ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1577/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng,
ngày 11 tháng 04 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Chương trình hành động số
06-CTr/TU ngày 16 tháng 5 năm 2016 thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của
Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ thành phố;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07
tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc
gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị quyết số 204/NQ-HĐND ngày
19 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 245/TTr-STNMT ngày 03 tháng 04 năm 2019 về ban hành Kế
hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đến năm
2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận,
huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch, chương trình,
nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện; báo cáo kết quả về Sở Tài nguyên và Môi
trường trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực,
theo dõi, cập nhật tình hình thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm tổng hợp báo
cáo định kỳ về kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và đề
xuất điều chỉnh, bổ sung những nội dung, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể trình UBND
thành phố xem xét, quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành
thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã; Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 5;
- TTr Thành Ủy ĐN;
- TTr HĐND TP;
- ĐB HĐND thành phố; Đoàn ĐBQH thành phố;
- UBND, UBMTTQVN thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH,
HĐND, UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Quận, huyện ủy; HĐND, UBND, UBMTTQVN các quận, huyện, HĐND, UBND các
phường, xã;
- Báo ĐN, Báo CATP ĐN, Đài PTTH ĐN, Trung tâm TTVN
(VTV8), Cổng TTĐT
thành phố;
- Lưu: VT, TH.
|
TM. UBND THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Huỳnh
Đức Thơ
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐẾN NĂM 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2019 của UBND
thành phố Đà Nẵng)
I. SỰ CẦN THIẾT THỰC
HIỆN
Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt (sau
đây viết tắt là CTRSH) trên địa bàn thành phố khoảng 1.000 tấn/ngày. Những năm
gần đây, lượng CTRSH trung bình của thành phố tăng nhanh cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Theo kết quả nghiên cứu
của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự báo lượng chất thải rắn của thành phố
đến năm 2025 khoảng trên 1.800 tấn/ngày; đến năm 2030 khoảng trên 2.400 tấn/ngày
và đến năm 2040 khoảng trên 3.000 tấn/ngày.
Hầu hết, CTRSH phát sinh của thành phố
đang được chôn lấp tại Bãi rác Khánh Sơn, vừa lãng phí tài nguyên vừa làm tăng
nhu cầu bố trí diện tích chôn lấp, hình thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường
kéo dài nhiều năm. Đồng thời, chi phí thu gom và xử lý CTR cũng
tăng theo, đặc biệt chi phí xử lý lượng nước rỉ rác, mùi hôi, khí thải phát
sinh từ bãi chôn lấp....
Ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đặt ra
các mục tiêu cụ thể liên quan đến công tác phân loại CTRSH tại nguồn. Ngày
19/12/2018, Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 204/NQ-HĐND về
việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.
Việc tổ chức thực hiện phân loại CTRSH
tại nguồn trên địa bàn thành phố sẽ tăng cường công tác quản lý chất thải rắn của
thành phố, phù hợp với chiến lược quốc gia, mục tiêu xây dựng thành phố môi trường
và nếp sống văn hóa văn minh đô thị; giảm áp lực rất lớn đối với việc xử lý chất
thải rắn như giảm diện tích bãi chôn lấp, giảm chi phí xử lý khối lượng CTR cần
xử lý, đồng thời tận dụng được các loại CTR khác thông qua các hoạt động tái sử
dụng, tái chế.
UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển
khai phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố đến năm 2025, gồm các nội
dung như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH
tại nguồn nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Góp phần hoàn thành tiêu chí về tái
sử dụng, tái chế CTRSH thành phố đã đề ra tại Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố
môi trường”, giảm áp lực về chôn lấp CTRSH trên địa bàn thành phố;
- Phấn đấu hoàn thành mục tiêu về tỷ lệ
CTRSH được tái sử dụng, tái chế đạt ít nhất 12% vào năm 2020 và 15% vào năm
2025 tại Nghị quyết số 204/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố về quản
lý CTRSH.
2. Yêu cầu
- Công tác phân loại CTRSH được tổ chức
triển khai đồng bộ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên đánh giá, cải tiến
trong quá trình thực hiện; phát huy những sáng kiến, góp ý trong cộng đồng; huy
động sự tham gia tích cực của tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn
thành phố.
- Triển khai kế hoạch là nhiệm vụ trọng
tâm của chính quyền các cấp, các Sở, ngành; huy động tối đa và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực từ xã hội và ngân sách các cấp để thực hiện Kế hoạch.
- Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố gương mẫu, thực
hiện nghiêm túc việc phân loại theo kế hoạch, tham gia tuyên truyền, vận động
gia đình, tổ dân phố, khu dân cư cùng thực hiện.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Các nhóm CTRSH được phân loại
CTRSH thành phố được phân loại thành
các nhóm như sau:
TT
|
Các nhóm
CTRSH được phân loại
|
1
|
CTRSH tái chế, tái sử dụng, gồm các
thành phần: Giấy các loại, Nhựa các loại, Kim loại các loại;
|
2
|
CTRSH có thành phần nguy hại: gồm
các thành phần pin, ắc quy, bóng đèn, mạch điện hỏng,...;
|
3
|
CTRSH có kích thước lớn, cồng kềnh;
chất thải vật liệu xây dựng;
|
4
|
CTRSH còn lại (từ sinh hoạt, nấu ăn:
rau củ quả thải bỏ, đồ ăn dư thừa, hư hỏng, các loại khác,....
|
Lưu ý:
- Đối với nhóm (1) CTRSH tái chế, tái sử dụng:
Ngoài các thành phần tái chế đã quy định trên, UBND thành phố khuyến
khích việc tổ chức phân loại chi tiết, phù hợp với điều kiện mỗi địa phương,
đơn vị. Sau năm 2023, UBND thành phố xem xét tổ chức phân loại thêm các thành
phần: cao su, ni
lông, thủy tinh,....
- Đối với nhóm (3) CTRSH kích thước lớn, chất thải
vật liệu xây dựng: UBND thành phố khuyến khích UBND các quận, huyện tổ chức thực
hiện phân loại, thu gom, xử lý phù hợp với điều kiện
tại mỗi địa phương.
UBND thành phố sẽ hướng dẫn và triển khai phân loại, thu gom, xử lý sau khi đưa
vào hoạt động các trạm trung chuyển CTRSH của thành phố.
- Đối với nhóm (4) CTRSH
còn lại: UBND thành phố khuyến khích UBND các quận, huyện, các Sở,
ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân tổ chức thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý
thêm các thành phần khác (ví dụ: thực phẩm quá hạn, thức ăn
thừa, chất thải hải sản,..) phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương,
đơn vị.
2. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2019
- Tập trung tổ chức tuyên truyền, tập
huấn công tác phân loại CTRSH tại nguồn đến người dân, hộ gia đình, chủ nguồn
thải trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức khảo sát, điều tra, xây dựng
Kế hoạch phân loại chi tiết cấp quận, huyện, tổ chức mua sắm trang thiết bị, vật
tư thực hiện phân loại; chuẩn bị đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
- Triển khai phân loại CTRSH theo lộ
trình công việc, cụ thể:
Nhóm
|
Quận, huyện
|
Lộ trình
năm 2019
|
T3
|
T4
|
T5
|
T6
|
T7
|
T8
|
T9
|
T10
|
T11
|
T12
|
Nhóm 1:
|
Hải Châu
|
B1
|
B2
|
B3
|
B4
|
B5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm 2:
|
Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn
|
|
B1
|
B2
|
B3
|
B4
|
B5
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm 3:
|
Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Hòa Vang
|
|
|
B1
|
B2
|
B3
|
B4
|
B5
|
Ghi chú:
Bước 1 (B1): Khảo sát, xác định địa
điểm thu gom CTRSH sau phân loại.
Bước 2 (B2): Tập huấn cán bộ nòng
cốt, tổ trưởng tổ
dân phố, trưởng thôn.
Bước 3 (B3): Cung cấp dụng cụ,
trang thiết bị đến các phường, xã.
Bước 4 (B4): Triển khai phân loại
CTRSH tại cộng đồng.
Bước 5 (B5): Đánh giá, rút kinh
nghiệm năm 2019.
Từ bước B2-B5: Thực hiện
tuyên truyền thường xuyên, liên tục về phương thức phân loại CTRSH của địa
phương.
b) Giai đoạn năm 2020-2022
- Tiếp tục triển khai, nâng cao chất
lượng thực hiện Kế hoạch phân loại.
- Triển khai phân loại nhóm CTRSH kích
thước lớn, chất thải xây dựng.
- Tổ chức đánh
giá sơ kết Kế hoạch phân loại CTRSH của thành phố.
c) Giai đoạn năm 2023-2025
- Tiếp tục triển khai, hoàn thành Kế
hoạch phân loại CTRSH.
- Tổ chức đánh giá tổng kết Kế hoạch,
xây dựng kế hoạch giai đoạn mới.
IV. CÁC NHIỆM VỤ NĂM
2019
1. Khảo sát, điều tra, xác định các địa
điểm tập kết CTRSH tái chế, nguy hại, xây dựng Kế hoạch triển khai phân loại
CTRSH tại nguồn của quận, huyện
- UBND các quận, huyện chủ trì tổ chức
thu thập thông tin, xác định các địa điểm tập kết thu gom các nhóm CTRSH (tái
chế, nguy hại, còn lại), xây dựng, phê duyệt kế hoạch triển khai phân loại
CTRSH tại địa bàn.
Nhóm 1 (Quận Hải Châu): Hoàn thành
Tháng 4/2019.
Nhóm 2 (các Quận: Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn, Thanh Khê): Hoàn thành Tháng 5/2019.
Nhóm 3 (Các quận: Cẩm Lệ, Liên
Chiểu và huyện Hòa Vang): Hoàn thành Tháng 6/2019.
- Theo lộ trình, UBND các quận, huyện
gửi danh mục thông tin và nhu cầu số lượng các dụng cụ, trang thiết bị thuộc
danh mục được cung cấp lần đầu về Sở Tài nguyên và Môi trường để bố trí, triển
khai. (Danh mục thông tin tại phụ lục 1).
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp,
hỗ trợ UBND các quận huyện trong quá trình khảo sát, xây dựng các kế hoạch triển
khai tại địa phương.
2. Tập huấn cho cán bộ nòng cốt tại địa
phương, cán bộ Tổ
dân phố, trưởng thôn;
tuyên truyền phân loại CTRSH đến người dân, hộ dân, chủ nguồn
thải
a) Tập huấn cho lực
lượng cán bộ nòng cốt, tuyên truyền
viên:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì
tổ chức tập huấn cho cán bộ nòng cốt cấp quận, huyện, sở, ban, ngành liên quan.
Thời gian: Tháng 5 - Tháng 6/2019.
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể chủ trì
tổ chức hoạt động tuyên truyền, tập huấn đến các đối tượng thuộc phạm vi quản
lý. Thời gian: Tháng 5 - Tháng 7/2019
- UBND các quận, huyện chủ trì tổ chức
tập huấn cho cán bộ nòng cốt cấp phường, xã: Thời gian: Tháng 5 - Tháng 7/2019.
- UBND các phường, xã chủ trì, tổ chức
tập huấn cho cán bộ tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, cán bộ các hội, đoàn thể
tại địa phương. Thời gian: Tháng 5 - Tháng 7/2019.
b) Tuyên truyền rộng
rãi trong cộng đồng, khu dân cư, tổ dân phố:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp các Sở, ban, ngành tổ chức triển khai tuyên truyền trên: Các báo, đài
truyền hình; Cổng thông tin
điện tử thành phố, Trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, phát hành các
phim tuyên truyền về phân loại CTRSH của thành phố.
- UBND các quận, huyện chủ trì, triển
khai tổ chức nói chuyện, tuyên truyền, hướng dẫn phân loại CTRSH đến từng hộ
dân, chủ nguồn thải thuộc địa bàn; tuyên truyền trên loa, trạm truyền thanh; Cổng thông tin
điện tử của UBND quận, huyện, phường, xã; tổ chức họp tổ dân phố, nói chuyện; tổ
chức các ngày hội hoặc lồng ghép trong các sự kiện của địa phương: Ngày Hội tái
chế, Ngày Môi trường Thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,...
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Trang thiết bị, dụng cụ thực hiện
tuyên truyền, phân loại CTRSH
a) Các hạng mục trang bị công tác triển
khai phân loại CTRSH tại các quận, huyện, gồm có:
TT
|
Hạng mục
|
Quy định
chung
|
Ghi chú
|
1
|
Tờ dán hướng dẫn thực hiện phân loại
CTRSH tại hộ gia đình
|
Dán ở vị trí phù hợp trong nhà ở,
khu vực dân cư để thực hiện
|
1 tờ/ hộ
|
2
|
Túi đựng CTRSH tái chế
|
Dùng để đựng các loại CTRSH tái chế
tại mỗi hộ gia đình, chủ nguồn thải
|
1 túi/hộ
|
3
|
Sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại
CTRSH
|
Dành cho cán bộ nòng cốt của quận,
huyện, tổ trưởng Tổ dân phố,
thôn để hướng dẫn trong các buổi nói chuyện, tuyên truyền người dân
|
1 Sổ hướng
dẫn/Tổ dân phố
|
4
|
Sổ ghi chép phân loại CTRSH tại khu
vực dân cư
|
Dành cho Tổ trưởng Tổ dân phố, thôn trưởng
để ghi chép việc thực hiện phân loại
|
1 Sổ tay/Tổ
dân phố
|
5
|
Bảng hướng dẫn trực quan thực hiện
phân loại CTRSH
|
Dụng cụ dành cho cán bộ phường thực
hiện tập huấn, tuyên truyền tại địa phương
|
02 bảng/
phường
|
6
|
Thùng đựng tập trung đối với CTRSH
nguy hại hộ gia đình
|
Được bố trí để thu gom tập trung
theo địa bàn phường, xã
|
01-02
thùng/ phường, xã
|
7
|
Thùng đựng 02 ngăn (Rác tái chế và
Rác còn lại)
|
Được bố trí trên các tuyến đường Văn
minh đô thị, các khu vực trung tâm
|
Tùy theo
nhu cầu, điều kiện bố trí, xã hội hóa
|
8
|
Thùng đựng 03 ngăn hoặc 04 ngăn (03
ngăn các loại rác tái chế và 01 ngăn rác còn lại)
|
Được bố trí trong các khu vực văn
phòng làm việc
|
Tùy theo
nhu cầu, điều kiện bố trí, xã hội hóa
|
- UBND các quận, huyện chủ trì, huy động
các nguồn lực hỗ trợ, tài trợ, tổ chức bố trí trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với
kế hoạch thực hiện phân loại CTRSH tại địa bàn, tránh để xảy ra tình trạng tổ
chức tuyên truyền, hướng dẫn nhưng chưa đảm bảo thiết bị, phương tiện thực hiện phân loại
CTRSH trong cộng đồng, khu vực dân cư.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các dự án hạ tầng xây
dựng và phát triển đô thị tổ chức mua sắm, huy động các nguồn hỗ trợ, xã hội
hóa để cung cấp các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị, đảm bảo triển khai phân loại
CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố. Các đợt cung cấp:
- Đợt 1: Tháng 6 - tháng 7/2019 (Quận
Hải Châu).
- Đợt 2: Tháng 8 - Tháng 9/2019 (các
quận, huyện còn lại).
Năm 2019, UBND các quận, huyện, các Sở,
ban, ngành liên quan chủ trì, tổ chức tiếp nhận, triển khai, quản lý trang thiết
bị, dụng cụ đảm bảo sử dụng hiệu quả trong công tác phân loại CTRSH. Các năm tiếp
theo, các đơn vị có trách nhiệm rà soát, kiểm kê, bổ sung từ nguồn kinh phí đơn
vị hoặc huy động các nguồn hỗ trợ, xã hội hóa để đảm bảo thực hiện.
4. Triển khai thực hiện phân loại, thu
gom, vận chuyển CTRSH
Theo lộ trình, UBND các quận, huyện chủ
trì triển khai phân loại, thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại trên địa bàn theo
phương thức chung như sau:
Các quy định chung về phân loại, tập kết,
tham gia thu gom, vận chuyển, tiếp nhận xử lý CTRSH sau phân loại kèm theo tại phụ lục 1. Trong quá trình thực
hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát,
bổ sung nếu có.
5. Tổ chức đánh giá,
rút kinh nghiệm công tác triển khai
- UBND các quận, huyện, các sở, ban,
ngành tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm tại địa phương, đơn vị; thời gian trong
tháng 12 hàng năm.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì
tham mưu UBND thành phố tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm cấp thành phố, thời
gian trong tháng 01 năm kế tiếp.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Các nguồn thực hiện
- Ngân sách sự nghiệp thành phố: Chi
điều tra, khảo sát, xây dựng phương thức triển khai phân loại của thành phố và
các quận, huyện, xây dựng tài liệu truyền thông, phát hành dụng cụ truyền
thông, dụng cụ phân loại đợt 1.
- Ngân sách sự nghiệp quận, huyện: Chi
tập huấn, tuyên truyền về phân loại CTRSH tại quận, huyện; chỉnh trang các
điểm tập kết, bố trí các trang thiết bị phân loại tại các điểm tập kết.
- Ngân sách đầu tư thành phố: Mua sắm
vật tư, dụng cụ, trang thiết bị đợt 2; đầu tư hạ tầng các trạm trung chuyển kết
hợp công năng phân loại CTRSH.
- Xã hội hóa: Huy động các nguồn lực
xã hội hỗ trợ, đóng góp theo danh mục các dụng cụ, vật tư, trang thiết bị của
thành phố.
2. Kinh phí năm 2019
TT
|
Nội dung
|
Thành tiền
(Triệu đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP
|
3.683
|
|
1
|
Tổ chức khảo sát, thu thập và lập
phương án phân loại CTR SH
|
448
|
Trung bình 8 triệu đồng/phường xã
|
2
|
Mua sắm dụng cụ tuyên truyền, trang
thiết bị (đợt 1)
|
2.835
|
Phụ lục 2 (bố trí theo thực tế)
|
3
|
Tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng
dẫn cán bộ nòng cốt cấp quận, huyện, sở ngành
|
400
|
50 triệu/quận, đơn vị
|
B
|
NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ
|
220.594
|
|
1
|
Mua sắm trang thiết bị, dụng
cụ tuyên truyền thực hiện kế hoạch phân loại CTRSH thành phố (đợt 2)
|
10.594
|
Phụ lục 2
|
2
|
Đầu tư các trạm trung chuyển tập
trung kết hợp công năng phân loại
|
210.000
|
02 trạm (năm 2019-2020)
|
|
CỘNG (A+B)
|
224.277,0
|
|
(*) Dự kiến.
Kế hoạch này không tính kinh phí triển
khai các hoạt động cấp quận, huyện, sở ngành, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động phân loại CTRSH.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu UBND thành phố các hoạt động:
Công bố, triển khai Kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn; tổ chức tuyên truyền rộng
rãi kế hoạch; họp định kỳ, đột xuất để giải quyết khó khăn, vướng mắc các Sở,
ngành, đơn vị, UBND các quận, huyện.
- Tham mưu UBND thành phố đề xuất Bộ
Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các hoạt động cấp quốc gia về triển khai phân
loại CTRSH trên địa bàn thành phố.
- Tham mưu UBND thành phố ban hành các
quy định, chính sách phù hợp để triển khai hiệu quả Kế hoạch phân loại CTRSH tại
nguồn trên địa bàn thành phố; Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai phân loại đối
với CTRSH có kích thước lớn, cồng kềnh, CTR xây dựng theo lộ trình trình UBND
thành phố phê duyệt, đề xuất chính sách về xử lý vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm liên quan đến phân loại CTRSH.
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ đã
nêu trong Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các đơn vị tư vấn để hướng dẫn, hỗ trợ
UBND các quận, huyện, các sở, ban, ngành về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận, huyện và các sở, ban, ngành; phối
hợp với UBND quận, huyện, các sở, ban, ngành tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động
phân loại CTRSH tại nguồn.
- Báo cáo UBND thành phố định kỳ hàng
năm và đột xuất tình hình triển khai Kế hoạch.
2. UBND các quận, huyện
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ đã
nêu trong Kế hoạch; bổ sung các nội dung triển khai phân loại CTRSH trong hồ sơ
đấu thầu dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
Thông báo đến Sở Tài nguyên và Môi trường về Kế hoạch thực hiện phân loại, thu
gom, vận chuyển các nhóm CTRSH sau phân loại trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ
chức thực hiện của các đơn vị thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại; yêu cầu
các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động phân loại cân đối, đầu tư thêm các trang
thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển để đảm bảo thu gom, vận chuyển CTRSH
sau phân loại.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên hệ thống
các điểm thu gom, tập kết CTRSH trên địa bàn, đảm bảo vệ sinh chung (quy định cụ
thể việc quản lý, vệ sinh trang thiết bị tại các điểm tập kết CTRSH các loại).
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả
thực hiện Kế hoạch, báo cáo định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của
tháng đầu quý sau) và báo cáo năm (trước ngày 25 tháng 12 hàng năm) về kết quả
phân loại CTRSH tại nguồn tại địa phương gửi Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Xem xét giải quyết theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị gửi Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai.
- Ghi nhận, biểu dương các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình chấp hành việc phân loại CTRSH tại nguồn theo quy định.
3. Sở Xây dựng
- Tham mưu UBND thành phố triển khai
Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý
chất thải rắn xây dựng và Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 6/2/2018 của Bộ Xây dựng
quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo
cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng cho đến khi Chính phủ có văn bản
triển khai cụ thể đối với Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019.
- Tham mưu UBND thành phố quy hoạch
các trạm trung chuyển tập trung còn lại để đảm bảo thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi
trường và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu bố trí kinh phí đối với các hạng
mục đầu tư liên quan.
5. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan,
đơn vị, UBND các quận, huyện và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính
tham mưu UBND thành phố bố trí kinh phí để các cơ quan, đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện Kế hoạch.
6. Ban Quản lý các dự án xây dựng hạ tầng
và phát triển đô thị
Tổ chức lập dự án, triển khai đầu tư
các hạng mục liên quan theo kế hoạch, đảm bảo tiến độ thực hiện của thành phố.
7. Các Sở, ban, ngành
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối
hợp UBND các quận, huyện triển khai Kế hoạch đến các trường học, cơ sở giáo dục
trên địa bàn thành phố; lồng ghép giáo dục, truyền thông về phân loại CTRSH tại
nguồn thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, các phong trào thi đua
tại trường học.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng
chủ đề hàng năm liên quan đến triển khai kế hoạch, phối hợp với các cơ quan báo, đài
trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức
đa dạng, phong phú.
- Sở Y tế: Chủ trì tổ chức triển khai,
tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
phân loại CTRSH tại nguồn tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: Chủ trì triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phân loại CTRSH tại nguồn đối với
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý; xây dựng quy trình
thu gom, lưu giữ CTR nguy hại phát sinh trong nông nghiệp.
- Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các
khu công nghiệp: Chủ trì tổ chức triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đối với các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp.
- Sở Văn hóa - Thể thao: Chủ trì triển
khai, tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ phân loại CTRSH tại nguồn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý.
- Sở Du lịch: Chủ trì tổ chức triển
khai, tuyên truyền, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm
vụ phân loại CTRSH tại nguồn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc
phạm vi quản lý.
- Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp
UBND các quận, huyện triển khai Kế hoạch đến tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ liên quan, tại các trung tâm mua bán, chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố;
lồng ghép truyền thông về phân loại CTRSH tại nguồn qua hoạt động quản lý của
ngành; tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư các ngành, lĩnh vực liên quan đến tái
chế, tái sử dụng CTR.
- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp Sở Tài
nguyên và Môi trường, các Sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện tham mưu
kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ thực hiện trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường,
đảm bảo về số lượng, tiêu chuẩn để triển khai Kế hoạch hiệu quả.
- Sở Lao động, thương binh và xã hội:
Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện
và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ, chuyển
đổi ngành nghề lao động đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
phân loại CTRSH.
- Công An Thành phố: Chủ trì, phối hợp
các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không chấp hành việc phân loại CTRSH tại nguồn
và không chuyển giao cho các đơn vị có chức năng theo thẩm quyền.
- Các sở, ban, ngành khác: Chủ động phối
hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện để triển khai, tuyên truyền,
hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phân loại CTRSH
tại nguồn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
8. Các Cơ quan thông tin, truyền thông
Báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh
truyền hình thành phố; đề nghị các cơ quan truyền thông tại địa phương và các
cơ quan truyền thông trung ương tại địa phương chủ động phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, phường, xã và cơ quan, đơn vị liên
quan đăng tin, bài, phóng sự về phân loại CTRSH tại nguồn; đa dạng các hình thức
truyền thông để thu hút sự tham gia; nâng cao ý thức của người dân trong công
tác phân loại CTRSH tại nguồn.
9. Các tổ chức, cá nhân
tham gia công tác thu gom, xử lý CTRSH các loại trên địa
bàn thành phố
- Bố trí vị trí tập kết, trang thiết bị,
phương tiện phù hợp để lưu giữ, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sau
khi được phân loại.
- Đầu tư các hạng mục công trình tái
chế, tái sử dụng CTR, góp phần giảm thiểu CTR chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên.
10. Các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, Cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố
- Tham gia thực hiện phân loại CTRSH tại
nguồn theo quy định, chuyển giao CTRSH sau phân loại cho tổ chức, cá nhân có chức
năng thu gom, vận chuyển theo kế hoạch được UBND các cấp phê duyệt.
- Tích cực tham gia xây dựng tổ, đội
quản lý và thu gom CTR sau phân loại nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác phân loại
CTRSH tại nguồn.
11. Tổ chức chính trị -
xã hội
Mặt trận Tổ chức, các đoàn thể (Đoàn
Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh, Hội phụ nữ, ....) phối hợp UBND các quận, huyện,
các sở, ngành liên quan tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức, doanh nghiệp
thực hiện phân loại.
Trên đây là Kế hoạch triển khai phân
loại CTRSH tại nguồn của thành phố đến năm 2025, yêu cầu Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, UBND các quận huyện căn cứ triển khai. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh, các sở ngành, địa phương chủ động
phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất UBND thành phố xem xét,
quyết định./.
PHỤ
LỤC 1
QUY
ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC THU GOM, VẬN CHUYỂN XỬ LÝ CTRSH SAU PHÂN LOẠI THUỘC KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI PHÂN LOẠI CTRSH TẠI NGUỒN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1577/KH- UBND
ngày
11
tháng 4 năm 2019 của UBND thành
phố Đà Nẵng)
l. Các nhóm CTRSH theo thành phần
phân loại
Danh mục tên chất thải theo các nhóm
như sau:
1. Nhóm CTRSH tái sử dụng, tái chế (Rác tái
chế):
TT
|
Tên chất thải
|
1.
|
Nhóm giấy: tạp chí,
giấy báo các loại; hộp giấy; bìa thư; sách; tập; hộp, dĩa, ly giấy và
carton,...
|
2.
|
Nhóm nhựa: các vật liệu
bằng nhựa (chai, lọ, khay đựng thức ăn, can thùng, đĩa CD, DVD, nắp chai nhựa)
và các vật liệu làm bằng nhựa trên sản phẩm có ký hiệu PE, PP, PVC, PET,...
|
3.
|
Nhóm kim loại: sắt, nhôm,
thép, đồng, vỏ bao bì kim loại (lon bia, nước ngọt, lon đồ hộp),...
|
2. Nhóm CTRSH nguy hại
từ hộ gia đình
TT
|
Tên chất thải
|
1.
|
Bóng đèn đã qua sử dụng
|
2.
|
Bình xịt côn trùng, vỏ bình gas mini
|
3.
|
Chai, lọ đựng hóa chất, dầu nhớt
|
4.
|
Thùng, túi đựng có dầu nhớt thải
|
5.
|
Pin thải các loại
|
6.
|
Ắc quy thải
|
7.
|
Thiết bị điện tử gia dụng hư hỏng
|
8.
|
Nhiệt kế hỏng
|
9.
|
Các chất thải có thành phần tương tự
từ mục 1-8
|
3. Nhóm CTRSH còn lại:
không bao gồm các loại có thành phần trên
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp UBND các quận, huyện lập danh mục chi tiết tên nhóm CTRSH còn lại, cung cấp
thông tin đến người dân, chủ nguồn thải để thực hiện tốt công tác phân loại tại
nguồn.
4. Nhóm CTRSH kích
thước lớn và chất thải
xây dựng của hộ gia đình: Được quy định và hướng dẫn riêng.
II. Quy định chung các trang thiết bị
lưu chứa CTRSH tại nguồn
1. Thiết bị lưu chứa
CTRSH tái chế
- Túi đựng CTRSH tái chế (hộ gia đình,
chủ nguồn thải): Khuyến khích sử dụng loại túi đựng sử dụng nhiều lần.
Triển khai kế hoạch, mỗi hộ gia đình được phát lần đầu 01 túi đựng để lưu chứa
CTRSH tái chế.
- Thùng đựng CTRSH tái chế tại các khu
vực công cộng, các tuyến đường, khu vực dân cư: Là thùng đựng 02 ngăn (rác tái
chế và rác còn lại), phải được dán nhãn bên ngoài và trên thân thùng. Các đơn vị
cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH tái chế tại địa bàn, các cơ sở sản xuất kinh
doanh có trách nhiệm trang bị thùng đựng theo quy định. Thành phố thực hiện
trang bị lần đầu thùng đựng CTRSH tái chế trên một số tuyến phố cảnh quan,
khu vực công cộng, văn phòng làm việc. UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm tổ
chức quản lý các thùng đựng CTRSH trên các tuyến đường, khu vực thuộc địa bàn đảm
bảo vệ sinh, thu gom CTRSH được phân loại.
2. Thiết bị lưu chứa
CTRSH nguy hại
- Túi đựng CTRSH nguy hại tại hộ gia
đình, chủ nguồn thải: Khuyến khích sử dụng túi, thùng đựng phù hợp để
thực hiện thu gom, vận chuyển theo quy định của địa phương.
- Thùng đựng CTRSH nguy hại tập trung:
Thành phố trang bị lần đầu thùng đựng CTRSH nguy hại chuyên dụng/phường, xã. Địa
điểm đặt thùng tại trụ sở UBND các phường, xã hoặc do UBND phường, xã quyết định,
quản lý.
3. Thiết bị lưu chứa CTRSH nguy hại
- Túi đựng, thùng đựng CTRSH còn lại
(tại hộ gia đình, chủ nguồn thải): Không quy định quy cách, màu sắc, khuyến
khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng các thiết bị, bao bì, thùng đựng sử dụng
nhiều lần hoặc các loại túi, bao bì thân thiện môi trường.
- Thùng đựng CTRSH còn lại tại các khu
vực công cộng, các tuyến đường, khu vực dân cư: Thùng phải được dán nhãn bên
ngoài và trên thân thùng. Các đơn vị cung ứng dịch vụ thu gom CTRSH còn lại tại
địa bàn, cơ sở có trách nhiệm trang bị thùng đựng theo quy định. Thành phố thực
hiện trang bị thùng đựng CTRSH còn lại trên một số tuyến phố cảnh quan, khu vực
công cộng, các văn phòng làm việc.
III. Quy định chung các phương tiện thu
gom, vận chuyển CTRSH tại
nguồn
1. CTRSH còn lại: Trước mắt sử
dụng phương tiện thu gom, vận chuyển của đơn vị thực hiện dịch vụ vệ sinh môi
trường tại địa phương cho đến khi thành phố có quy định đối với các phương tiện
thu gom, vận chuyển.
2. CTRSH tái chế và
CTRSH nguy hại:
Phương tiện thu gom, vận chuyển có chữ
gắn trên xe:
+ Xe thu gom CTRSH tái chế: bên ngoài
thùng xe có nhãn dán hoặc sơn dòng chữ: “Xe thu gom Rác Tái chế”;
+ Xe thu gom CTRSH nguy hại: Bên ngoài
thùng xe có nhãn dán hoặc sơn dòng chữ: Xe thu gom Rác nguy hại”.
Trong quá trình thực hiện, UBND các quận,
huyện chủ động, yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư, trang bị phương
tiện thu gom, vận chuyển phù hợp
IV. Quy định chung các phương án thu
gom, vận chuyển CTRSH tại nguồn
1. Thu gom, vận chuyển
CTRSH tái chế
UBND quận, huyện tổ chức phương án thu
gom, đảm bảo các yêu cầu:
- Về tổ chức: Tổ chức chuyển giao - thu gom tập
trung. UBND Quận, huyện quyết định lựa chọn, bố trí các đơn vị thực hiện thu gom
CTRSH tái chế theo các tiêu chí phù hợp với địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn các tiêu chí chung để lựa chọn các đơn vị tham gia thu gom CTRSH tái
chế tại địa bàn.
- Về tần suất: Thu gom tối thiểu là 1 lần/tuần.
UBND Quận, huyện quyết định tăng tần suất thu gom tùy theo điều kiện thực tế tại
địa bàn.
- Về địa điểm: UBND Quận, huyện ban hành sơ đồ mạng
lưới các điểm tập kết CTRSH tái chế tại từng phường, xã.
2. Thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH nguy hại:
UBND quận, huyện tổ chức phương án thu
gom, đảm bảo các yêu cầu:
- Về tổ chức: Tổ chức chuyển giao - thu gom tập
trung. UBND Quận, huyện quyết định vị trí đặt các thùng đựng CTRSH nguy hại
theo điều kiện phù hợp; tổ chức hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý có chức
năng.
- Về tần suất: Thu gom tối thiểu là 1 lần/tuần.
UBND Quận, huyện quyết định tăng tần suất thu gom tùy theo điều kiện thực tế tại
địa bàn.
- Về địa điểm: UBND Quận, huyện ban hành sơ đồ mạng
lưới các điểm tập kết thu gom CTRSH nguy hại theo từng phường, xã.
Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ
sinh hoạt của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thực hiện
từ phân loại, lưu chứa, chuyển giao theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
3. Thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH còn lại:
Chủ nguồn thải tập kết hàng ngày cho
đơn vị thực hiện thu gom rác thải theo Đề án thu gom rác theo giờ được UBND quận,
huyện phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện, UBND các quận,
huyện tổ chức đánh giá bất cập, hiệu quả của các phương án, chủ động điều chỉnh
phù hợp với thực tế.
V. Các quy định liên
quan khác
- UBND các quận, huyện chỉ đạo thông
báo đầy đủ, thường xuyên về thời gian, địa điểm, tần suất, sơ đồ, tuyến thu gom
và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển đối với các nhóm CTRSH đến người
dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải để biết và chuyển giao chất thải theo đúng quy
định.
- Tại các điểm tập kết, trạm trung
chuyển CTRSH trên địa bàn quận, huyện, các đơn vị quản lý, vận hành sắp xếp bố
trí khu vực tiếp nhận, lưu chứa riêng biệt sau khi phân loại để
vận chuyển đến khu xử lý.
- Danh mục thông tin do UBND các quận,
huyện cung cấp, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường:
TT
|
Danh mục
thông tin
|
Ghi chú
|
1
|
Danh sách các điểm tập kết CTRSH tái
chế
|
Địa điểm, diện tích, địa bàn
|
2
|
Danh sách các điểm tập kết CTRSH
nguy hại
|
Địa điểm, diện tích, địa bàn
|
3
|
Danh sách các điểm tập kết CTRSH còn
lại
|
Địa điểm, diện tích, địa bàn
|
4
|
Danh sách các đơn vị được chọn thu
mua CTRSH tái chế
|
Địa điểm, diện tích, lĩnh vực thu gom,
địa bàn
|
5
|
Danh sách các đơn vị được chọn thu
gom CTRSH nguy hại
|
Địa điểm, lĩnh vực thu gom, địa bàn
|
6
|
Số lượng tờ dán hướng dẫn thực hiện
phân loại CTRSH
|
Theo địa bàn phường, xã
|
7
|
Số lượng túi đựng CTRSH tái chế
|
Theo địa bàn phường, xã
|
8
|
Số lượng sổ tay hướng dẫn cần cung cấp
|
Theo địa bàn phường, xã
|
9
|
Số lượng sổ ghi chép cần cung cấp
|
Theo địa bàn phường, xã
|
10
|
Số lượng bảng hướng dẫn trực quan
phân loại CTRSH tại nguồn
|
Theo địa bàn phường, xã
|
11
|
Số lượng thùng đựng CTRSH nguy hại từ
hộ gia đình
|
Địa điểm bố trí, đơn vị quản lý, tiếp
nhận
|
12
|
Số lượng thùng đựng 02 ngăn bố trí
trên các tuyến đường, khu vực công cộng
|
Địa điểm bố trí, đơn vị quản lý, tiếp
nhận
|
13
|
Số lượng thùng đựng 03 ngăn hoặc 04
ngăn bố trí tại các văn phòng, cơ quan làm việc
|
Địa điểm bố trí, đơn vị quản lý, tiếp
nhận
|
PHỤ LỤC 2.
DỰ
TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN MUA SẮM VẬT TƯ, THIẾT BỊ THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 1577/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2019 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Đơn vị tính:
Triệu đồng
TT
|
Hạng mục
|
Ghi chú
|
Đơn giá (tri.đồng)
|
Số lượng của
Quận Hải Châu
|
Thành tiền
(Đợt 1)
|
Huy động hỗ
trợ (dự kiến)
|
Số lượng
Các quận, huyện còn lại
|
Thành tiền
(Đợt 2)
|
Cộng
|
1
|
Tờ dán hướng dẫn thực hiện phân loại
CTRSH tại hộ gia đình
|
1 tờ/ hộ
|
0,005
|
70.000
|
350
|
|
200.000
|
1.000
|
1.350
|
2
|
Túi đựng CTRSH tái chế
|
1 túi/hộ
|
0,015
|
60.000
|
900
|
|
200.000
|
3.000
|
3.900
|
3
|
Sổ tay hướng dẫn thực hiện phân loại
CTRSH
|
1 Sổ hướng dẫn/Tổ dân phố
|
0,030
|
700
|
21
|
|
2.400
|
72
|
93
|
4
|
Sổ ghi chép phân loại CTRSH tại khu vực
dân cư
|
1 Sổ tay/Tổ dân phố
|
0,030
|
700
|
21
|
|
2.400
|
72
|
93
|
5
|
Bảng hướng dẫn trực quan thực hiện
PLCTRSH
|
02 bảng/ phường
|
1,5
|
30
|
45
|
|
100
|
150
|
195
|
6
|
Thùng đựng tập trung đối với CTRSH
nguy hại hộ gia đình
|
01 thùng/phường, xã
|
7,0
|
30
|
210
|
|
100
|
700
|
910
|
7
|
Thùng đựng 02 ngăn (Rác tái chế và
Rác còn lại)
|
Tùy theo nhu cầu, điều kiện, huy động
hỗ trợ
|
6,0
|
140
|
840
|
252
|
600
|
3.600
|
4.440
|
8
|
Thùng đựng 04 ngăn (03 ngăn các loại
rác tái chế và 01 ngăn rác còn lại)
|
Tùy theo nhu cầu, điều kiện, huy động
hỗ trợ
|
10,0
|
100
|
1.000
|
300
|
200
|
2.000
|
3.000
|
|
Cộng
|
|
|
|
3.387
|
552
|
|
10.594
|
13.981
|