BỘ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
4115/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA BỘ TƯ
PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa
cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công tác phòng
cháy và chữa cháy của Bộ Tư pháp.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị, cán bộ, công chức,
viên chức và lao động hợp đồng thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhân:
- Như điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Cổng thông tin điện tử BTP;
- Lưu: VT.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|
QUY CHẾ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CỦA BỘ TƯ PHÁP
( Ban hành kèm theo Quyết định số 4115 /QĐ - BTP ngày 31 / 12 /2009 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định chi tiết
về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, đầu tư cho
hoạt động phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết tắt là PCCC) của Bộ Tư pháp.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư
pháp; cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng của cơ quan Bộ Tư pháp
(sau đây viết tắt là CBCNV) có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 2.
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
1. Trong hoạt động PCCC lấy
phòng ngừa là chính, phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp
nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra.
2. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng,
phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa
cháy kịp thời, có hiệu quả.
3. Mọi hoạt động PCCC trước hết
phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Điều 3.
Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là
trách nhiệm của toàn thể CBCNV trong cơ quan Bộ Tư pháp. Thủ trưởng các đơn vị
chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra công tác PCCC trong
phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Ban Chỉ huy PCCC có trách nhiệm
chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC theo nhiệm vụ được giao.
3. Đội PCCC chịu trách nhiệm tổ
chức, kiểm tra hoạt động phòng cháy theo trách nhiệm được phân công và trực tiếp
làm nhiệm vụ chữa cháy.
Điều 4.
Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
1. Ban Chỉ huy PCCC có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về
PCCC; phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị xây dựng phong trào quần chúng tham
gia PCCC trong cơ quan, đơn vị.
2. Đội viên Đội PCCC có trách
nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về PCCC cho CBCNV đơn vị
mình công tác để cùng thực hiện.
Điều 5. Chế
độ, chính sách đối với lực lượng PCCC và CBCNV tham gia chữa cháy
1. Cán bộ, Ủy viên Ban Chỉ huy
PCCC và Đội PCCC cơ quan được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện,
bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của pháp
luật.
2. CBCNV trực tiếp chữa cháy,
tham gia chữa cháy bị hy sinh, bị thương hoặc tổn hại sức khoẻ thì được hưởng
các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Các
hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý gây cháy, nổ tại cơ
quan, công sở, nơi làm việc.
2. Cản trở các hoạt động PCCC;
chống người đang thi hành nhiệm vụ PCCC.
3. Lợi dụng hoạt động PCCC để
xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ CBCNV; xâm phạm tài sản của tập thể, cá nhân.
4. Báo cháy giả.
5. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi,
di chuyển phương tiện, thiết bị PCCC, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát hiểm.
6. Vi phạm nghiêm trọng các quy
định về quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về PCCC đã được
pháp luật quy định.
7. Các hành vi vi phạm quy định
của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
Chương II
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG
CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Điều 7. Lực
lượng phòng cháy và chữa cháy
Lực lượng PCCC là nòng cốt trong
hoạt động PCCC của cơ quan Bộ Tư pháp, gồm:
1. Ban Chỉ huy PCCC;
2. Đội PCCC.
Điều 8. Tổ
chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy PCCC
1. Ban Chỉ huy PCCC do Bộ trưởng
Bộ Tư pháp quyết định thành lập.
Ban Chỉ huy PCCC gồm Trưởng Ban,
Phó Trưởng Ban và các Uỷ viên:
- Trưởng Ban Chỉ huy PCCC là
Chánh Văn phòng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Bộ
trưởng và pháp luật về toàn bộ công tác PCCC của cơ quan Bộ;
- Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCCC là
Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính thuộc Văn phòng;
- Ủy viên Ban Chỉ huy kiêm Đội
trưởng Đội PCCC là Trưởng phòng Bảo vệ thuộc Văn phòng;
- Các Ủy viên khác là Thủ trưởng
các đơn vị trực tiếp liên quan đến công tác PCCC.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban
Chỉ huy PCCC:
- Chỉ đạo Đội PCCC tổ chức các
hoạt động PCCC; tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC; xây dựng và thực tập
phương án PCCC của cơ quan; quản lý các trang thiết bị PCCC; dự trù kinh phí
cho các hoạt động PCCC hàng năm;
- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết
các hoạt động về PCCC của cơ quan; kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định
về PCCC; khen thưởng, kỷ luật đối với công tác PCCC;
- Ban hành nội quy, quy định về
công tác PCCC của cơ quan;
- Tổ chức tham gia các hoạt động
về PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Chỉ đạo việc tổ chức lập và
lưu giữ hồ sơ về quản lý hoạt động PCCC của cơ quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Tổ
chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đội PCCC
1. Đội PCCC do Chánh Văn phòng Bộ
quyết định thành lập, quản lý và chỉ đạo hoạt động.
- Biên chế của Đội PCCC tối thiểu
là 25 người, trong đó có Đội trưởng và các Phó Đội trưởng;
- Đội trưởng Đội PCCC do Trưởng
phòng Bảo vệ thuộc Văn phòng Bộ đảm nhiệm;
- Phó Đội Trưởng Đội PCCC là Trưởng
phòn Quản trị thuộc Văn phòng Bộ được phân công theo dõi công tác PCCC;
- Thành viên nòng cốt của Đội
PCCC là lực lượng bảo vệ cơ quan. Các thành viên khác được huy động từ các đơn
vị thuộc Bộ.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội
PCCC:
- Đề xuất việc ban hành quy định,
nội quy an toàn về PCCC;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
và kiến tập PCCC trong cơ quan;
- Kiểm tra, đôn đốc việc chấp
hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC;
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng
nghiệp vụ PCCC;
- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực
lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra;
- Tham gia chữa cháy khi có yêu
cầu của Ban Chỉ huy PCCC.
Chương III
CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY
Điều 10. Biện
pháp cơ bản trong phòng cháy
1. Thường xuyên tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về PCCC tại cơ quan nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và hiểu
biết về PCCC trong CBCNV cơ quan Bộ Tư pháp.
2. Quản lý chặt chẽ và sử dụng
an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ
sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; đảm bảo các điều kiện an toàn
về phòng cháy.
3. Thường xuyên, định kỳ kiểm
tra, phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy, các trang thiết bị phục vụ
cho việc chữa cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Điều 11.
Phòng cháy đối với cơ quan
Cơ quan Bộ Tư pháp phải có
Phương án PCCC độc lập với các yêu cầu cơ bản sau đây:
- Có các nội quy, quy định
về an toàn PCCC;
- Có các biện pháp về
phòng cháy;
- Có hệ thống báo cháy, chữa
cháy, ngăn cháy theo quy định;
- Có lực lượng, phương tiện
và các điều kiện đáp ứng yêu cầu PCCC;
- Có phương án chữa cháy,
thoát hiểm, cứu người, tài sản và chống cháy lan;
- Bố trí kinh phí phù hợp
cho hoạt động PCCC;
- Có hồ sơ theo dõi, quản
lý hoạt động PCCC tại cơ quan Bộ.
Điều 12.
Phòng cháy trong sử dụng điện
1. Khi thiết kế, thi công lắp đặt
hệ thống điện và thiết bị điện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về PCCC theo quy
định của pháp luật.
2. CBCNV trong cơ quan Bộ có
trách nhiệm đảm bảo an toàn về PCCC khi sử dụng điện.
Chương IV
CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
Điều 13. Biện
pháp cơ bản trong chữa cháy
1. Huy động nhanh nhất lực lượng,
phương tiện để dập tắt đám cháy.
2. Tập trung cứu người, cứu tài
sản và chống cháy lan.
3. Thống nhất chỉ huy, điều hành
trong chữa cháy.
Điều 14.
Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy
1. Phương án chữa cháy do Đội
PCCC lập và phải được Trưởng Ban chỉ huy PCCC Bộ Tư pháp và Phòng Cảnh sát
PCCC, Công an thành phố Hà Nội phê duyệt.
2. Phương án chữa cháy phải được
tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu
cầu của Phòng Cảnh sát PCCC. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi
được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
Điều 15.
Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. CBCNV phát hiện thấy cháy phải
bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy kịp thời
2. Đội PCCC khi nhận được tin
báo cháy trong cơ quan hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến hiện trường
chữa cháy; đồng thời báo cáo ngay cho Ban Chỉ huy PCCC và Đội chữa cháy chuyên
nghiệp khi có sự cố xảy ra.
Điều 16.
Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy
Khi có cháy, CBCNV và phương tiện,
tài sản của cơ quan đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy;
khi nhận được lệnh, đơn vị, cá nhân được huy động phải chấp hành ngay.
Điều 17.
Người chỉ huy chữa cháy
1. Trong mọi trường hợp, người
có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát PCCC có mặt tại hiện trường là người chỉ
huy chữa cháy.
2. Trường hợp xảy ra cháy, lực
lượng cảnh sát PCCC chưa đến kịp thời thì người chỉ huy chữa cháy được quy định
như sau:
- Trưởng Ban Chỉ huy PCCC là người
chỉ huy chữa cháy.
- Trường hợp Trưởng Ban chỉ huy
vắng mặt thì Phó Ban chỉ huy kiêm Đội trưởng Đội PCCC là người chỉ huy chữa
cháy.
Điều 18.
Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy
1. Chỉ huy PCCC cơ quan có quyền:
a) Huy động ngay lực lượng,
phương tiện của lực lượng PCCC để chữa cháy;
b) Huy động CBCNV và phương tiện,
tài sản của cơ quan để chữa cháy;
c) Quyết định khu vực chữa cháy,
các biện pháp chữa cháy;
d) Quyết định di chuyển tài sản
khỏi khu vực cháy và gần đám cháy;
đ) Quyết định phá dỡ nhà, công
trình, chướng ngại vật trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ
cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
2. Đội trưởng Đội PCCC được thực
hiện các quyền quy định tại điểm a, b khoản 1 điều này.
3. CBCNV phải chấp hành mệnh lệnh
của người chỉ huy chữa cháy. Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định của mình.
Điều 19. Bảo
vệ hiện trường vụ cháy
CBCNV có trách nhiệm tham gia bảo
vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Chương V
KIỂM TRA, HUẤN LUYỆN,
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PCCC
Điều 20. Chế
độ kiểm tra công tác PCCC
1. Chế độ kiểm tra nội bộ:
- Định kỳ 03 tháng, Ban Chỉ huy
PCCC và Đội PCCC kiểm tra công tác PCCC trong khu vực cơ quan 01 lần. Trường hợp
cần thiết có thể kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ huy PCCC;
- Biên bản tự kiểm tra công tác
PCCC được lập theo mẫu của Bộ Công an quy định.
2. Thành phần tham gia Đoàn kiểm
tra cùng lực lượng cảnh sát PCCC:
Trưởng Ban Chỉ huy PCCC, Đội trưởng,
Phó Đội trưởng Đội PCCC tham gia đoàn kiểm tra cùng lực lượng cảnh sát PCCC.
Điều 21. Huấn
luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
1. Thời gian huấn luyện nghiệp vụ
PCCC đối với cán bộ, Ủy viên Ban Chỉ huy PCCC và Đội PCCC cơ quan là 32 đến 48
giờ/ lần/ năm.
2. Thời gian bồi dưỡng bổ sung
nghiệp vụ PCCC cho các thành viên Đội PCCC tối thiểu là 16 giờ/ năm.
Chương VI
PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY
VÀ CHỮA CHÁY
Điều 22.
Trang bị phương tiện PCCC
Văn phòng Bộ Tư pháp có trách
nhiệm trang bị cho lực lượng PCCC các phương tiện, thiết bị cần thiết theo quy
định của Bộ Công an.
Điều 23. Quản
lý và sử dụng phương tiện PCCC
1. Trang thiết bị và phương tiện
PCCC chỉ được sử dụng vào mục đích đảm bảo sẵn sàng PCCC; luyện tập và thực tập
phương án chữa cháy.
2. Nghiêm cấm sử dụng trang thiết
bị và phương tiện PCCC vào mục đích khác.
Chương VII
KHEN THƯỞNG - XỬ LÝ VI
PHẠM
Điều 24.
Khen thưởng
CBCNV có thành tích trong hoạt động
phòng cháy và chữa cháy được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Xử
lý vi phạm
1. CBCNV có hành vi vi phạm quy
định về PCCC, cản trở các hoạt động PCCC, xâm phạm đến lợi ích của tập thể,
tính mạng và tài sản của người khác thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà
bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ
thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động
PCCC để xảy ra cháy tại đơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của
pháp luật.