Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3119/QĐ-BNN-KHCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 16/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3119/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1410/QĐ-TTg ngày 16/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt khung ma trận chính sách chu kỳ 3 năm 2011 thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu (SP-RCC);

Căn cứ Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 3 năm 2011 về phê duyệt kế hoạch hành động của ngành Nông nghiệp và PTNT ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2081/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đi khí hậu (SP-RCC);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 với những nội dung sau:

1. Quan điểm

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính (KNK) trong nông nghiệp, nông thôn cn phải:

- Đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường và góp phần ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH);

- Đảm bảo đơn giản, thiết thực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao, không xáo trộn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn;

- Có tính nhân rộng, xã hội hóa cao, huy động được nhiều đối tác tham gia, có tiềm năng tham gia thị trường carbon tạo kinh phí duy trì bền vững các hoạt động giảm phát thải trong nông nghiệp, nông thôn; .

- Giảm pháp thải KNK là định hướng ưu tiên nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, là nỗ lực tự nguyện của quốc gia đồng thời cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

2. Mục tiêu

- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với BĐKH;

- Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn (18,87 triệu tấn CO2e); đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành và giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lược phát triển ngành;

3. Các nhiệm vụ

Các hoạt động chính nhằm giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

3.1. Trồng trọt

3.1.1. Các hoạt động chính

Nhằm giảm phát thải KNK trong trồng trọt 5,72 triệu tấn CO2e (tương đương 10,03% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020), thực hiện các hoạt động chính sau:

1. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước tưới và chi phí đầu vào (như SRI, 3G3T, IP5G, nông-lộ-phơi,...) để giảm mức độ phát thải KNK.

- Quy mô: 3,2 triệu ha đất lúa ứng dụng kỹ thuật SRI, 3G3T, 1P5G, nông-lộ- phơi đến năm 2020;

- Địa điểm áp dụng: các vùng sản xuất lúa có khả năng tưới tiêu chủ động, ưu tiên vùng trọng điểm sản xuất lúa (Đồng bng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đồng bng sông Cửu Long);

- Khả năng giảm phát thải: 4,18 triệu tấn CO2e (tương đương 7,33% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020).

2. Thu gom, tái sử dụng và xử lý triệt để rơm rạ,... nhằm hạn chế tối đa đốt, vùi,., gây phát thải KNK và ô nhiễm môi trường:

Quy mô: 100% diện tích gieo trồng, tương ứng với 7 triệu ha diện tích gieo trồng lúa;

- Địa điểm áp dụng: chủ yếu ở các vùng canh tác lúa nước trọng điểm;

- Khả năng giảm phát thải: 1,54 triệu tấn CO2e (tương đương 2,70% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020).

3.1.2. Một s hoạt động khác

1. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm để giảm phát thải N2O trong canh tác lúa nước và các cây trồng.

2. Chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày có mức độ phát thải thp và hiệu quả kinh tế cao hơn.

3. Chuyển đổi 01 vụ lúa trên diện tích đất trồng 2-3 vụ lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sn (cá, tôm) mang lại giá trị kinh tế cao tại các vùng ven sông, ven biển.

4. Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu trong làm đất, tưới nước cho các cây trồng công nghiệp, phát triển và ứng dụng các biện pháp canh tác tối thiểu nhằm giảm phát thải KNK.

5. Phát triển và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải hữu cơ trong canh tác rau màu, mía, cây công nghiệp ngắn và dài ngày nhằm giảm phát thải KNK từ phân hủy xác thực vật.

3.2. Chăn nuôi

3.2.1. Các hoạt động chính

Nhằm giảm phát thải KNK trong chăn nuôi 6,30 triệu tấn CO2e (tương đương 25,84% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực chăn nuôi đến năm 2020) cần thực hiện các hoạt động chính sau:

1. Thay đổi khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để giảm mức độ phát thải KNK trong chăn nuôi.

- Quy mô: 30% sản lượng thức ăn gia súc, tương ứng với 3,5 triệu tấn.

- Địa điểm áp dụng: ưu tiên các vùng chăn nuôi trọng điểm.

- Khả năng giảm phát thải: 0,91 triệu tấn CO2e (tương ứng 3,73% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực chăn nuôi đến năm 2020).

2. Cung cấp bánh dinh dưỡng MUB (Molasses Urea Block) cho bò sữa.

- Quy mô: 192.000 bò sữa

- Địa điểm áp dụng: các vùng chăn nuôi bò sữa.

- Khả năng giảm phát thải: 0,37 triệu tấn CO2e (tương ứng 1,51% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực chăn nuôi đến năm 2020).

3. Ứng dụng công nghệ biogas để xử lý phế thải chăn nuôi, sản xuất nhiên liệu sạch thay thế nhiên liệu hóa thạch.

- Quy mô: 500.000 hầm biogas.

- Địa điểm áp dụng: tất cả các vùng, đặc biệt là các vùng chăn nuôi trọng điểm.

- Khả năng giảm phát thải: 1,46 triệu tấn CO2e (tương đương 5,99% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực chăn nuôi đến năm 2020).

4. Ứng dụng công nghệ ủ yếm khí chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm giảm phát thải KNK.

- Quy mô: 40 triệu tấn gồm 20 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi lợn, 20 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi gia cầm.

- Địa điểm áp dụng: các hộ chăn nuôi gia súc và gia cầm, chủ yếu là các hộ chăn nuôi lợn.

- Khả năng giảm phát thải: 3,56 triệu tấn CO2e (tương đương 14,6% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực chăn nuôi đến năm 2020).

3.2.2. Một số hoạt động khác

1. Ứng dụng quy trình VietGAP trong chăn nuôi

2. Thay thế dần thức ăn thô bằng thức ăn tinh, nâng cao chất lượng thức ăn ủ chua.

3. Nâng cao khả năng miễn dịch và kiểm soát sinh học đối với vật nuôi.

4. Sử dụng kháng sinh từ vi khuẩn, vi khuẩn đường ruột để giảm mức độ phát thải KNK từ chăn nuôi.

5. Phát triển hệ thống thu gom chất thải trong chuồng trại và hệ thống lưu giữ/xử lý phân chuồng.

3.3. Lâm nghiệp

3.3.1. Các hoạt động chính

Nhằm tăng khả năng hấp thụ carbon và giảm phát thải KNK trong lâm nghiệp, các hoạt động chính cần thực hiện gồm:

1. Đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đt quy hoạch cho lâm nghiệp theo chiến lược phát triển lâm nghiệp cho giai đoạn 2010 - 2020:

- Quy mô: 2,6 triệu ha rừng trồng;

- Địa điểm áp dụng: các vùng đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.

- Khả năng giảm phát thải: hấp thụ 702 triệu tấn CO2e.

2. Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất rừng để tăng lượng hấp thụ carbon và loại bỏ phát thải KNK:

- Quy mô: 13,8 triệu ha.

- Địa điểm áp dụng: các vùng đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.

- Tiềm năng giảm phát thải: hấp thụ 669 triệu tấn CO2e;

3.2.2. Một số hoạt động khác

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên rừng, phòng chng cháy rừng;

2. Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển thị trường trao đổi carbon trong lâm nghiệp

3.4. Thủy sản

3.4.1. Các hoạt động chính

Nhằm giảm phát thải KNK trong thủy sản 3 triệu tấn CO2e (tương đương 23,32% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020), thực hiện các hoạt động chính sau:

1. Điều chnh cơ cấu tàu thuyền công suất không phù hợp với ngư trường đánh bắt, quy hoạch lại tuyển và vùng khai thác thủy hải sản nhằm giảm khả năng phát thi KNK.

- Quy mô: giữ ổn định 15.000-18.000 tàu thuyền.

- Địa điểm áp dụng: các ngư trường xa bờ, các ngư trường mới.

- Khả năng giảm phát thải: 0,69 triệu tấn CO2e (tương đương 5,32% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).

2. Cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hải sản nhằm giảm phát thải KNK.

- Quy mô: ứng dụng trong đánh bắt xa bờ.

- Địa điểm áp dụng: các tầu hoạt động ở các ngư trường xa bờ, các ngư trường mới

- Khả năng giảm phát thải: 0,48 triệu tấn CO2e (tương đương 3,72% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).

3. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển nhằm khai thác, bảo vệ ngư trường và giảm phát thi KNK do tiết kiệm nhiên liệu.

- Quy mô: ứng dụng trong đánh bắt xa bờ.

- Địa điểm áp dụng: các u hoạt động ở các ngư trường xa bờ, các ngư trường mới.

- Khả năng giảm phát thải: 0,21 triệu tấn CO2e (tương đương 1,59% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).

4. Đổi mới dịch vụ hỗ trợ cho nuôi trồng thủy sản như cung cấp giống, thức ăn, hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản nhằm giảm KNK.

- Quy mô: các vùng nuôi trồng thủy sản.

- Địa điểm áp dụng: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.

- Khả năng giảm phát thải: 0,41 triệu tấn CO2e (tương đương 3,17% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).

5. Cải tiến công nghệ, kỹ thuật nuôi trồng và xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm mức độ phát thải KNK.

- Quy mô: 50% diện tích các nuôi trồng thủy sản tương ứng 0,55 triệu ha.

- Địa điểm áp dụng: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng.

- Khả năng giảm phát thải: 1,21 triệu tấn CO2e (tương đương 9,52% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy sản đến năm 2020).

3.4.2. Một s hoạt động khác

1. Tăng khả năng lưu trữ và kéo dài vòng luân chuyển cacbon, nitơ... thông qua xử lý hiệu quả chất thải và phát triển những loại hình và đối tượng nuôi mới phù hợp.

2. Cải tiến hệ thống làm lạnh theo hướng tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác thủy hải sản.

3. Cải tiến và lựa chọn ngư cụ khai thác hiệu quả nâng cao năng lực khai thác; phân định danh giới quản lý nghề cá nhằm tiết kiệm năng lượng di chuyển.

3.5. Thủy lợi

3.5.1. Các hoạt động chính

Nhằm giảm phát thải KNK trong thủy lợi 0,17 triệu tấn CO2e (tương đương 20% tng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy lợi đến năm 2020), thực hiện các hoạt động chính sau:

1. Nâng cao hiệu suất của hệ thống trạm bơm tưới nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải KNK.

- Quy mô: tiết kiệm 100MWh điện năng dùng cho 10.000 trạm bơm.

- Địa điểm áp dụng: vùng tưới bằng trạm bơm cho các vùng trồng lúa.

- Khả năng giảm thiểu: 0,075 triệu tấn CO2e (tương đương 9% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy lợi đến năm 2020).

2. Nâng cao hiệu suất của hệ thng bơm tiêu nhm tiết kiệm năng lượng giảm phát thải KNK

- Quy mô: tiết kiệm 120MWh điện năng dùng cho 10.000 trạm bơm.

- Địa điểm áp dụng: vùng tiêu bằng trạm bơm cho các vùng trồng lúa.

- Khả năng giảm thiểu: 0,095 triệu tấn CO2e (tương đương 11% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực thủy lợi đến năm 2020).

3.5.2. Một số hoạt động khác

1. Cải tạo kênh mương chống thất thoát nước, quản lý hiệu quả các công trình thủy lợi, nâng cao khả năng tưới tự chảy, kiên cố hóa kênh mương, giảm tổn thất nước, tưới nước tiết kiệm.

2. Sử dụng hiệu quả các hồ chứa, thực hiện việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước các hồ chứa.

3. Sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong công trình thủy lợi theo hướng tiết kiệm năng lượng.

3.6. Nông thôn và ngành nghề nông thôn:

3.6.1. Các hoạt động chính

Nhằm giảm phát thải KNK trong nông thôn và ngành nghề nông thôn 4,78 triệu tấn CO2e (tương đương 24,7% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực nông thôn và ngành nghề nông thôn đến năm 2020), thực hiện các hoạt động chính sau:

1. Ứng dụng mô hình thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt và làng nghề ở nông thôn.

- Quy mô: xử lý triệt để được 50% chất thải, tương ứng với 12,51 triệu tấn

- Địa điểm áp dụng: các vùng nông thôn đông dân cư và vùng tập trung làng nghề ở ĐBSH, Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

- Khả năng giảm phát thải: 1,87 triệu tấn CO2e (tương đương 9,7% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực nông thôn đến năm 2020).

2. Chuyển đổi cơ cấu chất đốt từ than, củi dùng trong đun nấu sang sử dụng các năng lượng sinh học, gas có mức độ phát thải KNK thấp.

- Quy mô: 50% chất đốt dùng trong đun nấu tại nông thôn tương đương với 48 triệu tấn dầu.

- Địa điểm áp dụng: ưu tiên các vùng nông thôn đông dân cư, vùng chăn nuôi tập trung.

- Khả năng giảm phát thải: 0,61 triệu tấn CO2e (tương đương 3,2% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực nông thôn đến năm 2020).

3. Đẩy mạnh các hoạt động tiết kiệm năng lượng điện trong sinh hoạt ở nông thôn

- Quy mô: tiết kiệm 20% năng lượng điện trong sinh hoạt ở nông thôn tương đương 3,06 triệu MWh quy đổi.

- Địa điểm áp dụng: các vùng nông thôn đông dân cư, làng nghề.

- Khả năng giảm phát thải: 2,3 triệu tấn CO2e (tương đương 11,8% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực nông thôn đến năm 2020).

3.6.2. Một s hoạt động khác

1. Tiết kiệm điện năng dùng trong sản xuất tại các làng nghề, các cơ sở chế biến ở nông thôn.

2. Phát triển và ứng dụng các thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng như các thiết bị sử dụng nhiên liệu sinh học, năng lượng mặt trời và các loại năng lượng tái tạo khác.

3. Lựa chọn các vật liệu mới, kỹ thuật mới, các thiết bị, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và giảm chất thải trong các cơ sở sản xuất làng nghề, chế biến nông lâm, thủy sản.

4. Triển khai các công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải sinh hoạt nông thôn, chất thải tại các cơ sở sản xuất làng nghề (chế biến nông sản), các cơ sở chế biến lâm nghiệp (mùn cưa, phụ phm), chế biến thủy sản, cơ sở xay xát, các nhà máy mía đường, chế biến cà phê,...

5. Phát triển và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để tiết kiệm đầu vào, giảm mức độ phát thải trong các làng nghề và các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản.

4. Giải pháp thực hỉện

4.1. Khoa học công nghệ

1. Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp kiểm kê KNK đối với các hệ thống canh tác trồng trọt, các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, nông thôn và ngành nghề nông thôn.

2. Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có khả năng hấp thụ và năng suất cao, cải tiến và hoàn thiện các quy trình canh tác theo hướng nâng cao năng suất, giảm mức độ phát thải.

3. Nghiên cứu phát triển các công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải nông thôn, phế phụ phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải KNK.

4. Nghiên cứu phát triển công nghệ, quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm phát thải KNK.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu và dự báo mức độ phát thải KNK các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Nghiên cứu lựa chọn các loại vật liệu mới, thiết bị tiết kiệm năng lượng trong hoạt động thủy sản, thủy lợi, làng nghề và chế biến nông, lâm, thủy sản.

7. Nghiên cứu cải tạo kênh mương chống thất thoát nước, giải pháp quản lý tốt các công trình thủy lợi, các hệ thống tưới tự chảy, tăng diện tích tự chảy, kiên cố hóa kênh mương, giảm tổn thất nước.

8. Nghiên cứu giải pháp duy trì các bể chứa carbon, tăng cường vòng tuần hoàn carbon nhằm tăng khả năng tích trữ, hấp thụ KNK các lĩnh vực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

9. Hoàn thin quy trình sản xuất than sinh học từ các phụ phẩm, chất thải các lĩnh vực của ngành đ tăng hiệu quả sử dụng chất thải, giảm phát thải CO2.

4.2. Cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý

1. Rà soát, xây dựng cơ sở khoa học và ban hành các văn bản kỹ thuật, văn bản pháp lý và các văn bản hướng dẫn về quản lý liên quan đến kiểm kê, giám sát mức độ phát thải KNK.

2. Sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các chế tài, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ áp dụng các giải pháp giảm phát thải KNK ngành nông nghiệp và PTNT.

3. Thúc đẩy, hỗ trợ lồng ghép các giải pháp giảm phát thải KNK với các chương trình phát triển trong các lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động khuyến nông, khuyến công gắn kết với mục tiêu giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực của ngành.

5. Lồng ghép hoạt động đánh giá, kiểm kê và giám sát mức độ phát thải KNK các lĩnh vực với các mạng lưới quan trắc của ngành.

4.3. Đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền nâng cao nhận thức

1. Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH, ý nghĩa và vai trò của các hoạt động giảm thiểu BĐKH cho cán bộ các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương và nông dân.

2. Tập huấn, đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật và phương pháp đánh giá mức độ giảm phát thải KNK cho các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các địa phương thuộc phạm vi quản lý của ngành.

3. Tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới khuyến nông để phổ biến sâu rộng các kỹ thuật giảm phát thải KNK ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

4.4. Hợp tác quốc tế

1. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ và quảng bá các hoạt động giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực của ngành.

2. Phát triển hợp tác song phương, đa phương và tích cực tham gia các diễn đàn, liên minh, mạng lưới khu vực, thế giới về các hoạt động giảm phát thải KNK trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Tìm kiếm đối tác tiềm năng để gắn kết thị trường carbon trong nước với thị trường carbon thế giới, trong mua bán CDM.

4.5. Tài chính

Huy động và đa dạng hóa nguồn tài chính trong triển khai các giải pháp giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

1. Nhà nước và các địa phương hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất, đào tạo nông dân, nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển các quy trình kỹ thuật, các công nghệ liên quan đến các hoạt động giảm phát thải KNK và thông tin, tuyên truyền để nhân rộng các giải pháp.

2. Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn cán bộ kỹ thuật (TOT), một số nghiên cứu cơ sở khoa học.

3. Các đơn vị sản xuất có mức độ phát thải cao chia sẻ một phần kinh phí để chi trả cho nông dân áp dụng triển khai các hoạt động giảm phát thải.

5. Tiến độ triển khai và kinh phí thực hiện

5.1. Tiến độ triển khai

5.1.1. Giai đoạn 2011-2015

1. Xây dựng, ban hành các văn bản kỹ thuật, văn bản pháp lý, văn bản quản lý có liên quan đến giảm phát thải KNK.

2. Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các nội dung đề án và các hoạt động giảm phát thải KNK ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

3. Đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn.

4. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về các giải pháp có tiềm năng giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn.

5. Triển khai thí điểm một số các dự án đầu tư, các mô hình giảm phát thải KNK, trồng và phục hồi rừng.

5.1.2. Giai đoạn 2016-2020

1. Triển khai các dự án đầu tư, các mô hình và các nội dung của đề án.

2. Đánh giá, giám sát và tổng kết các hoạt động của đề án, xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau năm 2020.

5.2. Kinh phí thực hiện

Tổng nhu cầu kinh phí các chương trình, dự án ưu tiên của đề án là 2740 tỷ đồng:

Trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách nhà nước: 540 tỷ đồng

(giai đoạn 2011-2015: 140 tỷ đồng và 2016-2020: 400 tỷ đồng)

+ Kinh phí từ nguồn vốn ODA: 2200 tỷ đồng.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Chủ trì, phối hợp các Tổng cục, Vụ, Cục xây dựng các văn bản quản lý, văn bản kỹ thuật về các hoạt động giảm phát thải KNK; tổ chức xây dựng kế hoạch, thẩm định các dự án giảm phát thải KNK.

Quản lý, giám sát hoạt động kiểm kê KNK trong nông nghiệp, nông thôn và công bố thông tin về phát thải KNK.

Hàng năm xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá việc thực hiện đề án, rà soát, cập nhật và trình Bộ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu và nội dung triển khai thuộc đề án.

6.2. Vụ Kế hoạch

Cân đối kế hoạch kinh phí từ các nguồn cho các hoạt động giảm phát thải KNK của ngành.

6.3. Vụ Tổ chức cán bộ

Trình Bộ bổ sung chức năng nhiệm vụ về hoạt động giảm phát thải KNK cho các đơn vị thuộc Bộ có liên quan.

Tổ chức đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực cho cơ quan có liên quan trong hoạt động giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn.

6.4. Vụ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Vụ khoa học Công nghệ và Môi trường thẩm định kinh phí và quyết toán hàng năm cho các hoạt động giảm phát thải KNK trong nông nghiệp và PTNT.

6.5. Vụ Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tìm kiếm nguồn tài trợ quốc tế cho các hoạt động giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn.

6.6. Các Tổng cục, Cục, các Trung tâm thuộc Bộ

Đề xuất, tổ chức thực hiện các hoạt động giảm phát thải KNK thuộc lĩnh vực quản lý được giao.

6.7. Các Viện, Trường và các đơn vị khác thuộc Bộ

Đề xuất và thực hiện các hoạt động giảm phát thải KNK được giao; ứng dụng công nghệ giảm phát thải KNK vào sản xuất.

6.8. Các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tổ chức thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, phổ biến các kỹ thuật giảm phát thải KNK, kết hợp với chương trình khuyến nông, khuyến công. Tổ chức thực hiện và báo cáo các hoạt động giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
-
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải (để b/c);
-
Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ: TN&MT, KH&ĐT, Tài chính;
-
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;
-
Website Bộ Nông nghiệp và PTNT;
-
Lưu VT, Vụ KHCNMT.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 


DANH MỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên chương trình/ dự án

Mục tiêu

Nội dung

Dự kiến kết quả

Địa điểm, phạm vi áp dụng

Thời gian thực hiện

Kinh phí (Triệu đ)

Ghi chú

I

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến giảm phát thải KNK; Hướng dẫn phân loại và giải pháp giảm ô nhiễm môi trường đối với làng nghề nhằm giảm phát thải KNK

Soát xét, b sung các văn bản chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

- Soát xét, bổ sung các văn bản cơ chế chính sách, pháp luật về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

- Các văn bản cơ chế chính sách, pháp luật về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

Các lĩnh vực: Trồng trọt, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Thủy sản, Thủy lợi, Nông thôn

2011-2015

2.000

 

2

Đào tạo cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông về kiểm kê phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

Tăng cường nguồn lực quản lý và kiểm kê phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

- Đào tạo, tập hun

- Hợp tác chia sẻ thông tin

Nguồn nhân lực có năng lực trong kiểm kê phát thải KNK

-ntr-

2012 – 2015

5.000

 

3.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát thải KNK và các giải pháp giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

Nâng cao nhận thức, triển khai chính sách giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

Tuyên truyn trin khai chính sách giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

Cán bộ trong ngành và nhân dân hiểu biết và triển khai chính sách giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn

-ntr-

2012 – 2015

5.000

 

4.

Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình tính toán phát thải dựa trên s liệu quan trắc, phương pháp kiểm kê KNK, nhm hiệu chỉnh đường phát thải cơ sở khí nhà kính, giám sát và điều chỉnh mục tiêu và tiềm năng phát thải KNK (thường xuyên) trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Xác định được hệ số phát thải KNK của một số đối tượng phát thải chính trong nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng được phương pháp kiểm kê KNK từng lĩnh vực của ngành

- Xây dựng đường phát thải cơ sở

- Đánh giá hiện trạng phát thải KNK đối với các hoạt động phát thải chính

- Xây dựng phương pháp kiểm kê, giám sát phát thi KNK ở các đối tượng chính

- Xây dựng đường phát thải cơ sở khí nhà kính trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Hiện trạng phát thải KNK

- Hệ số phát thải KNK

- Phương pháp kiểm kê và giám sát phát thải KNK

- Xây dựng đường phát thải cơ sở

-ntr-

2012 – 2015

12.000

 

II.

Các lĩnh vực

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Trồng trọt

 

 

 

 

 

40.000

 

1.

Nghiên cứu lựa chọn các hệ thống canh tác ít phát thải KNK

Cải tiến, hoàn thiện và triển khai được ra thực tế diện rộng hệ thống canh tác trồng lúa ít phát thải

- Đánh giá hiện trạng phát thải KNK của trồng lúa

- Cải tiến, hoàn thiện và triển khai hệ thống, canh tác trồng lúa ít phát thải.

- Xây dựng mô hình trình diễn

- Báo cáo đánh giá hiện trạng phát thải KNK của trồng lúa;

- Hướng dẫn hệ thống canh tác (5-8 hệ thống) trồng lúa ít phát thải

- 10 mô hình với quy mô 50 ha/mô hình canh tác lúa ít phát thải

Một s vùng canh tác chủ yếu

2011-2020

10.000

 

2.

Nghiên cứu phát triển các công nghệ tng hợp (sản xuất than sinh học, sản xuất phân bón hữu cơ, trồng nấm, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ ....) để tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp

Lựa chọn được công nghệ tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp, giảm phát thải KNK

- Đánh giá hiện trạng phát thải KNK trong sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp

- Lựa chọn và thử nghiệm các công nghệ tổng hợp tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp

- Xây dựng mô hình trình diễn

- Đào tạo tập huấn

- Báo cáo đánh giá hiện trạng phát thải KNK trong sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp

- Có 3-5 công nghệ (công nghệ VSV, công nghệ hóa lý v.v...)

- 10-12 mô hình trình diễn

- Đào tạo 5000 lượt người

Các vùng trong cả nước

2012- 2020

10.000

 

3.

Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo nông dân, tuyên truyền các hệ thống kỹ thuật canh tác ít phát thải (SRI;IPM, ICM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải năm giảm, làm đất tối thiểu)

Xây dựng được mô hình kỹ thuật canh tác giảm thiểu phát thải KNK với từng hệ thống canh tác

Lưạ chọn và thử nghiệm mô hình có khả năng giảm phát thải KNK Đào tạo tập huấn

- 10-20 mô hình/hệ thống canh tác/vùng

- Đào tạo 5000-6000 lượt người

Các vùng trong cả nước

2011- 2015

20.000

 

2.2

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi (Nguồn vốn vay ODA)

ng dụng được công nghệ cao trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng chất lượng, sản lượng và giảm ô nhiễm môi trường

- Ứng dụng dây chuyền công nghệ tự động khép kín: cung cấp thức ăn, thu gom chất thải, làm mát và sưởi ấm chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa

- Ứng dụng dây truyền công nghệ khép kín trong chăn nuôi lợn

- 01 mô hình nuôi bò sữa/ vùng sản xuất

- 10 mô hình nuôi lợn/ vùng sinh thái

- 10 mô hình nuôi gia cầm/vùng sinh thái

Các vùng trong cả nước

2011- 2015

600.000

ODA

2.

Hỗ trợ xây dựng công trình và lp đặt thiết bị cho các công trình khí sinh học (50%) (Nguồn vốn vay ODA)

Sử dụng thiết bị chuyển hóa năng lượng tái tạo từ khí sinh học (Biogas) thành điện để phục vụ sinh hoạt cộng đồng

- Nghiên cứu lựa chọn thiết bị phù hợp đối với từng công trình.

- Khảo sát và Lắp đt thiết bị

- Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị và khả năng chuyển đổi năng lượng thành điện ng

- Báo cáo lựa chọn thiết bị phù hợp đối với từng công trình.

- Thiết bị và công trình chuyển đổi năng lượng thành đin năng

Các vùng trong cả nước

 

1600.000

ODA

3.

Hỗ trợ thiết bị sử dụng sau Biogas (Nguồn vn vay ODA)

H trợ thiết bị sử dụng sau biogas cho 30% hộ xây dựng biogas

Lựa chọn và đánh giá thiết bị;

Thí nghiệm và hỗ trợ thiết bị cho các hộ sử dụng biogas

- 30% số hộ sử dụng;

- Báo cáo đánh giá hiệu quả

Các vùng trong cả nước

2013 – 2020

80.000

ODA

4

Nghiên cứu cải tiến hệ thống chuồng trại

Cải tiến được hệ thống chuồng trại và các biện pháp xử lý phân chuồng hiệu quả để giảm KNK

- Nghiên cứu cơ sở khoa học cải tiến hệ thống chuồng trại và các biện pháp xử lý phân chuồng hiệu quả để giảm KNK.

- Xây dựng hệ thống chuồng trại gắn biện pháp xử lý phân chuồng hiệu quả để giảm KNK.

- Tập huấn, chuyển giao, nhân rộng

- Báo cáo cơ sở khoa học cải tiến hệ thống chuồng trại và các biện pháp xử lý phân chuồng hiệu quả để giảm KNK.

- Mô hình hệ thống chuồng trại gắn biện pháp xử lý phân chuồng hiệu quả để giảm KNK.

- Các lớp tập huấn, chuyển giao, nhân rộng

Các vùng trong cả nước

2012-2020

6.000

 

5.

Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm biogas để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học

Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học bằng phụ phẩm Biogas

- Đánh giá thành phần, chất lượng phụ phẩm Biogas

- Xây dng quy trình kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ sinh học

- Đánh giá chất lượng phân

- Báo cáo thành phần chất lượng phụ phẩm Biogas

- Quy trình sản xuất

- Mô hình thử nghiệm phân

- Các lớp tập hun, đào tạo, nhân rộng

Các vùng trong cả nước

2012 – 2015

5.000

 

6.

Nghiên cứu ứng dụng thức ăn MUB vào gia súc nhằm tăng năng suất vật nuôi và sản xuất sữa giúp giảm phát thải toàn diện.

Đề xuất ng dụng được thức ăn MUB vào gia súc nhằm tăng năng suất vật nuôi và sản xuất sữa giúp giảm phát thải toàn diện.

- Nghiên cứu giải pháp ng dụng thức ăn MUB vào gia súc hiệu quả, giảm phát thải.

- Xây dựng mô hình ng dụng thức ăn MUB vào gia súc hiệu quả, giảm phát thải.

- Tập huấn, chuyn giao, nhân rộng

- Giải pháp ng dụng thức ăn MUB vào gia súc hiệu quả, giảm phát thải.

- Mô hình ứng dụng thức ăn MUB vào gia súc hiệu quả, giảm phát thải.

- Các lớp tập huấn, chuyn giao, nhân rộng

Các vùng trong cả nước

2011- 2020

8.000

 

7.

Nghiên cứu sản xuất thức ăn gia súc sinh thái giảm phát thải KNK

Sản xuất được thức ăn gia súc sinh thái giảm phát thải KNK

- Nghiên cứu quy trình sản xuất thức ăn gia súc sinh thái giảm phát thải KNK

- Triển khai sản xuất thức ăn gia súc sinh thái giảm phát thải KNK

- Quy trình sản xuất thức ăn gia súc sinh thái giảm phát thải KNK

- Sản xuất thức ăn gia súc sinh thái giảm phát thải KNK

Các vùng trong cả nước

2012-2020

8.000

 

8.

Xây dng mô hình, tuyên truyền, tập huấn sử dụng thức ăn và sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý phế thải chăn nuôi giảm phát thải KNK

Mô hình ứng dụng sử dụng thức ăn giảm phát thải KNK. Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi.

- Xây dựng khẩu phần thức ăn giảm phát thi KNK cho từng đối tượng

- Xây dựng mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

Khẩu phần thức ăn cho từng đối tượng Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh cho từng đối tượng

Các vùng trong cả nước

2012- 2015

5.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Nghiên cứu cơ sở khoa học để điều chỉnh và chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong khai thác hải sản nhằm giảm phát thải KNK

Đề xuất được các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính khai thác hải sản Việt Nam nhằm giảm phát thải khí nhà kính tối đa 25% đến 2020.

- Điều tra, thu thập, cập nhật thông tin dữ liệu trong hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam

- Đánh giá tổng lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động khai thác hải sản

- Đề xuất các giải pháp phát triển khai thác theo hướng giảm thải 25%

- Bộ cơ sở dữ liệu v hiện trạng điều kiện tự nhiên, nguồn lợi, kinh tế xã hội nghề khai thác hải sản và cơ cấu tàu thuyền... ở Việt Nam.

- Báo cáo đánh giá tổng lượng khí nhà kính phát thải trong hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam.

- Báo cáo kết quả dự báo về lượng phát thải khí nhà kính theo hai mốc thời gian 2015 và 2020.

- Các giải pháp giảm phát thải 25% khí nhà kính.

Các vùng biển

20122020

10.000

 

2.

Nghiên cứu ứng dụng dự báo ngư trường, đề xuất tổ chức hoạt động khai thác hợp lý nhm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải KNK

Dự báo được ngư trường, đề xuất được tổ chức hoạt động khai thác hp nhm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải KNK

- Điều tra đánh giá ngư trường và ứng dụng dự báo ngư trường trong hoạt động sản xuất tại các vùng biển Việt Nam.

- Xây dựng và đánh giá hiệu quả kinh tế, môi trường, phát thải khí nhà kính một số mô hình hoạt động sản xuất và dịch vụ nghề cá tại các vùng biển Việt Nam.

- Đ xuất mô hình hoạt động khai thác kết hợp với ứng dụng dự báo ngư trường khai thác theo hướng công nghiệp hóa nhm giảm phát thải KNK

- Báo cáo điều tra đánh giá ngư trường và ứng dụng dự báo ngư trường trong hoạt động sản xuất tại các vùng biển Việt Nam.

- Báo cáo hiệu quả kinh tế, môi trường, phát thải khí nhà kính một số mô hình hoạt động sản xuất và dịch vụ nghề cá tại các vùng biển Việt Nam.

- Mô hình hoạt động khai thác kết hợp với ứng dụng dự báo ngư trường khai thác theo hướng công nghiệp hóa nhằm giảm phát thải KNK

Các vùng biển và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản

2012-2020

3.000

 

3.

Nghiên cứu hiệu quả và khả năng ứng dụng của việc sử dụng đèn LED trong khai thác hải sản

Đưa ra được quy trình công nghệ khai thác kết hợp đèn LED cho một số nghề (lưới vây, chụp mực, mành đèn, khai thác hải sản, kết hợp ánh sáng tăng hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường

- Đánh giá sử dụng nguồn sáng trên các đội tàu khai thác hải sản kết hợp ánh sáng (lưới vây, chụp mực, mành đèn)

- Nghiên cứu ứng dụng ánh sáng đèn LED trong nghề chụp mực, lưới vây, mành đèn) khai thác hải sản

- Xây dựng, nhân rộng mô hình

- Báo cáo đánh giá sử dụng nguồn sáng trên các đội tàu khai thác hải sản kết hợp ánh sáng (lưới vây, chụp mực, mành đèn)

- Giải pháp ứng dụng ánh sáng đèn LED trong nghề chụp mực, lưới vây, mành đèn v.v…

- Quy trình công nghệ khai thác kết hợp đèn LED cho một số nghề (lưới vây, chụp mực, mành đèn) khai thác hải sản.

- Mô hình ứng dụng đèn LED trong một số nghề khai thác hải sản.

Các vùng biển và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản

2012- 2020

3.000

 

4.

Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm phát thải hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản

Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho từng đối tượng nuôi trng

- Nghiên cứu một số phụ gia có khnăng tăng hấp thụ đối với tôm, cá

- Nghiên cứu thành phần thức ăn tăng khả năng hấp thụ đối với tôm, cá

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đối với cá nước ngọt

- Phụ gia tăng khả năng hấp thụ

- Thành phần thức ăn tăng hấp thụ

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn

Các vùng trong cả nước

2012 – 2015

8.000

 

5.

Mô hình khuyến nông, tuyên truyền, tập huấn về sử dụng hiệu quả thức ăn, sử dụng đèn LED trong khai thác

Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng hiệu quả khai thác và giảm nhiên liệu sử dụng, giảm phát thải KNK

Xây dựng mô hình Đào tạo, tập huấn Chuyển giao công nghệ

- Mô hình

- Tập huấn 3000 lượt người

Các vùng trong cả nước và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác hải sản

2013- 2015

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo kiệt nhằm giảm phát thải và cải thiện sinh kế cho người dân địa phưong

- Cải thiện chất lượng rừng, tăng 30% trữ lượng các bon của rừng;

- Tăng 20% thu nhập từ rừng cho người dân địa phương

- Đánh giá hiện trạng chất lượng rừng nghèo kiệt và trữ lượng các bon hiện tại

- Xác định giải pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng

- Phát triển các cây lâm sản ngoài gỗ

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và cây trồng lựa chọn cho cải tạo, nâng cao chất lượng rừng

- Báo cáo hiện trạng chất lượng rừng nghèo kiệt và trữ lượng các bon hiện tại

- Giải pháp kỹ thuật, cơ cấu cây trồng

- Các biện pháp kỹ thuật và cây trồng lựa chọn cho cải tạo, nâng cao chất lượng rừng

- 2 triệu ha rừng được làm giàu, nâng cao chất lượng

Vùng miền núi phía Bắc

2011- 2020

30.000

 

2.

Bảo tồn rừng thông qua cơ chế giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD)

- Xây dựng được cơ sở pháp lý và khoa học cho thực hiện dự án REDD ở Việt Nam

- Xây dựng và triển khai chi trả cho giảm phát thải

- Xác định mức phát thải tham chiếu

- Xác định tiềm năng giảm phát thải

- Xây dựng cơ sở pháp lý cho triển khai REDD

- Triển khai thực hiện chi trả cho thực hiện REDD

- Mức phát thải tham chiếu

- Tiềm năng giảm phát thải

- Cơ sở khung pháp lý, hướng dẫn cho triển khai REDD

- Thực hiện chi trả cho thực hiện REDD

- 2 triệu ha rừng được bảo tồn thông qua cơ chế REDD

Vùng Bc Trung bộ

20112020

30.000

 

3.

Trồng rừng hấp thụ các bon kết hợp phòng hộ và sản xuất ở vùng đầu nguồn và ven biển

- Trng mới 1 triệu ha rừng và đến 2020 hấp thụ khoảng 500 triệu tấn CO2.

- Tăng cường năng lực phòng hộ cho vùng đầu nguồn và ven biển

- Xác định các vùng trồng và cơ cấu cây trồng

- Xác định trữ lượng các bon cơ sở và khả năng hấp thụ các bon của rừng

- Trồng mới 1 triệu ha rừng

- Các vùng trồng và cơ cấu cây trồng

- Trữ lượng các bon cơ sở và khả năng hấp thụ các bon của rừng

- Trồng mới 1 triệu ha rừng

Miền núi phía Bắc; Bắc Trung bộ; Nam Trung Bộ; Đông Nam bộ; ven biển

2011 – 2020

30.000

 

4.

Tăng cường b cha các bon trong các hệ thống canh tác đất dốc và nông lâm kết hợp

Tăng 30% trữ lượng các bon trong các loại hình sử dụng đất dốc

- Đánh giá hiện trạng phát thải và trữ lượng các bon của các loại hình sử dụng đất dốc điển hình

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon và giảm phát thải.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng phát thải và trữ lượng các bon của các loại hình sử dụng đất dốc điển hình

- Tài liệu hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon và giảm phát thải

- 50% diện tích canh tác đất dốc áp dụng các biện pháp tăng cường b cha các bon và giảm phát thải

Miền núi phía Bắc

2011 – 2020

30.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Nghiên cứu xây dựng quy trình điều hành hệ thống thủy lợi theo hướng tiết kiệm năng ượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính

Xây dựng được quy trình điều hành hệ thống thủy lợi theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính.

- Đánh giá khả năng, năng lực của các công trình hiện tại

- Nghiên cứu xây dụng quy trình điều hành hệ thống thủy lợi theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính

- Xây dựng mô hình hệ thống thủy lợi tưới theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính

- Báo cáo đánh giá khả năng, năng lực của các công trình hiện tại

- Quy trình điều hành hệ thống thủy lợi theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính

- Mô hình hệ thống thủy lợi tưới theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính

Các vùng trong cả nước

20122020

10.000

 

2.

ng dụng các giải pháp và thiết bị để tiết kiệm điện năng cho các công trình tưới tiêu bằng bơm điện

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm bơm điện, tăng hiệu suất góp phần tiết kiệm 20% năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính

- Khảo sát đánh giá hiện trạng, hiệu suất hoạt động trạm bơm 1000m3/h, 4000m3/h, 8000m3/h, 11000m3/h

- Nghiên cứu ứng dụng nâng cao hiệu suất tiết kiệm điện của các thiết bị dùng điện như thiết bị bù hệ s công suất, biến tần .

- Nghiên cứu tích hợp các bộ điều khiển trong đó có sử dụng các thiết bị nâng cao hệ số công suất cho các trạm bơm loại 1000m3/h, 4000m3/h, 8000m3/h, 11000m3/h

- Thử nghiệm cải tạo 4 trạm bơm.

- Giải pháp tích hợp các bộ điều khiển trong đó có sử dụng các thiết bị nâng cao hệ s công suất cho các trạm bơm loại 1000m3/h, 4000m3/h, 8000m3/h, 11000m3/h

- 4 trạm bơm được cải tạo.

Các vùng trong cả nước

2012 - 2020

50.000

 

3.

Khuyến nông, mô hình, đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng cho một số vùng trồng lúa trọng điểm.

Phát triển các mô hình hiệu quả ở một số vùng lúa trọng điểm

Xây dựng mô hình Đánh giá hiệu quả mô hình

Đào tạo, tập huấn

- Mô hình

- 3000 lượt người được tập huấn, tham quan học tập

Các vùng sản xuất lúa trọng điểm

2014 - 2017

30.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.

Nghiên cứu mô hình xã hội hóa công tác thu gom, phân loại rác thải nông thôn và làng nghề

Xây dựng và hướng dẫn triển khai được quy hoạch làng nghề theo, hướng ít gây phát thải KNK.

- Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng quy hoạch làng nghề theo hướng ít gây phát thải KNK

- Triển khai xây dựng quy hoạch phát triển, làng nghề bền vững, ít phát thải KNK

- Cơ sở khoa học xây dựng quy hoạch làng nghề theo hướng ít gây phát thải KNK.

- Quy hoạch phát trin làng nghề bền vững, ít phát thải KNK trong phạm vi cả nước

Các vùng trong cả nước

2012- 2020

20.000

 

2.

Nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý rác thải hữu cơ trong nông thôn

Lựa chọn được công nghệ phù hợp trong xử lý rác thải nông thôn

- Lựa chọn, thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ;

- Xây dựng mô hình trình diễn

- Quy trình công nghệ

- Các lớp đào tạo, tập huấn

Một s vùng nông thôn trọng điểm

2013- 2020

20.000

 

3.

Nghiên cứu áp dụng công nghệ phục vụ sản xuất sạch hơn trong ngành nghề nông thôn

Áp dụng được công nghệ sản xuất sạch hơn trong ngành nghề nông thôn nhằm tiết kiệm năng lượng giảm chất thải và KNK.

- Xác định một số công nghệ và mô hình sản xuất sạch hơn trong ngành nghề nông thôn.

- Xây dựng hướng dẫn, triển khai công nghệ sản xuất sạch hơn trong ngành nghề nông thôn trong cả nước

- Hướng dẫn, triển khai công nghệ sản xuất sạch hơn trong ngành nghề nông thôn trong cả nước

- Ít nhất 20 mô hình áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn

Các vùng trong cả nước

2012-2020

50.000

 

4.

Nghiên cúu các giải pháp thay đổi cơ cấu chất đốt khu vực nông thôn

Thay đổi được cơ bản cơ cấu chất đốt khu vực nông thôn, chuyển từ việc sử dụng than, củi cho các nhu cầu cuộc sng sang các loại chất đốt ít phát thải KNK hơn

- Xác định cơ cấu chất đốt phù hợp điều kiện sống ở khu vực nông thôn nhằm ít phát thải KNK

- Xây dựng hướng dẫn, triển khai thay đổi cơ cấu chất đốt khu vực nông thôn

- Hướng dẫn, triển khai thay đổi cơ cấu chất đốt khu vực nông thôn

- Một số mô hình áp dụng

Các vùng trong cả nước

20122020

10.000

 

5.

Xây dựng mô hình, tuyên truyền, tập huấn thu gom, xử lý rác thải, sản xuất sạch hơn và thay đổi chất đốt trong nông thôn

Tăng cường năng lực cho nông dân trong sản xuất làng nghề và sử dụng năng lượng

- Xây dựng mô hình trình diễn;

- Hỗ trợ thiết bị xử

- Đào tạo, tập huấn

- Quy trình thu gom, xử lý rác thải, sản xuất sạch hơn và thay đổi chất đốt trong nông thôn - 3000 hộ được hỗ trợ.

Các vùng trong cả nước

2013- 2010

20.000

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.740

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.151.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!