Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 06/2021/QĐ-UBND Quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc tỉnh Kiên Giang

Số hiệu: 06/2021/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Lâm Minh Thành
Ngày ban hành: 02/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2021/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 02 tháng 7 năm 2021

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 18 tháng 8 năm 2020;

Căn cứ Luật Thủy sản, ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa, ngày 23 tháng 7 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 291/TTr-SNNPTNT ngày 22/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2021 và bãi bỏ Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, về ban hành Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy sản
- Cục kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế- Bộ NN&PTNT
- Website Chính phủ;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang;
- Các sở, ban ngành tỉnh (Đảng, CQ, ĐT và DNNN);
- UBND các huyện, TP;
- Công báo tỉnh, Website Kiên Giang;
- LĐVP, Phòng: KT, NC, TH;
- Lưu: VT, SNNPTNT, tvhung.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

QUY CHẾ

QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về quản lý các hoạt động trong Khu Bảo tồn biển (Khu BTB); bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan Khu BTB; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý các hoạt động tại Khu BTB Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến Khu bảo tồn biển, trừ trường hợp các quy định pháp luật khác và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia có quy định khác.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý các hoạt động tại Khu BTB Phú Quốc.

Điều 2. Phạm vi của Khu Bảo tồn biển

1. Phạm vi phân vùng Khu BTB có diện tích mặt nước là 40.909,47 ha với 03 phân khu chức năng: phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu Phục hồi sinh thái, phân khu Dịch vụ - Hành chính và Vùng đệm; trong đó, bao gồm khu vực bảo vệ rạn san hô và khu vực bảo vệ thảm cỏ biển.

a) Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích: 7.087,37 ha.

- Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt thảm cỏ biển với diện tích 6.658,5 ha, giới hạn từ phía Nam cảng Đá Chồng đến mũi Cây Sao, cách bờ 0,5 km trở ra phía biển 07 km (có tọa độ kèm theo).

- Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt rạn san hô với diện tích 428,87 ha, giới hạn bởi các mốc tọa độ quanh các đảo hòn Vang, hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì, hòn Vông, Nam hòn Mây Rút trong, hòn Trang được giới hạn từ bờ đảo ra phía biển từ 100 - 500 m, riêng phía Tây hòn Vang ra phía biển đến khoảng 800 m (có tọa độ kèm theo).

b) Phân khu Phục hồi sinh thái với diện tích 11.537,51 ha.

- Phân khu Phục hồi sinh thái thảm cỏ biển với diện tích 11.362,83 ha, gồm 02 khu vực chính nằm ở phía Đông Bắc (khu vực 1) và Đông- Đông Nam (khu vực 2) đảo Phú Quốc. Khu vực 1 nằm cách bờ khoảng 0,2 km, kéo từ mũi Dương (Bãi Thơm) đến cảng Đá Chồng với diện tích mặt nước khoảng 2.980 ha ra phía biển 1-2 km ở phía Bắc và 4 - 7 km ở phía Nam tiếp giáp với phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (trừ khu vực biển tại Xà Lực, xã Bãi Thơm do UBND tỉnh Kiên Giang đã có chủ trương giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang (6,43 ha)). Khu vực 2 nằm cách bờ khoảng 0,5 km, kéo từ mũi Cây Sao đến Bãi Vòng có diện tích là 7.502 ha ra phía biển khoảng 1,6 - 4,4 km. Bên cạnh đó, phân khu này còn có 2 luồng tàu ở phía Bắc và giữa của phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích 888,5 ha (có tọa độ kèm theo).

- Phân khu Phục hồi sinh thái rạn san hô với diện tích 174,68 ha, gồm khu vực nằm phía Tây- Tây Nam hòn Rỏi, phía Bắc hòn Thơm, các khu vực nằm xen kẻ với phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt tại hòn Vang, hòn Xưởng, hòn Móng Tay, hòn Gầm Ghì, hòn Vông và Bắc hòn Mây Rút trong từ bờ đảo ra phía ngoài từ 84 - 120 m tùy từng vị trí (có tọa độ kèm theo).

c) Phân khu Dịch vụ - Hành chính với diện tích 9.817,02 ha.

- Phân khu Dịch vụ - Hành chính thảm cỏ biển với diện tích 1.212 ha, là khu vực từ bờ đảo ra phía biển 0,2 km qua các mốc tọa độ từ mũi Dương (Bãi Thơm) đến Bắc cảng Đá Chồng và 0,5 km từ phía Nam cảng Đá Chồng xuống đến phía Bắc cầu Cảng vận tải hành khách Bãi Vòng (có tọa độ kèm theo).

- Phân khu Dịch vụ - Hành chính rạn san hô với diện tích 8.605,02 ha, gồm phạm vi diện tích mặt nước các luồng tàu từ ngoài vào trong bờ qua các mốc tọa độ tại hòn Vang, hòn Xưởng, hòn Gầm Ghì, hòn Vông và hòn Mây Rút trong cùng với khu vực biển bao quanh bên ngoài phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt và Phục hồi sinh thái của các đảo phía Nam An Thới. Mỗi luồng tàu có chiều rộng 50 m được bố trí ở khu vực có rạn san hô phân bố thưa thớt và ít sóng gió nhằm tạo điều kiện xây dựng cầu cảng nhỏ phục vụ cho việc phát triển các hoạt động du lịch sinh thái trên đảo, đồng thời giảm thiểu các tác động đến những khu vực rạn xung quanh (có tọa độ kèm theo).

d) Vùng đệm với diện tích 12.467,57 ha nhằm hạn chế các tác động trực tiếp của các hoạt động kinh tế - xã hội từ bên ngoài vào vùng bảo tồn san hô và thảm cỏ biển.

2. Việc điều chỉnh, diện tích, vị trí các phân khu chức năng căn cứ vào đặc điểm, thực trạng diễn biến của Khu BTB và do Vườn Quốc gia Phú Quốc đề xuất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Quản lý hoạt động trong Khu Bảo tồn biển và Vùng đệm

1. Hoạt động được thực hiện trong phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm

a) Thả phao đánh dấu ranh giới vùng biển;

b) Điều tra, nghiên cứu khoa học sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát của Vườn Quốc gia Phú Quốc;

c) Tuyên truyền, giáo dục môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Hoạt động được thực hiện trong phân khu Phục hồi sinh thái, bao gồm

a) Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển;

c) Hoạt động du lịch sinh thái nhưng không gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển;

d) Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy sản khác được đi qua nhưng không gây hại.

3. Hoạt động được thực hiện trong phân khu Dịch vụ- Hành chính, bao gồm:

a) Các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản bền vững khi đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

c) Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái theo Đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu BTB;

d) Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ hoạt động của Vườn Quốc gia Phú Quốc đối với lĩnh vực bảo tồn biển; công trình phục vụ du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản.

4. Hoạt động được thực hiện trong Vùng đệm bao gồm:

a) Hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Xây dựng công trình cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 4. Các hoạt động bị nghiêm cấm trong Khu Bảo tồn biển

1. Thả phao trái phép; tổ chức hoạt động dịch vụ, du lịch trái phép.

2. Điều tra, nghiên cứu khoa học khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép, trừ trường hợp bất khả kháng.

4. Xây dựng trái phép công trình hạ tầng; nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản trái phép.

5. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản; lấn chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

6. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.

7. Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định.

Chương II

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN KHU BẢO TỒN BIỂN

Điều 5. Điều kiện đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trong Khu Bảo tồn biển Phú Quốc

1. Phải có dự án chi tiết được phê duyệt phù hợp với Đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu BTB và quy hoạch chung của thành phố Phú Quốc.

2. Giữ gìn cảnh quan môi trường, hệ sinh thái, giá trị di tích thắng cảnh, đảm bảo khả năng tái tạo giá trị thắng cảnh và phát triển bền vững Khu Bảo tồn biển Phú Quốc.

3. Phải có thiết bị thu gom, xử lý chất thải và thiết bị ứng phó sự cố môi trường biển.

4. Phải gửi trước nội dung, chương trình hoạt động cho UBND tỉnh và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng khác.

5. Đối với các đề án, dự án, chương trình phục vụ trực tiếp công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát huy giá trị Khu BTB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Định kỳ 6 tháng hoặc bất thường phải tiến hành kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả và báo cáo về Vườn Quốc gia Phú Quốc theo dõi.

6. Tuân thủ các quy định quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực, các quy định của Quy chế này và các quy định khác có liên quan.

Điều 6. Phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nhằm phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và tăng cường tính đa dạng sinh học của Khu BTB khi được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7. Hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản bền vững

1. Hàng năm, căn cứ kết quả đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường biển, Vườn Quốc gia Phú Quốc có trách nhiệm đề xuất, xây dựng kế hoạch nuôi trồng, tái tạo và khai thác nguồn lợi thủy sản trong Khu BTB một cách hợp lý; xác định các khu vực ưu tiên cho cộng đồng ngư dân các xã, phường thuộc thành phố Phú Quốc để nuôi trồng, khai thác thủy sản bền vững.

2. Điều kiện đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

a) Có đăng ký nuôi trồng thủy sản và đối tượng nuôi với UBND các xã, phường thuộc thành phố Phú Quốc và Vườn Quốc gia Phú Quốc;

b) Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định;

c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

3. Điều kiện đối với hoạt động khai thác thủy sản

a) Có đăng ký khai thác thủy sản với Vườn Quốc gia Phú Quốc;

b) Có ghi, nộp báo cáo khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Vườn Quốc gia Phú Quốc;

c) Không khai thác đối tượng thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng được quy định tại Phụ lục 2 Nghị định 26/2019/NĐ-CP .

4. Các hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản thực hiện trong Khu BTB phải tuân thủ đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khuyến khích áp dụng các hình thức nuôi trồng thủy sản sinh thái theo kế hoạch, quy hoạch được duyệt và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của các loài thủy sinh vật.

5. Phương tiện khai thác thủy sản khi neo đậu trong Khu BTB phải tuân thủ theo nội quy, hướng dẫn của Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Điều 8. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa

1. Các phương tiện thủy nội địa phải có thiết bị phòng chống sự cố, dụng cụ thu gom rác thải, chất thải, nước thải, dầu cặn và đỗ đúng nơi quy định.

2. Các phương tiện thủy nội địa chỉ được hoạt động trong phạm vi đường thủy, neo, đậu trong vùng nước thuộc cảng hoặc bến, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định.

3. Các dự án nạo vét luồng lạch thuộc Khu BTB phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phải được thẩm định, đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Các phương tiện thủy nội địa hoạt động trong Khu BTB phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 9. Hoạt động tham quan, du lịch

1. Đối với khách tham quan, du lịch

a) Được tham quan tại khu vực, tuyến, điểm theo quy định;

b) Xả rác, chất thải đúng nơi quy định;

c) Thực hiện nộp các loại phí, lệ phí theo quy định;

d) Chấp hành các nội quy trên tàu du lịch tại các điểm tham quan và hướng dẫn của nhân viên Vườn Quốc gia Phú Quốc tại các khu vực, tuyến, điểm tham quan, du lịch.

2. Đối với hướng dẫn viên du lịch

a) Phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Chấp hành và hướng dẫn khách tham quan, du lịch thực hiện Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Đối với thuyền trưởng, máy trưởng, bếp trưởng, nhân viên phục vụ trên tàu du lịch

a) Phải có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh làm việc trên tàu;

b) Chấp hành những quy định của luật giao thông đường thủy nội địa, quy định của quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

c) Trình báo cho các lực lượng tuần tra, kiểm soát khi tàu hoạt động trong Khu BTB để được hướng dẫn đến các khu vực, tuyển, điểm tham quan, du lịch.

4. Đối với cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ, giải trí, thể thao

a) Chỉ tổ chức các hoạt động cho khách tham quan, du lịch tại các khu vực, tuyến, điểm đã được quy định;

b) Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

c) Tuyên truyền, phổ biến cho nhân viên và du khách nâng cao nhận thức và thực hiện tốt Quy chế quản lý Khu BTB;

d) Chủ phương tiện và người làm việc trên các phương tiện đưa đón khách tham quan, du lịch trong Khu BTB phải thực hiện đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về quản lý hoạt động tàu du lịch;

đ) Phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

Điều 10. Hoạt động bè dịch vụ lặn, nhà hàng nổi

1. Các hoạt động bè dịch vụ lặn, nhà hàng nổi phải tuân theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Đảm bảo các điều kiện và trang bị phương tiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 11. Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học

1. Các hoạt động hợp tác quốc tế phải tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế về đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên và mở rộng hợp tác về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học với các nước, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên nguyên tắc.

a) Bình đẳng, các bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái ở Việt Nam và trên trái đất;

b) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học.

2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học trong Khu BTB phải tuân thủ các yêu cầu sau.

a) Chấp hành các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Có đề tài, dự án, đề án, chương trình hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt; được sự chấp thuận của UBND tỉnh cho triển khai thực hiện trong Khu BTB;

c) Phải gửi trước nội dung, chương trình hoạt động nghiên cứu khoa học cho UBND tỉnh và chịu sự giám sát, kiểm tra của UBND tỉnh và các cơ quan chức năng khác;

d) Thông báo kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học cho UBND tỉnh để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu BTB.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC

Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản tại Khu BTB thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc theo Luật Thủy sản và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phối hợp với Vườn Quốc gia Phú Quốc thực hiện nhiệm vụ và chức năng được quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về xác lập Khu BTB; Quy chế quản lý Khu BTB theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về các loài thủy sản khác bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa vụ, khu vực khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

c) Hướng dẫn địa phương triển khai mô hình nuôi thủy sản, khai thác thủy sản bền vững; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; phối hợp triển khai các dự án phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Khu BTB;

d) Tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, triển khai các đề tài, mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả tại các khu vực đã quy định để góp phần nâng cao đời sống của người dân trong và xung quanh Khu BTB.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với UBND thành phố Phú Quốc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, bảo vệ đa dạng sinh học trong Khu BTB; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế này;

b) Phối hợp với Vườn Quốc gia Phú Quốc và các cơ quan liên quan định kỳ quan trắc, đánh giá diễn biến tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học tại Khu BTB;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong Khu BTB và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Các Sở: Du lịch; Văn hóa và Thể thao

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với UBND thành phố Phú Quốc về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, quản lý di tích trong Khu BTB; phối hợp thẩm định cấp giấy chứng nhận kinh doanh du lịch có điều kiện; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong Khu BTB tuân thủ theo các quy định của pháp luật;

b) Tổ chức, quản lý và hướng dẫn các hoạt động du lịch hợp lý trong các khu vực quy định của Khu BTB cho các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động trong Khu BTB;

c) Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn biển và phổ biến quy chế quản lý Khu BTB đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Vườn Quốc gia Phú Quốc và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện các chương trình đào tạo ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch nhằm từng bước chuyển đổi nghề phù hợp cho cộng đồng dân cư sống trong và lân cận Khu BTB.

5. Sở Tài chính

Hướng dẫn Vườn Quốc gia Phú Quốc quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Phú Quốc, Vườn Quốc gia Phú Quốc trong việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong Khu BTB; triển khai các chương trình, dự án chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giám sát, đánh giá diễn biến tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Vườn Quốc gia Phú Quốc, Sở Du lịch và các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn biển và phổ biến Quy chế này đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

8. Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp Vườn Quốc gia Phú Quốc trong việc quản lý, bảo vệ an ninh trật tự trên biển, đảo trong Khu BTB; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của thành phố Phú Quốc, Vườn Quốc gia Phú Quốc thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Quy chế này.

9. Sở Giao thông vận tải

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đường thủy nội địa, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

10. Ủy ban nhân dân thành phố Phú Quốc

a) Có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ Vườn Quốc gia Phú Quốc triển khai thực hiện Quy chế này và các quy định pháp luật khác liên quan đến các hoạt động trong Khu BTB;

b) Chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn thành phố Phú Quốc thực hiện nghiêm Quy chế này và xử lý những hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền.

11. Cộng đồng dân cư

a) Có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Vườn Quốc gia Phú Quốc triển khai thực hiện các hoạt động trong Khu BTB;

b) Thông báo cho Vườn Quốc gia Phú Quốc và các cơ quan có chức năng liên quan tại địa phương (Bộ đội Biên phòng, Công an, Kiểm ngư) về các hoạt động không đúng quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan;

c) Tuyên truyền, vận động các thành viên trong cộng đồng và du khách thực hiện các quy định, chính sách, nội quy, quy chế liên quan đến Khu BTB.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Vườn Quốc gia Phú Quốc đối với Khu Bảo tồn biển

1. Nhiệm vụ

a) Chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển Khu BTB theo Quy chế này và các quy định khác của pháp luật;

b) Nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh ranh giới các vùng chức năng của Khu BTB; lập bản đồ, tổ chức đánh dấu, lắp đặt, thả phao đánh dấu ranh giới Khu BTB, ranh giới các phân khu chức năng và phao neo cho tàu du lịch;

c) Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo tồn; phục hồi và tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản trong Khu BTB; cứu hộ các loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, giám sát và ngăn chặn các hành vi xâm hại đến Khu BTB;

đ) Tổ chức quan trắc định kỳ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình trạng đa dạng sinh học và chất lượng môi trường trong phạm vi Khu BTB;

e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản cho các bên liên quan và cộng đồng cư dân trong và xung quanh Khu BTB;

g) Đề xuất các cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh Khu BTB;

h) Tổ chức, phối hợp với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Cảnh sát môi trường, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương hoặc đề nghị UBND cấp tỉnh bố trí lực lượng Kiểm ngư thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong Khu BTB;

i) Ban hành hướng dẫn, quy định đối với phương tiện vào hoạt động trong Khu BTB;

k) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý định kỳ hàng năm, 05 năm, 10 năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

l) Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về công tác quản lý Khu BTB cho cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.

2. Quyền hạn

a) Giám sát các hoạt động điều tra khảo sát, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo tồn biển trong phạm vi quản lý;

b) Công chức, viên chức của Vườn Quốc gia Phú Quốc khi đang thi hành công vụ trong Khu BTB được lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, sau đó chuyển cho người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái tự nhiên trong Khu BTB;

d) Được kinh doanh, liên kết, liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái tự nhiên trên biển và các hoạt động dịch vụ khác trong Khu BTB theo quy định của pháp luật;

đ) Trực tiếp tổ chức thu, quản lý, sử dụng phí bảo tồn biển;

e) Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát triển các giá trị bảo tồn theo quy định của pháp luật hiện hành;

g) Tham gia thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến Khu BTB.

Điều 14. Quyền của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Khu Bảo tồn biển

1. Tham gia các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi, tái tạo động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong Khu BTB;

2. Phối hợp với Vườn Quốc gia Phú Quốc triển khai hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái trong Khu BTB theo quy định của Quy chế này, nội quy, hướng dẫn của Vườn Quốc gia Phú Quốc và quy định của pháp luật có liên quan;

3. Liên doanh, liên kết với Vườn Quốc gia Phú Quốc trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển và các hoạt động dịch vụ khác trong Khu BTB theo quy định của pháp luật;

4. Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản theo quy định của Quy chế này, nội quy, hướng dẫn của Vườn Quốc gia Phú Quốc và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 15. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Khu Bảo tồn biển

1. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo.

a) Gửi kế hoạch điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tới Vườn Quốc gia Phú Quốc chậm nhất 10 ngày trước khi thực hiện;

b) Thực hiện điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý Khu BTB và hướng dẫn, giám sát của Vườn Quốc gia Phú Quốc;

c) Thông báo cho Vườn Quốc gia Phú Quốc kết quả điều tra, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; tài liệu công bố trong và ngoài nước (nếu có) sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

d) Chi trả chi phí dịch vụ cho Vườn Quốc gia Phú Quốc theo quy định, trừ hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.

2. Đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái

a) Triển khai hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo đề án tổng thể phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu BTB đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tuân thủ Quy chế này, nội quy, hướng dẫn và chịu sự giám sát của Vườn Quốc gia Phú Quốc;

c) Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường; tham gia hoạt động làm sạch môi trường, phục hồi, tái tạo các loài động vật, thực vật thủy sinh và hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn;

d) Phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học cho khách du lịch;

đ) Chi trả chi phí dịch vụ cho Vườn Quốc gia Phú Quốc theo quy định.

3. Đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sống trong và xung quanh Khu Bảo tồn biển

a) Chấp hành Quy chế này, nội quy, hướng dẫn của Vườn Quốc gia Phú Quốc và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học trong Khu BTB;

c) Tham gia hoạt động tái tạo, phục hồi các loài động vật, thực vật thủy sinh, hệ sinh thái biển trong Khu BTB.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Tổ chức thực hiện

Giám đốc Vườn Quốc gia Phú Quốc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Khu Bảo tồn biển Phú Quốc chịu trách nhiệm thực hiện theo Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ảnh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

PHỤ LỤC

TỌA ĐỘ VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM GIỚI HẠN CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC
(Kèm theo Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND ngày 02/7/2021 của UBND tỉnh)

Phân khu chức năng

Điểm mốc

X

Y

I. VÙNG BẢO TỒN THẢM CỎ BIỂN

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

A1

454231.86

1144892.93

A2

460805.15

1144933.18

A3

460949.19

1133789.44

A4

454584.55

1133806.42

A5

453793.23

1136741.29

A6

453714.84

1143363.15

2. Phân khu phục hồi sinh thái

B1

446989.46

1153590.67

B2

448513.07

1153370.79

B3

452980.84

1151060.06

B4

449724.77

1151886.73

B5

451574.45

1150310.94

B6

453490.05

1147744.05

B7

454006.44

1146795.98

A1

454231.86

1144892.93

A2

460805.15

1144933.18

E1

454363.16

1140302.64

E2

460865.2

1140291.85

E3

454366.39

1139267.63

E4

460878.3

1139283.15

E5

447518.79

1098010.12

E6

447631.68

1097856.14

E7

447589.13

1097829.64

E8

447470.49

1097992.12

A3

460949.19

1133789.44

A4

454584.55

1133806.42

B8

453491.75

1129572.68

B9

450028.52

1122337.94

B10

456676.59

1122346.4

3. Phân khu Dịch vụ-Hành chính

B1

446989.46

1153590.67

B4

449724.77

1151886.73

B5

451574.45

1150310.94

B6

453490.05

1147744.05

B7

454006.44

1146795.98

A1

454231.86

1144892.93

A6

453714.84

1143363.15

E1

454363.16

1140302.64

E3

454366.39

1139267.63

A5

453793.23

1136741.29

A4

454584.55

1133806.42

B8

453491.75

1129572.68

B9

450028.52

1122337.94

C6

449413.21

1122337.66

C5

453045.12

1129647.37

C4

454062.69

1133837.06

C3

453406.72

1136738.07

C2

453237.96

1143407.96

C1

454029.64

1144908.59

4. Vùng đệm

B1

446989.46

1153590.67

B2

448513.07

1153370.79

B3

452980.84

1151060.06

A2

460805.15

1144933.18

A3

460949.19

1133789.44

B10

456676.59

1122346.4

B9

450028.52

1122337.94

C6

449413.21

1122337.66

D1

448788.57

1153734.09

D2

453260.69

1151493.98

D3

461320.04

1144936.14

D4

461515.77

1133805.28

D5

450908.03

1106355.08

II. VÙNG BẢO TỒN RẠN SAN HÔ

1. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

a. Hòn Vang

A7

447477.44

1098805.67

A8

448116.77

1098158.24

A9

447716.14

1098168.25

A10

447071.92

1097821.85

A11

446995.16

1097459.72

A12

445854.73

1097923.27

b. Hòn Xưởng- Hòn Móng Tay- Hòn Gầm Ghì

A13

447504.41

1096830.73

A14

446843.27

1096870.64

A15

447466.59

1097349.2

A16

448351.61

1096564.15

A17

447644.74

1095091.12

A18

446131.8

1095829.77

A19

446200.03

1096377.69

A20

446421.78

1096117.94

A21

447175.41

1096354.92

A22

447569.01

1096529.53

c. Hòn Vông

A23

445709.68

1096197.27

A24

445678.48

1097424.35

A25

444947.24

1097432.12

A26

444150.77

1096611.06

A27

444654.21

1096877.84

A28

445480.31

1096428.48

d. Hòn Mây Rút Trong- Hòn Trang

A29

444628.61

1096248.5

A30

444576.91

1094861.28

A31

444184.85

1094868.24

A32

443385.08

1096020.28

A33

443527.05

1095973.05

2. Phân khu phục hồi sinh thái

447477.44

1098805.67

a. Hòn Rỏi

B11

448116.77

1098158.24

B12

447716.14

1098168.25

B13

447071.92

1097821.85

B14

446995.16

1097459.72

B15

445854.73

1097923.27

b. Hòn Thơm

B16

447504.41

1096830.73

B17

446843.27

1096870.64

B18

447466.59

1097349.2

B19

448351.61

1096564.15

B20

447644.74

1095091.12

B21

446131.8

1095829.77

c. Hòn Vang

A8

446200.03

1096377.69

A9

446421.78

1096117.94

A10

447175.41

1096354.92

A11

447569.01

1096529.53

d. Hòn Xưởng-Hòn Móng Tay-Hòn Gầm Ghì

A13

445709.68

1096197.27

A14

445678.48

1097424.35

A19

444947.24

1097432.12

A20

444150.77

1096611.06

A21

444654.21

1096877.84

A22

445480.31

1096428.48

đ. Hòn Vông

A23

444628.61

1096248.5

A26

444576.91

1094861.28

A27

444184.85

1094868.24

A28

443385.08

1096020.28

e. Hòn Mây Rút Trong

A29

443527.05

1095973.05

B21

447477.44

1098805.67

A32

448116.77

1098158.24

A33

447716.14

1098168.25

3. Phân khu Dịch vụ- hành chính

a. Hòn Vang

E5

447518.79

1098010.12

E6

447631.68

1097856.14

E7

447589.13

1097829.64

E8

447470.49

1097992.12

b. Hòn Xưởng

E9

447325.07

1096528.19

E10

447568.69

1096638.9

E11

447566.14

1096583

E12

447365.98

1096495.69

c. Hòn Gầm Ghì

E13

446490.41

1096294.68

E14

446537.18

1096282.84

E15

446479.59

1096124.55

E16

446421.78

1096117.94

d. Hòn Vông

E17

445044.39

1096760.92

E18

445098.36

1096748.85

E19

444847.78

1096426.04

E20

444795.49

1096439.92

đ. Hòn Mây Rút Trong

E21

444458.59

1096161.64

E22

444409.78

1096179.25

E23

444467.56

1096283.62

E24

444518.72

1096272.51

e. Khác

C7

450603.46

1104153.73

C8

450649.92

1093397.47

C9

441218.37

1093411.3

C10

441227.63

1099155.92

C11

444629.83

1101117.05

C12

445218.87

1104145.58

4. Vùng đệm

C7

450603.46

1104153.73

C8

450649.92

1093397.47

C9

441218.37

1093411.3

C10

441227.63

1099155.92

C11

444629.83

1101117.05

C12

445218.87

1104145.58

D6

451084.34

1104664.33

D7

451174.41

1092894.85

D8

440719.26

1092900.36

D9

440723.59

1099414.06

D10

444187.4

1101389.98

D11

444801.71

1104663.64

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 06/2021/QĐ-UBND ngày 02/07/2021 về Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.301

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.237.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!