Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3410/QĐ-UBND 2020 Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến 2030

Số hiệu: 3410/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Trần Văn Miên
Ngày ban hành: 14/09/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3410/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 03 tháng 12 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành về một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 655/TCMT-BTĐDSH ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Tổng cục Môi trường về hướng dẫn lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công văn số 2149/TCMT-BTĐDSH ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường về ban hành hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng báo cáo đa dạng sinh học;

Căn cứ Quyết định số 4495/QĐ-UBND ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc điều chỉnh tên và nguồn vốn tại Quyết định số 6261/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học thành phố giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2040;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 472/TTr-STNMT ngày 31 tháng 7 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung chính sau:

I. Quan điểm bảo tồn

- Bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và quy hoạch các ngành, lĩnh vực khác của thành phố.

- Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng trong phạm vi thành phố, không gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm sử dụng bền vững nguồn lợi này trong tương lai; duy trì và phát triển các dịch vụ sinh thái, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển của nguồn tài nguyên, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh vật, chống ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu gắn kết với bảo vệ rừng và phát triển bền vững.

- Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tuân thủ các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.

- Phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường quản lý nhà nước đi đôi với nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù của thành phố Đà Nẵng gồm các loài, nguồn gen quý hiếm, có giá trị kinh tế cao; sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học theo hướng bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của thành phố; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học; từng bước tạo sự chia sẻ trách nhiệm và lợi ích cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

- Rà soát, phê duyệt quy hoạch các phân khu rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng lộ trình để nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, đầu tư phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên hiện trạng (Bà Nà - Núi Chúa, Sơn Trà, Nam Hải Vân...);

- Kiện toàn, nâng cao năng lực công tác quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, các khu rừng đặc dụng, khu bảo vệ cảnh quan hiện có: Bà Nà - Núi Chúa, Sơn Trà, Nam Hải Vân;

- Kiểm soát hiệu quả đối với các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa bàn thành phố;

- Xây dựng các công cụ quản lý nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học của thành phố;

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Đến năm 2030:

- Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng của thành phố (như Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân...); các hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển, các khu vực đất ngập nước...

- Thiết lập, đưa vào hoạt động một số khu bảo tồn được nâng hạng, thành lập mới;

- Cải thiện về chất lượng, số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đảm bảo không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng; cải thiện tình trạng loài bị đe dọa tuyệt chủng;

- Bảo vệ và phát triển đa dạng hệ sinh thái đô thị, nông thôn đặc thù, đảm bảo tỷ lệ cây xanh theo chuẩn phân loại đô thị; thiết lập hành lang xanh, vùng đệm cây xanh;

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học; giải quyết từng bước sinh kế, ổn định đời sống, nâng cao mức sống của người dân địa phương trong vùng quy hoạch các khu bảo tồn.

c) Đến năm 2045:

- Nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn của thành phố theo hướng trở thành Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển... theo các tiêu chí quốc gia;

- Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách quản lý các khu bảo tồn trên cạn và dưới nước của thành phố Đà Nẵng;

- Cải thiện hiệu quả chất lượng rừng, đảm bảo độ che phủ rừng toàn thành phố đáp ứng với quy hoạch chung;

- Tiếp tục rà soát các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; rà soát nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc hưu, nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục...; xây dựng, thực hiện và nhân rộng các mô hình, chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển có hiệu quả các nguồn gen có giá trị.

III. Các nhiệm vụ chính

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Nhiệm vụ: Cung cấp thông tin, hội thảo, truyền thông đến các cấp, ngành, đơn vị liên quan, cộng đồng dân cư về đa dạng sinh học và công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố; thiết lập, duy trì mạng lưới truyền thông đa dạng sinh học nhằm xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thành phố; tập huấn, nâng cao nhận thức đến các cấp, ngành, đơn vị liên quan và người dân về sinh vật ngoại lai, các biện pháp giám sát, kiểm soát và bao vây, tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại.

- Thời gian thực hiện: Hằng năm.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và môi trường.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Hội đoàn thể các cấp, các đơn vị được giao quản lý khu bảo tồn, các tổ chức kinh tế, xã hội được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố.

2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý về đa dạng sinh học, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan hiện trạng của thành phố

- Nhiệm vụ: Lập kế hoạch quản lý hằng năm, triển khai quy hoạch phân khu chi tiết, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bố trí ngân sách và nhân lực (đảm bảo hoạt động giám sát, điều tra và bảo tồn đa dạng sinh học...), tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện duy trì và phát huy giá trị đa dạng sinh học theo các tiêu chí quốc gia đối với khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan thực hiện: Các đơn vị được giao quản lý khu bảo tồn (theo Bảng 1), UBND các quận, huyện.

Bảng 1. Các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan hiện trạng của thành phố

TT

Hạng mục hin tại

Din tích (ha)

Phân loi

Phân cấp qun lý

Đơn vị quản lý trực tiếp

1

Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa

30.206,3 (*)

Trên cạn

Thành phố

Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa

2

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

3.871 (*)

Trên cạn

Thành phố

Hạt kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn

3

Khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân

3.397,3 (*)

Trên cạn

Thành phố

Hạt kiểm lâm quận Liên Chiểu

Ghi chú: (*): Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3. Tổ chức rà soát, đánh giá, nghiên cứu đề cử nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn trên địa bàn thành phố

a) Rà soát, đánh giá các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan hiện trạng

- Nhiệm vụ: Tổ chức điều tra hiện trạng về đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, khu cảnh quan của thành phố; nghiên cứu, rà soát, đánh giá và xây dựng lộ trình để đề cử phát triển, nâng cấp thành Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo vệ cảnh quan... phù hợp với các điều kiện của thành phố và quy định của trung ương; phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra khảo sát bổ sung tại bán đảo Sơn Trà về tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển (theo Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050).

- Thời gian thực hiện: 2021 - 2030.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị nghiên cứu...

b) Nghiên cứu đề cử nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn

- Nhiệm vụ: Tổ chức lập hồ sơ đề xuất nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn của thành phố theo các quy định, tiêu chí của quốc gia về Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển; thiết kế quy hoạch không gian, phân vùng bảo tồn và đánh giá các tác động liên quan; lập hồ sơ đăng ký nâng hạng theo các điều kiện phù hợp.

- Thời gian thực hiện: 2030 - 2045.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, các đơn vị nghiên cứu...

Bảng 2. Các hạng mục bảo tồn đa dạng sinh học xem xét đề xuất nâng hạng hoặc thành lập mới đến năm 2045

TT

Hạng mục hiện tại

Diện tích (ha)

Phân loại

Phân cấp quản

Phân kỳ quy hoạch

Các mức đề xuất nâng hạng

Ghi chú

1

Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa

30.206,3 (*)

Trên cạn

Thành phố

2045

Vườn quốc gia

Quy hoạch chuyển tiếp

2

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

3.871 (*)

Trên cạn

Thành phố

2030

Khu Dự trữ thiên nhiên

Quy hoạch chuyển tiếp

3

Khu Bảo vệ Cảnh quan Nam Hải Vân

3.397,3 (*)

Trên cạn

Thành phố

2030

Khu Dự trữ thiên nhiên

Quy hoạch chuyển tiếp

4

Khu vực vùng lõi của 03 khu bảo tồn hiện hữu và vùng biển thuộc Vịnh Đà Nẵng

31.404 (Ước tính)

Trên cạn

Thành phố

2045

Khu Dự trữ sinh quyển

Thành lập mới

Ghi chú: (*): Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu các hạng mục bảo tồn đa dạng sinh học xem xét nâng hạng, thành lập mới tại Phụ lục II.

4. Bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù

a) Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng

- Nhiệm vụ: Bảo vệ và phát triển vốn rừng, đa dạng sinh học rừng của thành phố; thực hiện xác định phạm vi, ranh giới, điều tra đa dạng sinh học về động - thực vật và các giá trị môi trường; nghiêm cấm các tác động bất lợi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy và những thiệt hại do cháy rừng; tích cực phục hồi, nâng cao chất lượng rừng; triển khai nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần hạn chế cháy rừng, chặt phá rừng.

- Phạm vi: Bảo vệ và phát triển diện tích 43.722,1 ha hệ sinh thái rừng tự nhiên; thành lập Vườn thực vật tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa với diện tích khoảng 50 ha để hình thành, các bộ sưu tập theo chủ đề, vườn ươm nhân giống các loài cây quý hiếm bản địa; thành lập Vườn cây thuốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với diện tích khoảng 10 ha.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, các đơn vị được giao quản lý khu bảo tồn, các đơn vị triển khai các nghiên cứu liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên biển

- Nhiệm vụ: Bảo vệ các hệ sinh thái, các loài sinh vật biển có giá trị; triển khai rà soát theo Quy định hành lang biển nhằm thiết lập hành lang gắn kết các khu cư trú và hành lang di cư tự nhiên cho các loài sinh vật để bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật và bảo vệ nguồn nước; duy trì các bãi giống, bãi đẻ; thực hiện điều tra, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản; duy trì cải thiện sinh kế, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào khâu khai thác, quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lợi thủy sản; có giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ các phương tiện khai thác, vận chuyển trên biển.

- Phạm vi thực hiện: Phần điện tích mặt nước Vịnh Đà Nẵng (ước khoảng 10.979 ha) và các khu vực biển thuộc thành phố Đà Nẵng.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành khác có liên quan, UBND các quận, huyện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

c) Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng, khu vực đất ngập nước

- Nhiệm vụ: Bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước trên địa bàn thành phố; phát triển các giống, loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, đảm bảo cân bằng sinh thái, phục vụ mục đích du lịch, nghiên cứu, giáo dục, bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; tổ chức nghiên cứu, đánh giá khả năng thiết lập 02 khu bảo vệ cảnh quan hồ Hòa Trung và khu bảo vệ cảnh quan hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ (Bảng 3).

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành khác có liên quan, UBND các quận, huyện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

Bảng 3. Các hạng mục nghiên cứu, xem xét khả năng thiết lập khu bảo vệ cảnh quan đất ngập nước

TT

Hạng mục hiện ti

Diện tích (ha)

Phân loi

Phân cấp quản lý

Phân kỳ quy hoạch

Các mức đề xuất xem xét

Ghi chú

1

Hồ Hòa Trung

1.599 (*)

Trên cạn và đất ngập nước

Thành phố

2030

- Khu bảo vệ cảnh quan đất ngập nước.

- Khu bảo tồn loài/sinh cảnh.

Thành lập mi

2

Hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ

2.124 (*)

Trên cạn và đất ngập nước

Thành phố

2030

- Khu bảo vệ cảnh quan đất ngập nước.

- Khu bảo tồn loài/sinh cảnh.

Thành lập mới

Ghi chú: (*): Diện tích ước tính.

Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu các Khu bảo vệ cảnh quan đất ngập nước tại Phụ lục II.

5. Bảo tồn nguồn gen, giống các loài bản địa có giá trị cao; kiểm soát các tác động xấu đối với đa dạng sinh học và các loài cần ưu tiên bảo vệ

a) Tăng cường kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại

- Nhiệm vụ: Thực hiện kiểm soát, cập nhật định kỳ các loài ngoại lai trên địa bàn thành phố đưa vào danh mục và có các biện pháp quản lý phù hợp theo 02 nhóm danh mục: Loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

b) Tổ chức bảo tồn các nguồn gen, giống các loài bản địa có giá trị cao

- Nhiệm vụ: Tăng cường trồng rừng bằng các giống cây bản địa, giống cây rừng trồng có chất lượng; tổ chức bảo tồn nguồn gen các loài cây gỗ bản địa, loài dược liệu quý hiếm và có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu, tổ chức thành lập Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại phân khu hành chính dịch vụ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà; thực hiện các chương hình, đề tài, dự án về kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các nguồn gen bản địa, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với các loài sinh vật biến đổi gen.

- Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ban, ngành khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

c) Tăng cường kiểm soát, bảo tồn các loài hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục ưu tiên bảo vệ

- Nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác quản lý, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động săn bắt, mua, bán, sản xuất, vận chuyển, sử dụng các loài thuộc Danh mục ưu tiên bảo vệ và sản phẩm của chúng; nâng cao nhận thức về tính cấp thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục ưu tiên bảo vệ.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

6. Bảo vệ hệ sinh thái đô thị, nông thôn

- Nhiệm vụ: Đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh toàn đô thị đạt tiêu chuẩn theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; hình thành các vùng đệm cây xanh có quy mô đủ lớn để phân chia ranh giới khu công nghiệp và khu dân cư, khu đô thị mới và các khu vực xung quanh khác để tạo không gian đảm bảo cuộc sống người dân và cảnh quan đô thị; cải tạo, nâng cấp hệ thống các hồ trong đô thị, công viên công cộng, phát triển dải cây xanh tại các khu dân cư, đường phố phù hợp, đa dạng, tạo cảnh quan đẹp và cải tạo môi trường sông; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để duy trì, phục tráng và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản quý và sản xuất các sản phẩm đặc sắc, có thương hiệu của địa phương.

- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ban, ngành khác có liên quan, UBND các quận, huyện.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

IV. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án

Tổng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án đến năm 2030 khoảng 92 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 43,5 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 48,5 tỷ đồng.

(Bảng khái toán vốn đần tư các nhiệm vụ, dự án tại Phụ lục I).

Các nhiệm vụ, dự án chưa được ghi vốn sẽ được kiến nghị bố trí, lồng ghép các nguồn vốn khác (như: nguồn đầu tư phát triển, nguồn nghiên cứu khoa học, trung ương, hợp tác quốc tế...) để thực hiện.

V. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Gắn kết hài hòa nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

b) Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học như:

- Khi nghiên cứu chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư cần có nghiên cứu cân nhắc, đánh giá đầy đủ hiện trạng môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học, phương thức sử dụng tài nguyên, các tác động của dự án đến môi trường, đa dạng sinh học, khả năng chịu tải của môi trường và tính đặc thù của hệ sinh thái trong khu vực dự kiến triển khai dục án làm cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi, hiệu quả;

- Bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng... nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động này đến môi trường tự nhiên, hệ sinh thái;

- Nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng thay thế đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội có yêu cầu sử dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng; sử dụng hiệu quả đất rừng, tài nguyên thiên nhiên đã được xác định trong các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố trong thời gian qua;

- Tăng cường công tác cảnh báo, ngăn chặn kịp thời các hoạt động phát triển kinh tế xã hội có tác động tiêu cực đến môi trường sống, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng môi trường, hệ sinh thái ven bờ phục vụ các mục tiêu về phát triển du lịch bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng của hệ sinh thái.

c) Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh, học của thành phố, đặc biệt là các cơ chế phối hợp, hợp tác trong quản lý, đa dạng sinh học; cơ chế chính sách về tài chính (các ưu đãi) để thúc đẩy phát triển hiệu quả các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố...

2. Giải pháp về khoa học công nghệ

a) Tiếp cận các công nghệ mới phục vụ cho công tác chuyên môn của Khu bảo tồn, đầu tư trang thiết bị để kiểm tra, giám sát; xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học, xây dựng mạng lưới giám sát đa dạng sinh học. Chú trọng kỹ năng quản lý các hệ sinh thái trên GIS phù hợp với chức năng bảo tồn của từng khu bảo tồn.

b) Điều tra cụ thể nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc trưng, các loài động, thực vật quý hiếm, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên... nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn, bảo vệ phù hợp. Điều tra thực trạng và ngăn chặn sự xâm hại của các sinh vật ngoại lai trên địa bàn thành phố. Xây dựng mạng lưới giám sát đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn (trạm, điểm, trang thiết bị và nguồn nhân lực) phù hợp với chức năng bảo tồn.

3. Giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng

a) Tổ chức đào tạo, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, giám sát đa dạng sinh học của thành phố và cán bộ có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học thông qua việc trao đổi, hợp tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Đồng thời, đào tạo tại chỗ, đào tạo thông qua hội thảo, diễn đàn, tập huấn các chương trình liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học.

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm hảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy nguồn tri thức tại địa phương, xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng, quản lý bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên đa dạng sinh học.

c) Xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông, các khóa đào tạo, tập huấn, diễn đàn, các lễ kỷ niệm... về đa dạng sinh học; phát hành các ấn phẩm truyền thông, chuyên ngành về đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố.

4. Giải pháp về hợp tác

a) Hợp tác trong nước: Tăng cường liên kết với các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xây dựng các hành lang bảo tồn đa dạng sinh học để đảm bảo sự thống nhất, cùng nhau phát triển, đặc biệt trong triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu thực hiện các dự án về đa dạng sinh học và an toàn sinh học nhằm bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của thành phố.

b) Hợp tác quốc tế: Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học để học tập, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật, tài chính; tăng cường hợp tác về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, thu hút vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng và biển, hảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

5. Giải pháp về kinh tế, nguồn vốn

a) Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, hỗ trợ nhân dân trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo vệ rừng.

b) Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi kinh tế của người dân trên địa bàn.

c) Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và tránh xâm hại đến đa dạng sinh học. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát triển sinh kế cho người dân trong và xung quanh khu bảo tồn; xây dựng kế hoạch dài hạn về đầu tư phát triển vùng đệm của các khu bảo tồn và thực hiện mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.

d) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, lồng ghép phát triển đô thị bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu với bảo vệ đa dạng sinh học.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện Đề án theo tiến độ, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết.

2. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và cơ quan, đơn vị có liên quan

- Quán triệt tổ chức thực hiện Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chủ động lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển ngành/địa phương; lập kế hoạch triển khai Đề án, đề xuất và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án về bảo tồn và phát huy giá trị đa dạng sinh học phù hợp với điều kiện của ngành, lĩnh vực, địa bản quản lý, trong đó có phân công trách nhiệm triển khai cụ thể của từng tổ chức, cá nhân; định kỳ tổ chức tự đánh giá, giám sát và phối hợp cùng đơn vị đầu mối của thành phố giám sát việc triển khai Đề án bảo tồn.

- Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, dự án trong Đề án theo chức năng quản lý và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ, dự án trong Đề án có liên quan tới đối tượng và địa bàn quản lý.

- Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai Đề án lồng ghép trong các báo cáo tình hình triển khai kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; nêu rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, kịp thời tham mưu đề xuất tới Ủy ban nhân dân thành phố những giải pháp để thực hiện các mục tiêu của Đề án.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể tù ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng các ban quản lý khu bảo tồn, Hạt kiểm lâm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, NN&PTNT;
- TT Thành ủy; TT HĐND thành phố;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Lưu: VT, ĐTĐT, STNMT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Miên

 


PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2045
(Kèm theo Quyết định số
: 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

TT

Hạng mục, dự án/Nhiệm vụ cụ thể

Thi gian thực hiện

Khái toán định mức kinh phí (tỷ đồng/ năm hoặc dự án)

Kinh phí khái toán (giai đoạn 2021 2030) (tỷ đồng)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp, thực hiện

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu:

- Cung cấp thông tin, hội thảo, truyền thông đến các cấp, ngành, đơn vị liên quan, cộng đồng dân cư về đa dạng sinh học và công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thành phố;

- Thiết lập, duy trì mạng lưới truyền thông đa dạng sinh học nhằm xã hội hóa công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thành phố;

- Tập huấn, nâng cao nhận thức đến các cấp, ngành, đơn vị liên quan và người dân về sinh vật ngoại lai, các biện pháp giám sát, kiểm soát và bao vây, tiêu diệt các loài ngoại lai xâm hại.

Hằng năm

1

10

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, các Sở, ngành, tổ chức hội đoàn thể liên quan, Ban quản lý Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Hạt kiểm lâm Liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu

2

Kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý về đa dạng sinh học, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan hiện trạng của thành phố:

- Lập kế hoạch quản lý hằng năm, triển khai quy hoạch phân khu chi tiết

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn ngân sách và nhân lực (đảm bảo hoạt động giám sát điều tra, và bảo tồn đa dạng sinh học...), tăng cường hợp tác để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thực hiện duy trì và phát huy giá trị đa dạng sinh học theo các tiêu chí quốc gia đối với Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo vệ cảnh quan.

Hằng năm

1

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ban quản lý Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Hạt kiểm lâm Liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu

3

Tổ chức rà soát, đánh giá, nghiên cứu đề cử nâng hạng hệ thống các khu bảo tồn, khu cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn thành phố

 

 

 

 

 

a

- Tổ chức điều tra hiện trạng về đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, khu cảnh quan của thành phố; nghiên cứu, rà soát, đánh giá và xây dựng lộ trình để đề cử phát triển, nâng cấp thành Vườn Quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển, Khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan,... phù hợp với các điều kiện của thành phố và quy định của trung ương.

- Phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra khảo sát bổ sung tại bán đảo Sơn Trà về tiềm năng thành lập khu bảo tồn biển (theo Quyết định số 541/QĐ-TTg ngày 20/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

2021 - 2030

3

12

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, các đơn vị tư vấn liên quan, Ban quản lý Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Hạt kiểm lâm Liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu

b

Tổ chức lập hồ sơ đề xuất nâng hạng hoặc thành lập mới các khu bảo tồn của thành phố theo các quy định, tiêu chí của quốc gia về Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển; thiết kế quy hoạch không gian, phân vùng bảo tồn và đánh giá các tác động liên quan; lập hồ sơ đăng ký nâng hạng theo các điều kiện phù hợp.

2030-2045

4

Bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, đặc thù

 

 

 

 

 

a

Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng tự nhiên quan trọng: Bảo vệ và phát triển vốn rừng, đa dạng sinh học rừng của thành phố; thực hiện xác định phạm vi, ranh giới, điều tra đa dạng sinh học về động - thực vật và các giá trị môi trường; nghiêm cấm các tác động bất lợi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy và những thiệt hại do cháy rừng; tích cực phục hồi, nâng cao chất lượng rừng; triển khai nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần hạn chế cháy rừng, chặt phá rừng.

Hằng năm

1

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Hạt kiểm lâm Liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, UBND các địa phương liên quan

b

Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên biển

 

 

 

 

 

Triển khai rà soát theo Quy định hành lang biển nhằm thiết lập hành lang gắn kết các khu cư trú và hành lang di cư tự nhiên cho các loài sinh vật để bảo tồn và phát triển các loài động thực vật và bảo vệ nguồn nước

Hằng năm

0,5

5

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các địa phương liên quan

Bảo vệ các hệ sinh thái, các loài sinh vật biển có giá trị; duy trì các bãi giống, bãi đẻ; thực hiện điều tra, đánh giá tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản; duy trì cải thiện sinh kế, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào khâu khai thác, quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn lợi thủy sản; có giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường từ các phương tiện khai thác, vận chuyển trên biển.

Hằng năm

1

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các địa phương liên quan

c

Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng, khu vực đt ngập nước:

- Bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước trên địa bàn thành phố; phát triển các giống, loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, đảm bảo cân bằng sinh thái, phục vụ mục đích du lịch nghiên cứu, giáo dục, bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Tổ chức đánh giá khả năng thiết lập Khu bảo vệ cảnh quan đất ngập nước Hồ Đồng Xanh - Đồng nghệ và Hồ Hòa Trung.

Hằng năm

0,5

5

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương liên quan

5

Bảo tồn nguồn gen, giống các loài bản địa có giá trị cao; kiểm soát các tác động xấu đối với nguồn lợi đa dạng sinh học và các loài cần ưu tiên bảo vệ

 

 

 

 

 

a

Tăng cường kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại: Thực hiện kiểm soát, cập nhật định kỳ các loài ngoại lai trên địa bàn đưa vào danh mục và có các biện pháp quản lý phù hợp theo 2 nhóm danh mục: loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.

Hằng năm

0,5

5

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương liên quan

b

Tổ chức bảo tồn các nguồn gen, giống các loài bản địa có giá trị cao

 

 

 

 

 

Tăng cường trồng rừng bằng các giống cây bản địa, giống cây rừng trồng có chất lượng; tổ chức bảo tồn các loài cây gỗ bản địa quý hiếm và có giá trị kinh tế

Hằng năm

1

10

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trung tâm Khoa học Kỹ thuật giống cây trong thành phố

Tổ chức bảo tồn nguồn gen các loài quý hiếm, loài dược liệu, loài có giá trị kinh tế cao

Hằng năm

1

10

Sở Khoa học và Công nghệ

Trung tâm công nghệ sinh học thành phố

Nghiên cứu, tổ chức thành lập Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

2026-2030

5

5

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hạt kiểm lâm Liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn

Thực hiện các chương trình, đề tài, dự án về kiểm kê, lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các nguồn gen bản địa, nguy cấp, quý hiếm, có giá trị; tăng cường quản lý an toàn sinh học đối với các loài sinh vật biến đổi gen.

Hằng năm

Theo nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm

 

Sở Khoa học và Công nghệ

 

c

Tăng cường kiểm soát, bảo tồn các loài hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc Danh mục ưu tiên bảo vệ

Hằng năm

Theo nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hằng năm

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các địa phương liên quan

6

Bảo vệ hệ sinh thái đô thị, nông thôn

 

 

 

 

 

a

Thực hiện theo Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh toàn đô thị đạt chuẩn theo phân loại đô thị.

Hằng năm

Theo nguồn đầu tư phát triển

 

S Xây dựng

Các Sở, ngành liên quan

b

Hình thành các vùng đệm cây xanh có quy mô đủ lớn để phân chia ranh giới khu công nghiệp và khu dân cư, khu đô thị mới và các khu vc xung quanh khác để tạo không gian đm bảo cuộc sống người dân và cảnh quan đô thị.

Hằng năm

Theo nguồn đầu tư phát triển

 

Sở Xây dựng

Các S, ngành liên quan

c

Cải tạo, nâng cấp hệ thống các hồ trong đô thị, công viên công cộng, phát triển dải cây xanh tại các khu dân cư, đường phố phù hợp, đa dạng, tạo cảnh quan đẹp và cải tạo môi trường sông.

Hằng năm

Theo nguồn đầu tư phát triển

 

Sở Xây dựng

Các Sở, ngành liên quan

d

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để duy trì, phục tráng và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản quý và sản xuất các sản phẩm đặc sắc, có thương hiệu của địa phương.

Hằng năm

Theo nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành liên quan

 

Tổng cộng

 

 

92

 

 

 

PHỤ LỤC II

CÁC BẢN ĐỒ RANH GIỚI PHẠM VI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
(Kèm theo Quyết định số: 3410/QĐ-UBND ngày 14/9/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)

Phụ lục II.1. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu các khu bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng.

Phụ lục II.2. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu dự trữ sinh quyển thành phố Đà Nẵng.

Phụ lục II.3. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa.

Phụ lục II.4. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Phụ lục II.5. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân.

Phụ lục II.6. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo vệ cảnh quan hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ.

Phụ lục II.7. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo vệ cảnh quan hồ Hòa Trung.


Phụ lục II.1. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu dự trữ sinh quyển thành phố Đà Nẵng

Phụ lục II.2. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu dự trữ sinh quyển thành phố Đà Nẵng

Phụ lục II.3. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa

Phụ lục II.4. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

Phụ lục II.5. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân

Phụ lục II.6. Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu, Khu bảo vệ cảnh quan hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ


Phụ lục II.7.
Bản đồ ranh giới phạm vi nghiên cứu Khu bảo vệ cảnh quan hồ Hòa Trung

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3410/QĐ-UBND ngày 14/09/2020 về phê duyệt Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.393

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.10.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!