Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3675/QĐ-UBND 2018 Đề án Tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 3675/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 18/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3675/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 18 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bn vng”;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 6/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1806/QĐ-UBND ngày 22/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt đề cương tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình s 1887/TTr-SNN&PTNT ngày 12 tháng 6 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mc tiêu đề án

1. Mục tiêu chung

Đưa ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo sản phẩm lớn, giá trị cao, đảm bảo chất lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chủ động sản xuất và quản lý trong toàn chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, nguồn lợi và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên vùng biển đảo của Tổ quốc.

2. Mc tiêu cthể

2.1- Đến năm 2020

- Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 135.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 65.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70.000 tấn.

- Kinh tế thủy sản phấn đấu chiếm trên 3% GRDP của Tỉnh, đóng góp 60-65% GRDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp. Giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 6.200 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 100 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 62.000 lao động.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 20.722 ha và 10.280 ô lồng nuôi biển.

- Số lượng tàu thuyền khai thác giảm xuống còn 7.000 tàu, gồm:

- Hình thành 03 Trung tâm nghề cá và 01 Trung tâm thương mại nghề cá thuộc Tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng sản xuất, hậu cần nghề cá đồng bộ; chủ động sản xuất được giống các đối tượng nuôi chủ lực.

2.2- Đến năm 2030

- Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 176.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 78.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 98.000 tấn.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng trên 8.900 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 200 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 65.000 lao động.

- Số lượng tàu thuyền khai thác giảm xuống còn còn 6.680 chiếc, trong đó đánh bắt xa bờ 800 chiếc.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 21.942 ha (nuôi nước ngọt: 3.110 ha; nuôi mặn, lợ: 18.832 ha) và 11.800 ô lồng nuôi biển.

- Chđộng sản xuất được giống thủy sản có chất lượng cao phục vụ nhu cầu giống nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

(Chi tiết theo Phụ lục 01)

II. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Về Lĩnh vực khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Cơ cấu lại lc lượng tàu khai thác thủy sản: Phát triển các nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường như nghề lưới rê khơi, nghề câu, nghề chài chụp xa bờ; phát triển các tàu dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác hải sản xa bờ. Giảm các nghề khai thác ven bờ, kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi hải sản như các nghề lưới kéo, một số nghề lưới rê ven bờ, lồng bẫy,...

- Tổ chức lại hình thức sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể hợp tác sản xuất theo chuỗi liên kết đối với khai thác vùng biển xa bờ (hình thành thêm từ 15-20 tổ hợp tác sản xuất trên biển và từ 8-10 chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư đến khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản); xây dựng mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ để tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, nguồn lợi. Đến năm 2030 xây dựng và phát triển được 10-15 mô hình đồng quản lý nghề cá.

- Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư về các quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing): Tổ chức được từ 10-15 lớp tuyên truyền, phbiến về IUU fishing/năm.

- Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, ứng dụng hỗ trợ chuyển giao, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động khai thác, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản xuất và hiện đại hóa công nghệ trong khai thác thủy sản: ng dụng công nghệ sử dụng đèn LED trong nghề chụp mực; ứng dụng công nghệ dò cá ngang; ứng dụng mô hình sản xuất chuỗi liên kết. Đến năm 2020, có từ 20-30% tàu khai thác xa bờ được lắp đặt công cụ, thiết bị kỹ thuật hiện đại hỗ trợ khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và nâng lên 60-70% vào năm 2030.

- Điều tra, đánh giá trữ lượng, khoanh vùng bảo vệ phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh: Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển để tổ chức bảo tồn, phục hồi, tái tạo và phát triển. Đến năm 2030, toàn bộ vùng ven biển Quảng Ninh được điều tra, nghiên cứu, đánh giá xác định các hệ sinh thái tiêu biểu làm cơ sở cho việc tổ chức khoanh vùng, bảo tồn, phục hồi và phát triển. Hàng năm, tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nhận thức về giá trị của nguồn lợi thủy sản, hệ sinh. Huy động nguồn lực từ xã hội, các tổ chức thả bổ sung một số đối tượng thủy sản vào vùng nước tự nhiên.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản: Xây dựng lực lượng kiểm ngư địa phương để quản lý hoạt động khai thác hiệu quả. Đến năm 2020, hoàn thiện lực lượng kim ngư địa phương bao gồm con người, trang thiết bị, các knăng cần thiết để hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng các mô hình khai thác và phát triển nuôi biển gn với du lịch biển: Xây dựng được từ 5-7 mô hình khai thác và nuôi bin với gn du lịch bin.

- Các chương trình, dự án ưu tiên (Chi tiết theo Phụ lục 02)

2. Lĩnh vực sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

- Sắp xếp, cải tạo và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống hiện có theo hướng tập trung nghiên cứu, nhập và chuyn giao công nghệ sản xuất ging chất lượng cao nhằm tăng năng suất và chất lượng con giống, đảm bảo đến năm 2020 sản xuất đạt trên 6,0 tỷ giống; đến năm 2030 sản xuất đạt 8,0 tỷ giống thủy sản các loại, đáp ứng đủ nhu cầu giống nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh, hạn chế mở rộng diện tích, tập trung ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học cho năng suất cao, sản lượng lớn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo mục tiêu tng sản lượng nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 đạt 70.000 tn (nuôi nước ngọt đạt 12.710 tn, nuôi mặn lợ đạt 57.290 tấn); đến năm 2030 đạt 98.000 tấn (nuôi nước ngọt đạt 15.400 tấn, nuôi mặn lợ đạt 82.600 tấn). Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo sản lượng đến năm 2020 đạt 60.000 tấn và đến năm 2030 đạt 90.000 tấn.

- Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thủy sản: Đến năm 2025 hoàn thiện và vận hành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại huyện Đm Hà tỉnh Quảng Ninh phn đu trở thành trung tâm đào tạo cán bộ, lao động; nghiên cứu, hợp tác, thử nghiệm khoa học công nghệ, là đầu tầu quan trọng nhằm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm giống thủy sản chủ lực, giống thủy sản đặc hữu có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu giống trong tỉnh và khu vực các tỉnh phía bắc, phục vụ chiến lược phát triển ngành tôm. Hàng năm đào tạo được khoảng 300-500 lượt cán bộ kỹ thuật và nông dân.

- Xây dựng Chương trình phát triển nuôi biển trên các vùng biển đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Trong đó, thực hiện quy hoạch lại việc sử dụng vùng biển, sắp xếp lại các khu vực lồng bè theo quy hoạch, xây dựng các mô hình công nghiệp nuôi biển tiên tiến nâng cao giá trị, lấy doanh nghiệp làm trung tâm phát triển và hỗ trợ hộ ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi. Từng bước thay thế vật liệu cũ và đưa vật liệu mới vào phát triển nuôi biển để tăng khả năng chịu sóng gió, độ bền và giảm rủi ro trong sản xuất. Đến năm 2030, 100% lồng bè nuôi trên biển sử dụng vật liệu mới để làm lồng, bè bảo đảm an toàn sản xuất thân thiện với môi trường.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Quảng Ninh đến năm 2025, nhằm phát triển nghề nuôi tôm bền vững với mục tiêu chiến lược đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm lớn nhất Miền Bắc theo Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025”.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng NTTS trọng điểm: Đầu tư mới, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi trọng điểm. Đến năm 2030, đảm bảo có 70-80% diện tích vùng nuôi đã quy hoạch được đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

- ng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm: Nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào nuôi trng thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả, đng thời giảm rủi ro trong sản xuất; ứng dụng thí điểm xây dựng hệ thống quản lý thông tin nuôi trng thủy sản gắn với chính quyền điện tử; ứng dụng phát triển vật liệu thân thiện với môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020, có 30% diện tích nuôi trng thủy sản các đối tượng chủ lực áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng lên 50% vào năm 2025 và đạt 80% vào năm 2030.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp nhận công nghệ tiên tiến phát triển thủy sản, nhất là công nghệ sản xuất ging với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel, các nước trong khu vực ASEAN và các nước có trình độ phát triển cao về thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong nước, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại Học về nghiên cứu khoa học công nghệ về thủy sản; chuyển giao đối tượng và công nghệ nuôi mới; hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực thủy sản cho tỉnh.

- Xây dựng các liên kết chui trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đối tượng nuôi chủ lực, phục vụ xuất khẩu. Xây dựng được từ 2-3 mô hình/năm, liên kết từ cung cấp vật tư đầu vào đến nuôi trồng, chế biến xuất khẩu đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phát triển các đối tượng nuôi trồng thủy sản đặc hữu, đặc sản, giá trị kinh tế cao để phục vụ phát triển du lịch. Đến năm 2030, nghiên cứu hoàn thiện từ sản xuất giống, thức ăn đến quy trình nuôi 5 - 7 loài đặc hữu, đặc sản.

- Tăng cường công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các vùng nuôi trồng thủy sản: Giám sát chặt chẽ an toàn dịch bệnh và môi trường trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các vùng nuôi tập trung; giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm chlực tại các vùng nuôi tập trung. Đến năm 2020, 100% vùng nuôi tập trung và 30% diện tích vùng nuôi phân tán được giám sát an toàn dịch bệnh và môi trường, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm, đến năm 2030, 100% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh được giám sát an toàn dịch bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm thủy sản.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong toàn chuỗi hoạt động nuôi trồng thủy sản của tỉnh, đảm bảo kiểm soát tốt từ vật tư đầu vào đến nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2030, đảm bảo 100% sản phẩm trong chuỗi nuôi trồng thủy sản được kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

- Các chương trình, dự án ưu tiên. (Chi tiết theo Phụ lục 03)

3. Lĩnh vực Chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

- Tổ chức rà soát, đánh giá sắp xếp lại các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch. Đến năm 2020, đảm bảo di dời xong các khu cơ sở chế biến về khu vực quy hoạch để ổn định sản xuất.

- Đẩy mạnh việc liên kết giữa các nhà máy chế biến với cơ sở sản xuất và cung cấp nguyên liệu thủy sản (vùng nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản). Tất cả các nhà máy chế biến đều xây dựng được các mối liên kết trực tiếp với vùng sản xuất nguyên liệu để chủ động sản xuất và truy suất nguồn gốc sản phẩm; Xây dựng các chợ đầu mối đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ an toàn vệ sinh thực phẩm ở tất cả các cơ sở chế biến trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đến năm 2030, 100% cơ sở sản xuất đều được kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ mới trong chế biến để gia tăng giá trị sản phẩm. Đến năm 2030, tỷ lệ mặt hàng giá trị gia tăng trong chế biến tăng lên 30-35% và 70-80% phế phụ phẩm trong chế biến thủy sản được sử dụng để tạo các sản phẩm khác.

- Các chương trình, dự án ưu tiên (Chi tiết theo Phụ lục 04)

4. Lĩnh vực dịch vụ hậu cần thủy sản:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, trung tâm nghề cá (đã được Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt), các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền, các chợ thủy sản trên các đảo và các huyện ven biển nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả trên các vùng biển xa bờ và hình thành kênh phân phối thủy sản ổn định. Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành được 3 trung tâm nghề cá gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản và ngư trường trọng điểm của tỉnh tại các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Đầm Hà - Hải Hà; hình thành 01 Trung tâm thương mại thủy sản tại thành phố Hạ Long.

- Các chương trình, dự án ưu tiên. (Chi tiết theo Phụ lục 05)

III. Một số giải pháp chủ yếu

1. Về cơ chế, chính sách

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương và tỉnh trong lĩnh vực thủy sản và lĩnh vực liên quan để thúc đẩy phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

- Thường xuyên rà soát đánh giá và kịp thời tháo g khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là chính sách (giao mặt nước, hỗ trợ đầu tư, tín dụng....).

- Nghiên cứu xây dựng các chính sách đặc thù để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thủy sản của tỉnh (giao mặt nước, tín dụng, bảo hiểm, đầu tư...)

2. Về khoa học công nghệ và khuyến ngư

- Chủ động liên kết, hợp tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN với các tổ chức nghiên cứu (Viện, trường, trung tâm), các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực thủy sản.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người dân; khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến ngư để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng nghiên cứu công nghệ sản xuất giống, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường.

- Thường xuyên tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất, hiệu quả hoạt động khuyến ngư,... để phổ biến, nhân rộng.

3. Về nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành

- Lập kế hoạch hàng năm để tổ chức các khóa đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân theo mức độ phù hợp với nhu cầu sản xuất và quản lý; chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng lao động khai thác và nuôi trồng thủy sản có kỹ thuật cao. Tổng kết, đánh giá hiệu quả các hình thức đào tạo đlựa chọn hình thức, phương pháp đào tạo, tập hun hiệu quả.

- Thu hút lực lượng cán bộ, lao động chất lượng cao về làm việc quản lý nhà nước và sản xuất thủy sản: Khuyến khích cán bộ công chức trong lĩnh vực thủy sản học trên đại học trong và ngoài nước.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình đào tạo nghề nông thôn theo địa chỉ, theo đặc điểm nghề của từng địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên tàu cá cho ngư dân;

4. Về chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ.

- Giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường.

- Gắn kết nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu nuôi trồng, khai thác thủy sản; hoàn thành việc di dời và ổn định sản xuất các nhà máy chế biến thủy sản tại Hạ Long, Quảng Yên, Vân Đồn; phát triển các cơ sở chế biến ở các địa phương có lợi thế nguồn nguyên liệu. Givững thị trường xuất khẩu truyền thống; phát triển thị trường tiềm năng và thị trường tiêu thụ trong nước.

- Xã hội hóa, kêu gọi đầu tư hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến chợ, các siêu thị.

- Xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa thủy sản Quảng Ninh: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm thủy sản tỉnh Quảng Ninh, tập trung vào các đối tượng chủ lực, các sản phẩm truyền thống, đc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

5. Về hợp tác quốc tế

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp nhận ng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển kinh tế thủy sản; Đy mnh hợp tác với các tỉnh trong nước, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học về nghiên cứu khoa học công nghệ về thủy sản; nhập hoặc chuyển giao các đối tượng nuôi và công nghệ nuôi;

- Hợp tác với các nước trong khu vực để cảnh báo, cứu trợ, cứu nạn trên biển và chống khai thác IUU.

6. Về bảo vệ môi trường, nguồn li thủy sản

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản; Xây dựng kế hoạch phối hợp với đoàn thể, các tổ chức xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân ở các địa phương nhận thức và tự giác chấp hành tốt các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình và các giải pháp phục hồi, phát triển rừng ngập mặn trên diện tích nuôi trng thủy sản đã bị thoái hóa, ở khu vực bãi triu ven biển có điều kiện thuận lợi.

- Công bố công khai các vùng cấm khai thác, vùng khai thác có thời hạn, danh mục các loại nghề cm, đối tượng cm khai thác.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án các mô hình chuyển đổi nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, gây hại cho nguồn lợi thủy sản sang các ngành nghề thích hợp khác; Phát triển và duy trì mô hình đồng quản lý trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản; quản lý nghiêm ngặt về các điều kiện đảm bảo môi trường đối với hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản; đặc biệt là việc xử lý chất thải, nước thải, khí thải trong quá trình sản xuất kinh doanh.

7. Về nguồn vốn thực hiện đề án (Chi tiết theo Phụ lục 06)

7.1- Nhu cầu vốn đầu tư:

Theo Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn thực hiện đề án, cụ thể:

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2018-2030, dự kiến khoảng 4.098 tỷ đồng; trong đó: Ngân sách 1.744 tỷ đồng, vốn khác 2.354 tỷ đồng.

- Giai đoạn: 2018-2020 là: 1.273 tỷ đồng, gồm:

+ Ngân sách là: 589 tỷ đồng (Trung ương là: 134 tỷ đồng, chiếm 10,53%; Địa phương là 455 tỷ đồng, chiếm 35,74 %);

+ Vốn khác là: 684 tỷ đồng, chiếm 53,73 %.

- Giai đoạn 2021-2030 là: 2.825 tỷ đồng, gồm:

+ Ngân sách là: 1.155 tỷ đồng (Trung ương là: 412 tỷ đồng, chiếm 14,58%; Địa phương là: 743 tỷ đng, chiếm 26,30%);

+ Vốn khác là: 1.670 tỷ đồng, chiếm 59,12%.

7.2- Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn và các nguồn vốn như sau:

TT

Nguồn vn

Tổng

Dự kiến nhu cầu vốn GĐ 2018-2020

(Tỷ đồng)

Dự kiến nhu cầu vốn GĐ 2021-2030

(Tỷ đồng)

1

Trung ương

546

134

412

2

Địa phương

1198

455

743

2.1

Tỉnh

935

360

575

2.2

Huyện

263

95

168

3

Vốn khác

2354

684

1670

 

Tổng

4098

1273

2825

7.3- Thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn từ Ngân sách: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương đ đu tư vào vùng sản xuất ging tập trung, vùng nuôi trồng tập trung, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, chợ thủy sản đầu mối; cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước, công tác thông tin tuyên truyền; công tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi trồng, khai thác thủy sản; chính sách phát triển đội tàu khai thác thủy sản xa bờ.

- Huy động từ các thành phần kinh tế: Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực thủy sản. Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư các lĩnh vực thủy sản.

- Nguồn vốn tín dụng: Tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vn vay với lãi suất ưu đãi; chuyển hướng việc Ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất thủy sản sang hỗ trợ lãi suất tín dụng.

- Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường đầu tư; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của quốc tế, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi, tái tạo rừng ngập mặn và xây dựng khu bảo tồn biển, các khu neo đậu tránh trú bão để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chịu trách nhiệm làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh, kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của Đề án và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Ninh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương và của Tỉnh hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn Tỉnh; đồng thời rà soát, nghiên cu tham mưu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương kêu gọi các nhà đầu tư tham gia triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về phát triển thủy sản trên địa bàn Tỉnh.

- Bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp thực hiện Đ án. Hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Đề án theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND Tỉnh cân đi, bố trí nguồn vốn đầu tư hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án được phê duyệt.

- Chủ trì, rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút ti đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực thủy sản. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì tham mưu UBND Tỉnh cân đối, btrí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án được phê duyệt có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp.

- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương rà soát, nghiên cứu tham mưu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc việc quản lý, sử dụng nguồn vn ngân sách nhà nước theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất cho phát triển thủy sản và đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản; đặc biệt là việc xử lý chất thải, nước thải, khí thải trong quá trình sản xuất kinh doanh.

5. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giống, thức ăn, công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến tiên tiến phù hợp với điều kiện Quảng Ninh; nhân rộng mô hình sản xuất ứng dụng KHCN có hiệu quả.

- Chủ động hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị sản xuất về ứng dụng KHCN, đổi mới dây chuyền công nghệ trong chế biến bảo quản các sản phẩm, trên cơ sở đó kết nối, đặt hàng với các nhà khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật các cơ chế, chính sách có liên quan tới ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; trên cơ sở đó kịp thời tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách theo hướng đảm bảo thu hút xã hội hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thủy sản.

6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh: Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tiếp cận với nguồn vốn vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về điều kiện vay và thủ tục giải ngân đối với các nguồn vốn vay.

7. Các Sở, ngành khác: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện Đề án, kịp thời tham mưu đề xuất báo cáo UBND tỉnh về những vấn đề liên quan chuyên ngành của mình, giải quyết các vướng mắc để thực hiện đề án có hiệu quả.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thuộc địa phương quản lý; dành phần vốn thích đáng cùng với nguồn vốn của tỉnh để thực hiện Đề án. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án này tại địa phương. Hàng năm có báo cáo thực hiện Đề án gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT đ tng hợp và báo cáo UBND tỉnh.

9. Hội nghề cá, các tổ chức Hội liên quan khác: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng cơ chế chính sách và biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cho các tổ chức cá nhân phát triển sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh. Vận động, giáo dục và tuyên truyền các hội viên tích cực tham gia và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

10. Các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ và khai thác thủy sản:

Tăng cường sự liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân thông qua hợp đồng kinh tế xây dựng vùng nguyên liệu. Chủ động đầu tư đi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đẩy mạnh đầu tư các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các trại sản xuất giống; các nhà máy chế biến hải sản, hệ thống cảng cá, bến cá, dịch vụ hậu cần và khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong thời gian ti.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký;

Điều 4. Các ông/bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông; Công thương; Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- Tổng cục Thủy sản (b/c);
- TT.TU, TT.HĐND (b/c);

- CT, các PCT UBND (báo cáo);

- Như điều 4 (thực hiện)
- V0, V3, NLN3, 3, TH6
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, NLN1 (35b- QĐ61)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đặng Huy Hậu

 

PHỤ LỤC 01:

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Đến năm 2020

Đến năm 2030

1

Sản lượng

tấn

135.000

176.000

 

Nuôi trồng thủy sản

tấn

70.000

98.000

 

Khai thác thủy sản

tấn

65.000

78.000

2

Diện tích

ha

20.722

21.942

 

Nước ngọt

ha

3.120

3.110

 

Nuôi mặn, lợ

ha

17.602

18.832

 

Nuôi lồng, bè

Ô lồng

10.280

11.800

3

Số lượng tàu

Chiếc

7.000

6.680

 

Dưới 20CV

chiếc

3.746

2.610

 

Từ 20 CV - 50 CV

chiếc

1.550

1.515

 

Từ 50 CV- 90 CV

chiếc

1.102

1.755

 

Từ 90 CV trở lên

chiếc

602

800

4

Giá trị sản xuất:

(giá so sánh 2010)

Tỷ đồng

6.200

8.900

5

GTXK Thủy sản

tr.USD

100

200

 

CB XK Thủy sản

tr.USD

40

90

6

Lao động

Người

62.000

65.000

 

PHỤ LỤC 02:

CÁC NHIỆM VỤ LĨNH VỰC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Mục tiêu

Nội dung

1

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Xác định được nguồn lợi thủy sản Qung Ninh để xây dựng được kế hoạch bảo tồn, tái tạo và phát triển hiệu quả; đồng thi tổ chức lại các hoạt động khai thác để bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

- Đánh giá thực trạng trữ lượng, nguồn lợi thusản

- Đánh giá tác động các nghề khai thác kém hiệu quả, xâm hại nguồn lợi thủy sản;

- Đề xuất các mô hình quản lý và cơ cấu chuyển đổi nghề;

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

2

Dự án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ sang nghề khác.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và n định đời sống, kinh tế xã hội cho cộng đồng ngư dân

- Đánh giá thực trạng và tác động các nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, xâm hại nguồn lợi thủy sn;

- Đề xuất các mô hình, xác định các nghề chuyển đổi;

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Đào tạo, chuyển giao các nghề thay thế cho ngư dân.

3

Dự án đầu tư phát triển đội tàu cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần thủy sản

Phát triển đội tàu khai thác xa bờ và đội tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khai thác để tạo khối lượng sản phẩm ln, giá trị cao, tăng hiệu quả sản xuất và giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ xâm hại nguồn lợi.

- Xây dựng các mô hình sản xuất, dịch vụ hậu cn trên biển có sự liên kết chặt chẽ khai thác hiệu quả tại vùng biển xa bờ;

- Hỗ trợ hiện đại hóa tàu cá, chuyển đổi nghề cho ngư dân;

- Xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khai thác hải sản trên biển;

- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ khai thác cho ngư dân.

4

Đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển Đảo Trn - Cô Tô.

Xây dựng được khu bảo tồn biển Cô Tô - đảo Trần nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển đa dạng sinh học, đặc biệt lưu giữ nguồn gen của các loài đặc hữu, quí hiếm.

- Xây dựng các hạng mục trong khu bảo tồn;

- Tổ chức các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, tái tạo, phát triển nguồn lợi.

5

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sn

Xây dựng các mô hình và chuyển giao công nghệ trong khai thác hi sản cho ngư dân

- Hỗ trợ nâng cấp, cải tiến tàu cá;

- Hỗ trợ cải tiến ngư cụ khai thác thủy sản;

- Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ khai thác mới và công nghệ bảo quản sau thu hoạch.

6

Hỗ trợ trang thiết bị an toàn cho tàu cá xa bờ

Hỗ trợ thiết bị an toàn, thông tin liên lạc và nhận diện tàu cá IUU

- Hỗ trợ đầu tư máy móc, trang thiết bị liên lạc và an toàn, cơ sở vật chất;

- Đào tạo, tập huấn cho ngư dân

7

Đầu tư phát triển lực lượng kiểm ngư

Xây dựng hoàn thiện lực lượng kiểm ngư đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển thủy sản

- Xây dựng lực lượng kiểm ngư địa phương; Đu tư máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất;

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, lực lượng kiểm ngư

8

Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ

Xây dựng được các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi các vùng ven bờ, bãi triều.

- Điều tra, đánh giá thực trạng kinh tế xã hội tại vùng bãi triều;

- Xây dựng các phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;

- Xây dựng quy chế hoạt động của tổ chức cộng đồng;

- Triển khai và nhân rộng mô hình.

9

Dự án xây dựng thủy cung Cô Tô

- Phát triển kinh tế biển (thủy sản - du lịch) và tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, nguồn lợi TS

- Khảo sát Xây dựng trụ sở;

- Đầu tư cơ sở cơ sở vật chất trang thiết bị;

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh;

- Xây dựng quy chế quản lý và hot đng.

10

Khoanh vùng bảo vệ phục hồi, tái tạo các bãi sinh sản, bãi giống các loài hải sản đặc sản quý hiếm

Bảo vệ, bo tồn và tái tạo các loài hải sản đặc sản quý hiếm phục

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các giống loài thủy sản quý hiếm và bãi đẻ, con non của chúng;

- Khoanh vùng bảo vệ các bãi sinh sản, phục hồi, tái tạo nguồn lợi;

- Xây dng cơ chế, quy trình phc hồi, kiểm soát khai thác.

11

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn li thủy sản.

Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Tuyên truyền về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Tập hun, đào tạo nghề

 

PHỤ LỤC 03:

CÁC NHIỆM VỤ LĨNH VỰC GIỐNG VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Mục tiêu

Nội dung

1

Dự án Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương

Nâng cao năng suất, kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các vùng nuôi thủy sản tập trung

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình đu mối (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, đê bao, hệ thống xử lý nước thải...) cho vùng nuôi thủy sản tập trung; các vùng nuôi theo công nghệ cao; các vùng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tại các huyện Đông Triều, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Cô Tô, huyện Vân Đồn

2

Dự án giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng nhuyễn thể, tôm, cá nuôi thủy sản nuôi.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, vùng nuôi tôm, cá tập trung phục vụ nâng cao chất lượng thủy sản

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các đơn vị quản lý, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác chuyên môn và quản lý các lĩnh vực:

- Giám sát chất lượng đầu vào sản xuất, môi trường vùng nuôi;

- Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ qun lý. Tăng cường năng lực, công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng con ging, thức ăn và thuốc thủy sản.

3

Đề án quan trc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong thủy sản.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ở các vùng NTTS tập trung trong tỉnh

- Đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ trong công tác cảnh báo, dự báo môi trường vùng nuôi.

- Thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng trọng điểm có nuôi đối tượng chủ lực có giá trkinh tế cao.

4

Dự án nhập, nghiên cu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất giống và nuôi trồng các loài thủy hải sản chủ lực và đặc sản của địa phương.

Đưa được công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng chlực để tăng hiệu quả sản xuất

- Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, nhằm chủ động cung cấp con giống chất lượng cao, kịp thời vụ, đáp ứng được nhu cầu phát triển nuôi trng thủy sản đạt hiệu quả và bền vững của tỉnh Quảng Ninh.

- Hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật nuôi tiên tiến, áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

5

Dự án phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo VietGAP.

Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo ATTP cho các sản phẩm NTTS

- Htrợ đào tạo tập huấn kỹ thuật cho các hộ nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP;

- Hỗ trợ việc đánh giá cấp giy chứng nhận nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP

6

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tng vùng nuôi cá rô phi tập trung xuất khẩu tại Đông Triều.

Tạo vùng sản xuất cá rô phi ổn định, sản lượng lớn cung cấp cho chế biến xuất khẩu

Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình đu mối (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, hệ thống xử lý nước thải...) cho nuôi cá rô phi tập trung tại thị xã Đông Triều

7

Dự án xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương.

Xây dựng được các mô hình quản lý vùng NTTS phát triển bền vững, hiệu quả

Hỗ trợ việc thành lập các mô hình đồng quản lý; đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cộng đồng vùng nuôi trng thủy sản; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý cộng đồng.

8

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NTTS tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại huyện Đầm Hà trở thành trung tâm đào tạo cán bộ, lao động; nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu thnghiệm khoa học công nghệ đầu tầu quan trọng

- Lập đề án, thiết kế kỹ thuật

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng...khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản

- Đầu tư trang thiết bị, máy móc

9

Đề án hỗ trợ, phát triển nuôi biển công nghiệp

Đầu tư mở rộng phát triển nuôi biển tại những vùng eo, vịnh

- Lập đề án phát triển nuôi biển

- Hỗ trợ sản xuất

 

PHỤ LỤC 04:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ LĨNH VỰC CHẾ BIẾN THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Mục tiêu

Nội dung

1

Dự án di dời các nhà máy chế biến thủy sản

Kiểm soát hoạt động sản xuất, xả thải của các cơ sở chế biến và bảo vệ môi trường

Lựa chọn địa đim thu hút đủ nguồn nguyên liệu; thực hiện giải phóng mặt bằng; Xây dựng các các hạng mục và kêu gọi đầu tư; Xây dựng cơ chế vận hành và triển khai

2

Xây dựng mới nhà máy chế biến, bảo quản áp dụng công nghệ cao ở huyện Cô Tô

Đủ năng lực chế biến nguồn nguyên liệu từ khai thác và NTTS khu vực Cô Tô và vùng lân cận.

- Đu tư dây chuyn công nghệ, thiết bị hiện đại, đồng bộ (Công suất chế biến 500 tấn/năm);

- Áp dụng công nghệ mới tạo ra các phẩm giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

3

Dự án xúc tiến thương mại thủy sản Quảng Ninh.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản Quảng Ninh

Quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm thương mại trong và ngoài nước thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.

4

Dự án nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm thủy sản

Nâng cao giá trị sản phẩm chế biến thủy sn của Quảng Ninh

- Nghiên cứu, đổi mới, đầu tư phát triển công nghệ;

- Ứng dụng các công nghệ mới trong chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

5

Dự án xây dựng các chợ đầu mối tiêu thụ thủy sản.

Hình thành được chợ đu mối để thuận tiện việc vận chuyển, kiểm tra, giám sát và tiêu thụ sản phẩm thủy sản

- Xây dựng cơ sở hạ tầng chợ đu mối thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;

- Xây dựng cơ chế vận hành và dịch vụ

6

Dự án phát triển làng nghề chế biến thủy sản kết hợp với phát triển du lịch tại các địa phương.

Xây dựng được các làng nghề CBTS, mỗi làng nghề một sản phẩm chủ lực để cung cấp cho thị trường và khách du lịch

Tổ chức thông tin, tuyên truyền; nâng cấp cải tạo hạ tầng kỹ thuật, các cơ sở chế biến thủy đảm bảo mỹ quan và thuận li cho khách du lịch khi đến tham quan và mua sắm tại làng nghề; Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hạ tầng thông tin cho các làng nghề để kết hợp phát triển du lịch; Xây dựng địa điểm trình diễn sản phẩm, giới thiệu và bán hàng cho du khách, xây dựng các điểm sản xuất thử nghiệm cho du khách tham gia

 

PHỤ LỤC 05:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ LĨNH VỰC DỊCH VỤ HẬU CẦN THỦY SẢN
(Kèm theo Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên chương trình/dự án

Mục tiêu

Nội dung

1

Dự án đầu tư hoàn thiện các khu neo đậu tại các địa phương

Đáp ứng được nhu cầu neo đậu của tàu khai thác thủy sản

Đầu tư cơ sở hạ tầng, các hạng mục công trình; Xây dựng cơ chế quản lý và vận hành

2

Dự án đầu tư khu neo đậu kết hợp cảng cá loại 1 tại huyện Vân Đồn

Xây dựng, hoàn thiện khu neo đậu và cảng cá loại 1 phục vụ sản xuất

Đầu tư cơ sở hạ tầng, các hạng mục công trình; Xây dựng cơ chế quản lý và vận hành

3

Dự án đầu tư khu neo đậu kết hợp cảng cá loại 1 tại huyện Cô Tô

Xây dựng, hoàn thiện khu neo đậu và cảng cá loại 1 phục vụ sản xuất

Đầu tư cơ sở hạ tầng, các hạng mục công trình; Xây dựng cơ chế quản lý và vận hành

4

Dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu kết hợp tránh trú bão cấp tỉnh

Đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão của tàu thuyền

Đầu tư cơ sở hạ tầng, các hạng mục công trình; Xây dựng cơ chế quản lý và vận hành

5

Đầu tư xây dựng các bến cá, nâng cấp cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá, dịch vụ khai thác thủy sản (nhà máy nước đá...)

Đáp ứng được nhu cầu sản xuất; đóng mới, sửa chữa, cải hoán tàu cá của ngư dân

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, các hạng mục công trình; Xây dựng cơ chế quản lý và vận hành các bến cá tại các huyện ven biển; Hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị máy móc

6

Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản.

Có đủ nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng phục vụ quản lý và sản xuất thủy sản

Mở lớp bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động: Đào tạo, tập huấn về kỹ thuật nuôi, xử lý môi trường và dịch bệnh trong NTTS; Đào tạo tập huấn về thuyền trưởng, máy trưng, kỹ thuật khai thác và bảo qun sản phẩm chế biến các sản phẩm thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm

 

PHỤ LỤC 06:

DANH MỤC VÀ VỐN THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Tên chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Địa điểm

Dự kiến tổng

Giai đon

Cơ cấu vốn đầu tư

Căn cứ liên quan

2018- 2020

2021- 2030

Ngân sách TW

Ngân sách địa phương

Vốn khác

I

Khai thác và bảo vệ nguồn li thủy sản

 

918

277

641

203

292

423

Danh mục các dự án thực hiện theo phần phụ lục biểu 02 ban hành theo QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN

1

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh.

Các huyện ven biển

5

3

2

0

5

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN

2

Dự án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ sang nghề khác.

Các huyện ven biển

25

12

13

10

15

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(2).

- Nguồn vốn TW theo:

Điều 4a Nghị định 17/2018/NĐ-CP (sửa đổi nghị định 67) về chính sách hỗ trợ 1 ln sau đầu tư: tàu đóng mới thay thế các tàu làm nghề lưới kéo có công suất từ 90CV trở lên chuyn đi sang làm các nghề được khuyến khích phát triển như: Lưới vây, nghề lưới rê (trừ lưới rê khai thác cá ngừ), nghề câu, nghề chụp, dịch vụ hậu cần. Mức hỗ trợ 35% giá trị đóng mới

3

Dự án đầu tư phát triển đội tàu cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần thủy sản

Các huyện ven biển

700

200

500

150

150

400

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN (3).

- Nguồn vốn TW theo:

Nghị định 17/2018/NĐ-CP theo Điều 4a áp dụng đối với tàu dịch vụ hậu cần, tàu đóng mới tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nghề cá. Mức hỗ trợ 35% giá trị đóng mới

4

Đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển Đảo Trần - Cô Tô.

Huyện Cô Tô

50

20

30

10

40

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN (4).

- Nguồn vốn TW theo:

Theo 188/QĐ-TTg Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Giải pháp tài chính “Ngân sách địa phương cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do địa phương thực hiện”

5

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong khai thác hải sản.

Toàn Tỉnh

30

10

20

10

20

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN (6)

- Nguồn vn TW theo:

QĐ 655/QĐ-BNN-TCTS KH chuyển giao ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản:

- KH 25/KH-UBND ngày 12/2/2018 về chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu thủy sản QN

QĐ 655/QĐ-BNN-TCTS KH chuyển giao ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản

6

Hỗ trợ trang thiết bị an toàn cho tàu cá xa bờ

Các huyện ven biển

20

4

16

10

10

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(7).

- Nguồn vốn TW theo:

NĐ 67/2014/NĐ-CP Điều 7 khoản 4: Hỗ trợ 100% chi phí duy tu, nhưng không quá 1% giá trị đóng mới tàu vỏ thép có tổng công suất máy chính từ 400CV

7

Đầu tư phát triển lực lượng kiểm ngư

Toàn tỉnh

50

20

30

10

40

 

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(7).

- Nguồn vốn TW theo:

- QĐ 2075/QĐ-TTg ngày 17/11/2014 về Đề án xây dựng lực lượng kiểm ngư.

- QĐ 1434/QĐ-TTg ngày 22/9/2017 về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế TS.

8

Xây dựng mô hình đồng qun lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ

Các huyện ven biển

7

2

5

2

5

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(8).

- Nguồn vốn TW theo:

QĐ188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 Chương trình bảo vệ và phát triển ngun lợi thủy sản: Giải pháp tài chính “Ngân sách địa phương cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do địa phương thực hiện”

-QĐ 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 : Chương trình hỗ trợ phát triển HTX: Đối với mô hình đồng quản lý xây dựng các HTX áp dụng điều 1: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực; 100% kinh phí thành lập HTX

- QĐ 112/QĐ-UBND ngày 16/1/2014

9

Dự án xây dựng thủy cung Cô Tô.

Huyện Cô Tô

20

5

15

0

0

20

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(10)

10

Khoanh vùng bảo vệ các bãi sinh sản, bãi giống thủy sản và phục hồi, tái tạo, bảo vệ và phát triển các loài hải sản đặc sản quý hiếm

Toàn tỉnh

6

0

6

0

3

3

- QĐ 112/QĐ-UBND ngày 16/1/2014

- Kế hoạch 5544/KH-UBND ngày 14/10/2013 UBND tỉnh Quảng ninh thực hiện chương trình BVNL

11

Truyền thông về nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong tỉnh về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Toàn tỉnh

5

1

4

1

4

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN (11 mục II).

- Nguồn vốn TW theo:

QĐ 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản: Giải pháp tài chính “Ngân sách địa phương cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do địa phương thực hiện”

- QĐ 112/QĐ-UBND ngày 16/1/2014

II

Nuôi trồng và sn xuất giống thủy sản

 

1543

461

1082

123

477

943

Danh mục các dự án thực hiện theo phần phụ lục biểu 02 ban hành theo QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN

1

Dự án Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương.

Toàn Tỉnh

500

200

300

100

200

200

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(2).

- Nguồn vốn TW theo:

- Theo điều 1: 2261/QĐ-TTg: chương trình hỗ trợ phát triển HTX: Chính sách h trđầu tư đối với vùng NTTS hình thành các HTX: hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực; 100% kinh phí thành lập HTX

Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất

- Điều 3 khoản 3 Nghị định 17/2018/NĐ-CP (sửa đổi nghị định 67): Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư tối đa 50% địa phương có điều tiết các khoản thu đối với các các hạng mục hạ tầng đầu mi vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung dự án do địa phương quản lý

2

Dự án giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng nhuyễn thể, tôm, cá nuôi thủy sản nuôi.

Các huyện ven biển

10

5

5

 

10

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(5).

3

Đề án quan trắc cảnh báo môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong thủy sản.

Toàn Tỉnh

30

5

25

0

30

0

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(6).

4

Dự án nhập, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất giống và nuôi trồng các loài thủy hải sản chủ lực và đặc sản của địa phương.

Toàn Tỉnh

20

5

15

 

10

10

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(7).

5

Dự án phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo VietGap

Toàn Tỉnh

10

3

7

0

3

7

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(8).

6

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá rô phi tập trung xuất khẩu tại Đông Triều.

TX. Đông Triều

60

30

30

0

40

20

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(9).

7

Dự án xây dựng thí điểm và hỗ trợ nhân rộng mô hình quản lý cộng đồng, HTX tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương.

Toàn Tỉnh

13

3

10

3

4

6

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(10).

- Nguồn vốn TW theo:

- điều 1: 2261/QĐ-TTg: chương trình hỗ trợ phát triển HTX: Chính sách hỗ trđầu tư đối với vùng NTTS hình thành các HTX: hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực; 100% kinh phí thành lập HTX

Ngân sách Trung ương hỗ trợ ti đa 80% tổng mức đầu tư của dự án xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất

9

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao NTTS tại huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh

Đầm Hà

700

200

500

 

150

550

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(11).

-QĐ 1895/QĐ-TTg 17/12/2012 về chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- QĐ 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hưng đến năm 2030.

- Văn bản số 3645/UBND-NLN1 ngày 24/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh Về việc phối hợp với Tập đoàn Việt Úc

10

Dự án hỗ trợ phát triển chương trình nuôi biển

Toàn tỉnh

200

10

190

20

30

150

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(12).

- Nguồn vốn TW theo:

- NĐ 67/2014/NĐ-CP điều 3 khoản 4): Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển gồm hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè

Điều 3 khoản 3 NĐ 17/2018/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 67): Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư tối đa 50% địa phương có điều tiết các khoản thu đối với các các hạng mục hạ tầng đầu mối vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống tập trung dự án do địa phương quản lý

III

Chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản

 

1637

457

1180

220

429

988

Danh mục các dự án thực hiện theo phần phụ lục biểu 02 ban hành theo QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN

1

Dự án di dời các nhà máy chế biến thủy sản đến các địa điểm quy hoạch.

Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long

500

30

470

 

30

470

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(5).

2

Xây dựng mới nhà máy chế biến, bảo quản áp dụng công nghệ cao ở huyện Cô Tô.

Cô Tô

100

20

80

 

20

80

- Quyết định số 3262/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh

3

Dự án xúc tiến thương mại thủy sản Quảng Ninh.

Toàn Tỉnh

20

5

15

 

15

5

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(3).

4

Dự án nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Toàn Tỉnh

27

7

20

 

9

18

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(6).

5

Dự án xây dựng các chợ đầu mối thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cô Tô, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Hải Hà

40

10

30

 

20

20

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(9).

6

Dự án phát triển làng nghề chế biến thủy sản kết hợp với phát triển du lịch tại các địa phương.

Các huyện ven biển

20

10

10

 

5

15

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(10).

7

Dự án đầu tư hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão tại các địa phương

Các huyện ven biển

500

230

270

100

250

150

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(1).

- Nguồn vn TW theo:

- QĐ 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão

- Điều 3 khoản 1 NĐ 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 (Ngân sách TƯ đầu tư 100% các hạng mục thiết yếu cảng cá loại 1)

8

Dự án đầu tư khu neo đậu kết hợp cảng cá loi 1 tại huyn Vân Đồn

Huyện Vân Đồn

90

40

50

50

10

30

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(2),

- Nguồn vn TW theo:

-QĐ 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015

- NĐ 17/2018/NĐ-CP (sửa đổi NĐ 67) điều 3 khoản 1: Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục thiết yếu của cảng cá loại I

9

Dự án đầu tư khu neo đậu kết hợp cảng cá loi 1 ti huyện Cô Tô

Huyện Cô Tô

90

50

40

50

10

30

10

Dự án đầu tư xây dựng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh.

TP Hạ Long

85

40

45

20

30

35

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(4).

-QĐ 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015

- NĐ 67 điều 3 khon 1b: Ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.

11

Đầu tư xây dựng các bến cá, nâng cấp cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá, dịch vụ khai thác thủy sản (nhà máy nước đá…)

Các huyện ven biển

150

10

140

0

20

130

- Nhu cầu thực tiễn cần đầu tư xây dựng của 50 bến cá 8 huyện; 11 bến cá tại Quảng ninh theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010

- Nhu cầu thực tiễn cần hỗ trợ xây dựng các nhà máy sản xuất nước đá phục vụ tàu khai thác ở vùng: Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô

12

Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sn.

Toàn Tỉnh

15

5

10

 

10

5

- QĐ 4209/QĐ-UBND về Quy hoạch thủy sản QN(11).

- QĐ 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015

 

TNG CỘNG

 

4098

1195

2903

546

1198

2354

 

Ghi chú:

- Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

- Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014

- Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Quyết định 655/QĐ-BNN-TCTS KH chuyển giao ứng dụng KHCN phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản

- Quyết định 2075/QĐ-TTg ngày 17/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Đán xây dựng lực lượng kiểm ngư

- Quyết định 1895/QĐ-TTg 17/12/2012 về chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Quyết định 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020.

- Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp.

- Quyết định số 3262/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Quảng Ninh

- Đối với nguồn vốn của tỉnh đã được nêu trong Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 6/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh; Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh;

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3675/QĐ-UBND ngày 18/09/2018 về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.894

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.243.86
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!