Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1592/QĐ-UBND 2020 Phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 1592/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 08/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1592/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị quyết số 236/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 06/8/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 21/2019/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh.

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 383/TTr- STNMT ngày 29/4/2020; Tờ trình số 409/TTrSTNMT ngày 07/5/2020 về việc đề nghị phê duyệt Phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Phương án) với các nội dung sau:

1. Phạm vi của phương án

Xử lý các loại chất thải rắn gồm: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn y tế và bùn thải trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu của Phương án

2.1. Mục tiêu chung

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tại Chiến lược Quản lý tổng hợp chất thải rắn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 06/8/2016 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Chiến lược Quản lý tổng hợp chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

- Định hướng, phân vùng thu gom, xử lý chất thải rắn; từng bước áp dụng các công nghệ hiện đại trong xử lý chất thải rắn, đảm bảo các loại chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn, được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung trên địa bàn tỉnh bằng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường;

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xử lý chất thải rắn nhằm cải thiện môi trường, mang lại cuộc sống ngày càng bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2025:

- 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 90% tổng lượng rác thải sinh hoạt nông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn toàn tỉnh đạt 90%; tỷ lệ chất thải rắn chôn lấp dưới 30%;

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường;

+ 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, sản xuất phân bón, gang thép... được tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

+ 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, nông nghiệp và 85% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

+ 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; trong đó, 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng các công nghệ phù hợp;

+ 100% tổng lượng bùn bể tự hoại thu gom của các đô thị được xử lý đảm bảo môi trường;

+ 80% chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost, các nguyên liệu, nhiên liệu sản phẩm thân thiện với môi trường và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường;

b) Tầm nhìn đến năm 2050:

Tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

3. Nội dung Phương án

3.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh

a) Chất thải rắn sinh hoạt: Đến năm 2025 khoảng 3.541 tấn/ngày; đến năm 2030 khoảng 4.049 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 5.241 tấn/ngày;

b) Chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại: Đến năm 2025 khoảng 1.074.123 tấn/năm; đến năm 2030 khoảng 1.986.784 tấn/năm; đến năm 2050 khoảng 1.675.066 tấn/năm (chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 0,25% khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường);

c) Chất thải rắn y tế: Đến năm 2025 khoảng 16,7 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại là 2,65 tấn/ngày; đến năm 2030 khoảng 18,6 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại là 2,95 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 22,1 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy hại là 3,5 tấn/ngày;

d) Chất thải rắn xây dựng: Đến năm 2025 khoảng 193.879 tấn/năm; đến năm 2030 khoảng 221.665 tấn/năm; đến năm 2050 khoảng 286.965 tấn/năm.

đ) Chất thải rắn là bùn cặn từ hệ thống thoát nước chung của các đô thị và các công trình vệ sinh: Đến năm 2025 khoảng 245.911 m3/năm; đến năm 2030 khoảng 254.007 m3/năm; đến năm 2050: khoảng 289.149 m3/năm.

3.2. Thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải rắn

a) Chất thải rắn sinh hoạt: Khuyến khích thực hiện phân loại tại nguồn thành 03 loại: Chất thải rắn hữu cơ (rau, quả, thức ăn thừa...); chất thải rắn vô cơ có thể tái chế (giấy, nhựa, nilon, kim loại...); các loại chất thải rắn còn lại. Thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hằng ngày từ nơi phát sinh tới các điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc được vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải rắn cấp huyện hoặc thực hiện theo quy hoạch các khu xử lý liên huyện.

b) Chất thải rắn công nghiệp được phân thành 02 loại: Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn thực hiện thu gom, vận chuyển hoặc ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại với các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại.

c) Chất thải rắn y tế được phân thành 02 loại: Chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường. Trong đó chất thải rắn y tế thông thường tiếp tục được phân loại như chất thải rắn sinh hoạt. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại, thực hiện thu gom, vận chuyển trực tiếp từ cơ sở y tế đến cụm xử lý chất thải rắn y tế tập trung theo quy hoạch.

d) Chất thải rắn xây dựng, bùn thải (bao gồm bùn thải từ hệ thống thoát nước và bùn thải bể tự hoại) được phân thành các loại có thể tái chế, tái sử dụng. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng đến cơ sở xử lý theo quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường. Thực hiện thu gom, vận chuyển bùn thải đến các cơ sở xử lý tập trung đã được quy hoạch hoặc vị trí do cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3.3. Phương án xử lý chất thải rắn

a) Yêu cầu đối với các cơ sở xử lý chất thải rắn:

- Các cơ sở xử lý chất thải rắn đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

- Đảm bảo chất thải rắn được thu gom phù hợp với công suất, quy mô của cơ sở xử lý chất thải.

- Địa điểm xây dựng các khu xử lý có khả năng phục vụ liên vùng đối với các nguồn thải gần nhau, tạo thuận lợi cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật và công nghệ xử lý hiện đại, giảm nhu cầu chiếm đất và giảm ô nhiễm môi trường.

b) Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

- Đối với khu xử lý liên huyện: có 03 khu cụ thể:

+ Khu xử lý chất thải rắn tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn:

Phạm vi thu gom, xử lý cho toàn bộ thành phố Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và 12 xã phía Tây thuộc huyện Quảng Xương; Các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn; diện tích khu xử lý 25 ha; công nghệ xử lý hỗn hợp; công suất khu xử lý 500 - 1.000 tấn/ngày;

+ Khu xử lý chất thải rắn liên huyện tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn:

Phạm vi thu gom: Toàn bộ Khu kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, 03 xã của huyện Như Thanh (Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ) và 03 xã của huyện Nông Cống (Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính). Diện tích khu xử lý: 80,4 ha; công suất khu xử lý 500-1.000 tấn/ngày.

+ Khu xử lý chất thải rắn liên huyện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (trong trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa tiếp tục đầu tư):

Phạm vi thu gom: Toàn bộ thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và 03 xã thuộc huyện Nga Sơn (Nga Vịnh, Ba Đình, Nga Trường). Diện tích khu xử lý: 11,0 ha; công suất khu xử lý 500 -1.000 tấn/ngày.

- Đối với khu xử lý của các huyện: Toàn tỉnh bố trí 28 khu xử lý của từng huyện; trong đó, các huyện vùng đồng bằng, ven biển, miền núi thấp mỗi huyện 01 khu xử lý bằng công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp; các huyện miền núi cao (Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát), mỗi huyện có 02 khu chôn lấp hợp vệ sinh.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

c) Khu xử lý chất thải rắn y tế:

Tiếp tục thu gom xử lý tại 09 cụm xử lý chất thải y tế tập trung theo Quyết định số 3261/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế. Thời gian tới thêm 02 cụm xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát và Quan Sơn.

d) Khu xử lý chất thải rắn nguy hại:

- Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty cổ phần Môi trường Nghi Sơn tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn;

- Nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty cổ phần Môi trường Việt Thảo tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn;

- Nhà máy Xi măng Nghi Sơn của Công ty Xi măng Nghi Sơn tại xã Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn (Chỉ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong nội tỉnh Thanh Hóa);

- Đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung clanhke của các nhà máy xi măng khác như: Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy Xi măng Công Thanh và Nhà máy Xi măng Đại Dương (Xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, nguy hại và bùn thải phát sinh trong nội tỉnh Thanh Hóa).

e) Khu xử lý chất thải rắn xây dựng và bùn thải:

Chất thải rắn xây dựng được tận dụng, tái sử dụng làm vật liệu san lấp mặt bằng, phần không xử lý đưa về khu xử lý chất thải rắn của các huyện; bùn thải đưa về các vị trí quy hoạch trồng cây xanh cách ly theo quy hoạch đô thị.

3.4. Định hướng lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn

- Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn của từng địa phương.

- Ưu tiên các công nghệ trong nước, công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, các công nghệ tái chế có sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ của mỗi địa phương.

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Công nghệ hỗn hợp (chế biến phân bón hữu cơ, tái chế phế liệu kết hợp đốt); công nghệ đốt (đốt thu hồi năng lượng hoặc đốt không thu hồi năng lượng), chỉ áp dụng công nghệ chôn lấp đối với 05 huyện miền núi cao (Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát).

- Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường: Áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, công nghệ đốt, hạn chế chôn lấp.

- Đối với chất thải rắn nguy hại: Công nghệ xử lý hóa lý, làm sạch thu hồi nguyên liệu, công nghệ đốt, đóng rắn để chôn lấp.

- Đối với chất thải rắn y tế: Công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt chất thải.

- Đối với chất thải rắn xây dựng và bùn thải: Tái chế, chôn lấp hợp vệ sinh.

3.5. Lộ trình dừng hoạt động các khu xử lý chất thải rắn không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường hoặc các khu xử lý có công suất nhỏ

Trong giai đoạn 2020-2025, dừng hoạt động 11 bãi chôn lấp rác thải và 18 khu xử lý bằng lò đốt có công suất nhỏ.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

4. Nguồn vốn đầu tư

4.1. Nhu cầu vốn đầu tư

Ước tính vốn đầu tư đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng: 2.691 tỷ đồng; trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2025 khoảng: 1.389 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2026 - 2030 khoảng: 1.302 tỷ đồng. Phân bổ nguồn vốn:

- Nguồn vốn xã hội hóa: 2.655 tỷ đồng;

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư 10 bãi chôn lấp: 36 tỷ đồng;

- Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào cho 21 dự án xã hội hóa: 2,5 tỷ đồng/dự án, tương đương 52,5 tỷ đồng.

4.2. Nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan công bố Phương án xử lý chất thải rắn của tỉnh đã được phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình xử lý chất thải rắn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các bước thực hiện quản lý về đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn đúng quy định;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, căn cứ Phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tổ chức tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

3. Sở Xây dựng

Chủ trì hướng dẫn các địa phương điều chỉnh các quy hoạch liên quan cho phù hợp với phương án xử lý chất thải rắn của tỉnh.

4. Các sở, ban ngành, đơn vị liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng thực hiện các nội dung Phương án, tham mưu cho UBND tỉnh kêu gọi thu hút, xã hội hóa đầu tư về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng và quy hoạch khác của địa phương cho phù hợp phương án xử lý chất thải rắn của tỉnh đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư các khu xử lý chất thải rắn phù hợp với từng thời kỳ; lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình xử lý chất thải rắn;

- Kêu gọi xã hội hóa đầu tư các khu xử lý và đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư khu xử lý đã được chấp thuận.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền các nội dung phương án xử lý chất thải rắn của tỉnh; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường, thu gom xử lý chất thải.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3407/QĐ-UBND ngày 08/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để t/hiện);
- T.Trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, PgNN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ LỤC 1:

VỊ TRÍ, QUY MÔ, CÔNG SUẤT CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

VỊ TRÍ KHU XỬ LÝ

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THU GOM, XỬ LÝ

DIỆN TÍCH KHU XỬ LÝ, CÔNG NGHỆ

CÔNG SUẤT XỬ LÝ (tấn/ngày)

Giai đoạn 2020 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2050

Giai đoạn 2020 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2050

Giai đoạn 2020 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2050

I

KHU XỬ LÝ LIÊN HUYỆN

 

 

 

 

1

Khu xử lý tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải trên địa bàn:

+ TP Thanh Hóa

+ Huyện Đông Sơn

+ Địa bàn 12 xã phía Tây của huyện Quảng Xương, bao gồm (Quảng Trung, Quảng Chính, Quảng Khê, Quảng Trường, Quảng Phúc, Quảng Ngọc, Quảng Văn, Quảng Long, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Yên, Quảng Nhân).

+ Các KCN, CCN, làng nghề tại thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn.

- Riêng chất thải rắn xây dựng, bùn thải của thành phố Thanh Hóa được bố trí tại vị trí phân khu số 15 phường Quảng Thành, diện tích 1,0ha và phân khu số 14 xã Quảng Thịnh, diện tích 1,0ha

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước (trừ KCN Hoàng Long).

- Tiếp nhận xử lý chất thải rắn của khu xử lý tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (gồm thị trấn Tân Phong, xã Quảng Trạch, xã Quảng Bình, Quảng Ninh do khu vực xử lý nằm trong quy hoạch thị trấn Tân Phong mở rộng) và chất thải rắn của CCN Cống Trúc, huyện Quảng Xương; KCN - đô thị - dịch vụ Tây thành phố và KCN - đô thị - dịch vụ Bắc thành phố.

16,5 ha Công nghệ hỗn hợp

25 ha Công nghệ hỗn hợp

500

1.000

2

Khu xử lý tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải trên địa bàn:

- Thị xã Nghi Sơn và KKT Nghi Sơn.

- 03 xã của huyện Như Thanh (Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ).

- 03 xã của huyện Nông Cống (Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính)

- Các CCN, làng nghề trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, huyện Như Thanh.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

28,7 ha Công nghệ đốt

80,4 ha Công nghệ đốt

500

1.000

3

Khu xử lý tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa tiếp tục đầu tư dự án: Phạm vi xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường trên địa bàn:

- Thị xã Bỉm Sơn;

- Huyện Hà Trung;

- Huyện Nga Sơn (03 xã: Nga Vịnh, Ba Đình, Nga Trường);

- Huyện Thạch Thành (thị trấn Vân Du và 04 xã: Thành Tâm, Thành An, Ngọc Trạo, Ba Đình);

- Các KCN, CCN trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung.

- Chất thải rắn xây dựng, bùn thải của thị xã Bỉm Sơn được đưa về khu xử lý chất thải rắn của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

11,0 ha Công nghệ đốt hoặc Công nghệ hỗn hợp

11,0 ha Công nghệ đốt hoặc Công nghệ hỗn hợp

500

1.000

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa không đầu tư dự án: Phạm vi xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường từ khu dân cư và các KCN, CCN trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn;

- Chất thải rắn xây dựng, bùn thải của thị xã Bỉm Sơn được đưa về khu xử lý chất thải rắn của Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

11,0 ha Công nghệ đốt hoặc Công nghệ hỗn hợp

11,0 ha Công nghệ đốt hoặc Công nghệ hỗn hợp

100

200

II

KHU XỬ LÝ TẠI CÁC HUYỆN

 

 

 

 

4

Khu xử lý thành phố Sầm Sơn (tại xã Quảng Minh)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường trên địa bàn:

+ Thành phố Sầm Sơn.

+ 10 xã phía Đông của huyện Quảng Xương (Quảng Thái, Quảng Hải, Quảng Lộc, Quảng Thạch, Quảng Nham, Quảng Giao, Quảng Lưu, Quảng Định, Quảng Đức, Tiên Trang)

+ Các CCN Phường Quảng Châu - Quảng Thọ (TP Sầm Sơn)

- CCN Tiên Trang, Nham - Thạch (Quảng Xương)

- Riêng chất thải rắn xây dựng, bùn thải được đưa về khu vực cách ly giữa khu xử lý chất thải rắn và công viên nghĩa trang tại xã Quảng Minh

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

8,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

8,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

300

400

5

Huyện Thọ Xuân (tại xã Xuân Phú)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

- Tiếp nhận xử lý rác thải các xã Xuân Trường, Xuân Thành và Xuân Giang (dừng hoạt động lò công suất nhỏ của các xã)

25 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

30 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

250

300

6

Huyện Hậu Lộc (tại Thôn Phú Thành, xã Minh Lộc)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

4,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

4,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

150

200

7

Huyện Hà Trung (tại xã Hà Đông)

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa tiếp tục đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn:

- Phạm vi xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Hà Trung, các xã: Hà Ngọc, Hà Phong, Hà Lâm, Hà Đông, Hà Lĩnh, Hà Ninh, Hà Bình, Hà Lai, Hà Yên và Hà Sơn.

Dừng hoạt động chôn lấp và chuyển về khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

3,0 ha Công nghệ chôn lấp

Đóng cửa bãi chôn lấp

60

Đóng cửa bãi chôn lấp

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa không đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn:

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình trên, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Hà Trung.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

3,0 ha Công nghệ chôn lấp

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

100

200

8

Huyện Hoằng Hóa (Tại xã Hoằng Xuân)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Hoàng Hóa.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

- Tiếp nhận chất thải rắn hiện đang xử lý đốt tại thị trấn Bút Sơn (khu xử lý Cồn Mí nằm trong quy hoạch đô thị), lò đốt tại xã Hoằng Thái (dừng hoạt động lò đốt công suất nhỏ) và lò đốt xã Hoằng Trường

3,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

200

500

9

Huyện Nga Sơn (tại Thung Lũy, xã Nga Giáp)

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa tiếp tục đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn:

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Nga Sơn (trừ 03 xã: Nga Vịnh, Ba Đình và Nga Trường);

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

- Tiếp nhận xử lý rác thải tại khu xử lý tại xã Nga Phượng-Nga Văn (Dừng hoạt động)

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

100

200

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa không đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn:

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Nga Sơn.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

- Tiếp nhận xử lý rác thải tại khu xử lý tại xã Nga Phượng-Nga Văn (Dừng hoạt động)

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

150

200

10

Huyện Quảng Xương (tại thị trấn Tân Phong)

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải trên địa bàn:

- Thị trấn Tân Phong và 03 xã của huyện Quảng Xương (Quảng Trạch, Quảng Ninh, Quảng Bình).

- CCN Cống Trúc.

Dừng hoạt động chuyển rác thải về xử lý tại khu xử lý xã Đông Nam, huyện Đông Sơn

2,7 ha Công nghệ đốt

Dừng hoạt động

50

Dừng hoạt động

11

Huyện Nông Cống (tại Hồ Mơ, thị trấn Nông Cống)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Nông Cống. (Trừ 3 xã: Yên Mỹ, Công Bình, Công Chính đưa về xử lý tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn)

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

8,0 ha Công nghệ đốt

8,0 ha Công nghệ đốt

200

250

12

Huyện Triệu Sơn (vị trí giáp ranh giữa xã Thái Hòa và Vân Sơn)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

- Dừng hoạt động khu xử lý tại xã Hợp Thắng và chuyển về xử lý

3,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

250

300

13

Huyện Yên Định (tại xã Yên Lâm)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Yên Định.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

- Tiếp nhận xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các xã đã đầu tư lò đốt đang hoạt động

4,6 ha Công nghệ chôn lấp

5,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

100

250

14

Huyện Thiệu Hóa (vị trí giáp ranh giữa xã Thiệu Thịnh và Thiệu Quang)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

6,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

6,0 ha Công nghệ đốt hoặc công nghệ hỗn hợp

200

200

15

Huyện Vĩnh Lộc (tại xã Vĩnh Hòa)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

5,0 ha Công nghệ đốt

5,0 ha Công nghệ đốt

100

100

16

Huyện Thường Xuân (tại thị trấn Thường Xuân)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Thường Xuân.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

3,5 ha Công nghệ đốt

5,5 ha Công nghệ đốt

50

100

17

Huyện Thạch Thành (tại xã Thành Thọ)

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa tiếp tục đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn:

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thành (trừ thị trấn Vân Du và 04 xã: Thành Tâm, Thành An, Ngọc Trạo, Ba Đình);

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,0 ha Công nghệ đốt

3,0 ha Công nghệ đốt

70

100

Trường hợp Công ty TNHH Năng lượng môi trường TIANYU Thanh Hóa không đầu tư dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn:

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thành.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,0 ha Công nghệ đốt

3,0 ha Công nghệ đốt

100

150

18

Huyện Như Thanh (tại khu phố Hải Tiến, thị trấn Bến Sung)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Như Thanh.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

1,5 ha Công nghệ đốt

2,5 ha Công nghệ đốt

70

70

19

Huyện Như Xuân (tại thị trấn Yên Cát)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Như Xuân.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước;

- Tiếp nhận xử lý rác thải xã Xuân Bình (dừng hoạt động lò đốt công suất nhỏ)

5,1 ha Công nghệ đốt

5,1 ha Công nghệ đốt

70

70

20

Huyện Cẩm Thủy (tại thị trấn Phong Sơn)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

1,94 ha Công nghệ đốt

1,94 ha Công nghệ đốt

100

100

21

Huyện Ngọc Lặc (tại xã Minh Sơn)

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Ngọc Lặc.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

3,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

5,0 ha Công nghệ hỗn hợp hoặc đốt

100

150

22

Huyện Mường Lát

 

 

 

 

 

 

 

Vị trí 1: Thị trấn Mường Lát

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn thị trấn Mường Lát và 03 xã (Tam Chung, Mường Chanh, Quang Chiểu).

Chất thải rắn sinh hoạt, Chất thải rắn xây dựng, bùn thải: Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

2,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

3,0 ha Công nghệ đốt

15

30

Vị trí 2: Xã Nhi Sơn

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn các xã Trung Lý, Nhi Sơn, Mường Lý, Pù Nhi.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

3,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

15

30

23

Huyện Quan Sơn

 

 

 

 

 

 

 

Vị trí 1: Thị trấn Quan Sơn

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn thị trấn Quan Sơn và 05 xã (Sơn Hà, Trung Hạ, Trung Tiến, Trung Xuân, Trung Thượng).

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

- Chất thải rắn công nghiệp thông thường: CCN Trung Hạ; KKT cửa khẩu Na Mèo

2,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

3,0 ha Công nghệ đốt hoặc Công nghệ hỗn hợp

20

200

Vị trí 2: Thị trấn Na Mèo

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 06 xã (Na Mèo, Sơn Thủy, Sơn Điện, Mường Mìn, Tam Lưu, Tam Thanh).

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

3,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

20

40

24

Huyện Quan Hóa

 

 

 

 

 

 

 

Vị trí 1: Xã Phú Nghiêm

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 06 xã, thị trấn (thị trấn Quan Hóa, Nam Tiến, Phú Nghiêm, Nam Xuân, Hiền Kiệt, Hiền Chung, Thiên Phủ, Nam Động.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

0,3 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

1,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

20

40

Vị trí 2: Xã Phú Lệ

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 07 xã (Trung Sơn, Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn).

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

3,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

20

40

25

Huyện Bá Thước

 

 

 

 

 

 

 

Vị trí 1: Xã Ban Công

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 08 xã, thị trấn (thị trấn Cành Nàng, các xã: Ái Thượng, Hạ Trung, Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Kỳ Tân, Văn Nho, Thiết Ống, Thiết Kế, Lũng Niêm, Lũng Cao, Cổ Lũng).

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,9 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

5,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

50

100

Vị trí 2: Xã Điền Lư

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 13 xã (Điền Lư, Điền Thượng, Điền Trung, Điền Hạ, Điền Quang, Lương Ngoại, Lương Nội, Lương Trung).

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

2,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

3,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

30

50

26

Huyện Lang Chánh

 

 

 

 

 

 

 

Vị trí 1: Thị trấn Lang Chánh và xã Đồng Lương

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 07 xã, thị trấn (thị trấn Lang Chánh, các xã Đồng Lương, Tân Phúc, Tam Văn, Lâm Phú, Giao An, Giao Thiện).

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước

5,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

5,0 ha Công nghệ đốt

20

40

 

Vị trí 2: Xã Yên Thắng

- Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình, từ các CCN, Làng nghề trên địa bàn 03 xã (Yên Thắng, Yên Khương, Trí Nang).

Tiếp tục thực hiện quy hoạch thu gom, xử lý giai đoạn trước.

5,0 ha Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh

5,0 ha Công nghệ đốt

20

30

 

PHỤ LỤC 2:

DANH SÁCH CÁC KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT PHẢI DỪNG HOẠT ĐỘNG DO CHƯA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ LÒ ĐỐT RÁC CÓ CÔNG SUẤT NHỎ
(Kèm theo Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 08/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

VỊ TRÍ KHU XỬ LÝ

LÝ DO DỪNG HOẠT ĐỘNG

THỜI GIAN DỪNG HOẠT ĐỘNG

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

1

Bãi chôn lấp rác thải tại phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn

Bãi chôn lấp đã quá tải nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không phù hợp quy hoạch

Từ tháng 12/2020

- Đầu tư bãi chôn lấp tạm thời tại xã Quảng Minh và Nhà máy xử lý chất thải rắn tại xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Dừng tiếp nhận rác thải mới; đóng cửa bãi chôn lấp.

2

Bãi chôn lấp rác thải tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn

04 ô chôn lấp của dự án đã đầy rác, gây ô nhiễm môi trường

Từ tháng 12/2020

- Đầu tư ô chôn lấp tạm thời số 5 và khẩn trương hoàn thành Nhà máy xử lý chất thải rắn của Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ môi trường Ecotech, hoạt động vào tháng 12/2020

- Dừng tiếp nhận rác thải mới; đóng cửa bãi chôn lấp

3

Bãi chôn lấp chất thải rắn phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn

Các ô chôn lấp đều đầy rác, gây ô nhiễm môi trường

Từ tháng 12/2020

Hoàn thành dự án xử lý triệt để bãi rác và Kêu gọi đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn

4

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa

Các ô chôn lấp đều đầy rác, gây ô nhiễm môi trường

Từ tháng 12/2020

- Từ năm 2021, thực hiện xử lý chất thải rắn bằng lò đốt hiện có tại bãi rác do Công ty TNHH Ecotech Thanh Hóa đầu tư, dừng hoạt động chôn lấp rác thải;

- Kêu gọi đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa

5

Bãi chôn lấp chất thải rắn thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân

Bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường

Từ tháng 12/2020

Yêu cầu Công ty CP Xanh sạch đẹp Thành Tâm khẩn trương đầu tư lò đốt rác thải đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư; dừng hoạt động chôn lấp rác thải.

6

Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh cho thị trấn Ngọc Lặc và vùng phụ cận

Bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2021

Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc; dừng hoạt động chôn lấp rác thải

7

Bãi chôn lấp chất thải rắn thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy

Bãi chôn lấp không đúng quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2021

Đầu tư khu xử lý chất thải rắn tại thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy; dừng hoạt động chôn lấp rác thải

8

Bãi chôn lấp chất thải rắn xã Hà Đông, huyện Hà Trung

Bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2022

Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dừng hoạt động chôn lấp rác thải

9

Bãi chôn lấp chất thải rắn tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân

Bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2022

Đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt; dừng hoạt động chôn lấp rác thải

10

Lò đốt rác thải tại xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành (02 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2022

Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn; dừng hoạt động lò đốt các lò đốt hiện có

11

Lò đốt rác thải tại xã Tân Dân thị xã Nghi Sơn (01 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2022

Dừng hoạt động lò đốt, chất thải rắn của xã vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn để xử lý.

12

Bãi chôn lấp chất thải rắn xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân

Đây chỉ là bãi chôn lấp tạm thời

Từ năm 2023

Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn tại xã Xuân Phú, dừng hoạt động chôn lấp rác thải

13

Bãi chôn lấp chất thải rắn xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh

Bãi chôn lấp đã quá tải

Từ năm 2025

Đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dừng hoạt động chôn lấp rác thải

14

Lò đốt rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bút Sơn (03 lò)

Không phù hợp quy hoạch đô thị Bút Sơn, Hoằng Hóa

Từ năm 2025

Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa

15

Lò đốt tại xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa (01 lò)

Lò đốt có công suất nhỏ

Từ năm 2025

Dừng hoạt động của lò đốt, chuyển việc xử lý rác thải về khu xử lý xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa

16

Lò đốt tại xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương (02 lò)

Không phù hợp quy hoạch đô thị Quảng Xương

Từ năm 2025

Dừng hoạt động của lò đốt, chuyển việc xử lý rác thải về khu xử lý xã Đông Nam, huyện Đông Sơn

17

Lò đốt rác thải tại thị trấn Quán Lào, huyện Yên Đinh (01 lò)

Không phù hợp với quy hoạch đô thị Quán Lào, huyện Yên Định

Từ năm 2025

Đầu tư khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định để xử lý rác thải cho toàn bộ huyện Yên Định

18

Lò đốt rác thải tại các xã Định Công, Yên Lạc, Yên Phong, Định Bình, huyện Yên Định (04 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2025

Dừng hoạt động các lò đốt, rác thải của các xã vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định để xử lý

19

Lò đốt rác thải tại các xã Đại Lộc, Phú Lộc, Hoa Lộc huyện Hậu Lộc (03 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2025

Dừng hoạt động các lò đốt, rác thải của các xã vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc

20

Lò đốt rác thải tại xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương (01 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2025

Dừng hoạt động lò đốt, rác thải của các xã vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung xã Đông Nam, huyện Đông Sơn để xử lý.

21

Lò đốt rác thải tại các xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Xuân Giang, huyện Thọ Xuân (03 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2025

Dừng hoạt động các lò đốt, rác thải của các xã vận chuyển về khu xử lý chất thải rắn tập trung tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân để xử lý

22

Lò đốt rác thải tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (01 lò)

Lò đốt rác có công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường

Từ năm 2025

Dừng hoạt động lò đốt, vận chuyển rác thải về nhà máy xử lý rác thải tập trung tại thị trấn Yên Cát để xử lý

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1592/QĐ-UBND ngày 08/05/2020 về phê duyệt Phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.471

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.112.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!