Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1598/QĐ-TTg 2017 Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm 2025 2030

Số hiệu: 1598/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 17/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Huy động nguồn lực cho Kế hoạch thực hiện Công ước Stockholm

Đây là nội dung quan trọng tại Quyết định 1598/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (các chất POP) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, nhằm thực hiện việc quản lý các nhóm chất POP theo Công ước, Việt Nam chuẩn bị nguồn lực thực hiện trên cơ sở sau:

- Huy động đa dạng các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn ODA không hoàn lại, vốn vay, nguồn tài trợ từ tổ chức, cá nhân;

- Tranh thủ tối đa nguồn tài chính các tổ chức quốc tế và các nước như: vận động vốn tài trợ để thu hút vốn cho Kế hoạch Quốc gia, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích tài trợ của quốc tế;

- Tăng cường hợp tác quốc tế ở nhiều lĩnh vực như: hợp tác kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại cho xây dựng dự án, nâng cao năng lực, hỗ trợ theo dự án, giải quyết chế độ phúc lợi cho các đối tượng liên quan.
 
Quyết định 1598/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 17/10/2017 và thay thế cho Quyết định 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1598/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC STOCKHOLM VỀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy theo quy định của Công ước Stockholm

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là Công ước Stockholm) được các nước ký kết và phê chuẩn thực hiện nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống trước những nguy cơ, rủi ro do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (sau đây gọi tắt là các chất POP) gây ra và có hiệu lực vào năm 2004. Công ước Stockholm quy định việc ngừng sản xuất, cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và tiến tới tiêu hủy hoàn toàn một số chất POP do con người tạo ra, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu liên tục sự phát sinh không chủ định các chất POP từ hoạt động sản xuất công nghiệp, dân sinh hoặc xử lý chất thải.

Thực hiện yêu cầu của Công ước Stockholm, ngày 10 tháng 8 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg trong đó tập trung quản lý 12 nhóm chất POP. Từ năm 2009 đến nay, Hội nghị các thành viên Công ước (COP) đã bổ sung 14 nhóm chất POP mới vào các Phụ lục A, B, C của Công ước, nâng số nhóm chất POP cần quản lý lên 28 nhóm chất với các lĩnh vực sử dụng chính gồm: Bảo vệ thực vật và diệt côn trùng, y tế (sau đây gọi tắt là POP-BVTV); công nghiệp (sau đây gọi tắt là POP-CN); phát sinh không chủ định (sau đây gọi tắt là UPOP). Danh sách các chất POP theo quy định của Công ước Stockholm tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.

Căn cứ vào yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe và kết quả đánh giá toàn diện về tác động kinh tế, xã hội và khả năng thay thế các cht POP, danh mục các cht POP sẽ liên tục được bsung vào Công ước Stockholm.

2. Trách nhiệm và quyền lợi của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước Stockholm

Là một thành viên của Công ước Stockholm, Việt Nam có trách nhiệm và quyền lợi trong việc thực hiện các nội dung quy định tại Văn kiện Công ước và các quyết định của Công ước. Các nội dung chính gồm: Việt Nam có trách nhiệm xây dựng các quy định pháp luật, các chính sách, chiến lược và thực hiện các biện pháp quản lý để hạn chế, cấm và tiến tới loại trừ các chất POP. Các tổ chức, cá nhân liên quan tại Việt Nam có trách nhiệm quản lý an toàn, kiểm soát chất POP và vật liệu, sản phẩm, thiết bị, chất thải có chứa POP theo vòng đời, bao gồm kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, lưu giữ, phát thải, xử lý và tiêu hủy nhằm giảm tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe con người; rà soát, đánh giá việc quản lý, kiểm soát, giảm phát thải các cht POP; trao đổi, chia sẻ thông tin về việc thực hiện Công ước Stockholm với các bên liên quan; định kỳ báo cáo hiện trạng và kết quả quản lý, giảm phát thải theo yêu cầu đối với từng chất POP.

Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, theo quy định tại Điều 7 của Công ước Stockholm, Việt Nam có trách nhiệm cp nhật Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm, gửi Ban thư ký Công ước và định kỳ báo cáo việc thực hiện Kế hoạch này.

3. Mục tiêu của Kế hoạch

a) Mục tiêu tổng quát

Quản lý an toàn theo vòng đời, kiểm soát ô nhiễm, giảm phát thải, xử lý và tiến tới loại bỏ các chất POP ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của Công ước Stockholm về các chất POP, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam và hội nhập quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường được năng lực thể chế, khung pháp lý và sự tham gia của các bên trong quản lý và thay thế các cht POP và hóa chất độc hại.

- Tăng cường được năng lực khoa học và công nghệ về quan trắc, xác định và quản lý các chất POP và hóa chất độc hại theo vòng đời với kiến thức, thông tin và hạ tầng kỹ thuật phù hợp.

- Nâng cao được nhận thức của các bên liên quan về các chất POP, hóa chất độc hại, sức khỏe môi trường liên quan đến các chất POP và các phương án quản lý (hạn chế sử dụng, thay thế, loại bỏ, xử lý, tiêu hủy) các chất POP.

- Điều phối, kết hợp được việc thực hiện Công ước Stockholm với các thỏa thuận môi trường có liên quan và hướng tới đáp ứng các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển bền vững; lồng ghép với việc quản lý hóa chất, chất thải và chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.

- Kiểm soát các chất POP-BVTV đã bị cấm sử dụng và quản lý an toàn các loại hóa chất POP-BVTV theo quy định của Công ước Stockholm.

- Quản lý an toàn vật liệu, thiết bị có polychlorinated biphenyl (gọi tắt là PCB); chấm dứt sử dụng thiết bị có PCB nồng độ từ 50 mg/kg trở lên vào năm 2025.

- Kiểm soát, hạn chế sử dụng và quản lý an toàn các chất POP công nghiệp.

- Quản lý rủi ro, xử lý, phục hồi và quan trắc môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm dioxin từ chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

- Giảm liên tục lượng phát thải các chất UPOP từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dân sinh; quản lý rủi ro do các chất UPOP gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Xác định, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực tồn lưu, ô nhiễm các chất POP.

4. Nguyên tắc thực hiện Kế hoạch

a) Ưu tiên hoạt động phòng ngừa, quản lý an toàn và quản lý rủi ro các cht POP đối với sức khỏe con người và môi trường với nhận thức rõ ràng rằng các cht POP là hiểm họa trước mắt và lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp ti sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống. Các thông tin liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch phải đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các thông tin về kết quả thực hiện và quan trắc môi trường.

b) Kế hoạch phải được thực hiện phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của quốc gia cũng như các chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động có liên quan và phải gắn kết, lồng ghép với các chương trình, hoạt động khác về bảo vệ môi trường, quản lý an toàn hóa chất, sản xuất và tiêu thụ bền vững nhằm tối ưu hóa các nguồn lực.

c) Kế hoạch phải được thực hiện với sự tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan và huy động sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng.

d) Việc thực hiện Kế hoạch dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới, đồng thời phù hợp với năng lực thực tiễn của Việt Nam, phát huy nội lực quốc gia kết hợp với kinh nghiệm và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

5. Các nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch

a) Xây dựng, bổ sung và tăng cường hiệu quả các quy định, chính sách và thể chế để đáp ứng yêu cầu mới của Công ước Stockholm và các yêu cầu tại Việt Nam.

- Xây dựng các quy định về quản lý an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, sử dụng, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý các chất POP, vật liệu, thiết bị, chất thải có chứa POP.

- Xây dựng các quy định về đánh giá, quản lý rủi ro, xử lý và cải thiện môi trường đối với các khu vực tồn lưu, ô nhiễm các chất POP.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, an toàn lao động, vệ sinh, y tế liên quan đến các chất POP.

- Xác định, bổ sung các quy định về trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý an toàn theo vòng đời các chất POP, vật liệu, thiết bị, chất thải có chứa POP và các khu vực tồn lưu, ô nhiễm các cht POP.

- Xây dựng các quy định về đánh giá tác động sức khỏe và tác động môi trường liên quan đến việc tiếp xúc, phơi nhiễm các chất POP và các hóa chất nguy hại có liên quan trong điều kiện của Việt Nam; xây dựng các chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ về đánh giá tác động môi trường, sức khỏe, xác định, cảnh báo, khắc phục hậu quả về sức khỏe cộng đồng do tác động của các chất POP và hóa chất nguy hại có liên quan.

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy việc nghiên cứu, đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường của các cht POP được sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ và phát triển bền vững; khuyến khích thay thế các chất POP; chuyển giao công nghệ về xử lý ô nhiễm các chất POP; áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có và thực hành môi trường tốt nhất (BAT/BEP) nhằm giảm việc sử dụng các chất POP, giảm phát thải UPOP từ các hoạt động công nghiệp và dân sinh, giảm thiểu phát thải và phơi nhiễm các chất POP.

- Xây dựng và lồng ghép các yêu cầu về kỹ thuật, nhân lực để quản lý an toàn các chất POP trong các chính sách về bảo vệ sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững.

- Xây dựng các chính sách về tăng cường năng lực trong việc quan trắc, quản lý rủi ro, quản lý và xử lý an toàn các vật liệu, sản phẩm, chất thải có chứa POP và các khu vực bị ô nhiễm các hóa chất nguy hại.

b) Quản lý an toàn và kiểm soát ô nhiễm các loại hóa chất POP-BVTV (Phụ lục A, Phần I, Công ước Stockholm).

- Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng, lưu giữ, vận chuyển các hóa chất POP-BVTV theo quy định hiện hành và yêu cầu của Công ước Stockholm.

- Kiểm soát phát thải, thực hiện kiểm kê và quản lý an toàn các hóa chất POP-BVTV.

- Quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm và xử lý bao bì, hóa chất POP-BVTV hết hạn và sản phẩm thải bỏ, chất thải chứa hóa chất POP-BVTV.

- Đánh giá tác động của một số chất POP-BVTV mới đối với môi trường và sức khỏe con người tại Việt Nam.

- Đánh giá, xem xét đăng ký miễn trừ và sử dụng có mục đích một số hóa chất POP-BVTV mới được bổ sung vào Công ước Stockholm tại Việt Nam.

c) Quản lý an toàn và kiểm soát ô nhiễm PCB (Phụ lục A, Phần II, Công ước Stockholm).

- Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu vật liệu, thiết bị, phế liệu, chất thải có PCB vào Việt Nam.

- Kiểm kê toàn diện vật liệu, thiết bị, chất thải có PCB và xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về vật liệu, thiết bị, chất thải có PCB.

- Kiểm soát và quản lý an toàn hoạt động sử dụng, kinh doanh, lưu giữ, vận chuyển, thải bỏ vật liệu, thiết bị, chất thải có PCB; loại bỏ việc sử dụng các thiết bị có chứa PCB 50 mg/kg vào năm 2025; xử lý hoàn toàn các vật liệu, thiết bị và chất thải có chứa PCB 50 mg/kg vào năm 2028.

- Tăng cường các biện pháp quản lý PCB dựa trên đánh giá, quản lý rủi ro của PCB đối với môi trường và sức khỏe; đánh giá, xác định và xử lý các khu vực bị ô nhiễm PCB.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, đánh giá, chuyển giao và áp dụng các công nghệ xử lý vật liệu, thiết bị và chất thải có PCB; tổ chức thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý hiệu quả, an toàn vật liệu, thiết bị, chất thải có PCB vào năm 2028.

d) Quản lý an toàn và kiểm soát ô nhiễm các hóa chất thuộc nhóm hexabromodiphenyl ete, heptabromodiphenyl ete, tetrabromodiphenyl ete, pentabromodiphenyl ete và decabromodiphenyl ete (gọi tt là nhóm POP- BDE) (Phụ lục A, Phần IV, V, Công ước Stockholm).

- Kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu các vật liệu, sản phẩm thuộc nhóm POP-BDE, tập trung vào các sản phẩm điện, điện tử, vật liệu chống cháy, phương tiện giao thông, đồ gia dụng.

- Đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh các vật liệu, sản phẩm thuộc nhóm POP-BDE và thực hiện kiểm kê hóa chất, vật liệu, sản phẩm, chất thải thuộc nhóm POP-BDE; định kỳ báo cáo theo yêu cầu của Công ước Stockholm.

- Áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có và thực hành môi trường tốt nhất trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý an toàn các vật liệu, chất thải có POP-BDE; kiểm soát việc tái chế và xử lý an toàn các hóa chất thuộc nhóm POP-BDE và đảm bảo không thu hồi POP-BDE để tái sử dụng; đánh giá và xem xét đăng ký miễn trừ và sử dụng có mục đích các vật liệu, sản phẩm chứa POP-BDE tại Việt Nam.

đ) Quản lý an toàn và kiểm soát ô nhiễm các chất thuộc nhóm perluorooctane sulfonic, muối của chúng và perfluorooctane sulfonyl fluoride (gọi tắt là nhóm PFOS và PFOSF) (Phụ lục B, Phần III, Công ước Stockholm).

- Kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu các vật liệu, sản phẩm, thiết bị chứa PFOS, PFOSF; đánh giá hiện trạng sử dụng, lưu giữ, thải bỏ và thực hiện kiểm kê PFOS, PFOSF.

- Kiểm soát việc sử dụng và thải bỏ PFOS, PFOSF; đánh giá và xem xét đăng ký miễn trừ và sử dụng có mục đích cụ thể các vật liệu, sản phẩm, thiết bị chứa PFOS, PFOSF tại Việt Nam.

- Thúc đẩy việc thay thế PFOS, PFOSF trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh; hạn chế và loại bỏ PFOS, PFOSF trong các sản phẩm và hóa chất diệt côn trùng.

e) Quản lý an toàn và kiểm soát ô nhiễm các hóa chất thuộc nhóm hóa chất hexabromobiphenyl; hexabromocyclododecane; hexachlorobutadiene; pentachlorophenol, muối của chúng và các este; polychlorinated naphthalene; các paraffin mạch ngắn chứa clo (Phụ lục A, Công ước Stockholm).

- Đánh giá và xác định các vật liệu, sản phẩm có hóa chất thuộc nhóm hexabromobiphenyl (gọi tắt là HBB); hexabromocyclododecane (HBCD); hexachlorobutadiene (HCBD); pentachlorophenol, muối của nó và các este (PCP); polychlorinated naphthalene (PCN); các paraffin mạch ngắn chứa clo (SCCP).

- Kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu, sản phẩm, thiết bị chứa các hóa chất thuộc nhóm HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE và SCCP; thực hiện kiểm kê các hóa chất thuộc nhóm HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE và SCCP.

- Quản lý an toàn và giảm việc sử dụng các hóa chất thuộc nhóm HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE và SCCP trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng kỹ thuật tốt nhất hiện có và thực hành môi trường tốt nhất trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý an toàn các vật liệu, chất thải có HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE và SCCP.

- Quan trắc các chất HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE và SCCP trong môi trường, vật liệu, sản phẩm, chất thải và các khu vực bị ô nhiễm nhằm đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp quản lý sức khỏe môi trường.

- Đánh giá, xem xét đăng ký miễn trừ và sử dụng có mục đích cụ thể hóa chất thuộc nhóm PCN, HBCD, DBDE và SCCP tại Việt Nam.

g) Tiếp tục xử lý, cải thiện và khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng chất da cam/dioxin

- Đánh giá toàn diện phạm vi, mức độ tồn lưu, rủi ro và hậu quả lâu dài của chất da cam/dioxin đối với môi trường và con người; thực hiện quan trắc sức khỏe môi trường tại các vùng ô nhiễm nặng dioxin đã, đang và sẽ được xử lý.

- Quản lý bền vững các khu vực trọng điểm bị ô nhiễm dioxin trong khi chờ xử lý.

- Tăng cường triển khai các chính sách và giải pháp nhằm xử lý các điểm ô nhiễm nặng dioxin có nguồn gốc chiến tranh, phục hồi môi trường và chăm sóc các nạn nhân chất da cam/dioxin.

- Nâng cao nhận thức, khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và quốc tế để tăng cường năng lực quan trắc, xử lý các khu vực bị ô nhiễm, hạn chế tác hại và khắc phục hậu quả của chất da cam/dioxin; kết hợp hài hòa việc triển khai các hoạt động của Công ước Stockholm với việc thực hiện các chính sách về khắc phục hậu quả chất da cam/dioxin tại Việt Nam.

- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý triệt đ tn lưu chất da cam/dioxin, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

h) Kiểm soát và giảm phát thải UPOP từ các hoạt động kinh tế xã hội (Phụ lục C, Công ước Stockholm).

- Nghiên cứu, đánh giá mức độ phát thải UPOP và các hóa chất nguy hại có liên quan từ các cơ sở xử lý chất thải, các khu vực chôn lấp chất thải, các hoạt động nông nghiệp và dân sinh; đề xuất và thực hiện các biện pháp quản lý an toàn về môi trường và sức khỏe.

- Đánh giá, xác định mức độ phát thải UPOP và các hóa chất nguy hại có liên quan từ các nguồn công nghiệp lớn và tăng cường thực hiện các chính sách, quy định, giải pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và thực hành môi trường tốt nhất nhằm giảm phát thải UPOP vào môi trường.

- Đánh giá, quản lý rủi ro và thực hiện các biện pháp giảm phát thải UPOP từ các hoạt động đốt hở không có kiểm soát bao gồm đốt chất thải sinh hoạt, nông nghiệp, cháy rừng và các sự cố cháy nổ.

- Đánh giá phát thải và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro do phát thải UPOP từ các hoạt động giao thông vận tải và các nguồn di động khác.

- Thực hiện kiểm kê quốc gia và xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý phát thải UPOP tại Việt Nam.

i) Kiểm soát ô nhiễm và xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực tn lưu, ô nhim các chất POP (Điều 6, Công ước Stockholm)

- Điều tra, khảo sát, đánh giá, xác định các khu vực tồn lưu, ô nhiễm các chất POP và hóa chất nguy hại trên phạm vi toàn quốc; lập bản đồ ô nhiễm, cảnh báo rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý an toàn, quản lý tài nguyên phù hợp với chất lượng môi trường và mục đích sử dụng.

- Thúc đẩy nghiên cứu, áp dụng công nghệ và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các chất POP và hóa chất nguy hại.

- Quan trắc, giám sát tại các khu vực bị ô nhiễm do các chất POP và hóa chất nguy hại nhằm kiểm soát phát thải các chất POP.

k) Nâng cao nhận thức, đào tạo và giáo dục về nguy cơ do các chất POP và hóa chất nguy hại (Điều 10, Công ước Stockholm).

- Đánh giá hiện trạng về nhận thức, xác định ưu tiên và xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với các chương trình đào tạo, tập huấn theo từng nhóm đối tượng.

- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, xử lý an toàn POP và các hóa chất nguy hại, các vấn đề độc học, môi trường, sinh thái, an toàn lao động liên quan đến POP cho các nhóm đối tượng liên quan.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức trên diện rộng cho cộng đồng về rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người do tiếp xúc, phơi nhiễm, hấp thụ và tích lũy các chất POP và hóa chất nguy hại.

- Chủ động cung cấp, trao đổi thông tin về rủi ro môi trường và sức khỏe của các chất POP; cảnh báo nguy cơ về sức khỏe môi trường; danh sách, chi phí và lợi ích của các hóa chất thay thế các chất POP; các giải pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có và thực hành môi trường tốt nhất để giảm phát thải và tác động của các chất POP đối với môi trường và sức khỏe con người.

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của nhà sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất bền vững, tiêu thụ bền vững sản phẩm, vật liệu liên quan đến các chất POP.

l) Tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, quan trắc, quản lý rủi ro, quản lý và xử lý an toàn các vật liệu, sản phẩm, chất thải có chứa POP và các hóa chất nguy hại (Điều 11, Công ước Stockholm).

- Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các hóa chất, vật liệu, sản phẩm, thiết bị mới để thay thế và giảm việc sử dụng các chất POP và vật liệu, sản phẩm, thiết bị có chứa POP.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các công nghệ xử lý an toàn các chất POP và vật liệu, thiết bị, chất thải có cha POP.

- Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm để phân tích, quan trắc và đánh giá rủi ro về môi trường và sức khỏe do các chất POP; lồng ghép nghiên cứu, quan trắc về POP với các nghiên cứu y tế và phơi nhiễm hóa chất.

- Tổ chức quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia về POP và hóa chất nguy hại, lồng ghép với đánh giá tác động sức khỏe; tích hp thông tin trong các báo cáo về hiện trạng môi trường của cấp tỉnh và quốc gia.

- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá tác động kinh tế, xã hội và văn hóa do các chất POP sử dụng, thải bỏ và các chất thay thế.

m) Quản lý sức khỏe môi trường liên quan đến các chất POP (Điều 11, Công ước Stockholm).

- Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc POP trong môi trường, vật liệu, sản phẩm, chất thải và các khu vực bị ô nhiễm nhằm đánh giá, cảnh báo rủi ro và tổ chức triển khai các giải pháp cải thiện sức khỏe môi trường; điều tra, nghiên cứu dịch tễ học, đánh giá quy mô, mức độ ảnh hưởng của các chất POP đối với sức khỏe cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch tổng thể, triển khai các giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu mức độ và phạm vi phải chịu rủi ro về sức khỏe đối với người dân tại các điểm ô nhiễm POP và hóa chất nguy hại.

- Kiện toàn mạng lưới quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sức khỏe môi trường; xây dựng Hồ sơ sức khỏe môi trường quốc gia trong đó bao gồm các chất POP và hóa chất nguy hại.

- Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe môi trường liên quan đến các chất POP và hóa chất nguy hại; tuyên truyền và cảnh báo về tác hại của các chất POP và hóa chất nguy hại đối với sức khỏe con người.

n) Trao đổi thông tin và báo cáo thực hiện Công ước Stockholm (Điều 9, 15, 16 Công ước Stockholm).

- Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện các nội dung chính sau đây: Chủ trì, phối hợp thu thập, tổng hợp, cập nhật và trao đổi thông tin với Công ước Stockholm theo quy định của Công ước; xây dựng các báo cáo về quản lý an toàn các chất POP theo quy định của Công ước Stockholm; tổng hợp thông tin từ các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan; định kỳ báo cáo Chính phủ về việc triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch; tổng hợp thông tin và thực hiện chế độ báo cáo quốc gia cho Hội nghị các bên và theo yêu cầu của Ban thư ký Công ước về các hoạt động quản lý POP tại Việt Nam; theo dõi, cập nhật, điều chỉnh các nội dung thực hiện Kế hoạch theo các yêu cầu mới của Công ước và điều kiện thực tế tại Việt Nam, khu vực và thế gii; tổng hợp thông tin, đánh giá rủi ro, tác động, tính khả thi để đề xuất hoặc chấp thuận đề xuất của các quốc gia khác về việc bổ sung các chất POP vào danh sách cần quản lý của Công ước Stockholm.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổng hợp và trao đổi, chia sẻ thông tin về: Kết quả kiểm kê và quản lý theo vòng đời các chất POP; kết quả đánh giá và quản lý rủi ro các chất POP, các nghiên cứu về POP và sản phẩm thay thế các chất POP; hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về POP.

6. Các chương trình, dự án ưu tiên

Đtriển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, giao các Bộ chủ trì xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt các chương trình, dự án kèm theo tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này.

7. Nguồn lực thực hiện kế hoạch

a) Nguồn lực thực hiện Kế hoạch quốc gia được huy động và tối ưu hóa trên cơ sở thực hiện các nội dung sau đây:

- Phối hợp lồng ghép với các chương trình, dự án về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, quản lý chất thải, các chương trình khoa học công nghệ và các chương trình, dự án, hoạt động có liên quan khác nhằm thu hút thêm nguồn đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Huy động đa dạng các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, nguồn ODA không hoàn lại, vốn vay, nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân.

- Khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế, vay tín dụng ưu đãi, các hoạt động hợp tác công - tư trong quản lý các chất POP.

- Tranh thủ tối đa nguồn tài chính của các tổ chức tài chính quốc tế và các nước như: vận động các nhà tài trợ để thu hút vốn cho Kế hoạch Quốc gia, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích tài trợ của quốc tế.

- Tăng cường hợp tác quốc tế cần được thực hiện ở nhiều lĩnh vực như: hợp tác kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại cho xây dựng dự án, nâng cao năng lực, hoàn thiện thể chế, hỗ trợ theo dự án, giải quyết các vấn đề sức khỏe và phúc lợi xã hội cho các đối tượng liên quan.

b) Bố trí kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này được huy động từ các nguồn:

+ Vốn Ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ODA), gồm: vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên (sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp môi trường, chi quản lý hành chính, vn vay, hỗ trợ kỹ thuật,...).

+ Vốn tài trợ, đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động không nằm trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Căn cứ nội dung của Kế hoạch và danh mục các chương trình, dự án ban hành kèm theo Quyết định này, các Bộ, ngành và địa phương lập dự toán kinh phí thực hiện theo cơ cấu nguồn kinh phí nêu trên; tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

8. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch

a) Việc giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Nội dung giám sát, đánh giá dựa trên các căn cứ sau:

- Kết quả thực hiện được đánh giá căn cứ trên các mục tiêu đạt được mà Kế hoạch đã đề ra;

- Tiến độ xây dựng và triển khai các chương trình, dự án;

- Kết quả triển khai các nội dung của Kế hoạch;

- Việc giải ngân và sử dụng nguồn vốn của các chương trình, dự án.

c) Cơ chế giám sát, đánh giá:

- Việc giám sát, đánh giá được tiến hành định kỳ hàng năm, lng ghép với quá trình tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của ngành; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Kết quả giám sát, đánh giá được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; được sử dụng làm tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng của ngành và địa phương.

9. Tổ chức thực hiện

Chính phủ thống nhất quản lý và chỉ đạo việc thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam. Các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động theo phân công tại Kế hoạch này.

Đđảm bảo thực hiện có hiệu quả các yêu cầu của Công ước Stockholm và Kế hoạch này, Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, điều phối việc thực hiện Công ước Stockholm tại Việt Nam theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với Công ước Stockholm và nhiệm vụ phân công tại Kế hoạch này; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo Công ước Stockholm tại Việt Nam; tăng cường năng lực cho cơ quan chuyên trách theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Công ước Stockholm về các chất POP; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Công ước Stockholm về các kết quthực hiện Kế hoạch quốc gia và Công ước Stockholm.

b) Bộ Công Thương thực hiện các hoạt động kiểm kê, đánh giá các chất POP sử dụng trong các ngành công nghiệp; kiểm kê phát thải UPOP từ các ngành công nghiệp; áp dụng các biện pháp giảm thiểu, thay thế và giảm phát thải các chất POP trong công nghiệp; cung cấp thông tin cho Bộ Tài nguyên và Môi trường về nhu cầu sử dụng các chất POP để đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm; trước ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện đtổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu các chất POP sử dụng trong nông nghiệp; kiểm kê, đánh giá việc sử dụng các hóa chất BVTV dạng POP và cung cấp thông tin cho Bộ Tài nguyên và Môi trường- để đăng ký miễn trừ theo quy định của Công ước Stockholm; trước ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu các chất POP sử dụng trong lĩnh vực y tế; trước ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước và từ các nguồn vốn khác trong kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện có hiệu quả các nội dung, chương trình, dự án của Kế hoạch.

e) Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của Kế hoạch đã được phân công; trước ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

g) Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của Kế hoạch đã được phân công; căn cứ vào nội dung của Kế hoạch, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện công tác quản lý và kiểm soát các chất POP và nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học để hỗ trợ nâng cao năng lực đánh giá và xử lý các chất POP trên địa bàn quản lý; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban, ngành tại địa phương triển khai các hoạt động quản lý và kiểm soát các chất POP; trước ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

h) Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Stockholm, có trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ và Ban thư ký Công ước Stockholm về kết quả thực hiện Kế hoạch.

i) Các đơn vị nghiên cứu, các hội và hiệp hội có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- C
ơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KGVX (2).KN

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC CHẤT POP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC STOCKHOLM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên chất POP

Phụ lục

Thời điểm đưa vào Công ước Stockholm

Mục đích sử dụng chính, đặc điểm phát thải

Các chất POP ban đầu

1

Aldrin

A

2001

Bảo vệ thực vật và diệt côn trùng, sử dụng trong y tế (gọi tắt là POP-BVTV)

2

Chlordane

A

3

Dieldrin

A

4

Endrin

A

5

Heptachlor

A

6

Mirex

A

7

Toxaphene

A

8

1,1,1 -trichloro2,2-bis (4-chlorophenyl) ethane (DDT)

B

9

Hexachlorobenzene (HCB)

A, C

Công nghiệp, POP-BVTV, phát sinh không chủ định (gọi tắt là UPOP)

10

Polychlorinated biphenyl (PCB)

A, C

Công nghiệp, UPOP

11

Polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDD)

C

UPOP

12

Polychlorinated dibenzofuran (PCDF)

C

Các chất POP mới bổ sung

13

Chlordecone

A

2009

POP-BVTV

14

Alpha hexachlorocyclohexane

A

15

Beta hexachlorocyclohexane

A

16

Lindane

A

17

Hexabromobiphenyl (HBB)

A

Công nghiệp

18

Hexabromodiphenyl ete và Heptabromodiphenyl ete (POP-BDE)

A

19

Tetrabromodiphenyl ete và Pentabromodiphenyl ete (POP-BDE)

A

20

Pentachlorobenzene (PeCB)

A, C

Công nghiệp, POP-BVTV, UPOP

21

Các axit Perfluorooctane sulfonic, muối của chúng (PFOS) và perfluorooctane sulfonyl fluoride (PFOSF)

B

Công nghiệp, POP-BVTV

22

Endosulfan kỹ thuật và các hóa chất liên quan

A

2011

POP-BVTV

23

Hexabromocyclododecane (HBCD)

A

2013

Công nghiệp

24

Pentachlorophenol (PCP), muối của nó và các este

A

2015

Công nghiệp, POP-BVTV

25

Polychlorinated naphthalene (PCN)

A, C

Công nghiệp, POP-BVTV, UPOP

26

Hexachlorobutadiene (HCBD)

A, C

27

Decabromodiphenyl ete (DBDE)

A

2017

Công nghiệp

28

Các paraffin mạch ngn chứa clo (SCCP)

A

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên chương trình, dự án

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp thực hiện

1

Xây dựng, bổ sung và tăng cường hiệu quả các quy định, chính sách và thể chế đáp ứng yêu cầu mới của Công ước Stockholm

2018 - 2022

Sự nghiệp môi trường, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT)

Các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

2

Kiểm soát ô nhiễm, xử lý và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm POP- BVTV và các chất POP công nghiệp

2018 - 2030

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, ODA

UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương, BTNMT

Các bộ, ngành có liên quan

3

Đánh giá, kiểm soát, xử lý các vùng ô nhiễm nặng chất da cam/dioxin do chiến tranh

2018 - 2025

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, ODA

Bộ Quốc phòng

Bộ TNMT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan

4

Quản lý an toàn, kiểm soát ô nhiễm và giảm tác động của PCB đối với môi trường và sức khỏe

2018 - 2030

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học, ODA

Bộ TNMT

Các Bộ: Y tế; Công Thương; Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH); các đơn vị nghiên cứu

5

Kiểm kê quốc gia, kiểm soát và giảm phát thải UPOP tại Việt Nam

2018 - 2020

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, ODA

BTNMT

Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải (GTVT), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT); các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các ngành công nghiệp

6

Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý và cải thiện sức khỏe môi trường liên quan đến các chất POP

2018 - 2025

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học, ODA

BTNMT

Các Bộ: Y tế, LĐ-TB&XH, Công Thương, NNPTNT, Quốc phòng, các tổ chức xã hội, các đơn vị nghiên cứu

7

Giảm sử dụng các vật liệu, sản phẩm chứa các hóa chất thuộc nhóm POP-BDE, HBCD, PFOS và PFOSF tại Việt Nam và lựa chọn các giải pháp thay thế

2018 - 2025

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học, ODA

Bộ Công Thương

BTNMT, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), các bộ liên quan, các ngành công nghiệp, các đơn vị nghiên cứu, các hiệp hội

8

Kiểm soát ô nhiễm và xử lý các vật liệu, chất thải chứa POP-BDE, PFOS, PFOSF, HBB, HBCD, HCBD, PCP.

2018 - 2030

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, ODA

BTNMT, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các Bộ: Công Thương, NNPTNT, Công an và các bộ và địa phương có liên quan.

9

Giáo dục, truyền thông về rủi ro của các chất POP đối với môi trường và sức khỏe con người

2018 - 2030

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp đào tạo, ODA

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các Bộ: TNMT, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Tài chính, Công an, LĐTBXH, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức xã hội, hiệp hội; các đơn vị nghiên cứu; các ngành công nghiệp

10

Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng về rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người do tiếp xúc, phơi nhiễm, hấp thụ và tích lũy các chất POP và hóa chất nguy hại

2017 - 2030

Sự nghiệp môi trường, ODA

BTNMT

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Y tế, Tài chính, Công an, LĐTBXH, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức xã hội; các hiệp hội; các đơn vị nghiên cứu; các ngành công nghiệp.

11

Kiểm soát việc xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý an toàn các hóa chất POP-BVTV

2018 - 2025

Sự nghiệp môi trường, ODA

Bộ NN&PTNT

Các Bộ: TNMT, Tài chính, Công an, Công Thương

12

Quản lý an toàn hóa chất, vật liệu, thiết bị và chất thải liên quan đến POP, thủy ngân phát sinh từ hoạt động y tế

2018 - 2022

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, ODA

Bộ Y tế

Các Bộ: TNMT, LĐ-TBXH, Công Thương, NN&PTNT, Xây dựng; các tổ chức xã hội; các đơn vị nghiên cứu

13

Nghiên cứu, đánh giá và thực hiện các biện pháp an toàn cho người lao động tiếp xúc với các chất POP, vật liệu, sản phẩm có chứa POP

2018 - 2022

Sự nghiệp môi trường, sự nghiệp khoa học, ODA

Bộ LĐ-TB&XH

Các Bộ: Y tế, TNMT, Công Thương và các Bộ có liên quan khác; các tổ chức xã hội; các đơn vị nghiên cứu; các ngành công nghiệp

14

Tăng cường năng lực khoa học, công nghệ nhằm kiểm soát, thay thế và quản lý an toàn các chất POP

2018 - 2030

Vốn đầu tư phát triển, sự nghiệp khoa học, ODA

BKHCN

Các Bộ: TNMT, Công an, Công Thương và các Bộ có liên quan; các đơn vị nghiên cứu

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
 Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 1598/QD-TTg

Hanoi, October 17, 2017

 

DECISION

NATIONAL PLAN FOR IMPLEMENTATION OF STOCKHOLM CONVENTION ON PERSISTENT ORGANIC POLLUTANTS BY 2025 WITH ORIENTATION TO 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Protection for People’s Health dated June 30, 1989;

Pursuant to the Law on Treaties dated April 09, 2016;

Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Plant Protection and Quarantine dated November 25, 2013;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants;

At the request of the Minister of Natural Resources and Environment

HEREBY DECIDES:

Article 1. Promulgated with this Decision is the national plan for implementation of Stockholm Convention on persistent organic pollutants by 2025 with orientation to 2030 (hereinafter referred to as “the Plan”) with the following main contents:

1. Persistent Organic Pollutants according to regulations of Stockholm Convention

The Stockholm Convention on POPs (hereinafter referred to as the “Stockholm Convention”) is concluded and approved in order to protect human health, biodiversity and the living environment from the risks of persistent organic pollutants (hereinafter referred to as “POPs”). The Stockholm Convention takes effect in 2004. This provides for the stop of production, prohibition and restriction of use, complete destruction of a number of POPs generated by human and implementation of necessary measures to continuously minimize unintentinal POPs from industrial production, livelihood of the people or waste treatment.

According to the requirements of the Stockholm Convention dated August 10, 2006, the Prime Minister has approved the national Plan for implementation of the Stockholm Convention on POPs in Decision No. 184/2006/QD-TTg. In particular, the Prime Minister has focused on management of 12 groups of POPs. From 2009 to present, the Conference of Parties (COP) has added 14 new groups of POPs to Appendices A, B and C of the Convention, risen the quantity of POP groups subject to management to 28 groups, including plant protection chemicals and medical chemicals (hereinafter referred to as “POP-BVTV”); industrial chemicals and unintentinal POPs (hereinafter referred to as “UPOP”). The list of POPs shall be provided according to the Stockholm Convention in Appendix 1 issued together with this Decision.

According to the requirements for environmental protection, protection of health, the result of comprehensive assessment of economic and social impacts and the capacity for replacement for POPs, the list of POPs will be continuously added to the Stockholm Convention.

2. Responsibilities and rights of Vietnam to the implementation of the Stockholm Convention

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



To carry out the responsibilities and obligations of a member state according to regulations of Article 7 of the Stockholm Convention, Vietnam shall be responsible for updating the national Plan for implementation of the Stockholm Convention, sending the Plan to the Secretariat of the Convention and periodically reporting the implementation of this Plan.

3. Objectives of the Plan

a) General objectives

Safely manage POPs throughout their life cycles, control pollution, reduce emission, treat and phase out POPs in Vietnam in order to meet requirements of the Stockholm Convention on POPs, contribute to protection of human health and environment, ensure sustainable development in Vietnam and international integration.

b) Specific objectives

- Strengthen the institutional capacity, legal framework and participation of the parties in management and replacement for POPs and toxic chemicals.

- Strengthen the scientific and technological capacity for monitoring, determination and management of POPs and toxic chemicals throughout their life cycles with appropriate knowledge, information and technical infrastructure.

- Raise awareness among relevant parties of POPs, toxic chemicals, environmental health regarding POPs and management plans (restriction of use, replacement, elimination, treatment and disposal) of POPs.

- Combine the implementation of the Stockholm Convention and relevant environmental agreements towards achievement in the millennium development goals and the sustainable development coals; combine the management of chemicals, wastes and the national sustainable development strategy

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Safely manage materials and equipment with polychlorinated biphenyls (hereinafter referred to as "PCB"); stop using equipment with concentration of PCB that is 50 mg/kg and over by 2025.

- Control and restrict the safety management and use of industrial POPs.

- Manage risks, treat, restore and monitor the environment in areas that are polluted by dioxin from chemical toxins that the US used during the war in Vietnam.

- Continuously reduce the emission of UPOPs from production, trade and livelihood of the people; manage risks of UPOP to environment and human health.

- Identify, treat, improve and recovery environment at POP-contaminated areas.

4. Principles of implementation of Plan

a) Prioritize prevention, safety management and management of the risks of POPs to human health and environment with obvious awareness. This shows that POPs are immediate and long-term hazards which have direct effects on human health, biodiversity and living environment. The information on implementation of the Plan shall be overt information according to regulations of law, especially information on the results of implementation and environmental monitoring.

b) The Plan shall be implemented according to the objectives of environmental protection, sustainable development of Vietnam, the national strategies and relevant action plans; combined with other activities and programs for environmental protection, chemical safety management, sustainable production and consumption in order to optimize the resources.

c) The central and local authorities shall mobilize enterprises and community; cooperate with relevant organizations and individuals in the implementation of this Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Tasks on implementation of Plan

a) Formulation, amendments and enhancement of the efficiency of regulations, policies and institutions in order to meet the new requirements of the Stockholm Convention and the requirements in Vietnam.

- Make regulations on environmental protection and safety management of import, export, production, use, collection, storage, transport and treatment of POPs, materials, equipment and waste containing POPs.

- Make regulations on assessment of risks and management, environmental treatment and improvement applied to POP-contaminated areas.

- Review, adjust and amend national technical regulations and standards on environment, occupational safety, hygiene and health regarding to POPs.

- Identify and amend regulations on responsibilities and mechanism for cooperation between central authorities and local authorities in safety management throughout the life cycles of POPs materials, equipment, waste containing POPs and POP-contaminated areas.

- Make regulations on assessment of impacts on health and environment regarding the contact and exposure of POPs and other relevant hazardous chemicals according to conditions of Vietnam; Make policies on support for the scientific and technological research on assessment of impacts on health and environment; identify, warn and overcome obstacles to community health due to the impact of POPs and relevant hazardous chemicals.

- Make policies on promotion and support for the research and assessment of impacts on economy, society and environment of POPs that are used in the production, trade and services to meet the requirements for production, consumption and sustainable development; encourage the replacement for POPs; transfer of technology for treatment of POPs; apply the best available techniques and the best environmental practices (BAT/BEP) in order to reduce the use of POPs, emission of UPOP from industrial activities and livelihood of the people, minimize the emission and exposure of POPs.

- Develop and combine the requirements for technology and human resources with safety management of POPs in the policies on environmental and health protection and sustainable development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Safety management and control of POP-BVTV chemicals (Appendix A, Part I of the Stockholm Convention).

- Control the import, trade, use, storage and transport of POP-BVTV chemicals according to applicable regulations and requirements of the Stockholm Convention.

- Control emission; inventory and safely manage POP-BVTV chemicals.

- Monitor environment, control pollution and treat packing, containers containing POP-BVTV chemicals with expired date and discarded products, wastes containing POP-BVTV chemicals.

- Assess the impact of some new POP-BVTVs on the environment and human health in Vietnam.

- Assess and consider registration of exemption and proper use of some new POP-BVTV chemicals that are added into the Stockholm Convention in Vietnam.

c) Safety management and control of PCB-pollution (Appendix A, Part II of the Stockholm Convention).

- Closely control the import of materials, equipment, scraps and wastes containing PCB into Vietnam.

- Comprehensively inventory materials, equipment and wastes containing PCB, build and operate database on materials, equipment and wastes containing PCB.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Enhance measures for management of PCB according to the assessment and management of risks of PCB to the environment and health; assess, identify and handle PCB-contaminated areas.

- Promote the research, assessment, transfer and application of technology to treatment of materials, equipment and wastes containing PCB; take measures for storage and effective and safe treatment of materials, equipment and wastes containing PCB by 2028.

Safety management and contamination control of chemical groups including hexabromodiphenyl ete, heptabromodiphenyl ete, tetrabromodiphenyl ete, pentabromodiphenyl ete and decabromodiphenyl ete (hereinafter referred to as “POP-BDE group) (Appendix A, Part IV, V, Stockholm Convention) ).

- Control the export and import of materials and products in the POP-BDE group, focus on electrical and electronic products, fire-proof materials, means of transport and household appliances.

- Assess the production and trade of materials and products in the POP-BDE group and inventory chemicals, materials, products and wastes in the POP-BDE group; make periodical reports according to the requirements of the Stockholm Convention.

- Apply the best available techniques and the best environmental practices to the classification, collection, transport, recycling and safe treatment of materials and wastes containing POP-BDE; control the recycling and safe treatment of chemicals in the PPOP-BDE group and ensure that the POP-BDE is not reclaimed for the purpose of re-use; assess and consider the registration of exemption and proper use of the materials and products containing POP-BDE in Vietnam.

dd) Safety management and contamination control of chemical groups including perluorooctanesulfonic and perfluorooctane sulfonyl fluoride (hereinafter referred to as “PFOS and PFOSF”) (Appendix B, Part III of the Stockholm Convention).

- Strictly control the export and import of materials, products and equipment containing PFOS and PFOSF; assess the state of use, storage, disposal and inventory PFOS and PFOSF.

- Control the use and disposal of PFOS, PFOSF; assess and consider registration of exemption and proper use of materials, products and equipment containing PFOS, PFOSF in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Safety management and contamination control of chemical groups including hexabromobiphenyl; hexabromocyclododecane; hexachlorobutadiene; pentachlorophenol, its salts and estes; polychlroinated naphthalene; short-chain chlorinated paraffins (Annex A, Stockholm Convention).

- Assess and identify materials and products containing chemicals in the group of hexabromobiphenyls (hereinafter referred to as “HBB”); hexabromocyclododecane (HBCD); hexachlorobutadiene (HCBD); pentachlorophenol, its salts and esters (PCP); polychlorinated naphthalene (PCN) and short-chain chlorinated paraffins (SCCP).

- Control the export and import of materials, products and equipment containing chemical groups including HBCD, HCBD, PCP, PCN, Decabromodiphenyl ether (DBDE) and SCCP; inventory chemical groups including HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE and SCCP.

- Safely manage and reduce the use of chemicals including HBCD, HCBD, PCP, PCNs, DBDE and SCCP in production and trade; apply the best available techniques and the best environmental practices to classification, collection, transportation, recycling and safe treatment of materials and wastes containing HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE and SCCP.

- Monitor HBCD, HCBD, PCP, PCN, DBDE and SCCP chemicals in the environment, materials, products, wastes and polluted areas in order to assess risks and apply measures for management of environmental health.

- Assess and consider the registration of exemption and proper use of chemical groups including PCN, HBCD, DBDE and SCCP in Vietnam.

g) Treatment, improvement and recovery of environmental pollution in agent orange/dioxins-contaminated areas

- Comprehensively assess the scope, level of contamination, risk and long-term consequences of agent orange/dioxin for the environment and people; monitor environmental health in dioxin-contaminated areas with completed, ongoing or planned remediation

- Sustainably manage dioxin-contaminated areas with ongoing remediation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Raise the awareness, encourage and promote the participation of community and international organizations in order to enhance the capacity for monitoring and handling of polluted areas, restriction of harms and recovery of consequences of agent orange/dioxin; harmonize the implementation of the Stockholm Convention with the implementation of policies on recovery of consequences of agent orange/dioxin in Vietnam.

- Enhance the research and application of technology to thorough treatment of contamination of agent orange/dioxin according to the conditions of Vietnam.

h) Control and reduction of emission of UPOP from socio-economic activities (Appendix C, Stockholm Convention).

- Research and assess level of emission of UPOP and relevant hazardous chemicals from waste treatment facilities, landfills, agricultural activities and livelihood of the people; propose and implement measures for safety management of environment and health.

- Assess and identify level of UPOP emission and relevant hazardous chemicals from major industrial sources and implement policies, regulations and the best available techniques and the best environmental practices in order to reduce emission of UPOP to the environment.

- Assess, manage risks and take measures for reduction of emission of UPOP from open burning without control including domestic, agricultural and forest waste burning and explosive incidents.

- Assess emission and take measures for management of risks of emission of UPOP from transportation activities and other mobile sources;

- Carry out the national inventory and develop the database on management of emission of UPOP in Vietnam.

i) Control of pollution and environmental recovery and treatment in POP-contaminated areas (Article 6 of the Stockholm Convention)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Promote research; apply technology and take measures for environmental recovery and treatment in hazardous chemicals and POP-contaminated areas.

- Monitor and supervise the hazardous chemicals and POP-contaminated areas in order to control emission of POPs.

k) Raising of awareness, training and education in the risks of POPs and hazardous chemicals (Article 10 of the Stockholm Convention).

- Assess the state of awareness, identify the priority and formulate training materials, technical guidelines in accordance with the training programs of each group of subjects.

- Organize training course on improvement of the capacity for safety management and handling of POPs, hazardous chemicals, toxicological issues, environment, ecology and labour safety regarding POPs for the relevant subjects.

- Disseminate information and raise public awareness of risks to the environment and human health due to contact, exposure, absorption and accumulation of POPs and hazardous chemicals.

- - Actively provide and exchange information about the risks to environmental health of POPs; warning about the risks to environment and health; list, expenses and benefits of the chemicals that are replaced with POPs; the best available techniques and the best environmental practices in order to reduce emission and the impact of POPs on the environment and human health.

- Organize training and communication activities to raise awareness among manufacturers and consumers of sustainable production and consumption of products and materials regarding POPs.

l) Enhancement of the capacity for research, development, monitoring, management of risk, safety management and handling of materials, products, wastes containing POPs and hazardous chemicals (Article 11 of the Stockholm Convention).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Support research and application of chemicals, materials, products, new equipment to replacement and reduction of use of POPs and materials, products, equipment containing POPs.

- Strengthen the capacity of laboratories for analysis, monitoring and assessment of the risks to environment and health of POPs; integrate monitoring and research on POPs with medical researches and chemical exposure.

- Monitor the state of national environment about POPs and hazardous chemicals; integrate with health impact assessment; integrate information into provincial-level and national reports on the state of environment.

- Research and assess the impacts of POPs that are used, discarded and replaced on economy, society and culture

m) Management of environmental health regarding POPs (Article 11 of the Stockholm Convention).

- Develop programs for monitoring POPs in the environment, materials, products, wastes and polluted areas in order to assess, warn about risks and take measures for improvement of environmental health; investigation and research on epidemiology and assessment of the scale and level of impact of POPs on health of the community.

- Develop a master plan and take measures for intervention in order to minimize the level and scope of the risks to people's health in the hazardous chemicals and POP-contaminated areas.

- Strengthen the environmental health management and organization network; make national environmental health records including POPs and hazardous chemicals.

- Formulate and implement the program for raising public awareness of environmental health regarding POPs and hazardous chemicals; disseminate information and warn about the harms of POPs and hazardous chemicals to human health.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The national presiding authority shall perform the following main contents: take charge and cooperate with the Stockholm Convention in collection, synthesis, updating and exchange of information according to the Convention; make reports on safety management of POPs according to the Stockholm Convention; summarize information from central and local authorities, relevant organizations and individuals; periodically report on the implementation and results of the Plan to the Government; summarize information and make national reports to the Conference of the parties according to the request of the Secretariat of the Convention for management of POPs in Vietnam; monitor, update and adjust contents of the Plan according to new requirements of the Convention and actual conditions of Vietnam, regions and the world; summarize information, assess risks, impacts and feasibility in order to propose or approve propose of other countries for addition of POPs to the list subject to management of the Stockholm Convention.

- The relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for synthesizing, exchanging and sharing information about the results of inventory and management throughout life cycles of POPs, the results of assessment and management of the risks of POPs, researches on POPs and products that replace POPs; communication activities in order to raise awareness of POPs.

6. Prior programs and projects

To meet objectives and tasks of the Plan, the ministries shall be responsible for conducting and approving under their competence or submitting the programs and projects enclosed with Appendix 2 to this Decision to the Prime Minister for consideration and approval

7. Resources for the purpose of implementation of the Plan

a) The resources for the purpose of implementation of the national Plan shall be mobilized and optimized according to the following contents:

- Cooperate and integrate with programs and projects on sustainable development, climate change, resource management, waste management, science and technology and other relevant programs, projects and activities in order to attract investment and increase the efficiency of the use of resources.

- Mobilize a number of various financial sources from the state budget, non-refundable ODA, loans and grants from organizations and individuals.

- Encourage investors, enterprises and social organizations to invest in projects on remedy for pollution throughout preferential policies on land, tax exemption and reduction, preferential credit loans and other public-private partnership activities in the management of POPs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strengthen international cooperation in many sectors including: technology, grant aid for project construction, capacity improvement, institutional completion, project-based support, settlement of problems regarding health and social welfare for relevant subjects.

b) Allocation of funding

- The funding for programs and projects in Appendix 2 issued together with this Decision shall be mobilized from the following sources:

+ State budget capital (and official development assistance capital hereinafter referred to as “ODA”), including: development investment capital, frequent expenditure (economy, science, training, environment, administrative management expenditure, loans, technical support,...).

+ Legal funding and investment capital of domestic and foreign organizations and individuals

- The funding for programs, projects and activities that are not on Appendix 2 issued with this Decision shall be allocated in the annual budget expenditure estimates of relevant ministries, agencies, organizations and local authorities according to the decentralization of current state budget.

According to the contents of the plan and the list of programs and projects issued together with this Decision, the central and local authorities shall make budget estimates according to the structure of funding thereof; summarize in annual budget estimates of the central and local authorities and submit it to competent authorities according to regulations of the Law on State Budget and guiding documents.

8. Monitoring and assessment of implementation of the Plan.

a) The ministries, ministerial-level agencies, agencies affiliated to the Government, the People's Committees of provinces, according to their functions and assigned tasks, shall monitor and assess the result of implementation of the Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The results of implementation shall be assessed according to the achieved objectives of the Plan;

- Progress of formulation and implementation of programs and projects;

- Result of implementation of contents of the Plan;

- Disbursement and use of capital sources of programs and projects.

c) Mechanism for monitoring and assessment:

- The monitoring and assessment shall be annually conducted and integrated with the process of summary and assessment of the results of implementation of tasks of the sector and tasks on socio-economic development of local areas;

- The results of monitoring and assessment shall be published in the mass media and used as criteria for consideration in emulation and reward of sectors and local authorities.

9. Implementation

The Government unifies direction and management of the implementation of the Stockholm Convention in Vietnam. The relevant agencies, organizations and local authorities shall be responsible for implementation of the tasks that are assigned in this Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate in implementation of the Stockholm Convention in Vietnam according to the Government's commitments to the Stockholm Convention and the assigned tasks in this Plan; take charge and cooperate with relevant central authorities in consolidation and maintenance of operations of the Steering Committee for the Stockholm Convention in Vietnam; enhance capacity of dedicated agencies for monitoring and summarizing the implementation of the Stockholm Convention on POPs; regularly supervise and inspect central authorities and the People's Committees of provinces for their performance of assigned tasks; periodically report on the result of implementation of the national Plan and the Stockholm Convention to the Prime Minister and the Stockholm Convention.

b) The Ministry of Industry and Trade shall inventory and assess POPs that are used in the industrial sectors; inventory emission of UPOP from the industrial sectors; apply measures to reduce, replace and limit emission of POPs in the industrial sectors; provide information for the Ministry of Natural Resources and Environment on the demand for use of POPs in order to register for an exemption according to regulations of the Stockholm Convention; submit a report on the results of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31 every year. The Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize and submit the report to the Prime Minister.

c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall strictly control the import and export of POPs that are used in agriculture; inventory, assess the use of plan protection chemicals containing POPs; provide information for the Ministry of Natural Resources and Environment in order to register for exemption according to regulations of the Stockholm Convention; submit a report on the result of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31 every year. The Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize and submit the report to the Prime Minister.

d) The Ministry of Health shall strictly control the import and export of POPs that are used in the medical field; submit a report on the results of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31 every year. The Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize and submit the report to the Prime Minister.

dd) The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance and allocate capital from the State budget and other capital sources of the annual and long-term plans in order to effectively carry out contents, programs and projects of the Plan.

e) The relevant central authorities, according to their functions and assigned tasks shall be responsible for building and carrying out the assigned programs and projects of the Plan; submitting a report on the results of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment before December 31 every year. The Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize and submit the report to the Prime Minister.

g) The People's Committees of provinces shall be responsible for building and carrying out the assigned programs and projects of the Plan; according to contents of the Plan, allocating the sources of funding for environmental works for management and control of POPs and funding for scientific works for support for the improvement of capacity for assessment and handling of POPs in their province; directing the Departments of Natural Resources and Environment and provincial authorities to manage and control POPs; submitting a report on the result of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment bore December 31 every year. The Ministry of Natural Resources and Environment shall summarize and submit the report to the Prime Minister

h) The Vietnam Environment Administration (the Ministry of Natural Resources and Environment) shall be responsible for implementation of the Stockholm Convention and the Plan; making of periodical report on the result of implementation of the Plan and submitting it to the Ministry of Natural Resources and Environment, the Prime Minister and the Secretariat of the Stockholm Convention.

i) The research units and relevant associations shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in implementation of the Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. The Ministers, Heads of the ministerial-level agencies, Heads of agencies affiliated to the Government, the Presidents of the People's Committees of provinces and Heads of relevant agencies shall be responsible for the implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

 

APPENDIX I

LIST OF POPS ACCORDING TO REGULATIONS OF THE STOCKHOLM CONVENTION
(Issued together with Decision No. 1598/QD-TTg dated October 17, 2017 of the Prime Minister)

NO.

Name of POPs

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Time of addition to the Stockholm Convention

Main purposes and emission characteristics

Initial POPs

1

Aldrin

A

2001

Plant protection chemicals and medical chemicals (hereinafter referred to as “POP-BVTV”);

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A

3

Dieldrin

A

4

Endrin

A

5

Heptachlor

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6

Mirex

A

7

Toxaphene

A

8

1,1,1 -trichloro2,2-bis (4-chlorophenyl) ethane (DDT)

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Hexachlorobenzene (HCB)

A,C

Industrial chemicals, POP-BVTV, unintentinal POPs (hereinafter referred to as “UPOP”)

10

Polychlorinated biphenyl (PCB)

A,C

Industrial chemicals, UPOP

11

Polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDD)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



UPOP

12

Polychlorinated dibenzofuran (PCDF)

C

Additional POPs

13

Chlordecone

A

2009

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14

Alpha hexachlorocyclohexane

A

15

Beta hexachlorocyclohexane

A

16

Lindane

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Hexabromobiphenyl (HBB)

A

Industrial chemicals

18

Hexabromodiphenyl ete and Heptabromodiphenyl ete (POP-BDE)

A

19

Tetrabromodiphenyl ete and Pentabromodiphenyl ete (POP-BDE)

A

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pentachlorobenzene (PeCB)

A,C

Industrial chemicals, POP-BVTV, UPOP

21

Perfluorooctanesulfonicacids (PFOS) and its salts; perfluorooctane sulfonyl fluoride (PFOSF)

B

Industrial chemicals, POP-BVTV

22

Technical endosulfan and relevant chemicals

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2011

POP-BVTV

23

Hexabromocyclododecane (HBCD)

A

2013

Industrial chemicals

24

Pentachlorophenol (PCP), its salts and estes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2015

Industrial chemicals, POP-BVTV

25

Polychlorinated naphthalene (PCN)

A,C

Industrial chemicals, POP-BVTV, UPOP

26

Hexachlorobutadiene (HCBD)

A,C

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Decabromodiphenyl ete (DBDE)

A

2017

Industrial chemicals

28

Short-chain chlorinated paraffins

A

 

APPENDIX II.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NO.

Name of programs and projects

Implementation time

Sources of funding

Presiding authority

Cooperative authority

1

Development, supplementation, improvement of the efficiency of regulations, policies and institutions for the purpose of fulfilment of the new requirements of the Stockholm Convention

2018 - 2022

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Natural Resources and Environment

Relevant central authorities, the People's Committees of provinces

2

Pollution control, environmental recovery and treatment in industrial POPs and POP-contaminated areas

2018 - 2030

Environmental and economic works, ODA

The People's Committees of provinces, Ministry of Natural Resources and Environment

Relevant central authorities

3

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2018 - 2025

Environmental and economic works, ODA

Ministry of National Defense

The People's Committees of provinces, Ministry of Natural Resources and Environment

4

Control of safety, pollution and reduction the impact of PCBs on the environment and health

2018 - 2030

Environmental and scientific works and ODA

Ministry of Natural Resources and Environment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

National inventory, control and reduction of emissions of UPOP in Vietnam

2018 - 2020

Environmental and economic works and ODA

 Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transport, Ministry of Agriculture and Rural Development ;relevant central authorities, the People's Committees of provinces; industrial sectors

6

Development and implementation of measures for management and improvement of environmental health regarding POPs

2018 - 2025

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Health; Ministry of Industry and Trade; Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of National Defense, social organizations and research units

7

Reduction of the use of materials and products containing chemical groups including POP-BDE, HBCD, PFOS and PFOSF in Vietnam and selection of alternative measures

2018 - 2025

Environmental and scientific works and ODA

Ministry of Industry and Trade

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Science and Technology, relevant ministries, industrial sectors, research units, associations

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2018 - 2030

Environmental and economic works, ODA

The People's Committees of provinces, Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Public Security and relevant ministries and local authorities.

9

Education and dissemination of information about the risks of POPs to the environment and human health in Vietnam.

2018 - 2030

Environmental and training works and ODA

Ministry of Education and Training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10

Enhancement of the participation of relevant organizations, individuals, community and raising of awareness of the risks of contact, exposure, absorption and accumulation of POPs and hazardous chemicals to the environment and human health

2017 - 2030

Environmental, training works and ODA

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Information and Communications, Ministry of Health, Ministry of Finance, Ministry of Public Security, Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs, the People's Committees of provinces; social organizations, research units, associations, industrial sectors

11

Control of import, export and safety management of POP-BVTV chemicals.

2018 - 2025

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Ministry of Agriculture and Rural Development

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Finance, Ministry of Public Security, Ministry of Industry and Trade

12

Safety management of chemicals, materials, equipment and waste containing POPs, mercury arising from medical activities

2018 - 2022

Environmental, economic works and ODA

Ministry of Health

Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction; Ministry of Industry and Trade; Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs, Ministry of Agriculture and Rural Development, social organizations and research units

13

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2018 - 2022

Environmental, scientific works and ODA

Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs

Ministry of Health, Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, relevant ministries, social organizations, research units and industrial sectors

14

Enhancement of scientific and technological capacity for control, replacement and safety management of POPs

2018 - 2030

Development investment capital, scientific works and ODA

Ministry of Science and Technology

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1598/QĐ-TTg ngày 17/10/2017 Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.235

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.3.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!