Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 166/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 21/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 166/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT,  các Vụ: KTN, KTTH, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi là Kế hoạch) xác định nhóm các nhiệm vụ để triển khai các nội dung, biện pháp và giải pháp của Chiến ợc; làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm theo chc năng, nhiệm vụ được giao nhằm đạt được các chỉ tiêu của Chiến lược.

II. NỘI DUNG

1. Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường

- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hạn chế, hướng tới loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; dần hạn chế, tiến tới không cấp phép đầu tư mới hoc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đc biệt tại các khu vực tập trung dân cư, các lưu vực sông, khu vực nhạy cảm, vùng ưu tiên cần phải bảo vệ; chú trọng phát triển các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường.

- Xây dựng tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân hạng định kỳ hàng năm các ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mức độ thân thiện với môi trường; hàng năm công bố công khai để có sự điều chỉnh chính sách và quy hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương theo hướng ưu tiên phát trin các ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường.

- Ban hành bộ tiêu chí môi trường trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sdụng đất, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực để thực hiện lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững.

- Nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện phân vùng chức năng theo các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng làm rõ các khu vực ưu tiên, cần được bảo vệ, khu vực hạn chế hoặc cấm phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức thực hiện nghiêm công tác hậu kiểm; không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng.

- Tổ chức thực hiện Đán Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; từng bước xây dựng, hình thành thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường; mở rộng và tiếp tục thực hiện việc dán nhãn sinh thái cho một số loại hình sản phẩm dịch vụ.

- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 -2015 ban hành theo Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí đến năm 2020.

- Xây dựng và triển khai Đán tăng cường năng lực kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển chất thải xuyên biên giới đến năm 2020; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý xuất nhập khẩu và lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; chấm dứt tình trạng nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc vận chuyển chất thải qua biên giới không đúng quy định.

- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực chủ động phòng chng thiên tai, ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu, hóa chất, phóng xạ, hạt nhân và thiên tai bão lũ, động đất, nước bin dâng giai đoạn đến năm 2020; thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, đặc biệt là hóa cht độc hại, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, sử dụng máy móc, thiết bị có liên quan đến hóa chất, chất phóng xạ; đẩy nhanh tiến độ bổ sung, hoàn thiện, đưa vào áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cu v an toàn hóa cht, an toàn phóng xạ, hạt nhân kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

- Ban hành chính sách ưu đãi các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi, kho, bãi, chợ thân thiện với môi trường.

- Tổ chức thực hiện Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phm thi bỏ; xây dựng khung pháp lý về tái chế, tái sử dụng chất thải, thực hiện thu gom, phân loại rác thải tại nguồn theo hướng chuyên môn hóa, phát triển ngành công nghiệp tái chế thân thiện với môi trường, chú trọng hình thành thị trường chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.

2. Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm

- Tăng dần kinh phí hàng năm nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động, các dự án khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch xlý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chun ISO 14000; các quy định về hướng dẫn sử dụng hạn ngạch phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải; quy định về kiểm toán cht thải và đánh giá vòng đời sản phẩm.

- Triển khai Đề án tổng thể bo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu, đưa công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường vào làng nghề; phát triển các mô hình sản xuất sử dụng khí sinh học từ chất thải chăn nuôi.

- Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường khu vực nông thôn đến năm 2020, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cm, thủy sản; tiêu hủy gia súc, gia cm bị dịch bệnh theo đúng yêu cầu quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, tng bước giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

- Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thi rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính ph.

- Triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải theo Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố theo Quyết đnh số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; tăng cường quản lý nguồn thải dầu mỡ và sự cố tràn dầu trong hoạt động giao thông đường thủy.

- Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá cho vận hành hệ thống xử lý chất thải, trước mắt tập trung vào một số loại hình hoạt động sau: Hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn y tế nguy hại; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải làng nghề; hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung; hệ thống xử lý nước rỉ rác tại công trình xử lý rác thải tập trung.

3. Cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm

- Hoàn thiện và ban hành tiêu chí xác định, phân loại các khu vực bị ô nhiễm môi trường.

- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2012.

- Xây dựng và triển khai Đán cải tạo, phục hồi môi trường các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xác định ranh giới diện tích các hồ, kênh mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư và tiến hành kè bờ, chấm dứt tình trạng lấn chiếm, san lấp trái phép; hạn chế, tiến ti không cho phép thực hiện các dự án san lấp hoặc có hạng mục san lấp làm thu hẹp diện tích mặt nước.

- Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về cải tạo, phục hồi môi trường hồ, ao, kênh mương và các đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư đhỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ODA hoặc từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng gắn quy hoạch chỉnh trang đô thị với việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thng tiêu thoát nước thải, nước mưa và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Mê Kông; triển khai Đề án bảo vệ môi trường các lưu vực sông (sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, lưu vực hệ thống sông Đồng Nai) đã đưc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Triển khai Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hưng đến năm 2020 theo Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình công nghệ xử lý ô nhim tồn lưu, phục hồi môi trường tại các ao, h, kênh, mương, đoạn sông trong đô thị, các vùng bị tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, nhiễm độc đioxin.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả quy định về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, đảm bảo số kinh phí thực hiện ký quỹ phải đủ để phục hồi và cải tạo môi trường sau khai thác; ban hành quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các địa phương nơi khai thác khoáng sản.

- Xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đất; cơ chế lồng ghép chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường tại các vùng đt bị ô nhiễm tn lưu vào giá đất đhuy động ti đa ngun lực từ xã hội cho việc khắc phục, cải tạo ô nhiễm môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm không sử dụng ngân sách nhà nước.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thtướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Điều tra, đánh giá xây dựng bản đồ ô nhiễm nước ngầm trên phạm vi toàn quốc, xây dng Kế hoạch cải tạo, phục hồi chất lượng nước ngầm.

4. Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường

- Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn, đc biệt là vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư thu gom, xử lý rác thải, hệ thống tiêu thoát nước, nghĩa trang, ao hồ sinh thái khu vực nông thôn.

- Quy hoạch, lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các đô thị loại IV trở lên; dự án cải tạo, nâng cp hệ thng thoát nước hiện có tại các đô thị.

- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư hoàn thiện hệ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia, hệ thống trạm quan trắc môi trường tự động, môi trường không khí tại các đô thị lớn, nước mặt tại các lưu vực sông chính.

- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư công trình xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới các công trình xử lý cht thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, khu xử lý liên vùng, liên tỉnh theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025.

- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư xây dựng trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại 04 vùng kinh tế trọng điểm, trước mắt ưu tiên triển khai tại khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long; trong giai đoạn đến năm 2020 tiếp tục xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án đầu tư xây dựng trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại 02 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư theo Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011.

- Đầu tư, xây dựng các công trình cảnh báo sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố thiên tai bão lũ, động đất với độ chính xác cao bằng công nghệ hiện đại.

5. Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rng đầu nguồn kết hợp với thực hiện biện pháp ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép.

- Xây dựng và triển khai các dự án điều tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, xâm phạm hoặc làm giảm chất lượng, làm nghèo rừng nguyên sinh; thực hiện các biện pháp cải thiện khả năng chống chịu của các khu rừng tự nhiên trước tác động của biến đổi khí hậu.

- Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định hạn chế tối đa các trường hợp được phép chuyển đổi đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác; cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa nhằm cải tạo chất lượng đất, thu hẹp quy mô và mức độ thoái hóa, bạc màu.

- Rà soát, điều chnh quy hoạch phát triển các dự án sân golf, thủy điện, khai thác khoáng sản để khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đt, nước, rừng.

- Ban hành các quy định về lồng ghép nội dung sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước bảo đảm phù hợp với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước; tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông và nguồn nước xuyên biên giới.

- Tiến hành kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt vào mùa khô; nghiên cứu, tổ chức áp dụng thí điểm việc cấp hạn ngạch trong khai thác nưc mặt, nước ngầm cho từng khu vực; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát trin kinh tế - xã hội; ban hành hướng dẫn và trin khai quy hoạch phát triển cây công nghiệp phù hợp với khả năng cung ứng nguồn nước mặt, nước ngầm ca từng khu vực.

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Nghiên cứu, áp dụng thí điểm và từng bước nhân rộng cơ chế đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, áp dụng chứng chỉ sinh thái, tiếp cận các cơ chế thị trường khác trong khai thác nguồn lợi thủy sản.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế tài nguyên nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ban hành và thực hiện hướng dẫn về lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường với quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

6. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đa dạng sinh học và các luật khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013.

- Xây dựng và hướng dẫn triển khai Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

- Tổ chức đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học theo các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn thiên nhiên được quy định tại Luật đa dạng sinh học và các luật có liên quan.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định đặc thù về kiểm tra, xử lý hoạt động vận chuyển, tiêu thụ trái phép các loài được ưu tiên bảo vệ, cấm, hạn chế khai thác ngoài tự nhiên theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng, tăng các chế tài xử lý các hành vi vi phạm.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại đến năm 2020, trong đó chú trọng tăng cường năng lực cho các cơ quan chuyên môn về đa dạng sinh học, kiểm dịch, đặc biệt ở cấp tỉnh.

7. Tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

- Đẩy mạnh triển khai Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011 và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012.

- Tổ chức điều tra, tổng kết các mô hình, kinh nghiệm tốt về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách và các thành phần xã hội vbiến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, ban hành hưng dẫn và tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển; rà soát, điều chỉnh các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực cho phù hợp vi các kịch bản biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, tính toán tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thực hiện các biện pháp ứng phó tại các vùng ven biển, hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế.

- Xây dựng, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp, dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu.

- Rà soát, bổ sung các quy định, hướng dẫn về kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án về cơ chế phát triển sạch.

8. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng theo hưng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; tổng kết, nhân rộng các mô hình tự quản, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đán phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam theo hướng tăng thời lượng và đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào nội dung giáo dục môi trường trong các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia; mở rộng các chuyên ngành đào tạo về môi trường, trong đó ưu tiên đào tạo các chuyên ngành có nhu cầu lớn trong xã hội; xây dựng bộ tài liệu, giáo trình truyền thông môi trường phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chí môi trường lồng ghép trong công tác thi đua, khen thưởng của các Bộ, ngành, các địa phương.

- Đẩy mạnh tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

9. Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

- Thường xuyên tiến hành pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tập trung khắc phục nhng tồn tại, hạn chế, đặc biệt những chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường với các hệ thống pháp luật chuyên ngành khác có liên quan; hoàn thiện các quy định của pháp luật về không khí sạch, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tái chế chất thải, phát triển kinh tế cacbon thấp; cơ chế giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại vmôi trường; xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi); xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) sau khi được ban hành.

- Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ vmột số vấn đ cp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; phối hợp ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự đsớm đưa các tội phạm môi trường ra truy tố, xét x.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường lũy tiến đối với chất thải, thực hiện việc thu đúng, thu đủ nhằm bảo đảm đủ kinh phí cho xử lý chất thải và tạo nguồn vốn đầu tư trở lại cho hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần giảm gánh nặng đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước, tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Đán kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường nhằm xử lý dứt đim tình trạng chng chéo, vướng mc, phân tán trong phân công, phân cp trách nhiệm quản lý nhà nước, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đề xuất mô hình tổ chức mới cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, trọng tâm là cấp tnh, huyện, xã phù hợp hơn với tình hình hiện nay.

- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống thanh tra về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.

- Nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường theo hướng phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường với trách nhiệm điều tra, phát hiện tội phạm về môi trường của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp với hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường của lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường.

- Hoàn thiện và tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý nhà nước về môi trường; hoàn thiện và đẩy mạnh áp dụng các cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái nhằm tạo nguồn vốn đầu tư duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên; tăng cường thực thi các chính sách ưu đãi, trợ giá, hỗ trợ về tài chính, tín dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và ở các ngành, các cấp; cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ các thông tin môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.

10. Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường

- Xây dựng và thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện Việt Nam, trong đó tập trung vào các giải pháp về chính sách và đổi mới công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam để giảm thải khí nhà kính, thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng và thực hiện lộ trình loại bỏ công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị gây ô nhiễm môi trường đang sử dụng trong nước; hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường.

- Ban hành quy định và quy trình tổ chức thẩm định, đánh giá và phổ biến công nghệ xử lý môi trường đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Đẩy mạnh phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng phát triển thị trường khoa học công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường.

11. Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường

- Xây dựng và triển khai Đán phát triển một số ngành sản xuất, sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phẩm tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải, từng bước hình thành và phát triển ngành kinh tế môi trường ở Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực cung ứng sản phm, hàng hóa thân thiện với môi trường, các sản phm tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải kết hợp thực hiện các gói kích cầu, thúc đẩy tiêu dùng các loại sản phẩm này.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam, chú trọng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ môi trường, đặc biệt là xử lý, tái chế chất thải và công nghệ, giải pháp xử lý môi trường, đảm bảo hình thành ngành cung ứng dịch vụ môi trường đủ mạnh, đáp ứng được các yêu cầu ca thực tiễn.

- Đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020" và Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025".

12. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường

- Ưu tiên tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; tăng dần tỷ lệ phân bổ cho hoạt động sự nghiệp môi trường theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc phòng ngừa là chính; nghiên cứu bsung mục chi riêng về đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường thuộc khu vực công ích trong Luật ngân sách nhà nước, trình Chính phủ xem xét.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đán huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường; triển khai mạnh mẽ mô hình hp tác công - tư (PPP).

- Đẩy mạnh vận động tài trợ quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Đổi mới cơ chế cho vay vốn ưu đãi, mở rộng phạm vi hoạt động, loại hình hỗ trợ của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường địa phương, Quỹ bảo vệ môi trường ngành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận; xây dựng cơ chế khuyến khích thành lập các quỹ tài trợ cho các sáng kiến, mô hình dựa vào cộng đồng, các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường vì lợi ích chung của xã hội.

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào bảo vệ môi trường, góp phần khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, phát triển bền vững đất nước; trước mắt xây dựng chính sách, pháp luật và triển khai thí điểm mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường đối với các lĩnh vực thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; cấp phép môi trường.

13. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

- Xây dựng kế hoạch thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) liên quan đến dịch vụ môi trường.

- Thực hiện tốt các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết; chđộng đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế mới về môi trường nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong gii quyết các vấn đề môi trường toàn cầu; ban hành hướng dẫn nội dung bảo vệ môi trường trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương.

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước phát triển trên thế giới và khu vực trong việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Chú động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường; phối hợp xây dựng cơ chế hợp tác với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết vấn đề môi trường xuyên biên giới: Giảm phát thải các bon; ô nhim ngun nước, không khí; khai thác rừng; đập thủy điện.

III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

1. Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch được huy động từ các nguồn vốn sau đây:

a) Vốn ngân sách nhà nước bao gồm: Chi sự nghiệp môi trường, đầu tư phát triển, sự nghiệp khoa học - công nghệ, vốn ODA;

b) Vốn vay từ các tổ chức tín dụng, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường địa phương;

c) Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp;

d) Các nguồn tài trợ, đầu tư của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Cơ cấu nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí như sau:

a) Chi sự nghiệp môi trường được bố trí để thực hiện các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên theo chức năng quản lý nhà nước; điều tra, khảo sát xây dựng các chương trình, dự án, đề án ưu tiên tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch; triển khai dự án có tính chất xây dựng mô hình, áp dụng thí điểm trước khi triển khai nhân rộng;

b) Chi đầu tư phát triển, vốn ODA được bố trí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình xử lý môi trường, phục hồi chất lượng môi trường tại các cơ sở công ích thuộc trách nhiệm của Nhà nước;

c) Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ được bố trí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai áp dụng thử nghiệm công nghệ xử lý môi trường, công nghệ phục hồi chất lượng môi trường tớc khi công bố khuyến khích áp dụng;

d) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bố trí vốn hoặc vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo vệ môi trường địa phương để thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

đ) Vốn tài trợ được thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ;

e) Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, các chiến lược, kế hoạch hành động, đán khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được thực hiện theo quy định của chương trình, chiến lược, kế hoạch, đề án đó.

3. Căn cứ nội dung của Kế hoạch và danh mục các chương trình, dự án, đề án ưu tiên, các Bộ, ngành và địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện theo cơ cấu nguồn kinh phí nêu trên; tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

IV. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Nội dung giám sát, đánh giá dựa trên các căn cứ sau:

a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Chiến lược. Dựa trên các chỉ tiêu của Chiến lược, sẽ tiến hành phân bổ chỉ tiêu thực hiện tới từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để làm căn cứ giám sát, đánh giá;

b) Tiến độ xây dựng và triển khai các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ ưu tiên;

c) Kết quả triển khai các nội dung của Kế hoạch.

3. Cơ chế giám sát, đánh giá:

a) Việc giám sát, đánh giá được tiến hành định kỳ hàng năm, lồng ghép với quá trình tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Kết quả giám sát, đánh giá được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; được sử dụng làm tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng của ngành và địa phương.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về nguyên tắc 20 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai, thực hiện các nội dung cơ bản của Kế hoạch (tại Phụ lục chi tiết kèm theo).

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ:

a) Hướng dẫn, đôn đc thực hiện Kế hoạch; chủ trì giám sát, đánh giá kết quthực hiện chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Xây dng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về phân bthực hiện các chtiêu của Chiến lược; ban hành hướng dn về cơ chế thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược;

c) Trực tiếp chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ;

d) Thành lập Văn phòng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính có nhiệm vụ:

a) Phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, cân đối, bố tvốn tngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch;

b) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

a) Căn cứ nội dung của Kế hoạch, danh mục các chương trình, đề án, dự án ưu tiên của Kế hoạch, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình và tổ chức triển khai thực hiện;

b) Thực hiện giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược đối với các chtiêu được giao chủ trì tổng hợp;

c) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên Môi trường để tng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính ph.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ

a) Căn cứ nội dung của Kế hoạch, danh mục các chương trình, đề án, dự án ưu tiên của Kế hoạch, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm của địa phương và tchức triển khai thực hiện;

b) Tổ chức thực hiện các chtiêu giám sát, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường được phân bổ; tổng hợp, báo cáo Bộ, ngành được phân công chủ trì theo dõi để tổng hợp;

c) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ có liên quan để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Danh mục các chương trình, dự án, đề án

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

Nội dung 1: Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm môi trường

01

Đề án tăng cường năng lực kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển chất thải xuyên biên giới đến năm 2020

2014 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

02

Đề án tăng cường năng lực chủ động phòng chống thiên tai giai đoạn đến năm 2020

2014 - 2020

Bộ NN&PTNT

Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

03

Đề án tăng cường năng lực tái chế chất thải, trong đó chú trọng hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp tái chế lớn, hình thành các khu công nghiệp tái chế tập trung

2015 - 2020

Bộ Công Thương

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 2: Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm

04

Đề án tổng thể bảo vệ môi trường khu vực nông thôn đến năm 2020

2014 - 2020

Bộ NN&PTNT

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

05

Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí đến năm 2020

2014 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ Công Thương, BGTVT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

06

Đề án quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường trong các khu đô thị đến năm 2020

2015 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 3: Cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm

07

Đán cải tạo, phục hồi môi trường các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong các đô thị, khu dân cư đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2014 - 2020

UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

08

Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016 - 2020

2016 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ NN&PTNT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 4: Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường

09

Dự án đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các đô thị loại IV trở lên

2014 - 2020

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành có liên quan

10

Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có, xóa các điểm ngập úng cục bộ tại các đô thị loại III trở lên

2014 - 2020

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành có liên quan

11

Xây dựng 04 trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại 04 vùng kinh tế trọng điểm (Đông Nam Bộ, đồng bng sông Cửu Long, Bắc Bộ và Trung Bộ)

2014 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ Xây dựng, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

12

Dự án đầu tư hoàn thiện hệ thống mạng lưới các trạm quan trắc môi trưng quốc gia giai đoạn đến năm 2020

2016 - 2020

Bộ TN&MT

Các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Nội dung 5: Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

13

Dự án đầu tư bo vệ rừng nguyên sinh, cải thiện khả năng chống chịu của các khu rừng tự nhiên trước tác động của biến đi khí hậu

2014 - 2020

BNN&PTNT

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

14

Dự án bảo vệ, phục hồi năng suất sinh học và khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng, nơi sinh sản ca các hệ sinh thái biển

2015 - 2020

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 6: Tuyên truyền, ng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

15

Chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu

2015 - 2020

BTN&MT

Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 7: Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

16

Đề án kiện toàn tchức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường

2014 - 2020

BTN&MT

Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 8: Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường

17

Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia về bảo vệ môi trường giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2016 - 2020

Bộ KH&CN

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 9: Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm

18

Đề án phát triển một số ngành sản xuất, sản phẩm, hàng hóa thân thiện với môi trường, trong đó ưu tiên các sản phẩm tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải.

2015 - 2020

Bộ Công Thương

Bộ TN&MT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 10: Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường

19

Đề án huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường

2014 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ Tài chính, B KH&ĐT, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

Nội dung 11: Hp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

20

Kế hoạch thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) liên quan đến dịch vụ môi trường

2014 - 2020

Bộ TN&MT

Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 166/QD-TTg

Hanoi, 21 January 2014

 

DECISION

ISSUE THE PLAN FOR IMPLEMENTATION OF NATIONAL ENVIRONMENTAL PROTECTION STRATEGY BY 2020, WITH A VISION TO 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on organization of Government dated 25 December 2001;

Pursuant to the Law on environmental protection dated 29 November 2005;

Pursuant to Decision No. 1216/QD-TTg dated 05 September 2012 of the Prime Minister approving the national environmental protection Strategy by 2020 with a vision to 2030;

Considering the recommendation of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This decision takes effect from its signing date.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level organs, Heads of governmental organs, Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities are liable to execute this Decision./.

 

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Trung Hai

 

PLAN

IMPLEMENTATION OF NATIONAL ENVIRONMENTAL PROTECTION STRATEGY BY 2020, WITH A VISION TO 2030
(Issued with Decision No. 166/QD-TTg dated 21 January 2014 of the Prime Minister)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Plan for implementation of national environmental protection Strategy by 2020 with a vision to 2030 (hereafter referred to as Plan) defines the group of duties for implementation of contents, measures and solutions of the Strategy as a basis for the Ministries, sectors and localities to develop and implement the annual environmental protection plan as per the assigned functions and duties to obtain the target of strategy.

II. CONTENT

1. Prevention and control the potential pollution sources and environmental pollution areas

- Developing and implementing a roadmap for economic restructuring towards restriction, gradually eliminating the types of production potentially causing serious environmental pollution, limiting and stopping the issue of new investment or expanded investment license for types of industry potentially causing serious environmental pollution, especially in residential areas, river basins, sensitive areas and areas with protection priority; focusing on development of green and environmentally-friendly economic sectors.

- Developing criteria and organizing the annual evaluation and classification of sectors, provinces and centrally-run cities on the environmentally friendly degree and making public announcement for adjustment of development policies and planning in accordance with the reality of sectors and localities towards prioritizing the development of green and environmentally friendly economic industries.

- Issuing the environmental criteria in social-economic development, land use planning; sector and area development planning to integrate the environmental protection requirements towards sustainable development.

- Studying, testing and implementing the functional zoning as per ecosystems for social-economic development for areas with required priority and protection and areas with restriction or prohibited industrial development, mineral mining in order to ensure the harmonization between the environmental protection target with the social-economic development target.

- Strictly implementing the post audit; not approving the environmental impact assessment impact report for investment projects using backward production technologies causing environmental pollution; strictly following the preventive measures and preventing the introduction of old and backward machinery, equipment and technologies causing environmental pollution into use;

- Implementing the environmental pollution control Scheme due to the use of persistent plastic bag in daily life under the Decision No. 582/QD-TTg dated 11 April 2013 of the Prime Minister; gradually forming the environmentally friendly consumption habit; expanding and continuing the eco-labeling for certain types of products and services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing and implementing the national action Plan on air pollution control by 2020.

- Developing and implementing the Scheme for strengthened control over the importation of scrap used as production materials and transportation of waste across border by 2020; developing the coordination mechanism between the state management organ on environmental protection, import export management and police force for environmental crime prevention and fighting in inspection and monitoring the import of scrap used as production materials; stopping the import of scrap as production materials or transportation of waste across border improperly.

- Developing and implementing the Scheme of strengthened capacity of active prevention of natural disaster, response to environmental incident, especially the spill of oil, chemical, radioactive and nuclear substances, flood, storm, earthquake, seawater rise for the period until 2020; strictly following regulations on activity registration of chemicals, especially toxic chemicals, strictly controlling transportation and use of machinery and equipment related to chemicals and radioactive substances; accelerating the progress of supplementation and completion and putting into application the technical regulations and standards, requirements for safety of chemicals, radioactive and nuclear substances in combination with inspection, examination and strict handling for cases of violation.

- Issuing preferential policies on environmental-friendly model of industrial parks, industrial clusters, economic areas, export processing zones, production establishments, farms, warehouses, open storages and markets.

- Implementing Decision No. 50/2013/QD-TTg dated 09 August 2013 of the Prime Minister stipulating the recovery and processing of disposed products; building legal framework of waste recycling and reuse, collection and classification of waste at source towards specialization and development of environmentally friendly recycling industry, focusing on the formation of recycled and reused waste market.

2. Control, treatment and reduction in potential pollution sources

- Gradually increasing the annual budget to boost the environmental inspection and examination for operating establishments and mineral mining projects with risk of causing environmental pollution.

- Implementing the Plan thoroughly handling the establishments causing serious environmental pollution by 2020 under the Decision No. 1788/QD-TTg dated 01 October 2013 of the Prime Minister.

- Issuing policies on encouragement of business and production establishments and constructional services and application of environmental management system based on ISO 14000standard; issuing regulations on guiding the use of emission quota and formation of emission quota transfer market and regulations on waste audit and product life cycle assessment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing and implementing the overall Scheme for environmental pollution of rural areas by 2020, focusing on strictly management of waste sources from livestock, poultry, aquaculture raising, properly destruction of diseased livestock, poultry to ensure environmental sanitation; promoting the application of technical measures of farming, gradually reducing the use of pesticide and chemical fertilizers; following technical requirements upon use of pesticide and chemical fertilizers in agricultural production.

- Implementing the national target Program of clean water and rural environmental sanitation for the period 2012 – 2015 under the Decision No. 366/QD-TTg dated 31 March 2012 of the Prime Minister.

- Continuing the implementation of national Strategy on general management of solid waste by 2025 with a vision to 2050 under the Decision No. 2149/QD-TTg dated 17 December 2009 of the Prime Minister.

- Implementing the overall Scheme for treatment of medical waste for the period 2011 – 2015 with a vision to 2020 under the Decision No. 2038/QD-TTg dated 15 November 2011 of the Prime Minister.

- Implementing the Scheme for control of environmental pollution in transportation activity under the Decision No. 855/QD-TTg dated 06 June 2011 of the Prime Minister; the Scheme for control of emission of motorcycles and mopeds in traffic in provinces and cities under Decision No. 909 / QD-TTg dated 17 June, 2010 of the Prime Minister.

- Implementing the roadmap for application of emission standard of road motored vehicles under the Decision No. 249/2005/QD-TTg dated 10 October 2005 of the Prime Minister for motorcycles and mopeds newly manufactured, assembled and imported under the Decision No. 49/2011/QD-TTg dated 01 September 2011 of the Prime Minister; encouraging the development of means of transportation using clean and recycled energy, strengthening the management of oil waste sources and oil spill in waterway traffic.

- Finishing the technical and economic norm system and unit price for operation of waste treatment system, immediately focusing on certain models of activity as follows: treatment system of hazardous medical waste water and solid waste, waste water, solid waste and emission from handicraft villages; processing system of central urban living waste water; processing system of leachate at the central waste processing works.

3. Improvement and restoration of polluted areas

- Completing and issuing criteria for defining and classifying areas of environmental pollution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing and implementing the Scheme for improvement and restoration of environment of ponds, lakes, canals, ditches, river sections in urban areas and residential area severely polluted; defining the boundary of area of lakes, canals, ditches, river sections in urban areas and residential area in order to embank them and stop the illegal encroachment and leveling; limiting and stopping the implementation of leveling projects or projects with leveling items to narrow water surface.

- Developing and implementing investment projects on improvement and restoration of environment of lakes, ponds, ditches and river sections in urban areas and residential area for investment support from ODA or state budget, focusing on combination of urban refurbishment with the upgrading and completion of waste water and rainwater drainage and building of central waste water processing system.

- Developing and implementing the overall Scheme for environmental protection of Mekong river basin; implementing the Scheme for environmental protection of river basins (Cau river, Nhue – Day river and Dong Nai river) approved by the Prime Minister.

- Implementing the Plan for treatment and prevention of environmental pollution due to residue of pesticide nationwide under the Decision No. 1946/QD-TTg dated 21 October 2010 of the Prime Minister; the national action Plan basically overcoming the consequences of toxic chemicals used by the US during Vietnam war by 2015 with a vision to 2015 under the Decision No. 651/QD-TTg dated 01 June 2012 of the Prime Minister.

- Studying, testing and replicating model of residual pollution treatment technology, restoration of environment of ponds, lakes, ditches, canals and river section in urban areas and areas with residual of pesticide and dioxin poisoning.

- Effectively implementing regulations on environmental deposit, improvement and restoration for mineral mining to ensure the deposit must be sufficient for environmental restoration and improvement after the mining; issuing regulations on responsibilities of investor of mineral mining projects in infrastructure development investment, support in hunger elimination and poverty reduction, employment and health care for people at localities where the minerals are mined.

- Developing and issuing regulations of law on land environment protection; mechanism of integrity of cost of environmental processing, improvement and restoration in areas polluted with residues into the land price to maximally mobilize the social resources for improvement and restoration of environmental pollution, preferential and supporting policies for organizations and individuals carrying out the environmental treatment, improvement and restoration in polluted areas without use of state budget.

- Implementing Decision No. 1929/QD-TTg dated 20 November 2009 of the Prime Minister of approving the orientation of water supply development in urban area and industrial parks in Vietnam by 2025 with a vision to 2050.

- Surveying, assessing and making map of underground water pollution nationwide and developing plan for improvement and restoration of underground water quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing and implementing investment projects on upgrading, renovation and new building of clean water supply works in rural areas, especially the remote areas.

- Developing and implementing investment projects on waste collection and processing, water drainage systems, cemeteries, ecological lakes and ponds in rural areas.

- Planning, preparing and implementing constructional projects for construction of works of central living waste water collection and processing in urban areas of grade IV or higher; projects for improving and upgrading the existing water drainage system in urban areas;

- Developing and implementing investment projects for improvement of national environmental monitoring station and automatic environmental and air environment monitoring station in large cities and surface water in main river basins.

- Developing and implementing investment projects for waste water treatment in industrial parks, industrial clusters and export processing zones.

- Developing and implementing investment projects for upgrading, renovation and new investment of treatment works of hazardous medical waste at district and provincial medical facilities, inter-regional and provincial treatment facilities under the Decision No. 170/QD-TTg dated 08 February 2012 of the Prime Minister approving the overall Planning of hazardous medical solid waste treatment system by 2025.

- Developing and implementing investment projects for construction of hazardous waste treatment center in 04 major economic zones, immediately prioritizing the implementation in the Southeast and the Mekong Delta key economic zones and continuing to build, finish and put into operation the investment projects for construction of hazardous waste treatment center in 02 key economic zones in the North and Central.

- Developing and implementing investment projects under the investment Program for solid waste treatment during the period 2011 – 2020 approved by the Prime Minister in the Decision No. 798/QD-TTg dated 25 May 2011.

- Investing and building the warning works of oil spill, chemical and natural disaster, storm, flood, earthquake with high precision with modern technology.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implementing the forest development and protection Plan during the period 2011 – 2020 under the Decision No. 57/QD-TTg dated 09 January 2012 of the Prime Minister; organizing the regeneration and protection of natural forests, especially mangrove, special-use forest, protection forest, watershed forest in combination with prevention of illegal cutting and exploitation of forest.

- Developing and implementing the projects of survey, assessment and implementation of measures to prevent the illegal exploitation, infringement and reduction and impoverishment of quality of primary forest; taking measures to improve the resilience of natural forests to the impact of climate change.

- Issuing and strictly follow the regulations on maximally restricting cases of permissible conversion of special-use forest, protection forest, watershed forest and rice land to other purposes of use; mechanism and policies to encourage and support the development of ecological economic village models in the degraded, impoverished and desertified land areas in order to improve the land quality and narrow the scale and degree of degradation and impoverishment.

- Reviewing and adjusting development planning of golf course, hydropower and mineral mining project for efficient and sustainable exploitation and use of land, water and forest resources.

- Issuing regulations on integrity of use of water resources in development planning of sectors, areas especially the ones using a lot of water to ensure the consistency with the planning of search and exploitation of water resources; strengthening the control of water source pollution, focusing on control of river basin and border-crossing water source pollution.

- Regularly inspecting and strictly sanctioning the facilities exploiting surface water and underground water with acts of law violation, especially in the dry season; studying and applying on trial the issue of quota in exploitation of surface water and underground water for each area; reviewing and adjusting the social-economic development planning; issuing, guiding and implementing the industrial crop development planning in accordance with supply capacity of surface water and underground water of each area.

- Effectively implementing Decision No. 1690/QD-TTg dated 16 September 2010 of the Prime Minister approving the fishery development Strategy of Vietnam by 2020; studying and applying on trial and gradually replicating mechanism of co-management of fishery resources, applying the ecological certificate and accessing other market mechanisms in exploitation of fishery resources.

- Reviewing and completing the law system on resources tax in order to effectively and sustainably use natural resources.

- Issuing and guiding the integrity of environmental protection with the planning of mineral exploration, exploitation and processing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continuing the completion and issuing documents guiding the implementation of Biodiversity Law and other relevant laws;

- Implementing the national Strategy on biodiversity by 2020, with a vision to 2030 approved by the Prime Minister under the Decision No. 1250/QD-TTg dated 31 July 2013.

- Developing and guiding the implementation of overall biodiversity conservation Planning of the country by 2020 with a vision to 2030.

- Assessing the actual state of biodiversity according to the criteria for establishing natural reserves stipulated in the Biodiversity Law and other relevant laws.

- Issuing and implementing the specific regulations on inspection and handling of illegal transportation and consumption of species which are protected with priority; prohibiting and limiting exploitation in the nature towards the strengthened participation of community; increasing the sanctions for violations.

- Implementing Decision No. 1869/QD-TTg dated 17 December 2012 of the Prime Minister approving the Scheme for prevention and control of invasive alien species by 2020 focusing on strengthening capacity for specialized organs on biodiversity and quarantine, especially at the provincial level.

7. Capacity strengthening in response to climate change and reduction in greenhouse gas emission

- Accelerating the national Strategy on climate change approved by the Prime Minister under the Decision No. 2139/QD-TTg dated 05 December 2011 and the national action Plan on climate change for the period 2012-2020 approved by the Prime Minister under the Decision No. 1474/QD-TTg dated 05 October 2012.

- Surveying and aggregating good models and experiences in response to climate change in Vietnam and some countries in the world; developing and organizing the training to raise the awareness and responsibility of managing staff, planning staff and specialized staff and other social components on climate change and its impacts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Studying and calculating the impacts of climate change, sea level rise and implementing response measures in coastal areas and natural ecosystems with national and international importance.

- Developing and organizing programs to raise capacity and participation of community in response activities to climate change, especially the residential communities directly affected and vulnerable to the effects of climate change.

- Reviewing and supplementing regulations and guidelines on inspecting and monitoring projects on clean development mechanism

8. Propagation and enhancement of sense of responsibility for environmental protection

- Continuing to promote the propagation activities to raise the awareness of environmental protection for community towards innovation of content, diversity of propagation form; aggregating and replicating self-management models and strengthening the role of community in monitoring activities of environmental protection.

- Developing and implementing the Scheme for propagation, education of law and knowledge about environmental protection and climate change by 2020, with a vision to 2030 in accordance with actual conditions in Vietnam towards increase in amount of time and introducing the climate change issue into the environmental education content at all educational levels in the national educational and training system; expanding environmental training disciplines, focusing on disciplines with high demand in society; developing sets of material and textbook on environmental communication in accordance with each specific subject.

- Developing and issuing the environmental criteria integrated in emulation and commendation and award of Ministries, sectors and localities.

- Promoting the commendation and award to organizations and individuals in good performance of environmental protection.

9. Completion of law and institution of management, enhancement of law enforcement on environmental protection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Implementing Resolution No. 35/NQ-CP dated 18 March 2013 of the Government on a number of urgent issues in the field of environmental protection; Decree No. 179/2013/ND-CP dated 14 November 2013 of the Government stipulating the sanction of administrative violation in the field of environmental protection; coordinating in issue of guidelines on implementing regulations on environmental crimes in the Criminal Code for bringing the environmental crimes to trial or prosecution.

- Completing the system of national technical regulation and standard on environment.

- Supplementing and completing mechanisms and policies on tax, progressive environmental protection fees for waste materials, carrying out the proper and full collection in order to ensure sufficient fund for waste treatment and generate capital for investment back to the environmental protection activities, contributing the reduction in investment burden for environmental protection from the state budget and generate the sustainable financial sources for environmental protection.

- Developing and implementing the Scheme for strengthening the organizational apparatus and development of human resources of natural resources and environmental sectors in order to definitely deal with the overlapping, difficulty and dispersion in assignment and decentralization of responsibility for state management and focus on state management on environmental protection, recommend new organizational models of state management organs on environmental protection from the central to local level, especially the provincial, district and communal level to be more suitable with the current situation.

- Developing and implementing the Scheme for strengthening capacity of inspection system on environmental protection from the central to local level.

- Studying and revising Decree No. 72/2010/ND-CP dated 08 July 2010 of the Government on prevention and fighting against crimes and other violations of environmental protection towards clearly defining duties and powers of inspection and examination of state organs on environmental protection with the responsibility for investigation and detection of environmental crimes of the police force for environmental crime prevention and fighting; developing mechanisms to closely coordinate between the inspection and examination of state management organs on environment at all levels with the struggle, prevention and fighting against environmental crimes of the police force for environmental crime prevention and fighting;

- Completing and enhancing the application of economic instruments in state management on environment; completing and accelerating the application of mechanism of payment of ecosystem services in order to generate the investment capital in maintaining the ecological functions and biological capacity of natural ecological system; strengthening the implementation of incentive policies, price assistance, financial and credit assistance for environmental protection activities.

- Building the national environmental database system and in sectors and levels; promptly, accurately and fully providing environmental information for social-economic development and inspection, examination and sanctioning of legal violation on environment.

10. Scientific research, development and application of technology for environmental protection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing and implementing the action plan to mitigate greenhouse gas emission in accordance with conditions in Vietnam, focusing on solution to policies and technological innovation in accordance with conditions in Vietnam to mitigate greenhouse gas emission, adaptation and mitigation of impact of climate change.

- Developing and implementing the roadmap to remove all technologies, facilities and equipment being used in the country causing environmental pollution; completing mechanisms and policies to encourage the environmentally-friendly production and pollution-treating technology.

- Issuing regulations and procedures for assessment and evaluation and dissemination of environmental treatment technology to meet the requirements for environmental protection and technical regulations and standards on environment.

- Promoting development and receipt of transfer of new and advanced technologies for prevention and control of pollution, effective and sustainable exploitation and use of natural resources, natural conservation and biodiversity.

- Developing mechanisms and policies to development orientation of high-tech science, advanced and environmentally-friendly technology market.

11. Development of environmental economic sector to support other economic sectors in solving the environmental problems.

- Developing and implementing the Scheme for development of some sectors making environmentally-friendly products and commodities, recycled products, production of energy from waste materials, gradually forming and developing the environmental economic sector in Vietnam, prioritizing the development of some industries and areas of supply of environmentally-friendly products and commodities, recycled products, production of energy from waste materials combined with implementation of demand stimulation packages and consumption promotion of such products.

- Reviewing and recommending amendment and supplementation or issuing new policies and regulations of law on development of environmental services in Vietnam, attaching special importance to development of capacity of environmental service supply, especially waste processing and recycling, solution to environmental processing to ensure the formation of environmental service supply sector which is sufficiently strong to meet the actual requirements.

- Promoting the implementation of Decision No. 249/QD-TTg dated 10 February 2010 of the Prime Minister on approving the “Scheme for development of environmental services by 2020” and Decision No. 1030/QD-TTg dated 20 July 2009 of the Prime Minister on approving the “Scheme for development of environmental industry of Vietnam by 2015 with a vision to 2025”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Prioritizing the budget allocation from the capital of development investment for environmental protection; gradually increasing the proportion of allocation for non-business environmental activities at the speed of growth of economy to meet the practical requirements for activities of environmental protection and ensure the proper principles of prevention; studying the supplementation of separate expenditure items for constructional investment of environmental protection projects for the public area specified in the Law on state budget to be submitted to the Government for consideration.

- Developing and implementing the Scheme for resources mobilization for environmental protection activities and model of public - private partnership (PPP).

- Promoting the mobilization of international funding for environmental protection in order to attract and effectively use preferential loans and ODA from international organizations and Government of countries for environmental protection, especially pollution improvement and environmental restoration, natural conservation and biodiversity.

- Innovating mechanism of preferential loan, expanding operational scope and type of support of the Vietnam environmental protection Fund, local environmental protection Fund and sector environmental protection Fund towards creating favorable conditions for enterprise’s access; developing mechanisms to encourage the establishment of supporting fund for initiatives, community-based model, movements and activities of environmental protection for the benefit of society.

- Continuing the socialization of environmental protection activities to promote to a maximum of all social resources for environmental protection, contributing to the improvement of pollution, environment and sustainable development of the country; immediately formulating policies, law and implementing on trial the model of socialization of environmental protection activity for areas to be assessed; approving reports on assessment of environmental impact, making commitment to environmental protection; issuing environmental license

13. International cooperation on environmental pollution

- Making plan for implementing the commitments in the framework of the World Trade Organization (WTO) related to environmental services.

- Properly following the international agreements on environment in which Vietnam is a signing party; actively negotiating and signing new international agreements on environment in order to raise the position of Vietnam in solving global environmental problems; issuing guidelines on contents of environmental protection in negotiation and signing of bilateral and multilateral trade agreements.

- Continuing to promote the comprehensive cooperation with the developed countries in the world and the region in receipt and transfer of new and advanced technologies on pollution prevention and control, waste treatment; focusing on training of high-quality human resources, exchange of specialists in the field of environmental protection, natural conservation and biodiversity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. RESOURCES FOR IMPLEMENTATION

1. The fund for implementing duties of the Plan is mobilized from the following capital sources:

a) Capital from state budget, including: Non-business environmental expenditure, investment development expenditure, non-business science and technology expenditure and ODA;

b) Loan from credit institutions, Vietnam environmental protection Fund and local environmental protection Fund;

c) Investment capital from enterprises;

d) Funding and investment from domestic and international organizations and individuals;

dd) Other legal capital sources.

2. The structure of fund for implementation of Plan is allocated as follows:

a) Non-business environmental expenditure is allocated for implementation of duties with regular nature of state management function; investigating, surveying and developing the prioritized programs, projects and schemes specified in the Annex attached to the Plan; implementing projects with model-building projects with pilot application before replication.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Non-business science and technology expenditure is allocated to implement the implementation of technological – scientific researches, applying on trial the environmental treatment technology and environmental restoration quality technology before announcement and encouraged application.

d) Enterprises, organizations and individuals are responsible for capital allocation or capital borrowing from credit institutions, Vietnam environmental protection Fund, local environmental protection Fund to carry out projects and duties of environmental protection are the responsibility of such enterprises, organizations and individuals.

dd) Funding is done under agreement with the donor;

e) The implementation of national target program, strategies, action plan and other schemes approved by the Prime Minister shall comply with the provisions of such programs, strategies, plans and schemes.

3. Based on the contents of the Plan and the list of prioritized programs, projects, schemes, the Ministries, sectors and localities shall prepare the estimate of expenditure as per the above fund structure and aggregate it in the annual budget estimate of the Ministries, sectors and localities to be submitted to the competent authorities under the provisions of the Law on state budget and other guiding documents.

IV. MONITORING AND ASSESSMENT

1. The monitoring and assessment of implementation result of Strategy are applied to the Ministries, ministeriorgans, governmental organs and provincial People’s Committee as per the assigned functions and duties.

2. The content of monitoring and assessment is based on the following grounds:

a) Implementation result of targets of Strategy. Based on the quotas of Strategy, the implementation targets shall be allocated to each province and centrally-run city as the ground for monitoring and assessment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Implementation result of contents of Plan.

3. Mechanism of monitoring and assessment:

a) The monitoring and assessment are done annually and integrated with the process of aggregation and assessment of result of duty implementation of sectors and the implementation of social-economic development of localities;

b) The result of monitoring and assessment shall be publicized on mass media and used as criteria for consideration of emulation and commendation and award of sectors and localities.

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Prime Minister shall approve in principle 20 programs, plans, schemes and projects at national level prioritized for implementation of basic contents of the Plan (details specified in attached Annex).

2. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for:

a) Guiding, urging the implementation of Plan; monitoring and assessing the implementation result of strategy, reporting it to the Prime Minister and publicizing it on the mass media.

b) Developing and submitting the regulation on implementation allocation of targets of Strategy to the Prime Minister for promulgation; issuing guidelines on mechanisms of statistics, aggregation and report on monitoring and assessment result of Strategy implementation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Establishing office to monitor, inspect, urge and guide the Plan implementation;

3. The Ministry of Planning and Investment and Ministry of Finance are responsible for:

a) Coordinating with the Ministry of Natural Resources and Environment in guidance, balance and allocation of fund from state budget and other funds to implement the contents of the Plan;

b) Making annual report on the implementation result to the Ministry of Natural Resources and Environment for aggregation and report to the Prime Minister.

4. The Ministries, ministerial organs and governmental organs are responsible for:

a) Developing an annual environmental protection plan under their functions and duties and organizing its implementation based on the contents of the Plan, the list of prioritized programs, schemes and projects of the Plan.

b) Monitoring and assessing the implementation result of the Strategy for the assigned targets.

c) Making annual report to the Ministry of Natural Resources and Environment for aggregation and report to the Prime Minister.

5. The People’s Committee of provinces and centrally­-run cities are responsible for:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Implementing the allocated targets for monitoring and assessment of result of environmental protection for aggregation and report to the Ministries and sectors assigned for monitoring and aggregation;

c) Making annual result of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries for aggregation and report to the Prime Minister./.

 

ANNEX

LIST OF PRIORITIZED PROGRAMS, PROJECTS AND SCHEMES FOR DEPLOYMENT OF PLAN FOR IMPLEMENTATION OF NATIONAL ENVIRONMENTAL PROTECTION STRATEGY BY 2020, WITH A VISION UNTILL 2030
(Issued with Decision No. 166/QD-TTg dated 21 January 2014 of the Prime Minister)

No.

List of programs, projects and schemes

Time for implementation

Organ in charge of implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Content 1: Prevention of potential pollution sources and environmental pollution areas

01

Scheme for strengthening capacity for control of import of scrap used as production materials and transportation of waste across border by 2020

2014 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance, Ministry of Public Security and the relevant Ministries, sectors and localities,

02

Scheme for strengthening capacity for proactive prevention and control of natural disaster by 2020

2014 - 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

03

Scheme for strengthening capacity for waste recycling, focusing on supporting the formation of big recycling enterprises and central recycling industrial parks

2015 - 2020

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

Content 2: Control, treatment and reduction in potential pollution sources

04

Overall Scheme for environmental pollution of rural areas by 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

05

National action Plan on air pollution control by 2020.

2014 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transportation and the relevant Ministries, sectors and localities

06

Scheme for management and control environmental pollution in urban areas by 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Construction, Ministries, sectors and localities

Content 3: Improvement and restoration of polluted areas

07

Scheme for improvement and restoration of environment of ponds, lakes, canals, ditches, river sections in urban areas and residential area severely polluted

2014 - 2020

People’s Committee of provinces and centrally-run cities

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

08

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2016 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

Content 4: Investment in environmental technical infrastructure building

09

Constructional investment projects of central waste water collection and treatment works in grade IV urban areas

2014 - 2020

People’s Committee of provinces and centrally-run cities

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction and the relevant Ministries, sectors

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Projects for improving and upgrading the existing water drainage system, eradicating local flooding points in urban areas of grade III or higher

2014 - 2020

People’s Committee of provinces and centrally-run cities

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction and the relevant Ministries, sectors

 

11

Building of 04 hazardous waste processing centers in 04 keys economic zones (Southeast, Mekong Delta, Northern and Central)

2014 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12

Investment project for completion of network of national environmental monitoring stations by 2020

2016 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Relevant Ministries, sectors and People’s Committee of provinces and centrally-run cities

Content 5: Effective and sustainable exploitation and use of natural resources

13

Investment projects for protection of primitive forest and improvement of resilience of natural forests to the impacts of climate change

2014 - 2020

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

14

Projects for protection and restoration of biological productivity and capacity for supply of nutrition sources and breeding ground of marine ecosystems 

2015 - 2020

People’s Committee of provinces and centrally-run cities

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

Content 6: Propagation and raise of sense of responsibility for environmental protection

15

Program for raising capacity and community involvement in activities of response to climate change

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Information and Communications, and relevant Ministries, sector and localities

Content 7: Improvement of law and institution of management and enhancement of enforcement capacity of law on environmental pollution

16

Scheme for strengthening of apparatus and development of human resources of natural resources and environment sector

2014 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Interior and relevant Ministries, sector and localities

Content 8: Scientific research, development and application of technology on environmental pollution

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

National scientific and technological Program on environmental protection by 2020 with a vision to 2030

2016 - 2020

Ministry of Science & Technology

Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant Ministries, sectors and localities

Content 9: Development of environmental economic sector to support other economic sectors in solving environmental problems, growth promotion, income and job generation

18

Scheme for development of some sectors making environmentally-friendly products and commodities prioritizing recycled products, production of energy from waste materials

2015 - 2020

Ministry of Industry and Trade

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Content 10: Strengthening and diversification of investment for environmental protection

19

Scheme for resources mobilization for environmental protection activities

2014 - 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Finance, Ministry of Planning & Investment and the relevant Ministries, sectors and localities

Content 11: International cooperation on environmental pollution

20

Plan for implementing the commitments in the framework of the World Trade Organization (WTO) related to environmental services. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Foreign Affairs and the relevant Ministries, sectors and localities 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


23.738

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.60.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!