ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
25/2007/QĐ-UBND
|
Mỹ
Tho, ngày 15 tháng 6 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ, CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI
THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 101/2006/NQ-HĐND ngày 27/9/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Tiền Giang về thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát
lòng sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc quản
lý, cấp phép thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai, hướng
dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường, thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phòng
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, CẤP PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2007/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản
lý, cấp phép thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản cát lòng sông
Tiền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Quy định
này bao gồm:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản; cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng
sản.
2. Tổ chức làm nhiệm vụ điều tra
cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động
khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Điều 3.
Trong Quy định này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều tra cơ bản địa chất về
tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tổng quan tiềm năng khoáng sản trên cơ sở
điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động
khảo sát, thăm dò khoáng sản.
2. Hoạt động khoáng sản bao gồm
những hoạt động: khảo sát khoáng sản, thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản và
chế biến khoáng sản.
- Khảo sát khoáng sản: là hoạt động
nghiên cứu tư liệu địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát thực địa nhằm
khoanh định khu vực có triển vọng để thăm dò khoáng sản.
- Thăm dò khoáng sản: là hoạt động
nhằm tìm kiếm, phát hiện, xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện
kỹ thuật khai thác, kể cả việc lấy, thử nghiệm mẫu công nghệ và nghiên cứu khả
thi về khai thác khoáng sản.
- Khai thác khoáng sản: là hoạt
động xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực
tiếp nhằm thu khoáng sản.
- Chế biến khoáng sản: là hoạt động
phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản
đã khai thác.
3. Kinh doanh khoáng sản là các
hoạt động mua bán, vận chuyển, bốc dỡ, tiêu thụ, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích
sinh lợi, nhưng không trực tiếp khai thác khoáng sản.
Chương II
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 4. Thẩm
quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Thẩm quyền và trách nhiệm quản
lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo quy định tại Điều 6 của
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Khoáng sản (Nghị định số 160/2005/NĐ-CP).
Điều 5. Nhiệm
vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp,
Sở Xây dựng
Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà
nước của các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng do Bộ trưởng
các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng quy định.
Chương III
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 6. Phạm
vi hoạt động của tổ chức, cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt
động bao gồm:
a) Doanh nghiệp trong nước, kể cả
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký
kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản;
b) Doanh nghiệp nước ngoài có
văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam được khảo sát, thăm dò;
c) Cá nhân có đăng ký kinh doanh
hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm
vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại
Khoản 1 điều này có các điều kiện sau đây thì được xem xét cấp giấy phép hoạt động
khoáng sản:
a) Có đề án thăm dò, dự án khai
thác phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản
cát lòng sông đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phải có đầy đủ năng lực theo
quy định về nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò,
khai thác tiên tiến, vốn đầu tư ...
c) Có báo cáo đánh giá tác động
môi trường hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
d) Các quy định có liên quan của
các Bộ, ngành Trung ương (nếu có).
Điều 7. Điều
kiện hành nghề khảo sát, thăm dò
Tổ chức chuyên ngành về địa chất
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc các tổ chức
kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp
luật về đầu tư được hành nghề khảo sát, thăm dò khoáng sản khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Có người phụ trách kỹ thuật
là kỹ sư địa chất đã công tác thực tế trong công tác thăm dò khoáng sản ít nhất
là năm (05) năm; có hiểu biết và nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về
thăm dò khoáng sản;
2. Có cán bộ, công nhân kỹ thuật
thuộc các chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thủy văn - địa chất công
trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
3. Có thiết bị, công cụ chuyên
dùng cần thiết để thi công các công trình thăm dò khoáng sản.
Điều 8. Tiêu
chuẩn Giám đốc điều hành mỏ trong khai thác
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy
phép khai thác khoáng sản phải bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ trước khi tiến
hành khai thác.
Giám đốc điều hành mỏ được bổ
nhiệm theo Điều 36 của Luật Khoáng sản phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên
môn:
Phải có trình độ chuyên môn từ
trung cấp khai thác mỏ hoặc trung cấp địa chất thăm dò trở lên; trường hợp chỉ
có trình độ chuyên môn là trung cấp khai thác mỏ thì phải có thời gian trực tiếp
khai thác khoáng sản tại mỏ ít nhất là ba (03) năm; trường hợp chỉ có trình độ
chuyên môn là trung cấp địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật
khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ ít nhất là
ba (03) năm.
2. Tiêu chuẩn về năng lực quản
lý, điều hành:
a) Nắm vững các quy định tại các
văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và những quy định tại các văn bản pháp
luật khác có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản;
b) Nắm vững quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn và nguyên tắc kỹ thuật thiết kế khai thác mỏ, định mức kỹ thuật khai
thác mỏ, nội quy, quy tắc an toàn lao động trong khai thác mỏ đã được các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
c) Có trình độ tổ chức, quản lý
và kinh nghiệm thực tế, điều hành kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động,
bảo vệ môi trường.
Chương IV
KHU VỰC HOẠT ĐỘNG, KHU VỰC
CẤM HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 9. Khu
vực cấm, tạm thời cấm hoạt động
1. Khu vực cấm bao gồm các khu vực:
- Khu vực cầu Mỹ Thuận: có tọa độ
Universal Transverse Mercator (viết tắt là tọa độ UTM) từ: 5.97.200- 6.01.000.
- Khu vực Cảng Mỹ Tho: có tọa độ
UTM từ: 6.41.150- 6.44.300.
- Khu vực cầu Rạch Miễu đến rạch
Kỳ Hôn: có tọa độ UTM từ: 6.47.000- 6.52.700.
- Các khu vực thuộc hành lang hoặc
phạm vi bảo vệ an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông và các công
trình xây dựng khác.
- Tuyến luồng hàng hải (trừ trường
hợp có ý kiến chấp thuận, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền).
2. Khu vực tạm thời cấm được xác
định trong khu quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông
Tiền, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 gồm:
Nhánh phía Bắc cù lao Tân Phong:
tạm thời ngưng khai thác đến cuối năm 2007 để kiểm tra lòng dẫn, khi đủ điều kiện
sẽ xem xét cấp phép thăm dò, khai thác theo chu kỳ và định kỳ.
Điều 10.
Các khu vực được thăm dò, khai thác đến năm 2020
1. Các khu vực đủ cơ sở cho việc
thăm dò, khai thác công nghiệp trên sông Tiền, tỉnh Tiền Giang:
- Khu vực I: từ xã Tân Thanh đến
xã An Hữu, huyện Cái Bè: được khai thác tối đa đến độ sâu: đới cách bờ 200m sâu
-15m; đới giữa sông sâu -20 mét.
- Khu vực II: từ xã Hòa Hưng đến
vàm Cái Thia, huyện Cái Bè: được khai thác tối đa đến độ sâu: đới cách bờ 200m
sâu -15m; đới giữa sông sâu -20 mét.
- Khu vực III: gồm nhánh sông
phía Nam và nhánh sông phía Bắc cù lao Tân Phong. Trong đó:
+ Nhánh sông phía Nam cù lao Tân
Phong: được khai thác tối đa đến độ sâu: đới cách bờ 200m sâu -15m; đới giữa
sông sâu -20 mét.
+ Nhánh sông phía Bắc cù lao Tân
Phong khi cần thiết sẽ xem xét cấp giấy phép thăm dò khai thác chu kỳ từ sau
năm 2007.
- Khu vực IV: nhánh sông Tiền bờ
Nam cồn Thới Sơn, huyện Châu Thành: được khai thác tối đa đến độ sâu: đới cách
bờ 200m sâu -15m; đới giữa sông sâu -20 mét.
Đối với các khu vực trên, thời hạn
giấy phép khai thác là 05 năm; định kỳ kiểm tra hiện trạng mỏ 01 lần/năm.
2. Các khu vực khai thác quy mô
nhỏ:
- Phạm vi các khu vực còn lại
trên sông Tiền, tỉnh Tiền Giang;
- Công suất khai thác dưới
15.000 m3/năm;
- Thời hạn giấy phép tối đa là
01 năm.
Điều 11. Sản
lượng được phép khai thác tối đa theo từng giai đoạn trên phạm vi toàn tỉnh Tiền
Giang
- Từ năm 2006 đến năm 2010: 2,5
triệu m3/năm.
- Từ năm 2011 đến năm 2015: 6,0
triệu m3/năm.
- Từ năm 2016 đến năm 2020: 8,0
triệu m3/năm.
Chương V
DIỆN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 12. Diện
tích khu vực khảo sát, thăm dò
1. Diện tích mỗi khu vực khảo
sát khoáng sản cát lòng sông được cấp để khảo sát không quá năm trăm kilômet
vuông (500 km2), trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Giấy phép khảo sát có thể được cấp
cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng hoạt động trong một khu vực.
2. Diện tích khu vực thăm dò của
một giấy phép thăm dò khoáng sản cát lòng sông không quá một kilômet vuông (01
km2).
Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện
theo quy định tại Điều 6 của Quy định này được cấp không quá năm (05) giấy phép
thăm dò, không kể các giấy phép thăm dò đã cấp cho tổ chức hoặc cá nhân nhưng
đã chấm dứt hiệu lực, nhưng tổng diện tích các giấy phép thăm dò không quá hai
kilômet vuông (02 km2), trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho
phép theo quy định tại Khoản 6, Điều 25 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
Điều 13. Diện
tích khu vực khai thác
Diện tích khu vực khai thác của
một giấy phép khai thác khoáng sản được xem xét theo quy định tại Điều 26 của
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
Điều 14. Thăm
dò, khai thác khoáng sản cát lòng sông
1. Khai thác khoáng sản cát lòng
sông bắt buộc phải tiến hành thăm dò theo quy định tại Khoản 2, Điều 41 của Luật
Khoáng sản.
2. Các trường hợp khai thác
khoáng sản không phải xin giấy phép khai thác được quy định tại Khoản 3, Điều
41 của Luật Khoáng sản.
Chương VI
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ
ÁN, BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 15. Thẩm
định, phê duyệt đề án, báo cáo
1. Thẩm định đề án khảo sát,
thăm dò:
Sở Tài nguyên và Môi trường xem
xét, tổ chức thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản cát lòng sông trước
khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép khảo sát, thăm dò.
Việc lập, thẩm định đề án khảo
sát, thăm dò khoáng sản cát lòng sông thực hiện theo quy định tại Phần I của
Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
2. Thẩm định và phê duyệt báo
cáo thăm dò, báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản cát lòng sông:
Sở Tài nguyên và Môi trường là
cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định báo cáo thăm dò, thiết kế cơ sở và
các đề án, dự án trong hoạt động khai thác khoáng sản cát lòng sông trên địa
bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 1486/QĐ-UBND ngày 12/4/2006 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo
thăm dò khoáng sản và thiết kế cơ sở của các đề án, dự án hoạt động khoáng sản.
Thủ tục thẩm định và phê duyệt
báo cáo thăm dò, báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản cát lòng sông
theo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP và Quyết định
số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt
trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản.
3. Thẩm định và phê duyệt thiết
kế mỏ:
Thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu
tư khai thác khoáng sản cát lòng sông được thẩm định và phê duyệt theo quy định
của pháp luật về xây dựng.
Việc lập, thẩm định và phê duyệt
thiết kế mỏ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/1997/TT-BCN ngày
31/12/1997 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn về nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi,
thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ.
4. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ:
Đề án đóng cửa mỏ phải được thẩm
định và phê duyệt nội dung, yêu cầu về bảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất
đai và các yêu cầu khác theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 43 của Nghị
định số 160/2005/NĐ-CP.
Việc lập, thẩm định và phê duyệt
đề án đóng cửa mỏ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1456/QĐ-ĐCKS ngày
04/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy chế đóng cửa mỏ các
khoáng sản rắn.
Điều 16.
Báo cáo về hoạt động khoáng sản
- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt
động khoáng sản cát lòng sông có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho Sở
Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
số liệu, thông tin báo cáo.
- Chế độ báo cáo được thực hiện
theo định kỳ 06 tháng và một năm, hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ
quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Khoáng sản Việt Nam, Ủy
ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Nội dung báo cáo theo quy định
tại Quyết định số 23/2004/QĐ-BTNMT ngày 28/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy định về báo cáo trong hoạt động khoáng sản.
Chương VII
TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 17. Lệ
phí cấp phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản
1. Lệ phí cấp phép hoạt động
khoáng sản:
- Mức thu, thủ tục thu, nộp, quản
lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 20/2005/TT-BTC ngày 16/3/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu,
nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
2. Lệ phí độc quyền thăm dò
khoáng sản:
- Lệ phí độc quyền thăm dò được
tính trên diện tích khu vực thăm dò và thời hạn hiệu lực của giấy phép thăm dò
khoáng sản.
- Lệ phí độc quyền thăm dò không
áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
+ Thời hạn có hiệu lực của giấy
phép thăm dò, kể cả thời gian được gia hạn ít hơn mười hai (12) tháng;
+ Hoạt động thăm dò trong khu vực
tổ chức, cá nhân được phép khai thác.
- Mức thu; thủ tục thu, nộp, quản
lý, sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 18/2003/TT-BTC ngày 19/3/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.
Điều 18. Đặt
cọc thăm dò khoáng sản
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy
phép thăm dò khoáng sản phải có xác nhận đã nộp tiền đặt cọc tại Kho bạc nhà nước,
hoặc ký quỹ tại các ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam, trừ
trường hợp hoạt động thăm dò theo giấy phép được thực hiện bằng vốn của ngân
sách nhà nước.
Tiền đặt cọc được thực hiện một
lần khi cấp giấy phép thăm dò. Mức tiền đặt cọc bằng hai mươi lăm phần trăm
(25%) giá trị dự toán chi phí thăm dò của năm thăm dò đầu tiên.
Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày
giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thăm dò không được tiến
hành mà giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì tiền đặt cọc hoặc tiền ký quỹ được nộp
vào ngân sách nhà nước.
Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày
giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thăm dò đã được tiến hành
đúng kế hoạch thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò có quyền nhận lại tiền đặt
cọc hoặc ký quỹ.
Điều 19. Ký
quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Mức tiền ký quỹ để phục hồi môi
trường và đất đai căn cứ vào quy trình, tiến độ khai thác, phục hồi và dự toán
chi phí phục hồi môi trường và đất đai xác định trong báo cáo nghiên cứu khả
thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác
nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tiền ký quỹ được tính lãi suất
như đối với tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc các
ngân hàng thương mại mà tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ theo quy định tại Khoản
3, Điều 35 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
Thủ tục đăng ký, quản lý, sử dụng
tiền ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản thực hiện theo
quy định tại Khoản 4, Điều 35 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP và Thông tư liên
tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/12/1999 của Bộ Tài chính, Bộ Công
nghiệp và Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường.
Điều 20.
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác
Các tổ chức, cá nhân được phép
khai thác cát lòng sông phải thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai
thác cát lòng sông.
Việc đăng ký, kê khai, thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác cát lòng sông được
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 105/2005/TT-BTC ngày 30/11/2005 của
Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Chương
VIII
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP
PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 21. Tiếp
nhận và giải quyết hồ sơ
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
là cơ quan xem xét, tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cát
lòng sông thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thụ lý hồ sơ
ban đầu đối với các loại giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên
và Môi trường; thông báo công khai, hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục, mẫu
đơn, mẫu giấy phép hoạt động khoáng sản và bản đồ khu vực xin cấp giấy phép hoạt
động khoáng sản theo quy định.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường
cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn các trình tự thủ tục theo quy định cho các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động khoáng sản.
Điều 22. Hồ
sơ xin cấp phép hoạt động khoáng sản
1. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép
trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 59 của
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
2. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn,
cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục
thực hiện quyền thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Nghị
định số 160/2005/NĐ-CP.
3. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép
trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực
hiện quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Nghị định
số 160/2005/NĐ-CP.
4. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép
trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện
quyền chế biến khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Nghị định số
160/2005/NĐ-CP.
Điều 23.
Trình tự thực hiện việc cấp phép
1. Đối với hồ sơ xin cấp phép hoạt
động khoáng sản:
Thời gian giải quyết: 45 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phức tạp cần có thời gian
xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn, nhưng không quá chín
mươi (90) ngày làm việc.Trong đó:
- Trong thời hạn năm (05) ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm
tra hồ sơ xin cấp giấy phép; trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên
và Môi trường trả lời bằng văn bản về lý do hồ sơ không hợp lệ cho tổ chức, cá
nhân xin cấp giấy phép để bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn ba mươi lăm
(35) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường
hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét có ý kiến việc cấp giấy phép.
- Trong thời hạn bảy (07) ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ do Sở Tài nguyên và Môi trường trình, Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động
khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp
không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn ba (03) ngày
làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động
khoáng sản.
2. Đối với hồ sơ xin gia hạn, trả
lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng
quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong
trường hợp thừa kế hợp pháp quyền hoạt động khoáng sản:
Thời gian giải quyết: 30 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:
- Trong thời hạn năm (05) ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm
tra hồ sơ; trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường trả
lời bằng văn bản về lý do hồ sơ không hợp lệ cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy
phép.
- Trong thời hạn hai mươi (20)
ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn
thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét quyết định việc cấp cho phép hoặc không cho phép.
- Trong thời hạn bảy (07) ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ do Sở Tài nguyên và Môi trường trình, Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép và chuyển
lại hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp không cho phép thì
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn ba (03) ngày
làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ từ Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin phép hoạt động
khoáng sản.
3. Trong trường hợp hồ sơ cần phải
lấy ý kiến thêm của các ngành hữu quan thì Sở Tài nguyên và Môi trường phải có
thông báo cho đơn vị nộp hồ sơ biết và hẹn thời gian hoàn trả hồ sơ cụ thể.
4. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép
khai thác khoáng sản phải nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày giấy
phép hết hạn 90 ngày. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản
phải nộp cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày giấy phép hết hạn 30 ngày.
Điều 24. Thời
hạn của giấy phép khai thác
Thời hạn của giấy phép khai thác
được xác định trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã
được thẩm định và phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài
nguyên cát lòng sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt.
Điều 25. Chấm
dứt hiệu lực của giấy phép hoạt động khoáng sản
1. Giấy phép hoạt động khoáng sản
chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp:
- Giấy phép bị thu hồi;
- Giấy phép được trả lại;
- Giấy phép hết hạn mà không nộp
đơn gia hạn theo quy định.
2. Khi giấy phép hoạt động
khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì:
- Các quyền liên quan đến giấy
phép đó cũng chấm dứt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
sẽ thu hồi, xem xét cấp cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu và có đủ điều
kiện hoạt động khoáng sản. Mọi chi phí liên quan đến giấy phép bị thu hồi đều
không được bồi thường.
Điều 26.
Thu hồi khu vực giao thăm dò, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác
Sở Tài nguyên và Môi trường
trình Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi khu vực giao thăm dò, giấy phép thăm dò, giấy
phép khai thác khoáng sản nếu tổ chức, cá nhân vi phạm một trong các trường hợp
sau:
1. Khu vực giao thăm dò bị thu hồi
trong các trường hợp sau:
- Sau sáu (06) tháng kể từ ngày Ủy
ban nhân dân tỉnh giao khu vực để tiến hành thăm dò mà tổ chức, cá nhân không nộp
đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò theo quy định tại Khoản 1, Điều 60 của
Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
- Khu vực giao thăm dò bị công bố
là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20
và Điều 21 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP và Điều 9 của Quy định này.
- Cá nhân được giao khu vực thăm
dò chết mà không có người thừa kế, tổ chức được giao khu vực thăm dò bị giải thể
hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.
2. Giấy phép thăm dò bị thu hồi
trong các trường hợp sau:
- Sau sáu (06) tháng kể từ ngày
giấy phép thăm dò có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không tiến
hành hoạt động thăm dò đúng theo đề án thăm dò đã được chấp thuận mà không có
lý do chính đáng.
- Giấy phép thăm dò hết hạn mà tổ
chức, cá nhân không nộp đơn gia hạn theo quy định tại Điều 49 của Nghị định số
160/2005/NĐ-CP.
- Không thực hiện nộp lệ phí giấy
phép, lệ phí độc quyền thăm dò, tiền đặt cọc thăm dò khoáng sản và các nghĩa vụ
khác theo quy định.
- Tổ chức, cá nhân được phép
thăm dò vi phạm một trong các quy định tại Điều 29 của Luật Khoáng sản.
3. Giấy phép khai thác khoáng sản
bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Sau mười hai (12) tháng kể từ
ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản
chưa bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ mà không có lý do chính đáng.
- Sau mười hai (12) tháng kể từ
ngày dự kiến bắt đầu hoạt động khai thác được xác định trong báo cáo nghiên cứu
khả thi về khai thác khoáng sản đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép
khai thác khoáng sản không tiến hành khai thác mà không có lý do chính đáng.
- Tiến hành khai thác khoáng sản
khi chưa có phương án đảm bảo an toàn giao thông được cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa phê duyệt theo quy định, hoặc có
phương án nhưng không tổ chức thực hiện theo phương án và bị kiểm tra lập biên
bản từ 3 lần trở lên trong một năm.
- Tiến hành khai thác khoáng sản
mà không thông báo về Giám đốc điều hành mỏ, không có thiết kế mỏ, không có kế
hoạch khai thác, không đăng ký phương tiện khai thác, không báo cáo hoạt động định
kỳ đúng theo quy định.
- Không thực hiện nộp lệ phí giấy
phép, ký quỹ phục hồi môi trường, tiền sử dụng số liệu thông tin về tài
nguyên khoáng sản và các nghĩa vụ khác theo quy định.
- Trong quá trình khai thác làm
thất thoát tài nguyên và thất thu ngân sách, không thực hiện các biện pháp bảo
vệ môi trường phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết
đạt tiêu chuẩn môi trường đã được chấp thuận.
- Giấy phép khai thác hết hạn mà
tổ chức, cá nhân không nộp đơn gia hạn theo quy định tại Điều 50 của Nghị định
số 160/2005/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân được phép
khai thác vi phạm một trong các quy định tại Điều 39 của Luật Khoáng sản.
Điều 27.
Khai thác tận thu khoáng sản
Khai thác tận thu khoáng sản được
thực hiện đối với các mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc các bãi
thải khai thác của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
Diện tích, trình tự, thủ tục cấp,
gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện
theo quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP.
Chương IX
THANH TRA, GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN CÁT LÒNG SÔNG
Điều 28.
Thanh tra khoáng sản
1. Thanh tra khoáng sản là thanh
tra chuyên ngành về khoáng sản.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
của Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 65/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Tài nguyên và Môi trường.
Điều 29. Giải
quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong lĩnh vực khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
Điều 30. Kiểm
tra, xử phạt vi phạm hành chính
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,
Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt
động khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và
Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì phối hợp Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Quản lý thị trường tỉnh và địa phương
có liên quan đến khai thác khoáng sản tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động khoáng
sản trên địa bàn tỉnh mỗi năm ít nhất một (01) lần. Thành phần Đoàn Thanh tra,
kiểm tra tùy theo nội dung và yêu cầu của từng đợt.
Trong trường hợp có phát hiện vi
phạm rõ ràng, các ngành kiểm tra và xử phạt theo thẩm quyền, sau đó có thông
báo cho các đơn vị có liên quan biết.
Chương X
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31.
Trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh có liên quan, của chính quyền địa phương
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức triển khai và hướng dẫn
thực hiện Quy định này;
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
xin cấp phép hoạt động khoáng sản cát lòng sông theo quy định tại Khoản 1, Điều
21 của Quy định này. Xem xét, thẩm định các đề án, báo cáo trong hoạt động
khoáng sản theo quy định tại Điều 15 của Quy định này;
- Phối hợp với các cơ quan thông
tin đại chúng có kế hoạch thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động khoáng sản
trên địa bàn tỉnh;
- Chủ trì, phối hợp với Công an
tỉnh, Cục thuế tỉnh, Quản lý thị trường, các cấp chính quyền địa phương có liên
quan tăng cường kiểm tra, xử lý thật nghiêm, triệt để và đúng pháp luật các trường
hợp vi phạm trong hoạt động khoáng sản; có kế hoạch phối hợp, nguồn kinh phí hoạt
động, biện pháp tạm giữ phương tiện hoặc tài sản tại hiện trường để đảm bảo đối
tượng thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Kho bạc Nhà nước, các địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh mức thu,
quản lý và sử dụng tiền sử dụng số liệu, thông tin tài nguyên cát lòng sông tỉnh
Tiền Giang;
- Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản
theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước
tỉnh, các ngân hàng thương mại có liên quan trong việc hướng dẫn, theo dõi, đôn
đốc và kiểm tra việc thực hiện đặt cọc thăm dò khoáng sản và ký quỹ phục hồi
môi trường của các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản; hoặc rút tiền
để thực hiện việc phục hồi môi trường theo quy định của Bộ Tài chính;
- Xét hoàn trả số tiền ký quỹ
không sử dụng hết cho các đối tượng đã ký quỹ theo quy định của pháp luật về
khoáng sản, bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Xác nhận các trường hợp gia hạn,
bổ sung thời hạn khai thác mà hoạt động khai thác không gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường; xác nhận các tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc phục hồi môi trường.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh thu
hồi khu vực giao thăm dò, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối
với các tổ chức, các nhân vi phạm một trong các nội dung quy định tại Điều 26 của
Quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Cục thuế tỉnh trong việc tổ chức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ
môi trường, lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò
khoáng sản đúng theo quy định.
3. Công an tỉnh
Tổ chức tuần tra, kiểm soát xử
lý các vi phạm theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để
kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đúng theo
quy định pháp luật.
4. Cục thuế tỉnh
- Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức,
cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện đăng ký, kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường
trong khai thác khoáng sản theo đúng quy định;
- Căn cứ quy mô sản lượng cho
phép khai thác để xác định khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với từng tổ chức,
cá nhân khai thác khoáng sản và kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thực hiện. Xử
lý các vi phạm hành chính trong việc nộp phí theo thẩm quyền;
- Lưu giữ và sử dụng số liệu,
tài liệu mà cơ sở khai thác khoáng sản và đối tượng khác cung cấp theo chế độ
quy định;
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Tài chính trong thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về việc
thu, nộp các loại thuế, hợp đồng liên doanh, liên kết, chứng từ hóa đơn (kể cả
tại khai trường),… Đề xuất biện pháp chống thất thu thuế, thất thoát tài nguyên
trong lĩnh vực khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát lòng sông trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
- Tuyên truyền, phổ biến trong
nhân dân và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn các nội
dung quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản.
- Tham gia thẩm định hồ sơ, báo
cáo thăm dò khoáng sản và thiết kế cơ sở của các đề án, dự án trong hoạt động
khoáng sản trên địa bàn quản lý, khi có yêu cầu.
- Chủ động tổ chức kiểm tra,
thanh tra các đơn vị hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn quản lý và xử lý
các vi phạm theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày
29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
khoáng sản và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, các
trường hợp vượt thẩm quyền xử lý thì lập biên bản tại hiện trường, chuyển đến Sở
Tài nguyên và Môi trường xử lý theo quy định./.