ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
30/2007/QĐ-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
31 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN
2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính
phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế, xã hội;
Căn cứ Quyết định số
210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các
nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân
sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định số 219/2006/QĐ-TTg ngày
29/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg
ngày 29/6/2006 và Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng
Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-TTg
ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ
chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg
ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết
định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ,
chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Căn cứ Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến
lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số
96/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ
7 về quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010 và định
hướng đến năm 2020;
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU
ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế
lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 981/TT-SNN ngày 15/6/2007 về việc
xin phê duyệt quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 -
2010, định hướng đến năm 2020; đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại
văn bản số 61/SKH-KTN ngày 24/01/2007 về việc thẩm định quy hoạch phát triển
lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát
triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm
2020; với nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
1.1- Về môi trường:
Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng; khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh tự nhiên, kết hợp với trồng rừng để đảm bảo độ che phủ của rừng đạt trên
60% từ nay đến năm 2010; duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng
trong giai đoạn 2010 - 2020.
1.2- Về Kinh tế: Hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung
đảm bảo cung ứng tối đa nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột giấy và giấy An
Hòa, các cơ sở chế biến gỗ, đũa xuất khẩu, ván nhân tạo, ván thanh, bao bì của
tỉnh.
Xây dựng và phát
triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế,
đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ, củi và các loại lâm sản khác cho phát
triển kinh tế của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản phẩm kinh tế
quốc dân.
Chuyển đổi cơ cấu
cây trồng hợp lý, áp dụng các giải pháp lâm sinh hiệu quả để tăng năng suất, chất
lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập/ha đất sản xuất
lâm nghiệp.
1.3- Về xã hội:
Giải quyết việc làm cho 35.000 đến 40.000 lao động hàng năm, đồng thời đảm bảo
giữ gìn trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn.
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1- Giai đoạn
2006 - 2010
- Quản lý bảo vệ
rừng: 1.914.310 ha (bình quân 382.862 ha/năm gồm rừng tự nhiên, rừng trồng chưa
đến tuổi khai thác, trong đó: rừng phòng hộ 621.500 ha, rừng đặc dụng 234.045
ha, rừng sản xuất 1.058.765 ha).
- Khoanh nuôi phục
hồi rừng: 12.800 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng).
- Trồng rừng:
56.845 ha (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); trong đó trồng rừng tập
trung 54.000 ha; trồng rừng phân tán 2.845 ha.
- Khai thác:
21.750 ha rừng trồng, sản lượng gỗ 1.730.000 m3; 29.583 ha Tre nứa,
sản lượng 355.000 tấn.
- Sản phẩm chế biến:
Giấy và bột giấy (130.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 triệu đôi/năm) và các loại
sản phẩm khác: bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...
- Sản xuất 118,1
triệu cây giống, bình quân 23 - 24 triệu cây/năm.
2.2- Giai đoạn 2010 -
2020
a) Giai đoạn 2011 - 2015
- Duy trì và nâng cao chất
lượng độ che phủ của rừng.
- Quản lý bảo vệ:
2.107.743 ha (bình quân 421.548 ha/năm).
- Trồng và chăm sóc rừng
84.933 ha (bình quân 16.986 ha/năm).
- Khai thác:
+ Gỗ nguyên liệu:
5.445.000 m3, diện tích 54.450 ha (bình quân: 1.089.000 m3/năm;
diện tích 10.890 ha/năm)
+ Tre nứa: 1.675.000 tấn,
diện tích 139.583 ha (bình quân 335.000 tấn/năm; diện tích 27.916 ha/năm)
- Sản phẩm chế biến: Giấy
và bột giấy (300.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 triệu đôi/năm) và các loại sản
phẩm khác: bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...
- Sản xuất 176,837 triệu
cây giống (bình quân: 35-36 triệu cây/năm).
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Duy trì và nâng cao chất
lượng độ che phủ của rừng.
- Quản lý bảo vệ:
2.148.225 ha (bình quân 429.645 ha/năm).
- Trồng và chăm sóc rừng
77.500 ha (bình quân 15.500 ha/năm).
- Khai thác:
+ Gỗ nguyên liệu:
7.650.000 m3, diện tích 76.500 ha (bình quân: 1.530.000 m3/năm;
diện tích 15.300 ha/năm)
+ Tre nứa: 2.500.000 tấn,
diện tích 208.333 ha (bình quân 500.000 tấn/năm; diện tích 41.666 ha/năm).
- Sản phẩm chế biến: Giấy
và bột giấy (300.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 - 20 triệu đôi/năm) và các loại
sản phẩm khác: bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...
- Sản xuất 162,78 triệu
cây giống (bình quân 32 - 33 triệu cây/năm).
3.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 445.847,9 ha, trong
đó:
3.1- Quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Tuyên Quang như
sau:
a) Rừng phòng hộ:
138.442,5 ha; chiếm 31% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: Đất có rừng
118.519,5 ha; Đất chưa có rừng 19.923 ha (so với hiện trạng diện tích rừng
phòng hộ giảm 110.484,9 ha).
b) Rừng đặc dụng:
48.899,7 ha chiếm 11% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: Đất có rừng 46.028,9
ha; Đất chưa có rừng 2.870,8 ha (so với hiện trạng diện tích rừng đặc dụng
giảm 31.343,7 ha).
c) Rừng sản xuất:
258.505,7 ha chiếm 58% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: Đất có rừng
201.633,1 ha; Đất chưa có rừng 56.872,6 ha (so với hiện trạng diện tích rừng
sản xuất tăng 141.828,6 ha).
3.2- Dự kiến quy hoạch theo loại hình kinh doanh
như sau:
- Sản xuất gỗ lớn: Diện tích rừng sản xuất thuộc
huyện Na Hang, phía bắc huyện Chiêm Hóa.
- Sản xuất gỗ nhỏ, nguyên liệu: Diện tích rừng sản
xuất các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương; Thị xã và phía nam huyện Chiêm Hóa.
4.
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
4.1- Quy hoạch xây dựng vốn rừng
a) Các hạng mục phát triển vốn rừng
Hạng mục
|
Đơn vị tính
|
Giai đoạn
|
2006 - 2010
|
2011 - 2015
|
2016 - 2020
|
1. Bảo vệ rừng
|
ha
|
1.914.310
|
2.107.743
|
2.148.225
|
2. Khoanh nuôi phục hồi
rừng
|
ha
|
12.800
|
|
|
3.Trồng và chăm sóc rừng
|
ha
|
56.845
|
84.933
|
77.500
|
4. Sản xuất cây
giống
|
triệu cây
|
118,1
|
176,837
|
162,780
|
5. Xây dựng vườn
ươm
|
|
|
|
|
a) Trung tâm giống cấp
I
|
trung tâm
|
01
|
|
|
b) Vườn ươm cấp II
|
|
43
|
|
|
b) Đối tượng áp dụng
Bảo vệ rừng: Đối tượng là
rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có.
Phục hồi rừng: Đối tượng
là trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh (trạng thái Ic) với số lượng cây gỗ
tái sinh > 1.000 cây/ha, số cây tái sinh triển vọng có chiều cao (h) trên 1m
chiếm > 50% tổng số cây tái sinh thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được đưa
vào đối tượng khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng.
Đối tượng trồng rừng bao
gồm:
- Đất rừng trồng sau khai
thác.
- Đất trống trảng cỏ
(Ia), đất trống cây bụi (Ib) thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất
có khả năng tiếp cận, đảm bảo tiêu chuẩn là đất trồng rừng, đều thuộc đối tượng
trồng rừng.
- Đất trống gỗ rải rác
(Ic) không đủ mật độ tái sinh theo quy định, chất lượng tái sinh không đảm bảo
và những diện tích khoanh nuôi không thành rừng thuộc đối tượng rừng sản xuất
có thể đưa vào cải tạo để trồng rừng kinh tế.
c) Biện pháp kỹ thuật cụ
thể
Tuân thủ theo quy trình kỹ
thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn kỹ thuật của sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang. Quá trình thực hiện cần
chú ý:
- Bảo vệ rừng: Kết hợp với
xây dựng đường băng cản lửa và chòi canh phát hiện lửa rừng và tăng cường các
biện pháp bảo vệ rừng.
- Trồng rừng cần chú ý tới
loài cây trồng:
+ Rừng đặc dụng: Chọn loại
cây trồng là các loài cây bản địa: Lát hoa, Trám, Sấu, Muồng, các loài
tre...phù hợp với từng khu rừng đặc dụng.
+ Rừng phòng hộ: Chọn loại
cây trồng sinh trưởng nhanh, có tác dụng phòng hộ tốt như: các loài keo (Keo
tai tượng, keo lá tràm, keo lai), cây bản địa như: Lát, Trám, Muồng, Mỡ, Tre,
Luồng...)
+ Rừng sản xuất: Thực hiện
theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng
rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, cụ thể các loài Keo (Keo tai tượng,
Keo lá tràm, Keo lai), Mỡ, Bồ đề, Xoan ta, tre, luồng...
4.2- Quy hoạch khai thác,
chế biến
a) Khai thác
Đối tượng: Rừng trồng
kinh tế đến tuổi thành thục công nghệ; rừng tre nứa các loại là rừng sản xuất,
rừng phòng hộ có độ tàn che trên 80%.
Diện tích, sản lượng đưa
vào khai thác hàng năm:
Năm khai thác
|
Khai thác gỗ
|
Lâm sản ngoài gỗ (tre nứa)
|
Diện tích (ha)
|
Sản lượng (m3)
|
Diện tích (ha)
|
Sản lượng (tấn)
|
Giai đoạn 2006 - 2010
|
21.750
|
1.730.000
|
29.583
|
355.000
|
2006
|
2.000
|
150.000
|
1.250
|
15.000
|
2007
|
2.550
|
205.000
|
1.250
|
15.000
|
2008
|
2.750
|
220.000
|
1.250
|
15.000
|
2009
|
6.500
|
520.000
|
11.250
|
135.000
|
2010
|
7.950
|
635.000
|
14.583
|
175.000
|
Giai đoạn 2011 - 2015
|
54.450
|
5.445.000
|
139.583
|
1.675.000
|
Giai đoạn 2016 - 2020
|
76.500
|
7.650.000
|
208.333
|
2.500.000
|
b) Chế biến
Căn cứ vào Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và hiện trạng các
cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn toàn tỉnh, dự kiến quy hoạch mạng lưới chế
biến lâm sản của tỉnh như sau:
- Nhà máy (NM) chế biến: Duy trì số lượng nhà máy hiện có (NM chế biến gỗ, NM giấy
Tuyên Quang), xây dựng mới 8 nhà máy chế biến lâm sản gồm: giấy và bột giấy An
Hòa, ván ép nhân tạo MDF, sản xuất bao bì, chế biến đũa, sản xuất mây tre đan.
- Các xưởng chế biến: Duy trì và phát triển 13 cơ sở chế biến lâm sản hiện có tại
các địa phương.
- Cơ sở chế biến đồ
gia dụng: Tập trung xây dựng 43 cơ sở chế biến đồ gia dụng tại các trung
tâm cụm xã trên địa bàn các huyện.
- Mặt hàng chủ lực: Giấy
và bột giấy, gỗ xuất khẩu, bao bì công nghiệp, ván nhân tạo MDF, đũa xuất khẩu,
mây tre đan xuất khẩu, đồ gia dụng...
Xây dựng nhà máy chế biến,
cơ sở chế biến phải dựa trên nguyên tắc có quy hoạch vùng nguyên liệu được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
4.3- Định hướng thị trường
và tiêu thụ sản phẩm
Thị trường trong nước, thị
trường nội tỉnh: Khi nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, các nhà máy chế biến gỗ
đi vào hoạt động thì nhu cầu về gỗ trên 700.000 m3/năm, tre nứa trên
200.000 tấn/năm (dự kiến đến năm 2010). Đây là thị trường quan trọng nhất để
tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng và tre nứa.
Ngoài ra, cần khai thác
có hiệu quả thị trường các nước trong khu vực.
Những mặt hàng chủ lực
bao gồm: giấy và bột giấy, sản phẩm gỗ sơ chế, đồ mộc cao cấp, dụng cụ thể
thao, bao bì công nghiệp, đũa xuất khẩu... là những sản phẩm có khả năng tiêu
thụ trên thị trường trong nước và thế giới.
Để mở rộng thị trường
tiêu thụ, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp thị với thị trường
trong nước và quốc tế, tìm kiếm những cơ hội cho việc mở rộng thị trường tiêu
thụ lâm sản của tỉnh. (có bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên
Quang tỷ lệ 1: 100.000 kèm theo)
4.4- Quy hoạch khác
Quá trình phát triển lâm
nghiệp cần kết hợp hài hòa với sự phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn;
phát triển lâm nghiệp kết hợp với các chương trình và dự án trong tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thực hiện việc lồng ghép và xây dựng cơ sở hạ
tầng cho ngành lâm nghiệp (nhà ở, đường lâm nghiệp, trang thiết bị kỹ thuật...);
đồng thời kết hợp với các ngành Du lịch và thương mại để thực hiện chương trình
phát triển du lịch.
4.5- Các giải pháp thực
hiện
a) Tổ chức quản lý và tổ
chức sản xuất
Tổ chức quản lý: Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.
Tổ chức sản xuất:
- Tạo
điều kiện thuận lợi để Công ty Cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang hoạt động,
cung ứng tối đa nguyên liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa.
- Hoàn thiện môi trường đầu
tư để Công ty cổ phần giấy An Hòa đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.
- Đối với các lâm trường:
Tiếp tục thực hiện củng cố sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh
theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.
- Rà soát, củng cố các
ban quản lý dự án 661; thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ hồ thủy điện Tuyên
Quang, Ban quản lý rừng đặc dụng Cham Chu.
- Khai thác triệt để tiềm
năng lao động trên địa bàn các địa phương. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân
lực cho phát triển lâm nghiệp. Huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức
tham gia vào việc xây dựng phát triển rừng.
b) Giải pháp về khoa học
và công nghệ
Đầu tư tuyển chọn, xây dựng
nguồn giống, nhập hạt giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất, cung ứng
giống lâm nghiệp phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm. Tăng cường áp dụng các
công nghệ chế biến mới để nâng cao năng lực chế biến và hiệu quả sử dụng gỗ rừng
trồng. Đẩy mạnh việc tinh chế sản phẩm và sản xuất đồ gỗ chất lượng cao.
Khuyến khích các tổ chức,
cá nhân đầu tư ứng dụng các công nghệ mới; đầu tư cho thử nghiệm các mô hình điểm.
Tăng cường đội ngũ cán bộ
khuyến lâm cho các cơ sở: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong hoạt động
khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học với các chủ sản
xuất kinh doanh lâm nghiệp để nhận được sự hỗ trợ và dịch vụ khoa học.
Đào tạo nghề cho lực lượng
lao động nông thôn.
c) Giải pháp về thực hiện
các chính sách
- Chính sách đất đai
+ Triển khai đóng mốc
phân định ranh giới 3 loại rừng trên thực địa theo kết quả rà soát quy hoạch lại
3 loại rừng.
+ Đẩy nhanh tiến độ giao
đất, giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng
vào mục đích lâm nghiệp.
+ Các chủ đất là công ty
lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng thực hiện cơ chế khoán đất trồng
rừng cho các hộ trên địa bàn.
- Chính sách thu hút vốn
đầu tư
+ Thực hiện chính sách ưu
đãi về thuế đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng và phát triển lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Khuyến khích các hình
thức liên doanh, liên kết (đầu tư, bảo hộ, bao tiêu sản phẩm...) giữa nhà máy,
cơ sở chế biến... với người trồng rừng: Các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản hợp
đồng với chủ hộ được giao đất theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ
phân chia có phần ưu tiên cho người trồng rừng để thu hút người dân tham gia trồng
rừng.
- Chính sách hưởng lợi
Thực hiện theo quy định tại
Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày
06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức
thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày
12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Hợp tác quốc tế
+ Sử
dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
trong phát triển nông thôn miền núi, phát triển lâm nghiệp cộng đồng.
+ Khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận, trao
đổi, hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế lâm
nghiệp.
+ Hoàn thiện môi trường đầu
tư, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực: trồng rừng, chế
biến lâm sản.
- Phòng chống cháy rừng
+ Đẩy mạnh tuyên truyền,
giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp
nhân dân, chính quyền cơ sở và chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy,
chữa cháy rừng.
+ Tăng cường kiểm tra, thực
hiện tốt việc cảnh báo, dự báo và kiểm soát lửa rừng; củng cố, kiện toàn lực lượng
kiểm lâm địa bàn để phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng, đốt rừng
trái phép; trang bị đủ điều kiện, phương tiện công tác cho lực lượng thường trực
tìm kiếm cứu nạn bảo đảm ứng phó kịp thời với những tình huống cháy rừng nghiêm
trọng có thể xảy ra.
- Giải pháp về vốn
+ Vốn ngân sách: Đầu tư
trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ một phần cây giống trồng rừng sản
xuất bằng nguồn vốn thực hiện dự án 5 triệu ha rừng hàng năm; trong đó mức hỗ
trợ trồng rừng sản xuất đối với các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức không phải
là doanh nghiệp bình quân 2.000.000 (hai triệu) đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể do Ủy
ban nhân dân tỉnh quy định hàng năm).
+ Vốn tín dụng: Đầu
tư trồng rừng sản xuất được vay vốn ưu đãi theo quy định của Chính phủ tại Nghị
định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về thi hành Luật Đầu
tư.
+ Vốn liên doanh,
liên kết: Áp dụng đối với rừng sản xuất, nguồn vốn liên doanh liên kết của các
ngành.
+ Vốn tự có của nhân dân:
Thông qua sức lao động (nhân lực) sử dụng vào việc bảo vệ, khoanh nuôi tái
sinh, trồng rừng. Vốn đầu tư vào trồng rừng trang trại, nông lâm kết hợp mà người
dân có thể huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi để phát triển rừng.
- Giải pháp về nguồn nhân
lực
+ Đầu tư thỏa đáng cho việc
đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.
+ Đào tạo dưới nhiều hình
thức khác nhau: Đào tạo dài hạn, ngắn hạn; đào tạo tập trung hoặc đào tạo tại
chỗ...
+ Tăng cường đội ngũ cán
bộ khoa học kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn cho các Ban
quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các dự án lâm nghiệp, các lâm trường, các
hợp tác xã lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý Nhà nước
+ Tăng cường mối liên kết
về quản lý Nhà nước theo ngành và lãnh thổ theo quy định của pháp luật.
+ Khuyến khích tăng cường
mối liên kết giữa các chủ rừng, công ty lâm nghiệp, ban quản lý dự án trồng rừng,
hợp tác xã lâm nghiệp với các nhà máy chế biến, các công ty liên doanh trồng,
chế biến, tiêu thụ lâm sản hàng hóa.
+ Đẩy nhanh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.
+ Củng cố, kiện toàn hệ
thống bảo vệ thực vật để chủ động phòng trừ sâu bệnh hại vườn ươm và rừng trồng.
+ Triển khai thực hiện Đề
án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh.
+ Tổ chức tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ rừng;
về chính sách phát triển lâm nghiệp, chính sách thu hút đầu tư; về nội dung quy
hoạch phát triển lâm nghiệp đặc biệt là các chương trình phát triển lâm nghiệp
của tỉnh.
5. Tổng hợp đầu tư và hiệu quả
5.1- Tổng hợp đầu tư
a) Giai đoạn 2006 - 2010:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư 560.947 triệu đồng.
Tính theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách: 159.462
triệu đồng; chiếm 28,5 %.
- Vốn tín dụng: 281.160
triệu đồng; chiếm 50,0 %.
- Vốn liên doanh: 80.217
triệu đồng; chiếm 14,5 %.
- Vốn tự có: 40.108 triệu
đồng; chiếm 7,0 %.
b) Giai đoạn 2011 - 2015:
774.784 triệu đồng.
c) Giai đoạn 2016 - 2020:
707.528 triệu đồng.
5.2- Nhu cầu lao động:
Bình quân 37.000 người/năm.
5.3- Dự báo hiệu quả
a) Hiệu quả về môi trường
Ổn định và phát triển bền
vững hệ thống 3 loại rừng, đảm bảo độ che phủ của rừng tỉnh Tuyên Quang trên
60% giai đoạn 2006 - 2010; duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng
trong giai đoạn 2010 - 2020, phát huy khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn nguồn
gen quý hiếm.
Nâng cao sự ổn định hệ
sinh thái rừng và môi trường.
Phát triển rừng là cơ sở
cho việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch cội nguồn của một số hệ
sinh thái rừng Cham Chu, Na Hang, Tân Trào.
b) Hiệu quả về kinh tế
Cung cấp ổn định gỗ và
lâm sản cho nhu cầu xã hội vào năm 2015, định hướng đến năm 2020, góp phần tăng
GDP của ngành lâm nghiệp trong tổng GDP của tỉnh.
Hình thành các vùng
nguyên liệu tập trung, chủ động đáp ứng cho các nhu cầu nguyên liệu của các nhà
máy chế biến trong tỉnh.
Nâng giá trị thu nhập
bình quân trên 1 ha đất lâm nghiệp ước tính khoảng 4,2 - 5,4 triệu đồng/ha/năm
trở lên.
Bình
quân thu nhập của hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp ước tính doanh thu từ
tiền bán sản phẩm: 10 - 14 triệu đồng/hộ/năm (trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu
cho chế biến); 8 - 12 triệu đồng/hộ/năm (trồng rừng nguyên liệu giấy).
Hỗ trợ và tạo điều kiện
cho các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, điện năng, du lịch, dịch vụ...
cùng phát triển.
c) Hiệu quả về xã hội
Tạo việc làm cho khoảng
37.000 lao động/năm trên địa bàn tỉnh, ổn định và nâng cao đời sống dân cư về mọi
mặt, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn miền
núi.
Giải quyết việc làm, đời
sống ổn định là nhân tố quan trọng để ổn định xã hội, thực hiện các chính sách
xã hội của Nhà nước và địa phương trên địa bàn dân cư.
d) Hiệu quả về an ninh quốc
phòng
Phát triển lâm nghiệp ổn
định và bền vững, gắn liền với việc triển khai đồng bộ các chính sách của Đảng
và Nhà nước là nền tảng cho việc củng cố an ninh quốc phòng.
6.
Xác định danh mục các dự án ưu tiên
6.1- Dự án đóng mốc 3 loại
rừng tỉnh Tuyên Quang
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách Trung ương.
- Thời gian thực hiện:
Năm 2007.
6.2- Dự án tăng cường
năng lực sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách và tín dụng (Ngân sách Trung ương: 10% từ dự án 661; Còn lại là nguồn vốn
tín dụng, vốn liên doanh, vốn tự có...).
- Thời gian thực hiện:
2007 - 2010.
6.3- Dự án rà soát, quy
hoạch lại và quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu cho nhà máy bột giấy và giấy
An Hòa tỉnh Tuyên Quang và các cơ sở chế biến lâm sản tập trung
- Nguồn kinh phí: từ nguồn
vốn liên kết của Công ty Cổ phần giấy An Hòa và các doanh nghiệp chế biến.
- Thời gian thực hiện
2007 - 2008.
6.4- Dự án xây dựng rừng
phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Tuyên Quang
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách.
- Thời gian thực hiện:
năm 2007
6.5- Dự án phục hồi độ
che phủ của rừng Văn hóa lịch sử ATK-Tân Trào
- Nguồn kinh phí: Ngân sách.
- Thời gian thực hiện:
2007 - 2010.
6.6- Dự án di dân ra khỏi
các khu rừng đặc dụng, phòng hộ rất xung yếu
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách.
- Thời gian thực hiện:
2006 - 2008.
6.7- Dự án Theo dõi diễn
biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách.
- Thời gian thực hiện:
2006 - 2010.
6.8- Dự án giao đất, giao
rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách.
- Thời gian thực hiện:
2007 - 2008.
6.9- Hợp phần Dự án trồng
mới 5 triệu ha rừng quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách.
- Thời gian thực hiện:
2007 - 2010.
6.10- Dự án rừng đặc dụng
Cham Chu
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách và kinh phí Viện trợ.
- Thời gian thực hiện:
2007 - 2010.
6.11- Dự án bảo tồn đa dạng
sinh học (bảo tồn loài Voọc mũi hếch, các loài động, thực vật quý hiếm khác...)
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách và kinh phí Viện trợ.
- Thời gian thực hiện:
2007 - 2010.
6.12- Dự án rà soát, quy
hoạch lại mạng lưới các cơ sở chế biến lâm sản tập trung của tỉnh.
- Nguồn kinh phí: Ngân
sách.
- Thời gian thực hiện:
2008.
Điều
2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối
có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã tổ chức thực hiện và đưa các nội dung của Quy hoạch phát triển lâm nghiệp
vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương; xây dựng và hướng
dẫn các địa phương, các chủ rừng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật lâm sinh để
nâng cao năng suất, chất lượng rừng và khai thác, sử dụng rừng có hiệu quả.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất cân đối, bố trí vốn ngân sách
và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch phát
triển lâm nghiệp.
3. Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các địa phương, các chủ rừng rà
soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê đất lâm nghiệp, giao rừng, cho
thuê rừng trồng là rừng sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch
phát triển lâm nghiệp; xây dựng các chương trình, dự án thực hiện việc kiểm kê
rừng, kiểm kê đất lâm nghiệp theo định kỳ 5 năm một lần và đề xuất biện pháp bổ
sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm
chỉ đạo các địa phương, các ban quản lý rừng tổ chức tốt việc quản lý bảo vệ rừng
trên địa bàn; giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng rừng tự nhiên, rừng trồng
phòng hộ, đặc dụng bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
5. Các sở, ngành chức năng và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
có trách nhiệm lồng ghép các chương trình mục tiêu và tổ chức thực hiện có hiệu
quả các nội dung của quy hoạch phát triển lâm nghiệp liên quan đến ngành, địa
phương.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã theo dõi,
đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp hàng năm và đề xuất kịp
thời việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết để phù hợp với thực tế.
Điều
3. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các
ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các
Ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Thị Quang
|