàn bộ số tiền dự kiến được hưởng (mức hưởng lợi dự kiến) và được tạm ứng phần lãi gửi tiết kiệm 2,5 năm và tối đa 30% tiền gốc, phần tiền còn lại chỉ được rút sau khi có kết quả được đánh giá đạt yêu cầu vào thời điểm kết thúc giai đoạn thí điểm. Việc tạm ứng được thực hiện vào tháng 1 năm thứ hai của giai đoạn thí điểm chia sẻ lợi ích.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ, UBND cấp xã được tạm ứng 50% tổng mức hưởng lợi dự kiến của đơn vị mình ngay trong năm đầu tiên thí điểm và chịu trách nhiệm về khoản ứng này trên cơ sở có phương án chi tiết về quản lý nguồn tạm ứng được PPMU chấp thuận.

b) Các tổ chức, cá nhân được tạm ứng tiền từ nguồn tài chính REDD+ với các hình thức khác nhau quy định tại Điểm a khoản này phải có kế hoạch sử dụng hoặc cam kết sử dụng đúng mục đích. Trường hợp kết quả thực hiện các hoạt động của các tổ chức, cá nhân không đạt được như dự kiến, stiền tạm ứng vượt quá mức thực tế được nhận, tổ chức, cá nhân nhận tạm ứng phải hoàn trả số tiền chênh lệch đó cho Chương trình UN-REDD khi kết thúc giai đoạn thí điểm.

2. Đối với nguồn tài chính cho Nhóm hoạt động 2

Nguồn tài chính cho Nhóm hoạt động 2 được giải ngân và sử dụng trong giai đoạn thí điểm. PPMU chuyển tiền đến các đơn vị thí điểm sau khi gói hỗ trợ kỹ thuật hoặc gói đầu tư nhỏ được PPMU phê duyệt, theo hai (02) giai đoạn:

a) Giai đoạn 1: 70% tổng số kinh phí được cấp, chậm nhất là 03 tháng sau khi gói hỗ trợ kỹ thuật hoặc gói đầu tư nhỏ được phê duyệt.

b) Giai đoạn 2: 30% còn lại của tổng số tiền được giải ngân sau khi có biên bản nghiệm thu đáp ứng yêu cầu và theo dự toán được duyệt.

3. Đối với nguồn tài chính cho Nhóm hoạt động 3

PMU, PPMU và đơn vị thí điểm lập dự toán hàng năm để tổ chức triển khai thí điểm chia sẻ lợi ích gắn với Kế hoạch REDD+, bao gồm các hoạt động điều phối; giám sát, đánh giá, nghiệm thu, phúc tra, thẩm tra, báo cáo; giải quyết khiếu nại, hòa giải; dịch vụ ngân hàng...

4. Đối với nguồn quản lý rủi ro

a) Khoản kinh phí dự phòng rủi ro (5,5%), PMU dùng để hỗ trợ các đơn vị thuộc tỉnh thí điểm khắc phục thiệt hại do các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng gây ra như thiên tai (gió bão, sạt lở đất, hạn hán kéo dài...).

b) Khi xảy ra thiệt hại, các đơn vị thí điểm căn cứ tình hình thiệt hại, lập phương án hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài gửi PPMU để trình PMU quyết định.

c) Kết thúc giai đoạn thí điểm, nếu khoản kinh phí dự phòng rủi ro không sử dụng hết sẽ được dùng để đánh giá, tổng kết công tác thí điểm, tổ chức khen thưởng hoặc cho các hoạt động khác có liên quan do PMU quyết định.

Điều 16. Tổ chức giải ngân

1. Đối với cấp tỉnh

Căn cứ vào kế hoạch hàng năm của PPMU được PMU duyệt, PPMU mở tài khoản tiếp nhận số tiền do PMU chuyển đến để tổ chức triển khai thí điểm chia sẻ lợi ích trên địa bàn tỉnh.

2. Đối với đơn vị thí điểm

Các đơn vị thí điểm là UBND cấp xã và Ban Quản lý rừng phòng hộ mở tài khoản để tiếp nhận số tiền do PPMU chuyển đến thông qua hệ thống ngân hàng. Việc giải ngân sẽ căn cứ vào tiến độ kế hoạch hàng năm của đơn vị được PPMU duyệt để thực hiện Kế hoạch REDD+. Ngân hàng căn cứ vào lệnh chuyển tiền của PPMU để giải ngân tới các đơn vị thí điểm.

3. Đối với người hưng lợi

a) Đối với hình thức trực tiếp

- Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể mở tài khoản hoặc sổ tiết kiệm có điều kiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh gần nhất.

- Ngân hàng sẽ trả tiền trực tiếp cho người hưởng lợi là tổ chức (UBND cấp xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ) theo đề nghị của PPMU.

- Ngân hàng sẽ trả tiền trực tiếp cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân theo đề nghị của UBND cấp xã.

- Ngân hàng trả tiền cho cộng đồng dân cư thôn là chủ rừng thông qua UBND xã. Cộng đồng dân cư thôn tự tổ chức việc phân chia số tiền nhận được cho các thành viên của cộng đồng theo nguyên tắc đồng thuận.

- Hộ hoặc đại diện nhóm hộ nhận khoán nhận tiền trực tiếp từ bên giao khoán theo biên bản nghiệm thu.

b) Đối với hình thức gián tiếp

- UBND cấp xã sẽ mở tài khoản riêng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh gần nhất để tiếp nhận nguồn tài chính từ PPMU để thực hiện các gói hỗ trợ kỹ thuật, gói đầu tư nhỏ đã được PPMU phê duyệt.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ khi có đề nghị của người dân - những người hưởng lợi gián tiếp, mới trực tiếp nhận tiền để thực hiện các gói hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 2.

Mục 3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng hưởng lợi trực tiếp

1. Quyền

a) Được tham vấn khi xây dựng và thực hiện Kế hoạch REDD+; được hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật khi thực hiện các nhóm hoạt động;

b) Được cung cấp trước và đầy đủ thông tin liên quan đến việc chia sẻ lợi ích, tham gia bình đẳng vào quá trình ra quyết định về chia sẻ lợi ích;

c) Được hưởng lợi ích tương ứng với kết quả công việc đã thực hiện và trách nhiệm được giao;

d) Được quyền khiếu nại và nhận thông tin phản hồi trực tiếp khi có nhưng mâu thuẫn, bất cập phát sinh và được phản hồi theo quy định;

2. Nghĩa vụ

a) Thực hiện nghiêm túc các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng nêu trong Kế hoạch REDD+ phù hợp với quy định của pháp luật;

b) Đảm bảo các kết quả như đề ra trong Kế hoạch REDD+ và cam kết;

c) Tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài chính cho việc thực hiện Kế hoạch REDD+ và chia sẻ lợi ích;

d) Giám sát, kiểm tra chéo việc thực hiện Kế hoạch REDD+, thực hiện đầy đủ các chỉ số của các biện pháp đảm bo an toàn;

đ) Phát hiện, báo cáo và ngăn chặn kịp thời đối với những người bên ngoài vào phá rừng, xâm hại rừng trên địa bàn;

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng hưởng lợi gián tiếp

1. Quyền

a) Được tham vấn khi xây dựng Kế hoạch REDD+, trực tiếp xây dựng các gói hỗ trợ kỹ thuật, gói hỗ trợ đầu tư nhỏ;

b) Được trực tiếp tham gia và hưởng lợi tcác gói hỗ trợ kỹ thuật, gói hỗ trợ đầu tư nhỏ;

c) Được phản ánh, khiếu nại khi có những mâu thuẫn, bất cập phát sinh và được phản hồi theo quy định;

2. Nghĩa vụ

a) Tuân thủ nghiêm túc pháp luật bảo vệ và phát triển rừng;

b) Sử dụng đúng mục đích các gói hỗ trợ kỹ thuật, gói đầu tư nhỏ đã được PPMU phê duyệt;

c) Tham gia giám sát, kiểm tra chéo việc thực hiện Kế hoạch REDD+, các gói hỗ trợ kỹ thuật, gói đầu tư nhỏ;

d) Phát hiện, báo cáo và tham gia ngăn chặn kịp thời đối với những vi phạm khi triển khai Chương trình UN-REDD trên địa bàn;

Mục 4. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 19. Giám sát, đánh giá, phúc tra, nghiệm thu và báo cáo

1. Giám sát, đánh giá ở cấp tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban Giám sát, đánh giá cấp tỉnh, gồm đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển ng thôn, cán bộ giám sát đánh giá và cán bộ lâm nghiệp của PPMU, các cán bộ hỗ trợ của PPMU, đại diện các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong tỉnh và chuyên gia đánh giá độc lập (nếu cần).

b) Nhiệm vụ của Ban Giám sát, đánh giá cấp tỉnh

- Tiến hành giám sát, đánh giá, nghiệm thu hoặc tổ chức đánh giá độc lập kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ theo Khung Giám sát và đánh giá.

- Tổng hợp báo cáo PPMU kết quả giám sát, đánh giá, nghiệm thu và xác định mức độ đóng góp của các đơn vị thí điểm đối với việc thực hiện PRAP theo hệ thống chỉ số giám sát, đánh giá kết quả đầu ra theo quy định.

2. Giám sát, đánh giá ở đơn vị thí điểm

a) cấp xã: Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã thành lập Tổ Giám sát, gồm đại diện HĐND xã, kiểm lâm địa bàn; tổ chức, đoàn thể cấp xã, thôn; đại diện chủ rừng và đại diện các bên nhận khoán bảo vệ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia thực hiện Kế hoạch REDD+. Số lượng thành viên Tổ Giám sát tối đa là năm (05) người.

b) Ở Ban Quản lý rừng phòng hộ: Trưởng ban Ban Quản lý rừng phòng hộ thành lập Tổ Giám sát, gồm đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ, kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã, đại diện HĐND xã có các hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn ký hợp đồng khoán quản lý, bảo vệ rừng với Ban Quản lý rừng phòng hộ, kiểm lâm địa bàn; các tổ chức, đoàn thể cấp xã. số lượng thành viên Tổ Giám sát tối đa là năm (05) người.

Tổ Giám sát ở đơn vị thí điểm được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của Ban Giám sát, đánh giá cấp tỉnh và chuyên gia đánh giá độc lập (nếu cần).

c) Nội dung giám sát

- Tiến hành giám sát nội bộ quá trình thực hiện Kế hoạch REDD+ theo khung giám sát cấp cơ sở và theo hệ thống chỉ số giám sát hoạt động dành cho cấp cơ sở.

- Giúp cơ quan quản lý các cấp nắm bắt và đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ và những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện để có biện pháp điều chỉnh thích hợp và kịp thời.

- Đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch được duyệt, xác định các yếu tố, nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới quá trình thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch đề ra.

- Việc giám sát nội bộ được thực hiện thường xuyên; đảm bảo tính công khai, minh bạch về kết quả giám sát; phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát.

3. Thẩm tra, phúc tra, nghiệm thu, báo cáo

a) PMU thẩm tra kết quả của tỉnh (tỷ lệ 1-2%), PPMU phúc tra, nghiệm thu kết quả của đơn vị thí điểm (tỷ lệ 5-10%), Tổ Giám sát ở đơn vị thí điểm nghiệm thu kết quả của các bên tham gia ở cơ sở.

b) Sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm (vào ngày 30/6/2018), TGiám sát ở đơn vị thí điểm nghiệm thu và báo cáo kết quả thực hiện lên UBND xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ để chính thức nghiệm thu kết quả thực hiện Nhóm hoạt động 1 và Nhóm hoạt động 2.

c) Các bên tham gia trực tiếp Nhóm hoạt động 1 và Nhóm hoạt động 2 tự kê khai, báo cáo kết quả thực hiện bằng các chỉ số nêu trong Khung Giám sát và đánh giá Kế hoạch REDD+ phục vụ cho quá trình chia sẻ lợi ích dựa vào kết quả. UBND cấp xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ tổng hợp, báo cáo PPMU để tiến hành phúc tra và gửi PMU để thẩm tra.

4. Cung cấp thông tin cho các bên liên quan

a) Các bên tham gia được cung cấp trước và đầy đủ thông tin ở dạng dhiểu khi xây dựng và thực hiện Kế hoạch REDD+ gắn với chia sẻ lợi ích.

b) Đơn vị thí điểm thiết lập cơ chế cung cấp thông tin cho các bên tham gia, bảo đảm tính chính xác, kịp thời và có địa chỉ chịu trách nhiệm vế việc cung cấp thông tin.

c) Thông tin được cung cấp theo cơ chế mở, minh bạch và được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ.

d) Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của các bên liên quan.

Điều 20. Giải quyết thắc mắc, khiếu nại

1. Về tổ chức

a) Ở cấp thôn

Sử dụng thòa giải ở thôn, quy chế dân chủ cơ sở, ban thanh tra nhân dân, hướng dẫn chung về giải quyết khiếu nại, hòa giải và phản hồi của Chương trình UN-REDD và Dự án Chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+ ở Việt Nam để hòa giải các thắc mắc liên quan đến chia sẻ lợi ích từ REDD+.

b) Ở cấp xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ

- Ban hòa giải cấp xã hiện có hoặc phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ giải quyết các thắc mắc liên quan đến chia sẻ lợi ích từ REDD+ phù hợp với Luật Hòa giải cơ sở.

- Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định thành lập Tổ giải quyết khiếu nại chung giữa xã và Ban Quản lý rừng phòng hộ. Thành phần của Tổ giải quyết khiếu nại chung gồm những người không có lợi ích liên quan đến REDD+ và có sự tham gia của đại diện tổ chức chính trị-xã hội cấp xã, đó là đại diện Ban Hòa giải xã, cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý rừng phòng hộ, đại diện Mặt trận Tổ quốc xã, Đại diện tổ chức Công đoàn của Ban Quản lý rừng phòng hộ. Số lượng thành viên tối đa là năm (05) người.

- Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật ở cấp xã; Trưởng ban Ban Quản lý rừng phòng hộ quyết định thành lập Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ để hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho Tổ Hòa giải ở thôn, Ban Hòa Giải cấp xã, Tổ giải quyết khiếu nại chung. Thành phần của Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật gồm ba (03) người, bao gồm cán bộ lâm nghiệp, cán bộ tư pháp, kiểm lâm địa bàn. Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật ở cấp xã và Tổ giải quyết khiếu nại chung có nhiệm vụ cung cấp và làm rõ thông tin khi người dân có yêu cầu, tiếp nhận phản hi, hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình giải quyết thắc mắc, khiếu nại, tham mưu cho UBND xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ để giải quyết vụ việc đảm bảo tính trung thực, minh bạch, khách quan, hiệu qu.

c) Ở cấp tỉnh

PPMU chỉ định một công chức kiêm nhiệm tại PPMU làm đầu mối và thông báo cho các đơn vị thí điểm địa chỉ liên lạc để tiếp nhận, thẩm tra và giải quyết khiếu nại liên quan đến chia sẻ lợi ích của chương trình UN-REDD.

2. Về cách thức giải quyết

a) Ở cấp thôn

- Tổ hòa giải có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại và tổ chức hòa giải. Nếu thấy vụ việc không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì hướng dẫn người có yêu cầu đến gặp người, cơ quan có trách nhiệm giải quyết.

- Trường hợp không biết rõ người hoặc cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu đó thì có thể tham khảo ý kiến Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cấp xã trước khi đưa ra hướng dẫn hoặc hướng dẫn người có yêu cầu liên hệ với Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cấp xã để được hướng dẫn cụ thể.

b) Ở cấp xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ

- Nhóm hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật tiếp nhận yêu cầu trực tiếp của người dân hoặc của Ttrưởng Tổ hòa giải, phân loại và ghi vào Stheo dõi hoạt động, trực tiếp trả lời, giải đáp ngay những thc mc hoặc hẹn lịch trả lời đi với những vấn đề cần xin ý kiến hoặc trao đổi trước khi trả lời;

- Phân công cán bộ hỗ trợ pháp lý hoặc kỹ thuật cho hòa giải viên trong những vụ việc hòa giải cụ thể khi có yêu cầu; chuyển những yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị, khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết hoặc hướng dẫn người yêu cầu, khiếu nại đến đúng địa chỉ của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo kịp thời kết quả giải quyết cho đương sự biết;

- Chuẩn bị nội dung báo cáo Chủ tịch UBND và đề xuất với Văn phòng HĐND đưa nội dung chất vấn vào chương trình kỳ họp của HĐND trong kỳ họp gần nhất để có giải pháp xử lý dứt điểm vụ việc chưa được giải quyết.

c) Ở cấp tỉnh

- PPMU tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại liên quan tới chia sẻ lợi ích thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình, báo cáo kết quả cho PMU; thông báo kết quả cho UBND xã và các bên liên quan.

- Trường hợp vượt thẩm quyền, PPMU báo cáo PMU để giải quyết hoặc đề nghị bên có khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước và vai trò chủ đầu tư đối với việc tổ chức triển khai quyết định này.

2. Chỉ đạo PMU xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện quyết định này theo thẩm quyền.

3. Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích và đxuất, kiến nghị làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách về chia sẻ lợi ích từ REDD+ áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

Điều 22. Trách nhiệm của PMU

1. Tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện quyết định này, bao gồm: mẫu quyết định lựa chọn địa điểm thí điểm; hướng dẫn xây dựng Kế hoạch REDD+; mẫu khung giám sát và đánh giá kế hoạch REDD+; mẫu biên bản nghiệm thu kết quả hoạt động REDD+; kế hoạch chia sẻ lợi ích; trình tự, thủ tục giải ngân, thanh quyết toán kinh phí thí điểm; mẫu báo cáo kết quả thực hiện thí điểm.

2. Bố trí nguồn tài chính đầy đủ, kịp thời để thực hiện thí điểm tại 6 tỉnh thuộc Chương trình UN-REDD.

3. Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát, thẩm tra, báo cáo kết quả thực hiện thí điểm của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

4. Tổ chức đánh giá, đúc rút kinh nghiệm với 6 tỉnh thí điểm và báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thí điểm chia sẻ lợi ích.

Điều 23. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh

1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức lựa chọn địa bàn thí điểm, trong việc phối hợp với các Sở, Ban, ngành và UBND cấp huyện cung cấp thông tin dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, về thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp địa bàn thí điểm chia sẻ lợi ích trên phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của PMU.

2. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giám sát đánh giá việc thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích tại địa bàn tỉnh theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của PMU.

2. Tổ chức đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về thí điểm chia sẻ lợi ích trên địa bàn tỉnh và đưa ra khuyến nghị..

Điều 24. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc tỉnh thí điểm

1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện thí điểm chia sẻ lợi ích tại địa bàn tỉnh theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của PMU. Tổ chức lựa chọn đơn vị thí điểm, cung cấp thông tin dữ liệu về tình hình phát triển, kinh tế-xã hội, về thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp ở địa bàn thí điểm chia sẻ lợi ích trên phạm vi địa bàn tnh theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của PMU.

2. Thành lập Ban Giám sát, đánh giá; phối hợp với các Sở, ban ngành của tnh để hỗ trợ PPMU thực hiện kế hoạch thí điểm chia sẻ lợi ích REDD+ và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thí điểm của tỉnh.

Điều 25. Trách nhiệm của PPMU

1. Tổ chức thí điểm chia sẻ lợi ích tại tỉnh theo quy định này và hướng dẫn của PMU theo sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hướng dẫn các đơn vị thí điểm xây dựng và thực hiện Kế hoạch REDD+ có lồng ghép nội dung chia sẻ lợi ích và các hồ sơ, biểu mẫu liên quan theo quy định của PMU.

3. Thẩm định, phúc tra, nghiệm thu, thanh toán dựa trên kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ theo báo cáo của Ban Giám sát, đánh giá và của nhóm chuyên gia đánh giá độc lập nếu cần.

4. Xác định mức đóng góp của Kế hoạch REDD+ trong việc thực hiện các mục tiêu, kết quả thông qua các chỉ số của Khung giám sát, đánh giá.

5. Cử cán bộ đầu mối tiếp nhận giải quyết khiếu nại; thường xuyên giám sát, chỉ đạo và cử cán bộ thúc đẩy xuống phối hợp với UBND cấp xã hoặc Ban Quản lý rừng phòng hộ trong quá trình thí điểm chia sẻ lợi ích.

6. Tổng hợp kết quả thí điểm chia sẻ lợi ích, báo cáo PMU và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo UBND cấp tỉnh theo quy định.

Điều 26. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Phối hợp với PPMU lựa chọn địa bàn thí điểm, cung cấp thông tin dữ liệu về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, về thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp ở địa bàn thí điểm chia sẻ lợi ích trên phạm vi địa bàn huyện theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của PMU.

2. Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác chỉ đạo, giám sát, giải quyết khiếu nại trong quá trình thí điểm chia sẻ lợi ích tại các đơn vị thí điểm chia sẻ lợi ích trên địa bàn huyện theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của PMU.

Điều 27. Trách nhiệm của UBND cấp xã và Ban Quản lý rừng phòng hộ nơi thực hiện thí điểm

1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch REDD+; Kế hoạch chia sẻ lợi ích.

2. Tổ chức giám sát nội bộ và trực tiếp giải quyết các vi phạm liên quan đến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.

3. Phối hợp với Ban Giám sát, đánh giá của PPMU thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát, nghiệm thu kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+.

4. Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã, cộng đồng người dân trong các thôn tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch REDD+.

5. Tiến hành hòa giải và phản hồi cho người dân, giải quyết các khiếu nại liên quan đến chia sẻ lợi ích ở cấp cơ sở.

6. Hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch REDD+ và nội dung thí điểm chia sẻ lợi ích theo quy định tại Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng để báo cáo;
- Các Vụ: TCCB, PC, HTQT, KH, TC, KHCN&MT, Thanh tra Bộ;
- UBND các tỉnh thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC 1.

CÁC CÔNG THỨC TÍNH MỨC HƯỞNG LỢI
(Kèm theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với tỉnh thí điểm

Mức hưởng lợi cho 1 tỉnh trong cả giai đoạn thí điểm

=

Tổng số tiền được nhận thuần túy dựa vào kết quả Nhóm hoạt động 1

x

Hệ số điều chỉnh mức chia sẻ lợi ích của tỉnh đó

(1)

 

Tổng số tiền tỉnh được nhận thuần túy dựa vào kết quả Nhóm Hoạt động 1

=

Tổng số tiền tỉnh nhận được từ kết quả quản lý, bảo vệ rừng

+

Tổng số tiền tỉnh nhận được từ kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

+

Tổng số tiền tỉnh nhận được từ kết quả trồng rừng phòng hộ

-

Tổng số tiền bị trừ do lượng m3 gỗ bị mất vì mất rừng và vì chặt cây cá lẻ

(2)

 

Tổng số tiền tỉnh nhận được từ kết quả quản lý, bảo vệ rừng

=

Diện tích rừng đưa vào quản lý, bảo vệ còn được giữ lại đến thời điểm kết thúc thí điểm (ha)

x

Lượng tăng trưởng bình quân năm quy ra tấn CO2 tương đương (tCO2/ha/năm)

x 2,5 năm

x

Giá một tấn CO2 tương đương (5USD/tCO2)

(3)

 

Tổng số tiền tỉnh nhận được từ kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

=

Diện tích rừng đưa vào khanh nuôi xúc tiến tái sinh còn được giữ lại đến thời điểm kết thúc thí điểm (ha)

x

Lượng tăng trưởng bình quân năm quy ra tấn CO2 tương đương (tCO2/ha/năm)

x 2,5 năm

x

Giá một tấn CO2 tương đương (5USD/tCO2)

(4)

 

Tổng số tiền tỉnh nhận được từ kết quả trồng rừng phòng hộ

=

Diện tích rừng trồng phòng hộ mới còn được giữ lại đến thời điểm kết thúc thí điểm (ha)

x

Lượng tăng trưởng bình quân năm quy ra tấn CO2 tương đương (tCO2/ha/năm)

x 2,5 năm

x

Giá một tấn CO2 tương đương (5USD/tCO2)

(5)

 

Tổng số tiền bị trừ do lượng m3 gỗ bị mất vì mất rừng và chặt cây cá lẻ

=

Tổng số tiền bị trừ do lượng m3 gỗ bị mất vì mất rừng

+

Tổng số tiền bị trừ do lượng m3 gỗ bị mất vì chặt cây lá lẻ

(6)

 

Tổng số tiền bị trừ do lượng m3 gỗ bị mất vì mất rừng

=

Tổng diện tích rừng bị mất trong thời gian thí điểm (ha)

x

Trữ lượng rừng bị mất quy ra tấn CO2 tương đương (tCO2/ha) tại thời điểm bắt đầu thí điểm

x

Giá một tấn CO2 tương đương (5USD/tCO2)

(7)

 

Tổng số tiền bị trừ do lượng m3 gỗ bị mất vì chặt cây cá lẻ

=

Tổng lượng m3 gỗ bị mất khi chặt cây cá lẻ quy ra CO2 tương đương (tCO2)

x

Giá một tấn CO2 tương đương (5USD/tCO2)

(8)

 

Hệ số điều chỉnh mức hưởng lợi cho 1 tỉnh

=

Hệ số về xã hội-vùng dân tộc thiểu số

x

Hệ số về môi trường-nguồn gốc hình thành rừng

x

Hệ số về mức độ khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng

(9)

Hệ số điều chỉnh mức hưởng lợi R của các tỉnh phải có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 1 (R≤1). Nếu hệ số R<1, số tiền dư ra không chia hết, PMU sẽ bổ sung cho phần quản lý rủi ro của các tỉnh khi cần thiết.

2. Đối với đơn vị thí điểm

Tổng mức hưởng lợi thực tế từ các kết quả thực hiện Nhóm Hoạt động 1 của đơn vị trong cả giai đoạn thí điểm

=

Tổng số tiền của đơn vị có thể nhận dựa vào kết quả Nhóm Hoạt động 1

x

Hệ số điều chỉnh mức chia sẻ lợi ích của đơn vị đó

(10

Cách tính tương tự như trên nhưng áp dụng đối với đơn vị thí điểm.

Hệ số điều chỉnh mức chia sẻ lợi ích R của các đơn vị thí điểm phải có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 1. Nếu hệ số R <1, số tiền dư ra không chia hết, PPMU sẽ để lại sử dụng cho việc khen thưởng cho các đơn vị của tỉnh sau khi được PMU chấp thuận.

 

PHỤ LỤC 2.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỨC HƯỞNG LỢI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG KHUÔN KHỔ CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD
(Kèm theo Quyết định số 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Một số vấn đề chung

Tổng số có 3 cấp cần xác định mức hưởng lợi, bao gồm: cấp tỉnh, cấp đơn vị thí điểm và nội bộ đơn vị thí điểm.

Mức hưởng lợi được tính toán trên cơ sở tổng lượng m3 gỗ tăng thêm sau cả giai đoạn thí điểm là 2,5 năm được quy ra tấn CO2 tương đương (tCO2e).

Các kết quả của Nhóm hoạt động 1 được tính quy ra lượng m3 gỗ tăng trưởng bình quân năm và để đơn giản trong tính toán mức hưởng lợi, một số dữ liệu được coi là mang tính phổ quát cho rừng Việt Nam và được mặc định theo hướng dẫn của IPCC 2006 (như lượng tăng trưởng bình quân năm của từng loại rừng (lv), khối lượng riêng của gỗ (D), hệ số chuyển đổi sinh khối (BEF1), tỷ lệ sinh khối rễ so với ngọn (R), hệ số các bon (CF), hệ số chuyển đổi các-bon sang CO2).

Để dự tính lượng tCO2e trung bình hàng năm sử dụng các công thức của IPCC 2006 như sau:

m = Gtổng x CF x 44/12

(1)

Gtổng = Gw x (1+R)

(2)

Gw = lv x D x BEF1

(3)

 

m = (lv x D x BEF1) x (1+R) x CF x 44/12

(4)

Trong đó:

Gtng: Tổng lượng tăng trưởng trung bình sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất hàng năm (m3)

Gw: Lượng tăng trưởng trung bình sinh khối trên mặt đất hàng năm

m: Lượng tCO2e trung bình hàng năm (tCO2e)

lv: Lượng tăng trưởng trung bình hàng năm của rừng (m3)

D: Khối lượng riêng của gỗ: Rừng tự nhiên = 0,55 (mặc định);

Rừng trồng = 0,5 (mặc định).

BEF1: Hệ số chuyển đổi sinh khối: Rừng tự nhiên =1,3 (mặc định);

Rừng trồng =1,2 (mặc định).

R: Tỷ lệ sinh khối rễ so với sinh khối thân = 0,2 (mặc định).

CF: Hệ số các bon = 0,47 (mặc định).

44/12 = 3,67 (mặc định).

Khi đó 1 m3 gỗ rừng tự nhiên tính ra tCO2e theo công thức (4) sẽ bằng:

(1 x 0,55 x 1,3) x (1+0,2) x 0,47 x 3,67 = 1,48 (tCO2e) (5)

Và 1 m3 gỗ rừng trồng tính ra tCO2e sẽ bằng:

(1 x 0,5 x 1,2) x (1+0,2) x 0,47 x 3,67 = 1,24 (tCO2e) (6)

Để đơn giản trong tính toán và thuận lợi trong thí điểm chia sẻ lợi ích, các công thức tính mức hưởng lợi sẽ làm tròn số tỷ lệ nêu trong công thức (5) và (6) và lấy giá thống nhất đối với tCO2e, cụ thể:

- Quy đổi 1 m3 gỗ tăng trưởng bình quân năm tương đương với 1,5 tCO2e đối với rừng tự nhiên và 1,2 tCO2e đối với rừng trồng, tính cả sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất.

- Tạm lấy giá một tCO2e đưa vào tính toán là 5 USD, tương tự như tính toán của Quỹ Các-bon Lâm nghiệp của Ngân hàng thế giới.

Việc xác định mức hưởng lợi cho các cấp được thực hiện như sau:

2. Chia slợi ích từ Trung ương về Tỉnh

Để dự tính tổng kinh phí cho thí điểm chia sẻ lợi ích ở tỉnh, PMU sẽ căn cứ vào diện tích rừng và đất lâm nghiệp, nguồn gốc hình thành rừng và các loại hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 1 của các đơn vị được lựa chọn thí điểm chia sẻ lợi ích của tỉnh để dự kiến lượng tăng trưởng của rừng; xem xét đến các đặc điểm xã hội, môi trường cũng như mức độ khó khăn trong việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của tỉnh, được thể hiện dưới dạng Hệ số R của tỉnh (R1).

Tổng số tiền tỉnh thí điểm sẽ nhận được khi kết thúc giai đoạn thí điểm chia sẻ lợi ích sẽ được tính toán cụ thể dựa trên kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ của các đơn vị thí điểm trong tỉnh và đặc điểm xã hội, môi trường cũng như mức độ khó khăn trong việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, được thể hiện dưới dạng Hệ số R của tỉnh. Nếu hệ số R <1, số tiền dư ra không chia hết, PMU sẽ để lại dự phòng bổ sung cho phần quản lý rủi ro của các tỉnh.

Tổng số tiền dự kiến một tỉnh nhận được tính theo công thức sau:

Ti = Ri.Tkqi

(7)

Trong đó:

Ti: Số tiền tỉnh i nhận được sau khi đã tính hệ số điều chỉnh Ri cho tỉnh i

I: Số thứ tự tỉnh thí điểm (từ 1-6)

Ri: Hệ số điều chỉnh của tỉnh i, trên cơ sở các đặc trưng về xã hội và môi trường và mức độ khó khăn trong quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh, tính theo công thức:

Ri = Ri1.Ri2.Ri3

(8)

Trong đó: Ri1: Đặc trưng xã hội - Dân tộc thiểu số

Ri2: Đặc trưng về môi trường - nguồn gốc hình thành rừng

Ri3: Mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng

Hệ số thành phần R của tỉnh i được xác định theo Bảng 01 sau đây.

Bảng 01: Hệ số thành phần Ri xác định mức chia sẻ lợi ích cho tnh i

Nhóm yếu tố tác động

Ký hiệu hệ số Ri

Yếu tế tác động/hệ sthành phần

Nguồn thông tin

Xã hội

Ri1

Dân tộc thiểu số (DTTS):

- Các địa bàn thí điểm có đa số người dân là DTTS: 1,00

- Các địa bàn thí điểm có DTTS nhưng không chiếm đa số: 0,95

- Các địa bàn thí điểm không có DTTS: 0,90

Theo niên giám thống kê của tỉnh

Môi trường

Ri2

Nguồn gốc rừng:

- Các địa bàn có tất cả diện tích RTN đưa vào thí điểm: 1,00

- Các địa bàn có đa số diện tích RTN đưa vào thí điểm: 0,95

- Các địa bàn hoàn toàn chỉ có diện tích rừng trồng phòng hộ đưa vào thí điểm: 0,90

Theo cơ sở dữ liệu của Tổng cục Lâm nghiệp

Mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng

Ri3

- Tỉnh thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng nghiêm trọng và sẽ có nguy cơ bị mất rừng và/hoặc suy thoái rừng cao: 1,00

- Tỉnh thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng chưa nghiêm trọng nhưng sẽ có nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng cao: 0,95

- Tỉnh thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng không nghiêm trọng và nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng không cao: 0,90

Theo báo cáo nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng của tỉnh và phân tích của các chuyên gia độc lập, các nhà quản lý, căn cứ vào diện tích rừng, số lượng lâm sản khai thác trái phép, số vụ vi phạm, loại rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Tkqi- Tổng số tiền tỉnh i có thể nhận thuần túy dựa vào kết quả thực hiện Nhóm hoạt động 1 (chưa tính hệ số Ri) cho cả thời gian thí điểm (USD), và được tính như sau:

Tkqi = (Tkq1i+Tkq2i+Tkq3i) - Tkq4i

(9)

Trong đó:

Tkq1i: Tổng số tiền tỉnh i có thnhận từ kết quả quản lý, bảo vệ rừng (USD) cho cả giai đoạn thí điểm là 2,5 năm, trong đó:

Tkq1i= (S11i-S12i) x 2m3/ha/năm x 1,5tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5 USD/tCO2e

(10)

S11i: Tổng diện tích tỉnh i đưa vào quản lý, bảo vệ rừng của các đơn vị trong tỉnh tại thời điểm bắt đầu thí điểm chia sẻ lợi ích (ha)

S12i: Tổng diện tích tỉnh i đưa vào quản lý bảo vệ rừng bị mất (ha) trong thời gian thí điểm (2,5 năm)

Tkq2i: Tổng số tiền tỉnh i có thnhận từ kết quả khoanh nuôi XTTS

Tkq2i = (S21i-S22i) x 4m3/ha/năm x 1,5tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5 USD/tCO2e

(11)

S21i: Tổng diện tích tỉnh i đưa vào khoanh nuôi XTTS của các đơn vị trong tỉnh tại thời điểm bắt đầu thí điểm (ha)

S22i: Tổng diện tích tỉnh i đưa vào khoanh nuôi XTTS bị mất trong thời gian thí điểm (ha)

Tkq3i: Tổng số tiền tỉnh i có thể nhận từ kết quả trồng mới rừng phòng hộ

Tkq3i= (S31i-S32i) x 5m3/ha/năm x 1,2tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5 USD/tCO2e

(12)

Đối với rừng phòng hộ là rừng ngập mặn, tính riêng theo công thức:

Tkq3i=(S31i-S32i) x 10m3/ha/năm x 1,2tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5 USD/tCO2e

(12a)

S31i: Tổng diện tích tỉnh i đưa vào trồng mới rừng phòng hộ tại thời điểm bt đầu thí điểm (ha)

S32i: Tổng diện tích tỉnh i trồng mới rừng phòng hộ bị mất trong thời gian thí điểm (ha)

Tkq4i: Tổng số tiền tỉnh i bị trừ do khối lượng gỗ bị mất vì chặt trắng và chặt cây cá lẻ trong thời gian thí điểm (USD)

Tkq4i = Tkq41i + Tkq42i

(13)

Tkq41i: Tng số tiền tnh i bị trừ do khối lượng gỗ bị mất vì chặt trắng

Tkq41i= V41i x 1,5 tCO2e/m3 x 5 USD/tCO2e

(14)

V41i: Tổng lượng gỗ bị mất vì chặt trắng ở tỉnh i (m3)

V41i = Σ(S4im x Mim)

(15)

S4im: Diện tích rừng thứ m bị chặt trắng ở tỉnh i trong thời gian thí điểm (ha)

Mim: Trữ lượng rừng thứ m bị chặt trắng ở tỉnh i (m3/ha)

Tkq42i: Tổng số tiền tỉnh i bị trừ do lượng gỗ bị mất vì chặt cây cá lẻ

Tkq42i = V42i x 1,5 tCO2e/m3 x 5 USD/tCO2e

(16)

V42i: Tổng trữ lượng gỗ bị mất do chặt cây cá lẻ ở tỉnh i (m3).

Ví dụ tính toán cụ thể được nêu ở Bảng 02.

 

Bảng 02: Ví dụ tính mức chia sẻ lợi ích tới tỉnh i (Ti)

Thông tin đầu vào

hiệu

Giá trị

Kết quả tính toán

Tất cả địa bàn thí điểm có đa số người dân là DTTS

Ri1

1,00

Ri = Ri1.Ri2.Ri3

Ti = Ri.Tkqi = 0,95 x 256.500

Ti = 243.675 (USD)

 

Đa sdiện tích RTN đưa vào thí điểm

Ri2

1,00

Ri = 1,00 x 1,00 x 0,95

Tỉnh thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng chưa nghiêm trọng nhưng sẽ có nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng cao

Ri3

0,95

Ri = 0,95

Tng diện tích đưa vào quản lý, bảo vệ rừng của các đơn vị trong tỉnh khi bắt đầu thí điểm chia sẻ lợi ích

S11i

5.000 ha

Tkq1i= (S11i-S12i) x 3tCO2e/ha/năm x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

= (5.000-100) x 3 x 2,5 x 5

= 183.750 (USD)

Tkqi = (Tkq1i+Tkq2i+Tkq3i) -Tkq4i

Tkqi = (183.750 + 59.250 + 15.000)-1.500

Tkqi = 256.500 (USD)

Tổng diện tích quản lý, bảo vệ rừng bị mất trong thời gian thí điểm

S12i

100 ha

Tng diện tích đưa vào khoanh nuôi XTTS của các đơn vị trong tỉnh khi bt đầu thí điểm chia sẻ lợi ích

S21i

800 ha

Tkq2i= (S21i-S22i) x 6tCO2e/ha/năm x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

= (800 -10) x 6 x 2,5 x 5

= 59.250 (USD)

Tổng diện tích khoanh nuôi XTTS bị mất trong thời gian thí điểm

S22i

10 ha

Tng diện tích đưa vào trồng mới rừng phòng hộ tại thời điểm bắt đầu thí điểm

S31i

200 ha

Tkq3i= (S31i-S32i) x 6tCO2e/ha/năm x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

= (200 - 0) x 6 x 2,5 x 5

= 15.000 (USD)

Tng diện tích rừng phòng hộ mới trồng bị mất trong thời gian thí điểm

S32i

0 ha

Tng trữ lượng gỗ bị mất do chặt cây cá lẻ ở các địa bàn thí điểm

V42i

200 m3

Tkq42i = V42i x 1,5 tCO2e/m3 x 5USD/tCO2e

= 200 x 1,5 x 5 = 1.500 (USD)

2. Chia sẻ lợi ích từ tỉnh về đơn vị thí điểm

Để dự tính tổng kinh phí cho thí điểm chia sẻ lợi ích ở đơn vị cơ sở, PMU sẽ căn cứ vào diện tích rừng và đất lâm nghiệp, nguồn gốc hình thành rừng, cấp phòng hộ và các loại hoạt động thuộc Nhóm hoạt động 1 của đơn vị đó; xem xét đến các đặc điểm xã hội, môi trường cũng như mức độ khó khăn trong việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của đơn vị cơ sở, được thể hiện dưới dạng Hệ số R của đơn vị (R1).

Tổng số tiền đơn vị thí điểm sẽ nhận được khi kết thúc giai đoạn thí điểm chia sẻ lợi ích sẽ được tính toán cụ thể dựa trên kết quả thực hiện Kế hoạch REDD+ của đơn vị và đặc điểm xã hội, môi trường cũng như mức độ khó khăn trong việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, được thể hiện dưới dạng Hệ số R của đơn vị thí điểm. Nếu hệ số R <1, số tiền dư ra không chia hết, PPMU sẽ để lại để khen thưởng.

Tương tự như đối với tỉnh nhưng áp dụng cho đơn vị thí điểm, các công thức tính cho đơn vị thí điểm k như sau:

Tổng số tiền đơn vị k có thể nhận được tính theo công thức sau:

Tk=Rk.Tkqk

(17)

Trong đó:

Tk: Tổng số tiền đơn vị cơ sở k có thể nhận (đã tính hệ số Rk)

k: Số thứ tự đơn vị thí điểm của tỉnh (từ 1-3).

Rk: Hệ số điều phối chia sẻ lợi ích cho đơn vị cơ sở k của tnh

Rk = Rk1.Rk2.Rk3

(18)

Hệ số thành phần R của đơn vị cơ sở được tính theo Bảng 03 sau đây.

Bảng 03: Hệ số thành phần Rk xác định mức chia sẻ lợi ích cho đơn vị cơ sở k

Nhóm yếu ttác động

Ký hiệu hệ số Rk

Yếu tố tác động/hệ số điều chỉnh

Nguồn thông tin

Xã hội

Rk1

Dân tộc thiểu số (DTTS):

- Địa bàn thí điểm có đa số người dân là DTTS: 1,00

- Địa bàn thí điểm có người DTTS nhưng không chiếm đa số: 0,95

- Địa bàn thí điểm không có DTTS: 0,90

Theo niên giám thống kê của tỉnh

Môi trường

Rk2

Nguồn gốc hình thành rừng:

- Địa bàn có toàn bộ diện tích RTN đưa vào thí điểm: 1,00

- Địa bàn có đa số diện tích RTN đưa vào thí điểm: 0,95

- Địa bàn hoàn toàn chỉ có diện tích rừng trồng phòng hộ đưa vào thí điểm: 0,90

Theo cơ sở dữ liệu của SNN và PTNT

Mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng

Rk3

- Địa bàn thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng nghiêm trọng và sẽ có nguy cơ bmất rừng và/hoc suy thoái rừng cao: 1,00

- Địa bàn thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng chưa nghiêm trọng nhưng sẽ có nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng cao: 0,95

- Địa bàn thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng không nghiêm trọng và nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng không cao: 0,90

Theo báo cáo nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng của tỉnh và phân tích của các chuyên gia độc lập, các nhà quản lý, căn cứ vào diện tích rừng, số lượng lâm sản khai thác trái phép, số vụ vi phạm, loại rừng, nguy cơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Tkqk: Tổng số tiền (USD) đơn vị k có thnhận được nếu thuần túy dựa vào kết quả thực hiện (chưa tính hệ số Rk):

Tkqk = (Tkq1k+Tkq2k+Tkq3k) - Tkq4k

(19)

Trong đó:

Tkq1k: Stiền đơn vị k nhận thuần túy dựa vào kết quả quản lý, bảo vệ rừng

Tkq1k= (S11k-S12k) x 2m3/ha/năm x 1,5 tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

(20)

S11k: Diện tích quản lý, bảo vệ rừng tại thời điểm bắt đầu thí điểm (ha)

S12k: Diện tích quản lý, bảo vệ rừng bị mất trong thời gian thí điểm (ha)

Tkq2k: Stiền nhận được cho kết quả khoanh nuôi XTTS của đơn vị k

Tkq2k= (S21k-S22k) x 4m3/ha/năm x 1,5 tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

(21)

S21k: Diện tích đưa vào khoanh nuôi XTTS tại thời điểm bắt đầu thí điểm

S22k: Diện tích đưa vào khoanh nuôi XTTS bị mất trong thời gian thí điểm

Tkq3k: Stiền nhận từ kết quả trồng mới rừng phòng hộ của đơn vị k

Tkq3k=(S31k-S32k) x 5m3/ha/năm x 1,2 tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

(22)

Đối với rừng phòng hộ là rừng ngập mặn, tính riêng theo công thức sau:

Tkq3k=(S31k-S32k) x 10m3/ha/năm x 1,2 tCO2e/m3 x 2,5 năm x 5USD/tCO2e

(22a)

S31i: Diện tích đưa vào trồng mới rừng phòng hộ khi bắt đầu thí điểm

S32i: Diện tích rừng phòng hộ trồng mới bị mất trong thời gian thí điểm

Tkq4k: Tổng số tiền đơn vị k bị trừ do khối lượng gỗ bị mất vì chặt trắng và chặt cây cá lẻ trong thời gian thí điểm

Tkq4k= Tkq41k + Tkq42k

(23)

Tkq41k: Tổng số tiền đơn vị k bị trừ do khối lượng gỗ bị mất vì chặt trắng

Tkq41k= V41k x 1,5 tCO2e/m3 x 5 USD/tCO2e

(24)

V41k: Tổng lượng gỗ bị mất vì chặt trắng ở đơn vị k (m3)

V4ik = Σ(S4kn x Mkn)

(25)

S4kn: Diện tích rừng thứ n bị chặt trắng đơn vị k vào thời gian thí điểm (ha)

Mkn: Trữ lượng rừng thứ n bị chặt trắng ở đơn vị k (m3/ha)

Tkq42i: Tổng số tiền đơn vị k bị trlượng gỗ bị mất vì chặt cây cá lẻ

Tkq42i = V42k x 1,5 tCO2e/m3 x 5 USD/tCO2e

(26)

V42k: Tổng lượng gỗ bị mất do chặt cây cá lẻ ở các đơn vị k (m3).

Ví dụ tính toán nêu ở Bảng 04.

3. Chia sẻ lợi ích trong nội bộ đơn vị

Việc chia sẻ lợi ích tới chủ rừng, người quản lý rừng căn cứ vào diện tích và hoạt động lâm sinh. Chia sẻ lợi ích trong nội bộ cộng đồng thôn và nhóm hộ do cộng đồng thôn và nhóm hộ tự quyết định trên cơ sở có sự tham vấn và đồng thuận của các bên. Chia sẻ lợi ích chung trong nội bộ đơn vị do đơn vị tự quyết định trên cơ sở có sự tham vấn và đồng thuận của các bên hưởng lợi.

Bảng 04: Ví dụ tính mức chia sẻ lợi ích ti đơn vị thí điểm k (Tk)

Thông tin đầu vào

Ký hiệu

Giá trị

Kết quả tính toán

Đơn vị thí điểm có đa số người dân là DTTS

Rk1

1,00

Rk=Rk1.Rk2.Rk3

Tk = Rk.Tkqk = 0,9 x 137.250

Tk = 123.525 (USD)

 

Đơn vị có tất cả diện tích RTN thí điểm

Rk2

1,00

Rk = 1,00 x 1,00 x 0,90

Đơn vị thuộc vùng đang bị mất rừng và suy thoái rừng chưa nghiêm trọng và nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng không cao

Rk3

0,90

Rk =0,9

Tng diện tích đưa vào quản lý bảo vệ rừng tại thời điểm bắt đầu thí điểm chia sẻ lợi ích

S11k

2.500 ha

Tkq1k = (S11k-S12k) x

3 tCO2e/ha/năm x 2,5 năm

x 5USD/tCO2e

= (2.500-0) x 3 x 2,5 x 5

= 93.750 (USD)

 

Tkqk = (Tkq1k+Tkq2k+Tkq3k) - Tkq4k

Tkqk = (93.750+ 36.750 + 7.500) -750

Tkqk= 137.250 (USD)

 

Tng diện tích đưa vào quản lý, bảo vệ rừng bị mất trong thời gian thí điểm

S12k

0 ha

Tổng diện tích đưa vào khoanh nuôi XTTS tại thời điểm bắt đầu thí điểm chia sẻ lợi ích

S21k

500 ha

Tkq2k= (S21k-S22k) x

6 tCO2e/ha/năm x 2,5 năm

x 5USD/tCO2e

= (500 - 10) x 6 x 2,5 x 5

= 36.750 (USD)

 

Tng diện tích khoanh nuôi XTTS bị mất trong thời gian thí điểm

S22k

10 ha

Tổng diện tích đưa vào trồng mới rừng phòng hộ tại thời điểm bắt đầu thí điểm

S31k

100 ha

Tkq3k= (S31k-S32k) x

6 tCO2e/ha/năm x 2,5 năm

x 5USD/tCO2e

= ( 100 - 0) x 6 x 2,5,x 5

= 7.500 (USD)

 

Tổng diện tích rừng phòng hộ trồng mới bị mất trong thời gian thí điểm

S32k

0 ha

Lượng gỗ bị mất do chặt trắng ở đơn vị:

- Diện tích rừng bị chặt trắng: S4k= 1 ha

- Trữ lượng rừng bị chặt trắng: Mk= 100m3

V41k

100 m3

Tkq41k = V41k x 1,5 tCO2e/m3 x 5USD/tCO2e

= 100 x 1,5 x 5

= 750 (USD)

Lưu ý:

- Nếu diện tích rừng bị mất do thiên tai hoặc do yếu tố khách quan gây ra (như khô hạn kéo dài, cháy rừng, sạt lở tự nhiên... được các cấp có thẩm quyền xác nhận) thì chúng được coi như bng 0.

- Nếu trữ lượng gỗ bị mất do chặt các cây cá lẻ hoặc bị mất rừng do chủ quản lý rừng hoặc hộ nhận khoán gây ra hoặc do khách quan gây ra nhưng không khai báo thì cần xử lý theo pháp luật.

- Nguồn gốc hình thành rừng, phân loại rừng theo trữ lượng được xác định theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPT, ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

- PMU có thể tiến hành các hoạt động thẩm tra kết quả báo cáo của các cấp ở những tỉnh thí điểm chia sẻ lợi ích.

 

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG PHÁP TÍNH THỂ TÍCH CÂY CÁ LẺ BỊ CHẶT

Bước 1: Đo chu vi gốc chặt bằng thước dây có chia vạch đến cm. Sau đó chia giá trị đo được cho 3,14 được đường kính gốc chặt.

Bước 2: Từ đường kính gốc chặt, xác định loài cây, thay giá trị đường kính gốc chặt vào phương trình tương quan giữa đường kính với chiều cao trong Biểu 5.1 - Biểu chỉ số hình dạng, Tlệ vỏ; Tỷ lệ gỗ dưới cành và Hệ số tương quan” (từ trang 118 - trang 123) trong sổ tay Điều tra quy hoạch rừng (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995) sẽ tính được chiều cao của cây đã bị chặt. Nếu không biết rõ loài cây thì áp dụng phương trình tương quan giữa đường kính với chiều cao của loài cây gần cây bị chặt nhất hoặc đối tượng “loài - gộp” trong sổ tay Điều tra quy hoạch rừng (1995).

Đối với rừng Thông 3 lá ở Lâm Đồng thì áp dụng Biểu 7.5 “Biểu cấp chiều cao thông 3 lá (Pinus Kesiya)” và phương trình tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính ti vị trí 1,3m ở trang 180 - sổ tay Điều tra quy hoạch rừng (1995).

Bước 3: Xác định thể tích cây bị chặt bằng cách sử dụng bảng tra thể tích 2 nhân tố (đường kính và chiều cao) theo tổ hình dạng 3 của Biểu 5.7 - “Biểu thể tích toàn quc” (từ trang 130 - trang 132) trong sổ tay Điều tra quy hoạch rừng (1995); Nếu biết rõ loài cây thì sử dụng bảng tra thể tích của đúng loài theo bảng tra đã có.

Lưu ý:

- Đối với rừng Đước và rừng Tràm ven biển ở tỉnh Cà Mau: sử dụng Biểu thể tích cây Đước hoặc Tràm vùng Tây Nam Bộ và Phương trình tương quan giữa thể tích thân cây với đường kính 1,3m (trang 208 đối với cây Đước, trang 213 đối với cây Tràm) trong sổ tay Điều tra quy hoạch rừng (1995).

- Đối với rừng trồng thì xác định thể tích cây bị chặt dựa vào việc tính thể tích cây có trong rừng với đường kính gần đường kính gốc của cây bị chặt nhất và ở khoảng cách gần cây bị chặt nhất.

- Đối với các loài cây khác không có trong bảng tra, không có phương trình tương quan thì tính theo loài cây gần nhất đã có bảng tra và phương trình tương quan.

Tài liệu tham khảo:

Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1995. Sổ tay Điều tra quy hoạch rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2003. Biểu điều tra kinh doanh rừng trồng của 14 loài cây chủ yếu. Tiêu chuẩn ngành 04 - TCN - 66 - 2003. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.915

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.223.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!