UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HOÀ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
177/2004/QĐ-UB
|
Nha
Trang, ngày 01 tháng 10 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO
VỆ VÀ THUỶ LỢI PHÍ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 10 tháng 1 2 năm 2003 ;
- Căn cứ Pháp lệnh khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL- UBTVQH 10 ngày 4 tháng 4 năm 2001
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ V/v Qui định chi tiết
thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Xét đề nghị của Giám đốc các
sở Nông nghiệp & PTNT; Tài chính và Cục thuế Khánh Hoà tại Tờ trình Số
LS/TT ngày 16 tháng 07 năm 2004.
QUYẾT ĐINH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp
quản lý, khai thác, bảo vệ và thuỷ lợi phí đối với các công trình thuỷ lợi trên
địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
Điều 2:
Quyết định có hiệu lực từ vụ đông - xuân năm 2004 - 2005,
những qui định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở:
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã Cam Ranh; thành phố Nha Trang và thủ trưởng các cơ quan,
ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-Như điều 3
-Sở tư pháp
-TTHĐND tỉnh (báo cáo)
-Bộ NN & PTNT (báo cáo)
-Lưu VP và HL
-Cục thuỷ lợi-BNN&PTNT
-Lưu VP
|
T/M.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trọng Hoà
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC, BẢO VỆ VÀ THUỶ LỢI PHÍ ĐỐI VỚI
CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ
Ban hành kèm theo Quyết định số 117/2004/QĐ-UB ngày 01 tháng 10 năm 2004
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1:
Qui định này được áp dụng đối với những công trình và hệ thống công trình thuỷ
lợi được xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước hoặc do nhân dân đầu tư có sự hỗ trợ
của Nhà nước để khai thác nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các ngành nghề khác.
Điều 2:
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu theo Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thuỷ lợi qui định:
1/ "Công trình thuỷ lợi"
là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống
tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái bao gồm: hồ chứa
nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên
kênh và bờ bao các loại.
2/ "Hệ thống công trình thuỷ
lợi" bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt
khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định;
3/ Đơn vị quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi bao gồm:
- Công ty khai thác công trình
thuỷ lợi,
- Tổ chức hợp tác dùng nước: là
hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm
nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản sản xuất, dân sinh (Hợp
tác xã nông nghiệp; Hiệp hội những người dùng nước; Đại diện hợp pháp của những
người dùng nước; tổ chức trung gian đứng ra ký hợp đồng với những người dùng nước;
làm một số dịch vụ và thu thuỷ lợi phí thanh toán cho Công ty KTCT Thuỷ lợi);
- Cá nhân có giấy phép được giao
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi theo Luật định.
4/ “Thuỷ lợi phí” là phí dịch vụ
về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ
lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp và các đối tượng sử dụng nước để góp phần
chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Thuỷ lợi phí được quy định cụ thể
theo từng vụ sản xuất nông nghiệp và cho từng đối tượng sử dụng nước.
5/ “Tạo nguồn nước” là giải pháp
đưa nước đến vị trí mà từ đó tổ chức hợp tác dùng nước có thể áp dụng biện pháp
riêng (như bơm, tát,.v.v...) để đưa nước đến nơi có yêu cầu sử dụng.
6/ Phân loại kênh thực hiện theo
Thông tư 134/1999/TT-BNN-QLN ngày 25 tháng 9 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
- Kênh loại I : Kênh trục chính
của hệ thống lớn và quan trọng
- Kênh loại II : Kênh liên huyện,
liên xã
- Kênh loại III: Kênh mương liên
thôn, nội đồng
Chương II
QUI ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN
LÝ KHAI THÁC, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 4:
Nguyên tắc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi tưới, tiêu
nước phục vụ sản xuất nông nghiệp:
1/ Theo hệ thống công trình thuỷ
lợi quy định bởi quy hoạch; dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
khi xây dựng; theo địa giới hành chính hoặc theo năng lực yêu cầu phục vụ.
2/ Khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi, đầu tư sửa chữa nâng cấp kênh và công trình trên kênh của các hệ
thống công trình thuỷ lợi phải đảm bảo tính hệ thống và không chia cắt theo địa
giới hành chính.
3/ Các cơ quan đơn vị được phân
cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong bản quy định này có
trách nhiệm vận hành an toàn và khai thác công trình có hiệu quả, bảo đảm các
yêu cầu phòng chống, suy giảm, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác
do nước gây ra, đồng thời phải thu và nộp thuỷ lợi phí theo quy đinh của Nhà nước
và của UBNĐ tỉnh Khánh Hoà.
Điều 5:
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi trực tiếp quản lý, khai thác, bảo vệ các
hệ thống công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước hoặc có
nguồn gốc từ nguồn vốn Nhà nước theo phạm vi công trình, như sau:
Công trình đầu mối (hồ chứa, đập
dâng; trạm bơm) kênh loại I, loại II và công trình trên kênh loại I, loại II
tính đến cống đầu kênh loại III.
Do đặc điểm, công trình thuỷ lợi
miền núi nhỏ, phân bố độc lập, rải rác trước mắt chưa giao Công ty khai thác
Công trình Thuỷ lợi.
Điều 6:
Tổ chức hợp tác dùng nước được phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ:
1/ Đối với huyện đồng bằng:
Quản lý, khai thác, bảo vệ hệ thống
kênh mương (kể cả công trình trên kênh, mương) từ hạ lưu cống đầu kênh loại III
đến kênh mương mặt ruộng.
Các công trình: hồ chứa, đập
dâng, trạm bơm loại nhỏ xây dựng độc lập nằm ngoài phạm vi Công ty khai thác
công trình thủy lợi quản lý thì giao tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, khai
thác, bảo vệ toàn bộ hệ thống từ công trình đầu mối đến kênh nội đồng theo Pháp
lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2/ Đối với huyện miền núi:
Quản lý, khai thác, bảo vệ toàn
bộ các công trình từ đầu mối (hồ chứa, đập dâng; trạm bơm) kênh, công trình
trên kênh đến kênh mương mặt ruộng.
Điều 7:
Công trình thuỷ lợi do tổ chức, cá nhân nào quản lý, khai thác thì tổ chức cá
nhân đó chịu trách nhiệm trực tiếp việc bảo vệ khai thác công trình.
Điều 8:
Nhiệm .vụ, quyền hạn của Công ty khai thác công trình thủy lợi; Tổ chức hợp tác
dùng nước và Tổ chức, cá nhân dùng nước từ công trình thuỷ lợi được thực hiện
theo quy định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Điều 9:
Công ty khai thác công trình thuỷ lợi được giao trách nhiệm tại Điều 5 bản quy
định này căn cứ vào quy định của Pháp lệnh, hồ sơ thiết kế và đặc điểm của từng
công trình trong hệ thống lập phương án bảo vệ trình UBND tỉnh phê duyệt cắm mốc
chỉ giới; dựng biển báo, biển cấm, làm hàng rào bảo vệ công trình thuỷ lợi; kết
hợp với chi cục kiểm lâm bảo vệ rừng đầu nguồn; lập phương án sử dụng đất trong
phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Phương án sử dụng đất phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
1/ Phải có đường đi lại để quan
trắc, có mặt bằng để xử lý khi có sự cố.
2/ Đối với công trình phải đảm bảo
thông thoáng và làm việc bình thường;
3/ Đối với các công trình đầu mối
như hồ chứa Đá Bàn, Cam Ranh, Suối Hành, Am Chúa, Láng Nhớt v.v... phải đảm bảo
an toàn cho dân cư thuộc lân cận hồ và hạ lưu đập trong mùa mưa, lũ; Cấm khai
thác tài nguyên trái phép tại khu vực lòng hồ và thượng nguồn làm xói lở, bồi lấp,
ô nhiễm nguồn nước.
Điều 10:
Tổ chức hợp tác dùng nước được thành lập một hoặc nhiều đội thủy nông, mỗi thủy
nông viên phụ trách từ 15 - 30ha tùy theo tình hình thực tế của địa phương để
quản lý bảo vệ, dẫn nước vào kênh mặt ruộng và thu thuỷ lợi phí.
Điều 11:
Trách nhiệm bảo vệ công trình thuỷ lợi của tổ chức hợp tác dùng nước:
1/ Chủ động bảo vệ công trình
thuỷ lợi đã được phân cấp quản lý, khai thác theo Điều 6 của qui định này và
tham gia bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn.
2/ Thường xuyên kiểm tra công
trình nếu phát hiện có hư hỏng, nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình mà
không tự khắc phục được thì khẩn trương báo cáo Chính quyền địa phương để có ý
kiến chỉ đạo xử lý kịp thời.
3/ Chủ động khắc phục hư hại do
mưa, bão, lũ gây ra để công trình thuỷ lợi hoạt động bình thường, phục vụ cho sản
xuất được liên tục.
Điều 12:
Trách nhiệm bảo vệ công trình thuỷ lợi của UBND các cấp được thực hiện theo qui
định của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Chương III
QUI ĐỊNH VỀ THUỶ LỢI PHÍ
Điều 13.:
Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu sử dụng nước từ công trình thủy lợi phải ký hợp
đồng dùng nước với Công ty khai thác công trình thủy lợi và nộp thủy lợi phí
theo đúng hợp đồng.
Tổchức, cá nhân sử dụng nước từ
công trình thủy lợi mà không ký hợp đồng dùng nước với Công ty khai thác công
trình thủy lợi và nộp thủy lợi phí khi bị phát hiện phải xử lý theo Pháp luật
hiện hành và truy thu số thủy lợi phí mà tổ chức, cá nhân đó đã sử dụng nhưng
không đăng ký.
Điều 14:
Mức thu thủy lợi phí tính đến cống đầu kênh loại III:
1/ Đối với diện tích trồng lúa
Trường hợp tưới chủ động
TT
|
Vùng
& biện pháp công trình
|
Vụ
Đông xuân (đông/ha)
|
Vụ
Hè thu (đồng/ha)
|
Vụ
mùa (đồng/ha)
|
I
|
Đối với miền núi
|
|
|
Tưới bằng trọng lực, động lực
hoặc kết hợp (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm)
|
Địa bàn kinh tế đặc biệt khó
khăn thì được miễn thuỷ lợi phí, địa bàn khó khăn thì được giảm 60% so với đồng
bằng
|
II
|
Đối với đồng bằng
|
|
|
Tưới bằng trọng lực, động lực
hoặc kết hợp (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm)
|
400.000
|
430.000
|
390.000
|
b- Trường hợp tưới tạo nguồn,
thu 50% mức thu trên.
2/ Đối với diện tích trồng các
loại cây trồng khác
a- Trường hợp tưới chủ động
a.1 Sử dụng nước tưới rau, màu,
cây công nghiệp ngắn ngày (mía, sắn, lạc, vừng) mức thu bằng 40% so với diện
tích trồng lúa có thời vụ tương ứng;
a.2 Sử dụng nước tưới cây công
nghiệp dài ngày, hoa và cây dược liệu mức thu: 450.000đ/ha/năm không phân biệt
biện pháp tưới;
b- Trường hợp tưới tạo nguồn,
thu 50% mức thu trên.
3/ Sử dụng nước cho mục đích
không phải sản xuất lương thực:
TT
|
Các
đối tượng dùng nước
|
Đơn
vị tính
|
Thu
theo biện pháp công trình
|
|
|
|
Bơm
điện
|
Hồ
chứa, đập dâng
|
1
|
Cấp nước dùng sản xuất công nghiệp,
tiểu công nghiệp
|
Đồng/m2
|
500
|
300
|
2
|
Cấp nước cho nhà máy nước sinh
hoat, chăn nuôi
|
Đồng/m2
|
300
|
300
|
3
|
Cấp cho nuôi trồng thuỷ sản
|
Đồng/m2
|
300
|
200
|
4
|
Nuôi trồng thuỷ sản tại công
trình hồ chứa thuỷ lợi
|
Tính
theo tỷ lệ % GT sản lượng
|
|
10%
|
5
|
Sử dụng công trình thuỷ lợi
cho du lịch, giải trí
|
Theo
tỷ lệ tổng giá trị doanh thu
|
|
12%
|
4/ Ngoài mức thu được qui định tại
khoản 1,2 và 3 Điều 14 này, tổ chức hợp tác dùng nước được thu phần kinh phí bổ
sung để quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi được phân cấp quản lý
(kênh loại III, kênh nội đồng).
Mức thu cụ thể được thông qua tập
thể xã viên, Hội những người dùng nước để đáp ứng đủ công tác quản lý, duy tu,
bảo dưỡng công trình thủy lợi đã được phân cấp.
Nếu mức thu không đảm bảo đủ chi
phí duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi đã được phân cấp quản lý thì đề nghị
UBND huyện xem xét hỗ trợ.
Điều 15:
Các công trình thuỷ lợi nhỏ, hồ chứa, đập dâng, trạm bơm do tổ chức hợp tác
dùng nước hoặc cá nhân quản lý, mức thu thủy lợi phí được tính toán trên cơ sở
mức thu tại Điều 14 của qui định này.
Trường hợp cần thu tăng so với định
mức thì tổ chức hợp tác dùng nước phải thông qua tập thể xã viên, hội những người
dùng nước và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện xem xét quyết định.
Điều 16:
1/ Hằng năm tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp ký hợp đồng
với tổ chức, cá nhân sử dụng nước và thu thủy lợi phí theo Điều 14 qui định
này.
2/ Công ty khai thác công trình
thủy lợi trực tiếp ký hợp đồng dùng nước với tổ chức hợp tác dùng nước hoặc tổ
chức, cá nhân sử dụng nước làm dịch vụ từ công trình thủy lợi (đối với nơi
không có tổ chức hợp tác dùng nước) để cung cấp nước và thu thủy lợi phí theo
khoản l,2 và 3 Điều 14 qui định này.
Điều 17:
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi phải thanh
toán thủy lợi phí cho tổ chức hợp tác dùng nước hoặc Công ty KTCT Thuỷ lợi đúng
thời gian ghi trong hợp đồng.
Sau 30 ngày hết hạn hợp đồng, tổ
chức, cá nhân sử dụng nước làm dịch vụ từ công trình thủy lợi chưa thanh toán
thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có biện pháp phối hợp, hỗ trợ để thu.
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước
làm dịch vụ từ công trình thủy lợi phải chịu tính lãi suất theo lãi suất vay
ngân hàng kể từ ngày trả chậm.
Tổ chức hợp tác dùng nước hoặc tổ
chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi phải thanh toán
đủ thủy lợi phí cho Công ty khai thác công trình thủy lợi đúng thời gian ghi
trong hợp đồng.
Điều 18:
Hằng năm Công ty khai thác công trình thủy lợi lập kế hoạch thu, chi thủy lợi
phí của công trình thủy lợi đã được phân cấp thông qua các ngành chức năng của
tỉnh tham gia ý kiến trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để giao chỉ
tiêu thu, nộp thủy lợi phí.
Điều 19:
Quản lý thủy lợi phí:
Thủy lợi phí thu theo Điều 14
qui định này được phân cấp quản lý như sau:
1/ Công ty khai thác công trình
thủy lợi được quản lý 100% thủy lợi phí thu được trong năm theo qui định tại
khoản 1; 2 và 3 Điều 14 của qui định này.
2/ Tổ chức hợp tác dùng nước được
quản lý 100% thủy lợi phí thu được theo qui định tại khoản 4 Điều 14 và Điều 15
của qui định này.
Điều 20:
Sử dụng thủy lợi phí:
1/ Công ty khai thác công trình
thủy lợi được sử dụng thủy lợi phí vào công việc dịch vụ, khai thác công trình
thủy lợi theo đúng các qui định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
2/ Tổ chức hợp tác dùng nước sử
dụng số thủy lợi phí thu được để thanh toán cho Công ty KTCT thuỷ lợi và chi
phí quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi được phân cấp, chi trả công
cho đội thủy nông dẫn nước tưới và thu thủy lợi phí.
Cụ thể thủy lợi phí thu theo nội
dung Điều 14 của qui định này, Tổ chức họp tác dùng nước thực hiện như sau:
a - Nộp 100% thủy lợi phí thu được
theo khoản 1,2 và 3 cho Công ty khai thác công trình Thuỷ lợi.
b - Số thủy lợi phí thu theo khoản
4 của Điều 14 và Điều 15, Tổ chức hợp tác dùng nước được sử dụng 100% để:
- Chi trả công cho đội thủy nông
dẫn nước nội đồng
- Chi đốc thu thủy lợi phí, gồm:
+ Chi cho cá nhân, tổ, đội, HTX
đốc thu
+ Chi cho UBND xã dùng trong
công tác quản lý
- Chi duy tư , bảo dưỡng công
trình thủy lợi
3/ Nguồn thu thủy lợi phí từ các
công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm độc lập nằm ngoài phạm vi quản lý của
Công ty khai thác công trình thủy lợi thì Tổ chức hợp tác dùng nước thu theo Điều
15 qui định này để sử dụng theo qui định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, không được sử dụng thủy lợi phí vào mục
đích khác.
4/ Hằng năm Tổ chức hợp tác dùng
nước có trách nhiệm thanh, quyết toán việc sử dụng thủy lợi phí với Uỷ ban nhân
dân cấp huyện.
Điều 21:
Qui định về miễn, giảm thủy lợi phí
Trong trường hợp do thiên tai
gây ra mất mùa, thiệt hại về năng suất, sản lượng mà tổ chức, cá nhân sử dụng
nước có yêu cầu miễn giảm thủy lợi phí thì Công ty khai thác công trình thủy lợi
phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra thực tế có sự tham
gia của chính quyền địa phương, đại diện tổ chức,cá nhân sử dụng nước, đại diện
các ngành Nông nghiệp; Kế hoạch, Tài chính lập biên bản đề nghị UBND tỉnh cho
phép miễn giảm theo các mức sau:
Thiệt hại dưới 30% sản lượng thì
được giảm 50% thủy lợi phí
Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% sản
lượng thì được giảm 70% thủy lợi phí Thiệt hại từ 50% trở lên thì được miễn thủy
lợi phí.
Việc miễn, giảm cụ thể do Uỷ ban
nhân dân tỉnh quyết định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22:
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh về công tác quản lý
khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi:
1/ Xây dựng, trình Uỷ ban nhân tỉnh;
Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt kế hoạch về đầu tư xây dựng; bổ sung hoàn thiện,
sửa chữa, nâng cấp kiên cố hoá hệ thống công trình thuỷ lợi trong phạm vi toàn
tỉnh
2/ Chỉ đạo phòng, chống hạn hán,
lụt, bão và các sự cố khẩn cấp của công trình thuỷ lợi trong phạm vi toàn tỉnh.
3/ Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện chính sách, chế độ qui định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
khai thác và bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn
toàn tỉnh.
4/ Các nhiệm vụ khác theo qui định
của Pháp luật.
Điều 23:
Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh và thành phố Nha Trang (gọi chung là
huyện) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện:
1/ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
các mặt Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn,
đảm bảo an toàn công trình theo các qui định hiện hành của Nhà nước.
2/ Có kế hoạch đầu tư, bổ sung
hoàn thiện, nâng cấp, kiên cố hoá hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện
theo phân cấp quản lý, thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện khi được giao.
3/ Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện
việc phòng chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán; huy động các nguồn lực để
ứng cứu kịp thời khi công trình thuỷ lợi xảy ra sự cố.
4/ Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện chính sách, chế độ qui định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; diện
tích tưới và thu, nộp thuỷ lợi phí; bảo vệ rừng đầu nguồn ở địa phương.
5/ Chỉ đạo các phòng, ban nghiệp
vụ phối hợp với các trạm thuỷ nông khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, thu
thuỷ lợi phí đối với tổ chức, hộ dùng nước.
6/ Hướng dẫn UBND xã, Phường, thị
trấn và ra quyết định thành lập tổ chức hợp tác dùng nước, tổ, đội thuỷ nông và
phê duyệt qui chế hoạt động của các tổ chức này trên địa bàn huyện; thị xã và
thành phố.
7/ Giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về các vi phạm trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
trên địa bàn.
8/ Các nhiệm vụ khác theo qui định
của Pháp luật.
Điều 24:
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thuộc địa bàn xã
gồm:
1/ Căn cứ qui định về quản lý,
khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, chỉ đạo việc thực hiện quản lý, khai
thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, rừng đầu nguồn các công trình thuỷ lợi thuộc
địa bàn.
2/ Tuyên truyền, vận động nhân
dân địa phương tự giác thực hiện tốt Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình
thuỷ lợi; đôn đốc, kiểm tra các hộ dùng nước ký hợp đống dùng nước đúng diện
tích tưới và nộp thuỷ lợi phí đúng qui định.
3/ Các nhiệm vụ khác theo qui định
của Pháp luật.
Điều 25:
Các Sở, Ban ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn triển khai qui định này, cụ thể:
Sở Tài nguyên và Môi trường phối
hợp hướng dẫn lập phương án sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi
phục vụ cho việc sửa chữa, nâng cấp và mở rộng hệ thống công trình thuỷ lợi; Phối
hợp trong việc giám sát, kiểm tra các nguồn nước thải công nghiệp để nguồn nước
và môi trường sinh thái không bị ô nhiễm.
2/ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các dự án về
khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3/ Sở Tài chính chủ trì phối hợp
với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành liên quan bố trí kinh phí phòng chống
úng, hạn, lụt bão và khắc phục hậu quả khi công trình xảy ra sự cố.
4/ Công an và lực lượng vũ trang
nhân dân phối hợp trong việc ngăn chặn các hành vi phá hoại, đảm bảo an toàn
cho công trình thuỷ lợi.
Điều 26:
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi, ngăn chặn các hành vi phá hoại công trình thuỷ lợi thì được
khen thưởng theo qui định của Nhà nước.
Tổ chức, cá nhân cố tình không
đăng ký đúng yêu cầu sử dụng nước và không giao nộp thuỷ lợi phí theo hợp đồng,
lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi xâm hại đến công trình
thuỷ lợi hoặc có hành vi vi phạm các qui định về quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thuỷ lợi thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý theo Pháp luật hiện
hành của Nhà nước.
Điều 27:
UBND các cấp, Giám đốc các sở, Ban, ngành liên quan, tổ chức cá nhân được phân
cấp có nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thực hiện theo
bản qui định này.
Hằng năm Công ty khai thác công
trình thuỷ lợi phối hợp cùng các cấp, các ngành liên quan tổng kết rút kinh
nghiệm trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vấn đề chưa hợp lý, còn vướng mắc, các tổ chức hoặc cá nhân phản ảnh kíp thời về
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp rình Uỷ ban nhân dân tỉnh
xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.