Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 535/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 20/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Giải pháp nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 535/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Giải pháp nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo đó, đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện Đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đơn cử như:

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính sách trong hoạt động ứng phó sự cố thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) như sau:

+ Điều chỉnh, xây dựng, ban hành quy định, chính sách về tổ chức, bảo đảm hoạt động ƯPSCTT và TKCN; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ƯPSCTT và TKCN.

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính, thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN.

+ Điều chỉnh, bổ sung Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng, Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

- Kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện chuyên dụng cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN.

- Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế cho 05 đội do Bộ Quốc phòng quản lý.

- Tăng cường năng lực ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cho các lực lượng tại chỗ.

- Nâng cao năng lực tuyên truyền, dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai và TKCN qua một số giải pháp như:

+ Xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển khai Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy.

+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ công tác ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương

+ Tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động sự cố, thảm họa; thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai.

+ Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cơ chế, chính sách và phổ biến kiến thức, kỹ năng tổ chức luyện tập các tình huống ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN phù hợp với điều kiện vùng, miền, đặc thù của từng địa phương.

- Hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch như:

+ Kế hoạch cấp quốc gia ứng phó với các tình huống cơ bản về thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN.

+ Kế hoạch, phương án ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN các cấp tại địa phương.

+ Lồng ghép kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

- Tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập về ứng phó thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào các hoạt động ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN.

- Triển khai tăng cường hợp tác quốc tế để có thể đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia như các mặt hàng thiết yếu, chiến lược, vật tư, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn...

Xem nội dung chi tiết tại Quyết định 535/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 20/5/2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 535/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tổ chức hoạt động ứng phó sự cố, tìm kiếm, cứu nạn; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên taiLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Công tác ứng phó sự cố, thiên tai (ƯPSCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia rộng rãi, tích cực của Nhân dân, có xét đến yếu tố vùng, miền, được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở; sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các cấp, các ngành, địa phương nhằm xử lý mọi tình huống kịp thời và hiệu quả.

b) Nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN là biện pháp quan trọng để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai gây ra, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

c) Công tác ƯPSCTT và TKCN được tổ chức thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ”; phát huy sức mạnh của toàn dân, vai trò chủ động của lực lượng tại cơ sở với lực lượng vũ trang là nòng cốt; sự tham gia tích cực của cộng đồng, kết hợp với sự chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế.

d) Xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng chuyên sâu, hiện đại và nâng cao năng lực cho lực lượng tại cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

đ) Khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, coi trọng nội lực kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế.

e) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển, nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN theo kế hoạch và lộ trình phù hợp với điều kiện vùng, miền và phát triển kinh tế đất nước.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao hiểu biết và kỹ năng ƯPSCTT và TKCN cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ƯPSCTT và TKCN, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2030

+ Phổ cập kiến thức, kỹ năng cơ bản về ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai cho cộng đồng phù hợp với điều kiện vùng miền, chú trọng các loại hình sự cố, thiên tai thường xuyên xảy ra.

+ Hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều hành và ứng phó bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

+ Kiện toàn tổ chức, trang bị, phương tiện chuyên dụng hiện đại và hoàn thiện cơ chế hoạt động của lực lượng chuyên trách phù hợp đặc thù công việc, có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng xử trí tình huống sự cố, thiên tai và TKCN cơ bản thường xuyên xảy ra,

+ Tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng tại chỗ để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ƯPSCTT và TKCN tại cơ sở.

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp ƯPSCTT và TKCN với các nước có chung đường biên giới, các nước có vùng biển liền kề; rà soát, điều chỉnh, xây dựng, ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT và TKCN,

- Sau năm 2030, định hướng đến năm 2045

+ Xây dựng lực lượng chuyên trách có trình độ chuyên môn cao, trang bị phương tiện hiện đại, đủ khả năng xử trí mọi tình huống sự cố, thiên tai và TKCN trong nước và tham gia hoạt động cứu hộ, cứu nạn quốc tế.

+ Hoàn thiện cơ chế chính sách xã hội hóa hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, chính sách trong hoạt động ƯPSCTT và TKCN

- Điều chỉnh, xây dựng, ban hành quy định, chính sách về tổ chức, bảo đảm hoạt động ƯPSCTT và TKCN; chính sách xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ƯPSCTT và TKCN; hoàn thiện quy chế quản lý, cấp phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa đảm bảo cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính, thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động ƯPSCTT và TKCN.

- Điều chỉnh, bổ sung Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng, Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển và nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

2. Kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện chuyên dụng cho lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN

- Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam/Bộ Giao thông vận tải;

- Trung tâm Quốc gia Huấn luyện TKCN đường không/Bộ Quốc phòng;

- Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam/Bộ Giao thông vận tải;

- Trung tâm Quốc gia Huấn luyện TKCN đường biển/Bộ Quốc phòng;

- Trung tâm Cứu nạn tàu ngầm/Bộ Quốc phòng;

- Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Bắc, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung/Bộ Quốc phòng, Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu miền Nam/Bộ Công Thương (điều chuyển về Bộ Quốc phòng);

- Trung tâm Quốc gia Huấn luyện cứu hộ, cứu nạn/Bộ Quốc phòng;

- Các Trung tâm Ứng cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ, hạt nhân miền Bắc, miền Trung, miền Nam/Bộ Quốc phòng;

- Trung tâm Cấp cứu mỏ/Bộ Công Thương;

- Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ/Bộ Công an.

3. Nâng cao năng lực tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế cho 05 đội do Bộ Quốc phòng quản lý

- Đội Cứu sập đổ công trình/Binh chủng Công binh;

- Đội Khắc phục hậu quả về môi trường/Binh chủng Hóa học;

- Đội Quân y cứu trợ thảm họa/Cục Quân y;

- Đội Sử dụng chó nghiệp vụ TKCN/Bộ đội Biên phòng;

- Đội Tàu TKCN trên biển/Quân chủng Hải quân.

4. Tăng cường năng lực cho các lực lượng tại chỗ

- Xây dựng các trạm phối hợp TKCN trên biển đảo, lòng hồ thủy điện lớn và Trung tâm TKCN khu vực quần đảo Trường Sa.

- Quân chủng Hải quân:

+ Đầu tư cho mỗi vùng Hải quân 01 tàu TKCN đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động trên 3.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, lượng giãn nước đến 5.000 tấn; trang bị phương tiện nâng, cẩu các loại trọng tải phù hợp; phương tiện chuyên dụng, đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố môi trường biển và cứu nạn hàng hải quốc tế.

+ Mỗi đơn vị cấp trung, lữ đoàn và tương đương thuộc Quân chủng hoạt động trên đất liền được trang bị các loại: Xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

+ Tại các điểm, đảo khu vực quần đảo Trường Sa: Đầu tư 02 xuồng cứu hộ, cứu nạn đa năng, các trang thiết bị chuyên dụng, đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ.

- Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển:

+ Đầu tư cho mỗi Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 01 tàu TKCN đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động trên 3.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, lượng giãn nước đến 4.000 tấn; đầu tư trang bị bổ sung tính năng cấp cứu và điều trị y tế trên biển cho 02 tàu Cảnh sát biển để bảo đảm năng lực, nâng cao hiệu quả cấp cứu, điều trị y tế trực tiếp trên biển cho lực lượng Cảnh sát biển tại các vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Tây Nam; trang bị phương tiện xe nâng, xe cẩu các toại trọng tải phù hợp; phương tiện chuyên dụng, đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố môi trường biển và cứu nạn hàng hải quốc tế (mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc, bộ).

+ Mỗi đơn vị cấp Đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trên đất liền được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

+ Thành lập Khoa đào tạo về ƯPSCTT, TKCN tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT, TKCN.

- Lực lượng Phòng không, Không quân toàn quân:

+ Đến 2030 đầu tư bổ sung cho 03 Trung đoàn Không quân trực thăng đóng quân trên 3 miền Bắc, Trung, Nam 03 máy bay trực thăng TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm; nâng cấp, tăng hạn cho các máy bay trực thăng TKCN hiện có để bảo đảm mỗi Trung đoàn Không quân trực thăng có ít nhất 02 máy bay trực thăng sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống sự cố, thiên tai và TKCN đường không trên phạm vi 3 miền và cả nước, đặc biệt có khả năng tiếp cận các vùng bị cô lập, chia cắt, các vùng biển đảo xa, rừng núi và tham gia chữa cháy rừng. Sau năm 2030, tiếp tục đầu tư bổ sung cho 03 Trung đoàn Không quân trực thăng đóng quân trên 3 miền đất nước từ 03 đến 06 máy bay trực thăng TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm bảo đảm năng lực TKCN đường không trên phạm vi 3 miền và cả nước.

+ Đầu tư cho mỗi Trung, Lữ đoàn phòng không toàn quân được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Lực lượng Bộ đội Biên phòng:

+ Đối với các Hải đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hải đội thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 28 tỉnh, thành phố ven biển: Bảo đảm mỗi đơn vị có 01 tàu TKCN đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 9, cấp 10, phạm vi hoạt động đến 200 hải lý, thời gian hoạt động liên tục đến 20 ngày; trang bị phương tiện cẩu các loại trọng tải phù hợp, phương tiện thủy nội địa, phương tiện chuyên dụng, đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục sự cố môi trường biển và kết hợp tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biển đảo.

+ Đối với các Đồn Biên phòng tuyến biên giới đất liền và tuyến biển: Đầu tư các trang thiết bị cơ bản cần thiết phù hợp điều kiện địa bàn như máy xúc, máy phát điện các loại, máy thổi gió, máy cưa, máy bơm chữa cháy, phương tiện TKCN thủy nội địa, trang bị cá nhân phòng cháy, chữa cháy, các trang thiết bị phục vụ ƯPSCTT và TKCN thường xảy ra tại địa bàn đóng quân (cháy rừng, lũ quét, sạt lở đất, ngập nước, dịch bệnh, tai nạn...) và các sự cố, thiên tai xuyên biên giới theo các thỏa thuận quốc tế.

- Lực lượng Công binh toàn quân:

+ Đầu tư trang bị cho cấp Tiểu đoàn các loại xe: Xe thang chữa cháy; xe bồn; xe nâng, xe cẩu; xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; các phương tiện hiện đại thay con người thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm hoạt động trong điều kiện địa hình phức tạp bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

+ Đầu tư trang bị cho cấp Đại đội Công binh các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Lực lượng Hóa học toàn quân;

+ Đầu tư cho cấp Tiểu đoàn các trang thiết bị trinh sát, tiêu tẩy, lều cấp cứu, tiêu tẩy diện rộng, thiết bị đo liều chiếu xạ cá nhân, thiết bị phân tích hóa chất độc hiện trường, thiết bị trinh sát hóa chất độc, phóng xạ trên không, các loại thiết bị phòng phóng xạ, cách ly hóa chất độc, hệ thống chỉ huy, điều hành ứng phó từ xa và các thiết bị đặc chủng khác cho các đơn vị hóa học toàn quân phù hợp với tổ chức biên chế và yêu cầu nhiệm vụ.

+ Xây dựng thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó các loại hình thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học và tổ chức huấn luyện ứng phó chuyên sâu cho các lực lượng; sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ ứng phó với các thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học bao gồm xử lý sự cố phóng xạ, sinh học, hóa chất độc xuyên biên giới.

- Các Lữ đoàn, Trung đoàn thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Đặc công:

+ Tổ chức 01 tiểu đoàn hoặc tương đương sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN trên địa bàn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của binh chủng và địa bàn; sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ theo điều động của Bộ Quốc phòng.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện đơn vị và vùng miền nơi đóng quân để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN. Các trang thiết bị gồm: Xe chữa cháy; xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Các Quân khu, Quân đoàn: Bảo đảm thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó các loại hình thảm họa, sự cố, thiên tai đặc thù theo vùng, miền và tổ chức huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN cho các lực lượng.

- Các sư đoàn bộ binh đủ quân:

+ Tổ chức 03 Tiểu đoàn đủ quân và 01 đại đội Công binh sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN, cụ thể mỗi tiểu đoàn:

(i) Đối với khu vực miền núi, trung du: Xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lũ đất.

(ii) Đối với khu vực đồng bằng, ven biển: Xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập đổ công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở đất, vỡ đê điều, hồ, đập.

- Các Sư đoàn bộ binh biên chế thiếu, binh đoàn, đoàn kinh tế - quốc phòng, các nhà trường, trung tâm đào tạo cấp phân đội:

+ Tổ chức lực lượng 01 tiểu đoàn hoặc tương đương, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN, cụ thể:

(i) Đối với khu vực miền núi, trung du: Xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

(ii) Đối với khu vực đồng bằng, ven biển: Xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập đổ công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở đất, vỡ đê điều, hồ, đập.

- Lực lượng Quân sự cấp tỉnh:

+ Tổ chức 01 đại đội cơ động hoặc tương đương tùy theo đặc điểm tình hình từng tỉnh và 01 trung đội công binh phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN như: Sập đổ công trình, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt, các sự cố về đê điều, hồ, đập, sự cố môi trường... trên địa bàn tỉnh.

+ Đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền để thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN, cụ thể:

(i) Đối với các tỉnh khu vực miền núi, trung du: Xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan, cắt bê tông, flycam, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng, hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất...

(ii) Đối với các tỉnh đồng bằng, ven biển: Xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan, cắt bê tông, flycam xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập đổ công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở đất, vỡ đê điều, hồ, đập, sự cố môi trường...

- Lực lượng Quân sự, Công an cấp huyện, cấp xã: Tùy theo đặc điểm địa hình miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo để tổ chức lực lượng dân quân cơ động để thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” và đầu tư trang bị thiết yếu phù hợp, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯTSCTT và TKCN, cụ thể:

+ Các huyện, xã khu vực miền núi, trung du: Đầu tư trang bị máy bơm chữa cháy, cưa xích cầm tay, máy cắt thực bì, máy thổi gió máy phát điện, flycam và bộ trang bị cá nhân, trang phục phòng cháy, chữa cháy, bộ trang thiết bị y tế thiết yếu tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và các trang thiết bị cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó cháy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất;

+ Các huyện, xã thuộc vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo: Đầu tư xuồng cứu hộ cứu nạn, máy bơm chống ngập, máy phát điện và flycam, tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và trang thiết bị thiết yếu khác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ứng phó sập do công trình, chữa cháy, ngập lụt, sạt lở đất, vỡ đê điều, hồ, đập...

- Các đơn vị Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát môi trường: Đầu tư bổ sung các phương tiện, trang bị chuyên dụng hiện đại cho nhiệm vụ ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng.

- Các Trung tâm cấp cứu 115 và các phân đội y tế cơ động: Đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực các Trung tâm cấp cứu 115 và các phân đội y tế cơ động sẵn sàng đáp ứng về y tế trong thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp. Xây dựng dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực xử trí y tế trong các tình huống thảm họa, sự cố, thiên tai.

- Các bộ, ngành trung ương và địa phương: Rà soát, đầu tư trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ huy, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, đầu tư trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm, ngôn ngữ, văn hóa từng vùng.

5. Nâng cao năng lực tuyên truyền, dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai và TKCN

- Xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển khai Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi giám sát sự cố, thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ công tác ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương; kiện toàn, nâng cao năng lực của Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam/Bộ Giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải quốc gia và quốc tế; nâng cấp hệ thống đài trực canh thông tin Liên lạc phòng chống thiên tai, TKCN/Bộ đội Biên phòng.

- Tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động sự cố, thảm họa; thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cơ chế, chính sách và phổ biến kiến thức, kỹ năng tổ chức luyện tập các tình huống ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN phù hợp với điều kiện vùng, miền, đặc thù của từng địa phương cho các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và toàn dân, để mọi người hiểu đúng, đầy đủ và có khả năng chủ động thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố, thiên tai trong các hoạt động đời sống, trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội.

6. Hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch

- Hoàn chỉnh kế hoạch cấp quốc gia ứng phó với các tình huống cơ bản về thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN. Xây dựng đủ các kế hoạch còn thiếu; điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch đã có.

- Hoàn chỉnh kế hoạch Ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN cấp bộ.

- Hoàn chỉnh kế hoạch, phương án ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN các cấp tại địa phương.

- Lồng ghép kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

7. Tăng cường đào tạo, huấn luyện, diễn tập:

- Rà soát xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN ở các cấp độ; nâng cao khả năng phân tích, nhận định tình hình, phối hợp, tham mưu chỉ huy, điều hành đối với các tình huống cơ bản từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các cơ quan tham mưu ở các bộ, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang, lực lượng ƯPSCTT và TKCN đến cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động trong các trường học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

- Tăng cường huấn luyện, diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và TKCN thường xảy ra trên địa bàn; vận hành cơ chế chỉ huy - điều hành ở các cấp, kết hợp sử dụng trang thiết bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp cũng như các lực lượng thuộc bộ, ngành, địa phương.

- Lựa chọn các hình thức phù hợp để tổ chức khoá đào tạo, huấn luyện, diễn tập, thực hành các kỹ năng cơ bản cho cộng đồng; huy động sự tham gia của cộng đồng ứng phó các loại hình sự cố, thiên tai và TKCN thường xuyên xảy ra (hỏa hoạn, ngập lụt, bão, lũ ống, lũ quét...).

8. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ:

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại vào các hoạt động ƯPSCTT và TKCN; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin công nghệ cao và các ứng dụng, phần mềm phục vụ công tác đánh giá mức độ rủi ro và hỗ trợ chỉ huy điều hành ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương.

9. Tăng cường hợp tác quốc tế:

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,

- Thúc đẩy, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin khí tượng thủy văn, cảnh báo, dự báo sự cố, thiên tai, TKCN; chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; thiết lập, duy trì các đường dây nóng.

- Tăng cường tham gia huấn luyện, diễn tập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tích cực, chủ động đăng cai tổ chức các cuộc diễn tập về ƯPSCTT và TKCN song phương, đa phương.

- Hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiếp nhận hỗ trợ trang thiết bị; thúc đẩy, mở rộng chương trình hạp tác với các nước có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN.

10. Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia:

Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia các mặt hàng thiết yếu, chiến lược, vật tư, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch, bảo đảm các điểm kho dự trữ quốc gia tập trung, đồng bộ, liên hoàn, an toàn, có quy mô và công suất đủ lớn, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, chủ động, kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để ƯPSCTT và TKCN.

(Chi tiết các nhiệm vụ, dự án, đề án thành phần tại Phụ lục - Kế hoạch thực hiện Đề án kèm theo)

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, bao gồm: Ngân sách nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng ngân sách nhà nước); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn vốn khác từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án, dự án có liên quan.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao các bộ, ngành, địa phương lập dự toán nhu cầu kinh phí trinh cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3. Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Đề án tại địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn

- Chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các bộ, ngành, địa phương giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án, các dự án được phê duyệt.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; bảo đảm các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cộng đồng phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác phát triển, nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án, đề xuất giải pháp xử lý những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện.

2. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai

- Phối hợp với Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN thống nhất biện pháp huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị để ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là tại các khu vực bị chia cắt và sự cố thiên tai trên biển.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp.

3. Bộ Quốc phòng

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, dự án thành phần của Đề án, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách; kiện toàn hệ thống cơ quan chỉ đạo, chỉ huy các cấp; sắp xếp, tổ chức lại các lực lượng chuyên trách, lực lượng tại chỗ thuộc quyền; nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện, đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho các đơn vị, đảm bảo đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ.

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các nước có trình độ phát triển cao về hoạt động ƯPSCTT và TKCN; thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng của Việt Nam và các đối tác nhằm phát triển, nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN

4. Bộ Công an

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiện toàn, đầu tư bảo đảm trang thiết bị, phương tiện cho cơ quan Thường trực điều phối các hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Công an; lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát môi trường và Công an các đơn vị, địa phương để thực hiện ứng phó có hiệu quả với các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhất là đối với thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, các vụ cháy, nổ lớn khác gây thiệt hại biệt nghiêm trọng, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai quốc tế.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi quản lý; chỉ đạo xây dựng, triển khai phương án bảo vệ trọng điểm đê điều, hồ đập, nhất là tại các khu vực xung yếu

6. Bộ Giao thông vận tải

- Kiện toàn lại cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải khu vực; Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng không Việt Nam và các Trung tâm Hiệp đồng TKCN khu vực, các Trung tâm Khẩn nguy, cứu nạn sân bay.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phù hợp cho các cơ quan, đơn vị có liên quan làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa và TKCN trong ngành giao thông vận tải, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

7. Bộ Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo và hướng dẫn nâng cao năng lực ứng phó các vụ nổ, sập ở các cơ sở sản xuất, khai thác than hầm lò, dầu mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí, sự cố sập đổ hầm lò khai thác khoáng sản.

8. Bộ Xây dựng

Rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn cho công trình theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp và hướng dẫn địa phương nâng cao năng lực quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị bền vững, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo theo Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn; cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn cho các bộ, ngành, địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

10. Bộ Nội vụ

Phối hợp với Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát báo cáo đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập, tổ chức lại các Ban Chỉ đạo, Ủy ban, cơ quan đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm nhằm bảo đảm nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

12. Bộ Tài chính

- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để thực hiện Đề án.

- Kịp thời thẩm định trình cấp có thẩm quyền xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để ƯPSCTT và TKCN theo quy định của pháp luật.

13. Bộ Ngoại giao

Phối hợp, cùng các bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai các nội dung hợp tác quốc tế về cứu hộ, cứu nạn với các đối tác khu vực và quốc tế.

14. Bộ Y tế

Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực xử lý y tế trong các tình huống thảm họa, sự cố, thiên tai; xây dựng các đội y tế cơ động sẵn sàng đáp ứng về y tế trong thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Rà soát, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bị ảnh hưởng và người tham gia ứng phó với các thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN; phát triển hệ thống trợ giúp xã hội khẩn cấp linh hoạt, toàn diện đa dạng để trợ giúp người dân ứng phó với sự cố, thiên tai khẩn cấp.

16. Bộ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng dự án (chương trình) nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, chuyển giao khoa học, công nghệ phục vụ phát triển, nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN và ứng phó sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân.

17. Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, giáo dục kiến thức, kỹ năng ƯPSCTT và TKCN cho công chức, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, người học thuộc giáo dục phổ thông, giáo dục cao đẳng, đại học; chỉ đạo xây dựng chương trình, nội dung, giáo trình, tài liệu, thời lượng giáo dục về ƯPSCTT và TKCN.

18. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Bảo đảm thông tin liên lạc; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng của các cấp chính quyền và người dân trong việc ƯPSCTT và TKCN.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong công tác ƯPSCTT và TKCN.

19. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Chỉ đạo thực hiện đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại, công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực ƯPSCTT và TKCN theo Đề án cho các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao.

20. Ủy ban Dân tộc

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm các hoạt động nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của đồng bào.

21. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực phủ sóng, thông tin tuyên truyền, truyền tin và phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ƯPSCTT và TKCN theo sự thống nhất với Ủy ban quốc gia ƯPSCTT và TKCN; xây dựng hệ thống phim, bài phát thanh, phóng sự và tư liệu về các dạng thảm họa, sự cố, thiên tai và các quy định pháp luật về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả tương ứng từ trung ương đến địa phương để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cộng đồng.

22. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Phối hợp với Ủy ban Quốc giá UPSCTT và TKCN, các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và triển khai các đề án, dự án thành phần của Đề án đúng theo quy định pháp luật; trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

23. Các bộ, ngành, địa phương

- Căn cứ nhiệm vụ Đề án giao lập chủ trương đầu tư trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư công hằng năm, trung hạn và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng, mua sắm hàng hóa, quản lý sử dụng tài sản công.

- Rà soát, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kiện toàn hệ thống tổ chức phòng, chống thiên tai và TKCN các cấp, thực hiện các nội dung Đề án thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, bảo đảm hiệu quả của các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị từ các nguồn vốn ngân sách được giao; định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết, khen thưởng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT & TKCN kết quả thực hiện Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Ủy ban Quốc gia ƯPSCTT và TKCN;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai;
- Ban Chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, NN, CN, KTTH, QHĐP, TCCV, KGVX, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

NỘI DUNG NHIỆM VỤ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN PHỐI HỢP

SẢN PHẨM

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

I

XÂY DỰNG HOÀN THIỆN CÁC CƠ CHẾ, QUY CHẾ, CHÍNH SÁCH

1

Cơ chế, chính sách

a

Rà soát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành chính sách bảo đảm cho hoạt động ƯPSCTT & TKCN; chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực ƯPSCTT & TKCN; sau năm 2030 nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách đẩy mạnh xã hội hóa trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và TKCN.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, ngành, địa phương

Nghị định của Chính phủ

2030

b

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế cấp phát, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm tra và thanh lý, xử lý các loại trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa tìm kiếm cứu nạn bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành, địa phương

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2025

c

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản QPPL về quản lý tài chính, thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho hoạt động cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TKCN, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành, địa phương

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2025

2

Quy chế phối hợp

a

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng; Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành, địa phương

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2025

b

Xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp liên ngành giữa các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

Bộ: QP, CA, NN&PTNT, TN&MT, TT&TT

Các bộ, ngành, địa phương

Quy chế phối hợp giữa Bộ QP, CA, NN và PTNT

2025

II

KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG BỊ, PHƯƠNG TIỆN CHUYÊN DỤNG CHO LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH

1

Bộ Quốc phòng

a

Sắp xếp lại 03 Trung tâm Ứng phó SCTD khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giao Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý, điều hành.

Bộ Quốc phòng

Bộ Công Thương, UBQL vốn NN tại DN

Đề án cấp
Bộ Quốc phòng

2025

b

Kiện toàn tổ chức, biên chế; tham mưu ban hành tiêu chuẩn, chế độ chính sách; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, nâng cao năng lực cho Trung tâm Quốc gia Huấn luyện TKCN đường không; Trung tâm Quốc gia huấn luyện TKCN đường biển; Trung tâm Cứu nạn tàu ngầm.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

c

Xây dựng, đưa vào hoạt động Trung tâm Quốc gia huấn luyện cứu hộ, cứu nạn.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

d

Kiện toàn tổ chức, biên chế; đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị, phương tiện cho 03 Trung tâm ứng cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ, hạt nhân miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

2

Bộ Công an

a

Đầu tư các trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ làm nhiệm vụ ứng phó các tình huống cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, kho nhiên liệu, hóa chất, các vụ cháy, nổ lớn khác gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng và tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai quốc tế.

Bộ Công an

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

b

Kiện toàn tổ chức, biên chế; tham mưu ban hành tiêu chuẩn, chế độ chính sách; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, nâng cao năng lực cho cơ quan Thường trực điều phối các hoạt động ứng phó với sự cố, thiên tai của Bộ Công an và Công an các địa phương.

Bộ Công an

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

3

Bộ Giao thông vận tải

a

Đầu tư bổ sung các trang bị, phương tiện chuyên dụng, hiện đại phục vụ công tác trực và xử trí tình huống tại Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam, các Trung tâm Hiệp đồng TKCN và Trung tâm Khẩn nguy, cứu nạn sân bay

Bộ Giao thông vận tải

Dự án đầu tư

2025

b

Đóng mới 01 tàu chuyên dụng cho Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam phục vụ tìm kiếm, cứu nạn có khả năng hoạt động xa bờ dài ngày, TKCN biển xa bờ.

Bộ Giao thông vận tải

Dự án đầu tư

2025

c

- Kiện toàn 04 Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam khu vực: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu; nghiên cứu chuyển Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải khu vực Hải Phòng vào khu vực Bắc Trung Bộ;

- Nghiên cứu thành lập mới Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải khu vực Tây Nam Bộ.

- Kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy, tổ chức hoạt động và bố trí trang thiết bị phù hợp các Trạm Phối hợp TKCN hàng hải các khu vực.

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ ngành, địa phương liên quan

Đề án, dự án

2028

d

Sáp nhập Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam và Trung tâm Phối hợp TKCN hàng không Việt Nam thành Trung tâm Phối hợp TKCN quốc gia.

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ ngành, liên quan

Đề án, dự án

Trước năm 2030

đ

Đóng mới 01 tàu chuyên dụng phục vụ TKCN có khả năng hoạt động xa bờ, dài ngày trên biển, có sân đỗ trực thăng.

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ ngành, liên quan

Đề án, dự án

Sau năm 2030

4

Bộ Công Thương

Kiện toàn tổ chức lực lượng, đầu tư trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại. công nghệ cao cho Trung tâm cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản.

Bộ Công Thương

Dự án đầu tư

2030

III

NÂNG CAO NĂNG LỰC HỖ TRỢ NHÂN ĐẠO VÀ CỨU TRỢ THIÊN TAI QUỐC TẾ CHO 05 ĐỘI DO BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ

Kiện toàn biên chế, tổ chức, đầu tư trang bị cho các đội tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai quốc tế gồm: Đội Cứu sập đổ công trình; Đội Khắc phục hậu quả về môi trường; Đội Quân y cứu trợ thảm họa; Đội Sử dụng chó nghiệp vụ TKCN; Đội Tàu TKCN trên biển.

Bộ Quốc phòng

Các quyết định biên chế, tổ chức và các dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

IV

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO CÁC LỰC LƯỢNG TẠI CHỖ

1

Bộ Quốc phòng

a

Đầu tư hoàn thiện, nâng cao năng lực, kiện toàn biên chế, tổ chức 04 trạm phối hợp TKCN: Bạch Long Vĩ/Hải Phòng, Cồn Cỏ/Quảng Trị, Lý Sơn/Quảng Ngãi, Phú Quý/Bình Thuận và nâng cấp trạm TKCN thành Trung tâm TKCN Trường Sa/Khánh Hòa; bảo đảm mỗi trạm được trang bị tối thiểu 01 tàu TKCN phạm vi hoạt động đến 100 hải lý; 02 xuồng TKCN; các trang thiết bị đồng bộ; thuốc men, dụng cụ y tế.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên quan

Dự án đầu tư

2030

b

Đầu tư xây dựng các trạm TKCN Cô Tô/Quảng Ninh, Côn Đảo/Bà Rịa - Vũng Tàu, Thổ Chu/Kiên Giang, Hòn Khoai/Cà Mau, Song Tử Tây và các trạm TKCN ở các đảo khu vực quần đảo Trường Sa như: Sinh Tồn, Đá Tây, Nam Yết, Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa/Khánh Hòa và tại khu vực lòng hồ các hồ thủy điện lớn có nhiều hoạt động dân sinh.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên quan

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Quân chủng Hải quân

c

Đầu tư cho mỗi vùng Hải quân 01 tàu TKCN đa năng hoạt động được trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động trên 3.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 45 ngày, lượng giãn nước đến 5.000 tấn; trang bị phương tiện nâng, cẩu các loại trọng tải phù hợp; phương tiện chuyên dụng, đồng bộ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

d

Đầu tư cho mỗi đơn vị cấp Trung, Lữ đoàn và tương đương thuộc Quân chủng hoạt động trên đất liền các loại: Xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ). Các điểm, đảo khu vực Quần đảo Trường Sa trang bị 02 xuồng CHCN đa năng, các trang thiết bị chuyên dụng, đồng bộ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Cảnh sát biển

đ

Đầu tư cho mỗi BTL Vùng Cảnh sát biển 01 tàu TKCN đa năng hoạt động trong điều kiện thời tiết sóng gió cấp 12, phạm vi hoạt động trên 2.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục 35 ngày, lượng giãn nước đến 3.500 tấn; đầu tư trang bị bổ sung tính năng cấp cứu và điều trị y tế trên biển cho 02 tàu Cảnh sát biển để bảo đảm năng lực cấp cứu, điều trị y tế trực tiếp trên biển cho lực lượng Cảnh sát biển tại các vùng biển Vịnh Bắc Bộ và Tây Nam; trang bị phương tiện xe nâng, xe cẩu các loại trọng tải phù hợp; phương tiện chuyên dụng, đồng bộ bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ).

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

e

Mỗi đơn vị cấp Đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển hoạt động trên đất liền được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ).

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

g

Thành lập Khoa đào tạo về ƯPSCTT, TKCN tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển để đào tạo cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ ƯPSCTT, TKCN.

Bộ Quốc phòng

Đề án thành phần

2030

Lực lượng Phòng không, Không quân toàn quân

h

Đầu tư bổ sung cho 03 Trung đoàn Không quân trực thăng đóng quân trên 3 miền Bắc, Trung, Nam 03 máy bay trực thăng TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm; nâng cấp, tăng hạn cho các máy bay trực thăng TKCN hiện có.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

2030

i

Đầu tư bổ sung tiếp cho 03 Trung đoàn Không quân trực thăng đóng quân trên 3 miền Bắc, Trung, Nam từ 03 đến 06 máy bay trực thăng TKCN chuyên dụng và trang thiết bị đồng bộ đi kèm bảo đảm TKCN đường không trên phạm vi 3 miền và cả nước.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

2045

k

Đầu tư cho mỗi Trung, Lữ đoàn phòng không toàn quân được trang bị các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; xe chữa cháy; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GD 2 đến 2045

Bộ đội Biên phòng

1

Đối với các Hải đoàn thuộc BTL Bộ đội Biên phòng, Hải đội thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng 28 tỉnh, thành phố ven biển bảo đảm tối thiểu mỗi đơn vị có 01 tàu TKCN đa năng và các trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng, đồng bộ, phương tiện thủy nội địa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên quan

Dự án đầu tư

2030

m

Đầu tư cho các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền và tuyến biển các trang thiết bị, phương tiện cơ bản cần thiết phù hợp điều kiện địa bàn đóng quân gồm: Máy xúc, máy phát điện các loại, máy thổi gió, máy cưa, máy bơm chữa cháy, phương tiện TKCN thủy nội địa, trang bị cá nhân PCCC, các trang thiết bị khác.

Bộ Quốc phòng

UBND các tỉnh liên quan

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Lực lượng Công binh toàn quân

n

Đầu tư trang bị cho cấp Tiểu đoàn các loại xe: Xe thang chữa cháy; xe bồn; xe nâng, xe cẩu; xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; các phương tiện hiện đại thay con người thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm; bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ);

Đầu tư trang bị cho cấp Đại đội các loại xe: Xe cứu hộ đa năng; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa; bảo đảm mỗi loại phương tiện tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Lực lượng Hóa học toàn quân

o

Đầu tư cấp Tiểu đoàn các trang thiết bị trinh sát, tiêu tẩy, lều cấp cứu, tiêu tẩy diện rộng, thiết bị đo liều chiếu xạ cá nhân, thiết bị phân tích hóa chất độc hiện trường, thiết bị trinh sát hóa chất độc, phóng xạ trên không, các loại thiết bị phòng phóng xạ, cách ly hóa chất độc, hệ thống chỉ huy, điều hành ứng phó từ xa và các thiết bị đặc chủng khác cho các đơn vị hóa học toàn quân phù hợp với tổ chức biên chế và yêu cầu nhiệm vụ.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

p

Xây dựng thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó các loại hình thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học và tổ chức huấn luyện ứng phó chuyên sâu cho các lực lượng; sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ ứng phó với các thảm họa, sự cố hóa chất độc, phóng xạ, sinh học bao gồm xử lý sự cố phóng xạ, sinh học, hóa chất độc xuyên biên giới.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Các lữ đoàn, trung đoàn thuộc các binh chủng: Thông tin liên lạc, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Đặc công.

q

Tổ chức 01 tiểu đoàn (hoặc tương đương); đầu tư các trang thiết bị (xe chữa cháy; xe cứu hộ đa năng; xe nâng, xe cẩu; máy xúc đào; máy phát điện; phương tiện tìm kiếm, cứu nạn thủy nội địa); bảo đảm mỗi loại tối thiểu 01 chiếc (bộ) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phù hợp với điều kiện đơn vị và vùng miền nơi đóng quân.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Các quân khu, quân đoàn

r

Bảo đảm thao trường huấn luyện, diễn tập ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai đặc thù theo vùng, miền và tổ chức huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN cho các lực lượng.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Các sư đoàn bộ binh đủ quân

s

Tổ chức 03 tiểu đoàn đủ quân và 01 đại đội công binh; đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền, cụ thể mỗi tiểu đoàn:

- Khu vực miền núi, trung du: Đầu tư xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ).

- Khu vực đồng bằng, ven biển: Xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy; máy xúc; máy phát điện các loại; xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Các sư đoàn bộ binh biên chế thiếu, binh đoàn, đoàn kinh tế - quốc phòng, các nhà trường, trung tâm đào tạo sỹ quan, đào tạo cấp phân đội

t

Tổ chức 01 tiểu đoàn (hoặc tương đương); đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện đơn vị và vùng miền nơi đóng quân, cụ thể:

- Khu vực miền núi, trung du: Đầu tư xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, phương tiện tìm kiếm cứu nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ).

- Khu vực đồng bằng, ven biển: Đầu tư xe nâng, xe cẩu; xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.

Bộ Quốc phòng

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Lực lượng quân sự cấp tỉnh

u

- Tổ chức 01 đại đội cơ động (hoặc tương đương tùy theo đặc điểm tình hình từng tỉnh) và 01 trung đội công binh phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ ƯPSCTT và TKCN trên địa bàn tỉnh; đầu tư các trang thiết bị phù hợp với điều kiện vùng miền, cụ thể:

- Khu vực miền núi, trung du: Đầu tư xe nâng, xe cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan, cắt bê tông, flycam, phương tiện tìm kiếm cứu nạn thủy nội địa và các loại phương tiện chuyên dụng hiện đại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ).

- Các tỉnh đồng bằng, ven biển: Đầu tư xe nâng cẩu, xe chữa cháy, máy xúc, máy phát điện các loại, máy lọc nước, máy khoan, cắt bê tông, flycam, xuồng tìm kiếm cứu nạn đa năng tối thiểu mỗi loại 01 chiếc và các trang thiết bị cá nhân, cầm tay.

Bộ Quốc phòng

UBND địa phương liên quan

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

Lực lượng quân sự cấp huyện, cấp xã

v

- Các huyện, xã thuộc vùng đồng bằng, ven biển, hải đảo: Đầu tư xuồng cứu hộ cứu nạn, máy bơm chống ngập, máy phát điện và flycam các loại tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và trang thiết bị thiết yếu khác.

- Các huyện, xã khu vực miền núi, trung du: Đầu tư trang bị máy bơm chữa cháy, cưa xích cầm tay, máy cắt thực bì, máy thổi gió, máy phát điện, flycam và bộ trang bị cá nhân, trang phục PCCC, bộ trang thiết bị y tế thiết yếu tối thiểu mỗi loại 01 chiếc (bộ) và các trang thiết bị cần thiết khác.

Bộ Quốc phòng

UBND địa phương liên quan

Đề án

GĐ 1 đến 2030; GĐ 2 đến 2045

2

Bộ Công an

Đầu tư bổ sung các phương tiện, trang bị chuyên dụng hiện đại cho các đơn vị Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát môi trường ứng phó tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng.

Bộ Công an

Dự án đầu tư

2030

3

Bộ Y tế

Đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực các Trung tâm cấp cứu 115 và các phân đội y tế cơ động sẵn sàng đáp ứng về y tế trong thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp. Xây dựng dự án (chương trình) phát triển, nâng cao năng lực xử trí y tế trong các tình huống thảm họa, sự cố, thiên tai.

Bộ Y tế

Các bộ ngành, địa phương liên quan

Chương trình

2030

4

Bộ Giao thông vận tải

Đóng mới 10 phà tự hành loại 100 tấn và 10 phà tự hành loại 200 tấn để dự phòng phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai, đảm bảo giao thông và vận chuyển nhân dân khi có thảm họa.

Bộ GTVT

Các bộ, ngành liên quan

Chương trình, dự án đầu tư

Trước năm 2028

5

Các bộ, ngành trung ương và địa phương

Rà soát, đầu tư trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ huy, điều hành và tổ chức thực hiện.

Các bộ ngành, địa phương

UBQG ƯPSCTT& TKCN, BCĐQG về phòng, chống thiên tai

Chương trình, dự án đầu tư

2030

V

NÂNG CAO NĂNG LỰC TUYÊN TRUYỀN, DỰ BÁO, CẢNH BÁO, THEO DÕI GIÁM SÁT SỰ CỐ, THIÊN TAI VÀ TKCN

1

Xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển khai Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ ngành, địa phương

Đề án, dự án đầu tư

2030

2

Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ công tác ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, ngành, địa phương

Dự án đầu tư

2030

3

Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả của Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

Dự án đầu tư

2030

4

Thiết lập Đài Thông tin Duyên hải Trường Sa tại khu vực quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Quốc phòng, các bộ ngành, địa phương liên quan

Đề án, dự án

2025

5

Nâng cấp hệ thống đài trực canh thông tin phòng chống thiên tai, TKCN/Bộ đội Biên phòng.

Bộ Quốc phòng

Dự án đầu tư

2030

6

Tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong dự báo, thông báo, cảnh báo, báo động sự cố, thảm họa; thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch, Chương trình

Thường xuyên

7

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cơ chế, chính sách và phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng phó các tình huống ứng phó sự cố, thiên tai, TKCN phù hợp với điều kiện vùng, miền và đặc thù từng địa phương cho các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và toàn dân.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

Kế hoạch, Chương trình

Thường xuyên

VI

HOÀN CHỈNH HỆ THỐNG CÁC KẾ HOẠCH

1

Kế hoạch cấp quốc gia ứng phó với các tình huống cơ bản về sự cố, thiên tai và TKCN; xây dựng đủ các kế hoạch còn thiếu; điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch đã có.

Các bộ

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

2025

2

Hoàn chỉnh Kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN cấp bộ.

Các bộ

UBND các tỉnh, thành phố

Quyết định của Bộ trưởng

2025

3

Hoàn chỉnh Kế hoạch, phương án ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN các cấp,

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

BQP, các bộ liên quan

Quyết định của Chủ tịch UBND các cấp

2025

4

Lồng ghép kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

BQP, các bộ liên quan

Quyết định của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

2025

VII

TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN, DIỄN TẬP

1

Rà soát, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập về ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và TKCN ở các cấp độ; nâng cao khả năng phân tích, đánh giá tình hình, phối hợp, tham mưu chỉ huy, điều hành đối với các tình huống cơ bản từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cơ quan tham mưu ở các bộ, ngành, địa phương, lực lượng vũ trang, lực lượng ứng phó đến cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, người lao động trong các trường THPT, THCN, cao đẳng, đại học.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

BCĐ QG về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Đề án, Quyết định của Chủ tịch UBQG ƯPSCTT & TKCN

Thường xuyên

2

Huấn luyện, diễn tập phương án xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và TKCN thường xảy ra trên địa bàn, phù hợp với điều kiện vùng, miền; vận hành cơ chế chỉ huy - điều hành ở các cấp kết hợp sử dụng trang bị mô phỏng nhằm nâng cao năng lực thực hành xử lý tình huống cho người chỉ huy, cơ quan các cấp, các lực lượng bộ, ngành, địa phương.

UBND các cấp

UBQG ƯPSCTT& TKCN, BCĐ quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ liên quan

Thường xuyên

3

Tăng cường huấn luyện, diễn tập cho cộng đồng, chú trọng, ưu tiên bố trí các trung tâm, các hình thức tổ chức khoá đào tạo, huấn luyện, diễn tập, thực hành các kỹ năng cơ bản nâng cao năng lực và huy động sự tham gia của cộng đồng ứng phó các loại hình sự cố, thiên tai và TKCN thường xuyên xảy ra phu phù hợp với điều kiện vùng, miền (hỏa hoạn, ngập lụt, bão, lũ ống, lũ quét...).

UBND các cấp

Các bộ liên quan; các trung tâm, nhà trường, lực lượng chuyên trách

Kế hoạch, chương trình

Thường xuyên

VIII

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

1

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại vào các hoạt động ƯPSCTT và TKCN.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, địa phương liên quan

Đề án

2030

2

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại; xây dựng hệ thống thông tin công nghệ cao và các ứng dụng, phần mềm phục vụ công tác đánh giá mức độ rủi ro sự cố, thiên tai; hỗ trợ xây dựng phương án, ra quyết định, chỉ huy, điều hành ƯPSCTT và TKCN từ trung ương đến địa phương; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, địa phương liên quan

Dự án

2030

3

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN kết nối đồng bộ đến bộ, ngành, địa phương.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Các bộ, ngành, địa phương

Đề án

2030

IX

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

1

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tuyển chọn sinh viên gửi đi đào tạo ở những nước có trình độ phát triển cao; phối hợp huấn luyện, diễn tập, hội thảo quốc tế....

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành, địa phương

Chương trình

Thường xuyên

2

Thúc đẩy, xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin cảnh báo, dự báo sự cố, thiên tai, TKCN, khí tượng thủy văn; trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sử dụng nguồn lực; thiết lập, duy trì các đường dây nóng; xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan

Chương trình

Thường xuyên

3

Tăng cường tham gia huấn luyện, diễn tập với các nước trong khu vực, trên thế giới; đăng cai tổ chức các cuộc diễn tập về ƯPSCTT và TKCN song phương, đa phương.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan

Chương trình

Thường xuyên

4

Hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiếp nhận trang thiết bị được hỗ trợ; thúc đẩy, mở rộng chương trình hợp tác với các nước có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

UBQG ƯPSCTT& TKCN

Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành

Đề án

2030

X

TĂNG CƯỜNG NGUỒN LỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA

Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia các mặt hàng thiết yếu, chiến lược, vật tư, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn; đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch; bảo đảm tập trung, đồng bộ, liên hoàn, an toàn, có quy mô đủ lớn, công suất và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành, địa phương liên quan

Đề án

2030

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 535/QĐ-TTg ngày 20/05/2023 phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.429

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.107
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!