|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 47/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước Bình Phước
Số hiệu:
|
47/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Bình Phước
|
|
Người ký:
|
Trần Ngọc Trai
|
Ngày ban hành:
|
11/01/2016
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 47/QĐ-UBND
|
Bình
Phước, ngày 11 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM
2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày
21/6/2012;
Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày
12/3/2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP
ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số
81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020;
Căn cứ
Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ
2006 - 2020;
Căn cứ
Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định định mức kinh tế kỹ thuật lập quy hoạch,
điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị quyết số
16/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về việc
thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Phước
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 789/TTr-STNMT
ngày 30/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình
Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
1./ Mục tiêu tổng
quát
- Nhằm phát triển tài nguyên nước của
tỉnh một cách hợp lý, ổn định và có
tính bền vững cao nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho dân sinh và các ngành
kinh tế.
- Giúp việc phân bổ, chia sẻ tài
nguyên nước hài hòa giữa các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước
trên cơ sở ưu tiên sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt. Bảo đảm sự thống nhất giữa
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch rừng, quy
hoạch môi trường, các yêu cầu quốc phòng và an ninh với quy hoạch khai thác sử
dụng tài nguyên nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Nâng cao năng lực quản lý tài
nguyên nước cho các cán bộ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Nâng cao nhận thức của người dân tỉnh Bình Phước trong việc sử dụng tiết kiệm
và bảo vệ tài nguyên nước vì mục tiêu phát triển bền vững.
2./ Mục tiêu cụ thể
2.1./ Đối với quy hoạch phân bổ nguồn
nước
- Chia sẻ, phân bổ hài hòa, hợp lý tài nguyên nước tỉnh Bình Phước cho các ngành dùng nước,
nhất là nước dùng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
- Quản lý, bảo vệ, khai thác sử dụng
hợp lý tài nguyên nước dưới đất, phối hợp với khai thác sử dụng tài nguyên nước
mặt để cung cấp ổn định nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
- Quản lý việc xây dựng các công trình khai thác, sử dụng nước để đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu mùa cạn tại các lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Măng; đảm bảo khai thác, sử dụng nước dưới
đất năm trong giới hạn mực nước cho phép
khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực.
- Đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả
các biện pháp bảo vệ nguồn nước để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ suy giảm,
ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất, đáp ứng các mục tiêu chất lượng nước.
2.2./ Đối với quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước
- Khôi phục các sông, suối, các hồ chứa
nước, tầng chứa nước, vùng bị ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt trên các lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn.
- Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu
tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
- Bảo vệ tính toàn vẹn và sử dụng có
hiệu quả các địa điểm lấy nước, các tầng chứa nước quan trọng, đảm bảo chất lượng
nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, tưới tiêu, chăn nuôi, công nghiệp...
- Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ chất lượng các tầng chứa nước
trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất lượng nước và mức
độ tổn thương của các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh.
- Bảo vệ trữ lượng nước dưới đất trên
cơ sở xác định giới hạn chiều sâu mực nước, lưu lượng khai thác.
- Kiểm soát được tình hình ô nhiễm, nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.
- Bảo đảm dòng chảy môi trường duy
trì hệ sinh thái thủy sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng
điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng
trên lưu vực sông Bé.
3./ Nội dung quy
hoạch
3.1./ Quy hoạch phân bổ tài nguyên
nước
- Theo phương án cân bằng nước được
chọn, nước mặt vẫn là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Bình Phước trong những tháng mùa mưa và một phần mùa khô. Ngoài ra, trong những
tháng thiếu nước nghiêm trọng như tháng 1, 2, 3 và tháng 4, nước dưới đất được
khai thác bổ sung cho các nhu cầu sinh hoạt và một phần nhu cầu công nghiệp,
nông nghiệp.
- Giai đoạn hiện tại, nước dưới đất
là nguồn chính cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, công nghiệp
và nông nghiệp. Trong tương lai, lượng nước mặt sử dụng cho sinh hoạt và công
nghiệp sẽ được bổ sung một phần thay thế cho nguồn nước dưới
đất.
- Phân bổ tài nguyên nước mặt: năm
2015: 1.331,05triệu m3, đến năm 2020: 1.623,68 triệu m3,
đến năm 2025: 1.728,68 triệu m3 và định hướng đến năm 2030: 1.775,82
triệu m3 có thể khai thác (có bảng Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo).
- Phân bổ tài nguyên nước dưới đất:
năm 2015: 194,62 triệu m3, đến năm 2020: 233,99 triệu m3,
đến năm 2025: 250,27 triệu m3 và định hướng đến năm 2030: 276,45 triệu
m3 có thể khai thác (có bảng Phụ lục 1, Phụ lục 3 và Phụ lục 4 kèm theo).
3.2./ Quy hoạch bảo vệ tài nguyên
nước
a/ Quy hoạch bảo vệ nước mặt
- Đối với lưu vực sông Bé: chú trọng
việc xử lý nước thải hầu hết các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ các
khu tập trung đông dân cư trên địa bàn tỉnh có nguồn tiếp nhận là các sông suối
thuộc lưu vực.
- Đối với lưu vực sông Sài Gòn: chú
trọng bảo vệ môi trường nước các chi lưu tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các
khu dân cư các huyện, thị xã.
- Đối với lưu vực sông Đồng Nai: chú
trọng việc thu gom xử lý nước thải sinh hoạt của các khu vực tập trung đông dân
cư.
b/ Quy
hoạch bảo vệ nước dưới đất
- Bảo vệ chất lượng nước dưới đất
trên cơ sở khoanh vùng mức độ tổn thương của các tầng chứa nước.
- Bảo vệ trữ lượng nước dưới đất trên
cơ sở xác định mực nước hạ thấp cho phép trong các tầng chứa nước trên địa bàn
tỉnh (có bảng Phụ lục 4 kèm theo).
3.4./ Giải pháp thực hiện quy hoạch
3.4.1./ Giải pháp quản lý
a/ Nâng cao năng lực và nguồn lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp
- Xây
dựng các chính sách, các quy định và quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước.
- Xây dựng và thực hiện chương trình
tăng cường đầu tư trang thiết bị và công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên
nước các cấp.
b/ Huy
động sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý tài nguyên nước
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên nước
thông qua các đoàn thể quần chúng và
hoạt động cộng đồng.
- Phát động các phong trào quần chúng
tham gia bảo vệ tài nguyên nước; có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân
tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát bảo vệ tài
nguyên nước.
- Đề cao vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong
việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp
luật về tài nguyên nước. Đưa công tác bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt
động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, cộng đồng dân cư.
c/ Tăng cường công tác về cơ chế,
chính sách về quản lý tài nguyên nước
c.1.
Chính sách về bảo vệ nguồn nước
- Ban hành cơ chế chính sách cụ thể
trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các đối tượng
khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; các quy định cụ thể về
khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước; ưu tiên sử
dụng nước mặt để cấp cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của
tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện chương trình
tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá
trình thẩm định, cấp phép và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý tài nguyên
nước và công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm các đối tượng xả nước thải
gây ô nhiễm môi trường nước.
- Tăng cường sự phối hợp với các địa
phương lân cận trong công tác quản lý tài nguyên nước.
c.2. Chính sách nguồn lực
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn
về công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên nước cho cán bộ quản lý các cấp.
- Có chương trình, kế hoạch cụ thể để
bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp,
kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại để
tăng cường năng lực của cán bộ quản lý tài nguyên nước ở các cấp.
c.3. Chính sách xã hội.
- Xây dựng và ban hành các văn bản hướng
dẫn cụ thể, chi tiết hơn về các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, tín dụng cho
các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước để thu hút đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng
tham gia quản lý và bảo vệ môi trường nước. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích
các cá nhân tập thể phát hiện và thông báo kịp thời các khu vực bị ô nhiễm, các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nước.
c.4. Tăng cường hợp tác trong việc
quản lý tài nguyên nước
mang tính liên vùng, liên
quốc gia
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh,
thành phố trong khu vực Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên trong việc quản lý, kiểm soát chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước các
sông Bé, sông Đắk R' Lấp, sông Đắk Huýt, sông Sài Gòn.
- Thực hiện đúng chính sách và chiến
lược bảo vệ tài nguyên nước của quốc gia.
- Lập các mạng lưới quan trắc tại các
lưu vực sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và sông Sài Gòn.
- Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác
với nước bạn Campuchia nhằm bảo vệ,
khai thác sử dụng công bằng hợp lý, điều tiết dòng chày, ngăn ngừa các tác hại
đối với các con sông liên quốc gia như sông Đắk Jer Man, sông Chiu Riu.
c.5. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm tài nguyên nước
- Xây dựng, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm tài nguyên nước.
- Lập và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ,
ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm tài nguyên nước.
- Quản lý thống nhất hoạt động điều tra cơ bản về
tài nguyên nước của tỉnh, đặc biệt là các điểm nóng, các khu vực có nguồn nước
đã có dấu hiệu ô nhiễm.
c.6. Tăng cường kiểm tra,
kiểm soát và áp dụng các hình thức xử lý các trường hợp xả thải vào nguồn nước
c.7. Áp
dụng giải pháp chi trả dịch vụ môi trường rừng
3.4.2./ Giải pháp tài chính
a/ Xây dựng đề án huy động các nguồn
lực để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Từng bước thực hiện xã hội hóa công
tác bảo vệ tài nguyên nước.
b/ Tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài
trợ của Trung ương, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các doanh
nghiệp trong công tác quản lý tài nguyên nước.
c/ Huy động nguồn tài chính của cộng
đồng, lấy xã hội hóa nguồn tài chính làm trọng tâm.
d/ Cho phép các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước được kinh doanh nước sạch với giá hợp lý.
e/ Huy động các nguồn vốn có thể cho
hoạt động bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Bình Phước.
4./ Sản phẩm Quy
hoạch
Sản phẩm Quy hoạch bao gồm:
- Báo cáo tổng hợp thuyết minh Quy hoạch
tài nguyên nước tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Các báo cáo chuyên đề: (có bảng Phụ lục 5 kèm theo)
- Hệ thống các bản đồ Quy hoạch (tỷ lệ
1:100.000): (có bảng Phụ lục 6 kèm theo).
5./ Phân kỳ thực
hiện các dự án: Căn cứ vào mức độ ưu tiên của các
vấn đề liên quan đến tài nguyên nước tỉnh Bình Phước, các dự án được phân kỳ
thực hiện theo bảng Phụ lục 7 kèm theo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ
chức công bố Quy hoạch theo quy định; phối hợp với các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và các
cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nội dung, giải pháp của
Quy hoạch; định kỳ rà soát, thống kê, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch;
trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung quy hoạch trong trường hợp
cần thiết.
- Các Sở, ban, ngành tùy theo chức
năng, nhiệm vụ được giao và theo Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh tổ chức thực hiện các nội dung Quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo khai
thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh; tham mưu UBND tỉnh:
thẩm định các nhiệm vụ, dự án trong quá trình triển khai Quy hoạch; cân đối, bố
trí ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách để thực hiện có hiệu quả
các nội dung của Quy hoạch.
- UBND các huyện, thị xã: Tổ chức thực
hiện các nội dung Quy hoạch trên địa bàn, thực hiện nhiệm vụ giám sát, tham mưu
cho UBND tỉnh về các nội dung thực hiện quy hoạch trên địa bàn. Đồng thời,
tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân cùng góp phần bảo vệ tài nguyên nước
và sử dụng nước tiết kiệm.
- UBND
cấp xã, phường, thị trấn: Phối hợp với các đơn vị quản lý cấp trên thực hiện
Quy hoạch; đồng thời có nhiệm vụ giám sát, tham mưu cho UBND huyện, thị xã về các nội dung thực hiện quy hoạch, giám sát
các tổ chức cá nhân trong công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên nước trên địa
bàn của mình; vận động các tổ chức cá
nhân thực hiện công tác bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên nước nói
riêng.
- Các tổ
chức cá nhân có các hoạt động liên quan đến nguồn nước phải thực hiện
nghiêm túc các quy định của pháp luật như: đề nghị cấp phép trong khai thác, sử
dụng và xả nước thải vào nguồn nước, nộp phí bảo vệ môi trường, nộp phí khai
thác tài nguyên, .... Mặt khác, đầu tư, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong quá
trình sản xuất để sử dụng tiết kiệm nguồn nước cũng như giảm thiểu tối đa xả nước
thải vào nguồn nước. Đồng thời xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước
khi thải ra môi trường.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở, Ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP Ủy ban BVMT LV HT sông Đồng Nai;
- LĐVP, P. KTN;
- Trung tâm Tin học - Công báo, Website tỉnh;
- Lưu: VT(HH13).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Trai
|
PHỤ LỤC
(Kèm
theo Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030)
Phụ lục 1
BẢNG PHÂN CHIA 44 TIỂU VÙNG
Stt
|
Tên
huyện, thị xã
|
Tên
tiểu vùng
|
Tỉ
trọng % diện tích huyện
|
Tên
tiểu vùng
|
Tỉ
trọng % diện tích huyện
|
1.
|
Huyện Bù Đăng
|
|
|
DN-01
|
6,67%
|
SB-06
|
0,00%
|
|
|
DN-02
|
6,48%
|
SB-07
|
4,38%
|
|
|
DN-03
|
1,73%
|
SB-08
|
12,44%
|
|
|
DN-04
|
6,41%
|
SB-09
|
5,63%
|
|
|
DN-05
|
6,42%
|
SB-11
|
2,30%
|
|
|
SB-02
|
0,00%
|
SB-21
|
0,07%
|
|
|
SB-03
|
1,41%
|
SB-28
|
2,32%
|
|
|
SB-04
|
43,69%
|
SB-30
|
0,05%
|
2.
|
Huyện Bù Đốp
|
|
|
|
|
MK-02
|
0,48%
|
SB-05
|
11,05%
|
|
|
MK-03
|
7,51%
|
SB-14
|
22,12%
|
|
|
MK-04
|
52,32%
|
SB-15
|
6,52%
|
3.
|
Huyện Bù Gia Mập
|
|
|
SB-01
|
9,52%
|
SB-09
|
0,32%
|
|
|
SB-02
|
8,76%
|
SB-10
|
11,55%
|
|
|
SB-03
|
0,89%
|
SB-11
|
2,18%
|
|
|
SB-05
|
26,68%
|
SB-12
|
3,82%
|
|
|
SB-06
|
8,78%
|
SB-13
|
9,58%
|
|
|
SB-07
|
2,39%
|
SB-14
|
9,73%
|
|
|
SB-08
|
0,56%
|
SB-16
|
5,24%
|
4.
|
Huyện Chơn Thành
|
|
|
SB-22
|
13,31%
|
SB-27
|
18,57%
|
|
|
SB-23
|
39,30%
|
SG-04
|
3,69%
|
|
|
SB-26
|
6,82%
|
SG-05
|
18,30%
|
5
|
Huyện Đồng Phú
|
|
|
SB-04
|
0,03%
|
SB-25
|
4,08%
|
|
|
SB-09
|
0,00%
|
SB-28
|
29,55%
|
|
|
SB-21
|
4,83%
|
SB-29
|
10,30%
|
|
|
SB-22
|
9,95%
|
SB-30
|
39,42%
|
|
|
SB-24
|
1,84%
|
|
|
6.
|
Huyện Hớn Quản
|
|
|
SB-16
|
4,77%
|
SB-22
|
8,23%
|
|
|
SB-17
|
0,04%
|
SB-23
|
19,92%
|
|
|
SB-18
|
14,40%
|
SG-01
|
0,05%
|
|
|
SB-19
|
0,01%
|
SG-02
|
9,32%
|
|
|
SB-20
|
4,84%
|
SG-03
|
28,50%
|
|
|
SB-21
|
0,00%
|
SG-04
|
9,91%
|
7.
|
Huyện Lộc Ninh
|
|
|
MK-01
|
7,45%
|
SB-16
|
14,09%
|
|
|
MK-02
|
8,24%
|
SG-01
|
28,90%
|
|
|
MK-03
|
6,90%
|
SG-02
|
33,40%
|
|
|
SB-15
|
1,03%
|
|
|
8.
|
Huyện Phú Riềng
|
|
|
SB-09
|
6,31%
|
SB-19
|
16,01%
|
|
|
SB-13
|
0,72%
|
SB-20
|
0,96%
|
|
|
SB-16
|
8,35%
|
SB-21
|
44,64%
|
|
|
SB-17
|
16,88%
|
SB-22
|
0,00%
|
|
|
SB-18
|
3,10%
|
SB-30
|
3,02%
|
9.
|
Thị xã Bình Long
|
|
|
|
|
SB-18
|
0,02%
|
SG-02
|
58,14%
|
|
|
SB-23
|
13,55%
|
SG-03
|
28,30%
|
10.
|
Thị xã Đồng
Xoài
|
|
|
|
|
SB-22
|
71,48%
|
SB-30
|
27,12%
|
|
|
SB-25
|
1,40%
|
|
|
11.
|
Thị xã Phước Long
|
|
|
|
|
SB-08
|
0,01%
|
SB-13
|
6,80%
|
|
|
SB-09
|
20,41%
|
SB-16
|
4,02%
|
|
|
SB-10
|
0,66%
|
SB-19
|
2,04%
|
|
|
SB-12
|
56,38%
|
SB-21
|
9,68%
|
Ghi chú: Tổng
diện tích tỉnh Bình Phước được chia thành 44 Tiểu vùng. Phân vùng tài nguyên nước
là một bước rất quan trọng trong việc tính toán cân bằng nước, là cơ sở cho việc
thu thập, phân tích tài liệu, tính toán nhu cầu nước cũng như phân bổ tài
nguyên nước. Khi tính toán cân bằng nước cho một hệ thống sông, cần phải chia hệ
thống lưu vực ra thành từng vùng, từng khu, từng ô... để
thuận lợi cho việc tính toán và việc phân chia này dựa vào một số tiêu chí nhất định:
- Dựa vào đặc điểm tự nhiên, sự phân
chia địa hình tương ứng của các dòng chính, các nhánh sông tạo nên các khu cân
bằng (tiểu vùng cân bằng) có tính độc lập tương đối về tiềm năng nguồn nước và
các yếu tố tự nhiên liên quan.
- Căn cứ nhu cầu, đặc điểm sử dụng nước,
các hộ ngành sử dụng nước và nguồn cấp nước kể cả hướng tiêu thoát nước sau khi sử dụng.
- Dựa theo các hệ thống công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước kết hợp với địa giới hành chính
và đơn vị quản lý hệ thống công trình khai thác sử dụng nước.
Phụ lục 2
BẢNG PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH BÌNH PHƯỚC
Stt
|
Tiểu
vùng quy hoạch
|
Nguồn
nước
|
Lượng
nước phân bổ
(triệu m3/năm)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
1
|
SG-01
|
Hồ Lộc Thạnh, hồ Mlu 2, hồ Bà Tám,
hồ Lovea, hồ Suối Kal, hồ Suối Nuy hồ Prek Tao,...
|
28,40
|
38,10
|
33,30
|
42,99
|
2
|
SG-02
|
- Hồ Rừng Cấm, hồ Tà Te, hồ M Lou, hồ Tà Thiết, hồ số 2, hồ Khơ Rây,...
- Sông Cham Ri, sông Ha Ra số 1,
sông Cần Lê, suối Da,..
- Đập Lộc Thành, đập Lộc Bình, đập
dâng suối Cần Lê,...
|
132,62
|
130,45
|
130,25
|
131,85
|
3
|
SG-03
|
- Sông Sài Gòn, sông Xa Cát, sông
Xa Cam, suối Nron, suối Ma,
- Hồ Bà, Úm, Hồ Đức Thịnh, hồ Cha
Lon, hồ Bàu Úm,...
|
62,05
|
57,50
|
61,39
|
63,59
|
4
|
SG-04
|
Suối Tà Mông, suối Cây Da
|
15,34
|
14,8
|
14,84
|
15,60
|
5
|
SG-05
|
Sông Bà Và, suối Cầu
|
59,63
|
56,58
|
37,38
|
35,38
|
6
|
MK-01
|
- Suối Đá, hồ Hoa Lưu
|
0,11
|
0,76
|
0
|
0,75
|
7
|
MK-02
|
Hồ Lộc Thạnh, hồ Suối Nuy
|
10,74
|
7,70
|
36,32
|
49,42
|
8
|
MK-03
|
Hồ Suối, hồ Bàu Sinh, hồ Bàu Tranh
|
33,25
|
33,40
|
33,40
|
33,12
|
9
|
MK-04
|
Hồ Lộc Quang (xã Lộc Quang - Lộc
Ninh), Hồ CK Hoàng Diệu, Hồ Bù Tam, hồ M26.
|
46,02
|
48,92
|
48,02
|
48,92
|
10
|
DN-01
|
Hồ DaMlo, hồ Cầu Dài.
|
3,95
|
3,90
|
3,8
|
3,90
|
11
|
DN-02
|
Hồ Văn Phong
|
20,34
|
20,40
|
20,40
|
20,40
|
12
|
DN-03
|
Bàu Cá Rô
|
4,18
|
4,16
|
4,23
|
4,16
|
13
|
DN-04
|
Hồ Dak Côk
|
24,80
|
24,7
|
24,60
|
24,70
|
14
|
DN-05
|
Hồ Đăng Hà, đập Đắk Trio
|
9,22
|
8,7
|
8,60
|
8,70
|
15
|
SB-01
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
16
|
SB-02
|
Hồ Bù Gia Mập 1, suối Đắk R’Me.
|
0,94
|
0,90
|
0,70
|
0,90
|
17
|
SB-03
|
Suối Đắk R’Me.
|
0,02
|
0
|
0
|
0
|
18
|
SB-04
|
- Sông Măng Tòng, sông Tre Sai,
Sông Dạ Dôn, Suối Đát Lá, suối Đắk P’Lấp, Suối Đá.
- Hồ Bàu Đĩa, hồ Bu Long, hồ số 1,
hồ Cong Đôi, Bàu Pouol, hồ suối Đá.
|
146,58
|
146,60
|
146,60
|
146,42
|
19
|
SB-05
|
Suối Đắk Huýt, suối Đắk U, hồ Đăk Ơ 1, hồ Đắk Ơ
2, hồ Đắk Ơ 3, hồ Thôn Bù Xia.
|
25,95
|
28,70
|
29,30
|
28,80
|
20
|
SB-06
|
Suối Đắk Ơ, suối Đắk Kông, Hồ Bù Gia Mập 2, Hồ Bù Gia Mập 3, Hồ Bù Gia Mập 4.
|
15,57
|
14,7
|
14,70
|
14,70
|
21
|
SB-07
|
Hồ Đar Ma, hồ Đắk Liên, hồ Đar Lar, hồ Đắc Liên
|
11,51
|
11,50
|
11,50
|
11,50
|
22
|
SB-08
|
Suối Đắk Bùi, hồ Bình Minh 6, Bàu
Trung Đoàn 4.
|
33,35
|
33,10
|
33,19
|
33,10
|
23
|
SB-09
|
Hồ Thác Mơ,
sông Đắk Liên, sông Đắ Răng, suối
Đá, hồ Suối Cạn, hồ Đaou 1, hồ Suối Đá.
|
26,34
|
26,40
|
26,10
|
26,21
|
24
|
SB-10
|
Sông Bé, sông Đắk Lim, sông Tài Liêm, hồ Đak Lim, hồ Đắk Ơ 4.
|
31,66
|
27,5
|
27,90
|
27,50
|
25
|
SB-11
|
Hồ Thác Mơ, hồ Đak Nhau 6, hồ Đắk Ơ.
|
5,53
|
5,51
|
5,59
|
5,40
|
26
|
SB-12
|
Hồ Thác Mơ, sông Bé, hồ Nông trường
5, hồ Đắk Tou, hồ Long Thủy, đập 19/5 hạ, đập 19/5 thượng.
|
25,42
|
15,50
|
15,50
|
16,00
|
27
|
SB-13
|
Sông Bé, sông Đắk Lim, hồ Suối Cun,
suối Đắk Lai, hồ Binh Hà 2.
|
29,14
|
28,10
|
27,90
|
28,00
|
28
|
SB-14
|
Sông Bé, suối Hoa, hồ M26, Bàu Giuốt,
hồ Nông trường 2, hồ Đ8 - NT2, hồ Đ7 - NT2.
|
44,51
|
44,7
|
44,56
|
45,06
|
29
|
SB-15
|
Sông Bé
|
8,55
|
1,50
|
1,50
|
1,50
|
30
|
SB-16
|
Sông Bé, sông Ti Hel, sông Bù Dinh,
suối Tàu, suối Yem, hồ Sork Phú Miêng, hồ Suối Thơm, đập Srok Trào, đập Sa
Cô,
|
71,93
|
79,40
|
79,33
|
79,20
|
31
|
SB-17
|
Suối Drian, suối Don, suối Dơi, hồ
Thôn 6, hồ Nông Trường 4, hồ Bù Ka, hồ Nông Trường 6,
Bàu Krin.
|
34,81
|
35,10
|
35,01
|
35,50
|
32
|
SB-18
|
Sông Bé, sông Bù Dinh, sông Pờ Mức, suối Da, suối Tàu, suối Cát, hồ An
Khương, hồ Sóc Xiêm, đập Sa Cô.
|
42,96
|
41,3
|
41,60
|
41,00
|
32
|
SB-19
|
Sông Bé, suối Dam, suối Reng, hồ Đắk
Drong, bàu Tà Lơn, hồ Phú Châu, bàu Dang, hồ Nông Trường 6.
|
33,64
|
33,20
|
33,10
|
33,00
|
34
|
SB-20
|
Sông Bé, suối Cát, suối Dam, suối
Heo, suối Lu, hồ Sóc Xiêm.
|
14,41
|
13,91
|
13,80
|
13,90
|
35
|
SB-21
|
Suối Đá, suối Rạt, hồ suối Rạt, suối
Bốn, hồ nông trường 7, hồ Nông Trường 8, suối Đắk Rát, hồ Phú Trung, suối Đa
Du.
|
114,88
|
115,50
|
115,50
|
115,00
|
36
|
SB-22
|
Sông Bé, suối Nghiên, suối Lu, suối
Dâm, bàu Min, Hồ Tiến Thành 1.
|
108,54
|
102,90
|
104,85
|
106,77
|
37
|
SB-23
|
Hồ Phước Hòa, sông Xi Nách, sông Xa
Cát, sông Tàu Ô, suối Ró, suối Ốc,
hồ Suối Muồn, hồ Cầu 2, hồ Cầu 3, hồ Suối Lai.
|
139,72
|
125,02
|
195,18
|
214,02
|
38
|
SB-24
|
Hồ Suối Giai, bàu Tà Ét
|
8,14
|
7,93
|
8,13
|
7,93
|
39
|
SB-25
|
Hồ Suối Giai, hồ Tân Lợi
|
16,93
|
14,04
|
15,14
|
15,24
|
40
|
SB-26
|
Hồ Phước Hòa
|
7,20
|
7,30
|
14,02
|
14,22
|
41
|
SB-27
|
Sông Bà Và, suối Cầu, suối Nhỏ
|
13,04
|
15,10
|
33,65
|
34,17
|
42
|
SB-28
|
Sông Mã Đà, suối Cau, suối Phé, suối
Báng, suối Pe Namg, suối Son, suối Nhung, Bàu Chân Gia, hồ suối Nhung.
|
33,63
|
32,80
|
32,80
|
32,70
|
43
|
SB-29
|
Rạch Bé, suối Phe, suối Ba, hố Tân
Hòa, hồ Tân Phước.
|
31,64
|
34,70
|
34,50
|
34,60
|
44
|
SB-30
|
Sông Tà In, suối
Chai, suối Rạt, suối Bốn, suối Ra, Suối Bui.
Hồ Suối Cam, Hồ Đồng Xoài, hồ Đồng
Tiến, hồ Tân Hòa, hồ Tân Lợi 2, bàu Đồng In 1.
|
145,22
|
130,70
|
130,50
|
130,00
|
Phụ lục 3
BẢNG PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI
ĐẤT TỈNH BÌNH PHƯỚC
Stt
|
Tiểu vùng quy hoạch
|
Nguồn
nước
|
Lượng
nước phân bổ
(triệu m3/năm)
|
2015
|
2020
|
2025
|
2030
|
1
|
SG-01
|
Tại các tầng qp1, n22, p3-t1, t2, βn22-3
|
2,39
|
3,36
|
8,40
|
22,26
|
2
|
SG-02
|
Tại các tầng qp1, j1-2, n22, p3-t1, t2, βn22-3
|
21,00
|
23,35
|
23,35
|
23,35
|
3
|
SG-03
|
Tại các tầng qp1n22, p3-t1, t2, βn22-3
|
9,33
|
10,80
|
17,81
|
17,81
|
4
|
SG-04
|
Tại các tầng n22
|
8,77
|
9,60
|
9,84
|
10,41
|
5
|
SG-05
|
Tại các tầng n22, qp1
|
10,41
|
8,92
|
8,92
|
8,92
|
6
|
MK-01
|
Tại các tầng qp1, j1-2, n22, t2, βn22-3
|
0,38
|
0,45
|
1,20
|
0,45
|
7
|
MK-02
|
Tại các tầng
qp1, n22, p3-t1, t2
|
0,42
|
1,20
|
2,48
|
2,48
|
8
|
MK-03
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
2,69
|
3,60
|
3,60
|
4,08
|
9
|
MK-04
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn22-3
|
3,48
|
3,48
|
3,48
|
3,48
|
10
|
DN-01
|
Tại các tầng βn13, j1-2
|
0,37
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
11
|
DN-02
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
0,36
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
12
|
DN-03
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
0,10
|
0,34
|
0,17
|
0,34
|
13
|
DN-04
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
0,35
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
14
|
DN-05
|
Tại các tầng j1-2, βn13, qp1, βn22-3
|
0,35
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
15
|
SB-01
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
16
|
SB-02
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
0,31
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
17
|
SB-03
|
Tại các tầng βn13
|
0,11
|
0,30
|
0,30
|
0,30
|
18
|
SB-04
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
2,73
|
7,20
|
6,00
|
7,68
|
19
|
SB-05
|
Tại các tầng j1-2, βn13, qp1
|
1,28
|
3,60
|
2,40
|
3,60
|
20
|
SB-06
|
Tại các tầng βn13
|
0,31
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
21
|
SB-07
|
Tại các tầng βn13
|
0,33
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
22
|
SB-08
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
0,71
|
2,40
|
1,71
|
2,40
|
23
|
SB-09
|
Tại các tầng j1-2, βn13, βn22-3
|
0,89
|
2,40
|
2,40
|
2,40
|
24
|
SB-10
|
Tại các tầng βn13, qp1
|
1,07
|
2,40
|
1,60
|
2,40
|
25
|
SB-11
|
Tại các tầng βn13
|
0,20
|
0,69
|
0,51
|
1,20
|
26
|
SB-12
|
Tại các tầng
qp1, βn13, j3-k1, βn22-3
|
1,14
|
3,60
|
2,40
|
2,40
|
27
|
SB-13
|
Tại các tầng qp1, βn13, βn22-3
|
0,67
|
2,40
|
1,80
|
2,40
|
28
|
SB-14
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
1,29
|
2,40
|
2,64
|
2,64
|
29
|
SB-15
|
Tại các tầng
qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
0,09
|
0,20
|
0,20
|
0,20
|
30
|
SB-16
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
1,73
|
3,60
|
3,77
|
4,80
|
31
|
SB-17
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
2,54
|
2,40
|
2,76
|
2,40
|
32
|
SB-18
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
1,48
|
2,40
|
2,40
|
3,60
|
33
|
SB-19
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
2,02
|
2,40
|
2,64
|
3,00
|
34
|
SB-20
|
Tại các tầng qp1, ji-2, βn22-3
|
0,23
|
0,69
|
1,20
|
1,20
|
35
|
SB-21
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, βn22-3
|
8,94
|
9,60
|
9,60
|
10,80
|
36
|
SB-22
|
Tại các tầng qp1, j1-2, βn13, n22, βn22-3
|
26,59
|
30,00
|
34,83
|
34,83
|
37
|
SB-23
|
Tại các tầng qp1, βn13, n22,
p3-t1, j3-k1, βn22-3
|
39,38
|
39,38
|
39,38
|
39,38
|
38
|
SB-24
|
Tại các tầng j1-2
|
3,37
|
3,37
|
3,37
|
3,37
|
39
|
SB-25
|
Tại các tầng j1-2, βn13, n22
|
5,46
|
5,46
|
5,46
|
5,46
|
40
|
SB-26
|
Tại các tầng qp1, n22,
p3-t1
|
2,56
|
2,40
|
3,28
|
3,28
|
41
|
SB-27
|
Tại các tầng qp1, n22
|
10,13
|
6,00
|
10,13
|
10,13
|
42
|
SB-28
|
Tại các tầng j1-2, βn13
|
1,32
|
3,60
|
2,64
|
3,60
|
43
|
SB-29
|
Tại các tầng j1-2, βn13, qp1, βn22-3
|
0,50
|
1,20
|
1,20
|
1,20
|
44
|
SB-30
|
Tại các tầng j1-2,
βn13, qp1, βn22-3
|
15,64
|
19,20
|
16,80
|
18,60
|
Phụ lục 4
BẢNG TỔNG HỢP CÁC TẦNG CHỨA NƯỚC
VÀ MỰC NƯỚC HẠ THẤP CHO PHÉP
STT
|
Tầng
nước
|
Mực nước hạ thấp cho phép (m)
|
1
|
Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1)
|
6 - 10
|
2
|
Tầng chứa nước Pliocen giữa (n22)
|
3,2 - 17,1
|
3
|
Tầng chứa nước Pliocen giữa - trên
(βn13)
|
4,1 - 22,5
|
4
|
Tầng chứa nước Pliocen giữa - trên
(βn22-3)
|
5,4 - 24,5
|
5
|
Tầng chứa nước Jura trên - Creta dưới
(j3-k1)
|
22 - 27
|
6
|
Tầng chứa nước Jura dưới -giữa (j1-2)
|
6 - 54
|
7
|
Tầng chứa nước Trias giữa (t2)
|
23 - 26
|
8
|
Tầng chứa nước
Permi trên -Trias dưới (p3-t1)
|
19 - 31
|
Phụ lục 5
DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ
Stt
|
Tên
chuyên đề
|
01
|
Nguồn nước, tình hình khai thác, sử
dụng nước và xả nước thải, chất thải vào nguồn nước; mức độ đáp ứng về số lượng
và chất lượng của tài nguyên nước đối với các mục đích sử dụng chính.
|
02
|
Hiện trạng và diễn biến của nguồn
nước mặt giai đoạn 05 năm trước kỳ quy hoạch; hiện trạng và các vấn đề về chất
lượng nước dưới đất.
|
03
|
Hiện trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và các ảnh hưởng đến
sức khỏe cộng đồng, hệ sinh thái thủy sinh, các hoạt động kinh tế, lĩnh vực dịch
vụ công.
|
04
|
Tình hình bảo vệ nguồn nước; các
chính sách, chủ trương bảo vệ nguồn nước; vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước.
|
05
|
Tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng; xác định
các vấn đề nổi cộm cần giải quyết liên quan đến bảo vệ
tài nguyên nước tại thời điểm đánh giá và thứ tự ưu tiên giải quyết.
|
06
|
Nhu cầu sử dụng nước, lượng nước thải và các chất thải
vào nguồn nước mặt; nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho các mục đích
khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất theo
các kỳ quy hoạch.
|
07
|
Dự báo mức độ ô nhiễm; khả năng
ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm đối với các nguồn nước thải chính; mức độ tác động của
hoạt động kinh tế xã hội đến ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt nguồn nước theo các giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch.
|
08
|
Dự báo khả năng tự phục hồi, mức độ
khôi phục các nguồn nước đang bị ô nhiễm, suy thoái,
cạn kiệt theo các giai đoạn trong thời
kỳ quy hoạch.
|
09
|
Dự báo mức độ đáp ứng của chất lượng nước đối với phát triển kinh
tế xã hội theo các giai đoạn trong thời kỳ quy hoạch.
|
10
|
Dự báo những thách thức và thuận lợi
đối với quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch.
|
11
|
Nhu cầu và khả năng đáp ứng dòng chảy
tối thiểu để duy trì dòng sông, duy trì hệ sinh thái trong
sông, ven sông và trong vùng đất ngập nước theo các giai đoạn trong thời kỳ
quy hoạch.
|
12
|
Các vấn đề phát sinh do quy hoạch sử
dụng đất trong vùng đối với tài nguyên
nước dưới đất.
|
13
|
Những thách thức và thuận lợi, các
vấn đề cấp bách cần giải quyết để bảo vệ tài nguyên nước trong kỳ quy hoạch
và thứ tự ưu tiên giải quyết.
|
14
|
Các phương án quy hoạch và luận chứng
lựa chọn phương án.
|
15
|
Phát triển các sơ đồ tính toán cân bằng nước.
|
16
|
Phát triển các phương án sử dụng và
phát triển tài nguyên nước theo các mốc thời gian đến 2020, 2025 và 2030.
|
17
|
Chạy mô hình để mô phỏng các kịch bản
nhằm đánh giá cân bằng nước cho toàn bộ tỉnh và từng tiểu
lưu vực sông nhánh ứng với các phương án phát triển công trình đầu nguồn và
nhu cầu dùng nước ở hạ lưu.
|
18
|
Kiểm chứng mô hình.
|
19
|
Xây dựng báo cáo chuyên đề tính
toán đánh giá cân bằng nước mặt
|
20
|
Khảo sát, đo đạc mặt cắt địa hình
đáy Sông Bé (đoạn từ sau đập Srok Phu Miêng đến trước hồ Phước Hòa).
|
21
|
Mô hình hóa chất lượng nước mặt sông bé (đoạn từ sau đập
hồ Srok Phu Miêng đến trước hồ Phước Hòa).
|
22
|
Kết quả chạy mô hình nước dưới đất
khu vực Chơn Thành.
|
23
|
Thuyết minh quy hoạch tài nguyên nước
dưới đất tỉnh Bình Phước.
|
Phụ lục 6
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ QUY HOẠCH - TỶ LỆ 1/100.000
Stt
|
Tên
bản đồ chuyên đề
|
1
|
Bản đồ tài nguyên nước mặt
|
2
|
Bản đồ hiện trạng
công trình khai thác sử dụng nước mặt.
|
3
|
Bản đồ các điểm xả chất thải vào
nguồn nước mặt.
|
4
|
Bản đồ phân vùng ô nhiễm theo loại
hình và mức độ ô nhiễm, các điểm ô nhiễm nghiêm trọng.
|
5
|
Bản đồ các hệ
sinh thái thủy sinh có nguy cơ suy thoái/đã suy thoái nghiêm
trọng do tác động của suy thoái tài
nguyên nước mặt.
|
6
|
Bản đồ các khu vực có cảnh quan môi
trường bị suy giảm do ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt.
|
7
|
Bản đồ tiềm
năng nước dưới đất.
|
8
|
Bản đồ hiện trạng
ô nhiễm và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nước
dưới đất.
|
9
|
Bản đồ phân vùng
mức độ duy trì dòng chảy tối thiểu
trên các sông chính ứng với từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
|
10
|
Bản đồ phân
vùng mục tiêu chất lượng nước mặt ứng với
từng giai đoạn quy hoạch.
|
11
|
Bản đồ phân
vùng bảo vệ tài nguyên nước mặt ứng với từng giai đoạn quy hoạch.
|
12
|
Bản đồ vị trí các điểm ô nhiễm nước
mặt nghiêm trọng cần ưu tiên xử lý, khắc phục trong kỳ quy hoạch.
|
13
|
Bản đồ quy hoạch
mạng lưới giám sát chất lượng nước,
giám sát xả chất thải vào nguồn nước.
|
14
|
Bản đồ phân vùng ngưỡng giới hạn
khai thác nước dưới đất ứng với từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
|
15
|
Bản đồ phân vùng mục tiêu chất lượng
nước dưới đất ứng với từng giai đoạn quy hoạch.
|
16
|
Bản đồ phân vùng bảo vệ, vùng cấm,
vùng hạn chế khai thác nước dưới đất ứng với từng giai đoạn quy hoạch.
|
17
|
Bản đồ vị trí các điểm ô nhiễm nước
dưới đất nghiêm trọng cần ưu tiên xử lý, khắc phục trong kỳ quy hoạch.
|
18
|
Bản đồ quy hoạch mạng quan trắc,
giám sát và cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước dưới đất.
|
Phụ lục 7
PHÂN KỲ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH DỰ
ÁN
TT
|
Tên
dự án
|
Mục
tiêu và nhiệm vụ của dự án
|
Giai
đoạn
|
2015-2020
|
2021-2030
|
1
|
Xây dựng trạm quan trắc tự động nước mặt trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
|
a./ Mục tiêu: Xác định chất lượng nước tại các sông suối và các vị
trí quan trọng phục vụ cho mục đích khai thác và bảo vệ tài nguyên nước mặt
b./ Nhiệm vụ:
- Xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư trang thiết bị quan
trắc tài nguyên nước.
|
X
|
X
|
2
|
Điều tra hiện trạng và phân loại các nguồn thải trên địa bàn tỉnh Bình Phước
|
a./ Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng
và phân loại các nguồn thải khác nhau trên địa bàn tỉnh gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ
môi trường nước tỉnh Bình Phước
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra khảo
sát, xác định được các nguồn thải gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước
tỉnh.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và các tác động của các nguồn thải đến môi
trường trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các giải pháp quản lý các
loại nguồn thải nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Bình Phước hướng tới phát triển bền
vững.
|
X
|
|
3
|
Điều tra, đánh giá và công bố vùng
bảo vệ nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tỉnh
Bình Phước
|
a./ Mục tiêu: Xác định vùng bảo vệ
nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, đánh giá và xác định
vùng bảo vệ nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
trên địa bàn tỉnh.
- Công bố vùng bảo vệ nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên
địa bàn tỉnh.
|
X
|
|
4
|
Đánh giá tác động và đề xuất biện pháp bảo vệ nguồn nước tỉnh Bình Phước trong điều kiện biến
đổi khí hậu
|
a./ Mục tiêu:
Bảo vệ nguồn nước tỉnh Bình Phước trong điều kiện biến đổi
khí hậu và nước biển dâng
b./ Nhiệm vụ:
- Đánh giá các tác động của biến đổi
khí hậu đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất các
biện pháp bảo vệ nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí
hậu.
|
X
|
|
5
|
Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn nước thải của sông Bé để phục vụ công tác khai thác, quản
lý và bảo vệ nguồn nước sông Bé trên toàn tỉnh Bình Phước
|
a./ Mục tiêu:
- Đánh giá và dự báo khả năng tiếp
nhận nguồn nước thải của sông Bé.
- Đề xuất các
biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Bé.
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, đánh giá và dự báo khả
năng tiếp nhận nguồn thải của sông Bé.
- Đề xuất các
biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Bé phục vụ cho nhu cầu cấp nước
cho các hoạt động.
|
X
|
|
6
|
Điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
|
a./ Mục tiêu: Thiết lập được một hệ
thống cơ sở dữ liệu Tài nguyên nước của tỉnh Bình Phước một cách thống nhất, hiện đại, chính xác và từng bước cập
nhật các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu điều tra cơ bản và dữ liệu bổ sung
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, khảo
sát lấy thông tin về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
|
X
|
|
7
|
Bảo vệ rừng, hệ sinh thái tại khu vực
vườn quốc gia Bù Gia Mập và vườn quốc gia Cát Tiên
|
a./ Mục tiêu: Bảo vệ rừng, hệ sinh
thái tại khu vực vườn quốc gia Bù Gia Mập và Cát Tiên
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, đánh giá hệ sinh thái tại
khu vực vườn quốc gia Bù Gia Mập và vườn quốc gia Cát Tiên.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng,
hệ sinh thái tại khu vực.
|
X
|
|
8
|
Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề
xuất giải pháp bảo vệ thảm phủ thực vật, hệ sinh thái tại các khu vực rừng
phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
|
a./ Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng
thảm phủ thực vật, hệ sinh thái tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn tỉnh Bình
Phước
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng các
thảm phủ thực vật, hệ sinh thái rừng đầu nguồn đảm bảo
cho việc bổ cập nguồn nước.
- Đề xuất các
biện pháp phục hồi, cải tạo thảm phủ, hệ sinh thái tại khu vực đảm bảo cho việc
bổ cập nguồn nước.
|
X
|
|
9
|
Điều tra, khảo
sát giếng khoan, giếng đào và lập kế hoạch xử lý trám lấp,
trám lấp một số giếng gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
|
a./ Mục tiêu: Bảo vệ chất lượng nước dưới đất không bị ảnh hưởng bởi
các hoạt động trên mặt qua giếng khoan, giếng đào
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, khảo sát các giếng
khoan, giếng đào trên địa bàn tỉnh cần xử lý tráng lấp.
- Lập kế hoạch tráng lấp một số giếng
ở khu vực xung yếu, phòng tránh nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
|
X
|
X
|
10
|
Chương trình nâng cao nhận thức của
cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
|
a./ Mục tiêu:
- Phổ biến, tuyên truyền pháp luật
về tài nguyên nước đến cộng đồng.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng góp
phần vào việc quản lý và bảo vệ tốt tài nguyên nước.
b./ Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình phổ biến
pháp luật về tài nguyên nước.
- Thực hiện phổ biến, tuyên truyền
pháp luật về tài nguyên nước.
- Nâng cao nhận thức hiểu biết của
cộng đồng về giá trị nguồn tài nguyên nước.
|
X
|
X
|
11
|
Tăng cường năng lực, thiết bị, công
cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp
|
a./ Mục tiêu:
- Tăng cường năng lực, công cụ quản
lý tài nguyên nước ở các cấp.
- Mua sắm, bổ sung các trang thiết
bị.
b./ Nhiệm vụ:
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản
lý cho các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Học tập ứng dụng các kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ tài nguyên
nước.
- Phân tích lựa chọn các trang thiết
bị phù hợp với nhu cầu quản lý.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư trang
thiết bị đến 2030.
|
X
|
X
|
12
|
Quản lý các công trình hồ đập, thủy
điện trên sông Bé để đảm bảo cấp nước cho khu vực và
chia sẻ nguồn nước cho các tỉnh phụ cận.
|
a./ Mục tiêu:
Đảm bảo các công trình hồ đập, thủy điện trên sông Bé được quản lý vận hành
hiệu quả, đúng theo thiết kế.
b./ Nhiệm vụ:
- Xây dựng các quy chế chính sách về
quản lý hồ đập, thủy điện trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý vận các công trình hồ đập,
thủy điện trên địa bàn tỉnh theo thiết kế.
|
X
|
X
|
13
|
Chương trình quan trắc môi trường nước theo định kỳ hàng năm
|
a./ Mục tiêu: Đánh giá chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình
Phước định kỳ hằng năm
b./ Nhiệm vụ:
- Tiến hành đo đạc, quan trắc môi trường nước trên địa
bàn tỉnh.
- Xác định, phân vùng các khu vực
nguồn nước bị ô nhiễm.
|
X
|
X
|
14
|
Rà soát, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch phân bổ và bảo
vệ tài nguyên nước theo định kỳ
|
a./ Mục tiêu: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài
nguyên nước theo định kỳ
b./ Nhiệm vụ:
- Rà soát lại quy hoạch phân bổ và
bảo vệ tài nguyên nước theo định kỳ.
- Điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước theo định kỳ.
|
X
|
X
|
15
|
Rà soát kiểm
kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bình Phước theo định kỳ
|
a./ Mục tiêu: Kiểm kê hiện trạng
khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh
Bình Phước theo định kỳ
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng
khai thác sử dụng tài nguyên nước tỉnh Bình Phước theo định kỳ.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và
khai thác tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
|
X
|
X
|
16
|
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chất lượng
nước và mức độ tổn thương của các tầng chứa nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
|
a./ Mục tiêu:
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và mức độ tổn thương của các tầng chứa nước dưới
đất trên địa bàn tỉnh
b./ Nhiệm vụ:
- Điều tra, đánh giá hiện trạng ô
nhiễm chất lượng nước và mức độ tổn thương của các tầng chứa nước dưới đất
trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp khôi phục,
bảo vệ phục hồi tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
|
|
X
|
Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 47/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
5.046
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|