ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4306/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày
30 tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ TỈNH ĐỒNG NAI
(PRAP) GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/ 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm phát thải
khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ
lượng các bon rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 5414/QĐ-BNN-TCLN ngày
25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn xây dựng
kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng
và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng
các bon rừng (REDD+) cấp tỉnh;
Căn cứ Quyết định 5264/QĐ-BNN-TCLN ngày
28/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch
thực hiện Chương trình Quốc gia về REDD+ theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày
05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ
trình số 4466/TTr-SNN ngày 05/11/2019 và Công văn số 5138/SNN-CCKL ngày
16/12/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế
hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai (PRAP), giai đoạn 2020 - 2030 (kèm theo Kế
hoạch hành động REDD+) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu
chung
- Góp phần giảm
phát thải khí nhà kính và nâng cao trữ lượng các bon rừng, qua đó hỗ trợ đạt được
mục tiêu của Chương trình hành động Quốc gia về giảm thiểu biến đổi khí hậu, kế
hoạch hành động REDD+ Quốc gia và các mục tiêu có liên quan khác.
- Góp phần bảo
vệ và phát triển rừng bền vững nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, mở rộng
diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng thông qua việc cải tiến các vấn đề
liên quan đến kỹ thuật lâm sinh, phục hồi rừng; thu hút sự hỗ trợ của quốc tế,
tiến tới tiếp cận thị trường tính chỉ các bon, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm
nghiệp và hướng tới xã hội hóa ngành lâm nghiệp.
- Hỗ trợ tái
cơ cấu ngành lâm nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công
tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học và
chức năng của hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, nâng cao giá trị lâm sản,
nâng cao giá trị phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn sạt lở đất,
bảo vệ nguồn nước…
- Thúc đẩy sự
phối hợp đa ngành trong việc đảm bảo hài hòa công tác bảo vệ và phát triển rừng
với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp
và cơ sở hạ tầng; xây dựng, phát triển rừng phải gắn liền với khai thác sử dụng,
hưởng lợi từ rừng, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ lâm sản nhằm phát triển thị
trường lâm sản hàng hóa thúc đẩy kinh tế rừng phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu
cụ thể
1.2.1. Giai đoạn đến
2020 - 2025
- Tiếp tục quản lý, bảo
vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng khoanh nuôi, trồng mới
tăng thêm hàng năm;
- Trồng rừng đặc dụng
đạt 70 ha;
- Trồng bổ sung cây gỗ
lớn nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đạt: 897 ha;
- Trồng lại rừng sau
khai thác rừng trồng sản xuất đạt 16.784 ha;
- Trồng cây phân tán đạt
1,2 triệu cây, bình quân 200.000 cây/năm;
- Khoanh nuôi phục hồi
rừng đạt 1.700 ha;
- Nuôi dưỡng rừng đạt
4.806 ha;
- Quản lý chặt chẽ diện
tích đất lâm nghiệp chuyển đổi sang mục đích khác theo đúng quy hoạch;
- Thông qua
các hoạt động của REDD+ tỷ lệ che phủ rừng bình quân ở mức 28,7%, trong đó tỷ lệ
che phủ của rừng thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp 27,67% (tương ứng với diện tích
163.204 ha rừng) và ngoài quy hoạch 03 loại rừng là 1,03% (tương ứng với diện
tích 6.000 ha rừng);
- Giảm được khoảng 50%
số vụ lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy so giai đoạn 2007 - 2018;
- Giảm số vụ khai thác
gỗ và lâm sản trái phép bình quân/năm xuống dưới 50%;
- Khoảng 15% diện tích
bị cây Mai Dương xâm lấn ở các vùng có cây gỗ tái sinh được kiểm soát sự lây
lan và phát triển;
- Hệ thống theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng của tỉnh được cải tiến và vận hành ở toàn bộ các huyện mục
tiêu;
- Cán bộ cấp tỉnh và
các huyện được tham gia các khóa đào tạo và hội thảo nâng cao nhận thức về biến
đổi khí hậu và REDD+;
- Tối thiểu 23 xã mục
tiêu được tuyên truyền nâng cao nhận thức về REDD+;
- Tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là
người dân tộc thiểu số và các hộ nghèo.
1.2.2. Giai đoạn đến
2026 - 2030
- Tiếp tục quản lý, bảo
vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có và diện tích khoanh nuôi, trồng mới tăng
thêm hàng năm;
- Trồng mới rừng trồng
tập trung đạt 50 ha rừng phòng hộ;
- Trồng bổ sung cây gỗ
lớn nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đạt: 750 ha;
- Trồng lại rừng sau
khai thác rừng trồng sản xuất đạt 13.798 ha;
- Trồng cây phân tán đạt
1,0 triệu cây, bình quân 200.000 cây/năm;
- Nuôi dưỡng rừng đạt
2.500 ha;
- Quản lý chặt chẽ diện
tích đất lâm nghiệp chuyển đổi sang mục đích khác theo đúng quy hoạch;
- Thông qua
các hoạt động của REDD+ tỷ lệ che phủ rừng bình quân ở mức 28,52%, trong đó tỷ
lệ che phủ của rừng thuộc đất quy hoạch lâm nghiệp 27,67% (tương ứng với diện
tích 163.204 ha rừng) và ngoài quy hoạch 03 loại rừng là 0,85% (tương ứng với
diện tích 5.000 ha rừng);
- Giảm được khoảng 70%
số vụ lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy so với giai đoạn 2007 - 2018;
- Giảm số vụ khai thác
gỗ và lâm sản trái phép bình quân/năm xuống dưới 50%;
- Khoảng 30% diện tích
bị cây Mai Dương xâm lấn ở các vùng có cây gỗ tái sinh được kiểm soát sự lây
lan và phát triển;
- Hệ thống theo dõi diễn
biến tài nguyên rừng của tỉnh được cải tiến và vận hành ở toàn bộ các huyện mục
tiêu;
- Cán bộ cấp tỉnh và
các huyện được tham gia các khóa đào tạo và hội thảo nâng cao nhận thức về biến
đổi khí hậu và REDD+;
- Tối tiểu có 23 xã mục
tiêu được tuyên truyền nâng cao nhận thức về REDD+;
- Tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là
người dân tộc thiểu số và các hộ nghèo.
2. Phạm vi thực
hiện
Phạm vi thực
hiện Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai bao gồm 02 hợp phần, trong đó:
- Hợp phần 01.
Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: Được thực hiện trên phạm vi địa bàn toàn
tỉnh Đồng Nai.
- Hợp phần 02.
Các hoạt động hỗ trợ (hoạt động bổ sung): Được thực hiện trên phạm vi tối thiểu 23 xã
ưu tiên theo các tiêu chí đã được xác định để thực hiện Kế hoạch hành động
REDD+ tỉnh Đồng Nai.
3. Thời gian
thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2030.
4. Các nội
dung chính
4.1. Hợp phần
01: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng
Các hoạt động
của hợp phần này được xác định là các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai đã được xác định trong kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến giai đoạn 2021 - 2030... Tiến hành lồng
ghép một số kế hoạch có liên quan vào trong kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh Đồng Nai,
a) Về bảo
vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
- Tiếp tục đưa vào khoán
bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng bình quân 8.433 ha/năm.
- Tiếp tục thực hiện
khoán bảo vệ rừng từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng
cung cấp dịch vụ môi trường (các chủ rừng là tổ chức, các hộ gia đình được
khoán đất lâm nghiệp, nhận khoán bảo vệ rừng) trên diện tích bình quân 148.424
ha/năm.
- Phát dọn đường băng
phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2020 - 2030 bình quân 2.432 ha/năm.
b) Phát triển
rừng
- Trồng rừng mới
là 120 ha (trong đó: Rừng đặc dụng 70 ha; rừng phòng hộ 50 ha)
- Trồng rừng bổ
sung cây gỗ lớn trên diện tích rừng phòng hộ là 1.647 ha;
- Trồng lại rừng
sau khai thác là 30.582 ha;
- Nuôi dưỡng rừng
là 7.306 ha.
- Khoanh nuôi
phục hồi một số diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh và một số diện tích đất
đất có rừng trong rừng đặc dụng và rừng phòng hộ có khả năng phục hồi rừng bằng
tái sinh tự nhiên là 1.700 ha.
- Trồng cây
phân tán: Khoảng 2,2 triệu cây (bình quân 200.000 cây/năm).
c) Xây dựng cơ
sở hạ tầng lâm sinh
Trong giai đoạn
2020 - 2030 xây dựng cơ sở hạng tầng bao gồm xây mới 24 trạm bảo vệ rừng; nâng
cấp 22 trạm bảo vệ rừng; xây mới 01 chốt bảo vệ rừng; xây mới 10 chòi canh lửa;
xây dựng 53 bảng dự báo cấp cháy rừng; xây mới 04 bảng nội quy và 546 Pano bảng
tuyên truyền bảo vệ rừng; đầu tư 50 ha rừng giống và 08 vườn ươm.
4.2 Hợp phần
02: Các hoạt động hỗ trợ (hoạt động bổ sung)
4.2.1. Hạn chế
mất rừng, suy thoái rừng
a. Gói giải
pháp số 1: Giảm thiểu lấn chiếm rừng để mở rộng canh tác nông nghiệp;
b. Gói giải
pháp số 2: Giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra bởi việc chuyển đổi mục đích
sử dụng rừng sang các mục đích khác;
c. Gói
giải pháp số 3: Hạn chế khai thác rừng trái phép.
4.2.2.
Tăng cường trữ lượng các bon rừng
a. Gói giải
pháp số 4: Nâng cao hiệu quả công tác phát triển rừng;
b. Gói giải
pháp số 5: Kiểm soát loài sinh vật ngoại lai xâm hại;
c. Gói giải
pháp 6: Gói giải pháp chung (hỗ trợ hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện
REDD+).
(Chi tiết các
giải pháp và hoạt động trong từng gói giải pháp thể hiện tại phụ lục)
5. Dự toán vốn
đầu tư thực hiện
Tổng nhu cầu vốn
đầu tư thực hiện PRAP tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2030 là 1.124.293 triệu đồng,
trong đó:
- Hợp phần 01:
Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: 928.356 triệu đồng, bao gồm:
+ Hoạt động bảo
vệ rừng: 564.819 triệu đồng;
+ Hoạt động
phát triển rừng: 300.505 triệu đồng;
+ Hoạt động đầu
tư cơ sở hạ tầng lâm sinh: 63.031 triệu đồng.
- Hợp phần 02:
Các hoạt động ưu tiên (hoạt động hỗ trợ): 195.937 triệu đồng, bao gồm:
+ Gói giải
pháp 1: Ngăn chặn lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp để mở rộng canh tác nông
nghiệp là 113.443 triệu đồng.
+ Gói giải
pháp 2: Giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra bởi việc chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng sang các mục đích khác là 14.919 triệu đồng.
+ Gói giải
pháp 3: Hạn chế khai thác rừng trái phép là 29.161 triệu đồng
+ Gói giải
pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác phát triển rừng là 24.794 triệu đồng.
+ Gói giải
pháp 5: Kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại là: 11.800 triệu đồng.
+ Gói giải
pháp 6: Gói giải pháp chung (hỗ trợ hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện
REDD+) là 2.320 triệu đồng.
6. Phân chia
nguồn vốn thực hiện
- Ngân sách
Trung ương: 75.814 triệu đồng, chiếm 6,7%;
- Ngân sách địa
phương: 428.462 triệu đồng, chiếm
38,1%;
- Vốn dịch vụ
môi trường rừng: 331.780 triệu đồng, chiếm 29,5%;
- Vốn vay ODA,
huy động: 126.492 triệu đồng, chiếm 11,3%;
- Vốn doanh
nghiệp, liên doanh liên kết: 160.195 triệu đồng, chiếm 14,2%;
- Nguồn vốn
khác: 1.550 triệu đồng, chiếm 0,1%.
Tổng nguồn vốn
đầu tư thực hiện Kế hoạch là 1.124.293
triệu đồng, nguồn vốn đề nghị bố trí mới
là 95.327 triệu đồng (8,5%); nguồn vốn đã được xác định và bố trí trong các
chương trình dự án đã được phê duyệt là 658.914 triệu đồng (58,6%); nguồn vốn sẽ
được thực hiện lồng ghép với chương trình dự án khác có liên quan là 370.051
triệu đồng (32,9%); các nguồn vốn được xác định, cụ thể:
- Đối với ngân sách
nhà nước
+ Ngân sách Trung
ương: Được tổng hợp, lồng ghép, thực hiện từ nhiều chương trình, dự án như:
Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình ứng phó với
biến đổi khí hậu, Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Ngân sách địa
phương: Từ nguồn thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ lãi
suất để phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới; chính sách hỗ trợ xuất khẩu,
thương mại.
Các nguồn vốn ngân
sách nhà nước của từng dự án cụ thể, được quản lý thực hiện theo quy định của
Luật Đầu tư công, quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và các quy định về quản lý ngân
sách nhà nước có liên quan.
- Đối với nguồn vốn
ODA, vốn huy động: Từ nguồn vốn vay và viện trợ không hoàn lại của các ngân
hàng, tổ chức quốc tế; các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai.
- Nguồn chi trả dịch vụ
môi trường: Từ nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều phối
cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh hàng năm đối với những diện tích
cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ
hai tỉnh trở lên, và từ nguồn thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đồng
Nai hàng năm đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa giới
hành chính tỉnh Đồng Nai. Nội dung thực hiện chính sách chi trả được thực hiện
theo Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
- Nguốn vốn doanh nghiệp,
liên doanh, liên kết: Từ nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp.
7. Tổ chức thực hiện
7.1. Bổ sung nhiệm vụ
cho Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh
Ban Chỉ đạo Kế hoạch
hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai đề xuất được thành lập trên cơ sở là các thành
viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh)
và đề xuất điều chỉnh giao nhiệm vụ bổ sung như sau:
- Rà soát, bổ sung nhiệm
vụ chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 -
2030 vào quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với
quyền hạn được giao.
- Điều phối, tham mưu
giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành thực hiện PRAP; tìm kiếm và huy
động các nguồn lực cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện.
7.2. Trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị có liên quan
a) Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức công bố và triển khai thực hiện PRAP;
chủ động đề xuất với UBND tỉnh các nhà tài trợ cho các hoạt động liên quan đến
PRAP.
- Xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch hàng năm; cải tiến và vận hành hệ thông theo dõi diễn biến rừng
của tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan
trực thuộc tùy theo chức năng, nhiệm vụ để hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các bên
liên quan trong quá trình thực hiện PRAP.
- Hàng năm, phối hợp với
các sở, ngành có liên quan để rà soát và tổng hợp nhu cầu vốn ngân sách, trên
cơ sở đó lập kế hoạch lồng ghép nguồn vốn cho PRAP.
- Tổ chức kiểm tra,
đánh giá thực hiện PRAP và báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
b) Sở Tài nguyên và
Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và PTNT trong việc triển khai và giám sát thực hiện PRAP, đặc biệt là
các vấn đề liên quan tới quản lý đất đai, trong đó có đất lâm nghiệp ở các cấp.
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành để thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm có
có liên quan tới nội dung của PRAP như: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất nông
lâm nghiệp, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng…
- Chủ động phối hợp với
các ngành tham mưu, trình UBND tỉnh chính sách về đất đai theo quy định của Nhà
nước và phù hợp với điều kiện của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào
lĩnh vực phát triển sản xuất lâm nghiệp; đồng thời kịp thời tham mưu giải quyết
những tồn tại, vướng mắc về thủ tục giao đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án của đề án.
- Cung cấp các thông
tin, dữ liệu cần thiết liên quan đến việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện
PRAP như hệ thống bản đồ, các thông tin về quy hoạch sử dụng đất,...
- Đảm bảo việc thực hiện
PRAP hài hòa với chương trình biến đổi khí hậu cấp tỉnh và Quốc gia.
c) Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Trên cơ sở kế hoạch đầu
tư công trung hạn và hàng năm được duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính cân đối, bố trí vốn để thực hiện cho phù hợp,
đồng thời lồng ghép việc thực hiện kế hoạch với các chương trình, dự án khác có
liên quan trên địa bàn tỉnh.
d) Sở Tài chính
- Tùy thuộc vào tình
hình ngân sách, hàng năm tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí để thực hiện cho
phù hợp.
- Phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các cơ chế quản lý tài chính,
hướng dẫn sử dụng các nguồn tài chính của các dự án, chương trình về REDD+.
- Bố trí nguồn vốn sự
nghiệp hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị triển khai thực hiện
PRAP.
- Phối hợp với sở,
ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản
lý tài chính.
đ) Các sở, ban, ngành
liên quan khác
Căn cứ chức năng, nhiệm
vụ cuả đơn vị và các nhiệm vụ trong PRAP của tỉnh, tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức và năng lực, bình đẳng giới và huy động người dân tộc thiểu
số tham gia các hoạt động REDD+; lồng ghép REDD+ vào các chương trình, dự án
liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của đơn vị.
e) UBND cấp huyện
- Trên cơ sở dự án
trong danh mục đầu tư công trung hạn và hàng năm được duyệt, UBND các huyện,
thành phố Long Khánh và Biên Hòa triển khai phân bổ và ưu tiên cho các công
trình, dự án trọng điểm phục vụ dự án phát triển lâm nghiệp của tỉnh.
- Tổ chức tuyên
truyên, phổ biến về REDD+ và xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết thực hiện
PRAP hàng năm trên địa bàn.
- Huy động và lồng
ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện PRAP.
- Định kỳ báo cáo tiến
độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, cũng như đề xuất giải quyết những
vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Tham gia, đảm bảo
tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh giá.
g) UBND cấp xã
- Tham gia các hoạt động
nâng cao nhận thức về REDD+ cho người dân địa phương; phối hợp với các cơ quan
liên quan trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện PRAP chi tiết.
- Bố trí, lồng ghép
các nguồn lực (các chương trình, dự án) của địa phương vào quá trình thực hiện
các hoạt động PRAP do UBND cấp xã thực hiện.
- Theo dõi quá trình
thực hiện PRAP, chú trọng vào các ảnh hưởng tiêu cực tới người dân địa phương
và đề xuất các giải pháp xử lý cần thiết.
- Tham gia quá trình
giám sát đánh giá.
h) Các chủ rừng là tổ
chức nhà nước
Căn cứ chức năng và
quyền hạn của đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện và xã
để triển khai thực hiện PRAP, cụ thể:
Trên cơ sở Kế hoạch
hành động REDD+ của tỉnh được phê duyệt, hàng năm các đơn vị chủ rừng lập các dự
án, phương án, hoặc kế hoạch chi tiết đối với các hoạt động đã được phân công
chủ trì thực hiện trong PRAP để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và
tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
Khi xây dựng các dự
án, phương án hoặc kế hoạch chi tiết cho các hoạt động PRAP cần xem xét bố trí
hoặc lồng ghép với các chương trình, dự án của đơn vị hoặc các chương trình, dự
án của địa phương để đảm bảo hiệu quả thực hiện.
i) Các tổ chức chính
trị - xã hội, tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp
Tùy thuộc vào chức
năng và nhiệm vụ của mình, được khuyến khích tham gia tích cực các hoạt động
liên quan đến Kế hoạch, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền
thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng và phổ biến kinh nghiệm thực
hiện các hoạt động REDD+.
Điều
2. Giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND
huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
nêu trên theo đúng quy định. Định kỳ 06 tháng và hàng năm tổng hợp kết quả thực
hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài
chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học công nghệ, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Ban dân tộc,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa; Giám đốc
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Giám đốc các đơn vị chủ rừng của Trung ương và địa
phương: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà, Khu Bảo tồn
Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đông Nam Bộ,
Công ty Cổ phần giống Lâm nghiệp vùng Nam Bộ, các Ban Quản lý rừng phòng hộ:
Tân Phú, Xuân Lộc, Long Thành và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh; các thành
viên Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Đồng
Nai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Chánh
|
PHỤ LỤC: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
REDD+ TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4306/QĐ-UBND ngày 30 tháng
12 năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai)
TT
|
Gói giải pháp/giải pháp/hoạt động
|
Địa điểm
|
Thời gian thực hiện
|
Cơ quan chỉ trì thực hiện
|
Cơ quan phối hợp
|
Đơn vị tính
|
Khối lượng
|
Kinh phí dự kiến (tr.đồng)
|
|
TOÀN TỈNH
|
|
|
|
|
|
|
1.124.293
|
A
|
HỢP PHẦN 01 - KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG
|
|
|
|
|
|
|
928.356
|
1.
|
Bảo
vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng
|
|
|
|
|
|
|
564.819
|
-
|
Khoán
bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các chủ rừng
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
8.433
|
51.022
|
-
|
Chi
trả dịch vụ môi trường rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh
|
Các chủ rừng, Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
148.424
|
326.533
|
-
|
Phát
dọn phòng cháy chữa cháy rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các chủ rừng
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
2.432
|
187.264
|
2
|
Phát
triển rừng
|
|
|
|
|
|
|
300.505
|
-
|
Trồng
rừng mới
|
|
2020-2030
|
|
|
Ha
|
120
|
9.710
|
+
|
Đặc
dụng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu BTTN Văn hóa
Đồng Nai
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
70
|
3.710
|
+
|
Phòng
hộ
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các Ban quản lý rừng phòng hộ
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
50
|
6.000
|
+
|
Sản
xuất
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các Ban quản lý rừng phòng hộ;
Công ty Lâm nghiệp
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
-
|
-
|
-
|
Trồng
bổ sung cây gỗ lớn nâng cao chất lượng rừng phòng hộ
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các Ban Quản lý rừng phòng hộ
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
1.647
|
9.555
|
-
|
Trồng
rừng sau khai thác
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các chủ rừng, UBND xã trong quy hoạch
lâm nghiệp
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
30.582
|
215.049
|
-
|
Nuôi
dưỡng rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các chủ rừng
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
7.306
|
53.336
|
-
|
Khoanh
nuôi phục hồi rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các chủ rừng
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Ha
|
1.700
|
5.100
|
-
|
Trồng
cây phân tán
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
UBND các địa phương
|
Chi cục Kiểm lâm
|
1000 cây
|
2.200
|
7.755
|
3
|
Cơ
sở hạ tầng lâm sinh
|
|
|
|
|
|
-
|
63.031
|
-
|
Xây
mới trạm bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Vườn Quốc gia; Khu BTTN VH Đồng Nai; Ban
Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, huyện Xuân Lộc
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
24
|
36.000
|
-
|
Nâng
cấp trạm bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Khu BTTN VH Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát
Tiên, Xí nghiệp nguyên liệu giấy, Ban QLRPH Long Thành
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
22
|
11.000
|
-
|
Xây
mới chốt bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Ban QLRPH Tân Phú
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
1
|
700
|
-
|
Xây
dựng chòi canh lửa
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Khu BTTN VH Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát
Tiên, huyện Xuân Lộc
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
10
|
5.000
|
-
|
Xây
dựng bảng dự báo cháy rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các đơn vị chủ rừng là tổ chức
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
58
|
435
|
-
|
Xây
dựng bảng nội quy bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các đơn vị chủ rừng là tổ chức
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
4
|
20
|
-
|
Xây
dựng bảng tuyên truyền bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các đơn vị chủ rừng là tổ chức
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
546
|
3.276
|
-
|
Hỗ
trợ đầu tư rừng giống
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các đơn vị chủ rừng là tổ chức
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Ha
|
50
|
5.000
|
-
|
Hỗ
trợ đầu tư vườn ươm
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các đơn vị chủ rừng là tổ chức
|
Các sở, ngành liên quan và Chi cục Kiểm
lâm
|
Cái
|
8
|
1.600
|
B
|
HỢP PHẦN 02 - CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN (HOẠT
ĐỘNG HỖ TRỢ)
|
|
|
|
|
|
|
195.937
|
I
|
Nhóm giải pháp giảm mất rừng, suy thoái
rừng
|
|
|
|
|
|
|
157.024
|
1
|
Gói
giải pháp 1: Ngăn chặn lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp để mở rộng canh tác
nông nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
113.443
|
1.1
|
Nâng
cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất
|
|
|
|
|
|
|
85.100
|
1.1.1
|
Hỗ trợ
lập quy hoạch tích hợp có sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan
(Quy hoạch tỉnh Đồng Nai, trong đó tích hợp hợp phần quy hoạch Lâm nghiệp)
|
Toàn tỉnh
|
2020-2021
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện,
thành phố
|
Dự án
|
1
|
70.000
|
1.1.2
|
Điều
tra, lập hồ sơ quản lý đất sản xuất nông nghiệp trong quy hoạch lâm nghiệp
|
Toàn tỉnh
|
Năm 2021
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị
chủ rừng
|
Dự án
|
1
|
5.000
|
1.1.3
|
Lập
đề án di dời, ổn định dân cư và tổ chức sản xuất cho một số khu vực có người
dân sinh sống và canh tác trong các khu rừng
|
Khu BTTN VH Đồng Nai, TTLN Biên Hòa,
UBND huyện Tân Phú
|
2022-2015
|
Khu BTTN VH Đồng Nai, Trung tâm Dịch vụ NN
tỉnh Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và PTNBT, UBND các huyện Tân Phú và TP. Biên Hòa
|
Dự án
|
1
|
5.000
|
1.1.4
|
Cắm
bổ sung mốc ranh giới đất lâm nghiệp cho các đơn vị chủ rừng là tổ chức
|
Các chủ rừng: Ban 600, Tân Phú, Xuân lộc,
Khu BTTN Văn hóa Đồng Nai
|
2025
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các xã
trên địa bàn đóng mốc ranh giới; Chi cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm
|
Mốc
|
1.000
|
4.000
|
1.1.5
|
Hỗ trợ
kiểm soát, ngăn chặn vi phạm xây dựng các công trình trên đất lâm nghiệp
(nhà ở, xưởng sản xuất…)
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Các chủ rừng và UBND cấp xã
|
CCKL, các Hạt Kiểm lâm, UBND huyện
|
Hàng năm
|
11
|
1.100
|
1.2
|
Hỗ
trợ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bền vững cho người dân (Căn cứ Quyết định
5264/QĐ-BNN)
|
|
|
|
|
|
|
22.300
|
1.2.1
|
Xây
dựng dự án thí điểm mô hình sản xuất cây công nghiệp bền vững không gây mất
rừng (Căn cứ QĐ 5264)
|
Các xã mục tiêu
|
2022 - 2028
|
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã
|
Dự án
|
1
|
5.000
|
1.2.2
|
Xây
dựng dự án thí điểm mô hình chăn nuôi bền vững
|
Các xã mục tiêu
|
2022 - 2028
|
Chi cục Chăn nuôi và Thú y
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm
lâm, UBND các xã
|
Dự án
|
1
|
5.000
|
1.2.3
|
Xây
dựng dự án thí điểm mô hình sản xuất thủy sản bền vững không gây mất rừng
(Căn cứ QĐ 5264)
|
Các xã mục tiêu
|
2022 - 2028
|
Chi cục Thủy sản
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã
|
Dự án
|
1
|
5.000
|
1.2.4
|
Giới
thiệu/ cung cấp/ hỗ trợ các loại giống sản xuất cho năng suất, chất lượng
cao
|
Khoảng 05 xã khu vực có nguy cơ lấn chiếm
đất lâm nghiệp cao
|
2020-2025
|
Chi cục Phát triển nông thôn và quản lý
chất lượng Nông Lâm Thủy sản
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành;
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, UBND huyện, xã
|
Dự án
|
1
|
2.500
|
1.2.5
|
Hỗ trợ
tìm kiếm thị trường đầu ra và xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông, lâm,
ngư nghiệp của người dân
|
Toàn tỉnh
|
2020-2025
|
Chi cục Phát triển nông thôn và quản lý
chất lương Nông Lâm Thủy sản
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành; Trung
tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, UBND huyện, xã
|
Sản phẩm
|
10
|
500
|
1.2.6
|
Đăng
ký bảo hộ và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp
|
Các xã mục tiêu
|
2023
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Sở Công thương; UBND cấp huyện, xã
|
Hạng mục
|
1
|
2.000
|
1.2.7
|
Tập
huấn và chuyển giao kỹ thuật (chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng) cho người
dân sống trong và giáp ranh các khu rừng
|
Các xã mục tiêu
|
2021, 2026
|
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Đồng
Nai
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND cấp huyện,
xã
|
Lớp
|
46
|
2.300
|
1.3
|
Nâng
cao nhận thức người dân về quản lý và bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
|
4.293
|
1.3.1
|
Tăng
cường tổ chức họp thôn/ấp
|
Tại thôn/ấp của 23 xã mục tiêu
|
2021-2030
|
Hạt Kiểm lâm, Chủ rừng
|
UBND các huyện, xã
|
Thôn/ấp
|
1.265
|
3.795
|
1.3.2
|
Xây
dựng hệ thống Pano tuyên truyền về QLBVR và PCCCR
|
23 xã mục tiêu
|
2021
|
Hạt Kiểm lâm, Chủ rừng
|
UBND huyện, xã
|
Bảng
|
115
|
115
|
1.3.3
|
Tổ chức
hội thi tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới Luật
|
23 xã mục tiêu
|
2021 - 2025
|
Hạt Kiểm lâm, Chủ rừng
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND huyện, xã
|
Cuộc thi
|
8
|
383
|
1.4
|
Nâng
cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp huyện, xã
|
|
|
|
|
|
|
1.750
|
1.4.1
|
Tổ
chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực QLĐĐ cho cán bộ cấp huyện, xã
|
Các xã mục tiêu
|
2021-2025
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ngành liên quan và UBND xã
|
Lớp
|
25
|
1.250
|
1.4.2
|
Tổ chức
thăm quan, học tập kinh nghiệm các địa phương khác (05 ngày)
|
Các xã mục tiêu
|
2021-2025
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các sở, ngành liên quan và UBND xã
|
Lần
|
5
|
500
|
2
|
Gói
giải pháp 2: Giảm thiểu các tác động tiêu cực gây ra bởi việc chuyển đổi mục
đích sử dụng rừng sang các mục đích khác (phát triển cơ sở hạ tầng, giao
thông, thủy lợi…)
|
|
|
|
|
|
|
14.419
|
2.1
|
Nâng
cao hiệu quả quy hoạch 03 loại rừng gắn với giao đất, giao rừng cho các tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình
|
|
|
|
|
|
|
7.669
|
2.1.1
|
Rà
soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng phù hợp với Luật Lâm nghiệp và quy hoạch
sử dụng đất tích hợp sau khi hoàn thành
|
Toàn tỉnh
|
2022
|
Chi cục Kiểm lâm
|
UBND huyện, xã và chủ rừng là tổ chức
nhà nước
|
DA
|
1
|
2000
|
2.1.2
|
Rà
soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất lâm nghiệp
đủ điều kiện cấp giấy
|
Toàn tỉnh
|
2021
|
Sở Tài nguyên và Môi trường; chủ rừng
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm
UBND huyện, xã, huyện
|
Ha
|
12.164
|
2.433
|
2.1.3
|
Rà
soát diện tích đất lâm nghiệp hiện do UBND xã quản lý để tổ chức giao đất, giao
rừng cho người dân; tăng cường quản lý đất lâm nghiệp do các công ty lâm
nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý theo Nghị định
118/2014/NĐ-CP của Chính phủ
|
Diện tích rừng hiện đang do 77 UBND xã
đang quản lý trên toàn tỉnh
|
2020
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm
lâm, UBND các huyện, xã và chủ rừng
|
Ha
|
6.473
|
3.237
|
2.2
|
Tăng
cường sự phối hợp liên ngành trong việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện
các dự án phát triển có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác
|
|
|
|
|
|
|
-
|
2.2.1
|
Thành
lập tổ liên ngành trong việc lập kế hoạch và giám sát thực hiện các dự án
phát triển
|
Toàn tỉnh
|
2020
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các sở, ngành, địa phương
|
Tổ
|
2
|
|
2.2.2
|
Giám
sát các dự án phát triển hạ tầng có nhu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và
đất lâm nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các sở, ngành, địa phương
|
Dự án
|
125
|
|
2.3
|
Trồng
rừng thay thế diện tích rừng chuyển đổi
|
|
|
|
|
|
|
5.550
|
2.3.1
|
Lập
phương án trồng rừng thay thế cho các dự án chuyển đổi hoặc đóng góp tài
chính theo quy định
|
Các dự án có diện tích rừng chuyển đổi sang
mục đích khác trên toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Chủ đầu tư có dự án chuyển đổi
|
Sờ Nông nghiệp và PTNT, các chủ rừng
|
Phương án
|
50
|
5.000
|
2.3.2
|
Kiểm
soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng sang mục đích khác; thu hồi GP và chấm dứt các dự án không chấp hành việc
trồng lại rừng hoặc đóng góp tài chính theo quy định (Căn cứ QĐ 5264)
|
Các khu vực có dự án phải trồng rừng
thay thế trên toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các chủ rừng và chủ dự án chuyển đổi mục
đích sử dụng rừng
|
Kế hoạch
|
11
|
550
|
2.4
|
Tăng
cường công tác bảo vệ rừng tại các khu vực giáp ranh diện tích rừng chuyển đổi
|
|
|
|
|
|
|
1.200
|
2.4.1
|
Xác
định các khu vực có nguy cơ xảy ra phá rừng cao ở giáp ranh các khu vực chuyển
đổi
|
Các khu vực có chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng lớn
|
2021-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
UBND các huyện, xã, Hạt kiểm lâm các huyện
|
Xã
|
6
|
|
2.4.2
|
Tăng
cường, bổ sung các đợt tuần tra, bảo vệ rừng ở các khu vực có chuyển đổi
|
Các khu vực có chuyển đổi mục đích sử dụng
rừng lớn (>100 ha)
|
2021 - 2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
UBND các huyện, xã, Hạt kiểm lâm các huyện
|
Đợt
|
60
|
1.200
|
3
|
Hạn
chế khai thác rừng trái phép
|
|
|
|
|
|
|
29.161
|
3.1
|
Cải
thiện quản trị rừng và sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng
|
|
|
|
|
|
|
14.600
|
3.1.1
|
Điều
tra, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực có điểm nóng về mất
rừng, suy thoái rừng và khu vực tiềm năng tăng cường trữ lượng các bon rừng
(căn cứ QĐ 5264)
|
Các xã điểm nóng mất rừng, suy thoái rừng
trên toàn tỉnh
|
2021
|
Chi cục Kiểm lâm
|
UBND các huyện, các sở, ngành liên quan
|
Dự án
|
1
|
2.000
|
3.1.2
|
Hỗ
trợ xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa
các chủ rừng là tổ chức nhà nước với cộng đồng dân cư và các bên liên quan
khác tại địa phương (căn cứ QĐ 5264)
|
Một số xã điểm nóng mất rừng, suy thoái
rừng trên toàn tỉnh
|
2021-2022
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các chủ rừng, UBND xã, cộng đồng địa
phương; chủ rừng
|
Mô hình
|
2
|
1.000
|
3.1.3
|
Khảo
sát, đánh giá tính khả thi các hoạt động sinh kế đang áp dụng cho người dân
sống trong và gần rừng và đề xuất hỗ trợ sinh kế phù hợp
|
23 xã mục tiêu
|
2025-2026
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Chi cục Kiểm lâm; các chủ rừng, UBND huyện,
xã
|
Dự án
|
1
|
1.500
|
3.1.4
|
Hỗ
trợ đào tạo nghề, việc làm cho người dân sống trong và gần các khu thường xảy
ra phá rừng và suy thoái rừng để hạn chế các tác động trái phép gây mất rừng
và suy thoái rừng (căn cứ QĐ 5264)
|
Các xã có nguy cơ xảy ra mất rừng, suy
thoái rừng cao
|
2026-2027
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
UBND các xã trong khu vực và người dân
|
Mô hình
|
2
|
4.000
|
3.1.5
|
Điều
tra xác định bổ sung đối tượng và kinh phí được chi trả dịch vụ môi trường rừng
từ cung ứng nước công nghiệp
|
Toàn tỉnh
|
2020
|
Quỹ Bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh
|
Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương,
Ban Quản lý các khu Công nghiệp, các đơn vị sử dụng nước công nghiệp, Công
ty Cổ phần cấp nước
|
DA
|
1
|
1.000
|
3.1.6
|
Xây
dựng đề án phát triển du lịch sinh thái cho các đơn vị chủ rừng là tổ chức
nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên rừng, phát triển du lịch sinh thái và hỗ
trợ phát triển sinh kế người dân
|
Toàn tỉnh
|
2020-2022
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở VHTT&DL;
UBND huyện
|
Đề án
|
4
|
4.800
|
3.1.7
|
Xây
dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể về cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng đối với
người dân sống ở khu vực có rừng nhằm hạn chế khai thác rừng trái phép
|
Các xã mục tiêu
|
2021-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Hạng mục
|
1
|
300
|
3.2
|
Khuyến
khích và hỗ trợ sử dụng các loại nguyên liệu và nhiên vật liệu thay thế cho
sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên
|
|
|
|
|
|
|
3.565
|
3.2.1
|
Giới
thiệu/hỗ trợ lắp đặt hầm Biogas cho người dân nghèo vùng ven khu rừng
|
Các xã mục tiêu
|
2023 - 2025
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành, UBND xã và hộ dân
|
Hộ dân
|
161
|
2.415
|
3.2.2
|
Giới
thiệu/hỗ trợ lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời cho các hộ nghèo
|
Các xã mục tiêu
|
2023 - 2024
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành, UBND xã và hộ dân
|
Tấm 12w
|
460
|
690
|
3.2.3
|
Tuyên
truyền, vận động người dân sử dụng các loại nguyên liệu thay thế gỗ (như:
Biogas, pin năng lượng mặt trời…).
|
Các xã mục tiêu
|
2020-2025
|
Hạt kiểm lâm
|
Chủ rừng, UBND xã
|
Lần
|
46
|
460
|
3.3
|
Tăng
cường thực thi pháp luật lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
10.996
|
3.3.1
|
Lập
hồ sơ các điểm nóng về khai thác rừng trái phép
|
Các xã mục tiêu
|
2021
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Chủ rừng; UBND huyện, xã
|
Hồ sơ
|
1
|
300
|
3.3.2
|
Hoàn
thiện Quy chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh nhằm tăng cường kiểm tra kiểm
soát, xử lý vi phạm hoạt động khai thác rừng trái phép
|
Toàn tỉnh
|
2021-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các sở, ngành, chủ rừng, huyện
|
Năm
|
11
|
220
|
3.3.3
|
Bổ sung
các đợt tuần tra/truy quét và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
|
Các xã điểm nóng mất rừng, suy thoái rừng
trên toàn tỉnh
|
2021-2030
|
Hạt kiểm lâm huyện
|
UBND xã, chủ rừng là tổ chức và các bên
liên quan
|
Đợt
|
132
|
2.376
|
3.3.4
|
Tập
huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho lực lượng bảo vệ rừng của các
chủ rừng và kiểm lâm (căn cứ QĐ 5264)
|
Các huyện
|
2021, 2026
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Hạt kiểm lâm, Chủ rừng là tổ chức nhà nước,
UBND xã
|
Lớp
|
12
|
1.200
|
3.3.5
|
Hỗ trợ
trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho lực lượng thực thi pháp luật lâm nghiệp
(căn cứ QĐ 5264)
|
Các chủ rừng là tổ chức và các Hạt kiểm
lâm
|
2025-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Hạt kiểm lâm, chủ
rừng là tổ chức
|
Gói
|
12
|
2.400
|
3.3.6
|
Tổ
chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ rừng
|
Các xã có nguy cơ phá rừng cao
|
2020-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Công an, chủ rừng
|
Năm
|
11
|
550
|
3.3.7
|
Xây
dựng Dự án định giá rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, xã, chủ rừng
|
Dự án
|
1
|
3.400
|
3.3.8
|
Tổ
chức sơ kết, tổng kết hàng năm về các hoạt động bảo vệ rừng
|
Toàn tỉnh
|
2020-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các Hạt kiểm lâm, chủ rừng
|
Năm
|
11
|
550
|
II
|
Nhóm giải pháp tăng cường trữ lượng các
bon rừng
|
|
|
|
|
|
|
36.594
|
4
|
Gói
giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả công tác phát triển rừng (trồng rừng, khoanh
nuôi phục hồi rừng)
|
|
|
|
|
|
|
24.794
|
4.1
|
Nâng
cao diện tích, chất lượng rừng trồng
|
|
|
|
|
|
|
8.072
|
4.1.1
|
Điều
tra, đánh giá bổ sung thích nghi đất đai cho một số loài cây trồng rừng chủ
yếu theo từng địa phương trên địa bàn tỉnh
|
Toàn tỉnh
|
2022
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các
xã, huyện, chủ rừng
|
Dự án
|
1
|
1.500
|
4.1.2
|
Điều
tra, đánh giá tiềm năng đất chưa có rừng có khả năng trồng rừng toàn tỉnh để
giao cho các chủ rừng làm chỉ tiêu phát triển lâm nghiệp hàng năm
|
Các chủ rừng là tổ chức
|
2021
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các chủ rừng là tổ chức, Sở Tài nguyên
và Môi trường
|
Ha
|
3.823
|
1.912
|
4.1.3
|
Xây
dựng mô hình trình diễn về trồng rừng hiệu quả phù hợp với các điều kiện
đất đai
|
Các chủ rừng là công ty LN và BQLRPH có
trồng rừng sản xuất
|
2021-2025
|
Chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Mô hình
|
5
|
1.500
|
4.1.4
|
Hỗ trợ
sản xuất giống cây trồng có chất lượng và giá trị phù hợp với điều kiện đất
đai
|
Chủ rừng có rừng giống
|
2021-2030
|
Chủ rừng là tổ chức, Chi cục Kiểm lâm
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Rừng giống chuyển hóa
|
2
|
2.000
|
4.1.5
|
Tăng
cường quản lý giống, nâng cao diện tích rừng sử dụng giống có nguồn gốc
|
Toàn tỉnh
|
2021-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Hạt Kiểm lâm, UBND huyện
|
Hàng năm
|
11
|
660
|
4.1.6
|
Điều
chỉnh các chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ rừng tham gia thực
hiện các hoạt động phát triển rừng gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
|
Toàn tỉnh
|
2021-2030
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành liên quan; Chủ rừng là tổ
chức, Chi cục Kiểm lâm
|
Văn bản ban hành
|
1
|
500
|
4.2
|
Phát
triển chế biến và hình thành chuỗi cung ứng, tiêu thụ gỗ và lâm sản
|
|
|
|
|
|
|
11.020
|
4.2.1
|
Lập
đề án sản xuất, chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm
2030
|
Toàn tỉnh
|
2020-2021
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các sở, ngành, địa phương, chủ rừng
|
Đề án
|
1
|
2.800
|
4.2.2
|
Xây
dựng và thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững tiến tới cấp chứng chỉ rừng
cho các chủ rừng
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
2020
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Phương án
|
6
|
7.200
|
4.2.3
|
Xây
dựng cơ chế liên doanh, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp
|
Các xã mục tiêu thuộc huyện …
|
2021-2025
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Các sở, ngành; các doanh nghiệp
|
Văn bản thỏa thuận
|
1
|
10
|
4.2.4
|
Xây
dựng mô hình chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất lâm nghiệp
|
Huyện Xuân Lộc
|
2021-2025
|
Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý
chất lượng N.L.T sản
|
Các sở,ngành; UBND cấp huyện
|
Mô hình
|
1
|
1.000
|
4.2.5
|
Hỗ
trợ pháp lý và hành chính cho các doanh nghiệp tiếp cận đầu tư tiêu thụ sản
phẩm gỗ và lâm sản
|
Toàn tỉnh
|
2021-2030
|
Sở Công Thương
|
Các sở,ngành; UBND cấp huyện
|
Văn bản
|
1
|
10
|
4.3
|
Nâng
cao hiệu quả công tác khoanh nuôi phục hồi rừng
|
|
|
|
|
|
|
2.250
|
4.3.1
|
Điều
tra, đánh giá xác định đối tượng, diện tích đưa vào khoanh nuôi phục hồi rừng
toàn tỉnh
|
Các Ban Quản lý rừng
|
2021-2022
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các Ban Quản lý rừng
|
Dự án
|
1
|
1.500
|
4.3.2
|
Tập
huấn kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng cho các đơn vị chủ rừng
|
Các Ban Quản lý rừng
|
2021, 2026
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các Ban Quản lý rừng
|
Lần
|
2
|
200
|
4.3.3
|
Tăng
cường kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện khoanh nuôi phục hồi rừng
|
Các Ban Quản lý rừng
|
2020-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các Ban Quản lý rừng
|
Năm
|
11
|
550
|
4.4
|
Tăng
cường hoạt động bảo vệ rừng và kiểm soát giảm thiểu ảnh hưởng của chăn thả
gia súc tự do
|
|
|
|
|
|
|
3.452
|
4.4.1
|
Tăng
cường kiểm tra việc thực hiện quy ước QLBVR của cộng đồng
|
Các xã mục tiêu
|
2020-2030
|
UBND xã
|
Cộng đồng địa phương và hộ nhận khoán
BVR
|
Cuộc họp
|
506
|
1.012
|
4.4.2
|
Tuyên
truyền vận động người dân thực hiện việc chăn dắt thay cho chăn thả và quy định
khu vực chăn thả tại địa phương
|
Các xã mục tiêu
|
2020-2030
|
Hạt Kiểm lâm, chủ rừng
|
Cộng đồng địa phương
|
Đợt
|
115
|
575
|
4.4.3
|
Xây
dựng mô hình trồng cỏ cho chăn nuôi
|
Các xã mục tiêu
|
2025-2026
|
Trung tâm Dịch vụ NN tỉnh Đồng Nai
|
UBND các huyện, xã
|
Mô hình
|
13
|
715
|
4.4.4
|
Hỗ
trợ xây dựng chuồng trại
|
Các xã mục tiêu
|
2025-2030
|
Trung tâm Dịch vụ NN tỉnh Đồng Nai
|
Phòng NN huyện, các hộ gia đình
|
Chuồng
|
115
|
1.150
|
5
|
Gói
giải pháp số 5: Kiểm soát loài sinh vật ngoại lai xâm hại
|
|
|
|
|
|
|
11.800
|
5.1
|
Hỗ
trợ điều tra thực trạng và triển khai các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn sự
phát triển của cây ngoại lai
|
|
|
|
|
|
|
8.500
|
5.1.1
|
Đề
án kiểm soát và ngăn ngừa sự xâm lấn cây Mai Dương trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai
|
VQG Cát Tiên và Khu BTTN VH Đồng Nai
|
2020-2021
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Dự án
|
2
|
4.000
|
5.1.2
|
Hỗ
trợ triển khai xử lý cây Mai Dương tại Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu BTTN Văn
hóa Đồng Nai bằng các biện pháp trồng các loài cây mọc nhanh vùng bán ngập
và phương pháp nhổ thủ công
|
VQG Cát Tiên và Khu BTTN VH Đồng Nai
|
2021-2030
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Ha
|
300
|
4.500
|
5.2
|
Hỗ
trợ các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp tổng hợp để kiểm soát
sự phát triển của loài sinh vật ngoại lai
|
|
|
|
|
|
|
3.000
|
5.2.1
|
Nghiên
cứu thử nghiệm diệt trừ cây Mai Dương bằng dung dịch muối không làm ảnh hưởng
đến môi trường
|
VQG Cát Tiên và Khu BTTN VH Đồng Nai
|
2021
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Đề tài
|
1
|
1.000
|
5.2.2
|
Nghiên
cứu thử nghiệm diệt trừ cây Mai Dương bằng phương pháp ủ làm phân hữu cơ
|
VQG Cát Tiên và Khu BTTN VH Đồng Nai
|
2022
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Đề tài
|
1
|
1.000
|
5.2.3
|
Nghiên
cứu thử nghiệm diệt trừ cây Mai Dương bằng phương pháp màng phủ che bóng từ
nhiều vật liệu khác nhau
|
VQG Cát Tiên và Khu BTTN VH Đồng Nai
|
2023
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Đề tài
|
1
|
1.000
|
5.3
|
Nâng
cao nhận thức các bên liên quan về tác hại của sinh vật ngoại lai
|
|
|
|
|
|
|
300
|
5.3.1
|
Tổ
chức các hội thảo tham vấn đánh giá mức độ nguy hại và đề xuất giải pháp hạn
chế xâm hại của cây Mai Dương tại VQG Cát tiên và Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Khu BTTN VH Đồng Nai
|
2020
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Hội thảo
|
2
|
100
|
5.3.2
|
Tổ
chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia diệt trừ cây Mai Dương
|
Nam Cát Tiên, Đak Lua, Thanh Sơn, Vĩnh
An, Hiếu Liêm, Mã Đà
|
2025
|
VQG Cát Tiên, Khu BTTN VH Đồng Nai
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Lần
|
2
|
200
|
III
|
Nhóm giải pháp chung
|
|
|
|
|
|
|
2.320
|
6
|
Hỗ
trợ hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện PRAP
|
|
|
|
|
|
|
2.320
|
6.1
|
Cải
tiến hệ thống theo dõi, giám sát tài nguyên rừng
|
|
|
|
|
|
|
1.200
|
6.1.1
|
Cung
cấp các trang thiết bị phục vụ mục đích theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của
tỉnh
|
Toàn tỉnh
|
2021-2025
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Gói
|
1
|
1.000
|
6.1.2
|
Hỗ trợ
tập huấn mở rộng ứng dụng hệ thống cải tiến theo dõi diễn biến rừng
|
Toàn tỉnh
|
2021-2025
|
Chi cục Kiểm lâm
|
Các chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Lần
|
4
|
200
|
6.2
|
Nâng
cao nhận thức và đào tạo năng lực thực hiện REDD+
|
|
|
|
|
|
|
700
|
6.2.1
|
Tổ
chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện PRAP với các tỉnh khác (đặc
biệt là các tỉnh bạn trong vùng)
|
Cấp tỉnh
|
2020, 2025, 2030
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, xã, chủ
rừng
|
Hội thảo
|
3
|
300
|
6.2.2
|
Nâng
cao nhận thức và tăng cường năng lực về REDD+ và PRAP cho các bên liên quan ở
địa phương (căn cứ QĐ 5264)
|
Toàn tỉnh
|
2019-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
UBND các huyện, xã
|
Huyện
|
9
|
100
|
6.2.3
|
Chia
sẻ kinh nghiệm việc thực hiện các mô hình REDD+ thành công ở từng huyện
|
Toàn tỉnh
|
2019-2030
|
Chi cục Kiểm lâm
|
UBND các huyện, xã
|
Huyện
|
3
|
300
|
6.3
|
Giám
sát và đánh giá thực hiện PRAP
|
|
|
|
|
|
|
420
|
6.3.1
|
Xây
dựng báo cáo giám sát và đánh giá hàng năm
|
Toàn tỉnh
|
2019-2030
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, xã và
chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Báo cáo
|
11
|
220
|
6.3.2
|
Tổ chức
đánh giá việc thực hiện PRAP cho giai đoạn đến năm 2030
|
Toàn tỉnh
|
2019, 2030
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, xã và
chủ rừng là tổ chức nhà nước
|
Lần
|
2
|
200
|