ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2140/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI PHÂN LŨ SÔNG ĐÁY
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đê điều ngày
29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21
tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai
ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày
14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về việc thực hiện bãi bỏ việc sử dụng các
khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng;
Căn cứ Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày
07 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ
và đê điều hệ thống sông Đáy;
Căn cứ Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày
18 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ
và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;
Căn cứ các văn bản thỏa thuận quy
trình vận hành cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: số 678/BNN-TCTL ngày 22 tháng 01 năm 2015, số 8324/BNN-TCTL
ngày 09 tháng 10 năm 2015 và số 1399/BNN-TCTL ngày 26 tháng 02 năm 2016;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 72/Tr-SNN ngày 25 tháng 4 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành cụm công
trình đầu mối phân lũ sông Đáy, thành phố Hà Nội.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày kể từ ngày ký.
2. Các quy định vận hành công trình đầu
mối phân lũ sông Đáy trước đây trái với Quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân Thành phố; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Giám đốc Ban quản
lý công trình phân lũ sông Đáy; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các
quận, huyện, thị xã: Ba Vì, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai,
Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Thủ trưởng
các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết
định này ./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Ban Chỉ đạo TW về PCTT;
- UB Quốc gia TKCN;
- UBND các tỉnh: Nam Định, Hà Nam, Ninh
Bình;
-
TTTU,
TT HĐND Thành phố,
- TT TU, TT HĐND Thành phố
-
Chủ tịch UBND Thành phố
(để
báo cáo);
- Các PCT UBND Thành phố;
- VPUB: CVP, các PCVP, các phòng CV, TT TH-CB;
- Lưu: VP, SNN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
QUY
TRÌNH
VẬN
HÀNH CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI PHÂN LŨ SÔNG ĐÁY
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy bao gồm:
1. Công trình cống Vân Cốc
2. Công trình cống Cẩm Đình
3. Công trình Đập Đáy
4. Công trình cống Hiệp Thuận
5. Kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận
Điều 2. Mọi
hoạt động có liên quan đến vận hành, quản lý, khai thác và bảo vệ an toàn cụm
công trình đầu mối phân lũ sông Đáy đều phải tuân thủ.
1. Luật Tài nguyên nước ngày
21/6/2012.
2. Luật Luật Đê điều ngày
29/11/2006.
3. Luật Phòng, chống thiên tai ngày
19/6/2013.
4. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi ngày
04/4/2001.
5. Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008
của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Nghị
định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về việc thực hiện bãi bỏ các
khu phân, chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng.
7. Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày
1/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông.
8. Nghị định số 72/NĐ-CP ngày 7/5/2007
của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
9. Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày
27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định
năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi
10. Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày
01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định một số nội dung
trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai
thác công trình thủy lợi
11. Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày
09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng chiến lược phát triển
thủy lợi Việt Nam
12. Quyết định số 4673/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt Quy
hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
13. Quyết định số 198/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa Sơn La, Hòa Bình,
Tuyên Quang, Thác Bà trong mùa lũ hàng năm.
14. Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 1/2/2010 của Chủ tịch UBND thành phố
Hà Nội về việc phê duyệt phương án bảo vệ
công trình thủy lợi cụm công trình đầu mối Cẩm Đình - Hiệp Thuận.
15. Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày
7/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và đê
điều hệ thống sông Đáy.
16. Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày
18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch
đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình;
17. Quyết
định 1230/QĐ-UBND ngày 23/03/2015 của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc
thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội
18. Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện
hành:
19. QCVN 04 - 05: 2012/
BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu
về thiết kế.
20. QCVN 04 - 02: 2010/ BNNPTNT về
Thành phần nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi
công công trình thủy lợi.
21. 14TCN 156-2005: Tiêu chuẩn ngành của
Bộ NN & PTNT Quy định về lập và ban hành quy trình vận hành hệ thống.
22. Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông (TCVN 8304 : 2009)
23. Các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có
liên quan tới hệ thống công trình thủy lợi
Điều 3. Việc vận hành cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy phải
bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
1. Chủ động đưa nước sông Hồng vào
sông Đáy trong mùa kiệt (từ tháng 11 đến tháng 5) với lưu lượng tối đa 100m3/s
2. Đưa nước thường xuyên trong mùa lũ
(từ tháng 6 đến tháng 10)với lưu lượng tối đa 450m3/s khi mực nước
trên các triền sông ở vùng hạ du dưới báo động I nhằm không làm ngập các bãi
sông nơi có các hoạt động kinh tế cao, không làm ngập bãi Vân Cốc đồng thời
không làm ảnh hưởng đến việc tiêu nước trong mùa mưa.
3. Thoát
được lưu lượng tối đa 2.500m3/s khi xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại lớn
hơn 500 năm trên hệ thống sông Hồng hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố
trong quản lý điều hành hồ chứa.
Điều 4.
1. Hàng năm,
việc đánh giá khả năng sẵn sàng làm nhiệm vụ chuyển lũ của cụm công trình được
tiến hành 2 lần do các đơn vị tư vấn có năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện
thông qua Hợp đồng kinh tế với Ban QLCT phân lũ sông Đáy (sau đây gọi là Ban
QLCT), nguồn kinh phí được bố trí trong ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội
- Lần 1: Tổng kiểm tra vận hành cụm
công trình đầu mối phân lũ từ ngày 01/6 đến ngày 15/6 hàng năm.
- Lần 2: Kiểm tra phần ngập
nước của công trình Đập Đáy từ ngày 20/10 đến ngày 20/12 hàng năm.
2. Căn cứ kết quả đánh giá của các đơn vị tư vấn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) chủ trì thành lập đoàn kiểm tra toàn bộ cụm
công trình một năm 2 lần trước và sau lũ theo thời gian trên để đảm bảo cụm công
trình sẵn sàng làm nhiệm vụ chuyển lũ và lập kế
hoạch tu bổ tiếp theo.
3. Khi công trình có những hư hỏng bất
thường, Ban QLCT kiểm tra tại chỗ, nghiên cứu
biện pháp sửa chữa tu bổ, nếu hư hỏng nghiêm trọng phải kịp thời báo cáo cấp
trên có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 5.
1. Việc vận hành tại
các công trình thuộc cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy quy định tại Điều
1 do các cán bộ CNVC được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện và phải thực hiện
đúng Quy trình vận hành này.
2. Toàn bộ các thiết bị cơ khí, điện và
các thiết bị đo lường, quản lý được lắp đặt tại các công trình thuộc cụm công
trình đầu mối phân lũ sông Đáy phải bảo đảm
luôn ở trạng thái sẵn sàng vận
hành trong mọi điều kiện.
3. Trình tự vận hành các thiết bị điện,
cơ khí phải theo đúng “Vận hành hệ
thống thiết bị cơ khí, thiết bị điện" được quy định
tại Chương 3 của Quy trình này.
4. Nếu xảy ra sự cố trong khi vận
hành, để bảo đảm an toàn cho công trình Ban QLCT triển
khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn công trình đồng thời báo cáo Sở
NN&PTNT Hà Nội để có chỉ đạo xử lý kịp thời.
Điều 6. Ngoài các trường
hợp vận hành được quy định tại Chương 2. Các công trình Cống Vân Cốc và Đập Đáy
được vận hành định kỳ mỗi tháng một lần (từ ngày 10 đến ngày 20 hàng tháng):
1. Trong mùa lũ, khi cao trình mực nước
vượt qua cao trình ngưỡng tràn (Ñ+8,88m) tại Đập Đáy và (Ñ +12,00m) tại Vân Cốc,
chỉ được phép vận hành kiểm tra công trình khi có lệnh của UBND thành phố Hà Nội,
trực tiếp là Ban
chỉ
huy phòng, chống thiên tai TP Hà Nội.
2. Từ 30/6 ÷ 30/9, Đập Đáy luôn giữ
cao trình đỉnh cửa van ở Ñ +12,90m.
Điều 7. Nhân sự vận hành (chưa có chỉ huy)
1. Tổ vận hành cống Vân Cốc: 11 người
2. Tổ vận hành cống Cẩm Đình: 06 người
3. Tổ vận hành kênh dẫn Cẩm
Đình-Hiệp Thuận: 10 người
4. Tổ vận hành cống Hiệp
Thuận: 06 người
5. Tổ vận hành Đập Đáy: 40 người
Tổng cộng nhân lực vận hành toàn cụm: 73 người
Ghi chú: Trong thời gian chuyển lũ hoặc lấy
nước thường xuyên trong mùa lũ, có thể phải bổ sung thêm nhân lực tại các tuyến
đo đạc thủy văn và lực lượng quay tay khi xảy ra sự cố. Số lượng này tùy trường
hợp cụ thể, Ban QLCT cần có kế hoạch thuê nhân công thời vụ bảo đảm yêu cầu vận
hành.
Điều 8.
1. Quy trình vận hành
cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy (gọi tắt là Quy trình) là cơ sở pháp lý
để Ban QLCT và các cơ quan chức năng khác vận hành cụm công trình đầu mối phân
lũ sông Đáy đáp ứng được các nhiệm vụ quy định tại Điều 3.
2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình
huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc ban hành và phòng,
chống lụt bão của cụm công trình phải theo sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, UBND thành phố Hà Nội, trực tiếp
là Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội.
Chương 2
VẬN
HÀNH CẤP NƯỚC VÀ CHUYỂN LŨ
Mục 1. VẬN HÀNH CẤP
NƯỚC
Điều 9. Việc lấy nước từ sông Hồng vào sông Đáy trong mùa kiệt và lấy
nước thường xuyên trong mùa lũ được thực hiện bởi:
1. Cống Cẩm Đình.
2. Cống Hiệp Thuận.
3. Kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận.
Điều 10. Vận hành cấp nước trong mùa kiệt
1. Vận hành lấy nước vào sông Đáy trong mùa kiệt
chỉ được thực hiện khi có lệnh của Sở NN&PTNT Hà Nội
2. Khi lòng dẫn sông Đáy chưa được thực
hiện nạo vét theo “Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy"
Mực nước sông Hồng tại thượng lưu cống
Cẩm Đình 3,0 m ≤ Zs ≤ 6,05m và ZTL > ZHL
- Cống Cẩm Đình mở hoàn toàn 2 cửa tầng dưới và
cửa âu thuyền để có thể lấy được lượng nước theo thiết kế công trình
- Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn.
- Dẫn nước liên tục trên trục kênh dẫn
Cẩm Đình - Hiệp Thuận
- sông Đáy.
3. Khi lòng dẫn sông Đáy đã được thực
hiện nạo vét theo “Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy"
được phê duyệt tại Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ.
Mực nước sông Hồng tại thượng lưu cống
Cẩm Đình 3,0 m ≤ Zs ≤ 6,05m và ZTL > ZHL
- Cống Cẩm Đình mở hoàn toàn âu thuyền,
vận hành 2 cửa tầng dưới với các độ mở từ 0,5m đến 3,0m, đảm bảo lấy
đủ lưu lượng thiết kế.
- Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn.
- Dẫn nước liên tục trên trục kênh dẫn Cẩm Đình-Hiệp Thuận-sông
Đáy.
Điều 11. Vận hành lấy nước thường xuyên trong mùa lũ
1. Vận hành lấy nước vào sông Đáy
trong mùa lũ chỉ được thực thi khi có lệnh của Ban chỉ huy phòng, chống thiên
tai thành phố Hà Nội
(Chú ý theo dõi sát bản tin
dự báo thời tiết của cơ quan khí tượng thủy văn, nếu trong 3 ngày tiếp theo có
thể có mưa thì Ban QLCT cần có văn bản trình
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai thành
phố Hà Nội xem xét trước khi triển khai kế hoạch đưa nước vào sông Đáy).
2. Vận hành công trình cống Cẩm Đình để đưa nước
thường xuyên từ sông Hồng vào sông Đáy trong mùa
lũ. Trước khi thực hiện, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội cần thông báo đến các địa
phương vùng hạ du sông Đáy trước 24h để địa phương có kế hoạch ứng
phó.
3. Vận hành lấy nước vào sông Đáy
trong mùa lũ được thực hiện theo các trường hợp sau đây:
a. Trường hợp 1: Khi mực nước sông Hồng
tại thượng lưu cống Cẩm Đình
6,05m< Zs < 9,50m; và ZTL > ZHL
- Cống Cẩm Đình điều tiết 2 cửa tầng
dưới cấp nước theo nhu cầu hạ du và khả năng lấy nước của cống.
- Đóng cửa âu thuyền và hai cửa tầng
trên.
- Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn.
- Khống chế mực nước hạ lưu cống Cẩm
Đình ≤ 8,00m.
b. Trường hợp 2: Khi mực nước sông Hồng
tại thượng lưu cống Cẩm Đình 9,5m ≤ Zs <
13,0m, và ZTL
>
ZHL
- Cống Cẩm Đình điều tiết 2 cửa tầng trên cấp nước theo nhu cầu hạ du và khả năng lấy
nước của cống.
- Đóng cửa âu thuyền và hai cửa tầng
dưới.
- Cống Hiệp Thuận mở hoàn toàn.
- Khống chế mực nước hạ lưu cống Cẩm
Đình ≤ 8,0m.
Mục 2. VẬN HÀNH KHI
PHẢI CHUYỂN LŨ
Điều 12. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định công bố lệnh vận
hành công trình đầu mối sông Đáy khi xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại lớn hơn 500
năm trên hệ thống sông Hồng.
Điều 13. Vận hành chuyển lũ trước khi nâng cấp tràn Vân Cốc theo Quy
hoạch
Lệnh vận hành của Thủ tướng Chính phủ
phải được Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội tiếp nhận và chỉ
đạo Giám đốc Ban QLCT vận hành cụ thể. Thực hiện lệnh vận hành phải đảm bảo các
yêu cầu:
- Độ mở chính xác.
- An toàn công trình, an toàn lao động.
- Đúng thời gian quy định
Các công trình thuộc cụm công trình đầu
mối phân lũ sông Đáy tham gia trong quá trình chuyển lũ khi có lệnh của Thủ tướng
Chính phủ:
- Công trình Vân Cốc.
- Công trình Đập Đáy.
Các công trình trên tham gia trong quá
trình chuyển lũ trước và sau khi “Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống
sông Đáy" được hoàn thành theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10
năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 14. Vận hành công trình Vân Cốc
Trình tự thực hiện như sau:
- Nâng toàn bộ 26 cửa cống dần từ Ñ12,00m lên Ñ12,50m ÷ Ñ12,60m, tạo ra lớp nước
đệm (Ñ13,00m ÷ Ñ13,10m) hạn chế
xói lở hạ lưu công trình, sau đó tiếp tục kéo cửa cho đến hết để mở (Ñ14,40m) với thời gian
không quá 3 giờ.
- Khi được lệnh ngừng chuyển lũ, hạ cửa
từ Ñ14,40m xuống Ñ12,00m với thời gian
không quá 1 giờ.
Điều 15. Vận hành công trình Đập Đáy
1. Vận hành công trình đập Đáy để chuyển
lũ (cả khi bắt đầu và kết thúc) chỉ được thực hiện khi có lệnh của Thủ tướng
Chính phủ.
2. Trong mỗi trường hợp, mực nước thượng
và hạ lưu Đập Đáy không được chênh lệch quá 6,50m.
3. Ban QLCT phải báo cáo Ban Chỉ huy
Phòng chống Thiên tai thành phố Hà Nội trước 06 giờ tính đến
thời điểm nước sông Hồng bắt đầu chảy vào lòng hồ Vân Cốc, để thông báo cho các
địa phương vùng hạ du sông Đáy, để các địa phương tổ chức
di dời người, tài sản ra khỏi vùng bị ngập lụt do ảnh hưởng của chuyển lũ tới nơi an
toàn và thực hiện công tác hộ đê
phòng lũ.
4. Trong quá trình thực hiện chuyển
lũ, Ban QLCT phải liên tục cập nhật các thông tin (lưu lượng, mực nước, thời
gian chuyển lũ qua Đập Đáy) về Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên
tai thành phố Hà Nội để cung cấp thông tin cho các địa phương vùng phân lũ.
5. Việc báo cáo phải được thực hiện
qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp
bằng điện thoại hoặc bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM), sau
đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản
lý.
6. Trình tự hành trình nâng cửa vận
hành Đập Đáy như sau:
- Khi được lệnh chuyển lũ phải đóng
kín các van đập dâng.
- Thứ tự vận hành khi có yêu cầu chuyển
lũ:
+ Bước 1: Cao trình đỉnh cửa ở vị trí Ñ+12,70m.
+ Bước 2: Các vannét hạ lưu mở hết để ở
cao trình Ñ +4,60m.
+ Bước 3: Các cửa van đập dâng đã được
đóng kín.
+ Bước 4: Mở các vannét thượng lưu,
tháo nước xuống hạ lưu để mực nước dâng lên cao đến Ñ+8,20m bằng cao trình
đập dâng. Trong quá trình đó luôn khống chế chênh lệch mực
nước thượng hạ lưu nhỏ hơn 6,50m.
Thứ tự các
hành trình hạ cửa
|
Cao trình đỉnh
cửa (m)
|
Thời gian
thực hiện một hành trình
|
DH
|
Hành trình thứ 1
|
13,90 ÷12,90
|
1,00
|
1.508
|
1 giờ
|
Hành trình không tải
|
|
|
1,20
|
1 giờ 30
1 giờ 30
|
Hành trình thứ 2
|
12,90 ÷ 11,70
|
Hành trình không tải
|
|
|
1,35
|
1 giờ 30
1 giờ 30
|
Hành trình thứ 3
|
11,70 ÷ 10,35
|
Hành trình không tải
|
|
|
1,35
|
1 giờ 30
1 giờ 30
|
Hành trình thứ 4
|
10,35 ÷ 9,00
|
|
4,90
|
6,98
|
10 giờ
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều 16. Vận hành các cống Cẩm Đình và Hiệp Thuận
1. Trong suốt quá trình chuyển lũ, cống
Cẩm Đình và Hiệp Thuận đóng hoàn toàn.
2. Kết thúc quá trình
chuyển lũ và đập
Đáy đã đóng hoàn toàn, khi mực nước tại Ba Thá, Phủ Lý, Ninh Bình, Bến Đế, Gián Khẩu và Như Tân trên sông Đáy và sông Hoàng Long
xuống dưới mức báo động cấp III thì mở dần cống Hiệp Thuận để thoát nước trong lòng hồ Vân Cốc về hạ du sông Đáy.
3. Quá trình tháo nước qua công Hiệp
Thuận được bắt đầu khi mực nước thượng lưu cống về mức +9,0m và kết thúc
khi hết lũ.
Điều 17. Khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ
thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội.
- Xảy ra sự cố trong quản lý
điều hành hồ chứa phía thượng nguồn sông Hồng.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai
thành phố Hà Nội chỉ đạo Giám đốc Ban QLCT vận hành công trình đầu mối sông Đáy
theo lệnh của Thủ
tướng Chính phủ.
Quy trình thực hiện lệnh vận hành theo các điều 13, 14, 15 và 16
Điều 18. Vận hành
chuyển lũ sau khi tràn Vân Cốc được củng cố, nâng cấp lên thành đê chống lũ
theo Quy hoạch.
- Khi tràn Vân Cốc được củng cố nâng cấp thành đê chống
lũ, trong trường hợp này lũ từ sông Hồng khi chuyển vào sông Đáy hoàn toàn
thông qua vận hành cống Vân Cốc.
Khi đó bụng chứa Vân Cốc và Đập Đáy được coi như một lòng dẫn.
- Vận hành Đập Đáy không tải trước khi
có lệnh thực hiện chuyển lũ của Thủ Tướng Chính Phủ (Trình tự thực hiện vận
hành Đập Đáy như Điều 15)
- Vận hành chuyển lũ qua cống Vân Cốc được thực hiện như sau:
+ Khi Trung tâm Dự báo khí tượng thủy
văn Trung ương - Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Quốc
gia - Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo mực nước lũ sông Hồng tại trạm
thủy văn Sơn Tây có khả năng vượt lũ 500 năm, thực hiện vận hành Đập Đáy không
tải trước.
+ Khi có lệnh vận hành của Thủ tướng Chính phủ,
Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai TP Hà Nội
tiếp nhận và chỉ đạo giám đốc Ban QLCT vận
hành cống Vân Cốc để thực hiện
chuyển lũ.
Trình tự thực hiện như sau:
Nâng toàn bộ 26 cửa cống dần từ Ñ12,00m lên Ñ12,50m ÷ Ñ12,60m, tạo ra lớp nước
đệm (Ñ13,00m ÷ Ñ13,10m) hạn chế xói lở
hạ lưu công trình, sau đó tiếp tục kéo cửa cho đến hết để mở (Ñ14,40m) với thời gian
không quá 3 giờ.
Khi được lệnh ngừng chuyển lũ, hạ cửa
từ Ñ14,40m xuống Ñ12,00m với thời gian
không quá 1 giờ.
Chương 3
VẬN
HÀNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
Mục 1. VẬN HÀNH CÔNG
TRÌNH VÂN CỐC
Điều 19. Quy định
chung:
1. Khi vận hành bình thường các cửa
van trên cống phải đáp ứng yêu cầu vận hành công trình là mở
theo chế độ đồng thời hoặc theo nhóm để đảm bảo yêu cầu bảo vệ thân đập, bảo vệ tiêu
năng và chống xói (đảm bảo áp lực thủy tĩnh
và thủy động đều trên toàn đập).
2. Theo nhiệm vụ thiết kế của công
trình này thì lúc đầu chỉ mở với độ mở 55cm ÷ 60cm và mực
nước hạ lưu lên đến cao trình (Ñ+13,00m ÷ Ñ+13,20m), sau đó
mới tiếp tục mở dần và hết độ mở cửa để bảo vệ sân tiêu năng và sân chống xói
3. Phương thức vận hành: Căn cứ vào khả
năng nguồn điện và tình hình thực tế mà Ban QLCT (hoặc Ban chỉ huy vận hành) đề
ra phương thức mở thích hợp:
- Nếu nguồn điện chính đảm bảo đủ điện áp 380V
(không bị sụt thế thì mở theo phương thức tự động đồng loạt vận hành cho cả
26 cửa.
- Nếu nguồn
điện chính bị sụt áp > 5% điện áp định mức hoặc mất nguồn điện chính phải dùng
nguồn điện dự trữ (máy Diesel) thì mở từng nhóm hoặc từng nhóm có thời
gian; nhóm 1 không quá thời gian so với nhóm 4 (nhóm cuối cùng) từ 3 - 4 phút.
- Nếu mạch điện điều khiển tự động xảy
ra sự cố thì tiến hành mở tại chỗ (trên đập). Phương thức này có thể chia ra 2
nhóm: nhóm chẵn và nhóm lẻ. Nhóm trước ở cách nhóm sau khoảng 1 phút đến 30 giây để giảm nhỏ
dòng điện khởi động.
- Nếu riêng lẻ từng cửa xảy ra sự cố về
điện và cơ khí thì từng cửa riêng lẻ đó có thể cắt điện tiến hành quay tay (thủ
công).
4. Các thiết bị điện hạ thế của công
trình Đập Vân Cốc, bao gồm:
- Máy phát điện Diesel (Nguồn điện dự
phòng).
- Các tủ phân phối điện
- Các tủ điều khiển trung tâm.
- Các tủ điều khiển tại chỗ tại 26 cửa
đập.
- Hệ thống cáp.
- Hệ thống chiếu sáng.
- Hệ thống chống sét, nối đất chống sét và nối đất an toàn
Điều 20. Vận hành cơ khí
1. Trước khi có lệnh vận hành phải
tiến hành kiểm tra lại toàn bộ phần thiết bị cơ khí. Các tiết mục kiểm tra phải
xong trước lúc thi hành lệnh 1 giờ.
2. Nội dung kiểm tra:
- Hệ thống cáp đã cân chưa.
- Các thiết bị bảo vệ an toàn như
phanh hãm, cóc, tời, bánh vấu đã tốt chưa.
- Quay thử tời bằng tay đảm
bảo nhẹ nhàng.
3. Trình tự vận hành:
Trước khi vận hành các thiết bị đều ở trạng thái mở
(vị trí giữa) các bước vận hành như sau:
- Chỉnh lý tiếp điểm hành trình theo lệnh mở cửa.
- Kiểm tra đóng bánh vấu di động vào
trục vít bằng cách gạt tay, gạt về phía tời và chốt lại thật chặt, quay thử tời bằng tay.
- Nới lỏng phanh hãm và bi nhông cóc tời.
Điều 21. Vận hành điện.
1. Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra các tủ phân phối điện:
Các aptômát phân phối đều ở vị trí cắt (mở).
- Kiểm tra hệ thống điều khiển: Các
khóa chế độ, khóa điều khiển đều ở vị trí trung hòa.
- Kiểm
tra cách điện của động cơ và cáp dẫn điện bằng Mêgomet 500V, nếu điện trở
cách điện của động cơ ≥ 0,5 MW thì được phép đưa động cơ vào vận hành.
- Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điều
khiển tại chỗ: aptômát khởi động từ, rơ le bảo vệ, các tiếp điểm cuối, nút ấn,
đồng hồ đo và các đèn tín hiệu.
- Kiểm tra cữ đặt của rơ le dòng điện
có đúng với thiết kế không.
- Sau khi kiểm tra, các thiết bị
trên đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới cho phép vận hành đóng mở cửa đập.
2. Vận hành đóng mở cửa cống
Trình tự được tiến hành như sau:
a) Kiểm tra điện áp các pha bằng
khóa chuyển mạch vốn mét, điện áp yêu cầu: 400V ≥ Uyc ≥
360V và điện áp các pha không được chênh lệch nhau quá 5% Uđm (điện áp định
mức).
b) Tại tủ phân phối 2: Đóng cầu
dao phân đoạn AB.
c) Vặn khóa 1 KY về vị trí
đóng (+45°) (tủ phân phối 1).
d) Đóng bằng tay Aptômat AB (tủ
phân phối 1)
e) Đóng các aptômat 8AB, 9 AB,
10AB, 11AB cung cấp điện cho 4 nhóm (tủ phân phối 2).
f) Đóng aptômat 3AB cung cấp cho
máy biến áp 2,5kVA (tủ phân phối 1)
g) Đóng aptômat đầu ra của máy biến
áp 2,5kVA, aptômat mạch điều khiển và mạch tín hiệu (tủ điều khiển 1)
h) Vặn khóa chuyển mạch vôn
mét đo điện áp các pha 220/127V (tủ điều khiển 1).
i) Vặn khóa KP-1, KP-2, KP-3,
KP-4 (+45°) cung cấp điện cho các động cơ (tủ điều khiển 1).
j) Các khóa chế độ 1KP đến 26KP tại tủ
điều khiển số 3 - 4, gồm các
chế độ sau:
- Chế độ điều khiển mở cống “tại chỗ”
thì để khóa ở vị trí -45°
- Chế độ điều khiển mở cống “tự động”
thì để khóa ở vị trí +45°
k) Các khóa chế độ IKP, IIKP, IIIKP,
IVKP (tủ điều khiển 2), gồm các chế độ
sau:
- Chế độ điều khiển mở cống “tại chỗ”
thì để khóa ở vị trí trung gian (ở giữa)
- Chế độ điều khiển mở cống “tự động”
thì để khóa ở vị trí -45°
- Chế độ điều khiển đóng cống “tự động”
thì để khóa ở vị trí +45°
l) Khóa chế độ KP (tủ điều khiển 2), gồm các
chế độ sau:
- Chế độ điều khiển mở cửa từng nhóm
“tự động” hoặc “tại chỗ” thì để khóa ở vị trí trung gian (ở giữa)
- Chế độ điều khiển mở cửa “tự động”
theo thời gian thì để khóa ở vị trí -45°
- Chế độ điều khiển mở cửa “tự động”
toàn bộ thì để khóa ở vị trí +45°
m) Đóng aptômát của 26 tủ cửa cống thử
bằng bút thử điện.
n) Các nút điều khiển tại tủ điều
khiển K2, có các chức năng như sau:
- Nếu mở theo nhóm thì ấn 4 nút IK,
IIK, IIIK, IVK.
- Nếu dừng thì ấn 4 nút IKO, IIKO,
IIIO, IVKO.
- Nếu mở theo thời gian và mở tự động
toàn bộ chỉ cần ấn nút IK
- Khi cửa mở hết hoặc đóng hết sẽ tự động
dừng bằng tiếp điểm hành trình.
Trường hợp tiếp điểm hành trình không
tác động thì ấn nút IKO để dừng, đèn bật sáng, tiếp tục ấn nút K (tủ điều khiển
2) để tắt đèn.
o) Xử lý sự cố trong vận hành
Khi cửa đang vận hành, người trực vận
hành tại chỗ phát hiện thấy máy đóng mở làm việc không bình thường (có tiếng
kêu khác thường, động cơ bị phát nóng quá mức, dòng điện tăng quá
cao...) cần phải tiến hành dừng vận hành (ấn nút dừng tại tủ điều khiển tại chỗ
hoặc tiếp điểm cuối)
Mục 2. VẬN HÀNH CÔNG
TRÌNH CẨM ĐÌNH
Điều 22. Vận hành cơ
khí thủy lực
1. Công tác chuẩn bị vận hành thiết
bị.
Kiểm tra thiết bị:
- Trước khi khởi động thiết bị, công
nhân vận hành phải thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị để chạy máy.
Thời gian qui định các bước chuẩn bị như sau:
- Tối thiểu trước 1 giờ đối với mỗi đợt
vận hành.
- Nửa giờ trước khi chạy máy.
Các bước chuẩn bị:
- Kiểm tra sự đóng mở nhẹ nhàng, chắc
chắn của các máy và cửa cống, đặt các vị trí đóng (hoặc mở) cửa theo các các độ
mở quy định của phần thủy công.
- Kiểm tra mực nước trước và sau cống,
vớt sạch rác xung quanh hèm khe tại vị trí bánh xe lăn và của bánh xe cữ.
- Kiểm tra mức độ kín nước của
các cửa cống.
- Ghi các mực nước vào sổ vận hành.
- Lau máy sạch sẽ.
- Kiểm tra các liên kết bulông, khớp nối
phải được xiết chặt.
- Bổ sung mỡ bôi trơn các ổ trục, bổ
sung bằng vú mỡ, phải bôi trơn định kỳ.
Trong quá trình vận hành nếu xảy
ra những trường hợp sau đây
phải lập
tức ngắt điện và dừng máy:
- Khi xảy ra tai nạn.
- Có rung động mạnh, có tiếng kêu
không bình thường của động cơ và hộp giảm tốc.
- Động cơ bị bốc khói, phát sinh hỏa
hoạn.
- Hệ thống bôi trơn bị hỏng, vòng quay
của động cơ giảm.
- Các sự cố có thể xảy ra và biện pháp
khắc phục.
2. Vận hành:
- Hệ thống được khởi động ở chế độ
không tải. Trước khi khởi động phải đảm bảo chắc chắn rằng các van trong hệ thống
(đặc biệt là đầu hút và phía cung cấp) phải mở hoàn toàn.
- Nhấp động cơ điện một vài lần và xác định
chiều quay của động
cơ. Chiều quay sai sẽ dẫn đến hư hỏng
bơm nặng.
- Chiều quay của động cơ được chỉ ra bởi
mũi tên. Thông thường khi nhìn từ phía dẫn động cơ chiều quay của bơm thuận chiều kim
đồng hồ.
- Nếu chiều quay không đúng, hai đầu
dây trên trạm nối vào động cơ phải được đổi vị trí cho nhau.
- Chú ý: Động cơ điện
không được mở để kiểm tra chiều quay khi không đóng đường dầu cung cấp cho thiết
bị hoặc không nối với đường dầu hồi, bởi vì nếu không dầu sẽ bị thoát ra ở các mối nối dầu cung cấp cho thiết bị.
- Để bơm vận hành khoảng 10 phút ở
tình trạng không tải. Khi khởi động hệ thống ở điều
kiện thời tiết lạnh, nên vận hành khoảng 15 phút ở áp suất thấp để làm
nóng dầu (van áp suất
chính nên được điều chỉnh để động cơ không bị quá tải).
3. Chạy thử
- Khi máy được vận hành lần đầu tiên
và hệ thống đã được đầy dầu thủy lực, mức dầu trong thùng chứa phải
được kiểm tra lại để đảm bảo chắc chắn rằng mức dầu ở mức cho phép. Nếu trong
bơm có tiếng động rít lớn (có không khí) phải ngắt bơm ngay lập tức và đổ thêm
dầu vào.
- Chú ý rằng sau khi đã
điền đầy dầu vào hệ thống ống, van và xilanh thượng lưu thì người vận hành phải
bổ sung thêm dầu vào trạm nguồn thủy lực.
- Nhiệt độ của dầu, bơm và động cơ phải
được theo dõi thường xuyên liên tục.
- Hệ thống ống cũng phải được kiểm tra để tìm ra
những chỗ rò rỉ và xiết chặt
lại.
a. Khởi động động cơ điện:
- Kéo Aptômat lên phía trên (ON)
- Ấn nút START để khởi động động cơ
- Ấn nút STOP để tắt động cơ.
b. Nâng cửa:
- Khởi động động cơ điện theo chỉ dẫn
trên.
- Ấn nút LIFTING để mở (kéo) cửa.
- Nếu có sự cố ấn nút PAUSE.
- Dừng toàn bộ hệ thống và kiểm tra lại.
c. Hạ cửa:
- Khởi động động cơ điện theo chỉ dẫn trên.
- Ấn nút LOWERING để hạ cửa.
- Nếu có sự cố ấn nút PAUSE.
- Dừng toàn bộ hệ thống và kiểm tra lại.
4. Dừng khẩn cấp
Ấn nút màu đỏ có hình mũi tên trên tủ.
5. Xả khí:
- Trong lúc vận hành lần đầu cần phải
xả khí các ống dẫn dầu cung cấp cho thiết bị để dòng chảy
được ổn định và giảm tiếng ồn. Điều này có thể tiến hành cùng tại một vị trí nhất định của hệ
thống, hoặc nới lỏng mối nối
cung cấp dầu cho đến khi dầu không lẫn bọt khí.
- Việc xả không đủ có thể được phát hiện
thông qua các dấu hiệu sau:
+ Dầu nổi bọt trong thùng chứa.
+ Có tiếng ồn lớn.
+ Xilanh hoặc cần piston dịch chuyển
thất thường.
+ Có tiếng ồn lục cục ngắn.
- Nếu sau 10 phút hệ thống vẫn chưa được
xả khí hoàn toàn vẫn có thể đưa vào vận hành vì không khí còn lại sẽ được thoát ra trong quá trình dầu hồi về bể.
Điều 23. Vận hành điện
1. Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra các tủ phân phối điện: Các
aptômat phân phối đều ở vị trí cắt (mở).
- Kiểm tra hệ thống điều khiển: Các
khóa chế độ, khóa điều khiển đều ở vị trí trung hòa.
- Kiểm tra cách điện của động cơ và
cáp dẫn điện bằng Mêgomet 500V, nếu điện trở cách điện của động
cơ ≥ 0,5 MW thì được
phép đưa động cơ vào vận hành.
- Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điều khiển tại chỗ: aptômát, công tắc tơ, rơ le bảo vệ, các tiếp điểm
cuối, nút ấn, đồng hồ đo và các đèn tín hiệu.
- Kiểm tra cữ đặt của rơ le dòng điện
có đúng với thiết kế không.
- Sau khi kiểm tra, các thiết bị trên
đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới cho phép vận hành đóng mở cửa đập.
2. Vận hành tủ điện tổng (tại trạm
phát điện Diesel)
a. Vận hành nguồn điện chính
Chế độ vận hành bình thường: Khi trạm biến
áp 160kVA - 35/0,4kV có điện. Trình tự tiến hành như sau :
- Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điện tổng: Cầu dao,
aptômát đồng
hồ
đo và đèn tín hiệu.
- Đóng cầu dao đảo chiều về phía nguồn
là máy biến áp.
- Đóng aptômat tổng.
- Kiểm tra điện áp giữa các pha.
b. Vận hành nguồn điện dự phòng
Khi trạm biến áp bị mất điện, cần phải
đưa nguồn điện dự phòng là máy phát điện Diesel vào làm việc. Trình tự tiến
hành như sau:
- Kiểm
tra và khởi động máy phát điện Diesel: Thực hiện theo qui trình vận hành
máy phát điện Diesel.
- Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điện tổng:
cầu dao, aptômát, đồng hồ đo và đèn tín hiệu.
- Đóng cầu dao đảo chiều về phía nguồn
là máy phát điện Diesel.
- Đóng aptômát tổng.
- Kiểm tra điện áp giữa các pha.
c. Vận hành tủ điện tổng (tại nhà
tháp cống)
Trình tự tiến hành như sau :
- Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điện tổng: aptômát, đồng hồ đo và đèn tín hiệu.
- Đóng aptômát tổng.
- Kiểm
tra điện áp giữa các pha.
3. Vận hành đóng mở cửa cống
a. Kiểm tra, chuẩn bị vận
hành
- Kiểm tra cửa, máy đóng mở và tủ điều
khiển
+ Kiểm tra cửa cống và máy đóng mở
(theo qui trình vận hành cơ khí)
+ Kiểm tra cách điện của động cơ và
cáp dẫn điện bằng Mêgomet 500V, nếu điện trở cách điện của động
cơ ≥ 0,5 MW thì được
phép đưa động cơ vào vận hành.
+ Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điều khiển tại chỗ: aptômát, công tắc tơ, rơ le bảo vệ, các tiếp điểm cuối, nút ấn,
đồng hồ đo và các đèn tín hiệu.
Sau khi kiểm tra, các thiết bị trên đã
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới cho phép vận hành đóng mở cửa cống .
- Trình
tự thao tác đóng mở cửa cống số 1 - cửa tầng 1 trên
như sau:
+ Kiểm tra điện áp các pha bằng khóa chuyển mạch vôn
mét, điện áp yêu cầu: 400V ≥ Uyc ≥ 360V và điện áp các pha không được chênh lệch
nhau quá 5% Uđm (điện áp định
mức).
+ Đóng aptômát tại tủ phân phối AP1.
+ Đóng aptômát điều khiển Ađk.
b. Điều khiển trung tâm
Từ bàn điều khiển trung tâm trình tự
thực hiện như sau :
- Xoay khóa
chế độ Kc1 về vị trí
“Trung tâm”.
- Khởi động máy bơm dầu.
- Nâng cửa (mở cửa) thì ấn nút Nn, đèn
tín hiệu báo hiệu cửa đang nâng (đang mở).
- Nếu hạ cửa (đóng cửa) thì ấn nút Nh,
đèn tín hiệu báo hiệu cửa đang hạ (đang đóng).
c. Điều khiển tại chỗ
- Xoay khóa
chế độ Kc1 về vị trí “Tại chỗ”.
- Từ tủ điều khiển tại chỗ trình tự thực
hiện như sau :
+ Khởi động máy bơm dầu.
+ Nâng cửa (mở cửa) thì ấn nút Nn, đèn
tín hiệu báo hiệu cửa đang nâng (đang mở).
+ Nếu hạ cửa (đóng cửa) thì ấn nút Nh,
đèn tín hiệu báo hiệu cửa đang hạ (đang đóng).
d. Điều khiển dừng đóng mở
Dừng đóng mở cửa cống trong các trường
hợp sau:
- Dừng bình thường: Người vận hành muốn
dừng đóng, mở cửa cống tại bất kỳ độ mở nào chỉ cần ấn nút Nc, đèn
tín hiệu tắt báo cửa đã dừng.
- Dừng tự động: Khi cửa mở hết hoặc
đóng hết cửa sẽ tự động dừng lại.
- Dừng sự cố: Trong quá trình vận
hành nếu xảy ra sự cố: Kẹt cửa, chạm chập điện; áp lực dầu quá cao hay
quá thấp... Rơ le bảo vệ sẽ tác động, đèn tín hiệu màu vàng bật sáng báo sự cố,
cửa tự động dừng lại.
Trong quá trình vận hành, người vận
hành phát hiện thấy tình trạng làm việc không bình thường của máy đóng mở: Có
tiếng kêu khác thường, máy đóng mở bị rung, cửa bị kẹt hoặc vỏ động cơ phát
nóng quá mức... thì phải tiến hành dừng máy. Cắt aptômát AP1, chỉ
sau khi loại trừ sự cố mới cho phép vận hành trở lại.
4. Vận hành đóng mở cửa cống tầng
dưới hoặc cửa thông thuyền
- Trình tự thực hiện như khoản 3
của Điều 23
- Cần lưu ý: Tại cửa thông thuyền có đặt
1 bảng điện tử để thông báo khoảng tĩnh
không
cho phép tàu thuyền đi qua. Người vận hành chỉ cho phép những tàu thuyền nào có chiều cao nhỏ hơn
khoảng tĩnh
không cho phép đi qua cửa thông thuyền.
5. Vận hành các thiết bị tín hiệu trung
tâm và tin học
Thực hiện theo hướng dẫn vận hành của
từng thiết bị đó.
Mục 3. VẬN HÀNH CÔNG
TRÌNH HIỆP THUẬN
Điều 24. Vận hành điện
1. Kiểm tra trước khi vận hành
- Kiểm tra các tủ phân phối điện: Các
aptômát phân phối đều ở vị trí cắt (mở).
- Kiểm tra hệ thống điều khiển:
Các khóa chế độ, khóa điều khiển đều ở vị trí trung hòa.
- Kiểm tra cách điện của động cơ và
cáp dẫn điện bằng Mêgomet 500V, nếu điện trở cách điện của động cơ ≥ 0,5 MW thì được phép đưa động
cơ vào vận hành.
- Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điều khiển tại chỗ: aptômát, công tắc tơ, rơ le bảo vệ, các tiếp điểm
cuối, nút ấn, đồng hồ đo và các đèn tín hiệu.
- Kiểm tra cữ đặt của rơ le dòng điện
có đúng với thiết kế không.
- Sau khi kiểm tra, các thiết bị trên
đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới cho phép vận hành đóng mở cửa đập.
2. Vận hành đóng mở cửa cống
a. Kiểm tra, chuẩn bị vận
hành
- Kiểm tra cửa, máy đóng mở và tủ điều
khiển
+ Kiểm tra cửa cống và máy đóng mở
(theo qui trình vận hành cơ khí)
+ Kiểm tra cách điện của động cơ và
cáp dẫn điện bằng Mêgomet 500V, Nếu điện trở cách điện của động cơ ≥ 0,5 MW thì được phép đưa động
cơ vào vận hành.
+ Kiểm tra tiếp điểm và các mạch đấu nối
trong tủ điều khiển tại chỗ : aptômát, công tắc tơ, rơ le bảo vệ, các tiếp điểm
cuối, nút ấn, đồng hồ đo và các đèn tín hiệu.
Sau khi kiểm tra, các thiết bị trên đã
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới cho phép vận hành đóng mở cửa cống.
- Trình tự thao tác đóng mở cửa cống số
1 như sau :
+ Kiểm tra điện áp các pha bằng khóa chuyển mạch vôn
mét, điện áp yêu cầu : 400V ≥ Uyc ≥
360V và điện áp các pha không được chênh lệch nhau quá 5% Uđm (điện áp định
mức).
+ Đóng aptômát tại tủ phân phối AP1 .
+ Đóng aptômát điều khiển Ađk .
b. Điều khiển trung tâm
Từ bàn điều khiển trung tâm trình tự
thực hiện như sau :
- Xoay khóa
chế độ Kc1 về vị trí “
Trung tâm “.
- Nâng cửa (mở cửa) thì ấn nút Nn, đèn
tín hiệu báo hiệu cửa đang nâng (đang mở).
- Nếu hạ cửa (đóng cửa) thì ấn nút Nh,
đèn tín hiệu báo hiệu cửa đang hạ (đang đóng).
c. Điều khiển tại chỗ
- Xoay khóa
chế độ Kc1 về vị trí “
Tại chỗ ” .
- Từ tủ điều khiển tại chỗ trình tự thực
hiện như sau:
+ Nâng cửa (mở cửa) thì ấn nút Nn, đèn
tín hiệu báo hiệu cửa đang nâng (đang mở).
+ Nếu hạ cửa (đóng cửa) thì ấn nút Nh,
đèn tín hiệu báo hiệu cửa đang hạ (đang đóng).
- Dừng đóng mở cửa cống trong các trường
hợp sau :
+ Dừng bình thường : Người vận hành muốn
dừng đóng, mở cửa cống tại bất kỳ độ mở nào chỉ cần ấn nút Nc, đèn tín hiệu tắt
báo cửa đã dừng.
+ Dừng tự động: Khi cửa mở hết hoặc
đóng hết cửa sẽ tự động dừng lại.
+ Dừng sự cố: Trong quá trình vận hành
nếu xảy ra sự cố: Kẹt cửa, chạm chập điện; áp lực đầu quá cao hay quá thấp... Rơ
le bảo vệ sẽ tác động, đèn tín hiệu màu vàng bật sáng báo sự cố, cửa tự động dừng
lại.
Trong quá trình vận hành, người vận hành phát hiện thấy tình trạng làm việc
không bình thường của máy đóng mở: Có tiếng kêu khác thường, máy đóng mở bị
rung, cửa bị kẹt hoặc vỏ động cơ phát nóng quá mức... thì phải tiến hành dừng
máy. Cắt aptômát
AP1, chỉ sau khi loại trừ sự cố mới cho phép vận hành trở lại.
3. Vận hành đóng mở cửa thông
thuyền
- Trình tự thực hiện như khoản 2
Điều 24
- Cần lưu ý: Tại cửa thông thuyền có đặt
1 bảng điện tử để thông báo khoảng tĩnh
không cho phép tàu thuyền đi qua. Người vận hành chỉ cho phép những tàu thuyền
nào có chiều cao nhỏ hơn khoảng tĩnh không cho
phép đi qua cửa thông thuyền.
4. Vận hành các thiết bị tín hiệu
trung tâm và tin học
Thực hiện theo hướng dẫn vận hành của
từng thiết bị đó.
Điều 25. Vận máy đóng
mở 2 trục vít:
1. Điều chỉnh máy:
- Các loại máy vít này có hai trục
vít, thông qua các cặp bánh răng trong hộp giảm tốc và hộp chịu lực, hai trục
vít này coi như được nối cứng với nhau. Vì vậy khi lắp ráp cần điều chỉnh sao
cho khi kéo cửa phải cân bằng để cửa van khỏi bị lệch, làm hư hỏng máy cứng như
cửa van.
- Hai hộp chịu lực phải được căn chỉnh
sao cho tim trục máy vít nằm trùng với quĩ đạo lên xuống của điểm nối giữa trục
vít và tai cửa. Nếu không điều chỉnh được như vậy sức nâng (Lực nâng) sẽ tăng
lên, vít bị mòn không đều.
- Điều chỉnh các tiếp điểm trên và tiếp
điểm dưới cho thích hợp với yêu cầu của hành trình cửa van.
2. Vận hành máy:
- Bật đúng công tắc “Đóng” hoặc công tắc
“Mở” trên bảng điều khiển.
- Khi máy đang chạy phải theo dõi xem
có hiện tượng gì khác thường không. Nếu có tiếng kêu khác thường ở vít hoặc tiếng
rú của động cơ thì phải tắt máy ngay để kiểm tra
tìm nguyên nhân và xử lý.
- Trong thời gian đầu vận hành phải thật
đặc biệt chú ý, khi máy chạy đến gần hết hành trình độ mở và đóng cửa van xem
các tiếp điểm trên và tiếp điểm dưới có hoạt động tốt không.
- Trường hợp quay máy bằng tay phải
đánh dấu điểm mở và điểm đóng toàn bộ cửa. Khi quay máy hết hành trình phải dừng
lại để khỏi ảnh hưởng đến máy, gây hư hỏng máy. Công việc đánh dấu phải được
làm tại hiện trường lần đầu.
- Nghiêm cấm được ngồi lên tay quay,
khi vận hành tay quay xong phải tháo cất vào kho bảo quản.
- Máy VĐ30-2 có thể vận hành bằng điện
hoặc có thể quay tay để thực hiện đóng mở cửa van.
a. Khi chạy điện:
- Trước khi cho máy làm việc bằng điện,
dùng tay quay lắp vào đầu trục của trục vít máy V quay thử cho cửa van dịch
chuyển 1 đoạn để kiểm tra xem cửa van có bị kẹt vào hèm (do đất, đá hoặc vật cản
khác...) nếu thấy nhẹ nhàng mới bấm nút điện. Lúc đầu phải bấm, tắt thử vài lần,
nếu thấy máy làm việc êm mới được cho máy
hoạt động
- Khi máy làm việc kéo cửa van lên đến gần vị
trí quy định, phải bấm, tắt vài lần cho đến khi công tắc hành trình trên ngắt
điện thì thôi.
- Khi cho máy quay ngược lại để thả cửa
van xuống cũng phải thực hiện các thao tác như trên; Khi nào công tắc hành
trình phía dưới ngắt điện là cửa đóng.
b. Khi quay tay:
- Khi mất điện hoặc muốn kiểm tra cho
cửa van dịch chuyển ngắn thì thực hiện quay tay
- Trước khi quay tay phải cắt điện,
dùng tay quay lắp vào đầu trục vít của máy V. Tiến hành quay.
- Khi không quay tay nữa, nhất thiết
phải tháo tay quay ra.
Mục 4. VẬN HÀNH CÔNG
TRÌNH ĐẬP ĐÁY
Điều 26. Phương thức
vận hành tóm tắt như sau:
- Vào mùa lũ, các vannét hạ lưu được mở
hết lên cao trình (Ñ
+4,60m). Các vannét thượng lưu được đóng kín hay một van cửa mở lên một phần để
tiêu nước. Căn cứ vào tình hình thực tế mà xử lý.
- Phần điện phải kiểm định toàn bộ lại
các thiết bị điện, các đầu cốt, bản cực tiếp điểm được xiết chặt, kiểm tra
thông mạch toàn bộ mạch điều khiển và mạch động lực.
- Phần cơ khí: Đầu mở cho hộp giảm tốc,
hộp chịu lực, hệ thống cáp, vít me thật đầy đủ, toàn bộ bulông bệ máy được xiết
chặt, cân chỉnh đồng tâm các bệ trục.
- Khi được lệnh chuyển lũ phải đóng
kín các van đập dâng.
- Thứ tự vận hành khi có yêu cầu chuyển
lũ:
+ Bước 1: Cao trình đỉnh cửa ở vị trí Ñ+12,70m.
+ Bước 2: Các vannét hạ lưu mở hết để ở
cao trình Ñ +4,60m.
+ Bước 3: Các cửa van đập dâng đã được
đóng kín.
+ Bước 4: Mở các vannét thượng lưu,
tháo nước xuống hạ lưu để mực nước dâng lên cao đến Ñ+8,20m bằng cao trình
đập dâng. Trong quá trình đó luôn khống chế chênh lệch mực nước thượng hạ lưu
nhỏ hơn 6,50m.
+ Đỉnh cửa đã ở cao trình 12,9m nhưng
cho chạy trước một hành trình không tải, gài cóc d -d của cầu
chạy vào chốt số 6 cửa thang kéo và cóc a-a1,b-b1 ở giá cố định được mở ra. Với tư thế sẵn sàng
chờ và thực hiện lệnh của Thủ tướng Chính phủ. ...
+ Khi mực nước thượng lưu bằng hoặc vượt
cao trình (Ñ +12,70m) vận
hành hạ
cửa
theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện ngay hành trình có tải thứ 2
cho đến hết hành trình có tải thứ tư, hạ cửa xuống cao trình (Ñ +9,00m).
+ Khi được lệnh vận hành nâng cửa thì
mở cóc b - b thực hiện hành trình nâng cửa có tải thứ nhất
cho đến hết hành trình có tải thứ 4.
- Tuân thủ điều lệnh vận hành cống
cũng như thiết bị cơ khí trong quá trình vận hành dùng nguồn điện cao thế vẫn phải đồng thời nổ máy phát điện (chạy không tải dự phòng
nóng). Đóng aptômát của máy phát điện đưa điện vào má dưới của aptômat nhà điều
khiển trung tâm.
- Mệnh lệnh vận hành được thể hiện
theo 2 hình thức bằng độ mở A hoặc các hành trình nâng và hạ cửa sau đây:
Thứ tự các
hành trình hạ cửa
|
Cao trình đỉnh
cửa (m)
|
Thời gian
thực hiện một hành trình
|
DH
|
Hành trình thứ 1
|
13,90 ÷12,90
|
1,00
|
1.508
|
1 giờ
|
Hành trình không tải
|
|
|
1,20
|
1 giờ 30
1 giờ 30
|
Hành trình thứ 2
|
12,90 ÷ 11,70
|
Hành trình không tải
|
|
|
1,35
|
1 giờ 30
1 giờ 30
|
Hành trình thứ 3
|
11,70 ÷ 10,35
|
Hành trình không tải
|
|
|
1,35
|
1 giờ 30
1 giờ 30
|
Hành trình thứ 4
|
10,35 ÷ 9,00
|
|
4,90
|
6,98
|
10 giờ
|
|
|
|
|
|
|
|
Thứ tự hành trình nâng cửa tính ngược
lại so với bảng trên
- Các thao tác chuẩn bị phần cơ khí, mỗi
khi chuyển tiếp hành trình chỉ được thực hiện trong vòng 5 phút.
Điều 27. Vận hành máy
75 V
1. Các quy ước đánh dấu trên máy
- Để thống nhất khi vận hành một số bộ
phận máy được qui ước đánh dấu như sau:
+ Chốt thanh đánh số thứ tự từ 1 đến
12. Số 1 kể từ đầu
phía hạ lưu.
+ Cóc A - A, kí hiệu cho các ổ giá cố
định nhỏ (ở dưới) và phía cố định lớn (ở trên) nằm về phía thượng lưu.
+ Cóc B - B cũng như trên, nằm về phía
hạ lưu.
+ Cóc C - C nằm ở tấm
trên và tấm dưới của cầu chạy về phía thượng lưu.
+ Cóc D - D nằm ở tấm trên và tấm dưới
của cầu chạy về phía hạ lưu (xem hình vẽ).
+ Tiếp điểm cuối khi hạ hết cửa, kí hiệu
K1
+ Tiếp điểm cuối khi nâng hết cửa, kí
hiệu K2
+ Tiếp điểm cuối chu trình cầu chạy về
phía giá cố định, kí hiệu K3
+ Tiếp điểm cuối chu trình cầu chạy về
phía hộp chịu lực, kí hiệu K4
Cầu chạy
- Thứ tự của máy 75V đặt trên công
trình được đánh số từ 1 đến 12. Máy số 1 là máy kể từ bờ phía Hà Nội (tả ngạn
Đáy).
- Các cửa hình quạt được
đánh số để gọi từ 2 đến 7 (cửa số 1 bị hỏng cũ), cửa số 2 liền kề cửa số
1 bị hỏng nền bên hữu ngạn Đáy (phía Sơn Tây).
2. Công tác chuẩn bị
- Trước khi nâng hoặc hạ cửa cần phải
chuẩn bị hoàn thành những công tác chuẩn bị sau:
+ Phân công người phụ trách từng máy
và có mặt đúng giờ được quy định của Ban
chỉ huy vận
hành.
+ Mỗi người phụ trách theo nhiệm vụ của
mình được phân công phải mang đủ dụng cụ để có thể làm việc khi cần thiết.
+ Kiểm tra, vặn chặt các bulông cố định
ở hộp chịu lực, giá đỡ động cơ với động cơ điện và hộp giảm tốc,
các khớp nối bằng bulông, ê cu kép ở đầu 2 trục vít + 120W.
+ Kiểm tra mức dầu trong hộp chịu lực.
+ Làm công tác vệ sinh trên suốt đường
ray để không có vật chướng ngại ảnh hưởng đến chuyển động của bánh xe chân thang.
+ Vệ sinh các cụm puli trước, giữa,
sau để không có vật chướng ngại nào xen kẽ giữa cáp và puli hoặc puli và thành
giá đỡ.
+ Trên các trục vít cũng vệ sinh để
không có vật cản nào ảnh hưởng đến hành trình của cầu chạy.
+ Đầu cáp trên thanh được cố định chặt
để không vướng đến hành trình của thang khi chui qua khe giữa giá lớn, giá nhỏ
và chui qua giữa 2 hộp chịu lực.
+ Dọn sạch những chướng ngại mắc trên
tuyến dây cáp phía trên và phía dưới bệ máy.
+ Kiểm tra vị trí của các cá trên giá cố định
và trên cầu chạy.
+ Kiểm
tra chiếu quay của động cơ đóng mở.
- Công tác chuẩn bị và vệ sinh của máy
được ghi vào sổ vận
hành của công trình và có chữ ký (ghi rõ họ tên) người phụ trách.
3. Thao tác trước khi cho máy làm
việc
- Khi có điện, bộ phận quay tay cần phải
tách ra khỏi cơ cấu truyền động của hộp giảm tốc. Do đó cần
tháo xích, tháo gỡ quay tay.
- Trường hợp cửa đang treo cần phải
tháo chốt treo cửa, động tác trước hết là bấm nút nâng cửa động cơ làm việc cầu
chạy, thang kéo. Khi thang chạm tiếp điểm K4 (tự động cắt điện) cầu
chạy dùng kéo cần đẩy chốt vào trong theo hướng mũi tên F (mở chốt). Các động tác
để tháo chốt treo cửa cho phép tiến hành độc lập từng máy.
- Bộ phận cóc ở cầu chạy và giá cố định
có tầm quan trọng rất lớn đến vận hành máy. Bởi vậy người vận hành khi thao tác
cần chú ý:
+ Để hạ cửa cần mở cóc B. B chốt vào vị trí
+ Để nâng cửa mở cóc A-A Chốt vào vị
trí
+ Để nâng cửa khép cóc D-D Chốt vào vị
trí
4. Thao tác khi có lệnh cho máy
làm việc hạ cửa
- Để hạ hoàn toàn cửa, máy làm việc gồm
4 hành trình có tải (cầu chạy di chuyển từ phía hộp chịu lực tới phía giá cố định
và 3 hành trình không tải (cầu chạy di chuyển từ phía giá cố định tới phía hộp
chịu lực).
Hành trình có tải thứ nhất:
Khi có lệnh hạ cửa, lúc này cóc A-A1; B1-B1; C1-C1 đang ở tư thế
mở cóc, D- D1 đang đóng và tiếp xúc với chốt thang số 3. Khi máy làm việc, cầu
chạy tiến từ phía hộp chịu lực tới phía giá cố định. Lúc chốt số 2 cách giá cố
định 25cm lập tức khép cóc B-B1, cửa vẫn tiếp tục hạ cho đến khi chốt thang số 2 tiếp
xúc với cóc B-B1 mới dừng.
Lúc này cầu chạy vẫn tiếp tục hành trình một đoạn 6cm gặp tiếp điểm cuối K3
tự động cắt điện động cơ dừng, hết chu trình có tải thứ nhất. Khi cầu chạy gần
tiếp cận với tiếp điểm, công nhân vận hành phải theo dõi cẩn thận để nếu tiếp
điểm không làm việc thì phải ngừng động cơ bằng ấn tay để tách sự cố cho máy.
Hành trình không tải thứ 1:
Để chuẩn bị cho hành trình không tải cần
mở cóc D-D1 chốt vào vị
trí, khép cóc A-A1 đề phòng cửa
tự nâng lên. Lúc này thang bị cóc B-B1 giữ ở chốt số 2. Mọi việc chuẩn bị
xong báo cáo về ban chỉ huy để cho lệnh chạy không tải.
- Khi được lệnh chạy không tải máy làm
việc, cầu chạy di chuyển về phía hộp chịu lực, người vận hành tại máy phải quan
sát lúc tim cầu chạy nằm trên chốt thang số 5, lập tức khép cóc D và D1. Khi cóc D
và D1 tiếp xúc chốt
thang số 6, động cơ vẫn tiếp tục quay cầu chạy di chuyển 1 đoạn nữa gặp tiếp điểm
K4 cắt điện máy dừng. Hết hành trình không tải thứ 1. Khi cầu chạy gần
tiếp cận với tiếp điểm, công nhân vận hành phải theo dõi cẩn thận để nếu tiếp
điểm không làm việc thì phải ngừng động cơ bằng ấn tay để tránh sự cố cho máy.
- Khi máy dừng cần mở cóc B-B1, khép cóc
C-C1 và báo cáo về
Ban chỉ huy chờ lệnh mở hành trình có tải tiếp theo.
- Các thao tác của hành trình có tải
thứ 2, 3, 4 (hạ cửa) như điều 36 chỉ thay đổi chốt số 2 lần lượt bằng cốt số 5
(hành trình thứ 2); số 8 (hành trình thứ
3); số 11 (hành trình thứ 4). Chốt số 3 lần lượt thay bằng chốt số 6 (hành
trình thứ 2); lần lượt thay bằng chốt số 9 (hành trình thứ 3); lần lượt thay bằng
chốt số 12 (hành trình thứ 4). Giai đoạn phần cuối của hành trình có tải thứ
4 và lúc cửa hạ gần sát xuống tận cùng cần phải theo dõi thật chu đáo. Hành
trình trong cửa đã hạ xuống hết mà vẫn còn tiếp tục nén xuống gây nên sự cố cho
máy.
Các
máy cần phải theo
dõi các dây cáp. Khi dây cáp kép cửa tôn sắt đấu chung là cửa đã được hạ sát xuống
rồi và cần phải ngừng kéo xuống. Đồng thời phải theo dõi thước đo chỉ cao trình đỉnh cửa.
- Các thao tác của hành trình không tải
thứ 2, 3 xem như điểm c và d, chỉ khác là chốt thang số 5 chuyển thành chốt số
8 (hành trình thứ 2).
+ Chuyển thành chốt số 11 hành trình
thứ 3.
+ Chốt số 6 chuyển thành chốt số 9
hành trình thứ 2.
5. Thao tác khi máy làm việc nâng
cửa
Hành trình có tải thứ nhất:
Khi có lệnh nâng cửa, lúc này cóc A-A1 nhất thiết
phải ở tư thế mở chốt, chốt vào vị trí; cóc D-D1 tiếp xúc với chốt
thang số 12. Động cơ quay máy làm việc, cầu chạy kéo thang di chuyển từ phía
giá cố định tới phía hộp chịu lực đến khi tiếp điểm K4 cắt, máy ngừng
hết hành trình có tải thứ nhất.
Hành trình lùi không tải thứ nhất:
Để chuẩn bị cho hành trình lùi không tải
lập tức khép cóc B-B1, mở cóc C-C1, chốt vào vị
trí và báo cáo về Ban chỉ huy vận hành để chờ lệnh.
Khi có lệnh lùi không tải, máy làm việc,
chốt thang số 8 sẽ tiếp xúc với cóc B- B1, cầu chạy di chuyển
về phía giá cố định và lúc chạm tiếp xúc điểm K3 máy ngừng. Người vận
hành lập tức khép cóc D-D1, mở cóc A-A1, chốt vào vị
trí - Hết hành trình lùi không tải thứ nhất.
- Các thao tác của hành trình nâng cửa
có tải thứ 2, 3, 4 như điểm a chỉ khác chốt thang số 12 lần
lượt được thay thế: Chốt số 9 hành trình thứ 2; chốt số 6 hành trình thứ 3;
chốt số 3 hành trình thứ 4.
- Các thao tác của hành trình lùi không
tải số 2, 3 như điểm b; chỉ khác là chốt số 8 lần lượt được thay thế chốt: số 5
hành trình thứ 2; số 2 hành trình thứ 3.
- Hành trình
có tải thứ tư là hành trình cuối cùng. Lúc này chốt thang số 3 tiếp xúc với cóc D-D1, đoạn di động
của cầu chạy ở hành trình này ngắn hơn các hành trình trước
nên người vận hành phải theo dõi, quan sát tiếp điểm cuối K2 tác động
có cắt điện hay không. Nếu không lập tức
bấm nút dừng tại máy để tránh tình trạng cửa bị chạm tường ngực gây sự cố.
6. Thao tác khi trắc trở, sự cố.
a. Trường hợp 1: Máy kéo gây lệch
cửa.
Khi máy kéo cửa lên không đều, 2 đầu cửa
lệch nhau khoảng 0,1m. Người vận
hành tại trạm máy phải báo cáo về Ban chỉ huy vận hành, người chỉ huy vận hành
phải lệnh cho bộ phận điều khiển tại chỗ và trung tâm biết dừng máy của cửa đó
và tiến hành lệnh chỉnh
cao trình đỉnh cửa. Trình tự như sau:
+ Khi kéo cửa (nâng) cho dừng máy có
cao trình cao hơn và cho máy kia làm việc, kéo đầu cửa kia lên. Khi 2 cao trình
ở 2 đầu đỉnh cửa đạt yêu cầu vận hành cho phép 2 máy làm việc đồng thời.
+ Khi hạ cửa xuống cho dừng máy có cao
trình đỉnh cửa thấp hơn và cho máy kia tiếp tục làm việc hạ cửa xuống. Khi 2
cao trình ở 2 đầu đỉnh cửa đạt
yêu cầu vận hành cho phép 2 máy làm việc đồng thời.
b. Trường hợp 2: Bị tụt cáp:
- Quá trình nâng, hạ cửa, người phụ
trách máy thường xuyên quan sát đầu cáp cố định trên thang. Khi phát hiện cáp tụt,
lập tức phát tín hiệu sự cố và điện về Ban chỉ huy để biết, đồng thời bấm nút dừng.
- Thao tác trong trường hợp tụt cáp thứ
tư, như sau:
+ Dùng clê 18 (cả búa) siết chặt lại
các bulông ở đầu cáp.
+ Đo chiều dài cáp tụt ghi vào sổ.
+ Chỉnh lại kim chỉ cao trình trên
thang 1 đoạn bằng chiều dài cáp tụt.
+ Gọi điện báo về Ban chỉ huy vận hành
khi giải quyết xong mọi thao tác nói trên.
- Trường hợp cáp tụt vượt quá giới hạn
10cm, chênh lệch
cao trình cho phép xử lý như Trường hợp 2-Bị tụt cáp, kết hợp với Trường
hợp 1-Máy kéo gây lệch cửa
trong khoản 6-Điều 27 trên đây
c. Trường hợp 3: Cửa bị kẹt:
Khi phát hiện cửa có hiện tượng kẹt,
máy làm việc nặng nề, cần đo cường độ dòng điện ở pha. Khi cường độ dòng điện
vượt quá trị số cho
phép (sự cố) lập tức phát tín hiệu sự cố và báo cáo cho máy đầu bên kia của cửa
biết để cùng bấm nút dừng và báo cáo về Ban chỉ huy giải quyết.
d. Trường hợp 4: Cần hỗ trợ thủy
lực:
Khi có lệnh hỗ trợ thủy lực để nâng cửa,
lập tức đóng vannét hạ lưu (ở trụ pin), đóng van thông qua cửa bên cạnh (van
thông ở tư thế thường mở), từ từ mở van phẳng lấy nước thượng lưu vào, báo về
Ban chỉ huy vận hành sau khi mở đúng chiều cao đã quy định.
e. Trường hợp 5: Mất điện
2 nguồn:
Khi chuyển lũ mất điện 2 nguồn, bắt buộc
phải quay tay, cần phải cắt nguồn điện vào động cơ, mắc lại xích và tay quay,
các thao tác về cóc không có gì thay đổi. Khi quay 2 bên đầu cửa không chênh
lệch quá giới hạn cho phép 0,1m.
7. Công tác theo dõi, kiểm tra và
tín hiệu khi máy làm việc.
- Khi máy làm việc nâng hoặc hạ cửa phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra những bộ phận sau:
+ Đầu cáp cố định trên thang có tụt
không?
+ Kiểm tra thước đo 2 đầu cửa có lệch
nhau không? Trị số sai lệch?
+ Đầu chốt thang có chạm giá cố định lớn
và giá cố định nhỏ không?
+ Đường ray có gì trở ngại ảnh hưởng đến
chuyển động của thang và cầu chạy không?
+ Xem hộp chịu lực có bị dịch chuyển
trên bệ không?
+ Hộp giảm tốc, bộ phận khớp nối làm
việc có ổn định không?
+ Về động cơ phải thường xuyên theo dõi tiếng
kêu do điện thế và cường độ dòng điện của các pha.
+ Cuối mỗi hành trình phải theo dõi sự
làm việc của các tiếp điểm K3, K4.
- Quy định tín hiệu
* Khi máy làm việc
bình thường.
+ Ban ngày: Cắm cờ vàng
+ Ban đêm: Đèn xanh
* Khi máy gặp sự cố:
+ Ban ngày: cắm cờ đỏ (sự cố điện);
vàng đỏ (sự cố cơ khí).
+ Ban đêm: Đèn đỏ (sự cố điện); vàng
(sự cố cơ khí).
+ Khi phát tín hiệu sự cố đồng thời phải
gọi điện về Ban chỉ huy vận hành.
+ Hai máy cùng kéo 1 cửa phải thường
xuyên theo dõi lẫn nhau. Khi máy này gặp sự cố phát tín hiệu, bấm nút dừng thì
máy kia tức khắc dừng máy.
+ Khi khắc phục xong sự cố, trưởng ca
gọi điện báo về Ban chỉ huy vận hành và phát tín hiệu bình thường.
8. Thao tác khi máy ngừng hoạt động
- Khi được lệnh dừng máy, cả 6 cửa lập
tóc cắt điện ở gian điều khiển trung tâm, các cóc A-A1, B-B1, C-C1, D-D1 ở tư
thế khép và đều vào khoảng giữa các chốt thang với cóc, giá cố định để giải
phóng cầu chạy không phải làm việc.
- Tập trung dụng cụ, đồ nghề đưa về
nơi quy định, về nộp các sổ nhật ký về máy cho Ban chỉ huy vận hành.
Điều 28. Vận hành điện
1. Hệ thống cung cấp điện
a. Vận hành đường dây và
trạm biến
áp
35kV.
Đoạn đường dây 35kV rẽ nhánh và trạm
biến áp 35kV do Công ty điện lực Đan Phượng quản lý. Ban QLCT quản lý từ phần hạ
thế đến phụ tải, nhưng riêng máy cắt 35kV có đặt khóa điều khiển cắt từ xa
và một ampemet tại bàn điều khiển số 2. Việc quản lý 2 thiết bị này do Công ty
điện lực Đan Phượng và Ban QLCT bàn bạc với nhau để quyết định.
b. Vận hành đóng nguồn điện
chính lên thành góp 0,4kV.
- Để đưa bộ chuyển đổi nguồn tự động
(ATS) vào hoạt động cần phải đóng aptômát IAp tại tủ số 6 để đưa điện lên thanh
góp 0,4kV.
- Đóng aptômát IAp có thể thực hiện
theo 2 cách như sau:
+ Đóng từ xa: Vặn khóa IKD (tại bàn điều
khiển số 1) về phía “Đóng”.
+ Đóng tại chỗ: Đóng bằng tay dật của
bộ truyền động (trường hợp này chỉ thực hiện khi có lệnh).
Nếu đóng không thành công, do các
nguyên nhân sau:
- Điện áp lưới thấp.
- Có sự cố ngắn mạch trên thanh góp
0,4kV.
c. Vận hành đóng nguồn điện dự
phòng lên thành góp 0,4kV.
- Để đưa nguồn điện dự phòng (máy phát Diesel)
vào vận hành có thể thực hiện theo 2 chế độ sau:
- Chế độ tự động
Để khóa IKC ở vị trí “Tự động”, khi mất
điện lưới, máy phát Diesel sẽ tự khởi động và đóng aptômat IIAp đưa điện lên
thanh góp 0,4kV.
- Chế độ bằng tay
Khởi động máy phát Diesel, đóng các
aptômát 9Ap và 10Ap để kiểm
tra. Để đưa điện lên thanh góp 0,4kV có thể thực hiện theo các trường hợp sau:
+ Khi thanh góp 0,4kV không có điện,
điều khiển từ xa bằng cách: vặn khóa chế độ I KC ở vị trí
làm việc, vặn khóa II KD sang vị trí đóng (hai khóa ở bàn số 3).
+ Khi thanh góp đã có điện, máy phát
Diesel làm việc ở chế độ dự phòng thì vặn khóa II KC sang vị
trí dự phòng. Khi thanh góp mất điện nó sẽ tự động đóng aptômat II Ap.
+ Khi thanh góp không có điện có thể
đóng trực tiếp aptômat II Ap (tủ số 8) bằng tay dật bộ
truyền động (trường hợp này không nên dùng, chỉ dùng khi có lệnh).
d. Vận hành đóng điện cho hệ
thống điều khiển.
Để cấp điện cho hệ thống điều khiển cần
thực hiện như sau:
- Đóng aptômát 9Ap tại tủ phân phối số
7.
- Đóng aptômát ApĐ tại tủ phân phối số
5 cấp điện cho điều khiển trung tâm.
- Đóng aptômát ApT1 tại tủ phân
phối số 5: Cấp điện cho hệ thống tín hiệu.
- Đóng aptômát Ap tại tủ phân phối số
5 cấp điện cho điều khiển tại trạm máy.
- Đóng aptômát 8Ap tại tủ phân phối số
7: Cấp điện nguồn
dự trữ cho hệ thống chiếu sáng.
e. Vận hành đóng điện cho
các trạm máy trên đập.
Để đóng điện cho các trạm máy trên đập,
cần đóng các aptômát từ 2Ap đến 7Ap tại tủ phân phối số 7. Trình tự thao tác
như sau:
- Đóng aptômát tại tủ phân phối số 7.
- Vặn khóa nguồn KN của phụ tải đó
trên dãy bàn điều khiển về phía “Đóng”
Trường hợp bị sự cố đường dây cáp dẫn
ra đập: Nếu đường cáp dự phòng đã có điện nó sẽ tự động đóng dự phòng và báo
tín hiệu.
f. Vận hành điện tại các trạm máy
trên đập.
Để chuẩn bị vận hành cửa, tại trạm máy
cần thực hiện như sau:
- Đóng aptômát cấp nguồn động lực.
- Đóng aptômát cấp nguồn điều khiển.
2. Hệ thống truyền động điện
Vận hành đóng, mở cửa chỉ được thực hiện
khi phần cơ khí đã kiểm tra và cho phép vận hành (các cóc của đai ốc đã ở vị trí
làm việc), chờ lệnh vận hành của Người chỉ huy. Người vận hành không được tự tiện
vận hành khi chưa có lệnh.
a. Lệnh vận hành.
Người chỉ huy có 2 lệnh vận hành như
sau:
- Lệnh chuẩn bị: Để chuẩn bị “nâng” hoặc
“hạ” cửa theo chế độ nào, lệnh này mục đích để cho người trực vận hành thao tác
các khóa chế độ vận hành.
- Lệnh vận hành: Sau khi có lệnh, người
trực vận hành nhấn nút khởi động (NLV) để đưa máy vào vận hành.
b. Lệnh chuẩn bị vận hành ở chế độ
đồng thời.
Người trực vận hành tại phòng điều khiển
trung tâm cần thao tác thứ tự như sau:
- Vặn 6 khóa đặc tính (KT) của 6 cửa về
vị trí “đặc tính II” - Đèn tín hiệu bật sáng.
- Vặn 6 khóa chiều quay (KC) của 6 cửa
về vị trí “nâng” hoặc “hạ” theo lệnh.
- Vặn 6 khóa điều khiển (KĐ) của 6 cửa
về vị trí “trung tâm”.
- Vặn 6 khóa KC tại bàn điều khiển số
2 về vị trí “đồng thời” - Đèn tín hiệu bật sáng.
c. Lệnh vận hành ở chế độ đồng thời.
Khi người trực vận hành ở trung tâm
báo cáo đã chuẩn bị xong. Người chỉ huy ra lệnh vận hành, người trực vận hành ở
trung tâm ấn nút khởi động NĐ (tại bàn số 2), máy sẽ làm việc, các đèn báo
“nâng” hoặc “hạ” sẽ bật sáng.
d. Lệnh chuẩn bị vận hành ở chế độ
nhóm.
Người trực vận hành tại phòng điều khiển
trung tâm cần thao tác thứ tự như ở chế độ đồng thời, chỉ khác: Vặn 6 khóa KC tại
bàn điều khiển số 2 về vị trí “nhóm”
e. Lệnh chuẩn bị vận
hành ở chế độ tại chỗ.
Khi có lệnh chuẩn bị vận hành ở chế độ
tại chỗ (cả 6 cửa hoặc 1 cửa nào đó), người trực vận hành tại phòng điều khiển
trung tâm cần thao tác thứ tự như sau:
- Vặn khóa đặc tính (KT) của cửa (theo
lệnh) về vị trí “đặc tính II” - Đèn tín hiệu bật sáng.
- Vặn khóa chiều quay (KC) của cửa đó
về vị trí “nâng” hoặc “hạ” theo lệnh.
- Vặn khóa điều khiển (KĐ) của cửa đó
về vị trí “tại chỗ” - Đèn báo tại trạm máy trên đập bật sáng.
f. Lệnh vận hành ở chế độ tại chỗ.
Nhận được đèn báo, người trực tại trạm
máy trên đập cần thao tác như sau:
- Để máy chạy - ấn nút KLV.
- Để dừng máy - ấn nút 1N.
Khi vận hành xong, tại trung tâm vặn
các khóa KC và KĐ về vị trí “trung hòa”.
g. Lệnh chuẩn bị vận hành ở chế độ
đơn (để điều chỉnh độ
lệch tại 2 đầu cửa).
- Lệnh chuẩn bị vận hành ở chế độ đơn
cần nêu rõ: Cửa số mấy, làm việc đơn máy I (phía Hà Nội) hay máy II (phía Sơn
Tây).
- Khi có lệnh chuẩn bị vận hành ở chế
độ đơn, người trực vận hành tại phòng điều khiển trung tâm cần thao tác thứ tự
như sau:
+ Vặn khóa KT về vị trí “đặc tính II”
và khóa KĐ về vị trí máy (theo lệnh) 2 khóa này đều thuộc
cửa (theo lệnh) - Đèn đỏ sẽ báo tại trạm máy biết máy nào được làm việc.
- Lệnh vận hành ở chế độ đơn, nhận được
đèn báo, người trực tại trạm máy trên đập
cần thao tác như sau:
+ Với máy I ấn nút 2N, với máy II ấn
nút 3N để đóng mạch roto.
+ Với máy I ấn nút 1Ni nếu nâng cửa,
ấn nút 2Ni nếu hạ cửa; Với máy II ấn nút 1Nii nếu nâng cửa, ấn nút 2Nii nếu hạ cửa.
+ Để dừng máy (cả 2 máy) - ấn nút 1N. Tiếp theo ấn
nút Nc để cắt tự giữ chuẩn bị cho chạy tiếp khi cần.
Khi vận hành xong, cần báo về trung tâm để
người trực tại trung tâm vặn các khóa KC và KĐ về vị trí “trung
hòa” hoặc chuyển sang lệnh làm việc khác.
3. Sự cố khi vận hành
- Khi các cửa đang vận hành, nếu một cửa
bị sự cố các tín hiệu báo sự cố như: cờ, đèn, chuông thì lúc này người điều khiển
trung tâm vặn khóa KĐ của cửa đó về vị trí trung hòa. Tiếp theo ấn nút 2N ở bàn
số 3 để cắt tín hiệu chuông và đến tủ tín hiệu (số
1,2 và 3) xem loại sự cố. Sau đó phục
hồi lại tiếp điểm của rơle tín hiệu và cho tiến hành khắc phục sự cố.
- Trường hợp các cửa đang vận hành,
người điều khiển trung tâm nghe thấy chuông báo sự cố trong khi đó các cửa vẫn
làm việc bình thường, khi đó cần xác minh loại sự cố đó qua rơle tín hiệu và
đèn tín hiệu. Nếu thấy sự cố kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc
thì cho dừng cửa bị sự cố. Nếu thấy sự cố không ảnh hưởng thì vẫn cho làm việc,
tiến hành theo dõi và khắc phục sự cố.
- Nếu sự cố ảnh hưởng đến vận hành của
các cửa khác thì người chỉ huy ra lệnh dừng 1 cửa hoặc dừng toàn bộ cửa để khắc
phục sự cố.
4. Phát hiện sự cố khi đang vận
hành
Khi cửa đang vận hành, người trực vận
hành tại chỗ phát hiện thấy máy đóng mở làm việc không bình thường (có tiếng
kêu khác thường, động cơ bị phát nóng quá mức, dòng điện tăng quá cao... ) cần
phải tiến hành dừng vận hành bằng các cách như sau:
- Ấn nút 1N.
- Ấn tiếp điểm hành trình của máy hoặc
tiếp điểm cuối cùng của cửa (tiếp điểm mà cầu chạy đang có chiều
chuyển động tiến tới nó).
Sau khi dừng, nếu thấy sự cố cần sửa
chữa kéo dài thời gian thì báo cho người chỉ huy.
Nếu sửa chữa xong tức thời và có thể
cho máy chạy ngay được thì thao tác như sau:
- Nếu đang vận hành tại chỗ thì ấn nút KLV
- Nếu là đang vận hành ở trung tâm thì
ấn nút Nc.
Sau khi máy chạy phải báo cho người chỉ
huy biết tình trạng sự cố vừa giải quyết.
5. Vận hành ở chế độ sự cố
Trong trường hợp đang vận hành chống
lũ, nếu cửa bị kẹt, người chỉ huy vẫn yêu cầu tiếp tục vận hành. Khi đó người
điều khiển trung tâm cần chuyển chế độ vận hành của cửa đó sang chế độ “tại chỗ”.
Thao tác như mục "e" và "f” Khoản
2-Điều 28, khóa KT của cửa đó chuyển sang “đặc
tính I”.
Chương 4
ĐẢM
BẢO VẬN HÀNH
Mục 1. TU SỬA BẢO DƯỠNG
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
Điều 29. Mục đích yêu
cầu
Dưới tác động thường xuyên của các điều
kiện thiên nhiên phức tạp công trình có thể có các hư hỏng, nên việc bảo dưỡng
tu sửa cần được tiến hành thường xuyên bảo đảm công trình luôn duy trì khả năng
làm việc bình thường và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thiết kế đã được đề ra. Muốn
làm tốt công tác này Ban QLCT cần:
1. Nắm chắc lý lịch cụm công
trình, chế độ làm việc và qui trình vận hành cụm công trình.
2. Nắm chắc hồ sơ thi công để biết
được chất lượng thi công các bộ phận công trình.
3. Kiểm tra, quan trắc toàn diện các quá
trình diễn biến các hư hỏng.
4. Tìm đúng nguyên nhân, đánh giá
quá trình diễn biến và hậu quả các hư hỏng đề ra các biện
pháp xử lý đúng đắn.
5. Quản lý tốt các tài liệu có
liên quan đến vận hành, khai thác cụm công trình
6. Có kế hoạch, có tổ chức chỉ đạo
việc thực hiện tu sửa bảo dưỡng đảm bảo chất lượng.
Điều 30. Nguyên tắc
duy tu bảo dưỡng
1. Chú trọng công tác tu sửa bảo
dưỡng thường xuyên, hạn chế
hư hỏng nhỏ phát triển thành hư
hỏng lớn.
2. Việc tu sửa hạng mục công
trình/công trình/cụm công trình phải đảm bảo đúng theo các bản vẽ, biện pháp
thiết kế đã được duyệt
3. Khi có các hư hỏng Ban QLCT phải
phát hiện, theo dõi và xử lý kịp thời, hoặc phải gia cố tạm hạn chế sự phát triển
của sự cố đình chỉ vận hành; đồng thời báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết.
4. Việc tu sửa phải tiến hành
theo kế hoạch, được chuẩn bị chu đáo ít ảnh hưởng nhất tới quá trình vận hành cụm
công trình.
Điều 31. Nội dung
công tác duy tu bảo dưỡng :
1. Tu sửa bảo dưỡng thường xuyên.
- Sửa chữa các hư hỏng nhỏ như: Tróc lở
đá lát, trồng và cắt có mái kênh.
- Xây, trát, gắn các bộ phận công
trình bị nứt nẻ, vỡ, lở.
- Xử lý kịp thời nếu có hiện tượng xói
ở hạ lưu các công trình trong cụm, hạn chế việc xói lở
phát triển.
- Bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các thiết
bị, cạo rỉ, sơn sửa từng
bộ phận của các kết cấu thép.
- Các thiết bị cơ khí, điện nếu có hiện
tượng nứt, vỡ, hỏng hóc ảnh hưởng đến an toàn công trình hoặc an toàn lao động
cần thay thế kịp thời.
2. Tu sửa định kỳ
- Căn cứ vào các đợt kiểm tra định kỳ,
nếu có hư hỏng chưa được xử lý trong tu sửa thường xuyên thì cần có kế hoạch,
chuẩn bị nguyên vật liệu, phương tiện để tu sửa định kỳ.
- Khảo sát mức độ bồi lắng kênh dẫn Cẩm
Đình - Hiệp Thuận và tổ chức nạo vét định kỳ mỗi năm 1 lần.
- Các loại tu sửa bảo dưỡng định kỳ
theo hàng quý, hàng năm: Các bộ phận máy móc, thiết bị đóng mở cống, cửa cống
và tuân theo Hướng dẫn vận hành bảo dưỡng các thiết bị cơ khí và Hướng dẫn vận
hành bảo trì các thiết bị điện.
- Phần ngập nước thường xuyên của Đập
Đáy cần được bảo dưỡng tu sửa hàng năm (trước 20/12) với các nội dung:
+ Vệ sinh công trình: Cọ rửa bùn đất,
đắp bờ quai ngăn nước ở hạ lưu để bơm nước từ hầm phao ra ngoài, bơm nước hầm
phao, xác định lượng bùn cát lắng đọng và lên phương án nạo vét.
+ Kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng phần
ngập nước: Kiểm tra trực tiếp tại hiện trường các bộ phận công trình thủy công,
phần cơ khí cửa van cung, lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng (cạo gỉ và sơn lại bề mặt toàn bộ diện tích phần ngập
nước), xác định khối lượng cạo gỉ và sơn.
+ Ban QLCT tổ chức nghiệm thu, đánh
giá kết quả và lập báo cáo công tác duy tu bảo dưỡng.
+ Báo cáo lưu trữ tại Ban QLCT và Sở
NN&PTNT Hà Nội.
3. Tu sửa đột xuất.
Tu sửa tất cả những hư hỏng đột
xuất gây cản trở đến sự làm việc bình thường của công trình mà không thể để đến
tu sửa thường xuyên hay định kỳ
Điều 32. Khối lượng
tu sửa bảo dưỡng được nêu cụ thể trong phụ lục.
Mục 2. KIỂM TRA BẢO VỆ
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
Điều 33. Kiểm tra cụm
công trình
1. Kiểm tra trước và sau mỗi mùa
mưa lũ
- Công tác kiểm tra công trình trước
và sau mùa mưa lũ phải tiến hành theo các nội dung sau đây:
+ Kiểm tra chất lượng từng bộ phận,
các công trình trong cụm và toàn bộ cụm công trình.
+ Kiểm tra công tác bảo vệ cụm
công trình.
+ Kiểm tra việc thực hiện Quy trình
vận hành, Hướng dẫn vận hành bảo dưỡng các thiết bị cơ khí và Hướng dẫn
vận hành bảo trì các thiết bị điện của cụm công trình
- Kiểm tra kế hoạch tổ chức biện pháp
và vật tư phòng chống lũ lụt cũng như việc
nạo vét sa bồi sau lũ.
- Việc kiểm tra mức độ bào mòn, hư hỏng
của các công trình thủy công và chế độ duy tu, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí,
điện phải được tiến hành trên cơ sở các quan sát, quan trắc, xác minh và đánh
giá chất lượng tại chỗ.
- Trước mỗi đợt kiểm tra, Ban QLCT cần
xin ý kiến chỉ đạo của Sở NN & PTNT Hà Nội, lựa chọn đơn vị tư vấn có năng
lực và tư cách pháp nhân thực hiện việc đánh giá khả năng làm việc hiện trạng của
toàn bộ cụm công trình, phân tích đánh giá kết quả sử dụng, tu sửa bảo dưỡng, bảo
vệ công trình kể từ đợt kiểm tra trước gần nhất. Việc đánh giá này được thực hiện
thông qua Hợp đồng kinh tế giữa Ban QLCT với đơn vị tư vấn được lựa chọn, nguồn
kinh phí được bố trí trong ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội:
- Việc kiểm tra được tiến hành hàng
năm, chia làm 2 đợt:
+ Lần 1 (từ 1/6 đến 15/6): tổng kiểm
tra vận hành toàn bộ cụm công trình đầu mối phân lũ
+ Lần 2 (từ 20/10 ÷ 20/12): kiểm tra
phần ngập nước của công trình Đập Đáy
- Thành phần đoàn kiểm tra do Sở NN
& PTNT Hà Nội quyết định.
- Sau mỗi đợt kiểm tra, Ban QLCT cần lập
báo cáo với các nội dung:
+ Tổng quan về hiện trạng công trình,
+ Những vấn đề đã được thực hiện, mới
phát sinh kể từ đợt kiểm tra lần trước,
+ Tình hình thực hiện các quy trình,
quy phạm,
+ Các vấn đề cần bổ sung hoặc sửa đổi,
+ Các mối quan hệ trong công tác khai
thác công trình, sự phối hợp với các đơn vị hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng từ cụm
công trình
+ Các kiến nghị cần thiết về tu sửa, bảo
vệ cụm công trình
+ Các tài liệu quan trắc, đo đạc (nếu
có)
2. Kiểm tra thường xuyên
- Cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận, kênh
dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận cần kiểm tra ít nhất 1 lần/ngày trong suốt quá trình
mở cống cấp nước, 1 tuần/lần trong thời gian đóng cống.
- Cống Vân Cốc, Đập Đáy phải bố trí
nhân sự trực 24/24 giờ trong suốt quá
trình
chuyển
lũ. Trong thời gian không chuyển lũ kiểm tra định kỳ cùng thời gian kiểm tra cụm
Cẩm Định - Hiệp Thuận
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra các bộ phận của cống, đập về
hiện tượng nứt nẻ, vôi hóa, sạt lở, thấm v.v...
+ Kiểm tra toàn bộ phần cửa van và các
thiết bị đóng mở về tình trạng vật liệu, mối hàn, đinh tán, bulong,
dầu mỡ bôi
trơn, khóa cáp, phanh, các hãm tời v.v...
+ Vớt các vật nổi tích tụ trước các cửa
cống, đập.
+ Kiểm tra các thiết bị bảo vệ, quan
trắc cụm công trình, các hệ thống mốc, cọc quan trắc lún, nghiêng, xê dịch, bồi
lắng v.v...
+ Kiểm tra các hiện tượng xói lở, sạt
trượt, sủi v.v....
+ Kiểm tra tình trạng lấn chiếm hành
lang bảo vệ công trình.
- Khi kiểm tra công trình xong phải
làm biên bản, ghi rõ nhận xét đối với từng bộ phận công trình và kết luận về chất
lượng, tình trạng hư hỏng; đồng thời nêu lên những nội dung yêu cầu cần tiếp tục
quan trắc, kiến nghị các biện pháp hạn chế hư hỏng tránh phát triển thành hư hỏng
lớn và báo cáo cấp có thẩm quyền để xin ý kiến giải quyết
- Trong mùa mưa lũ bộ phận kỹ thuật trực
phòng chống lụt bão phải thường xuyên có mặt 24/24 giờ trong ngày để kịp thời
giải quyết và xử lý các sự cố có thể xảy ra đối với công trình như hiện tượng sạt
lở, trượt mái, mạch đùn, mạch sủi trong khu vực công trình.
- Lập sổ theo dõi và
kế hoạch thực hiện trong quá trình kiểm tra, xử lý tất cả các hạng mục công
trình.
- Ghi chép đầy đủ kết quả kiểm tra,
quan trắc, xử lý và theo dõi diễn biến về các hiện tượng bất thường của các hạng
mục công trình.
3. Kiểm tra đột xuất
- Khi phát hiện một trong số các công
trình thuộc cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy có những hư hỏng bất thường, bộ phận
kỹ thuật của Ban QLCT phải đến kiểm tra trực tiếp, đề xuất biện pháp sửa chữa, tu bổ, nếu
hư hỏng ở mức độ nghiêm trọng cần kịp
thời báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến xử lý.
- Kết thúc kiểm tra, Ban QLCT chỉ đạo
bộ phận kỹ thuật lập báo cáo về kết quả kiểm tra những sự cố bất thường xảy ra ở
hạng mục/các hạng mục thuộc cụm công trình, ghi rõ nhận xét về mức độ hư hỏng,
đề xuất biện pháp xử lý, các nội dung yêu cầu và kiến nghị cần thiết báo cáo
lên Sở NN & PTNT để có kế hoạch giải quyết kịp thời
- Việc tu bổ, sửa chữa các hư hỏng bất
thường cần làm xong
trước mùa lũ hàng năm, bảo đảm cụm công trình sẵn sàng vận hành khi cần thiết.
Điều 34. Bảo vệ cụm
công trình
1. Cụm công trình đầu mối phân lũ
sông Đáy là công trình đặc biệt quan trọng, Ban QLCT cần phối hợp chặt chẽ với
chính quyền địa phương xây dựng phương án bảo vệ công trình và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt như quy định tại điều 21 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi. Có trách nhiệm bảo vệ và đồng thời vận động nhân dân địa phương
nghiêm chỉnh chấp hành nội quy bảo vệ công trình như quy định tại điều 22 Pháp
lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Về phạm vi hành lang bảo vệ các cống Cẩm Đình,
Hiệp Thuận, Vân Cốc, Đập Đáy, kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận theo quy định của
Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
3. Đúc và chôn các mốc giới hạn
phạm vi công trình để bàn giao cho chính quyền địa phương cùng phối hợp thực hiện.
4. Bảo vệ các bộ phận công trình
bằng kim loại như cửa van, phải sửa chữa, khe van, thiết bị đóng - mở cửa
van, lưới chắn rác của các cống lấy nước, dàn thả phai... Nếu có hư hỏng phải sửa
chữa, thay thế kịp thời.
5. Ban hành nội quy cụ thể đối với
từng công trình thuộc cụm
6. Trong quá trình quản lý vận hành, cần đề xuất việc
tu bổ, bảo dưỡng định kỳ và bổ sung hoàn thiện các hạng mục công trình nếu xét
thấy cần thiết để phù hợp với thực tế quản lý khai thác.
7. Các biểu đồ phục vụ cho công
tác vận hành đóng, mở cửa van các cống lấy nước công trình đầu mối phải được kiểm
nghiệm lại bằng đo đạc thực tế để hiệu chỉnh cho phù hợp.
8. Trong quá trình sử dụng khai
thác nếu thấy quy trình chưa phù hợp, đơn vị quản lý cần có tờ trình xin duyệt
bổ sung điều chỉnh quy trình.
9. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại
đến công trình như quy định tại điều 28 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.
Mục 3. QUAN TRẮC CỤM
CÔNG TRÌNH
Điều 35. Quan trắc
công trình thủy công.
1. Cống Cẩm Đình
- Quan trắc tình hình thấm hai bên
mang cống gây ra hiện tượng xói mang làm rò rỉ nước ra hạ lưu cống
và hiện tượng sạt lở, trượt mái kênh hạ lưu cống. Quan trắc hiện tượng thấm qua
nền móng cống. Nếu có hiện tượng thấm, sủi và xì nước hàng ngày phải đo lượng
nước thấm và ghi chép đầy đủ.
- Quan trắc nứt nẻ các bộ phận bằng bê
tông. Khi phát hiện cống có hiện tượng nứt nẻ phải quan trắc, lập hồ sơ theo dõi
sự phát triển vết nứt về chiều dài, độ rộng khe nứt, chiều sâu nứt.
- Thường xuyên quan trắc khớp nối, nếu
phát hiện có hiện tượng lún đột xuất hoặc trong vùng xuất hiện động đất cần tổ
chức quan sát khớp nối ở các bộ phận của cống.
- Quan trắc tình hình xói lở ở
hạ lưu cống định kỳ
trước và sau mỗi mùa lũ.
- Quan trắc chuyển vị công trình
2. Cống Vân Cốc
- Quan trắc nứt nẻ các bộ phận bằng bê
tông (thân cống, tường chắn v.v...). Khi phát hiện cống có hiện tượng nứt nẻ,
hay có hiện tượng nước vôi trắng chảy rỉ ra ngoài có thể do bê tông bị phong
hóa phải quan trắc, lập hồ sơ theo dõi và kiến nghị biện pháp xử lý với lãnh đạo
Ban QLCT.
- Quan trắc tình hình xói lở ở hạ lưu
cống sau mỗi đợt chuyển lũ
- Thường xuyên quan trắc khớp nối, nếu
phát hiện có hiện tượng lún đột xuất hoặc trong vùng xuất hiện
động đất cần tổ chức quan sát khớp nối ở các bộ phận của cống.
- Lập kế hoạch 3 năm một lần phải tiến
hành dùng các thiết bị máy móc như máy siêu âm bê tông để đánh giá chất lượng
và tuổi thọ của bê tông của thân đập và tường chắn sau khi có kết quả phải báo
cáo lên Ban QLCT để có biện pháp và kế hoạch xử lý.
3. Kênh dẫn Cẩm Đình-Hiệp
Thuận:
- Thường xuyên quan trắc tình trạng bồi
lắng, xói mòn, sạt lở mái kênh bờ kênh. Nếu có hiện tượng bồi
lắng cần có kế hoạch tổ chức nạo vét, để lòng dẫn kênh luôn bảo đảm kích thước
thiết kế.
- Hàng năm trước và sau mùa lũ phải
quan trắc xói lở ở
thượng lưu và hạ lưu cống, phần tiếp giáp giữa cống với kênh thượng lưu và hạ
lưu.
- Sau mỗi trận mưa lớn phải quan trắc
các hiện tượng sạt lở trượt mái của bờ kênh thượng, hạ lưu cống.
- Phải thường xuyên theo dõi và quan
trắc đánh giá mức độ hư hỏng, trạng thái làm việc của cống. Đặc biệt chú ý những
thay đổi ngay trên bề mặt bêtông.
- Bố trí đủ lực lượng theo dõi tình trạng
lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình
4. Đập Đáy-cống Hiệp Thuận:
- Thường xuyên quan trắc hiện trạng
các bộ phận của công trình thủy công,
- Quan trắc chuyển vị: chuyển vị đứng
và chuyển vị ngang của các bộ phận hoặc các đơn nguyên của công trình với nhau.
Quan trắc độ mở rộng, thu hẹp của khe nối. Quan trắc độ dịch chuyển của công
trình trước và sau mùa lũ.
- Quan trắc độ lún: Quan trắc chênh lệch
lún công trình và bộ phận công trình.
- Quan trắc biến chuyển của khớp nối:
Phải thường xuyên theo dõi trạng thái làm việc của khớp nối như lún
không đều, rò rỉ, hay xì nước, lòi nhựa đường ra ngoài.
- Quan trắc áp lực thấm: Quan trắc hiện
tượng thấm qua nền móng cống, thấm vòng quanh hai bên vai công trình. Nếu có hiện
tượng thấm, sủi và xì nước hàng ngày phải đo lượng nước thấm và ghi chép đầy đủ.
- Quan trắc nứt nẻ các bộ phận bằng
bêtông hoặc đá xây, khi phát hiện có đường nứt nẻ thì phải tiến hành xử lý như
sau:
+ Dùng sơn đỏ vạch chéo hai đầu vết nứt
ghi rõ ngày tháng năm, chiều rộng của đường vết nứt.
+ Gắn tiêu điểm bằng vữa ximăng trên đường
nứt và ghi ngày tháng năm vào tiêu điểm.
+ Với các chỗ nứt quan trọng cần được
kiểm tra thường xuyên và được chụp ảnh để được theo dõi.
+ Khi phát hiện có các vết nứt nẻ trong
lúc chờ đợi có quyết định về cách xử lý hoặc quan trắc thì
hàng ngày phải theo dõi sự chuyển
biến của đường nút theo chiều rộng, chiều dài và hướng phát triển.
+ Phải sơ họa đường nứt và ghi chép đầy
đủ các hiện tượng chuyển biến.
+ Nếu các vết nứt còn phát
triển và có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình thì phải
báo cáo lên cấp trên xin ý kiến giải quyết.
Điều 36. Quan trắc chế
độ thủy lực
1. Cụm cống Cẩm Đình - kênh dẫn –
cống Hiệp Thuận
khi cấp nước
- Quan trắc chế độ chảy: dưới cống, trong cống
và tình hình xói lở ở hạ lưu.
- Quan trắc chế độ thủy lực khi lấy nước,
đặc biệt thời kỳ lấy nước trong mùa lũ phải thường xuyên quan sát áp lực ngược
dưới đáy kênh, thấm lậu từ thượng lưu đến hạ lưu.
- Phải quan sát hướng nước chảy, khi mở
cống dùng phao nổi định hướng nước chảy trong phạm vi sau cống 100m.
- Mỗi khi mở cống phải quan sát hình
thái thủy lực như nước vật, nước xoáy, nước nhảy đối chiếu với dạng thủy lực
thiết kế.
- Quan trắc mực nước ngày 2 lần trong
mùa lũ; trước và sau khi đóng mở cửa cống trong mỗi đợt lấy nước, quan trắc mực
nước cao nhất trong cả đợt.
- Quan trắc mực nước cao nhất
và thấp nhất trong mùa kiệt.
- Đo lưu lượng chảy qua cống quan hệ với
mực nước thượng lưu, hạ lưu với độ mở cánh cửa cống để hiệu chỉnh lại đường
quan hệ Q= f(a,DZ,HHL,b).
- Các tài liệu quan trắc này phải lập
thành báo cáo và nộp vào
lưu trữ để theo dõi trong quá trình khai thác.
2. Cụm công trình đầu mối khi chuyển lũ
- Theo dự báo của cơ quan khí tượng, mực
nước Hà Nội đạt 10,0m và có khả
năng tăng thì tổ chức quan trắc mực nước tại vị trí thượng lưu các cống Vân Cốc,
Cẩm Đình 4 lần/ngày.
- Theo dự báo của cơ quan khí tượng, mực
nước Hà Nội đạt 12,0m và có khả
năng
tăng
thì tổ chức quan trắc mực nước tại
vị trí thượng lưu các cống Vân Cốc, Cẩm Đình 24 lần/ngày (1 giờ/lần) và báo cáo
mực nước thượng lưu các cống Vân Cốc, Cẩm Đình về Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội, Sở NN &
PTNT Hà Nội.
- Khi bắt đầu thực hiện lệnh chuyển lũ
theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ, quan trắc mực nước tại các vị trí sau và báo cáo
về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT Hà Nội 1 giờ/lần:
+ Thượng, hạ lưu cống Vân Cốc
+ Thượng, hạ lưu cống Cẩm Đình
+ Thượng, hạ lưu đập Đáy, cống Hiệp
Thuận
+ Lòng hồ Vân Cốc
- Trong suốt quá trình chuyển lũ, mực
nước tại các trạm thủy văn sau cần phải được cập nhật và báo cáo thường xuyên
(2 giờ/lần) về Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng
chống thiên tai thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT Hà Nội:
+ Trạm thủy văn Ba Thá.
+ Trạm thủy văn Trí Thủy (sông Tích).
+ Trạm Thủy văn Phủ Lý.
+ Trạm thủy văn Gián Khẩu.
+ Trạm thủy văn Ninh Bình
- Trong thời gian chuyển lũ, các cơ
quan chuyên môn muốn tiến hành quan trắc, đo đạc phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học v.v... thì cần xây dựng phương án cụ thể có sự phối hợp với đơn vị quản
lý cụm công trình. Phương án phải được được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống
thiên tai thông qua, bảo đảm không gây trở ngại cho công tác chuyển lũ.
- Sau mỗi lần chuyển lũ, lập báo cáo với
các nội dung sau đây, lưu trữ tại Ban QLCT, Sở NN &
PTNT Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ban chỉ huy Phòng
chống thiên tai thành phố Hà Nội.
+ Diễn biến của cơn lũ (thu thập
đầy đủ các số liệu về lũ tại hạ lưu các tuyến công trình có tham gia
cắt lũ cho hạ lưu như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Thác
Bà v.v.., ; Quá trình mực nước, lưu lượng trong thời gian lũ tại các trạm thủy
văn Sơn Tây, Hà Nội).
+ Quá trình mực nước, lưu lượng tại
các công trình thuộc cụm công trình đầu mối phân lũ sông Đáy tham gia chuyển
lũ.
+ Tình hình làm việc của các hạng mục
công trình và thiết bị đóng mở thuộc cụm công trình đầu mối phân lũ
sông Đáy.
+ Các sự cố đã xảy ra trong quá trình
chuyển lũ, các biện pháp đã xử lý, khắc phục, các kiến nghị
cho lần chuyển lũ tiếp theo
+ Các tài liệu gốc trong quá trình thu
thập được lưu trữ tại Ban QLCT.
Mục 4. HỆ THỐNG THÔNG
TIN LIÊN LẠC
Điều 37. Ban QLCT phải
bố trí mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt và bảo đảm các yêu cầu:
1. Luôn phải đảm bảo hệ thống
thông tin liên lạc, hệ thống Internet, hệ thống Sacada để có thể truyền tín hiệu từ các công trình trong
hệ thống về Ban QLCT.
2. Ban QLCT cần bố trí lực lượng
vận hành sử dụng thành thạo và có khả năng khắc phục tốt sự cố về đường truyền
thông tin liên lạc, Internet và Scanda.
3. Đảm bảo liên lạc thông suốt
trong mọi điều kiện giữa Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai với Ban QLCT, giữa Ban QLCT với
các công trình thuộc hệ thống công trình chuyển lũ để thống nhất việc điều hành
chỉ huy khi có chuyển lũ.
Chương 5
TRÁCH
NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 38. Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Trích Nghị định 04 của Chính phủ về việc bãi bỏ các khu chuyển lũ, làm
chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng).
1. Chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn
biến của lũ; Chỉ đạo thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chống lũ theo phân
công của Thủ tướng Chính phủ.
2. Khi xuất hiện lũ có chu kỳ lặp
lại lớn hơn 500 năm trên hệ thống sông Hồng, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng đối
với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội: Trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định công bố lệnh vận hành công trình đầu mối sông Đáy theo quy định tại khoản
3 Điều 2 (Nghị định 04/2011/NĐ-CP).
Điều 39. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
1. Chỉ đạo, giám sát các ngành,
các cấp có liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình, bố trí kinh phí
nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để đảm bảo vận hành cụm công trình theo quy định tại
chương 4.
2. Xử lý các hành vi ngăn cản việc
thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo Sở NN&PTNT Hà Nội,
Ban QLCT vận hành cụm công trình đầu mối theo đúng Quy trình.
4. Quyết định biện pháp khẩn cấp
đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi các công trình đầu
mối như cống lấy nước, kênh dẫn vào sông Đáy, Đập Đáy có dấu hiệu xảy ra sự cố
gây mất an toàn cho việc vận hành hệ thống hoặc khi cửa cống Cẩm Đình, Vân Cốc,
Hiệp Thuận, Đập Đáy xảy ra sự cố không vận hành được.
5. Chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai thành phố Hà Nội, Ban QLCT và các ngành các cấp thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống như mục 4 ở trên.
6. Huy động nhân lực, vật lực để
xử lý và khắc phục các sự cố của cụm công trình đầu mối khi xảy
ra sự cố.
7. Phê duyệt và quyết định sửa đổi,
bổ sung Quy trình theo đề nghị của Sở NN & PTNT Hà Nội.
8. UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm báo cáo và phối hợp với BCĐ TW về
PCTT, các bộ ngành, địa phương liên quan trong việc trao đổi thông tin và chỉ đạo
vận hành chuyển lũ cũng như đảm bảo an toàn cho hạ du công trình đầu mối.
9. Trách nhiệm của UBND thành phố
Hà Nội khi gặp sự cố về đê điều nghiêm trọng khu vực nội thành Hà Nội cần phải
vận hành Đập Đáy:
- Khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng đối
với hệ thống đê điều khu vực nội thành, UBND Thành phố Hà Nội báo cáo Thủ Tướng
Chính Phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai (BCĐ TW về PCTT) để
xin chỉ đạo thực hiện vận hành chuyển lũ, đồng thời chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai Hà
Nội,
Sở NN&PTNT Hà Nội, Ban QLCT và các ban ngành liên quan triển khai các biện
pháp đối phó khẩn cấp phù hợp.
Thực hiện triển khai các biện pháp bảo
đảm an toàn đê điều theo quy định hiện hành trong mùa lũ.
- Chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, Ban QLCT tổ chức theo dõi, phát hiện,
xử lý kịp thời các sự cố đối với hệ thống đê sông Hồng khu vực nội thành Hà
Nội.
- UBND thành phố Hà Nội báo cáo Ban Chỉ
đạo Trung ương về
Phòng, chống Thiên tai và Thủ Tướng Chính phủ kết quả xử lý các sự cố đối với hệ
thống đê sông Hồng
khu vực nội thành Hà Nội.
10. Trách nhiệm của UBND thành phố
Hà Nội trong trường hợp vận hành Đập Đáy khi xảy ra sự cố vận hành hồ chứa phía
thượng nguồn
- Theo dõi chặt chẽ việc vận hành các
hồ chứa cắt lũ phía thượng nguồn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống
Thiên tai và các Bộ ngành liên quan.
- Chỉ đạo triển khai công tác phòng chống
lũ lụt và xử lý các tình huống có ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê điều bảo
vệ nội thành Hà Nội.
- Khi xảy ra sự cố vận hành hồ chứa
phía thượng nguồn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê điều khu vực nội
thành Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội báo
cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai và Thủ Tướng Chính Phủ để
xin chỉ đạo thực hiện vận hành chuyển lũ.
- Chỉ đạo Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai Hà Nội, Sở NN&PTNT Hà Nội, Ban QLCT và các ban ngành liên quan
triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp.
Điều 40. Ban chỉ huy
Phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội
Thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao
theo quyết định 1230/QĐ-UBND ngày 23 tháng 03 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội.
1. Giúp UBND thành phố Hà Nội xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch,
phương án phòng, chống lụt, bão trên địa
bàn thành phố.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
các cấp, các ngành và nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục
hậu quả lụt, bão.
3. Chỉ huy việc hộ đê, đảm bảo an
toàn hồ đập, công trình phòng chống lụt bão; đối phó, xử lý kịp thời với các diễn
biến của lũ, bão bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư; tổ
chức nhanh chóng khắc phục hậu quả lụt, bão trên địa bàn Thành phố.
4. Chỉ đạo và kiểm tra Ban quản
lý thực hiện vận hành lấy nước thường xuyên trong mùa lũ.
Điều 41. Sở
NN&PTNT Hà Nội
1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
Ban quản lý thực hiện vận hành lấy nước trong mùa kiệt.
2. Tham mưu, đề xuất UBND thành
phố bố trí và quản lý kinh phí sự nghiệp kinh tế đảm bảo vận hành cụm công
trình theo quy định ở chương 4.
3. Giải quyết những vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.
4. Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ
sung quy trình theo đề
nghị của Ban QLCT, đồng thời xin ý kiến của Bộ NN & PTNT, trình UBND thành
phố Hà Nội quyết định.
5. Thẩm định phương án phòng chống
lụt bão hàng năm của Ban QLCT, trình UBND
thành phố Hà Nội duyệt và theo dõi thực hiện.
Điều 42. Ủy ban nhân dân các huyện có công trình và có
tuyến sông Đáy chạy qua.
1. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy
định của Quy trình.
2. Ngăn chặn, xử lý và thông báo
cho Ban QLCT những hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các
quy định của Quy trình theo thẩm quyền.
3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn
cho vùng lòng hồ Vân Cốc khi có lệnh chuyển lũ.
4. Tuyên truyền vận động nhân dân
địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống
lụt bão, bảo vệ an toàn cụm công trình đầu mối và đê điều vùng hạ du.
5. Huy động nhân lực, vật lực, phối
hợp với Ban QLCT phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.
Điều 43. Ban QLCT
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định trong Quy trình để vận hành cụm công trình đầu mối, đáp ứng các mục tiêu
đã đề ra, đảm bảo an toàn công trình và phục vụ các nhu cầu dùng nước.
2. Trong quá trình quản
lý khai thác, hàng năm phải tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy trình. Trường
hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Quy trình, Ban QLCT tổng hợp và báo cáo Sở
NN&PTNT Hà Nội để xem xét, trình Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội quyết định.
3. Yêu cầu các cấp chính quyền,
ngành liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình.
4. Lập biên bản và báo cáo cấp có
thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Quy trình.
5. Ban QLCT phải bố trí thiết bị
quan trắc chuyển vị, quan trắc thấm, quan trắc biến dạng của các bộ phận bê
tông cốt thép.... nằm trong cụm đầu mối công trình. Thành phần, khối lượng công
tác quan trắc được quy định trong TCVN 8215 - 2009.
6. Hàng năm, trong mỗi đợt cấp
nước hoặc chuyển lũ (nếu có), Ban QLCT phải tổ chức quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lưu lượng tại các vị trí:
- TL cống Cẩm Đình, Vân Cốc;
- HL cống Cẩm Đình, Vân Cốc;
- TL cống Hiệp Thuận, Đập Đáy;
- HL cống Hiệp Thuận, Đập Đáy;
- Ngầm Tràn sau đập Đáy;
- Cầu sông Đáy;
- Cầu Mai Lĩnh.
7. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện,
bố trí đầy đủ nhân sự tham gia, bảo đảm việc đưa nước vào sông Đáy hiệu quả, an
toàn.
8. Trong mùa lũ, Ban QLCT phải cử
người túc trực, tiến hành quan trắc mực nước tại cống và xác định mức nước
trong kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận, qua đó, xác định sơ bộ lưu lượng lấy từ cống Cẩm
Đình vào.
9. Kết thúc các đợt mưa lũ hàng
năm, Ban QLCT phải lập báo cáo đánh giá ảnh hưởng lũ đến các công trình lấy nước
tại đầu mối để kịp thời bảo dưỡng, duy tu các công trình đầu mối, phục vụ việc
cấp nước vào mùa kiệt.
10. Hàng năm, Ban QLCT tiến hành
điều tra, đo đạc,
tính toán lưu lượng sông Đáy đoạn từ Đập Đáy đến Mai Lĩnh, ghi chép, lưu trữ
tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý khai thác. Chế độ báo cáo, sử dụng và
lưu trữ tài liệu khí tượng thủy văn theo Quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường.
11. Ban QLCT phải kiểm tra định kỳ
các thiết bị, dụng cụ quan trắc khí tượng thủy văn. Chế độ kiểm tra định kỳ
theo Quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường.
12. Giám đốc Ban QLCT chịu trách
nhiệm tổ chức vận hành cụm công trình các trường hợp sau:
- Vận hành cụm công trình khi có lệnh
của Thủ tướng Chính phủ. Kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban
Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, UBND thành phố Hà Nội, Ban chỉ huy
phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội, Sở NN & PTNT Hà Nội.
- Vận hành lấy nước trong mùa kiệt theo sự chỉ đạo của Sở NN &
PTNT Hà Nội;
- Vận hành lấy nước thường xuyên trong
mùa lũ theo từng trường hợp cụ thể theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống
thiên tai thành phố Hà Nội;
- Lập kế hoạch và dự trù kinh phí tu sửa
bảo dưỡng hàng năm trình các cấp có thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng,
sửa chữa thường xuyên, sửa chữa trước và sau mùa mưa lũ nhằm duy trì năng lực
công trình, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn.
Điều 44. Các hộ dùng
nước và những đơn vị hưởng lợi khác.
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy
trình.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định có liên quan được nêu tại Pháp lệnh
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,
các văn bản pháp quy có liên quan đến việc
quản lý khai thác và bảo vệ cụm công trình đầu mối sông Đáy.
3. Nghiêm cấm các hành vi sau đây
không được xảy ra trong phạm vi bảo vệ:
- Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục
đích khác;
- Nổ mìn gây chấn động;
- Vận tải qua công trình bằng các xe tải
lớn;
- Thả rác và xác súc vật chết xuống
kênh mương;
- Các hành động có tính chất xâm hại
tài sản và phá hoại.
Chương 6
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 45.
1. Tại Đập
Đáy hoặc Vân Cốc (khi cần thiết) thành lập Ban chỉ huy vận hành toàn bộ cụm
công trình - gọi tắt là Ban chỉ huy vận hành. Thành phần do Ban QLCT kiến nghị
trình Sở NN & PTNT Hà Nội quyết định.
Điều 46.
1. Mọi quy định
về vận hành cụm công trình đầu mối sông Đáy trước đây trái với những quy định
trong Quy trình này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện Quy
trình, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Ban QLCT phải trình Sở NN&PTNT
Hà Nội thẩm định và trình UBND thành phố
Hà Nội phê duyệt.
Điều 47.
1. Tổ chức,
cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽ được khen thưởng theo quy định.
2. Mọi hành vi vi phạm Quy trình
sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG
CHƯƠNG 2 VẬN HÀNH CẤP NƯỚC VÀ CHUYỂN LŨ
Mục 1. VẬN HÀNH CẤP NƯỚC
Mục 2. VẬN HÀNH KHI PHẢI CHUYỂN LŨ
CHƯƠNG 3 VẬN HÀNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ CƠ
KHÍ VÀ THIẾT BỊ
ĐIỆN
Mục 1 VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH VÂN CỐC
Mục 2 VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH CẨM ĐÌNH
Mục 3 VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH HIỆP THUẬN
Mục 4 VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH ĐẬP ĐÁY
CHƯƠNG 4 ĐẢM BẢO VẬN HÀNH
Mục 1 TU SỬA BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CÔNG
TRÌNH
Mục 2 KIỂM TRA BẢO VỆ HỆ THỐNG CÔNG
TRÌNH
Mục 3 QUAN TRẮC CỤM CÔNG TRÌNH
Mục 4 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
CHƯƠNG 5 TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC THỰC HIỆN