Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1408/QĐ-NHNN 2023 Kế hoạch hành động ngành ngân hàng tăng trưởng xanh 2021 2030

Số hiệu: 1408/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 26/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1408/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 26 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ ĐỀ ÁN VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ LẦN THỨ 26 CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 06 năm 2010;

Căn cứ Luật Các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 06 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

Căn cứ Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài nguyên và môi trường;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Lưu: VP, VTDCNKT (3b).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021-2030 VÀ ĐỀ ÁN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KẾT QUẢ HỘI NGHỊ LẦN THỨ 26 CÁC BÊN THAM GIA CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1408/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các Quyết định với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Ngành ngân hàng tham gia thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của ngành ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được mục tiêu thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

2. Việc triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép, tích hợp trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng, điều hành chính sách tiền tệ, ban hành cơ chế, chính sách tín dụng, hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và trong quá trình định hướng, xây dựng và triển khai chiến lược, kế hoạch kinh doanh của từng tổ chức tín dụng nhằm thúc đẩy tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội, hướng tới phát triển mô hình ngân hàng xanh.

3. Nâng cao nhận thức, vai trò và năng lực của ngành ngân hàng trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành/lĩnh vực xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực phát thải cao; phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đẩy mạnh thực hiện tăng trưởng xanh.

4. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và năng lực thực thi chính sách của ngành ngân hàng theo hướng cập nhật, phát triển và đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lực phục vụ tăng trưởng xanh của nền kinh tế; đẩy mạnh huy động nguồn lực xanh, tăng dần tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh, thực hiện quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng), dần tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế về tài chính xanh.

5. Phát triển các mô hình ngân hàng số, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 để xanh hóa hoạt động ngân hàng, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh

1.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh.

a) Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ và phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; tạo điều kiện nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, đa dạng hình thức cấp tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, doanh nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh, trong đó có các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có lợi ích về môi trường, bảo vệ môi trường. (Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện).

b) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của các TCTD (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đầu mối thực hiện).

c) Rà soát, hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối, góp phần hỗ trợ huy động nguồn lực tài chính từ nước ngoài phục vụ tăng trưởng xanh, phù hợp với mức độ phát triển và độ mở của nền kinh tế Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật (Vụ Quản lý ngoại hối đầu mối phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan thực hiện).

d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các chiến lược, kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đảm bảo tích hợp, phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2050 và Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Viện Chiến lược ngân hàng đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

1.2. Tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển mô hình ngân hàng xanh tại Việt Nam phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 (Viện Chiến lược ngân hàng đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

1.3. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia.

a) Bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (Vụ Chính sách tiền tệ đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

b) Hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp tín dụng đối với Danh mục phân loại xanh sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Danh mục phân loại xanh; hướng dẫn thống kê dư nợ tín dụng xanh trong hệ thống ngân hàng (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đầu mối phối hợp với Vụ Dự báo, thống kê và các đơn vị có liên quan thực hiện).

c) Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đề xuất triển khai công tác quản lý rủi ro khí hậu trong hoạt động ngân hàng (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

d) Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng:

(i) Đẩy mạnh huy động nguồn lực, trong đó có hoạt động phát hành trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

(ii) Tập trung, ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và năng lực tài chính của khách hàng;

(iii) Tăng dần tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư, tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh, trong đó chú trọng các ngành/lĩnh vực như: năng lượng tái tạo, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải, các ngành sản xuất, tiêu dùng ít các bon,... phù hợp với mục tiêu cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050;

(iv) Thực hiện các quy định về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; Chủ động nghiên cứu, cập nhật và phát triển các sản phẩm tín dụng xanh, quản lý rủi ro về môi trường và xã hội, rủi ro khí hậu trong hoạt động cấp tín dụng dần tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

(Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, các tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan thực hiện).

đ) Ưu tiên xem xét, giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng có dư nợ tín dụng đối với Danh mục phân loại xanh, phù hợp với chủ trương, định hướng điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ (Vụ Chính sách tiền tệ đầu mối thực hiện).

e) Nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thống kê, ứng dụng chuyển đổi số đối với hệ thống báo cáo thống kê, cơ sở dữ liệu tăng trưởng xanh của ngành (Vụ Dự báo, thống kê, Cục Công nghệ thông tin phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

2. Hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh

2.1. Các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng tăng cường công tác hợp tác quốc tế nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, cụ thể:

a) Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển quốc tế trong việc xây dựng chính sách và huy động nguồn lực hỗ trợ Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, thực hiện các cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) theo chủ trương, chính sách của Nhà nước;

b) Hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận và tiếp nhận nguồn hỗ trợ quốc tế nhằm đẩy mạnh tài trợ cho các dự án thuộc Danh mục phân loại xanh, phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Tăng cường vận động, tiếp nhận và triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách, quy định về tài chính xanh và tăng trưởng xanh của ngành ngân hàng;

d) Phối hợp với các đối tác quốc tế triển khai các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội thảo, hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực về tài chính xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;

đ) Tiếp tục thực hiện vai trò của ngành ngân hàng trong việc đề xuất, triển khai các sáng kiến, hoạt động hợp tác với đối tác quốc tế và nghiên cứu về các tổ chức, diễn đàn quốc tế về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững nhằm hỗ trợ công tác huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh.

(Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, các tổ chức tín dụng thực hiện).

2.2. Theo dõi, đánh giá nguồn lực quốc tế hỗ trợ thực hiện tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu qua hệ thống ngân hàng (Vụ Hợp tác quốc tế đầu mối thực hiện).

2.3. Theo dõi, cập nhật các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu trên trang thông tin chuyên đề về tăng trưởng xanh - Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước. (Vụ Hợp tác quốc tế đầu mối thực hiện).

3. Hoàn thiện chính sách đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm phát triển bền vững ngành ngân hàng

3.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động thanh toán và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển mô hình kinh doanh mới, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

3.2. Phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.3. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường góp phần phục vụ tăng trưởng xanh.

3.4. Phát triển các hình thức, phương tiện thanh toán mới, hiện đại ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế thanh toán dùng tiền mặt, giảm lưu thông tiền giấy trên thị trường.

(Vụ Thanh toán đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện)

4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

4.1. Tổ chức các đợt khảo sát/thực tập đến các nước có chính sách và hoạt động cấp tiến về tài chính - ngân hàng xanh nhằm tăng cường hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến xây dựng và triển khai chính sách ngân hàng về tín dụng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện các cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” và Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) (Vụ Tổ chức cán bộ đầu mối phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện).

4.2. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo và bồi dưỡng về tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế xanh đối với ngành ngân hàng; xây dựng chương trình đào tạo về nghiệp vụ cấp tín dụng xanh, quản lý rủi ro về môi trường - xã hội trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tài trợ tín dụng cho mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững; tổ chức giảng dạy cho cán bộ, sinh viên tại các trường Đại học, Học viện thuộc ngành ngân hàng về tăng trưởng xanh, tài chính xanh và phát triển kinh tế xanh đối với ngành ngân hàng (Vụ Tổ chức cán bộ đầu mối phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Hiệp hội ngân hàng và các đơn vị liên quan thực hiện).

4.3. Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, các đề tài khoa học để phục vụ xây dựng chiến lược, chính sách tín dụng xanh, ngân hàng xanh (Viện Chiến lược ngân hàng phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị liên quan thực hiện).

4.4. Các tổ chức tín dụng căn cứ năng lực và điều kiện thực tế để xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực thi công tác tài chính xanh trong lĩnh vực ngân hàng (Các tổ chức tín dụng thực hiện).

5. Công tác thông tin, truyền thông về hoạt động của ngành ngân hàng góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu

5.1. Tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của ngành ngân hàng về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh, phát triển ngân hàng bền vững.

5.2. Kịp thời thông tin, truyền thông về kết quả hoạt động ngành ngân hàng, góp phần thực hiện tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nội dung thông tin chuyên về tình hình thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của ngành ngân hàng trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

5.3. Khuyến khích lối sống, tiêu dùng xanh hài hòa với thiên nhiên gắn với các giá trị văn hóa truyền thống, chống chịu với biến đổi khí hậu và thiên tai trong các nội dung truyền thông của ngành ngân hàng.

5.4. Khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng và công bố Báo cáo phát triển bền vững, công bố các cam kết “xanh” của tổ chức mình.

(Vụ Truyền thông đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nội dung 5.1, 5.2, 5.3; các Tổ chức tín dụng thực hiện nội dung 5.4)

6. Nghiên cứu, thành lập diễn đàn chung về tài chính xanh của ngành ngân hàng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 để các tổ chức tín dụng tham gia chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các thành viên thực hiện (Hiệp hội Ngân hàng đầu mối thực hiện).

7. Đẩy mạnh thực hiện mua sắm xanh đối với các dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và Chính phủ; ưu tiên sử dụng, tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam trong hoạt động mua sắm công.

(Vụ Tài chính - Kế toán, các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng thực hiện).

III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Nguồn lực để triển khai Kế hoạch thực hiện theo Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng, các tổ chức tín dụng căn cứ chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Kế hoạch hành động này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Định kỳ hàng năm (trước 15/11) hoặc đột xuất theo yêu cầu, các đơn vị được giao đầu mối triển khai các nhiệm vụ tại Kế hoạch hành động này có báo cáo về tiến độ triển khai, kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp xử lý gửi Vụ Tín dụng các ngành kinh tế để xây dựng báo cáo của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, trình Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh./.

STATE BANK OF VIETNAM
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1408/QD-NHNN

Hanoi, July 26, 2023

 

DECISION

PROMULGATING ACTION PROGRAM OF BANKING SECTOR FOR IMPLEMENTING NATIONAL STRATEGY FOR GREEN GROWTH OF 2021 - 2030 PERIOD AND SCHEME FOR TASKS AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING RESULTS OF THE UNITED NATIONS CLIMATE CHANGE CONFERENCE OF THE PARTIES - COP26

THE GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010; Law on amendment to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 of the Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to Decision No. 1658/QD-TTg dated October 1, 2021 of the Prime Minister approving the National Strategy for Green Growth of 2021 - 2030 period and vision to 2050;

Pursuant to Decision No. 882/QD-TTg dated July 22, 2022 of the Prime Minister approving the National Action Program for Green Growth of 2021 - 2030 period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decision No. 896/QD-TTg dated July 26, 2022 of the Prime Minister approving the National Strategy for Climate Change until 2050;

Pursuant to Decision No. 687/QD-TTg dated June 7, 2022 of the Prime Minister approving the Scheme for Circular Economic Development in Vietnam;

Pursuant to Decision No. 889/QD-TTg dated June 24, 2020 of the Prime Minister approving the National Action Program for Sustainable Production and Consumption of 2021 - 2030 period;

At request of Director of Department of Credit for Economic Sectors.

HEREBY DECIDES:

Article 1. The Action Program of banking sector for implementing National Strategy for Green Growth of 2021 - 2030 period and scheme for tasks and solutions for implementing results of the United Nations Climate Change Conference of the Parties - COP26 is attached hereto.

Article 2. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 3. Chief of Office, Director of Department of Credit for Economic Sectors, heads of entities affiliated with the State Bank of Vietnam, Vietnam Banks Association, and credit institutions, foreign bank branches are responsible for the implementation of this Decision./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

ACTION PLAN OF BANKING SECTOR

IMPLEMENTING NATIONAL STRATEGY OF GREEN GROWTH OF 2021 - 2030 PERIOD AND SCHEME FOR TASKS AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING RESULTS OF THE UNITED NATIONS CLIMATE CHANGE CONFERENCE OF THE PARTIES - COP26
(Attached to Decision No. 1408/QD-NHNN dated July 26, 2023 of the Governor of State Bank of Vietnam)

Implementing Decision No. 1658/QD-TTg dated October 1, 2021 of the Prime Minister approving the National Strategy for Green Growth of 2021 - 2030 period and vision to 2050; Decision No. 882/QD-TTg dated July 22, 2022 of the Prime Minister approving the National Action Program for Green Growth of 2021 - 2030 period; Decision No. 888/QD-TTg dated July 25, 2022 of the Prime Minister approving Scheme for tasks and solutions for implementing results of the United Nations Climate Change Conference of the Parties - COP26; Decision No. 896/QD-TTg dated July 26, 2022 of the Prime Minister approving the National Strategy for Climate Change until 2050; Decision No. 687/QD-TTg dated June 7, 2022 of the Prime Minister approving the Scheme for Circular Economic Development in Vietnam; Decision No. 889/QD-TTg dated June 24, 2020 of the Prime Minister approving the National Action Program for Sustainable Production and Consumption of 2021 - 2030 period, the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”) develops action program to elaborate organization and effective implementation of the Decisions as follows:

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

1. Banking sector effectively participates in the National Strategy for Green Growth; implements sectoral tasks and solutions to respond to climate change, promotes restructuring of the economy and renovates growth model in order to achieve economic prosperity, environmental sustainability, social equality, green economy, circular economy, net-zero carbon emission, and contributes towards limitation of global warming.

2. Implementation of National Strategy for Green Growth, tasks, and solutions for responding to climate change is integrated during development of banking sector development strategy, regulation of monetary policies, promulgation of credit regulations and policies, banking operations of SBV and during orientation, development, and implementation of business strategies and plans of each credit institution in order to promote green credit, manage environmental and social risks, and aim towards green banking model development.

3. Increase awareness, role, and capacity of banking sector in granting credit extension for green sectors, managing environmental and social risks in credit extension for sectors with high emission; develop banking products and services, enable economic sectors to promote green growth.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Develop digital banking model, extensively apply achievements of the Fourth Industrial Revolution in order to implement green banking operations, increase utilities, improve customer’s experience, and implement sustainable development on the basis of promoting application of new and advanced technology in administration, coordination, and provision of banking products, services in a manner that automates the process and optimizes professional operations.

II. PRIMARY TASKS AND SOLUTIONS

1. Develop and finalize regulations, policies, increase state management capability and effectiveness appropriate to green growth objectives

1.1. Develop legal framework regarding green credit appropriate to green growth objectives.

a) Review, amend, and improve regulations on credit extension of credit institutions for customers in order to generate consensus, continuity, and conformance with green growth and sustainable development trends; enable credit institutions to improve operating capability, diversify credit extension methods in order to increase access to bank loan capital of the general public and enterprises for manufacturing and business operations, including manufacturing and business projects, solutions that are beneficial to the environment and protect the environment. (Entities affiliated with the SBV shall implement within their functions and tasks).

b) Further study, develop regulations on environmental risk management in credit extension operation in a manner that complies with the law and practical operations of credit institutions (the Department of Credit for Economic Sectors shall take charge of implementation).

c) Review and improve foreign exchange administration policies, mobilize financial resources from other countries to serve green growth depending on level of development and openness of Vietnamese economy and in a law-compliant manner (the Foreign Exchange Management Department shall take charge and cooperate with International Cooperation Department, Monetary Policy Department, and relevant entities in implementation).

d) Review and amend strategies, action plans of banking sectors in order to integrate and adhere to objectives of National Strategy for Green Growth of 2021 - 2030 period and vision to 2050, Strategy for responding to climate change and reducing greenhouse gas emission until 2050, and Scheme for tasks and solutions for implementing results of the United Nations Climate Change Conference of the Parties - COP26 (the Banking Strategy Institute shall take charge and cooperate with relevant entities in implementation).

1.2. Further implement Scheme for green banking development in Vietnam of 2021 - 2025 period; study and propose development direction of green banking model in Vietnam appropriate to National Strategy for Green Growth of 2021 - 2030 period and vision to 2050 (the Banking Strategy Institute shall take charge and cooperate with relevant entities in implementation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Closely monitor development of the market and economy in Vietnam and in other countries, harmoniously cooperate with fiscal policies and other microeconomic policies in order to flexibly and synchronously coordinate monetary policy instruments and solutions in order to control inflation, stabilize microeconomics, stabilize monetary and foreign exchange markets, assist in green growth, adapt to climate change, and implement sustainable development (the Monetary Policy Department shall take charge and cooperate with relevant entities in implementation).

b) Guide credit institutions to grant credit extension in regard to List of green projects as soon as competent authority approve the List of green projects; provide guidance on listing outstanding green credit in banking system (the Department of Credit for Economic Sectors shall take charge and cooperate with Forecasting and Statistics Department and relevant entities in implementation).

c) Study international experience in order to propose climate risk management in banking operations (the Department of Credit for Economic Sectors, the Monetary Policy Department, the Banking Supervision Agency within their functions and tasks shall cooperate with relevant entities in implementation).

d) Coordinate credit growth reasonably, satisfy loan capital demand of the economy, contribute towards national green growth objectives; direct credit institutions to:

(i) promote mobilization of resources, including issuance of green bonds to fund projects under the List of green projects in order to protect the environment and adapt to climate change;

(ii) focus and prioritize funding sources for projects under List of green projects on the basis of evaluating capital use effectiveness and financial capacity of customers;

(iii) slowly increase percentage of loan capital invested, funded by banks for projects under the List of green projects, especially sectors such as: renewable energy, transport, construction material production, waste processing, low-carbon manufacturing and consumer sectors, etc. appropriate to Vietnam’s commitment to net-zero carbon emission by 2050;

 (iv) implement regulations on environmental risk management in credit extension; study, update, develop green credit products, manage environmental, social, climate risks in credit extension in a manner that approaches international standards.

(the Monetary Policy Department, the Department of Credit for Economic Sectors, credit institutions and relevant entities shall implement).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Study, finalize, and improve statistical report, application of digital transformation in statistical report system, green growth database of the sector (the Forecasting and Statistics Department and the Information Technology Department shall cooperate with relevant entities in implementation).

2. Implement international cooperation to promote resource mobilization for green growth

2.1. Entities affiliated with SBV and credit institutions shall promote international cooperation in order to mobilize international resources for green growth objectives, to be specific:

a) Increase cooperation with international organizations and international development partners in developing policies and mobilizing resources to support Vietnam, promote green growth and sustainable development, and implement net-zero emission commitment by 2050 and the Political Declaration for establishing Just Energy Transition Partnership (JETP) in accordance with principles and policies of the Government;

b) Assist credit institutions to access and receive international aid in order to promote funding for projects in List of green projects in a law-compliant manner;

c) Mobilize, receive, and implement technical support in order to improve planning, development, and enforcement capacity of policies and regulations on green finance and green growth of banking sector;

d) Cooperate with international partners in implementing programs, events, conferences, seminars, meetings to share experience, raise awareness, improve capacity regarding green finance, green growth, and sustainable development;

dd) Further exercise the role of banking sector in proposing, implementing initiatives, cooperating with international partners, and studying international organizations and forums regarding green growth, sustainable development in order to assist green growth mobilization.

(The International Cooperation Department, the Organization and Personnel Department, and credit institutions shall implement).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3. Monitor and update international commitment of Vietnam relating to green growth, response to climate change on webpage dedicated to green growth - website of SBV. (The International Cooperation Department shall take charge of implementation).

3. Improve policies promoting digital transformation for sustainable development in banking sector

3.1. Develop legal framework and policies promoting payment and digital transformation in banking operations, focus on support for development of new business models, provision of banking service and products and utilities satisfying demand of the general public and enterprises.

3.2. Develop digital banking model, effectively implement Plan for digital transformation in banking sector until 2025 and orientation to 2030; in which, prioritize development of digital banking services satisfying demand of the economy in green transition, sustainable development, and response to climate change.

3.3. Develop modern banking products and services that utilize advanced technology, environmentally friendly technology to contribute towards green growth.

3.4. Develop new, modern payment facilities and methods that utilize advanced technology, environmentally friendly technology in order to generate consensus, facilitate, encourage cashless payment, restrict cash payments, and reduce bills in circulation.

(The Payment Department shall cooperate with relevant entities in implementation)

4. Provide training, refresher training, and develop human resources of banking sector to implement National Strategy of Green Growth

4.1. Organize surveys/internship in countries with advanced policies and activities regarding green finance-banking operations in order to improve knowledge, exchange experience with international organizations regarding issues relating to development and implementation of banking policies on green credit, response to climate change, and implementation of net-zero emission commitment by 2050 and the Political Declaration for establishing Just Energy Transition Partnership (JETP) (the Organization and Personnel Department shall take charge and cooperate with relevant entities in implementation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4.3. Implement scientific research and science topics to develop strategies and policies on green credit, green bank (the Banking Strategy Institute shall cooperate with the Department of Credit for Economic Sectors and relevant entities in implementation).

4.4. Credit institutions shall rely on practical capacity and conditions to develop training and improvement programs for officials engaging in green finance operations in banking sector (credit institutions shall implement).

5. Communicate and publicize operations of banking sector contributing towards green growth and response to climate change

5.1. Increase communication to raise awareness in banking sector regarding the role, meaning, and necessity for green credit, green bank, and sustainable banking development.

5.2. Promptly communicate results of banking sector operations contributing towards green growth and response to climate change; develop dedicated information section regarding implementation of green growth strategy of banking sector on website of SBV.

5.3. Encourage green, naturally friendly lifestyles and consumption associated with traditional cultural value, resistant to climate change and natural disasters in communication of banking sector.

5.4. Encourage credit institutions to develop and publish Report on sustainable development , publish their own “green” commitments.

(The Communications Department shall take charge and cooperate with relevant entities implementing 5.1, 5.2, and 5.3; credit institutions shall implement 5.4)

6. Study and establish common forum on green finance of banking sector to contribute towards green growth goals, respond to climate change, and implement net-zero emission by 2050 and enable credit institutions to share experience, assist members in implementation (the Vietnam Banks Association shall take charge of implementation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(The Finance and Accounting Department, relevant entities of SBV, and credit institutions shall implement).

III. RESOURCES FOR IMPLEMENTATION

Resources for implementation of the Plan shall conform to Decision No. 882/QD-TTg dated July 22, 2022 of the Prime Minister approving National Action Plan for Green Growth of 2021 - 2030 period.

IV. ORGANIZING IMPLEMENTATION

1. Entities affiliated with SBV, the Vietnam Banks Association, and credit institutions within their functions, tasks, and operations shall organize implementation of tasks and solutions under this Action Plan of SBV.

2. Entities assigned to take charge of implementing tasks under this Action Plan are responsible for filing reports on implementation progress, attained results, difficulties, issues, and proposed solutions to the Department of Credit for Economic Sectors on an annual basis (before November 15) or on an irregular basis in order to develop report of banking sector on implementation of National Strategy for Green Grown, present to leaders of SBV, and send to National Steering Committee for Green Growth./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1408/QĐ-NHNN ngày 26/07/2023 Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.288

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.221.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!