ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 129
/2003/QĐ-UB
|
Đà lạt, ngày
16 tháng 9 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐIỆN NÔNG THÔN VÀ CHƯƠNG
TRÌNH HỖ TRỢ CHO VAY VỐN MẮC ĐIỆN NHÁNH RẼ VÀO NHÀ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH
SÁCH,HỘ NGHÈO VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)
ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng lần thứ 7;
- Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày
18/7/2002 của Tỉnh uỷ Lâm Đồng về chương trình thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn;
- Căn cứ Nghị quyết số 42/2003/NQ-HĐND.KVI
ngày 21/7/2003 của Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ 10 về việc thông
qua Đề án Phát triển điện nông thôn và Chương trình hỗ trợ cho vay vốn mắc điện
nhánh rẽ vào nhà cho các hộ thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo và đồng bào
dân tộc thiểu số vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Đề án Phát triển điện nông thôn và Chương trình hỗ
trợ cho vay vốn mắc điện nhánh rẽ vào nhà cho các hộ thuộc đối tượng chính
sách, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
(Có Đề án kèm theo).
Điều 2:
- Căn cứ nội dung Đề án và
chức năng, nhiệm vụ được giao, các cấp, các ngành, đơn vị chức năng có liên
quan xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt được
kết quả.
- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với
chính quyền các cấp để tham gia tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền; vận
động sự đóng góp của các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế tham gia cùng với Nhà nước để thực hiện Chương trình hỗ trợ vốn mắc điện
nhánh rẽ vào nhà.
- Giao Sở Công nghiệp theo dõi, kiểm tra, định kỳ
báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND&UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị, các tổ
chức đoàn thể căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./-
|
TM. UBND TỈNH
LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH
Phan Thiên
|
PHẦN
A
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN, THỰC TRẠNG VỀ
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN Ở NÔNG THÔN VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐIỆN
NÔNG THÔN VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖTRỢ, CHO VAY VỐN MẮC ĐIỆN NHÁNH RẼ VÀO
NHÀ.
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN VÀ THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN Ở NÔNG THÔN
A.Thực trạng phát triển điện nông thôn
1-/ Tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 113 xã và 29 phường,
thị trấn. Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư và chỉ đạo công tác phát
triển lưới điện nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa. Cho đến nay số
xã có điện đã đạt tỷ lệ 89% (101/113 xã). Riêng các Phường và Thị Trấn đã đạt tỷ
lệ 100% có điện. Tỷ lệ chung toàn tỉnh đạt tỷ lệ 92%.
Hiện nay chỉ còn 12 xã chưa có điện, gồm các xã:
Đạ Pal, B’Lá, Tân Lạc, Gia Bắc, Sơn Điền, Đưng K’Nớ, ĐạK’Nàng, Phi Liêng, Phúc
Thọ, Liên Hà, Đồng Nai Thượng và Phước Lộc. Mặc dù 89% số xã có điện nhưng
trong số các xã này vẫn còn rất nhiều hộ dân thuộc diện nghèo, gia đình chính
sách, các hộ dân là đồng bào dân tộc vẫn chưa có điều kiện mắc nhánh rẽ vào nhà
để sử dụng điện.
Để khắc phục tình trạng này, UBND tỉnh Lâm Đồng
đã có chủ trương tiếp tục đầu tư cho các xã chưa có điện. Phấn đấu đến cuối năm
2004 sẽ đạt được tỷ lệ 100% các Xã, Phường, Thị Trấn có điện. Đồng thời sẽ đầu
tư vốn ngân sách giúp các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc được vay ưu đãi mắc
nhánh rẽ vào nhà để sử dụng điện, đến năm 2010 tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%.
Theo kế hoạch phát triển của ngành điện, trong
năm 2003 sẽ đầu tư xây dựng cho 10 xã từ các nguồn vốn như sau:
- Nguồn vốn của ngành điện (gồm có 05 xã): xã
Đưng K’Nớ, xã Đạ K’ Nàng, xã Đồng Nai Thượng, xã Sơn Điền, xã Gia Bắc, dự kiến
hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2003.
- Nguồn vốn WB – đợt 2 của giai đoạn I ( gồm 02
xã ): xã B’Lá, xã Tân Lạc. Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn
2003 – 2004.
Nguồn vốn AFD ( gồm 03 xã ) xã Phi Liêng, xã
Phúc Thọ, xã Liên Hà. Dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn
2003 – 2004.
- Riêng 02 xã mới tách là xã Phước Lộc thuộc huyện
Đa Huoai và xã Đạ Pal thuộc huyện Đạ Tẻh được đưa vào kế hoạch phát triển điện
của địa phương trong giai đoạn 2003- 2004.
2-/ Lưới điện nông thôn ở các xã đã có điện hiện
nay cơ bản được đầu tư xây dựng xong giai đoạn 1. Điện lưới đã được đưa về đến
cụm trung tâm các xã, lưới điện hạ thế cung cấp cho nhân dân sử dụng được phát
triển trong phạm vi bán kính 800m tính từ các trạm biến áp hiện hữu. Riêng một
số khu vực có mật độ dân cư không cao, bán kính cấp điện tăng lên đến 1000m.
3-/ Khối lượng đầu tư xây dựng đường dây trung
thế, hạ thế và trạm biến áp mới chỉ đáp ứng cho giai đoạn đầu là phục vụ ánh
sáng sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn là chính.
4-/ Hiện nay tổng số hộ có điện ở khu vực nông
thôn trên toàn tỉnh khoảng 115.624 hộ, chiếm tỷ lệ 62%.
5-/ Số hộ đồng bào dân tộc có điện khoảng 10.120
hộ, chiếm tỷ lệ 21% tổng số hộ đồng bào dân tộc của Tỉnh (khoảng 50.000 hộ).
Đây là một tỷ lệ quá thấp.
6-/ Hiện nay có nhiều mô hình quản lý điện nông
thôn khác nhau vận dụng tùy theo tình hình của từng địa phương (các ban điện
nông thôn xã, huyện và ngành điện quản lý). Trong một thời gian dài trước đây
do chưa có quy chế tổ chức, hoạt động, giám sát, kiểm tra, phân công trách nhiệm
đã dẫn đến việc quản lý còn nhiều vướng mắc, bất hợp lý thậm chí phát sinh tiêu
cực nhất là về quản lý tài chính và giá điện, từ đó đưa giá bán điện đến hộ dân
nông thôn cao hơn mức bình thường.
B.Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại.
1.Nguyên nhân khách quan
-Khu vực nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số định cư của tỉnh Lâm Đồng có địa hình đồi núi phức tạp, rộng và trải dài
trên 150 km nên việc đầu tư xây dựng lưới điện rất khó khăn và tốn kém.
-Nhân dân các vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng đa phần
là dân kinh tế mới còn nghèo và khó khăn, đồng bào dân tộc bản địa có lối sống
còn lạc hậu, không ở tập trung theo cụm dân cư mà lại sống phân tán trên địa
bàn rộng và một số hộ dân thuộc diện di cư tự do sống không theo quy hoạch dân
cư của địa phương… làm cho lưới điện hạ thế không thể đáp ứng cung cấp điện một
cách đầy đủ và tối ưu được.
2.Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan, có nhiều
nguyên nhân chủ quan làm cho việc thực hiện phát triển điện nông thôn của địa
phương còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế của nhân dân. Đó là:
-Mức độ đầu tư từ ngân sách trong những năm qua
chưa đáp ứng được nhu cầu.
-Một số cấp, ngành chưa quán triệt đầy đủ các chủ
trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển nông thôn và vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
- Chưa xác định rõ tầm quan trọng của chương
trình phát triển lưới điện, của công cuộc “Điện khí hóa nông thôn” đối với
việc cải thiện đời sống của đồng bào, từng bước đưa địa bàn nông thôn tiến lên
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để khắc phục những tồn tại và nâng cao tỷ lệ số
hộ dân có điện ở vùng nông thôn của tỉnh Lâm Đồng, tỉnh cần chỉ đạo thực hiện
có hiệu quả chủ trương phát triển nông thôn và lắp đặt nhánh rẽ vào nhà cho các
hộ nhân dân trong diện chính sách và các hộ đồng bào dân tộc.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
Đề án phát triển Điện nông thôn và chương trình
hỗ trơ, cho vay vốn mắc điện nhánh rẽ vào nhà cho các hộ thuộc đối tượng chính
sách, hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn tỉnh Lâm Đồng được
xây dựng xuất phát từ thực trạng nêu trên và căn cứ vào các văn kiện sau:
- Nghị quyết Trung ương 5 – Khóa IX.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần
thứ 7.
- Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 18/ 7 /2002 của Tỉnh
Uy Lâm đồng về chương trình thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW của ban chấp hành
trung ương Đảng khóa IX: “ Đẩy nhanh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn”.
- Nghị quyết số 32/2003/ NQ-HĐND khóa VI ngày
09/ 01/2003 của HĐND về chỉ tiêu kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ Kinh
tế – Xã hội năm 2003.
PHẦN
B
MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP TIẾP TỤC ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN ĐIỆN NÔNG THÔN VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỔ TRỢ, CHO VAY VỐN MẮC ĐIỆN
NHÁNH RẼ VÀO NHÀ.
I. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2005 VÀ
2010.
Phát triển phủ kín lưới điện trung hạ thế nông
thôn từ hệ thống lưới điện quốc gia.
Nâng cao tỷ lệ số hộ dân có điện lên khoảng 70%
đến 80% vào năm 2005 và đến năm 2010 đạt tỷ lệ 95% đến 100% số hộ dân có điện,
trong đó có khoảng 39. 800 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
II. KẾ HOẠCH, GIẢI PHÁP TIẾP
TỤC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN NÔNG THÔN VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ CHO VAY VỐN
MẮC ĐIỆN NHÀNH RẼ VÀO NHÀ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH, HỘ NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ VÙNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
1.Kế hoạch, giải pháp
tiếp tục đầu tư phát triển điện nông thôn.
-Giai đoạn 2003 đến 2005.
Mục tiêu đề ra cho giai đoạn này là đến hết 2005
đạt 100% số xã có điện đến khu trung tâm xã. Tỷ lệ số hộ có điện đạt khoảng 70%
đến 80%.
Phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến 2005 xây dựng
lưới trung, hạ thế đế khu vực trung tâm xã đối với các xã chưa có điện; từng bước
xây dựng lưới trung,hạ thế và trạm biến áp cấp điện cho các khu vực dân cư vùng
nông thôn phía sau cụm trung tâm các xã đã có điện. Phát triển hệ thống điện hạ
thế bảo đảm cung cấp điện cho nhân dân sử dụng.
Tổng khối lượng đầu tư trong giai đoạn này dự kiến
như sau:
Giai đoạn
2003-2005
|
Trung thế
Km
|
Trạm
KVA
|
Hạ thế
Km
|
Khối lượng
|
424,8
|
5875
|
363,7
|
Vốn đầu tư
|
33.984 triệu
|
3.525 triệu
|
20.003,5 triệu
|
Khối lượng và vốn đầu tư cho giai đoạn này dự kiến
sẽ phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho từng năm và từng địa phương như sau:
Năm 2003: Đầu tư cho các xã Đặc biệt khó khăn.
Năm 2004: Đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn,
cho thôn vùng 3 thuộc các xã vùng 2.
Năm 2005: Đầu tư cho các thôn vùng 2 thuộc các
xã vùng 1.
- Giai đoạn 2005 đến 2010
Phát triển rộng lưới điện bảo đảm cung cấp cho
nhân dân. Số hộ có điện đạt tỷ lệ 95% - 100% vào thời điểm 2010.
Để thực hiện được mục tiêu này, giai đoạn 2005 –
2010 cần tập trung ngân sách để đầu tư xây dựng lưới điện trung, hạ thế và trạm
biến áp cho khu vực nông thôn. Đặc biệt là lưới điện hạ thế cần phát triển mạnh
về khối lượng và chất lượng đầu tư xây dựng kết hợp với việc quy hoạch dân cư của
từng địa phương. Đồng thời phải củng cố mô hình quản lý lưới điện nông thôn
theo hướng tích cực, hợp lý hơn, để họat động có hiệu quả, xóa bỏ mô hình quản
lý điện không phù hợp và thay thế bằng mô hình bán điện trực tiếp đến hộ dân hoặc
các mô hình quản lý điện nông thôn có đủ tư cách pháp nhân kinh doanh điện phù
hợp với đặc điểm thực tế từng địa phương. (Mô hình hoạt động theo các luật
doanh nghiệp, hợp tác xã…)
Tổng khối lượng đầu tư trong giai đoạn này dự kiến
như sau:
Giai đoạn
2005-2010
|
Trung thế
Km
|
Trạm
KVA
|
Hạ thế
Km
|
Khối lượng
|
300
|
5900
|
298
|
Vốn đầu tư
|
27.000 triệu
|
3.540 triệu
|
16.390 triệu
|
Khối lượng và vốn đầu tư cho giai đoạn này dự kiến
sẽ phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho từng năm và từng địa phương như sau:
Năm 2006 - 2007: Đầu tư cho các xã đặc biệt khó
khăn.
Năm 2008 - 2009: Đầu tư cho các thôn vùng 3 thuộc
các xã vùng 2.
Năm 2009 - 2010: Đầu tư cho các thôn vùng 2 thuộc
các xã vùng 1.
Theo bảng tổng hợp khối lượng và vốn đầu tư cho
hai giai đoạn đầu tư nêu trên, tổng vốn đầu tư phần trung, hạ thế và trạm biến
áp cho toàn bộ đề án là: 104.442,5 triệu đồng.Chia ra:
-Phần trung thế: 60.984 triệu đồng
-Phần trạm biến áp: 7.065 triệu đồng
-Phần hạ thế: 36.393,5 triệu đồng
Đối với đường dây trung thế và trạm biến áp: Thuộc
trách nhiệm của ngành điện huy động vốn đầu tư ( Vốn đầu tư phát triển của
ngành, vốn vay các tổ chức tài trợ quốc tế, vốn từ ngân sách tỉnh ứng cho vay
không tính lãi). Theo phương án đầu tư dự kiến thì trong năm đầu tiên chỉ phải
huy động ngân sách nhà nước khoảng 10.000 triệu đồng để ứng vốn cho ngành điện
đầu tư đường dây trung thế và trạm biến áp. Sau đó hàng năm ngành điện sẽ hoàn
vốn và địa phương tái sử dụng nguồn vốn này để tiếp tục đầu tư cho các công
trình tiếp theo.
Đối với đường dây hạ thế: Dùng ngân sách địa
phương và vốn chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện trên cơ sở khối lượng
đầu tư thực tế cho từng địa phương thông qua hồ sơ đầu tư xây dựng của từng
công trình do các chủ đầu tư thực hiện.
Dự kiến hàng năm bình quân đầu tư cho lưới hạ thế
nông thôn khoảng 4.500 triệu đồng từ ngân sách nhà nước.
2.Về chương trình hỗ trợ
cho vay vốn mắc điện nhánh rẽ vào nhà cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, đồng
bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn.
Đối tượng được hỗ trợ:Đối tượng được hỗ trợ mắc
điện nhánh rẽ vào nhà là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ nghèo, các hộ
thuộc diện chính sách đang sinh sống ở khu vực nông thôn của tỉnh Lâm Đồng.
Số liệu tổng hợp từ kết qủa điều tra, khảo sát
như sau:
-Tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có
điện: 39.880 hộ.
Trong đó:
Dân tộc bản địa: 24.300 hộ.
Dân tộc khác: 15.580 hộ.
-Tổng số hộ người kinh nghèo chưa có điện:
1.120 hộ.
-Tổng số hộ người kinh thuộc diện chính sách
chưa có điện: 2.380 hộ.
Tổng cộng: 43.380 hộ
Thứ tự ưu tiên đầu tư:
Việc đầu tư lắp đặt nhánh rẽ vào nhà cho các hộ
dân sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên đối với từng khu vực như sau:
Các xã đặc biệt khó khăn;Các thôn buôn
khu vực 3, thuộc các xã vùng 2;Các thôn buôn khu vực 2, thuộc các xã
vùng 1- những nơi đã có lưới điện hạ thế đi qua.
Chính sách hỗ trợ:
a.Đối với các hộ đồng bào dân tộc.
Nhằm tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia Ngân sách Tỉnh sẽ cho vay 100%
kinh phí lắp đặt nhánh rẽ trong vòng 3 năm và không tính lãi suất.
Tổng kinh phí cho vay là kinh phí lắp đặt đồng hồ
dược tính theo bảng chiết tính thực tế cho từng hộ.
b.Đối với các hộ người Kinh diện chính sách,
hộ nghèo, thuộc các xã đặc biệt khó khăn.
Cho vay 100% kinh phí lắp đặt nhánh rẽ trong
vòng 3 năm và không tính lãi suất. Tổng kinh phí cho vay là kinh phí lắp đặt đồng
hồ được tính theo bảng chiết tính thực tế cho từng hộ.
c.Đối với các hộ người Kinh diện chính sách,
hộ nghèo không thuộc các xã đặc biệt khó khăn.
Cho vay 100% kinh phí lắp đặt nhánh rẽ trong
vòng 3 năm và tính lãi suất 3%/năm và tính lãi 1 lan/năm vào tháng cuối cùng
trong năm.Tổng kinh phí cho vay là kinh phí lắp đặt đong ho dược tính theo bảng
chiết tính thực tế cho từng hộ.
Mức hỗ trợ cho vay bình quân và tổng vốn:
Kinh phí hỗ trợ cho vay bình quân theo chiết
tính ưu đãi của Điện lực Lâm Đồng là 600.000 đ/ hộ, bao gồm để đầu tư đường dây
nhánh rẽ từ lưới điện hạ thế vào nhà và trang bị một bóng đèn và một công tắc –
ổ cắm.
Tổng kinh phí dự tính là 600.000đ x 43.380 hộ
= 26.028 triệu đồng
Dự kiến thực hiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn
2003 – 2005 thực hiện theo danh mục đính kèm trong đề án, với tổng vốn ước tính
là 9.248 triệu đồng (Riêng năm 2003 thực hiện QĐ số 577/QĐ – UB ngày 20/ 02/2003
của UBND tỉnh Lâm Đồng đã phân bổ 1.326 triệu đồng). Năm 2004 phân bổ khoảng
3.500 triệu đồng, năm 2005 phân bổ khoảng 4.500 triệu đồng. Giai đoạn 2006 –
2010 thực hiện trên các địa bàn và số hộ còn lại. Giai đoạn này sẽ có kế hoạch
phân bổ khối lượng đầu tư cụ thể sau:
Đến giai đọan năm 2006 bắt đầu có sự thu hồi vốn
vay trong nhân dân của các năm trước, dự kiến thu hồi khỏang 30% và tiếp tục
tái cho vay.
Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, thực
hiện huy động mọi nguồn lực theo nguyên tắc vận động tự nguyện, kêu gọi sự đóng
góp, giúp đỡ bằng tiền hoặc vật tư của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án ( không đặt vấn đề huy động vốn đóng góp của
nhân dân). Nguồn huy động đóng góp trên coi là nguồn thu ngân sách, được cân đối
đầu tư chung chương trình này trên toàn tỉnh.
PHẦN
C
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt mục tiêu của đề án, cần có sự
phối hợp thực hiện của các cơ quan, ban ngành chức năng, chính quyền và tổ chức
đoà thể các cấp.
1/Giao UBND các huyện, thị chịu trách nhiệm
trực tiếp làm chủ đầu tư để tổ chức thực hiện chương trình này trên địa bàn quản
lý ( không giao vốn vay trực tiếp cho dân). Thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, quản
lý vốn vay, ký kết hợp đồng thi công, kiểm tra giám sát và nghiệm thu, bàn
giao, thanh quyết toán.
UBND các Huyện, thị thành lập ban chỉ đạo thực
hiện chương trình do một phó chủ tịch làm trưởng ban và các thành viên gồm Chủ
tịch UBND các xã, các cơ quan chức năng trực thuộc và đại diện các tổ chức đoàn
thể; phân công cụ thể trách nhiệm cho mỗi thành viên.
Trên cơ sở đề án và chương trình hỗ trợ được
HĐND tỉnh thông qua và UBND tỉnh chính thức phê duyệt triển khai, các huyện, thị
xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, báo cáo UBND tỉnh ( thông qua sở Kế hoạch và đầu tư) trước ngày
30/6 để được xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư.
Khi được phân bổ kế hoạch vốn, tiến hành việc rà
soát, lên danh sách chính thức các hộ đủ điều kiện được đầu tư mắc điện nhánh rẽ
vào nhà; tổ chức cho các hộ ký cam kết về việc trả nợ vay theo đúng chính sách
hỗ trợ trước khi triển khai thực hiện.
2/Về đơn vị thi công lắp đặt: Giao điện lực
Lâm Đồng thực hiện trên cơ sở dự toán chiết tính ( có giảm giá tiết kiệm từ 30
đến 40% quy định hiện hành theo cam kết ủng hộ của điện lực Lâm Đồng) cho từng
hộ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điện lực Lâm Đồng có trách nhiệm chỉ đạo các Chi
nhánh điện ở các huyện, thị thực hiện tốt chương trình này, xem đây là việc
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.
3/Phương thức cho vay và thu hồi nợ vay:
Giao Sở tài chính vật giá chủ trì cùng Kho bạc Nhà nước, Ban dân tộc và Miền
núi, Sở Công nghiệp và các ngành liên quan để hướng dẫn về phương thức cho vay
và thu hồi nợ vay theo hướng đơn giản, dễ thực hiện
4/ Ban Dân tộc và Miền Núi phối hợp với
các Sở, Ban ngành, Mặt trận, các đoàn thể trong Tỉnh cùng UBND các huyện, thị
xã, thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi chủ trương, chính sách, biện pháp
phát triển điện nông thôn và chương trình hỗ trợ cho vay vốn mắc điện nhánh rẽ
vào nhà cho các hộ thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu
số vùng nông thôn đến các tầng lớp nhân dân trên toàn tỉnh. Đặc biệt là vùng đồng
bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
5/ Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính – Vật
Giá và Kho Bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm cân đối, bố trí vốn đầu
tư hàng năm cho việc thực hiện đề án.
6/Đề nghị Uỷ ban Mặt trật tổ quốc và các
Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp phối hợp với chính quyền
các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, làm cho nhân dân hiểu rõ đề án và thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả vốn vay mắc điện nhánh rẽ vào nhà; có chương
trình kêu gọi sự đóng góp theo nguyên tắc vận động tự nguyện trong mọi tầng lớp
nhân dân, các nhà hảo tâm và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham
gia cùng nhà nước để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn mắc điện nhánh rẽ vào
nhà.
7/Sở Công nghiệp Lâm Đồng chủ trì việc kiểm
tra, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện đề án và định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực
hiện./.