Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/02/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 33/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Do đạc và bản đồ là hoạt động Điều tra cơ bản phải được đi trước một bước nhằm bảo đảm hạ tầng thông tin địa lý cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong nước, đáp ứng nhu cầu tham gia hợp tác để giải quyết các bài toán toàn cầu và khu vực về nghiên cứu khoa học trái đất, về giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

2. Lấy việc đầu tư cho khoa học và công nghệ trong ngành Đo đạc và Bản đồ làm giải pháp chủ yếu để phát triển. Việc phát triển khoa học và công nghệ đo đạc và bản đồ ở nước ta phải phù hợp với Điều kiện trong nước đồng thời tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới; chủ động đáp ứng nhu cầu cần thiết về phát triển và ứng dụng các công nghệ thu nhận, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý và hệ thống thông tin địa lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và giá thành hạ.

3. Hệ thống thông tin đo đạc và bản đồ phải bảo đảm chuẩn quốc gia thống nhất, phù hợp chuẩn quốc tế, đủ phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước về lãnh thổ, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, giám sát khai thác tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát tình trạng môi trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của cộng đồng phục vụ quản lý sản xuất, dịch vụ, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao dân trí.

4. Phát huy nội lực, nhất là năng lực trí tuệ của người Việt Nam để phát triển và ứng dụng công nghệ đo đạc và bản đồ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm về xử lý thông tin địa lý, đi đôi với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ.

5. Từng bước xã hội hóa dịch vụ đo đạc và bản đồ, thương mại hóa thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trở thành một ngành Điều tra cơ bản có trình độ khoa học công nghệ hiện đại đạt mức tiên tiến của khu vực và tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới;

- Bảo đảm việc xây dựng và cung cấp hạ tầng thông tin địa lý đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm phục vụ các yêu cầu của quản lý nhà nước về lãnh thổ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hoạt động kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; nghiên cứu khoa học về trái đất; nhận thức đúng hiện trạng và quy hoạch phát triển bền vững kinh tế - xã hội; phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường; đáp ứng thông tin cho nhu cầu sử dụng của cộng đồng trong hoạt động kinh tế, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, sinh hoạt và nâng cao dân trí;

- Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ có năng lực, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành;

- Sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý Điều chỉnh tổ chức và hoạt động của ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, đảm bảo giá trị pháp lý của các loại bản đồ và số liệu đo đạc trong bản đồ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2010

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc và bản đồ;

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ từ trung ương đến địa phương;

- Tiếp tục nâng cấp công nghệ định vị vệ tinh toàn cần (GPS) phục vụ các mục tiêu định vị và dẫn đường, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ viễn thám (RS) phục vụ thu nhận nhanh và chính xác các thông tin địa lý, áp dụng đồng bộ công nghệ hệ thống thông tin địa lý phục vụ tổ chức tốt hạ tầng thông tin địa lý quốc gia;

- Hoàn thành giai đoạn một Dự án "Xây dựng Hệ quy chiếu - Hệ toạ độ phục vụ quốc phòng, an ninh";

- Hiện chỉnh thường xuyên hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm cả nước, xây dựng hệ thông tin địa lý với nền 1/50.000 của cả nước; bắt đầu thực hiện việc thành lập hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm cả nước và 1/2.000, 1/5.000 phủ kín khu vực đô thị, khu vực kinh tế trọng điểm phục vụ quy hoạch chi tiết; hoàn chỉnh bản đồ địa chính chính quy kết hợp với lập hồ sơ địa chính cho khoảng 20 đơn vị hành chính cấp tỉnh; thiết lập mô hình số độ cao cả nước; biên tập các loại bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ và các loại bản đồ chuyên ngành, chuyên đề, chuyên dụng khác;

- Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ quốc phòng và nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành, địa phương.

b) Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

- Xây dựng Hệ quy chiếu; lưới điểm tọa độ quốc gia; lưới điểm độ cao quốc gia hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;

- Hoàn chỉnh hệ thống thu nhận thông tin bề mặt đất bằng chụp ảnh từ vệ tinh, máy bay bằng quang học, sóng radar, sóng laser;

- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý quốc gia bao gồm ảnh mặt đất chụp từ vệ tinh, máy bay; bản đồ địa hình phủ trùm cả nước và các khu vực kinh tế phát triển; bản đồ địa hình đáy biển phủ trùm toàn vùng biển và các khu vực có hoạt động kinh tế biển; hệ thống bản đồ địa chính chính quy gắn với hồ sơ địa chính trên phạm vi cả nước; bản đồ chuyên đề, chuyên ngành, chuyên dụng; mô hình số độ cao; bảo đảm hệ thống được cập nhật thường xuyên.

c) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020

- Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ kết hợp giữa công nghệ GPS với công nghệ viễn thám thu nhận ảnh vệ tinh (RS) và công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) (gọi là công nghệ 3S) để áp dụng theo một quy trình công nghệ phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, theo chuẩn quốc tế;

- Hoàn chỉnh toàn bộ hạ tầng thông tin đo đạc và bản đồ bao gồm hệ thống lưới điểm tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia trong một Hệ quy chiếu quốc gia thống nhất, được kết nối theo trạng thái động với hệ quy chiếu quốc tế; hệ thống thu nhận thông tin ảnh viễn thám chụp mặt đất từ vệ tinh và máy bay với các thiết bị chụp phù hợp với yêu cầu thông tin bề mặt đất cần có; hệ thống thông tin địa lý được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu địa lý động trong hệ thống thông tin địa lý bao gồm nhiều lớp thông tin dùng chung; bản đồ chuyên đề, chuyên ngành, chuyên dụng.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA TỪNG GIAI ĐOẠN

A. TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

1. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ

a) Tổng kết việc thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ, xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Đo đạc và bản đồ;

b) Ban hành các tiêu chuẩn ngành về hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống điểm gốc tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia; hệ thống lưới điểm tọa độ, độ cao, trọng lực cơ sở quốc gia; hệ thống đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính theo tọa độ chuẩn; hệ thống địa danh hành chính, địa danh quốc tế, địa danh các đối tượng địa lý; hệ thống chuẩn dữ liệu địa lý ở các dạng sử dụng khác nhau;

c) Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản hướng dẫn quy trình công nghệ trong sản xuất; các quy phạm kỹ thuật đối với từng loại quy trình công nghệ; các quy chuẩn kỹ thuật đối với từng loại công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ; các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại công trình, sản phẩm.

2. Ứng dụng và phát triển công nghệ

a) Mở rộng các phương pháp định vị GPS động theo thời gian thực để đổi mới kết cấu lưới điểm tọa độ quốc gia theo hướng giảm tối thiểu các điểm cần chôn mốc trên thực địa, lưới điểm tọa độ quốc gia vừa là gốc tọa độ cho từng địa phương, vừa là khung tọa độ để nắn ảnh vệ tinh về tọa độ địa phương, vừa là lưới quan trắc dịch động vỏ trái đất nhằm dự báo các tai biến địa chất bằng phương pháp đo đạc, phát triển việc ứng dụng công nghệ GPS vào các mục đích khác;

b) Đổi mới phương pháp công nghệ độ cao theo hướng tạo mô hình số có độ chính xác cao để ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh vào đo độ cao; thiết kế lại và hoàn chỉnh lưới độ cao quốc gia và lưới trọng lực quốc gia theo hướng giảm tối thiểu việc xây dựng lưới độ cao cơ sở bằng phương pháp độ cao hình học và tổ chức lưới điểm trọng lực ở mật độ phù hợp, tận dụng mọi phương pháp đo độ cao để xây dựng chính xác mô hình số độ cao mặt đất; hệ thống điểm trọng lực được bố trí đủ để phục vụ việc hiệu chỉnh lưới độ cao, nghiên cứu trường trọng lực trái đất và thăm dò, khảo sát địa vật lý;

c) Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ viễn thám bay chụp ảnh mặt đất từ vệ tinh, máy bay với các thể loại sóng chụp khác nhau, bao gồm:

- Vận hành trạm thu và trạm xử lý ảnh vệ tinh quốc gia theo dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp tại Hà Nội để thu ảnh quang học toàn sắc, ảnh phổ, ảnh radar của vệ tinh Spot, đưa vào sử dụng cho mục đích đo đạc và bản đồ và các mục đích khác;

- Đổi mới công nghệ bay chụp ảnh mặt đất từ máy bay theo công nghệ số để tăng chi tiết của thông tin, tăng thể loại thông tin, tăng độ chính xác của thông tin và giảm giá thành sản phẩm;

- Trang bị công nghệ Lidar quét địa hình mặt đất bằng laser phục vụ đo chính xác độ cao địa hình, tạo khả năng mới trong Điều tra khảo sát rừng, lập bản đồ 3 chiều (3D) cho các đô thị, các khu vực phát triển kinh tế.

d) Hoàn chỉnh công nghệ sử dụng mạng thông tin điện tử phục vụ quản lý đất đai, cung cấp thông tin địa lý cho nhu cầu sử dụng của cộng đồng;

đ) Hoàn chỉnh công nghệ đo đạc biển bằng máy độ sâu hồi âm đa tia, đo sâu quét sườn và công nghệ bản đồ biển điện tử.

3. Các loại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ triển khai

Trong giai đoạn này cần hoàn thành hoặc bắt đầu thực hiện các loại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ, bao gồm:

a) Trên cơ sở Hệ quy chiếu tọa độ quốc gia VN-2000 đã có kết nối chính xác với Hệ quy chiếu quốc tế WGS-84, tiếp tục nâng cấp theo quan điểm động để có Hệ quy chiếu quốc gia mới có kết nối chính xác với Hệ quy chiếu động quốc tế ITRF; hoàn thành giai đoạn I Hệ quy chiếu - Hệ tọa độ phục vụ quốc phòng, an ninh;

b) Xây dựng lưới điểm tọa độ quốc gia mới với số điểm tối thiểu cần chôn mốc trên thực địa. Các lưới cấp thấp hơn được xây dựng tạm thời bằng công nghệ GPS đủ để thi công công trình và không cần chôn mốc để bảo vệ lâu dài;

c) Hoàn chỉnh lưới điểm cơ sở của công nghệ định vị GPS sai phân (DGPS) và chuẩn bị kết nối hệ thống; mở rộng phạm vi phục vụ của công nghệ DGPS cho mục tiêu đo đạc và bản đồ, mục tiêu định vị, dẫn đường cho giao thông, vận tải và các mục tiêu khác; kết nối các điểm này với hệ thống điểm tọa độ quốc tế IGS;

d) Hoàn chỉnh lưới độ cao quốc gia và lưới trọng lực quốc gia trên nguyên tắc giảm tối thiểu các điểm cố định cần chôn mốc để bảo vệ lâu dài; đưa số liệu trọng lực vệ tinh, hàng không vào tính toán để làm giảm công việc đo đạc trọng lực mặt đất; tăng thêm khả năng ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh vào đo độ cao;

đ) Hệ thống bản đồ địa hình được triển khai theo hướng:

- Hiện chỉnh thường xuyên hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 phủ trùm cả nước, xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia với nền 1/50.000 của cả nước để đưa vào sử dụng cho mục đích quản lý nhà nước ở cấp vĩ mô, quản lý hoạt động của các ngành trên phạm vi cả nước; quy hoạch tổng thể phát triển bền vững nền kinh tế và bảo vệ môi trường; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

- Bắt đầu triển khai việc thành lập hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm cả nước và tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 phủ kín khu vực đô thị, khu vực kinh tế trọng điểm phục vụ quy hoạch chi tiết; mở rộng hệ thống thông tin địa lý quốc gia với tỷ lệ nền phủ trùm 1/10.000 với việc thiết lập mô hình số độ cao chính xác cỡ 1 mét, mô hình số mặt đẳng thế "0" (Geoid) chính xác cỡ 2,5 centimét; hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 phủ trùm cả nước phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Bảo đảm kịp thời tư liệu đo đạc và bản đồ phục vụ công tác quản lý biên giới quốc gia và địa giới hành chính các cấp; thiết lập phân hệ thông tin địa lý phục vụ công tác biên giới và phân hệ thông tin địa lý phục vụ quản lý địa giới hành chính;

- Hoàn thành dự án "Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ quốc phòng và nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành, địa phương" (theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể về Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020");

- Xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia bao gồm ảnh mặt đất chụp từ vệ tinh, máy bay; bản đồ địa hình phủ trùm cả nước và các khu vực kinh tế phát triển; bản đồ địa hình đáy biển phủ trùm toàn vùng biển và các khu vực có hoạt động kinh tế biển; mô hình số độ cao;

- Bước đầu tổ chức việc cung cấp hạ tầng thông tin địa lý dạng ảnh chụp mặt đất, bản đồ địa hình, bản đồ nền theo mạng thông tin điện tử.

e) Hoàn chỉnh bản đồ địa chính chính quy kết hợp với việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 20 đơn vị hành chính cấp tỉnh (theo dự án ODA của Ngân hàng Thế giới kết hợp với ngân sách địa phương); xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin đất đai tại các tỉnh này phục vụ quản lý đất đai.

4. Đổi mới hệ thống triển khai hoạt động về đo đạc và bản đồ

Hoàn thành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thực hiện dịch vụ, sản xuất thông tin về đo đạc và bản đồ, phát triển các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thực hiện dịch vụ đo đạc và bản đồ.

B. TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

1. Ứng dụng và phát triển công nghệ

a) Hoàn chỉnh hệ thống thu nhận thông tin bề mặt đất bằng chụp ảnh từ vệ tinh, máy bay bằng quang học, sóng radar, sóng laser gồm những nội dung sau:

- Nâng cấp và mở rộng khả năng của trạm thu và trạm xử lý ảnh vệ tinh quốc gia với những thể loại ảnh chụp theo công nghệ mới hơn.

- Trang bị công nghệ quyét laser từ máy bay đối với khu vực dải ven bờ để thu nhận được thông tin về độ sâu đáy nước (công nghệ laser chuyên dùng cho dải ven bờ) nhằm mục đích xây dựng phân hệ thông tin địa lý dải ven bờ phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ (Integrated Management of Coastel Zone).

b) Tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ đo đạc lập bản đồ địa hình đáy biển và bản đồ chuyên đề, chuyên ngành, chuyên dụng bảo đảm quản lý, phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh trên biển;

c) Nghiên cứu để bước đầu sản xuất trong nước một số thiết bị đo đạc và bản đồ.

2. Các loại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đưa vào triển khai

a) Hoàn thành Hệ quy chiếu quốc gia theo quan điểm động để kết nối với Hệ quy chiếu quốc tế ITRF, Hệ quy chiếu - Hệ tọa độ phục vụ quốc phòng - an ninh; hoàn chỉnh hệ thống lưới điểm tọa độ quốc gia, lưới điểm độ cao quốc gia, lưới điểm trọng lực quốc gia được đo cập nhật theo thiết kế, bảo đảm tính hiện đại và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; hoàn chỉnh việc vận hành hệ thống các điểm cơ sở DGPS để đưa vào sử dụng trên phạm vi cả nước cho đất liền và vùng biển;

b) Hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý quốc gia gồm ảnh mặt đất chụp từ vệ tinh và máy bay; hệ thống bản đồ địa hình các loại tỷ lệ phủ trùm cả nước ở tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.000 và phủ kín các khu vực kinh tế phát triển ở tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000; bản đồ địa hình đáy biển phủ trùm toàn vùng biển ở tỷ lệ 1/200.000 và phủ kín các khu vực có hoạt động kinh tế biển ở tỷ lệ từ 1/10.000 đến tỷ lệ 1/1.000.000; mô hình số độ cao chính xác và mô hình số mặt đẳng thế "0" (Geoid) chính xác; bản đồ các loại tỷ lệ phục vụ quản lý đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính các cấp; hệ thống địa danh hành chính và địa danh các đối tượng địa lý, bản đồ chuyên đề, chuyên ngành, chuyên dụng phục vụ quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Bảo đảm hệ thống được cập nhật thường xuyên và cung cấp các thể loại thông tin địa lý với nhiều dạng khác nhau trên mạng thông tin điện tử;

c) Hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính chính quy ở tỷ lệ từ 1/200 đến 1/10.000 tùy theo loại đất gắn với việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kết nối trên phạm vi cả nước thành mạng thông tin đất đai phục vụ quản lý, đăng ký giao dịch, cung cấp thông tin đất đai cho nhu cầu của cộng đồng;

d) Đa dạng hóa các dạng thông tin địa lý kết xuất bản đồ trên giấy dưới dạng tờ bản đồ, tập bản đồ, atlas tổng hợp hoặc chuyên đề phục vụ các nhu cầu sử dụng khác nhau cho mục tiêu giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và nâng cao dân trí.

3. Đổi mới hệ thống triển khai hoạt động về đo đạc và bản đồ

Xã hội hóa cơ bản hoạt động dịch vụ, sản xuất thông tin đo đạc và bản đồ.

C. NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

1. Ứng dụng và phát triển công nghệ

Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ 3S kết hợp công nghệ GPS, công nghệ viễn thám thu nhận ảnh RS (cho cả mặt đất và đáy biển), công nghệ GIS để tích hợp thành một hệ thống công nghệ thống nhất, áp dụng phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam để sản xuất thông tin đo đạc và bản đồ, áp dụng vào các khu vực sử dụng thông tin đo đạc và bản đồ cho mục đích chuyên dùng.

2. Các loại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ đưa vào triển khai

a) Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống hạ tầng thông tin đo đạc và bản đồ bao gồm Hệ quy chiếu quốc gia; Hệ quy chiếu - Hệ tọa độ phục vụ quốc phòng, an ninh; hệ thống lưới điểm tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia được kết nối theo trạng thái động với Hệ quy chiếu quốc tế; hệ thống thu nhận thông tin ảnh viễn thám chụp mặt đất từ vệ tinh và máy bay với các thiết bị chụp phù hợp với yêu cầu thông tin bề mặt đất cần thu nhận; hệ thống thông tin địa lý được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu địa lý với các loại bản đồ địa hình có đầy đủ 7 lớp thông tin: lớp biên giới quốc gia và địa giới hành chính, lớp độ cao và độ sâu, lớp hệ thống thủy văn, lớp đường giao thông, lớp phủ thực vật, lớp sử dụng đất, lớp dân cư ở nhiều tỷ lệ khác nhau;

b) Đưa hệ thống hạ tầng thông tin đo đạc và bản đồ lên mạng thông tin điện tử để phục vụ trực tiếp quản lý nhà nước; phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; nghiên cứu khoa học về trái đất, nhận thức hiện trạng và quy hoạch phát triển; phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường; đáp ứng thông tin cho nhu cầu sử dụng của cộng đồng, nâng cao dân trí và hợp tác quốc tế để giải quyết các bài toán khu vực và toàn cầu.

3. Đổi mới hệ thống triển khai hoạt động về đo đạc và bản đồ

Xã hội hóa hoàn toàn hoạt động dịch vụ, sản xuất thông tin đo đạc và bản đồ.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

A. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách hoạt động của ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

a) Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam; làm rõ và kết hợp nhiệm vụ thực hiện các loại sản phẩm về đo đạc và bản đồ; bảo đảm không chồng chéo về đầu tư; khuyến khích sử dụng thông tin đo đạc và bản đồ vào quản lý, quy hoạch phát triển và trợ giúp quyết định; tạo Điều kiện để xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ;

b) Củng cố, kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong từng giai đoạn cụ thể;

c) Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương và địa phương theo hướng chuyển sang doanh nghiệp; cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm;

d) Xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ, khuyến khích các hoạt động đo đạc và bản đồ do các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu thực hiện công trình, sản phẩm.

2. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư đo đạc và bản đổ

a) Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước Trung ương cho công nghệ, sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ chuyên ngành; từ ngân sách nhà nước địa phương cho công nghệ, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên dùng vào mục đích quản lý của địa phương;

b) Sử dụng nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho công nghệ, sản phẩm đo đạc và bản đồ chuyên đề như đo đạc và bản đồ công trình; đo đạc và bản đồ phục vụ quản lý sản xuất, dịch vụ về kinh tế; thông tin đo đạc và bản đồ phục vụ nhu cầu của cộng đồng.

3. Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật về đo đạc và bản đồ

a) Nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học về đo đạc và bản đồ theo hướng đa dạng hóa loại hình đào tạo gắn với đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ mới; tăng số lượng cán bộ đào tạo tại các nước có trình độ khoa học công nghệ đo đạc và bản đồ phát triển cao;

b) Đổi mới nội dung đào tạo về sử dụng và khai thác thông tin đo đạc và bản đồ trong những ngành đào tạo có liên quan như nông nghiệp, xây dựng, giao thông v.v..., trong đó trọng tâm là sử dụng công nghệ thông tin trong đo đạc và bản đồ;

c) Phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao thông qua hoạt động hợp tác quốc tế để góp phần giải quyết những bài toán toàn cầu và khu vực.

4. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ đo đạc và bản đồ với lộ trình thích hợp, ưu tiên các chương trình, đề tài thiết thực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên và môi trường;

b) Lựa chọn, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với Điều kiện trong nước, tăng tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động đo đạc và bản đồ;

c) Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ khoa học công nghệ về đo đạc và bản đồ có trình độ cao, có đóng góp tích cực vào hoạt động đo đạc và bản đồ;

d) Nhà nước đặt yêu cầu hàm lượng công nghệ cao trong các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

5. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

a) Tăng cường hợp tác về đo đạc và bản đồ với các nước phát triển có trình độ công nghệ cao thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế về khoa học trái đất, thông qua các chương trình chung giải quyết các bài toán khu vực và toàn cầu;

b) Đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng về đo đạc và bản đồ để có thông tin chung của toàn khu vực;

c) Thiết lập mối quan hệ hợp tác về dịch vụ đo đạc và bản đồ với các nước Đông Nam á, các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước khác;

d) Chủ động tham gia các hoạt động về đo đạc và bản đồ trong các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ trên thế giới.

B. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Các đề án, dự án về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

a) Dự án "Xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ"

- Đơn vị thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: tổng kết việc thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP và xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ;

- Thời gian thực hiện: năm 2008 - 2009.

b) Dự án "Xây dựng hệ thống chuẩn thông tin địa lý quốc gia"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng hệ thống chuẩn thông tin địa lý quốc gia nhằm thống nhất việc sử dụng chuẩn dữ liệu, phù hợp với chuẩn quốc tế;

- Thời gian thực hiện: đã bắt đầu triển khai từ năm 2006, kết thúc vào năm 2008.

c) Đề án "Xây dựng hệ thống địa danh Việt Nam và Quốc tế phục vụ công tác lập bản đồ"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng hệ thống địa danh chuẩn đối với các đối tượng địa lý của Việt Nam và các nước nhằm thống nhất việc sử dụng trên các loại bản đồ;

- Thời gian thực hiện: đã bắt đầu triển khai từ năm 2005, kết thúc vào năm 2009.

2. Đề án "Củng cố và hoàn thiện tổ chức ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: Củng cố, kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ từ Trung ương đến địa phương, hệ thống đơn vị sự nghiệp và hệ thống xã hội hóa dịch vụ đo đạc và bản đồ;

- Thời gian thực hiện: năm 2009

3. Các đề án, dự án thuộc lĩnh vực xây dựng Hệ quy chiếu, Hệ thống điểm tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia

a) Dự án "Hoàn chỉnh hệ quy chiếu quốc gia"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên Và Một trường;

- Nội dung chủ yếu: nâng cấp Hệ quy chiếu quốc gia VN-2000 theo quan điểm tĩnh phù hợp với Hệ quy chiếu quốc tế cũ WGS-84 thành Hệ quy chiếu quốc gia mới theo quan điểm động phù hợp với Hệ quy chiếu quốc tế mới ITRF;

- Thời gian thực hiện: năm 2011.

b) Dự án "Xây dựng mạng lưới GPS cố định trên lãnh thổ Việt Nam"

Dự án thuộc "Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 179/2004/ QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2004.

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng mạng lưới GPS cố định bao gồm hoàn chỉnh hệ thống 4 trạm GPS cố định đã được xây dựng tại Điện Biên, Hải Phòng, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu; trang bị trạm Điều hành Trung tâm tại Hà Nội, xây dựng mới một số trạm GPS cố định trên quan điểm động, vừa đóng vai trò lưới tọa độ cơ sở, vừa đóng vai trò lưới quan trắc dịch chuyển vỏ trái đất phục vụ dự báo tai biến địa chất; kết nối mạng giữa các trạm và cung cấp dịch vụ định vị theo công nghệ DGPS cho các hoạt động đo đạc và bản đồ, định vị và dẫn đường cho giao thông, vận tải trên đất liền, trên không và trên biển và phục vụ nghiên cứu, phát hiện kiến tạo hiện đại, chuyển dịch của vỏ trái đất, thống nhất cơ sở toán học cho dữ liệu địa lý;

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2009.

c) Dự án "Xây dựng Hệ quy chiếu - Hệ toạ độ phục vụ quốc phòng, an ninh" (theo Quyết định số 47/CP-KG ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)

- Đơn vị thực hiện: Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng Hệ quy chiếu - Hệ toạ độ riêng đảm bảo bí mật phục vụ các mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thời gian thực hiện: từ năm 2007.

d) Dự án "Hoàn chỉnh lưới điểm độ cao quốc gia"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng điểm gốc độ cao cho khu vực Trung Bộ tại Đà Nẵng và cho khu vực Nam Bộ tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Tiên, hoàn chỉnh lưới điểm độ cao cơ sở quốc gia;

- Thời gian thực hiện: đã triển khai thực hiện từ năm 2004, kết thúc vào năm 2008.

đ) Dự án "Hoàn chỉnh lưới trọng lực quốc gia"

- Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng hệ thống lưới cơ sở trọng lực quốc gia các cấp hạng, đo đạc các điểm trọng lực chi tiết, tính toán hiệu chỉnh cho lưới độ cao, xây dựng cơ sở dữ liệu trọng lực quốc gia;

- Thời gian thực hiện: đã triển khai thực hiện từ năm 2005, kết thúc vào năm 2009.

4. Các đề án, dự án thuộc lĩnh vực thu nhận và xây dựng dữ liệu đo đạc và bản đồ

a) Dự án "Xây dựng trạm thu nhận và trạm xử lý ảnh vệ tinh"

- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Viễn thám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: xây dựng trạm thu nhận ảnh vệ tinh Spot (Pháp), vệ tinh Modis (Mỹ) và vệ tinh EnviSat (EU), trạm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ cho việc cung cấp ảnh mặt đất chụp bằng quang học, radar với độ phân giải tốt nhất là 2,5 mét cho các mục đích khác nhau, trong đó có mục đích đo đạc và bản đồ;

- Thời gian thực hiện: đã triển khai thực hiện từ năm 2005 theo nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, kết thúc vào năm 2009.

b) Dự án "Thành lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: trang bị công nghệ Lidar quét địa hình mặt đất bằng laser phục vụ đo độ cao mặt đất có độ chính xác cao; liên kết các bản đồ địa hình, bản đồ địa chính cơ sở ở tỷ lệ 1/10.000 mới thành lập và chụp ảnh, đo vẽ thêm phần chưa có bản đồ để thành lập hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm cả nước; xây dựng mô hình số độ cao có độ chính xác cao (gồm cả mô hình số mặt đẳng thế "0" Geoid); xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ở tỷ lệ nền 1/10.000;

- Thời gian thực hiện: đã trình Thủ tướng Chính phủ, dự kiến bắt đầu triển khai vào năm 2008.

c) Dự án "Thành lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5 .000 các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: đổi mới công nghệ chụp ảnh mặt đất từ máy bay bằng buồng chụp ảnh số với khả năng chụp bằng ánh sáng toàn sắc, các phổ nhìn thấy, phổ hồng ngoại; liên kết các bản đồ địa hình ở tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000 mới thành lập và chụp ảnh, đo vẽ thêm phần chưa có bản đồ để thành lập hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000 phủ kín các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ở tỷ lệ nền 1/2.000 và 1/5.000 vùng đô thị;

- Thời gian thực hiện: đã trình Thủ tướng Chính phủ, dự kiến bắt đầu triển khai vào năm 2008.

d) Dự án "Hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam"

- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Nội dung chủ yếu: đo vẽ bản đồ địa chính chính quy, lập hồ sơ địa chính hiện đại, thành lập hệ thống thông tin đất đai của cả nước;

- Thời gian thực hiện: dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đần tư theo nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới, dự kiến bắt đầu triển khai vào năm 2008.

đ) Dự án "Thành lập và hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 phủ trùm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh"

- Đơn vị thực hiện: Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng;

- Nội dung chủ yếu: hoàn chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đã có; thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 ở các khu vực chưa có thành hệ thống phủ trùm cả nước phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Thời gian thực hiện: 2009 - 2011.

e) Dự án "Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ quốc phòng và nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành, địa phương"

Dự án thuộc "Đề án tổng thể Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006.

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư lệnh Hải quân;

- Nội dung chủ yếu: thành lập bản đồ biển các loại tỷ lệ trên toàn vùng biển Việt Nam;

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2011, là dự án thuộc Đề án tổng thể Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006.

g) Dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ phục vụ quản lý sử dụng đất quốc phòng"

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng và thực hiện tại Công văn số 486/TTg-NN ngày 19 tháng 4 năm 2007.

- Đơn vị thực hiện: Cục Bản đồ Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng;

- Nội dung chủ yếu: thành lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính các khu vực đất quốc phòng, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ và hệ thống quản lý, sử dựng cơ sở dữ liệu đất quốc phòng;

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2011 .

5. Các đề án, dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin địa lý quốc gia

a) Dự án "'Công bố hệ thống bản đồ Việt Nam trên mạng Internet"

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Nội dung chủ yếu: hoàn chỉnh hệ thống bản đồ trên đất liền và trên biển để công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam;

- Thời gian thực hiện: 2007 - 2009. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện.

b) Dự án "Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ"

Dự án thuộc nội dung "Xây dựng hệ thống thông tin địa lý quốc gia" trong "Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định sô 179/2004/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2004.

- Đơn vị thực hiện: Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi rường;

- Nội dung chủ yếu: thu thập toàn bộ thông tin về Hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống điểm tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, hệ thống ảnh chụp mặt đất từ vệ tinh, máy bay bằng các loại thiết bị chụp khác nhau, hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý các tỷ lệ phủ trùm cả nước, hệ thống cơ sở dữ liệu địa lý tỷ lệ 1/2.000 và 1/5.000 phủ kín vùng đô thị, hệ thống bản đồ phục vụ công tác biên giới và quản lý địa giới hành chính các cấp, mô hình số độ cao mặt đẳng thế '0" Geoid, mô hình số độ cao mặt đất; xây dựng mạng thông tin điện tử để truyền dữ liệu; trang bị các phần mềm kết xuất thông tin theo nhu cầu người sử dụng; xây dựng và công khai hóa cơ sở dữ liệu bản đồ về Điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, phân bố dân cư trên mạng Internet phục vụ việc tra cứu, tìm hiểu của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2011.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược; hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này.

- Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu tư, trên cơ sở đó xây dựng các chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Điều chỉnh mục tiêu nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

3. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược và các nội dung, mục tiêu, giải pháp của Chiến lược liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 33/2008/QD-TTg

Hanoi, February 27, 2008

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON DEVELOPMENT OF VIETNAMS SURVEY AND MAPPING BRANCH UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Governments Decree No. 12/ 2002/ND-CP of January 22, 2002, on survey and mapping activities;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1. To approve the strategy on development of Vietnams survey and mapping branch up to 2020 with the following principal contents:

I. VIEWPOINTS

1. Survey and mapping mean basic survey activities which must be conducted one step ahead in order to ensure geographical information infrastructure for socio-economic development, management of natural resources and the environment at home, and cooperation in solving global and regional problems arising from the earth science and the supervision of natural resources and the environment in the process of Vietnams international economic integration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The survey and mapping information system must be up to uniform national standards and conform to international standards, capable of serving the state management of territory, socio-economic activities, planning on sustainable socio-economic development, maintenance of defense and security, natural disaster prevention and combat, supervision of the exploitation of natural resources, control of the environmental status, meeting the communitys needs for information in service of management of production, service, education, training, scientific research and raising of the peoples intellectual standards.

4. To bring into play internal strengths, especially the intellectual capacity of Vietnamese people, in order to develop and apply survey and mapping technologies, especially in software technology for processing geographical information, in parallel with enhancing and expanding international cooperation in survey and mapping.

5. To step by step socialize survey and mapping services, and commercialize survey and mapping information and documents.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

- To develop Vietnams survey and mapping into a basic survey branch attaining a modem scientific and technological level equal to the regions advanced level and approaching the worlds advanced level:

- To ensure the building and supply of adequate and accurate geographical information infrastructure to serve requirements of the state management of territory, land, natural resources, the environment and socio-economic activities: to maintain defense and security; to conduct scientific research into the Earth; to correctly perceive the actual situation and elaborate a planning on sustainable socio-economic development; to prevent and control natural disasters and protect the environment; to supply information to meet the communitys needs for information in economic, educational, training, research and daily-life activities and raise the peoples intellectual standards.

- To build a system of state management agencies in charge of survey and mapping which are capable and effectively operate to meet the whole branchs development requirements:

- To perfect soon legal provisions on the organization and operation of Vietnams survey and mapping branch, ensuring the legal validity of maps of all kinds and survey figures on maps.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ From now to 2010

- To complete the system of legal documents on survey and mapping; the system of standards, technical regulations and socio-economic norms on survey and mapping;

- To perfect the organization of the state management apparatus in charge of survey and mapping from the central to grassroots level;

- To further upgrade global positioning system (GPS) technology for the puiposes of positioning and navigation, step up the application of remote sensing (RS) technology for the purpose of quick and accurate receipt of geographical information, and apply in a synchronous manner geographical information system technology for the puipose of well organizing the national geographical information infrastructure;

- To complete the first phase of the project on building a reference system - coordinate system in service of defense and security;

- To regularly revise the system of topographic maps of a scale of 1/50,000 covering the whole country, build a geographical information system on a basic scale of 1/50,000: to start the development of a system of topographic maps of a scale of 1/10,000 covering the whole country and of scales of 1/2,000 and 1/5,000 covering all urban centers and key economic zones to serve the elaboration of detailed plans: to complete formal topographic maps and cadastral dossiers for around 20 provincial-level administrative units: to set a digital height model of the whole country; to compile and edit various types of topographic maps of small scales and other types of specialized, topical and special-use maps;

- To set up a system of maps of the sea. river estuaries and seaports in service of defense and sea management tasks of ministries, branches and localities.

b/ During 2011-2015

- To build a reference system: a national coordinate grid and a modem national height grid up to international standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To complete a national geographical information system consisting of ground photos taken from satellites and aircraft: topographic maps covering the whole country and developed economic regions; topographic maps of seafloor covering all sea areas and regions where activities of marine economy are carried out: a system of formal topographic maps attached with cadastral dossiers in the whole country: topical, specialized and special-use maps; and digital height models; and ensure that this system is regularly updated.

c/ During 2016-2020

- To complete a technological system that combines GPS technology with RS technology for receiving satellite images and geographical information system (GIS) technology (3S technology) for application under a technological process suitable to Vietnams conditions and up to international standards:

- To complete the whole survey and mapping information infrastructure consisting of a system of coordinate, height and gravity grids in a uniform national reference system, connected in a dvnamic state with the international reference system: a system for receipt of remote sensing photos of the ground taken from satellites and aircraft with devices suitable to ground surface information requirements. The geographical information system must be organized in the form of dynamic geographical databases within the system, consisting of numerous information layers for common use; topical, specialized and special-use maps.

III. SPECIFIC TASKS IN EACH PERIOD

A. FROM NOW TO 2010

1. Completing the system of legal documents on survey and mapping

a/ To review the implementation of the Governments Decree No. 12/2002/ND-CP on survey and mapping activities, and draft and submit to the Government for submission to the National Assembly for promulgation a Law on Survey and Mapping;

b/ To promulgate branch standards on the national reference system, the national system of original coordinate, height and gravity points; the national system of basic coordinate, height and gravity grids; the system of national borderline and administrative boundaries according to standard coordinates: the system of administrative and international geographical names, and names of geographical objects; the standard system of geographical data in different use forms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Applying and developing technologies

a/ To diversify methods of dv namic GPS-based positioning by real time so as to renew the structure of the national coordinate grid in the direction of minimizing the number of points where marker posts need to be put up in the field, using the national coordinate grid as both original coordinates for each locality and a coordinate frame for adapting satellite photos to local coordinates and a grid for observation of the Earths crust movements in order to forecast geological cataclysms by survey methods, and develop the application of GPS technology for other puiposes;

b/ To renew technological methods of height measurement towards creating high-resolution digital models for application of satellite positioning technology to height measurement: to redesign and complete the national height grid and national gravity grid along the line of minimizing basic height grids built by the method of geometrical height measurement and organizing gravity grids with an appropriate density, and making use of all height measurement methods to accurately build digital ground height models. To arrange a sufficient gravity point system to serve the correction of the height grid, research into the Earths gravity field and physio-geographical exploration and survey;

c/ To complete the system of aerial remote sensing technology for taking photos of the ground from satellites or aircraft by means of different types of waves or beams, including:

- To operate stations for receipt and stations for processing of national satellite photos under a Hanoi-based project funded by the French Governments official development assistance to receive panchromatic optical images, spectrograms and radar images of the Spot sate 11 i te for use for the survey and mapping and other purposes;

- To renew the aerial photography technology for taking photos of the ground from aircraft with digital devices in order to enhance details of information, increase information categories, improve the accuracy of information, and reduce costs:

- To furnish Lidar technology for laser scanning of ground surface to precisely measure the ground height, create new possibilities in forest survey and drawing of three-dimensional (3D) maps of urban centers and economic development zones.

d/ To improve the technology for using the electronic information network to serve land administration work and supply geographical information to meet the communitys needs;

e/ To improve the technology for ocean measurement with multi-beam echosounders or eigensubspace depth measurement devices and the electronic sea mapping technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this period, it is necessary to complete or star doing survey and mapping works or products, including:

a/ Based on the national coordinate reference system VN-2000 already closely aligned with the World Geodetic System (WGS)-84, to further upgrade this system under a dynamic viewpoint so as to obtain a new one closely aligned with the International Terrestrial Reference Frame; and to complete the first phase of the reference system and the coordinate system in service of defense and security;

b/ To set up a new national coordinate grid with a minimum number of points where marker posts need to be put up in field. Lower-level grids will be temporarily set up with the GPS technology and sufficient for work construction and require no marker posts for long-term protection:

c/ To complete the basic grid of the differential GPS (DGPS) technology and prepare for the system alignment; to expand the scope of service of DGPS technology for the purposes of survey and mapping, positioning and navigation for transport and traffic and other purposes; and to align this grid with the International GPS Service (IGS):

d/ To complete the national height grid and the national gravity grid towards minimizing fixed points where marker posts need to be put up for long-term protection; to use satellite and aviation gravity data in calculations in order to reduce the workload of measuring the ground gravity; to expand the possibility of applying satellite positioning technology to height measurement:

e/To deploy the system of topographic maps along the line of:

- Correcting on a regular basis the system of topographic maps of a scale of 1/50,000 covering the whole country, building a national geographical information system of a basic scale of 1/50,000 for the whole country for the purpose of macro state management, management of activities of branches throughout the country; elaborating a master plan on sustainable economic development and environmental protection; maintaining defense and security;

- Setting up a system of topographic maps of a scale of 1/10,000 covering the whole country and scales of 1/2,000 and 1/5,000 covering urban cities and key economic areas to serve the elaboration of detailed plans;expanding die national geographical information system of an overall basic scale of 1/10,000 with the setting up of a digital height model with an accuracy of 1 m and a mean surface 0 digital model (Geoid) with an accuracy of 2.5 cm: and completing the system of topographic maps of a scale of 1/25,000covering the whole country in service of defense and security;

- Ensuring timely supply of survey and mapping documents in service of the management of the national border and administrative boundaries of all levels: setting up a geographical information subsystem in service of frontier work and another one in service of management of administrative boundaries:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Setting up a national geographical information system consisting of ground photos taken from satellites and aircraft; topographical maps covering the whole country and developed economic areas; topographic maps of the sea floor covering ail sea areas and regions where activities of marine economy are carried out; a digital height model;

- Taking initial steps in organizing the supply of geographical information infrastructure in the form of photos of the ground, topographic maps and base maps on the electronic information network.

f/ To complete formal cadastral maps and cadastral dossiers, and grant land use rights certificates to around 20 provincial-level administrative units (under a project funded with the World Banks ODA in combination with local budgets); to complete a land information system in these provinces in service of land administration.

4. Renewing the system of organizing survey and mapping activities

To complete the equitization of state enterprises providing services or supplying information on survey and mapping, and develop non-state enterprises providing survey and mapping services.

B. DURING 2011-2015

1. Applying and development technologies

a/ To complete a system for receiving ground surface information in the form of photos taken from satellite or aircraft with optical, radar or laser beam devices, including the following tasks:

- Upgrading, and raising the capacity of, stations-receiving and processing photos taken from national satellites with newer technologies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To continue investing in upgrading the technology for survey and drawing of topographic maps of the seafloor and topical, specialized and special-use maps for management and development of marine economy and maintenance of defense and security on the sea;

c/To study initial steps of domestic manufacture of some survey and mapping equipment.

2. Types of survey and mapping works and products to be done

a/ To complete the national reference system under a dynamic viewpoint for alignment with the ITRF reference system, the reference system-coordinate system in service of defense and security; to complete the national coordinate grid, the national height grid and the national gravity grid regularly updated with measurement data according to their designs, ensuring their modernity and conformity with international standards; to complete die operation of the DGPS grid for use nationwide, both in the mainland and sea areas:

b/ To complete the national geographical information system consisting of photos of the ground taken from satellites and aircraft; the system of topographic maps of scales of between 1/10,000 1/1,000.000 covering the whole country, of scales of between 1/2,000 and 1/5,000 covering developed economic areas; topographic maps of the seafloor of a scale of 1/200,000 covering all sea areas, and of scales of between 1/10,000 and 1.000,000 covering regions where activities of marine economy are conducted; an accurate digital height model and an accurate digital mean surface 0 model (Geoid); maps of various scales in service of management of the national border and administrative boundaries of all levels; the system of administrative geographical names and names of geographical objects; topical, specialized and special-use maps in service of socio-economic management and development, defense and security maintenance. To ensure that these systems are regularly updated and supplied with various types of geographical information in different forms on the electronic information network:

c/ To complete a system of formal cadastral maps of scales of between 1/200 and 1/10,000, depending on land categories, combined with establishing modern systems of cadastral dossiers for all provinces and centrally run cities; to interconnect them nationwide to form a land information network in service of management and registration of land transactions and supply of land information to meet the communitys needs;

d/ To diversify forms of geographical information for paper map dump in the form of map sheets, volumes or general or special-subject atlases for different use needs for the purposes of education, training, scientific research and raising of the peoples intellectual standards.

3. Renewing the system for organizing survey and mapping activities

To basically socialize survey and mapping services and the production of survey and mapping information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Applying and developing technologies

To complete the integration of GPS technology, remote sensing (RS) technology (for both ground and seafloor) and GIS technology into a uniform technology system (3S technology system), which will be applied in suitability with Vietnams conditions to the production of survey and mapping information and to areas where survey and mapping information is used for special purposes.

2. Types of survey and mapping works and products to be done

a/ To complete the whole system of survey and mapping information infrastructure consisting of the national reference system; the reference system-coordinate system in service of defense and security: the system of national coordinate, height and gravity grids aligned in the dynamic status with the international reference system: the system for receipt of information in the form of remote sensing photos of the ground taken from satellites and aircraft with photographic devices meeting the needs for ground surface information; the geographical information system which will be organized as a geographical database with topographic maps of all kinds and seven information classes: national border and administrative boundary class, height and depth class, hydrological system class, traffic route class, botanical coverage class, land use class, and population class of different scales;

b/ To put the survey and mapping information infrastructure on the electronic information network to directly serve the state management: socio-economic development and defense and security maintenance; earth science research, perception of the actual situation and development planning; natural disaster prevention and combat and environmental protection: supply of information for the communitys needs, raising of the peoples intellectual standards and international cooperation for the purpose of solving regional and global problems.

3. Renewing the system of organizing survey and mapping activities

To completely socialize all activities of providing survey and mapping services and producing survey and mapping information.

IV. MAJOR SOLUTIONS AND KEY SCHEMES AND PROJECTS

A. MAJOR SOLUTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To formulate a system of mechanisms and policies on development of Vietnams survey and mapping branch; to clarify and combine tasks of making various survey and mapping products; to prevent investment overlapping: to encourage the use of survey and mapping information in the management, development planning and decision-making assistance; to create conditions for socializing survey and mapping activities;

b/ To consolidate and strengthen state management agencies within Vietnams survey and mapping branch to meet the branchs development requirements in each period:

c/To renew the operation mechanism of central and local non-business units in the direction of transforming them into enterprises; toequitize state enterprises in order to raise the effectiveness and quality of services provided and reduce their costs;

d/To socialize survey and mapping activities, encourage survey and mapping activities conducted by enterprises of non-state economic sectors under the mechanism of bidding for the performance of works or making of products.

2. Mobilizing and effectively using survey and mapping investment capital

a/ To increase investment from the central budget for basic and specialized survey and mapping technologies and products; investment from local budgets for survey and mapping technologies and products for special use for localities management purposes;

b/ To use investment capital sources outside the state budget for such specialized survey and mapping technologies and products as survey and mapping of works; survey and mapping in service of production management or economic service provision; supply of survey and mapping information to meet the communitys needs.

3. Training technical human resources for survey and mapping

a/ To raise the quality of college, university and postgraduate training in survey and mapping in the direction of diversifying forms of training combined with renovating training programs, curricula and methods to keep up with the development of modem technologies; to increase the number of cadres trained in countries with highly developed survey and mapping sciences and technologies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/To develop a contingent of highly qualified technicians through international cooperation in order to contribute to solving global and regional problems.

4. Stepping up scientific research, technological development and application

a/ To formulate, and organize the implementa-tion of. a program on survey and mapping science research and technology development and application with an appropriate roadmap. prioritizing practical programs and schemes to meet requirements of socio-economic development and natural resources and environment management:

b/ To select and receive the worlds scientific and technological advances which are suitable to domestic conditions, and increase scientific and technological potential to meet the survey and mapping development needs;

c/ To adopt policies on preferential treatment of scientific and technological personnel engaged in survey and mapping who are highly qualified and have made active contributions to survey and mapping activities;

d/ The State will set requirements on hi-tech contents in survey and mapping works and products done under its orders.

5. Expanding and intensifying international cooperation

a/ To intensify international cooperation in survey and mapping with developed countries with high technological levels through international projects on earth science research and joint programs on solution of regional and global problems;

b/ To step up cooperation with neighboring countries in survey and mapping so as to obtain common information on the whole region;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To proactively take part in survey and mapping activities in professional associations and non-governmental organizations around the world

B. KEY SCHEMES AND PROJECTS

1. Schemes and projects on elaboration of legal documents

a/ Project on drafting a Survey and Mapping Law

- Implementing unit: the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: to review the implementation of Decree No. 12/2002/ND-CP and draft the Survey and Mapping Law;

- Duration of implementation: 2008-2009.

b/ Project on building of a standard system of national geographical information

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Duration of implementation: This project started in 2006 and is expected to complete in 2008.

c/ Scheme on building a system of Vietnamese and international geographical names in sen ice of mapping activities

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment:

- Principal contents: to build a system of standard geographical names of geographical objects of Vietnam and other countries in order to unify the use thereof on maps of all kinds:

- Duration of implementation: this project started in 2005 and is expected to complete in 2009.

2. Scheme on consolidation and improvement of the organization of Vietnams survey and mapping branch

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment:

- Principal contents: to consolidate and strengthen state management agencies in charge of survey and mapping from the central to grassroots level, the system of non-business units and the system of socialized survey and mapping service organizations;

- Duration of implementation: in 2009.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Project on completion of the national reference system

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: to upgrade the national reference system VN-2000 under a static viewpoint and compatible with the old international reference system WGS-84 into a new one under a dynamic viewpoint and compatible with the new international reference system ITRF;

- Duration of implementation: in 2011.

b/ Project on building a fixed GPS network in the Vietnamese territory

This project is formulated under the Strategy for application and development of information technology in the natural resources and environment branch, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 179/2004/QD-TTg of October 6, 2004.

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: to build a fixed GPS network, covering the completion of a system of four fixed GPS stations in Dien Bien. Hai Phong. Quang Nam and Ba Ria - Vung Tau: to furnish the central control station in Hanoi, and build some new fixed GPS stations which will play the role of both a basic coordinate grid and a grid for observation of the Earths crust movements in service of forecast of geological catastrophes: to set up a network among these stations and provide positioning services using DGPS technology for survey and mapping activities, positioning and navigation for land, air and sea transport, research and discovery of modem tectonics and the Earths crust movements, and unification of mathematical bases for geographical data;

- Duration of implementation: 2008-2009.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Implementing unit: the Mapping Department of the General Command Post:

- Principal contents: to build a confidential reference system - coordinate system for exclusive use for defense and security purposes;

- Duration of implementation: from 2007.

d/ Project on completion of the national height grid

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: to chart original height points for Central Vietnam in Da Nang and for the South in Ba Ria - Vung Tau and Ha Tien, and complete the national basic height grid;

- Duration of implementation: this project started in 2004 and isexpected to complete in 2008.

e/ Project on completion of the national gravity grid

- Implementing unit: the Scientific Institute for Survey and Mapping of the Ministry of Natural Resources and Environment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Duration of implementation: This project started in 2005 and is expected to complete in 2009.

4. Schemes and projects to receive survey and mapping data and develop a survey and mapping database

a/ Project on building stations for receiving and processing satellite photos

- Implementing unit: the Remote Sensing Center of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: to build a station for receiving photos from the Spot satellite (France), Modis satellite (the US) and EnviSat satellite (EU), a station for processing satellite photos to supply photos of the ground taken with optical or radar devices with the best resolution of 2.5 m for different purposes, including the survey and mapping purpose;

- Duration of implementation: This project started in 2005 and is funded with ODA loans of the French Government and expected to complete in 2009.

b/ Project on developing a geographical information database of a scale of 1/10.000 associated with the digital height model covering the whole country

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment:

- Principal contents: to furnish Lidar technology for topographically scanning the ground with laser devices in service of high-resolution ground height measurement: to align topographic maps and basic cadastral maps of a scale of 1/10,000 which are newly drawn with updated photos and additionally measure and draw uncharted areas in order to set up a system of topographic maps of a scale of 1/10,000 covering the whole country; to build a high-resolution digital height model (including also a mean surface 0 digital model Geoid); and to build a geographical information database of a basic scale of 1/10,000;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Project on building a geographical information database of scales of 1/2,000 and 1/5,000 for urban centers, industrial zones and key economic regions

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: to renew the technology for taking photos of the ground from aircraft with digital photographic chambers, which are capable of taking photos on panchromatic light, visible spectra or infrared spectrum; to align topographic maps of scales of 1/2,000 and 1/5,000, which are newly drawn with updated photos, and additionally measure and draw uncharted areas in order to set up a system of topographic maps of scales of 1/2,000 and 1/5,000 covering all urban centers, industrial zones and key economic regions: and to build a geographical information database of basic scales of scales of 1/2,000 and 1/5,000 in urban centers;

- Duration of implementation: This project has been submitted to the Prime Minister and is expected to start in 2008.

d/ Project on modernization of Vietnams land administration system

- Implementing units: provincial/municipal Natural Resources and Environment Services:

- Principal contents: to measure and draw formal cadastral maps, compile modem cadastral dossiers, and set up a land information system of the whole country;

- Duration of implementation: The investment in this project was decided by the Prime Minister with ODA loans of the World Bank. This project is expected to start in 2008.

e/ Project on setting up and completion of a system of topographic maps of a scale of 1/25,000 covering the whole country for defense and security purposes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Principal contents: to complete existing topographic maps of a scale of 1/25,000; to draw topographic maps of a scale of 1/25.000 for areas where no topographic maps are available and collect them into a system covering the whole country for defense and security puiposes;

- Duration of implementation: 2009-2011.

f/ Project on setting up a system of maps of the sea, river estuaries and seaports in service of defense and performance of sea management tasks by ministries, branches and localities

This project is within the general scheme on basic survey and management of marine natural resources and environment up to 2010, with a vision toward 2020, which was approved by the Prime Minister under Decision No. 47/QD-TTg of March 1, 2006.

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment, and the Navy Command:

- Principal contents: to draw maps of various scales for all sea areas of Vietnam;

- Duration of implementation: 2008-2011.

g/ Project on building a cartographical database in service of management of defense land use

This project was permitted by the Prime Minister for execution under Official Letter No. 486/TTg-NN of April 19, 2007.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Principal contents: to draw cadastral maps and dossiers for defense land areas, and build a cartographical database and a system of management and use of defense land database;

- Duration of implementation: 2008-2011.

5. Schemes and projects to build national geographical information infrastructure

a/ Project on online publication of Vietnams map system

- Implementing unit: the Survey and Mapping Department of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Principal contents: To complete the system of land and sea maps for publication on die website of the Survey and Mapping Department;

- Duration of implementation: 2007-2009. This project has been assigned by the Prime Minister to the Ministry of Natural Resources and Environment for implementation coordination with the Ministry of Defense.

b/ Project on building a system of management of the basic geographical information database and the survey and mapping database.

This project is part of the building of a national geographical information system set forth in the strategy on application and development of information technology in the natural resources and environment branch, which was approved by the Prime Minister in Decision No. 179/2009/QD-TTg of October 6, 2004.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Principal contents: to gaUier all information on the national reference system, the system of national coordinate, height and gravity grids, the system of ground photos taken from satellites and aircraft with different photographic devices, the system of geographical databases of various scales covering the whole country, the system of geographical databases of scales of 1/2,000 and 1/ 5,000 covering all urban centers, the system of maps in service of management of border and administrative boundaries of all levels; to develop an electronic information network for data transmission; to equip software for information dump according to users needs; to build and publicize a canographical database on natural conditions, natural resources, the environment, socio-economic conditions and population distribution on the Internet in service of search and study by interested organizations and individuals;

- Duration of implementation: 2008-2011.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

- Organize and direct the implementation of the strategy; guide ministries, branches and localities to base themselves in their respective functions and assigned tasks to formulate, and organize the implementation of. programs, plans, schemes and projects in line with the objectives, contents and solutions set forth by this strategy.

- Direct the review, making of statistics and appraisal, and direct and coordinate with concerned ministries, branches and localities in implementing lists of schemes and projects eligible for priority investment, thereby elaborating specific programs and identifying priority contents, and assigning tasks to these ministries, branches and localities;

- Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries, branches, localities and functional agencies in, inspecting and examining the implementation of this strategy; make annual and five-year preliminary reviews and overall review, assessment and draw experience from the implementation of the strategy; and propose to the Prime Minister for decision adjusted objectives and contents of the strategy when necessary.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and concerned ministries and branches in, balancing and allocating annual investment capital under the State Budget Law for the effective implementation of the strategy.

3. Ministries, branches and localities shall, within the ambit of their respective functions and assigned tasks, organize the implementation of priority schemes and projects of the strategy and the contents, objectives and solutions of the strategy related to them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 33/2008/QĐ-TTg ngày 27/02/2008 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.097

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.214.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!