ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 3523/QĐ-UBND
|
TP. Hồ Chí Minh,
ngày 13 tháng 8 năm 2010
|
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI
ĐẾN NĂM 2020 CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 08 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng
8 năm 2000;
Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quy định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn tại thành phố; Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6
năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định
số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về
công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại thành phố;
Căn cứ Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố;
Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn
thành phố tại Công văn số 188/PCLB ngày 26 tháng 7 năm 2010 và Tờ trình số 91/TTr-PCLB
ngày 07 tháng 4 năm 2010,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều
1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện
Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành
phố Hồ Chí Minh.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở
- ban - ngành thành phố, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị
trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- VP Chính phủ;
- BCĐ Phòng chống lụt bão Trung ương;
- UB Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;
- Bộ NN và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Chỉ đạo PCLB TW tại miền Nam;
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 7;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND thành phố;
- Thành viên UBND thành phố;
- Thành viên BCH PCLB và TKCN TP;
- Kho bạc Nhà nước thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Đoàn thể thành phố (Hội Nông dân, Hội LH Phụ nữ,
Hội Chữ thập đỏ, Đoàn TNCS HCM, Liên đoàn Lao động);
- Chi cục Thủy lợi và PCLB;
- Đài Truyền hình TP, Đài TNND TP;
- Các báo: SGGP, Người lao động, Thanh niên,
- Tuổi trẻ, Nhân dân, Pháp luật;
- VP/UB: CVP, các PVP, các Phòng CV;
- Lưu: VT (CNN/Tr).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH
Nguyễn
Trung Tín
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3523/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
I. KHÁI QUÁT TÌNH
HÌNH THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Các loại thiên
tai chính có khả năng ảnh hưởng đến thành phố:
-
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc điểm
chung của khí hậu - thời tiết thành phố là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai
mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
-
Hầu hết các sông, rạch thành phố đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của
biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều xâm nhập sâu
vào các kênh, rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất
nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước đỉnh
triều cao nhất tại trạm Phú An – sông Sài Gòn là 1,56 m (ngày 04 tháng 11 năm 2009).
Tháng có mực nước cao nhất là
tháng 10, tháng 11, thấp nhất là tháng 6,
tháng 7.
-
Trung bình mỗi năm có 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện, hoạt động trên
biển Đông. Bão và áp thấp nhiệt đới chủ yếu ảnh hưởng đến phía Nam vào các tháng cuối năm. Trong hơn 10 năm qua, có 2 cơn bão đổ bộ trực tiếp địa bàn
thành phố vào năm 1997 (cơn bão số 5 – Linda, ngày 02 tháng 11 năm 1997) và năm
2006 (bão số 9 – Durian, ngày 05 tháng 12 năm 2006).
-
Trên địa bàn thành phố, trung bình mỗi năm có khoảng 10 cơn lốc xoáy, xuất hiện
chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10 hằng năm. Lốc xoáy chủ yếu xảy ra tại các
huyện, quận ven như huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Nhà
Bè, quận 2, quận 7, quận 8, quận 9, quận 12, quận Gò Vấp...
-
Ở thành phố thường xảy ra sạt lở bờ biển, bờ sông, bờ rạch vào tháng 4 đến
tháng 9 hằng năm, trung bình mỗi năm có khoảng 8-10 vụ sạt lở. Sạt lở chủ yếu
xảy ra tại địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, quận Bình
Thạnh, quận Thủ Đức, quận 2.
-
Xâm nhập mặn ở thành phố những năm gần đây trở nên gay gắt và có ảnh hưởng nhất
định đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vào mùa khô, lưu lượng của nguồn
nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu (huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương), có năm đến tận Thủ Dầu Một; trên sông Ðồng Nai đến Long
Ðại (quận 9).
-
Trong các năm qua, thành phố bị ảnh hưởng dư chấn động đất 2 đợt vào ngày 8
tháng 11 năm 2005 (5,1 độ richter) và ngày 28 tháng 11 năm 2007 (4 độ richter).
-
Sóng thần tuy chưa từng xuất hiện ở thành phố nhưng đã một lần cảnh báo sóng
thần đêm 26 tháng 12 năm 2006.
2.
Tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn thành phố: Theo thống kê, trong 13 năm qua
(1997-2009), thiên tai trên địa bàn thành phố đã làm 11 người chết, 61 người bị
thương, 02 người mất tích; 509 căn nhà sập, hư hỏng nặng, 3.733 căn nhà hư hỏng
một phần, 15 ghe, thuyền bị chìm và hư hỏng; 6.638,5 ha diện tích sản xuất nông
nghiệp, 1.012,8 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 08 dầm cầu, 05
cống bị hư hỏng; 9.033,5 m bờ bao và kè bị sạt lở; nhiều công trình giao thông
đường bộ, cây xanh, hệ thống điện, viễn thông, trường học, bệnh viện, trụ sở cơ
quan, xí nghiệp… hư hỏng. Giá trị thiệt hại ước tính trên 209 tỷ đồng. Ngoài
ra, còn ảnh hưởng gián tiếp đến kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh - trật
tự.
3.
Sự tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác
động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe,
nhất là các tỉnh vùng đồng bằng và ven biển. Những hiện tượng của biến đổi khí
hậu đó là sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng, tăng nguy cơ lũ lụt, hạn hán;
riêng bão và áp thấp nhiệt đới có chiều hướng diễn biến phức tạp và cấp độ gia
tăng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thành phố.
II. KẾT QUẢ TRIỂN
KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 TRÊN
ĐịA BÀN THÀNH PHỐ TRONG 2 NĂM 2008 VÀ 2009
Ủy
ban nhân dân thành phố đã ban
hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành phố (Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 31
tháng 12 năm 2008). Đồng thời, các sở - ngành, quận - huyện cũng đã xây dựng
Chương trình hành động để triển khai thực hiện và lồng ghép vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị mình. Kết
quả cụ thể như sau:
1. Biện pháp phi
công trình:
a)
Công tác chỉ đạo, điều hành:
-
Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn
năm 2007, 2008 và triển khai kế hoạch, phương án chủ động phòng, chống lụt,
bão, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn năm 2008, 2009.
-
Ban hành Quyết định về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn trên địa bàn thành phố tại Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng
01 năm 2008 và Quyết định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009; Chỉ thị
về công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2008, 2009
trên địa bàn thành phố. Ban hành Quy chế làm việc và kiện toàn tổ chức, phân
công nhiệm vụ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020 của thành phố (Quyết định số
5615/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009).
-
Xây dựng Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố,
Phương án chủ động
phòng, chống, ứng phó tình trạng ngập úng do mưa lớn, triều cường trên địa bàn
thành phố, Phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thủy sản
trên địa bàn thành phố, Phương án ứng phó khắc phục hậu quả động đất, sóng thần
và sự cố tràn dầu, Phương án tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố. Đồng thời, chỉ đạo các quận - huyện, sở - ngành xây
dựng phương án chi tiết tổ chức phòng, tránh, ứng phó tại từng đơn vị, địa phương.
-
Ban hành Quy định về công tác trực ban phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên
địa bàn thành phố (Quyết định số 02/QĐ-PCLB ngày 30 tháng 9 năm 2008). Các sở -
ngành thành phố, quận - huyện đã thực hiện trực ban nghiêm túc đối với bão, áp
thấp nhiệt đới, thời tiết xấu trên biển, sạt lở và triều cường và đảm bảo chế
độ thông tin, báo cáo kịp thời theo quy định. Thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn
xử lý sự cố thiên tai (sạt lở, triều cường, xả lũ, mưa lớn …) đến các quận –
huyện, phường – xã – thị trấn.
b)
Công tác quản lý tàu thuyền:
-
Tập trung quản lý 1.870 tàu cá, gồm 117 tàu cá trên 90 CV hoạt động đánh bắt xa
bờ và 1.714 tàu cá nhỏ hơn 90 CV thường xuyên hoạt động đánh bắt ven bờ và gần
bờ biển thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến
Tre...
-
Kiểm tra trang bị thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh và thiết bị đảm
bảo an toàn trên các tàu thuyền khi ra khơi đánh bắt, nắm chắc số lượng tàu
thuyền và ngư dân của thành phố đang hoạt động trên biển để hướng dẫn di chuyển
phòng, tránh kịp thời và đạt hiệu quả khi có bão, áp thấp nhiệt đới, thời tiết
xấu xảy ra.
c)
Di dời dân:
-
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ phối hợp các sở - ngành chức năng thành
phố xây dựng Dự án di dời các hộ dân tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ vào đất
liền, khảo sát và xác định địa điểm di dời, biện pháp tiến hành, các bước thực
hiện trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
-
Ủy ban nhân dân thành phố đã có chủ trương triển khai lập Dự án di dời 1.818 hộ
của huyện Cần Giờ (1.400 hộ) và Nhà Bè (418 hộ) có nhà ở ven sông, ven biển
trong khu vực nguy cơ bị sạt lở, ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai. Ủy ban nhân
dân huyện Cần Giờ đang hoàn chỉnh đề án để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem
xét, phê duyệt; Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè đã phê duyệt phương án tổng thể và
đang triển khai thực hiện.
d)
Công tác diễn tập phòng, chống lụt bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
-
Diễn tập cấp thành phố: ngày 17 tháng 11 năm 2009, thành phố đã tổ chức diễn
tập kiểm tra Phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2009 với
tình huống giả định cơn bão số 13 (Saola) đổ bộ vào thành phố Hồ Chí Minh trùng
vào thời điểm triều cường dâng cao kết hợp xả lũ ở thượng nguồn với mục đích rà
soát, hoàn chỉnh lại Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp
vào thành phố cho sát hợp với thực tế tình hình cũng như đặc thù của thành phố.
Đợt diễn tập “LB.09” đã thành công và đúng mục đích, yêu cầu đề ra; Ban Chỉ huy
Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã tổ chức, chỉ huy, điều hành
công tác diễn tập đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản, phương tiện,
trang thiết bị tham gia diễn tập. Đồng thời, sau đợt diễn tập thành phố đã tổ
chức đánh giá rút kinh nghiệm.
-
Diễn tập cấp quận – huyện: ngày 31 tháng 10 năm 2008 huyện Nhà Bè đã tổ chức
diễn tập phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tại xã Hiệp Phước; ngày 30
tháng 8 năm 2009 quận 2 đã tổ chức diễn tập phòng chống lụt, bão và tìm kiếm
cứu nạn và di dời dân năm 2009 tại phường Thạnh Mỹ Lợi. Các đợt diễn tập nhằm
giúp cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn phường - xã và các
tổ chức, lực lượng nắm chắc các bước vận hành cơ chế, xử lý tình huống chính
xác có hiệu quả để phòng chống và hạn chế tối đa các thiệt hại về người và tài
sản do lụt, bão, thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn.
đ)
Công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, tập huấn phòng, chống lụt bão,
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
-
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã chỉ đạo Chi cục Quản lý
chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi
biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân và tập huấn phòng, chống lụt,
bão, tìm kiếm cứu nạn cho lực lượng xung kích, ngư dân hành nghề đánh bắt trên
biển.
-
Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã tổ chức các lớp tập huấn công tác cứu hộ, cứu
nạn cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn 24 quận –
huyện và các sở – ngành liên quan. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố tổ
chức 15 buổi tuyên truyền vận động quần chúng về công tác phòng, chống lụt, bão,
cháy nổ, cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn.
-
Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đã tổ chức 03 lớp huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy, chữa cháy – cứu hộ, cứu nạn cho 112 người của Bộ Chỉ huy Quân sự
thành phố, lực lượng phòng cháy, chữa cháy nồng cốt của Quân khu 7 và Đội Phòng
cháy chữa cháy chuyên trách thuộc Cụm Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất;
huấn luyện kỹ thuật bơi, lặn cứu hộ, cứu nạn nhằm giúp cho cán bộ chiến sĩ nắm
vững các phương pháp kỹ thuật bơi, lặn thuần thục trong công tác cứu hộ, cứu nạn
trên địa hình sông nước.
-
Sở Tài nguyên Môi trường thành phố đang triển khai kế hoạch tuyên truyền về
động đất, cảnh báo sóng thần trên địa bàn thành phố.
-
Sở Giao thông Vận tải thành phố và Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm
cứu nạn thành phố đã khảo sát cảnh báo 42 vị trí nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh,
rạch, biển trên địa bàn thành phố và đề nghị các đơn vị, địa phương thực hiện
các biện pháp phòng, chống, ứng phó.
-
Sở Xây dựng đã tổ chức tập huấn tại huyện Cần Giờ về các biện pháp chằng chống
nhà ở; đồng thời, biên soạn và in ấn 1.000 cuốn tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật
xây dựng nhà ở phòng tránh bão lốc” để phân phát cho các quận - huyện nhằm phổ
biến rộng rãi đến các hộ dân sống tại các vùng ven biển, ven kênh, rạch, khu
vực xung yếu.
-
Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã bổ
sung nội dung, in ấn và phân phối, phổ biến 20.000 cuốn Sổ tay hướng dẫn một số
biện pháp phòng tránh, ứng phó thiên tai trên địa bàn thành phố cho các địa
phương, đơn vị và người dân ở khu vực xung yếu (mỗi năm 10.000 cuốn). Xây dựng
Bản đồ cảnh báo các khu vực dân cư phải di dời đến nơi an toàn khi xảy ra lụt,
bão, thiên tai cung cấp cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và
Tìm kiếm cứu nạn thành phố và quận - huyện. Phối hợp với các sở - ngành, địa
phương (như quận 4, quận 12, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, Công an thành
phố…) tổ chức tập huấn công tác phòng, chống lụt, bão tìm kiếm cứu nạn cho cán
bộ các phường - xã - thị trấn, phòng - ban và đơn vị trực thuộc.
e)
Những công tác, biện pháp phi công trình khác:
-
Thành lập Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố (tại Quyết
định số 1121/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố).
-
Đầu tư kinh phí 21 tỷ đồng để mua sắm phương tiện, trang thiết bị phòng, chống
lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn, tập huấn, diễn tập phòng, chống lụt, bão, dự
báo, cảnh báo thiên tai cho các sở - ngành, đơn vị và quận - huyện từ nguồn dự
phòng ngân sách thành phố, Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố, Quỹ Phòng,
chống lụt, bão và ngân sách quận – huyện; trong đó năm 2008 là 10 tỷ đồng, năm
2009 là 11 tỷ đồng.
-
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ có biện pháp tăng cường quản lý, bảo vệ
rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm phát huy tác dụng phòng, chống áp thấp nhiệt đới,
bão, thiên tai và cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường của thành
phố.
-
Triển khai trồng cây thí điểm phòng chống sạt lở bờ bao trên địa bàn phường Tam
Phú, quận Thủ Đức để nhân rộng trên địa bàn thành phố.
-
Trình Ủy ban nhân dân thành phố triển khai tổ chức thí điểm lực lượng quản lý
đê nhân dân tại trên địa bàn quận 12 (03 phường) và quận Thủ Đức (02 phường).
2. Biện pháp công
trình:
-
Trình và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu
vực thành phố Hồ Chí Minh (ban hành tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28 tháng
10 năm 2008).
-
Đầu tư xây dựng công trình bờ bao phòng, chống triều cường, bờ bao kết hợp giao
thông nông thôn, chống sạt lở bờ sông, tiêu thoát nước cho 12 quận - huyện
(trong đó có các tuyến bờ bao loại nhỏ thực hiện theo thiết kế định hình): năm
2008 đầu tư 156 công trình với kinh phí 226,4 tỷ đồng; năm 2009 đầu tư 128 công
trình với kinh phí 282,318 tỷ đồng.
-
Đầu tư gia cố cấp bách các đoạn bờ bao xuống cấp có nguy cơ bị bể bờ, tràn bờ
trong các đợt triều cường, xả lũ từ nguồn Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố: năm
2008 gia cố 35 đoạn bờ bao tại quận 12, quận Thủ Đức và quận Gò Vấp, kinh phí
4,29 tỷ đồng; năm 2009 gia cố 37 đoạn bờ bao tại quận 12, quận Thủ Đức, quận
Bình Thạnh, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn, kinh phí hơn 4,87 tỷ đồng.
-
Đầu tư xây dựng 05 cống ngăn triều tại rạch Gò Dưa, rạch Thủ Đức, rạch Ông Dầu,
rạch Đá và rạch Cầu Đúc Nhỏ (Thủ Đức) với kinh phí 122 tỷ đồng, từ nguồn ngân
sách thành phố.
-
Chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy lợi bờ hữu
sông Sài Gòn địa bàn quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi; dự án bờ tả sông Sài
Gòn địa bàn quận Thủ Đức; dự án phòng chống ngập lụt cho khu vực nội thành và
quận ven như Dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự
án Cải thiện môi trường nước TP.HCM - Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Tẻ -
kênh Đôi, Dự án Cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng, Dự án Nâng cấp đô
thị TP.HCM - lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm, dự án Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước
Lên, dự án tiêu thoát nước Suối Nhum...
-
Xây dựng hệ thống kè các sông, rạch thường xuyên xảy ra sạt lở và có nguy cơ
sạt lở cao trên địa bàn quận Bình Thạnh, quận 2, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ…
-
Đầu tư, xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền hoạt động trên biển, ven biển để
tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới an toàn tại huyện Cần Giờ, sắp hoàn thành đưa
vào sử dụng.
-
Chỉ đạo Hội Thủy lợi thành phố phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam,
Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão thành phố tiến hành khảo sát, đề xuất
dự án xây dựng, nâng cấp các tuyến đê biển, sông trên địa bàn huyện Cần Giờ
(theo Quyết định số 1404/QĐ-BNN-ĐĐ ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Với
việc triển khai các dự án chống ngập, trong năm 2008 đã xóa ngập được 06 điểm
và giảm ngập được 11 điểm ngập; trong năm 2009 đã xoá được 30 điểm, giảm được
28 điểm ngập do mưa, xóa được 27 điểm ngập do triều.
3. Nhận xét, đánh
giá:
a) Những mặt tích cực:
-
Trong 2 năm 2008 - 2009, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường và
phức tạp. Tuy bão không đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố nhưng các loại
thiên tai như lốc xoáy, triều cường, mưa lớn, sạt lở bờ sông đã ảnh hưởng trực
tiếp và thường xuyên đến tình hình sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân
cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nhận thức ý nghĩa
và tầm quan trọng của công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai đối với sự phát
triển mang tính bền vững của thành phố về kinh tế - xã hội và quốc phòng an
ninh, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo kịp thời và quyết liệt yêu
cầu các sở - ban - ngành, quận - huyện thực hiện các biện pháp, phương án
phòng, chống, ứng phó nên đã giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Bên cạnh
đó, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ giữa Ban Chỉ huy Phòng chống
lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, chủ động thực hiện phương châm
“bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” trong phòng ngừa, ứng phó của các cấp ủy và
chính quyền địa phương đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và sản
xuất kinh koanh khi xảy ra thiên tai.
-
Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn các cấp (thành phố, sở - ban - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn)
để kịp thời chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn đạt hiệu quả ở mỗi cấp, mỗi ngành.
-
Hai năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư mạnh mẽ các công trình chống ngập,
đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống triều cường, sạt lở, đê bao kết hợp
giao thông nông thôn góp phần hạn chế mức độ ảnh hưởng và thiệt hại do mưa lớn
và triều cường.
-
Cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng, tránh, ứng phó khi
bão đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố, triển khai từ cấp thành phố đến quận
- huyện, phường - xã - thị trấn cùng với các kịch bản tổ chức sơ tán, di dời
dân đến nơi an toàn khi xảy ra lụt, bão, thiên tai, chủ động thực hiện các
phương án ứng phó với tình trạng ngập úng do mưa và triều cường.
-
Các cấp, các ngành, trước hết là các quận - huyện, phường - xã - thị trấn xung
yếu đã kịp thời triển khai và huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, cơ
sở thực hiện đồng bộ, kịp thời và nghiêm túc các kế hoạch phòng, tránh, ứng phó
thiên tai đạt hiệu quả. Khi thiệt hại thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống
lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, các sở - ngành, quận - huyện, phường -
xã - thị trấn đã kịp thời huy động lực lượng, vật tư, kinh phí nhanh chóng khắc
phục với tinh thần trách nhiệm cao, giúp dân khắc phục hậu quả, ổn định sản
xuất, đời sống trong thời gian sớm nhất.
-
Thành phố cũng đã chủ động tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh
báo kịp thời bằng các hình thức thích hợp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, tự
giác trong cộng đồng dân cư để chủ động, tránh chủ quan, lơ là trong phòng,
chống, ứng phó lụt, bão, thiên tai. Đặc biệt, qua đợt diễn tập kiểm tra phương
án phòng, chống lụt, bão cấp thành phố năm 2009 giúp cho lãnh đạo các sở -
ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy,
xử lý các tình huống phòng, chống, ứng phó khi xảy ra thiên tai, góp phần tuyên
truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm tự giác, chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ
thiệt hại thiên tai trong các tầng lớp nhân dân.
b) Một số hạn chế, tồn tại:
Công
tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của thành phố trong hai
năm qua còn một số mặt tồn tại, hạn chế:
-
Hiện nay, vẫn còn nhiều bờ bao yếu, nhỏ, xuống cấp, chân bờ bao sát bờ rạch,
cao trình thấp nên đã gây ra bể bờ, tràn bờ khi triều cường dâng cao, nhất là
các địa phương như quận 12, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi. Trong
năm 2008, 2009, thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình bờ bao
phòng chống triều cường, sạt lở, bờ bao kết hợp giao thông nông thôn so với
những năm trước đây tại ngoại thành và vùng ven nhưng một số địa phương triển
khai còn chậm, chưa thật sự chủ động tháo gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm đẩy nhanh
tiến độ và đảm bảo thủ tục đầu tư xây dựng công trình nên chưa phát huy tác
dụng ngăn triều vào các đợt triều cường đã được dự báo.
-
Một số dự án giao thông, tiêu thoát nước đang trong quá trình thi công thiếu
các giải pháp thích hợp đã gây cản dòng hoặc chưa chú ý đến phương án dẫn dòng
làm giảm khả năng tiêu thoát nước hiện hữu, gây ngập úng kéo dài cho nhiều khu vực
khi có mưa to hoặc triều cường.
-
Một số dự án thoát nước, xóa, giảm ngập đã chưa đạt tiến độ đề ra do những bất
cập trong quản lý, điều hành của các Ban Quản lý dự án, năng lực thi công của
các nhà thầu và những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải tỏa, di
dời công trình ngầm.
-
Tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép, xả rác xuống kênh rạch thoát nước vẫn
chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả, nhiều dự án nạo vét kênh rạch quy mô lớn
chưa thể triển khai do vướng nhà dân lấn chiếm, thủ tục đền bù giải tỏa kéo
dài...
-
Công tác phối hợp giữa các sở - ban - ngành, quận - huyện trong công tác quy
hoạch, quản lý đô thị, xây dựng và triển khai các dự án thoát nước, phát triển
đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị tại các khu đô thị mới, duy tu, nạo vét, bảo vệ
hệ thống thoát nước và tuyên truyền giáo dục cộng đồng nhằm tạo ra sức mạnh
tổng hợp trong công tác xóa, giảm ngập và ngăn chặn phát sinh các điểm ngập mới
trên địa bàn thành phố vẫn chưa chặt chẽ và đồng bộ do những hạn chế về nguồn
lực, kinh phí…
-
Công tác dự báo về diễn biến triều cường, bão, áp thấp nhiệt đới còn bất cập,
chưa sát hợp với thực tế, điều này ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị phòng, chống
và ứng phó của thành phố.
III. KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 TRÊN
ĐịA BÀN THÀNH PHỐ
1. Mục tiêu:
Trước
những diễn biến tác động của biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm mức độ ảnh
hưởng của thiên tai. Công tác giảm nhẹ thiên tai luôn được coi là một phần
không thể thiếu được trong sự phát triển bền vững. Những yêu cầu về các biện
pháp giảm nhẹ đối với mọi loại thiên tai ngày càng tăng. Các tiến bộ về khoa
học kỹ thuật và sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thiên tai được đẩy mạnh, năng
lực quản lý và điều hành của bộ máy Nhà nước đối với công tác phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai cần phải trở nên chuyên nghiệp và phản ứng kịp thời hơn. Để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai đến năm 2020 vững chắc, thực hiện đồng bộ các biện pháp, giải pháp nhằm
chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo sự phát
triển bền vững, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 nhằm các mục tiêu
chủ yếu:
-
Nâng cao hiệu quả công tác điều hành, tăng cường sự gắn kết và phối hợp thực
hiện các kế hoạch của sở - ngành và quận - huyện.
-
Cụ thể hóa Chương trình hành động thực
hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của
thành phố và các nhiệm vụ được ưu tiên; định rõ
nội dung, phân công trách nhiệm, thời gian và nguồn lực bố trí cho từng nhiệm
vụ đề ra trong kế hoạch thực hiện chiến lược.
-
Đảm bảo sự lồng ghép kế hoạch, kết nối nhiệm vụ các sở - ngành và quận - huyện
với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, sự tham gia của cộng đồng và
người dân thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
-
Tập trung nỗ lực cao nhất cho giải pháp phi công trình thể hiện ở tăng cường quản
lí, dự báo, cảnh báo…, huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân để phát
huy hiệu quả nguồn lực của nhà nước; đồng thời huy động mọi nguồn lực của cộng
đồng, của các tổ chức, cá nhân cho nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên
địa bàn thành phố.
2. Nội dung kế
hoạch:
Những
lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch thực hiện Chương trình hành động phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trên địa bàn thành phố:
a)
Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả trong công tác phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn thành phố.
b)
Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai của các cấp, các ngành, nhất là các
khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
c)
Nâng cao năng lực phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng dân cư và
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để xây dựng một cộng đồng an toàn.
d)
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tăng cường
lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm 5 năm, 10 năm của thành phố.
đ)
Giảm thiểu các yếu tố cơ bản gây rủi ro thiên tai bằng các biện pháp như trồng
và quản lý bền vững hệ thống rừng phòng hộ, cây xanh phòng chống sạt lở, tu bổ,
củng cố và xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai… tại các vùng thường
xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
e)
Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai đến cộng
đồng, đặc biệt là dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường, cảnh báo sạt lở,
động đất, sóng thần và các thiên tai khác.
g)
Theo dõi, đánh giá, nhận định các tác động thiên tai để thực hiện quy hoạch, dự
báo nhằm giảm thiểu tác hại của thiên tai đến sự phát triển kinh tế và xã hội
thành phố.
IV. CÁC CHƯƠNG
TRÌNH, DỰ ÁN
1. Giải pháp phi công trình:
a)
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
-
Mục tiêu: đảm bảo việc
thực hiện công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được thống nhất và hiệu
quả xuyên suốt ở tất cả các cấp, các ngành và nhân dân; đồng thời nâng cao
trách nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội và mọi công dân trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai
giảm nhẹ thiệt hại.
-
Nội dung: rà soát, sửa đổi, xây dựng các quyết định, chỉ thị về công tác phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai áp dụng trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao trách
nhiệm của chính quyền các cấp, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, mọi công dân trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai giảm
nhẹ thiệt hại, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, bảo vệ và phục hồi
sản xuất, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
-
Kế hoạch thực hiện: hàng năm.
-
Cơ quan chủ trì: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
-
Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các sở - ngành, quận - huyện.
b)
Kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các
cấp, các ngành, các đơn vị:
-
Mục tiêu: tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
các cấp, các ngành ổn định, thống nhất, phù hợp đảm bảo hiệu quả hoạt động
trong chỉ đạo, điều hành và quản lý thông suốt đáp ứng được các nhu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của thành phố trước các tác động tiêu cực của thiên tai
và sự biến đổi khí hậu.
-
Nội dung:
+
Nghiên cứu đổi tên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành Ban Chỉ huy Phòng
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các đơn vị; đồng thời
thành lập Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoạt
động theo hướng chuyên trách, độc lập, có tư cách pháp nhân và sử dụng biên chế
nhà nước.
+
Kiện toàn tổ chức, bộ máy và xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ
huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các đơn vị.
+
Nghiên cứu sự phối hợp, phân công giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng,
chống thiên tai và nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hướng tới thống nhất giữa hai
nhiệm vụ.
+
Tổ chức tập huấn, đào tạo để tăng cường nguồn nhân lực, nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là đội ngũ
cán bộ của các quận – huyện, phường – xã – thị trấn; diễn tập cho lực lượng
chuyên trách và bán chuyên trách và cộng đồng dân cư phương án phòng, tránh,
ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
+
Thành lập các tổ, đội tình nguyện xung kích làm công tác ứng cứu, phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai tại các quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
-
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2020.
-
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố và Sở Nội vụ.
-
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành, quận - huyện.
c)
Lập và rà soát các quy hoạch:
Đây
là nội dung quan trọng trong việc triển khai kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ
thiên tai. Rà soát một tập hợp các quy hoạch có liên quan đến phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai để có một đánh giá tổng thể, toàn diện và khoa học nhằm xác
định các giải pháp, biện pháp hợp lý, làm cơ sở cho việc bố trí kế hoạch lồng
ghép vào các dự án, các kế hoạch sở - ngành, quận - huyện, sắp xếp ưu tiên để
thực hiện kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai một cách đồng bộ, có
trọng điểm, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài.
- Lập bản đồ phục
vụ quản lý, cảnh báo thiên tai: bản đồ phân vùng ngập lụt, bản đồ vị trí xung
yếu và di dời dân khi xảy ra thiên tai, bản đồ cảnh báo sạt lở bờ biển, sông,
rạch; bản đồ cảnh báo động đất, sóng thần…
+
Mục tiêu: làm cơ sở để định hướng các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai, rà soát quy hoạch phòng chống thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại tại các
vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, đảm bảo ổn định dân cư, tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
+
Nội dung: tổng quát và tóm tắt thiên tai như sạt lở bờ biển, sông, rạch, bão,
động đất, sóng thần, ngập lụt… Xác định vị trí vùng ảnh hưởng trên bản đồ; phân
vùng nguy cơ cao, trung bình, thấp đối với từng loại hình thiên tai; các vị trí
an toàn để di dời dân khi xảy ra thiên tai.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2011.
+
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Trung tâm Điều hành chương trình
chống ngập nước, Sở Giao thông Vận tải và các sở - ngành, quận - huyện.
- Rà soát, bổ sung
quy hoạch hệ thống đê, kè biển, đê biển:
+
Mục tiêu: xác định phạm vi và cấp của các tuyến đê sông, kè biển, đê biển. Xác
định mức thiết kế của các tuyến đê sông, kè biển, đê biển, trong đó có xét đến
yếu tố nước biển dâng. Xác định các chỉ tiêu cơ bản của đê, bao gồm tuyến đê,
các thông số kỹ thuật của đê và những giải pháp củng cố đê, làm cơ sở để tổ
chức, thực hiện việc xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều và lập các quy
hoạch khác có liên quan đến quy hoạch đê điều.
+
Nội dung: rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống kè biển, đê biển tại huyện Cần
Giờ; đê, kè sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Mương Chuối, sông Lòng Tàu, sông
Đồng Nai, rạch Tôm, rạch Giồng…; đê bao, bờ bao chống triều cường, nước dâng…
ven sông, rạch trên địa bàn các huyện và quận ven.
+
Kế hoạch thực hiện: 05 năm/01 lần, từ năm 2010 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông Vận tải, các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các
quận - huyện liên quan.
- Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch và tổ chức thực hiện tái định cư, di dời dân vùng bị ảnh hưởng
thiên tai:
+
Mục tiêu: rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí, sắp xếp lại dân cư, đặc biệt ưu
tiên bố trí dân cư vùng bị ảnh hưởng thiên tai, xung yếu, trong rừng phòng hộ, khu
vực sạt lở, xã đảo… đến nơi tái định cư an toàn, ổn định.
+
Nội dung:
*
Rà soát, bổ sung quy hoạch dân cư vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông, cửa sông, ven
biển, tập trung chủ yếu là địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh,
huyện Củ Chi, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, quận 2...
*
Triển khai Dự án di dời các hộ dân tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ vào đất
liền.
*
Triển khai Dự án di dời 1.400 hộ dân sống trong rừng phòng hộ, ven sông, ven
biển, vùng trũng thấp ở huyện Cần Giờ.
*
Triển khai Dự án di dời 418 hộ dân sống ven sông, trong vùng sạt lở ở huyện Nhà
Bè.
+
Kế hoạch thực hiện: 05 năm/01 lần, từ năm 2010 đến 2020, phấn đấu đến năm 2013 hoàn
thành các dự án di dời dân đã có chủ trương.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân
huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Giao thông Vận tải, các sở -
ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan.
- Rà soát, bổ sung
quy hoạch sử dụng đất gắn với nhiệm vụ phòng, chống thiên tai:
+
Mục tiêu: rà soát, điều chỉnh xác định mục đích sử dụng của các khu đất nhằm
đảm bảo phù hợp với điều kiện thiên tai và không làm gia tăng nguy cơ thiên tai
của từng vùng, làm cơ sở để quản lý, sử dụng và phát triển kinh tế - xã hội.
+
Nội dung: tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất, bản đồ hiện trạng,
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
+
Kế hoạch thực hiện: hàng năm, 05 năm/01 lần, từ năm 2010 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Quy hoạch và Kiến trúc, các sở - ngành, Ủy ban nhân dân
các quận - huyện.
- Rà soát, bổ sung
quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai:
+
Mục tiêu: rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng ở những khu vực thường xuyên
chịu ảnh hưởng thiên tai, nhất là quy hoạch xây dựng các khu dân cư, khu đô thị
mới, khu công nghiệp, khu du lịch tại các địa bàn có nền đất yếu, thấp trũng
thường xuyên xảy ra ngập lụt, đảm bảo công trình cơ sở hạ tầng, công trình xây
dựng chống chịu được thiên tai của từng khu vực, đồng thời không làm gia tăng
thiên tai đối với khu vực lân cận, làm cơ sở để quản lý xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng.
+
Nội dung: tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch xây dựng đối với từng khu vực vực
thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai trên địa bàn thành phố.
+
Kế hoạch thực hiện: hàng năm, 05 năm/01 lần, từ năm 2010 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc.
+
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
- Rà soát quy hoạch
phát triển thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu:
+
Mục tiêu: bảo vệ dân cư và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện
biến đổi khí hậu.
+
Nội dung: nghiên cứu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nông
thôn. Nghiên cứu những giải pháp thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn dân cư và phát
triển nông, lâm, ngư nghiệp ở những vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2015, nghiên cứu những ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu toàn cầu đến phát triển nông thôn; năm 2016 đến 2020, nghiên cứu
những giải pháp thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn dân cư và phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp ở những vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở - ngành, Ủy ban nhân
dân quận - huyện liên quan.
d)
Chương trình nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo:
-
Mục tiêu: đảm bảo sự chính xác trong công tác dự báo thiên tai, đặc biệt là dự
báo bão, lũ, động đất và sóng thần. Đảm bảo các thông tin dự báo, cảnh báo rõ
ràng, dễ hiểu và được truyền đạt kịp thời đến cơ quan các cấp, các ngành và
nhân dân.
-
Nội dung:
+
Xây dựng Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn thành phố.
+
Nâng cao nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và trang thiết bị tự động hóa với
mạng lưới dày hơn để dự báo cảnh báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn ngày càng
chuẩn xác.
+
Nâng cao năng lực thông tin, dự báo bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, xả lũ, triều
cường, mưa, giông sét, hạn hán, xâm nhập mặn, động đất và cảnh báo sóng thần,
sạt lở bờ biển, sông, rạch.
+
Tổ chức mạng truyền tin phối hợp giữa các đơn vị sử dụng kịp thời, hiệu quả các
thông tin dự báo, cảnh báo các loại hình thiên tai đến tận cộng đồng dân cư để
phản ứng nhanh các giải pháp xử lý, ứng phó với các tình huống thiên tai để các
cấp quản lý ra quyết định kịp thời.
+
Thiết lập hệ thống cảnh báo cộng đồng (thiết bị đo mưa, biển báo vùng nguy
hiểm, mốc cảnh báo ngập lụt, đèn tín hiệu báo bão ven biển…).
+
Tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận hoặc cung cấp các thông tin cần thiết,
nhất là về bão, lũ lụt, động đất, sóng thần.
-
Kế hoạch thực hiện:
+
Năm 2012 xây dựng Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn thành phố.
+
Các nội dung nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thực hiện thường xuyên hàng
năm, từ năm 2010 đến 2020.
-
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường.
-
Cơ quan phối hợp: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Sở Giao thông Vận tải
và các sở - ngành, quận - huyện.
đ)
Chương trình giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng
đồng:
- Nâng cao nhận
thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng:
+
Mục tiêu: nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý
rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền
phường - xã - thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên và có nguy cơ
ảnh hưởng thiên tai. Phấn đấu 80% số dân các phường - xã - thị trấn thuộc vùng
thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức phòng, chống lụt, bão và giảm
nhẹ thiên tai.
+
Nội dung:
*
Nâng cao năng lực về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các sở - ngành, đơn vị, quận
- huyện, phường - xã - thị trấn.
*
Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý
rủi ro thiên tai.
+
Kế hoạch thực hiện: chia làm 3 giai đoạn: năm 2010, năm 2011 đến 2015 và năm 2016
đến 2020, thực hiện theo Quyết định số 5615/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2009
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
+
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông và các
sở - ngành, quận - huyện.
- Tổ chức thông tin
và tuyên truyền các hình thái thiên tai và biện pháp phòng, chống thông qua hệ
thống thông tin đại chúng:
+
Mục tiêu: đảm bảo các thông tin cảnh báo, dự báo được truyền đạt rộng rãi và
kịp thời; kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được phổ biến rộng rãi
trong trường học, xã hội… nhằm nâng cao nhận thức của người dân, các tổ chức xã
hội, các tổ chức kinh tế nhà nước và tư nhân… trong công tác phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai.
+
Nội dung:
*
Kiện toàn mạng lưới thông tin truyền thông quản lý thiên tai từ thành phố đến
quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
*
Biên tập thành chương trình để phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng về các
hình thái thiên tai và các giải pháp phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, phổ biến
chủ trương pháp luật về phòng chống thiên tai, dự báo cảnh báo, các giải pháp
ứng phó, kinh nghiệm phòng, chống thiên tai trên các kênh phát thanh và truyền
hình, báo chí, website của các cấp, các ngành, các đơn vị; phát hành sổ tay,
cẩm nang, tờ bướm...
*
Tăng thời lượng phát sóng trong mùa mưa bão, thời gian trọng điểm xuất hiện thiên
tai và phát liên tục khi thiên tai xảy ra.
+
Kế hoạch thực hiện:
*
Năm 2010: hoàn thiện quy trình tiếp nhận
thông tin, bản tin dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin từ các cơ quan chức
năng.
*
Năm 2011 đến 2015: phổ cập kiến thức, thu
hút sự chú ý lắng nghe của người dân trên 80%.
*
Năm 2016 đến 2020: phát huy chiều sâu,
góp phần hình thành nếp sống thích nghi bền vững với thiên tai trong cộng đồng.
+
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông.
+
Cơ quan phối hợp: Đài Tiếng nói nhân dân thành phố, Đài Truyền hình thành phố
và các cơ quan báo chí.
e)
Chương trình bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ:
-
Mục tiêu: quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả trong đó có
sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương nhằm đảm bảo vai trò phòng
hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát
triển bền vững thành phố.
-
Nội dung:
+
Tổng rà soát đánh giá vốn rừng để thiết lập cơ chế quản lý, bảo vệ và sử dụng;
trong đó xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, xem đây là
giải pháp cơ bản và quan trọng lâu dài trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai.
+
Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi phí hoạt động cho quản lý, bảo vệ,
phòng cháy, chữa cháy và phòng trừ sâu bệnh hại rừng.
+
100% các văn bản quy định bảo vệ rừng được tuyên truyền phổ biến đến các đơn vị
và người dân trong vùng; 100% cán bộ kiểm lâm và cơ quan quản lý, bảo vệ rừng
được đào tạo nâng cao năng lực; 100% khu rừng phòng hộ có quy hoạch, kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng trung hạn, dài hạn.
+
Kiểm kê rừng theo định kỳ; củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng và
kinh tế - xã hội liên quan.
+
Trồng cây chắn sóng, chống sạt lở đê bao, bờ bao, kè biển, bờ sông, kênh, rạch
tại các quận - huyện.
-
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2020.
-
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các
sở - ngành, quận - huyện.
g)
Chương trình tăng cường năng lực quản lý thiên tai, phát huy kinh nghiệm truyền
thống và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:
- Xây dựng các kịch
bản, phương án phòng, tránh, ứng phó thiên tai:
+ Mục tiêu: nâng cao hiệu quả công tác
chỉ đạo, điều hành nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây
ra, đặc biệt là bảo vệ an toàn tính mạng cho nhân dân, nhất là đối với người
già, trẻ em, phụ nữ...
+
Nội dung: xây dựng các kịch bản, phương án phòng, chống, ứng phó triều cường,
mưa lớn, bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố, xảy ra động đất, sóng thần, tìm
kiếm cứu nạn...; phương án bảo vệ các công trình đặc biệt như nhà máy nước,
tháp điều áp, trạm truyền tải, trạm biến thế điện (nhất là các trạm đầu mối),
các trạm bơm tiêu quan trọng, các điểm tiếp nước chữa cháy…
+
Kế hoạch thực hiện: thường xuyên hàng năm, từ năm 2010 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành, quận - huyện.
- Tăng cường năng
lực cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:
+
Mục tiêu: đảm bảo năng lực chỉ huy phối hợp và phản ứng nhanh của lực lượng tìm
kiếm cứu nạn, cứu hộ các cấp, các ngành.
+
Nội dung:
*
Xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể lĩnh
vực tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020;
lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị
tìm kiếm cứu nạn – cứu hộ.
*
Xây dựng Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu
nạn – cứu hộ trên địa bàn thành phố.
*
Nâng cao năng lực chỉ huy phối hợp và
phản ứng nhanh của lực lượng tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.
+
Kế hoạch thực hiện:
*
Năm 2010: xây dựng Đề án quy hoạch tổng
thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn
năm 2020; Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn – cứu hộ trên địa bàn thành phố.
*
Năm 2010 đến 2020: từng bước nâng cao
năng lực tác nghiệp cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ và đầu tư phương tiện, trang
thiết bị đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa cao.
+
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng thành phố, Công an thành phố và các sở - ngành, quận - huyện.
- Hoàn chỉnh hệ
thống thông tin liên lạc:
+
Mục tiêu: đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc được thông suốt, đặc biệt trong
thời gian trong và sau thiên tai ở tất cả các khu vực trên địa bàn thành phố.
+
Nội dung: nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống và
ứng phó thiên tai, đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý tàu thuyền trên biển,
đăng kiểm tàu thuyền hoạt động, tổ chức lắp đặt thiết bị quản lý tự động tàu
thuyền tại các cửa biển.
+
Kế hoạch thực hiện: hàng năm, đảm bảo đến năm 2015, 100% tàu thuyền đánh bắt xa
bờ có hệ thống định vị và liên lạc qua vệ tinh.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
+
Cơ quan phối hợp: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố và các sở - ngành, quận - huyện.
- Bổ sung các quy
chuẩn xây dựng công trình phù hợp với thiên tai của từng địa bàn:
+
Mục tiêu: đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng an toàn trước thiên tai.
+
Nội dung:
*
Kiến nghị Bộ Xây dựng bổ sung các quy
chuẩn xây dựng công trình phù hợp với thiên tai của từng địa bàn.
*
Bổ sung các quy định trong công tác quy
hoạch thiết kế và thi công các công trình, kiến trúc đô thị, giao thông, thủy
lợi và công trình hạ tầng khác, trong đó có quy định cốt nền xây dựng trên địa
bàn thành phố.
*
Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn phòng chống
động đất đối với các công trình xây dựng quan trọng như nhà cao tầng, chung cư,
trường học, bệnh viện, trụ sở...
*
Kiến nghị Bộ Xây dựng lập và phổ biến phương
pháp, tiêu chí đánh giá rủi ro thiên tai trong các dự án đầu tư.
+
Kế hoạch thực hiện:
*
Năm 2010 đến 2012: rà soát bổ sung và kiến
nghị Bộ Xây dựng ban hành các quy chuẩn, quy phạm thiết kế xây dựng.
*
Năm 2013 đến 2020: hoàn thiện cập nhật bổ
sung.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch và Kiến trúc.
+
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành và quận - huyện.
- Ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng, chống
và giảm nhẹ thiên tai:
+
Mục tiêu: tạo ra các đột phá mới về công nghệ vật liệu mới trong xây dựng công
trình phòng, chống thiên tai.
+
Nội dụng:
*
Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đối
với thiên tai ở thành phố.
*
Tiếp thu ứng dụng các công nghệ tiên tiến
trên thế giới về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; thử nghiệm các mô hình dự
tính thiệt hại do thiên tai.
*
Ứng dụng rộng rãi, phổ cập phương pháp mô
hình toán và phần mềm ứng dụng trong dự báo, cảnh báo nhận dạng lũ, triều, xói
lở trên các lưu vực sông.
*
Áp dụng công nghệ và vật liệu mới trong
việc nâng cao độ an toàn bền vững của các công trình đê điều, cầu cống, công
trình chống sạt lở và xây dựng dân dụng…
+
Kế hoạch thực hiện:
*
Năm 2010: một số kết quả nghiên cứu được
triển khai áp dụng.
*
Năm 2011 đến 2015: triển khai toàn diện,
có bước tiến mới về khoa học công nghệ trong dự báo, kiểm soát lũ, kiểm soát
hạn và xâm nhập mặn, dự báo giông sét, động đất và sóng thần. Ứng dụng công
nghệ và vật liệu mới nâng cao khả năng bền vững các công trình phòng, chống và
giảm nhẹ thiên tai.
*
Năm 2016 đến 2020: đạt tới trình độ phát
triển cao.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
+
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành và quận - huyện.
h)
Kiểm soát lũ từ thượng lưu:
-
Mục tiêu: điều tiết hồ chứa, hạn chế xả lũ để chủ động giảm ngập cho thành phố,
nhất là thời điểm triều cường và mưa lớn.
-
Nội dung: phối hợp với các đơn vị quản lý hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ và
các hồ chứa khác ở thượng lưu để điều tiết lưu lượng và thời gian xả lũ phù
hợp.
-
Kế hoạch thực hiện: hàng năm, từ năm 2010 đến 2020.
-
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố.
-
Cơ quan phối hợp: Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố.
i)
Xã hội hóa và phát triển nguồn nhân lực:
-
Mục tiêu: tăng cường hiệu quả các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
tại các cộng đồng thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt
hại.
-
Nội dung:
+
Tổ chức lực lượng tình nguyện viên, lực lượng xung kích để tham gia ứng cứu,
khắc phục khi thiên tai xảy ra.
+
Phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong hoạt động
chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
+
Xây dựng lực lượng quản lý đê nhân dân tại các phường - xã - thị trấn có đê.
+
Xây dựng phương án và tổ chức diễn tập huy động các đơn vị kinh tế đóng trên
địa bàn để tham gia ứng cứu, xử lý các tình huống khẩn cấp.
-
Kế hoạch thực hiện:
+
Năm 2010: thành lập, kiện toàn các lực lượng tình nguyện viên, lực lượng xung
kích, lực lượng quản lý đê nhân dân.
+
Năm 2011 đến 2020: hỗ trợ trang thiết bị cần thiết, từng bước đi vào hoạt động bền
vững.
-
Cơ quan chủ trì: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
-
Cơ quan phối hợp: Hội Chữ thập đỏ thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong
thành phố, các quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
k)
Tăng cường hợp tác:
-
Mục tiêu: mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước thế giới, các hoạt động tập
trung vào việc cung cấp, phổ biến các quy định, luật và thông lệ quốc tế, đổi
mới phương thức hoạt động hợp tác quốc tế, đổi mới quá trình kêu gọi thu hút
đầu tư ODA và FDI vào lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; phối hợp với
các tỉnh bạn giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược của vùng miền.
-
Nội dung:
+
Tăng cường và tích cực hợp tác với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây
ra. Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và học hỏi các kiến thức mới về công tác
quản lý rủi ro thiên tai. Tích cực tham gia các hội thảo quốc tế về lĩnh vực
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
+
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các cơ chế kêu gọi, tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài một cách thông thoáng nhưng vẫn tuân thủ pháp
luật Việt Nam nhằm thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như việc
triển khai thực hiện các dự án, chương trình về quản lý rủi ro thiên tai đúng
tiến độ và hiệu quả.
+
Phối hợp với các tỉnh thượng nguồn sông Sài Gòn, Đồng Nai, sông Bé và đồng bằng
sông Cửu Long để thực hiện các giải pháp kiểm soát lũ, triều, bảo vệ rừng,
nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
+
Phối hợp với các tỉnh triển khai kế hoạch hoạt động khai thác hải sản, bảo đảm
an toàn cho người và tàu thuyền khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, sóng thần;
xử lý những tình huống thiên tai xảy ra trên diện rộng; trao đổi, chia sẻ những
kinh nghiệm, thông tin và đào tạo nguồn nhân lực phòng, chống, ứng phó thiên
tai.
-
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2020.
-
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố, Sở Ngoại vụ.
-
Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các sở - ngành liên
quan.
2. Giải pháp công trình:
a)
Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại huyện Cần Giờ:
-
Mục tiêu: hình thành khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, đảm bảo an toàn
cho người và tàu cá, tránh việc tàu thuyền neo đậu ở những vị trí không an
toàn, va đập vào nhau, bị sóng đánh lật úp khi có bão, áp thấp nhiệt đới, hạn
chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra; đồng thời có
khả năng kết hợp với việc cung cấp dịch vụ cho tàu cá ở những nơi có điều kiện
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.
-
Nhiệm vụ chủ yếu: hoàn thành việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
tại huyện Cần Giờ và xây dựng quy chế quản lý, vận hành, sử dụng.
-
Kế hoạch thực hiện: hoàn thành trong năm 2010 để đưa vào sử dụng.
-
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện
Cần Giờ.
-
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành liên quan.
b)
Các dự án phòng, chống ngập úng:
- Dự án Quy hoạch
thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
+
Mục tiêu: kiểm soát lũ, kiểm soát triều nhằm giải quyết bài toán ngập úng cho
khu vực thành phố trong điều kiện có lũ lớn ở thượng lưu và nước biển dâng, gắn
kết việc vận hành công trình kiểm soát nước với cải thiện môi trường sông,
kênh, rạch.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư xây dựng hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai, sông Soài Rạp và bờ tả sông Vàm Cỏ Đông đến tỉnh lộ 824; hệ
thống cống kiểm soát triều khép kín tuyến đê bao (12 cống chính).
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2009 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố, các sở - ngành và quận - huyện liên quan.
- Dự án thủy lợi bờ
tả sông Sài Gòn:
+
Mục tiêu: chống ngập úng khu vực phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Linh
Đông thuộc quận Thủ Đức.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư xây dựng đê bao để ngăn triều cường, xả lũ.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2009 đến 2011.
+
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Giao thông Vận tải, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước
thành phố.
- Dự án Vệ sinh môi
trường TP.HCM - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè:
+
Mục tiêu: chống ngập úng cho khu vực quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận, quận Tân
Bình, quận Bình Thạnh.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: cải tạo, nạo vét kênh, cống cấp 2, 3 hiện hữu và xây
dựng các tuyến cống bao, thiết bị tách dòng và miệng xả ngầm.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2002 đến 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước
thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận 1, quận 3, quận Phú Nhuận, quận
Tân Bình, quận Bình Thạnh.
- Dự án Cải thiện
môi trường nước TP.HCM - Lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Tẻ - kênh Đôi:
+
Mục tiêu: chống ngập úng cho khu vực quận 1, quận 5, quận 6, quận 10.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: cải tạo, nạo vét kênh, cống hiện hữu và xây dựng các
cống chuyển tải và cải tạo hê thống thoát nước mưa bằng bơm.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2004 đến 2014.
+
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận 1, quận 5, quận 6, quận 10.
- Dự án Cải tạo hệ
thống thoát nước rạch Hàng Bàng:
+
Mục tiêu: chống ngập úng cho khu vực quận 5, quận 6, quận 11.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: cải tạo hệ thống cống thoát nước của một số tuyến
đường thuộc quận 5, quận 6, quận 11 và xây dựng trạm bơm Phú Lâm.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2009 đến 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước
thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận 5, quận 6, quận 11.
- Dự án Nâng cấp đô
thị TP.HCM - lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm:
+
Mục tiêu: chống ngập úng cho khu vực quận 6, quận 11, quận Bình Tân, quận Tân
Bình.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: cải thiện hệ thống cống cấp 2, 3 lưu vực Tân Hóa - Lò
Gốm và kênh, đường dọc kênh Tân Hóa - Lò Gốm.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2007 đến 2015.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận 6, quận 11, quận Bình Tân, quận
Tân Bình.
- Xây dựng các công
trình phòng chống ngập lụt, tiêu thoát nước, nạo vét sông, kênh, rạch, xây dựng
đê bao, bờ bao:
+
Mục tiêu: chống ngập lụt cho khu vực các huyện, quận ven.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng các cống ngăn triều, lắp đặt hệ thống tiêu
thoát nước, nạo vét sông, kênh, rạch, xây dựng đê bao, bờ bao kết hợp giao
thông nông thôn, đặc biệt là bờ bao theo thiết kế định hình.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm
kiếm cứu nạn thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
+
Cơ quan phối hợp: Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước
thành phố, Sở Tài chính, các quận - huyện liên quan.
- Phân lũ sông Đồng
Nai sang sông Thị Vải qua sông Đồng Môn, phân lũ sông Sài Gòn qua rạch Tra:
+
Mục tiêu: nhằm hạ thấp mực nước trên sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, phòng chống
ngập úng cho các quận, huyện ven sông.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đào mới các kênh chuyển nước lũ từ sông Đồng Nai qua
sông Đồng Môn và sông Sài Gòn qua rạch Tra.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2016 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước
thành phố.
+
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành, quận - huyện liên quan.
- Dự án thủy lợi bờ
hữu sông Sài Gòn:
+
Mục tiêu: chống ngập úng trên địa bàn quận 12, quận Gò Vấp, huyện Củ Chi và
huyện Hóc Môn.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng đê bao và các cống dưới đê.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2008 đến 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận 12, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn.
- Dự án tiêu thoát
nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên:
+
Mục tiêu: chống ngập úng bảo vệ các khu vực thuộc quận 8, quận 12, quận Gò Vấp,
quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: nạo vét kênh và xây mới, sửa chữa cống điều tiết, cửa
xả và cầu giao thông.
+
Kế hoạch thực hiện: hoàn thành vào năm 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận 8, quận 12, quận Gò Vấp, quận
Bình Tân, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh.
- Dự án tiêu thoát
nước Suối Nhum:
+
Mục tiêu: chống ngập úng khu vực suối Xuân Trường, phường Linh Xuân, quận Thủ
Đức.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng hệ thống kênh và cống tiêu thoát nước.
+
Kế hoạch thực hiện: hoàn thành vào năm 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+
Cơ quan phối hợp: Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước
thành phố, Ủy ban nhân dân quận Thủ Đức, quận 9.
c)
Các dự án phòng, chống sạt lở bờ biển, sông, rạch:
- Dự án đê biển Cần
Giờ:
+
Mục tiêu: củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển nhằm đảm bảo an toàn dân sinh,
kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ven biển trước nguy cơ nước biển dâng theo
chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009.
+
Nhiệm vụ chủ yếu:
*
Củng cố, chống xuống cấp và chống vỡ các
tuyến đê, kè biển đã được đầu tư.
*
Xây dựng mới các đoạn đê, kè biển, đê cửa
sông nhằm hoàn thiện các hệ thống đê biển để bảo vệ các khu dân cư, đô thị nằm
sát biển, trước các tác động gió bão, nước biển dâng.
*
Kết nối đê, kè biển, đê cửa sông với hệ
thống giao thông quốc gia thúc đẩy phát triển đa ngành, đa mục tiêu và bảo đảm
an ninh quốc phòng cho khu vực.
*
Trồng cây phòng hộ trước và sau đê, kè
vừa để chống sóng cho đê, kè, chống cát bay, vừa cải tạo môi trường sinh thái.
+
Kế hoạch thực hiện: giai đoạn 1 (năm 2010 đến 2012) chủ yếu trồng cây, đắp đất
khép kín tuyến; giai đoạn 2 (năm 2013 đến 2020) chủ yếu gia cố mặt đê, mái đê,
xây dựng hoàn thiện hệ thống đê, kè.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và các sở - ngành liên quan.
- Dự án chống sạt
lở bờ sông khu vực cầu Phước Long huyện Nhà Bè:
+
Mục tiêu: chống sạt lở bờ sông bảo vệ dân cư khu vực cầu Phước Long huyện Nhà
Bè.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2008 đến 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè.
- Dự án chống sạt
lở bờ sông khu vực cầu Rạch Tôm huyện Nhà Bè:
+
Mục tiêu: chống sạt lở bờ sông bảo vệ dân cư khu vực cầu Rạch Tôm huyện Nhà Bè.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2008 đến 2010.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè.
- Dự án chống sạt
lở kênh Thanh Đa quận Bình Thạnh (đoạn 1.3):
+
Mục tiêu: chống sạt lở bảo vệ dân cư tại kênh Thanh Đa (đoạn 1.3), phường 26,
quận Bình Thạnh.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2009 đến 2011.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
+
Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh.
- Dự án kè dọc sông
Sài Gòn thuộc khu phố 3, phường Thảo Điền, quận 2:
+
Mục tiêu: chống ngập úng, chống sạt lở bảo vệ dân cư khu phố 3, phường Thảo
Điền, quận 2.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng đập và cống, kết hợp kè bảo vệ và trạm bơm
tiêu thoát nước khi có mưa lớn.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2011.
+
Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân quận 2.
+
Cơ quan phối hợp: Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Chống sạt lở bờ sông
Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Mương Chuối, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, sông Đồng
Nai, rạch Tôm, rạch Giồng…:
+
Mục tiêu: bảo vệ dân cư các khu vực có nguy cơ sạt lở cao thuộc quận 2, quận
Bình Thạnh, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.
+
Nhiệm vụ chủ yếu: đầu tư xây dựng bờ kè bảo vệ.
+
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2010 đến 2020.
+
Cơ quan chủ trì: Sở Giao thông Vận tải.
+
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành và quận - huyện liên quan.
d)
Xây dựng mạng quan trắc động đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh:
-
Mục tiêu: xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra động đất, cường độ động đất để
cảnh báo kịp thời, hạn chế thiệt hại do động đất gây ra.
-
Nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng 02 trạm quan trắc động đất đặt tại thành
phố.
-
Kế hoạch thực hiện: từ năm 2011 đến 2012.
-
Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
-
Cơ quan phối hợp: Viện Vật lý Địa cầu, các sở - ngành và quận - huyện
liên quan.
đ)
Sửa chữa, xây dựng hệ thống công trình thủy lợi phục vụ ổn định và phát triển
dân sinh trong vùng bị ảnh hưởng của thiên tai:
-
Mục tiêu: nâng cao ổn định, giảm tổn thất, tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả
cấp, thoát nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
trong vùng bị ảnh hưởng của thiên tai gắn với chương trình xóa đói giảm nghèo,
ổn định dân cư, an ninh, chính trị xã hội và an ninh quốc phòng.
-
Nhiệm vụ chủ yếu: đánh giá thực trạng công trình và công tác quản lý; nghiên
cứu và đầu tư thực hiện các giải pháp kỹ thuật sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa
công trình; nâng cao năng lực quản lý các hệ thống.
-
Kế hoạch thực hiện: đến năm 2015, đánh giá thực trạng các hệ thống công trình
hiện có, nghiên cứu các giải pháp nâng cấp, hiện đại hóa; đầu tư nâng cấp, xây
dựng và hiện đại hóa các hệ thống quan trọng, ưu tiên (khoảng 65% số hệ thống).
Đảm bảo phát huy được tối đa năng lực thiết kế của công trình.
-
Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
-
Cơ quan phối hợp: các sở - ngành, quận - huyện liên quan.
(Đính
kèm chi tiết danh mục, thời gian và kinh phí thực hiện từng chương trình, dự án).
V. NGUỒN KINH PHÍ
1.
Nguyên tắc huy động nguồn tài chính thực hiện kế hoạch: nguồn tài chính phục vụ
cho nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tuy được ưu tiên cao song vẫn
nằm trong tổng thể ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội có thể huy động được.
Vì vậy, mọi yêu cầu đặt ra phải quán triệt nguyên tắc thực hiện đồng bộ, theo
giai đoạn và có trọng điểm, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài. Nhà nước
đảm bảo các nguồn lực cần thiết; đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng
và toàn xã hội để đầu tư cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2.
Các loại chương trình, dự án, công trình và nguồn kinh phí đầu tư:
a)
Ngân sách Trung ương: đầu tư các dự án chống ngập, tiêu thoát nước, thủy lợi,
đê biển, đê bao… có quy mô và kinh phí đầu tư lớn.
b)
Ngân sách tập trung thành phố: đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai,
tiêu thoát nước, thủy lợi, đê bao kết hợp giao thông nông thôn, công trình
phòng chống sạt lở, dự án di dời dân, khu neo đậu tàu thuyền, mua sắm phương tiện,
trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng, chống lụt, bão,
thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra....
c)
Ngân sách dự phòng thành phố: xử lý các yêu cầu ứng phó, khắc phục hậu quả
thiên tai, phục vụ cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong trường hợp cần
thiết, cấp bách.
d)
Quỹ Phòng, chống lụt, bão thành phố và quận – huyện: đầu tư xây dựng các công
trình phòng, chống lụt, bão xung yếu, mua sắm trang thiết bị, tập huấn, diễn
tập phòng, chống lụt, bão, thiên tai – tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục
thiệt hại, sự cố do thiên tai gây ra…
đ)
Ngân sách sở - ngành, đơn vị, quận - huyện: đầu tư, trang bị những điều kiện
thiết yếu phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, phòng, chống lụt, bão,
thiên tai – tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố do thiên tai gây ra theo
phương châm “bốn tại chỗ”.
e)
Nguồn vốn ODA: ưu tiên bố trí cho mục tiêu, dự án phòng, chống thiên tai, tranh
thủ các nguồn tài trợ quốc tế cho việc chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nâng cao
nhận thức cộng đồng, đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai.
f)
Nguồn kinh phí các tổ chức, cá nhân đóng góp do Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố, quận – huyện, phường – xã – thị trấn quản lý: hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên
tai để khắc phục thiệt hại, giảm bớt khó khăn và ổn định cuộc sống từ việc huy
động nguồn vốn xã hội. Đặc biệt, có cơ chế khuyến khích người dân đầu tư nâng
cấp nhà ở đảm bảo an toàn với thiên tai.
3.
Kinh phí thực hiện kế hoạch:
-
Giai đoạn từ năm 2010 đến 2015: 46.323.177.000.000 đồng;
-
Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020: 6.195.620.000.000 đồng.
Tổng kinh phí: 52.518.797.000.000
đồng.
Trong
đó:
-
Giải pháp phi công trình: 2.144.320.000.000 đồng (dự kiến nguồn ngân sách thành phố chi khoảng 2.100.000.000.000 đồng,
Quỹ Phòng chống lụt bão thành phố chi khoảng 44.320.000.000 đồng).
-
Giải pháp công trình: 50.374.477.000.000 đồng, gồm 16 dự án đã có chủ trương và
04 dự án chưa có chủ trương, cụ thể:
+
Ngân sách thành phố: 20.691.477.000.000 đồng cho 18 dự án, chiếm tỷ lệ 41,08% (thành
phố đã ghi vốn 398.000.000.000 đồng);
+
Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 231.000.000.000 đồng cho 01 dự án, chiếm tỷ lệ
0,5% (đã ghi vốn 44.000.000.000 đồng);
+
Nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ (vốn của Ngân hàng thế giới Nhật Bản, ADB, WB)
17.922.000.000.000 đồng cho 03 dự án, chiếm tỷ lệ 35,53%;
+
Còn lại 11.530.000.000.000 đồng để thực hiện dự án Quy hoạch thủy lợi chống
ngập úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính phủ,
ODA, chiếm tỷ lệ 22,89%.
(Trong
20 dự án thì có 01 dự án sử dụng cả ngân sách Trung ương và ngân sách thành
phố, 03 dự án sử dụng cả ngân sách Trung ương, ngân sách thành phố và nguồn vốn
tài trợ của nước ngoài).
Số kinh phí giai
đoạn từ năm 2010 – 2015 và năm 2016 - 2020 là số ước thực hiện sẽ được điều
chỉnh khi các đơn vị lập dự án đầu tư cụ thể và khi có sự biến động của yếu tố
thị trường, lương…
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
Chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chủ trì tổ
chức thực hiện kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, cụ
thể:
-
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch của các sở - ngành, quận -
huyện.
-
Làm đầu mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để huy động nguồn lực thực hiện kế
hoạch.
-
Tổng hợp đánh giá thực hiện kế hoạch của các sở - ngành, quận - huyện theo từng
giai đoạn để trình Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh bổ sung kế hoạch.
2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Chủ
trì và phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu
nạn thành phố để cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn, nguồn tài trợ khác. Trong đó, cần ưu tiên
nguồn vốn đảm bảo cho các giải pháp phi công trình nhằm thực hiện kế hoạch toàn
diện, huy động sự tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả đầu tư các công
trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
3. Các sở - ngành: theo chức năng, nhiệm
vụ được giao có trách nhiệm thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, biện
pháp của kế hoạch liên quan đến sở - ngành mình có hiệu quả. Tổng hợp báo cáo
kết quả cho Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành
phố.
4. Ủy ban nhân dân các quận - huyện: theo
đặc thù của địa phương mình xây dựng các dự án cụ thể xác định các nội dung cần
ưu tiên, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Cần tập trung hoàn thành chương
trình, dự án được giao trong kế hoạch bao gồm: tu bổ và xây dựng các công trình
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của địa phương, nâng cao nhận thức cộng
đồng, tổ chức các lực lượng tham gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, lập kế
hoạch phương án bảo vệ dân, lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
định kỳ hàng năm và 5 năm báo cáo kết quả thực hiện cho Thường trực Ban Chỉ huy
Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn thành phố.
VII. SƠ KẾT, TỔNG KẾT, ĐÁNH
GIÁ
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm
kiếm cứu nạn thành phố, các sở - ngành, quận - huyện thực hiện sơ kết, tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo các tiêu chí và mốc thời gian như
sau:
I. Tiêu chí đánh giá:
1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan
đến công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
2. Hiệu quả đầu tư cho các chương trình,
dự án phòng, chống thiên tai.
3. Năng lực thông tin dự báo, cảnh báo
thiên tai của cơ quan chuyên môn; năng lực tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của
các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách; công tác giáo dục, tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cộng đồng và khả năng tự phòng ngừa, ứng phó với thiên tai
của các sở - ngành, quận - huyện, phường - xã - thị trấn và người dân.
4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm
vụ phòng, chống thiên tai các cấp, các ngành và cơ chế làm việc, phối hợp giữa
các cơ quan, đơn vị, lực lượng trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai.
5. Kết quả lồng ghép nội dung phòng,
chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố và các sở - ngành, quận - huyện.
6. Sự thích ứng và phát triển bền vững,
ổn định của địa phương trước tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
7. Ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác
quốc tế trong công tác phòng, chống thiên tai.
II. Thời gian đánh giá:
Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện kế
hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm
2020 của thành phố:
1. Năm 2010: sơ kết 01 năm thực hiện kế
hoạch và 03 năm thực hiện Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm
nhẹ thiên tai đến năm 2020.
2. Năm 2015: tổng kết 05 năm thực hiện kế
hoạch.
3. Năm 2020: tổng kết kế hoạch thực hiện
Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của thành
phố./.
FILE
ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|