BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
17/2002/QĐ-BNN
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ DỰ TRỮ PHÒNG CHỐNG
LỤT BÃO
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh đê điều công bố ngày
7-9-2000;
Căn cứ Pháp lệnh phòng chống lụt bão (đã được sửa đổi, bổ sung và công bố ngày
24-9-2000);
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
Để thống nhất quản lý và sử dụng vật tư dự trữ chống lụt bão;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm, Cục
trưởng Cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định quản lý và sử dụng vật tư dự trữ phòng chống
lụt bão".
Điều 2: Cục trưởng Cục Phòng chống lụt bão và Quản lý đê điều, Vụ
trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm có trách nhiệm giúp Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổ biến, hướng dẫn và theo dõi việc thực
hiện Quy định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi
quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 4: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố có đê đã được
Trung ương cấp vật tư dự trữ chống lụt bão, Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ
khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Cục trưởng Cục Phòng chống lụt bão
& QLĐĐ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG Ộ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đình Thịnh
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ DỰ TRỮ PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO
(Ban
hành theo Quyết định số:17/2002/QĐ-BNN ngày 12 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 2:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy định này áp dụng cho việc quản lý kho, bãi, bảo quản
và sử dụng vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão (PCLB) được mua bằng nguồn ngân
sách Trung ương nhằm phục vụ cho việc xử lý cấp cứu các sự cố của đê điều trong
mùa lụt, bão.
Điều 2: Vật tư dự trữ PCLB điều chỉnh trong Quy định này gồm có:
các loại vật tư, vật liệu và các loại phương tiện, thiết bị chủ yếu (ví dụ: bao
tải nilon, vải lọc, vải chống thấm, rọ thép, thép sợi, đá hộc, đá dăm, sỏi,
cát; máy phát điện, xuồng máy), được Nhà nước cấp kinh phí mua một hoặc nhiều lần
trong từng năm trên cơ sở số lượng và chủng loại theo Tổng mức đã được Chính Phủ
phê duyệt.
Điều 3: Có thể vận dụng quy định này cho các loại vật tư dự trữ
PCLB từ các nguồn vốn khác, các công trình Thuỷ lợi khác (như hồ, đập v.v...)
có dự trữ vật tư để PCLB trong việc quản lý và sử dụng.
Điều 4: Trách nhiệm quản lý vật tư dự trữ PCLB.
1- Chính quyền các cấp có trách nhiệm nhiệm tổ
chức việc quản lý, bảo vệ vât tư dự trữ PCLB để tại địa phương và tuyên truyền,
giáo dục, vận động Nhân dân tham gia tích cực công tác bảo vệ vật tư, vật liệu
PCLB; phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi lấy cắp, huỷ hoại,
làm hao hụt quá quy định vật tư dự trữ PCLB trên địa bàn mình quản lý.
2- Đội Quản lý đê chuyên trách có nhiệm vụ giúp
chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc quản
lý các loại vật tư dự trữ PCLB trong phạm vi các tuyến đê do đội quản lý.
3- Đơn vị, cá nhân được giao làm nhiệm vụ trực
tiếp quản lý vật tư dự trữ PCLB phải thường xuyên kiểm tra kho, bãi để vật tư dự
trữ PCLB; khi phát hiện thấy các hư hỏng của kho, bãi và hư hỏng, mất mát vật
tư dự trữ PCLB thì phải lập biên bản và báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền
để có biện pháp giải quyết.
Điều 5: Về luân chuyển vật tư dự trữ PCLB.
Đối với một số loại vật tư dự trữ PCLB chỉ dự trữ
được trong một thời gian nhất định như: rọ thép, dây thép, bao tải, vải địa kỹ
thuật thì hàng năm phải lập kế hoạch sử dụng vật tư dự trữ đã quá thời hạn lưu
trữ cho phép. Khi phát hiện vật tư có hiện tượng bị hư hỏng phải báo cáo kịp thời
với cấp có thẩm quyền cho chuyển đổi sử dụng sang mục đích khác, xin cấp kinh
phí mua bù để đảm bảo đủ số lượng dự trữ theo quy định.
Điều 6: Xử lý trong trường hợp vật tư dự trữ PCLB bị hư hỏng hoặc mất
mát.
Khi phát hiện vật tư bị hư hỏng hoặc mất mát phải
tổ chức kiểm tra. Tổ kiểm tra do Sở NN&PTNT thành lập, với sự tham gia của
thủ kho, đội trưởng đội quản lý đê, đại diện của Sở Nông nghiệp và PTNT, của
chính quyền địa phương, công an xã (phường), cơ quan tài chính. Nội dung kiểm
tra: xác định rõ mức độ, số lượng vật tư bị hư hỏng hoặc mất mát, lập biên bản
kiểm tra. Biên bản phải gửi tới các cơ quan của người tham gia kiểm tra, cơ
quan cấp trên trực tiếp quản lý, UBND tỉnh (thành phố), Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Tài chính. Nếu xảy ra hư hỏng hoặc mất mát vật tư dự trữ PCLB do thiếu trách
nhiệm của người quản lý thì tuỳ theo mức độ vi pham sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Điều 7: Tỷ lệ hao hụt vật tư chính dự trữ PCLB được quy định như
sau:
1- Tỷ lệ hao hụt trong bảo quản hàng năm:
- Đá hộc: 1%/năm theo khối lượng; Dây thép: 1
%/năm theo trọng lượng;
- Đá dăm: 1%/năm theo khối lượng; Bao tải: 1
%/năm theo số lượng;
- Cát vàng: 3%/năm theo khối lượng; Vải lọc: 0
%/năm theo diện tích;
- Rọ thép: 0%/năm theo số lượng.
2- Tỷ lệ hao hụt trong việc thu gom vận chuyển từ
nơi cũ đến nơi mới:
- Đá hộc: 1%/lần V/c theo khối lượng; Dây thép:
1 %/lần V/c theo trọng lượng;
- Đá dăm: 1%/lần V/c theo khối lượng; Bao tải: 1
%/lần V/c theo số lượng;
- Cát vàng: 5%/lần V/c theo khối lượng; Vải lọc:
0 %/lần V/c theo diện tích;
- Rọ thép: 0%/lần V/c theo số lượng.
Chương 2:
KHO, BÃI ĐỂ VẬT TƯ VÀ BẢO QUẢN VẬT TƯ DỰ TRỮ PCLB
Điều 8: Kho để vật tư.
1- Kho dùng để các loại vật tư dễ bị thời tiết
làm hư hỏng (ví dụ như: vải lọc, rọ thép, bao tải và các máy móc, thiết bị như
máy phát điện, máy đẩy) chuyên dùng phục vụ PCLB phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a- Kho phải được xây dựng kiên cố, an toàn chống
cháy, chống ngập lụt, chống bão, chống dột và chống mất cắp. Kho phải thoáng, đủ
ánh sáng, có các thiết bị chống ẩm, chống mối, mọt; vật tư để trong kho phải sắp
xếp hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra thường xuyên,
kiểm kê định kỳ và thuận tiện cho việc xuất, nhập vật tư.
b- Để thuận tiện cho công tác quản lý và phục vụ
kịp thời cho công tác PCLB, kho cần xây dựng gần trụ sở Đội quản lý đê. Xung
quanh kho phải có tường rào bảo vệ, có đường đủ rộng, mặt đường được rải cấp phối
để xe cơ giới ra, vào vận chuyển vật tư phục vụ cứu hộ đê trong mọi điều kiện
thời tiết.
c- Các kho vật tư dự trữ PCLB phải được trang bị
các phương tiện và dụng cụ cứu hoả như: bình bọt, thùng cát, thùng nước, thang,
câu liêm v.v... Không để chất dễ cháy trong kho hoặc gần kho.
2- Kinh phí cho việc xây dựng, tu sửa, nâng cấp
các kho vật tư dự trữ PCLB của các tỉnh, thành phố theo tiêu chuẩn kỹ thuật
trong Quy định này sẽ được bố trí trong kế hoạch tu bổ đê điều hàng năm của các
địa phương.
Điều 9: Bãi để vật liệu.
Bãi để vật liệu dùng để dự trữ những vật liệu
PCLB có thể chịu được mưa, nắng như: đá hộc, đá dăm, sỏi, cát v.v... phải được
tôn cao đảm bảo không bị ngập về mùa mưa, lũ; có đường giao thông thuận lợi để
ô tô ra, vào lấy vật liệu trong mọi tình huống nhưng không nhất thiết phải để ở
sát chân đê.
Không được xếp các loại vật liệu có trọng lượng
lớn (như đá hộc) lên mái đê, đỉnh cống hoặc đỉnh kè để bảo đảm an toàn cho công
trình.
Không được để vật liệu ở bãi phía sông để đề
phòng ngập, dễ gây sạt lở bờ sông, dễ bị lũ cuốn trôi hoặc bị phù sa bồi lấp.
Điều 10: Bảo quản vật tư dự trữ PCLB.
1- Các loại vật tư như bao tải, vải lọc, rọ
thép, thép sợi phải được bảo quản trong kho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã nêu ở
Điều 8 và phải được xếp trên dàn cao hơn mặt nền kho 0,50m, không được đặt sát
tường để chống ẩm (riêng bao tải, vải lọc cần có biên pháp đề phòng mối phá hoại.
Phải bó bao tải thành từng kiện, mỗi kiện 500 chiếc; phải thường xuyên kiểm
tra, nếu thấy ẩm, ướt phải đem phơi ngay); có biện pháp chống gỉ cho rọ thép,
thép sợi.
2- Vật tư phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp để
dễ kiểm tra và thuận tiện cho việc xuất, nhập. Phải lập sổ và sơ đồ để vật tư
PCLB trong kho để tiện theo dõi và sử dụng. Khi xuất vật tư để cứu hộ đê phải
thực hiện theo nguyên tắc: vật tư nào nhập trước, khi cần sử dụng phải xuất trước.
3- Các loại vật tư để ngoài trời như đá hộc, đá
dăm, cát vàng, sỏi v.v... khi tập trung về kho tuyến phải được sắp xếp theo quy
định sau đây:
- Đá hộc: xếp thành hình khối; tuỳ theo điều kiện
địa hình và để thuận tiện cho việc bốc xếp, mỗi đống đá hộc chỉ nên xếp cao từ
1,0 m đến 1,20 m.
- Đá dăm, sỏi, cát: chứa trong bể có tường xây
bao quanh để tránh bị trôi khi mưa. Đá dăm, cát, sỏi có thể dự trữ tại các kho
tuyến, nhưng tốt nhất nên để tập trung gần các đội quản lý đê để thuận lợi cho
việc quản lý, bảo vệ.
4- Phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những
hư hỏng, mất mát để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là đối với vật tư để ở
ngoài trời.
Điều 11: Kiểm kê vật tư dự trữ PCLB.
1- Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phải chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan tổ chức hai lần kiểm kê vật
tư dự trữ PCLB (vào trước và sau mùa lũ):
- Lần thứ nhất: vào trước mùa lũ để nắm rõ số lượng,
chất lượng vật tư dự trữ PCLB hiện có.
- Lần thứ hai: vào cuối năm theo quy định chung
của nhà nước để kiểm kê xác định cụ thể số lượng vật tư đã sử dụng trong mùa
lũ, số vật tư bị hư hỏng, mất mát để báo cáo với cấp có thẩm quyền có kế hoạch
bổ sung.
2- Cuối năm phải thực hiện các chế độ thanh, quyết
toán theo quy định của Pháp lệnh Kế toán thống kê, số liệu kiểm kê và thanh,
quyết toán phải được tổng hợp và báo cáo bằng văn bản về tỉnh, thành phố, đồng
thời phải báo cáo về Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính.
3- Thời gian gửi các báo cáo kiểm kê vào tuần đầu
của tháng tư hàng năm.
4- Kinh phí thực hiện kiểm kê được trích trong
nguồn kinh sự nghiệp phòng chống lụt bão hàng năm của các tỉnh, thành phố.
Chương 3:
SỬ DỤNG VẬT TƯ DỰ TRỮ
PCLB
Điều 12: Sử dụng vật tư PCLB.
Chỉ được sử dụng vật tư dự trữ PCLB cho việc xử
lý các sự cố hư hỏng của đê, kè, cống trong mùa lũ, bão và quản lý theo đúng
Quy định này cũng như quy trình kỹ thuật liên quan; không được sử dụng vật tư dự
trữ PCLB vào bất kỳ mục đích nào khác, trừ trường hợp những vật tư PCLB phải
luân chuyển do yêu cầu kỹ thuật bảo quản được sử dụng trong các trường hợp do cấp
có thẩm quyền quyết định.
Điều 13: Thẩm quyền quyết định huy động vật tư dự trữ PCLB trong trường
hợp bình thường, khẩn cấp và đặc biệt khẩn cấp.
1- Vật tư dự trữ PCLB do nguồn vốn Trung ương cấp
chỉ được sử dụng (xuất kho) khi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố khi có sự thoả
thuận của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT có quyền ra
lệnh huy động vật tư dự trữ PCLB do nguồn vốn Trung ương cấp trong phạm vi cả
nước để xử lý cấp cứu những hư hỏng của đê, kè, cống trong mùa lũ, bão trong mọi
trường hợp.
3- Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có thẩm quyền ra lệnh xuất vật tư dự trữ PCLB của nhà nước
trên địa bàn để cứu hộ đê điều trong địa phương mình trong trường hợp khẩn cấp,
nhưng sau đó phải báo cáo với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã được phép
ra lệnh xuất vật tư ở kho dự trữ do vốn Trung ương cấp để tại địa phương mình để
ứng cứu theo phương án giờ đầu, kể cả việc cứu hộ đê cho địa phương khác trong
trường hợp có yêu cầu đặc biệt khẩn cấp có nguy cơ vỡ đê, không thể chờ lệnh của
Trung ương hoặc tỉnh, thành phố, đồng thời phải báo cáo ngay lên tỉnh, thành phố
biết để làm lệnh xuất kho của tỉnh, thành phố theo quy định ở Điều 12 và Điều
13.
Điều 14: Xuất, nhập vật tư dự trữ PCLB tại các kho, bãi.
1- Đội trưởng Đội quản lý đê, thủ kho chỉ được
xuất vật tư khi có lệnh huy động quy định tại Điều13 của Quy định này.
2- Người ra lệnh huy động vật tư dự trữ PCLB phải
có trách nhiệm tổ chức hoàn trả lại kho vật tư dự trữ PCLB các loại vật tư dự
trữ PCLB sau khi xuất kho không dùng đến hoặc dùng không hết vào nơi đã xuất số
vật tư đó hoặc vào kho khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
3- Đối với các tuyến đê từ cấp 4 trở xuống không
do vốn Trung ương đầu tư tu bổ thường xuyên, khi có nguy cơ xảy ra sự cố thì
dùng vật tư dự trữ PCLB do nguồn vốn địa phương đầu tư. Trong trường hợp thật
khẩn cấp có thể vay vật tư từ kho vật tư dự trữ PCLB do vốn Trung ương cấp để xử
lý cấp cứu, sau đó phải mua hoàn trả lại ngay sau lũ, bão, để đảm bảo đủ số lượng
dự trữ đã được nhà nước quy định; Đối với từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương, Chủ tịch UBND quận, huyện, Thị xã xem xét quyết định theo Điều 14 của
quy định này.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM THỦ KHO VÀ
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
Điều 15: Theo dõi diễn biến vật tư dự trữ PCLB.
1- Cục phòng PCLB và quản lý đê điều (Bộ Nông
nghiệp và PTNT) theo dõi, nắm số lượng từng loại vật tư PCLB của từng tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm số hiện có đầu năm, số mua vào trong
năm và số tồn kho cuối năm, dựa vào kiểm kê hàng năm của các tỉnh, thành phố,
xác định số chênh lệch để có biện pháp xử lý.
2- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Đội quản lý đê
hoặc đơn vị được giao quản lý vật tư mở sổ sách theo dõi đến từng kho vật tư, từng
vị trí, có bản vẽ sơ đồ vị trí để vật tư, số lượng từng loại để có phương án
huy động khi cần thiết, ghi chép các hoạt động nhập, xuất và kiểm kê vật tư định
kỳ theo đúng quy định của nhà nước.
3- Mỗi kho phải có sổ theo dõi vật tư trong kho;
mỗi khi nhập, xuất phải có chứng từ hợp lệ theo quy định hiện hành. Khi có lệnh
xuất vật tư dự trữ PCLB của cấp có thẩm quyền, thủ kho phải làm phiếu xuất kho
với đầy đủ chữ ký của người có trách nhiệm và phải ghi vào sổ xuất vật tư. Hết
mùa lũ, Đội quản lý đê hoặc đơn vị được giao quản lý vật tư phải có đầy đủ hoá
đơn, chứng từ báo cáo sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn để sở tổng hợp và báo
cáo với tỉnh, thành phố và Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính; đồng thời lập
ngay kế hoạch xin bổ sung phần vật tư đã được phép sử dụng để xử lý giờ đầu
trong lũ, bão.
Điều 16: Nhiệm vụ của thủ kho.
Thủ kho là người chịu trách nhiệm trực tiếp làm
nhiệm vụ xuất, nhập, kiểm tra, theo dõi và bảo quản vật tư dự trữ PCLB. Đội quản
lý đê phải bố trí người trong biên chế của đội làm nhiệm vụ thủ kho vật tư dự
trữ PCLB.
Điều 17: Trách nhiệm quản lý kho, bãi vật tư dự trữ PCLB.
1- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý kho bãi vật
tư dự trữ PCLB có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư dự trữ PCLB
đúng quy định. Trong quá trình quản lý, bảo quản, sử dụng nếu để mất hoặc hư hỏng
vật tư dự trữ PCLB quá quy định cho phép do thiếu trách nhiệm thì tuỳ theo mức
độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2- Thủ kho chỉ xuất vật tư PCLB khi nhận được lệnh
xuất vật tư dự trữ PCLB đúng quy định, không xuất vật tư PCLB khi nhận được lệnh
xuất vật tư PCLB không đúng quy định và phải báo cáo ngay cơ quan quản lý cấp
trên để xin ý kiến giải quyết.
Điều 18: Trách nhiệm của người có thẩm quyền huy động.
Người có thẩm quyền theo Điều 13 của quy định mới
được ra lệnh xuất vật tư dự trữ PCLB, nếu ra lệnh không đúng thẩm quyền hoặc xuất
vật tư dự trữ PCLB sử dụng không đúng mục đích thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị
xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương 5:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI
PHẠM
Điều 19: Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý và sử dụng
vật tư dự trữ PCLB sẽ được khen thưởng theo các quy định hiện hành.
Điều 20: Tổ chức, cá nhân nào gây hư hỏng, thất thoát hoặc bảo quản,
sử dụng vật tư dự trữ PCLB không đúng quy định thì tuỳ theo mức độ và tính chất
của hành vi vi phạm sẽ bị kỷ xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: Những quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.