THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1869/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ THỦY LỢI THỜI
KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP
ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Quy hoạch;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập
quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên quy hoạch,
thời kỳ quy hoạch, phạm vi quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch phòng, chống
thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ quy hoạch: Quy hoạch thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phạm vi quy hoạch: Bao gồm toàn bộ
phần diện tích đất liền và các huyện đảo có đông dân cư, có vị trí quan trọng về
an ninh quốc phòng (Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc,
Côn Đảo).
2. Quan điểm,
nguyên tắc và mục tiêu lập quy hoạch
a) Quan điểm, nguyên tắc lập quy hoạch
Tuân thủ pháp luật về quy hoạch,
phòng, chống thiên tai, đê điều, thủy lợi, pháp luật khác có liên quan và các điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa
quy hoạch này với hệ thống quy hoạch quốc gia, làm cơ sở để lập các quy hoạch
có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống
thiên tai.
Bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp
tài nguyên nước thống nhất theo lưu vực sông kết hợp đơn vị hành chính. Cân đối,
điều hòa nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công
trình thủy lợi, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, phục vụ đa mục
tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Giải quyết những vấn đề tồn tại lớn
trong công tác thủy lợi mang tính liên vùng, liên tỉnh, liên lưu vực sông, như:
thiếu nguồn nước, hạ thấp mực nước, chuyển nước và kết nối nguồn nước, tiêu
thoát nước gia tăng, cấp nước phục vụ chuyển đổi sản xuất, điều tiết nguồn nước
từ hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi trong trường hợp thiên tai.
Giải quyết những vấn đề tồn tại lớn
trong công tác phòng, chống thiên tai mang tính liên vùng, liên tỉnh, liên lưu
vực sông, như: phòng, chống lũ cho các tuyến sông, quy hoạch đê điều, sử dụng
bãi sông, lồng ghép công trình hạ tầng khác kết hợp phục vụ phòng, chống thiên
tai.
b) Yêu cầu về mục tiêu lập quy hoạch
- Mục tiêu chung
Bảo đảm tưới, cấp nước, tiêu, thoát
nước cho nông nghiệp, dân sinh, các ngành kinh tế, nâng cao năng lực phòng, chống
thiên tai, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, góp phần phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và
phát triển thượng nguồn các lưu vực sông.
- Mục tiêu cụ thể
+ Đối với tưới, cấp nước
Xác định mức đảm bảo tưới, cấp nước
cho các vùng lãnh thổ, các lưu vực và hệ thống công trình thủy lợi.
Đề xuất các giải pháp tạo nguồn, tích
trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã
hội, bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững.
Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,
sinh hoạt nông thôn; tạo nguồn và cấp cho khu đô thị, công nghiệp và các ngành
kinh tế khác từ hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm đến những vùng thường
xuyên thiếu nước, như: Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu
Long.
Cấp nước chủ động cho diện tích đất
trồng lúa 2 vụ, cây trồng cạn và phục vụ phương thức canh tác tiên tiến, nuôi
trồng thủy sản thâm canh tập trung.
Đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng
nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động
sử dụng nước.
+ Đối với tiêu, thoát nước
Xác định mức đảm bảo tiêu thoát nước
cho các vùng, các lưu vực sông và hệ thống công trình thủy lợi.
Đề xuất giải pháp bảo đảm tiêu thoát
phục vụ dân sinh, nông nghiệp, đô thị, khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế
- xã hội khác.
+ Đối với phòng, chống hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn
Đề xuất giải pháp tích trữ, tạo nguồn,
kết nối và chuyển nguồn nước để cấp cho dân sinh, sản xuất tại vùng thường
xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; bao gồm cả nguồn nước từ hồ chứa thủy điện.
Đề xuất giải pháp kiểm soát mặn, giữ
ngọt, hạn chế tác động của triều cường vùng cửa sông, ven biển.
+ Đối với phòng, chống lũ, ngập lụt
và một số loại hình thiên tai khác
Xác định mức đảm bảo phòng, chống lũ,
ngập lụt cho các vùng, các lưu vực sông.
Đề xuất giải pháp phòng, chống lũ, ngập
lụt bảo đảm an toàn dân sinh, cơ sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất.
Đề xuất giải pháp phòng, chống đối với
sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển trên cơ sở diễn biến thực tế xảy ra tại các
vùng.
Đề xuất định hướng nghiên cứu các giải
pháp phòng, chống lũ quét, sạt lở đất đối với các vùng có nguy cơ cao.
+ Xác định giải pháp nhằm nâng cao khả
năng chống chịu trước thiên tai của công trình thủy lợi, công trình phòng, chống
thiên tai hiện có.
Nghiên cứu giải pháp ứng phó với hạn
hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng cực đoan trong trường hợp bất
lợi nhất.
3. Yêu cầu nội
dung, phương pháp lập quy hoạch
Nội dung nghiên cứu thực hiện theo
quy định tại Luật Quy hoạch; Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm
2019 bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Yêu cầu nội dung lập quy hoạch
- Điều tra, thu thập thông tin dữ liệu:
Thu thập các thông tin, tài liệu liên
quan;
Tổng hợp, đánh giá các thông tin, tài
liệu thu thập;
Điều tra, khảo sát thực địa;
Tổng hợp lập báo cáo kết quả điều
tra, thu thập các thông tin, tài liệu.
- Phân tích, đánh giá yếu tố điều kiện
tự nhiên, nguồn nước, bối cảnh, hiện trạng phân bố và sử dụng không gian của hệ
thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi:
Phân tích, đánh giá điều kiện tự
nhiên, nguồn lực, bối cảnh;
Phân tích đánh giá thực trạng phân bố
và sử dụng không gian của hệ thống công trình tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước,
phòng, chống bão lũ, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Dự báo xu thế phát triển, kịch bản
phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phòng, chống thiên tai
và thủy lợi trong thời kỳ quy hoạch:
Dự báo xu thế phát triển, xu thế nguồn
nước, tác động của xu thế phát triển và xu thế nguồn nước đến hoạt động phòng,
chống thiên tai và thủy lợi;
Dự báo tác động của thiên tai và các
hiện tượng thời tiết cực đoan trong điều kiện biến đổi khí hậu đến tính bền vững
của các công trình phòng, chống thiên tai và thủy lợi;
Dự báo tác động của tiến bộ khoa học,
công nghệ và nguồn lực đến phòng chống, thiên tai và thủy lợi;
Xây dựng kịch bản phát triển trong thời
kỳ quy hoạch liên quan trực tiếp đến phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
- Đánh giá về liên kết ngành, liên kết
vùng trong thực trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên
tai và thủy lợi:
Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của hệ
thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong phạm vi cả nước;
Đánh giá sự liên kết giữa hệ thống kết
cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi với hệ thống kết cấu hạ tầng của
các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong phạm vi vùng;
Đánh giá sự liên kết, đồng bộ, mức độ
khép kín của hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai ven biển trong việc
bảo vệ vùng ven biển trước nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn,
ngập lụt và xói lở, bồi tụ: Hệ thống đê biển; hệ thống kiểm soát mặn; hệ thống
kè bảo vệ bờ biển.
- Xác định yêu cầu của phát triển kinh
tế - xã hội đối với lĩnh vực phòng chống thiên tai và thủy lợi; cơ hội và thách
thức phát triển của ngành:
Xác định yêu cầu của phát triển kinh
tế - xã hội đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi về quy mô, loại
hình, công nghệ.
Phân tích, đánh giá những cơ hội và
thách thức phát triển đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong
thời kỳ quy hoạch.
- Xác định quan điểm và mục tiêu phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi:
Xác định các quan điểm phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong kỳ quy hoạch.
Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu
cụ thể, các định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên
tai và thủy lợi trong kỳ quy hoạch.
- Phương án phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi trên phạm vi cả nước và từng vùng
lãnh thổ:
Phân tích, tính toán và xây dựng
phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi
theo các kịch bản phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu trong phạm vi lưu vực
sông, vùng, cả nước để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của công trình tạo nguồn,
tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, phòng, chống lũ, bão, nước
dâng; giảm thiểu rủi ro ngập lụt, úng, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, hạn hán,
thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, suy thoái nguồn nước và các thiên tai
khác trên phạm vi cả nước;
Đề xuất giải pháp công trình, giải
pháp phi công trình theo kịch bản phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phòng, chống
thiên tai và thủy lợi trên phạm vi toàn quốc và từng vùng lãnh thổ;
Đề xuất các giải pháp liên kết giữa hệ
thống kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi với hệ thống kết cấu hạ
tầng của các ngành, lĩnh vực có liên quan trong vùng lãnh thổ.
- Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục
vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, công trình phòng,
chống thiên tai và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,
bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia có liên quan đến
phát triển kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
- Danh mục dự án quan trọng, dự án ưu
tiên đầu tư thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi, thứ tự ưu tiên
thực hiện:
Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên
đầu tư thuộc lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi trong thời kỳ quy hoạch;
Luận chứng xây dựng danh mục các công
trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai quy mô liên vùng, liên tỉnh, công trình quy
mô lớn; dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành; đề xuất thứ tự
ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
- Xây dựng hệ thống sơ đồ, bản đồ:
Xây dựng hệ thống bản đồ được tích hợp
theo hệ thống bản đồ chuyên ngành và nhóm ngành. Xử lý, chồng lớp bản đồ theo
các đối tượng không gian cấp quốc gia;
Biên tập hệ thống bản đồ số và bản đồ
in sản phẩm cuối cùng.
- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy
hoạch:
Giải pháp về huy động và phân bổ vốn
đầu tư;
Giải pháp về cơ chế, chính sách;
Giải pháp về môi trường, khoa học và
công nghệ;
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
Giải pháp về hợp tác quốc tế;
Giải pháp về tổ chức thực hiện và
giám sát thực hiện quy hoạch.
- Báo cáo quy hoạch:
Xây dựng báo cáo tổng hợp;
Xây dựng báo cáo tóm tắt;
Xây dựng các báo cáo chuyên đề của
quy hoạch.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch:
Hệ thống báo cáo quy hoạch;
Các bản đồ hiện trạng, phương án quy
hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
b) Yêu cầu về khảo sát kỹ thuật:
Tổng hợp, đánh giá và kế thừa các nguồn
thông tin, số liệu hiện có;
Khảo sát, đo đạc bổ sung số liệu phục
vụ nhu cầu phân tích, đánh giá, tính toán mô hình toán, các vị trí dự kiến
phương án tuyến công trình lớn.
c) Yêu cầu về xây dựng mô hình toán:
Xây dựng, cập nhật và ứng dụng mô hình
toán phục vụ mô phỏng chế độ dòng chảy, cân bằng nước để đánh giá, lựa chọn các
phương án quy hoạch.
d) Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:
Phương pháp kế thừa và tích hợp: Kế
thừa và tích hợp các quy hoạch, chương trình về thủy lợi và phòng, chống thiên
tai đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, các tài liệu số liệu hiện
có.
Phương pháp điều tra tổng hợp: Điều
tra thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, diễn biến
và tác động của các yếu tố tự nhiên đến nguồn nước và tình hình thiên tai của từng
vùng, từng lưu vực sông.
Phương pháp mô hình toán: Cập nhật,
xây dựng các mô hình toán phục vụ mô phỏng chế độ dòng chảy, cân bằng nước, xác
định các phương án quy hoạch.
Phương pháp khảo sát kỹ thuật: Đo đạc,
khảo sát cập nhật bổ sung tài liệu làm cơ sở cho việc ứng dụng mô hình toán.
Phương pháp phân tích kinh tế: Đánh
giá, so sánh hiệu ích kinh tế giữa các phương án quy hoạch.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến
các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Phương pháp tham vấn: Tham vấn các
chuyên gia, các bộ ngành bằng hình thức xin ý kiến, tổ chức hội thảo...
4. Thời hạn lập
quy hoạch
Thời hạn lập quy hoạch không quá 24
tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi được
phê duyệt.
5. Thành phần, số lượng
và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch
a) Thành phần, số lượng hồ sơ quy hoạch.
- Thành phần hồ sơ quy hoạch
Tờ trình và dự thảo Quyết định phê
duyệt quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Báo cáo tổng hợp;
Báo cáo tóm tắt;
Các báo cáo chuyên đề;
Báo cáo khảo sát kỹ thuật.
Bản đồ quy hoạch:
Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ kết
cấu hạ tầng quốc gia với khu vực và quốc tế tỷ lệ 1:4.000.000.
Bản đồ số và bản đồ in Quy hoạch toàn
quốc tỷ lệ 1:500.000, quy hoạch vùng tỷ lệ 1:250.000: Bản đồ hiện trạng cấp nước;
Bản đồ hiện trạng tiêu nước; Bản đồ hiện trạng hệ thống phòng, chống thiên tai;
Bản đồ định hướng phát triển cấp nước; Bản đồ định hướng phát triển tiêu nước;
Bản đồ định hướng phòng chống sạt lở trên các tuyến sông; Bản đồ bố trí không
gian các dự án thủy lợi, phòng, chống thiên tai quan trọng cấp quốc gia, các dự
án ưu tiên đầu tư của ngành.
Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ
1:100.000: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của thủy lợi,
phòng, chống thiên tai; Bản đồ định hướng sử dụng đất tại các khu vực trọng điểm
của thủy lợi, phòng, chống thiên tai.
- Số lượng: 10 bộ bản in và đĩa CD.
b) Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch
Báo cáo hồ sơ quy hoạch in trên giấy
khổ A4, bản đồ in mầu.
6. Kinh phí lập quy
hoạch
a) Chi phí lập Quy hoạch phòng, chống
thiên tai và thủy lợi sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định
khác có liên quan.
b) Căn cứ nhiệm vụ lập quy hoạch
phòng, chống thiên tai và thủy lợi, định mức cho hoạt động quy hoạch, Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết
định cụ thể chi phí lập Quy hoạch theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và
các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
Phê duyệt dự toán chi tiết nhiệm vụ lập
quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi và tổ chức lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai lập
quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tiến
độ, hiệu quả.
2. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy
lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN,
QHĐP, PL;
- Lưu: VT, NN (2) Tuynh.
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
|