HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
140/2008/NQ-HĐND12
|
Lai
Châu, ngày 05 tháng 12 năm 2008
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khoáng sản năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/NĐ-CP ngày 27/12/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
khoáng sản.
Căn cứ công văn số 1029/BCT-CNNg, ngày 6/11/2008 của Bộ Công Thương về việc góp
ý kiến về quy hoạch khoáng sản.
Sau khi xem xét Tờ trình số 1081/TTr-UBND ngày 21/11/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh
đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2015, có xét đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban
Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Lai Châu đến năm 2015, có xét đến năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một
số nội dung sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN.
- Phát triển công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản phải phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng,
đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ các di sản thiên nhiên và di tích lịch sử,
bảo vệ các công trình có vị trí chiến lược quốc gia (như thủy điện Lai Châu, Bản
Chát) và có giá trị văn hoá.
- Phát triển hoạt động khai thác
khoáng sản phải chú trọng lồng ghép đầu tư điều tra đánh giá, thăm dò; phải gắn
với chế biến có quy mô và mức độ phù hợp trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý,
hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo hài hòa lợi ích của Tỉnh và của Quốc
gia.
- Phát triển công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản trên cơ sở phát huy hiệu quả nguồn lực của các thành
phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và quốc tế.
- Phát triển công nghiệp khai
thác, chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến hợp lý, nâng cao năng suất
lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng và sức cạnh các sản phẩm
nguyên liệu khoáng.
II. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN.
1. Ưu tiên, khuyến khích và đẩy
mạnh khai thác các mỏ, điểm khoáng sản nằm trong vùng ngập lòng hồ các công
trình thủy điện lớn Sơn La, Bản Chát, Huội Quảng (đều dự kiến đóng đập tích nước
vào năm 2010-2012) và Lai Châu.
2. Kết hợp khai thác quy mô vừa
với quy mô nhỏ, cơ giới hóa với bán cơ giới, chế biến thô (tuyển) với chế biến
tinh (sau tuyển) phù hợp với từng đối tượng khoáng sản và mỗi giai đoạn phát
triển cụ thể; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản
phẩm chế biến từ nguyên liệu khoáng ngoài hướng cung cấp cho các hộ tiêu thụ
trong nước.
3. Tạo thuận lợi và chủ động phối
hợp với các Bộ, ngành Trung ương để thúc đẩy triển khai đúng tiến độ các dự án
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản quy mô lớn trên địa bàn (như đất hiếm,
quặng barit, fluorit...).
4. Tăng cường quản lý Nhà nước,
kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động khoáng sản trên địa bàn; tháo gỡ rào cản
về cơ chế, chính sách gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án,
nhất là đầu tư đều tra đánh giá, thăm dò các điểm, biểu hiện khoáng sản quy mô
nhỏ, chưa rõ/ít có triển vọng.
5. Nâng cao tính tập trung công
nghiệp, hạn chế số lượng chủ đầu tư, tăng thời hạn và số hecta của mỗi diện
tích khai thác nhằm khắc phục những bất lợi do quy mô nhỏ, lẻ của hầu hết các mỏ,
điểm, biểu hiện khoáng sản trên địa bàn và để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu
dài, bài bản và quy mô lớn hơn.
III. MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN.
1. Công nghiệp Trung ương.
Đến năm 2020, hình thành 2-3 cơ
sở công nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng vàng, đất hiếm (đa kim, khoáng chất
công nghiệp) có quy mô vừa-lớn trên địa bàn. Sản lượng khai thác, chế biến
khoáng sản công nghiệp Trung ương trên địa bàn:
- Sản phẩm ôxít đất hiếm riêng rẽ:
đạt 5.500 tấn/năm vào năm 2010, 10.000 tấn/năm vào năm 2015 và 15.000 tấn/năm
vào năm 2020;
- Sản phẩm tinh bột barit: đạt
40.000 tấn/năm vào năm 2010, 130.000 tấn/năm vào năm 2015 và 230.000 tấn/năm
vào năm 2020;
- Sản phẩm tinh bột fluorit: đạt
khoảng 2.800 tấn/năm từ năm 2010 trở đi.
2. Công nghiệp địa phương.
2.1. Đến năm 2010, hoàn thành
khoanh định các khu vực cấm, tạm cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản cũng như
khu vực hoạt động khoáng sản đặc biệt.
2.2. Sản lượng khai thác, chế biến
khoáng sản chủ yếu:
- Duy trì mức 50-100 nghìn tấn
quặng sắt cục hợp cách xuất khẩu/năm;
- Tinh quặng đồng 20-25%Cu: đạt
20-30 nghìn tấn vào năm 2010 và 70-100 nghìn tấn vào năm 2015;
- Duy trì mức 5-10 nghìn tấn
tinh quặng chì kẽm hợp cách xuất khẩu/năm;
- Vàng cốm: đạt 40-50kg vào năm
2010 và 180-200kg vào năm 2015;
- Ferro-molipden: đạt 25-30 tấn
sản phẩm vào năm 2015;
- Nước khoáng không ga đóng chai
PEP: đạt 10-15 triệu lít vào năm 2015.
IV. PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH.
1. Khu vực cấm, tạm cấm HĐKS đối
với các nhóm khoáng sản.
1.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệu
(than): điểm than đá Vàng Sôn.
1.2. Nhóm khoáng sản kim loại.
- Quặng sắt: quặng sắt Dịu Sằng
ít có triển vọng và nằm trong diện tích đất rừng đặc dụng quy hoạch vào khu vực
cấm hoạt động khoáng sản.
- Quặng đồng: thực hiện việc
chuyên đổi đất rừng phòng hộ, đặc dụng sang rừng sản xuất nên không có diện
tích quặng đồng nằm trong khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
- Quặng chì – kẽm: điểm quặng
T’sin Thàng ít có triển vọng và nằm trong diện tích đất rừng đặc dụng quy hoạch
vào khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản.
- Quặng vàng: vàng gốc Yên
Thang, Đan Đon, Nà Phày, Phìn Khò, Nậm Na A, vàng sa khoáng Nừ Hà.
- Quặng molybden: các điểm quặng
San Sả Hồ (xã Sơn Bình, Tam Đường), Sang Sui (xã Bum Nưa, Mường Tè).
1.3. Nhóm khoáng chất công nghiệp:
Py Nậm Khao, Py Thèn Thầu, Py Dịu Sằng, Py Nậm Kha á, Kl He Luang.
1.4. Nhóm đá quý, bán quý: Điểm
quặng Nậm Xẻ, Điểm quặng Pít Tong và một phần diện tích Điểm quặng Bản Bo (nằm
trong rừng phòng hộ và rừng đặc dụng).
1.5. Nhóm nước khoáng, nước nóng
thiên nhiên: Lũng Pô Hồ, Nậm Cải, Tả Páo Hồ, Si Lô Hào 1 & 2, Ma Li Pho, Pắc
Ta, Nậm Luồng, Pắc Thà.
2. Quy hoạch thăm dò, khai thác
và chế biến đối với những mỏ, điểm mỏ và biểu hiện quặng nằm trong khu vực hạn
chế và hoạt động khoáng sản thông thường.
2.1. Quy hoạch thăm dò: được thực
hiện đối với các khoáng sản được đánh giá sơ bộ là có triển vọng cần được đầu
tư cho công tác thăm dò để làm tăng cấp tài nguyên dự báo để làm cơ sở cho việc
đầu tư khai thác.
a, Nhóm khoáng sản nhiên liệu
(than): do việc dự báo tài nguyên nên không thực hiện đầu tư thăm dò đối với
khoáng sản than.
b, Nhóm khoáng sản kim loại:
- Quặng sắt: Đầu tư thăm dò điểm
quặng sắt Chùa Keo Thấp, Huổi Ke, Tà Ngảo, giai đoạn thực hiện 2009-2012.
- Quặng đồng:
+ Đầu tư thăm dò, tìm kiếm các
điểm quặng đồng Pô Lếch, Nậm Hà 1, Nậm Hà 2, Can Hồ và Nậm Dôn, giai đoạn thực
hiện 2009-2010.
+ Đầu tư thăm dò các điểm quặng
đồng Ma Li Pho (Phong Thổ), Hồng Thu, Nà Tăm (Sìn Hồ) giai đoạn thực hiện đến
năm 2012
+ Đầu tư thăm dò điểm quặng Hà Nừ,
giai đoạn thực hiện đến năm 2012.
- Quặng chì - kẽm:
+ Đầu tư tìm kiếm quặng chì
Chàng Chảo Pá, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè và quặng chì kẽm Dào San, huyện
Phong Thổ, giai đoạn đến năm 2012.
+ Đầu tư tìm kiếm hiểu hiện quặng
chì Thà Giang Phu, giai đoạn thực hiện 2015-2020.
- Quặng vàng:
+ Đầu tư đánh giá làm tăng cấp độ
tài nguyên dự báo các điểm quặng Nậm Pộc, Nậm Khao, Dịu Sằng, Mường Mô, Pa Mô,
Nậm Suổng và Nậm Kha á , giai đoạn thực hiện đến năm 2012.
+ Đầu tư thăm dò các điểm quặng
vàng gốc He Luang, Nà Ban, Đông bắc Bản Lướt và Tây nam Bản Lướt. Dự kiến trình
tự đầu tư thăm dò quặng vàng Đông bắc Bản Lướt và Tây nam Bản Lướt trước, rồi đến
He Luang và Nà Ban, giai đoạn 2010-2015.
+ Đầu tư thăm dò bổ sung tài liệu
địa chất tại các mỏ quặng Thèn Sìn ở xã Thèn Sìn và điểm quặng vàng Tả Lèng ở
xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Dự kiến chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đầu tư
thăm dò đối với mỏ vàng Thèn Sìn (2009-2010), giai đoạn 2 đầu tư thăm dò mỏ Tả
Lèng (2011-2013).
+ Đầu tư thăm dò quặng Bum Nưa,
Mường Bum; Huổi Đăng và Mường Tè, giai đoạn triển khai 2013-2015.
+ Đầu tư điều tra đánh giá bổ
sung tài liệu địa chất làm tăng cấp đánh giá tài nguyên mỏ quặng vàng Pắc Ta
thuộc xã Pắc Ta và Phúc Than, huyện Than Uyên, giai đoạn thực hiện 2009-2010.
- Khoáng sản molybden: Đầu tư
thăm dò 2 điểm mỏ molybden Tung Qua Lìn và Tả Chu Phùng, giai đoạn thực hiện
2009-2010.
c, Nhóm khoáng sản khoáng chất
công nghiệp: Đầu tư đánh giá làm rõ tài nguyên đối với các điểm, biểu hiện quặng
đã được ghi nhận nằm trong vùng ngấp Pyrit Nậm Hà, Pyrit Phiêng Ban, cao lanh Bản
Mẫn, giai đoạn thực hiện 2009-2012.
d, Nhóm đá quý, bán quý: không
thực hiện việc thăm dò, bởi trên địa bàn tỉnh Lai Châu ghi nhận có 4 điểm đá
quý Nậm Xẻ, Pít Tong, Bản Bo và Bản Mẫn; trong đó điểm quặng Nậm Xẻ, Pít Tong
và và một phần diện tích Điểm quặng Bản Bo nằm trong rừng phòng hộ và rừng đặc
dụng; điểm đá quý Bản Mẫn nằm trong vùng ngập.
e, Nhóm nước khoáng, nước nóng
thiên nhiên: Ngoài các điểm nước khoáng, nước nóng thiên nhiên nằm trong khu vực
cấm, tạm cấm; đối với các điểm còn lại tiếp tục đầu tư đánh giá để bổ sung vào
tài liệu địa chất đối với các điểm còn lại giai đoạn thực hiện 2009-2013.
2.2. Quy hoạch khai thác, chế biến.
a, Nhóm khoáng sản nhiên liệu
(than):
- Khuyến khích khai thác điểm
than đá Huổi Lá (nằm trong vùng ngập) giai đoạn triển khai 2009-2010.
- Hai điểm than đá Nậm Than và
Can Hồ đều không có triển vọng, chất lượng chỉ sử dụng làm chất đốt sinh hoạt.
Vì vậy, nếu có nhu cầu nên cấp phép khai thác giai đoạn triển khai 2010-2015.
b, Nhóm khoáng sản kim loại:
- Quặng sắt:
+ Khuyến khích đầu tư khai thác
quặng sắt Thác Mới (nằm trong vùng ngập) giai đoạn thực hiện 2009-2010.
+ Đầu tư khai thác điểm quặng sắt
Chùa Keo Thấp, Huổi Ke, Tà Ngảo, giai đoạn thực hiện đến năm 2015.
+ Biểu hiện quặng sắt Khun Há
không/ít có triển vọng: không khuyến khích đầu tư.
- Quặng đồng:
+ Đầu tư khai thác khai thác,
tuyển quặng điểm quặng đồng Ma Khi Ho và Hà Nừ cấp phép có điều điều kiện cho
chủ đầu tư nhằm bảo vệ rừng phòng hộ, giai đoạn triển khai thực hiện đến năm
2012.
+ Khuyến khích đầu tư khai thác
quặng đồng tại các điểm, mỏ nằm trong vùng ngập của hồ các thủy điện lớn, sau:
Pô Lếch, Nậm Hà, Can Hồ, Nậm Dôn với công suất khoảng 80.000 tấn quặng nguyên
khai/năm, giai đoạn triển khai thực hiện 2009-2012.
+ Các diện tích quặng đồng khác
tại xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (4 diện tích và điểm quặng đồng Ma Li Pho), ở
các xã Hồng Thu (1 diện tích + điểm quặng đồng Thong T’Sang) và Nậm Tăm, huyện
Sìn Hồ (2 diện tích), trên cơ sở kết quả của các dự án thăm dò trên duy trì
công suất khai thác, sơ chế hoặc tuyển đến tinh quặng 20-25%Cu, giai đoạn triển
khai thực hiện đến năm 2015.
- Quặng chì, kẽm:
+ Không khuyến khích đầu tư khai
thác sớm các điểm và biểu hiện quặng: Thà Giang Phu, Nậm Khâm, Mường So, Bản
Mao.
+ Đầu tư khai thác kết hợp xây dựng
các xưởng tuyển nổi đối với các điểm quặng chì Chàng Chảo Pá (Pa Vệ Sử - Mường
Tè); Dào San (Phong Thổ) giai đoạn thực hiện đến năm 2015.
- Khoáng sản vàng (đa kim):
+ Đối với các diện tích quặng
vàng nằm trong vùng ngập được triển khai hoạt động khai thác, chế biến trong
giai đoạn đến năm 2012, gồm:
+ Không khuyến khích đầu tư khai
thác các điểm và biểu hiện quặng vàng (đa kim) có tài nguyên không đáng kể,
không có triển vọng, dù sẽ bị ngập là: Pô Lếch, Can Hồ, Nậm Hà, Pa Khao, Huổi
Vo, Nậm Nhạt, Nậm Cười, Huổi Củng, Nậm Khao và Pá Cuối.
+ Đầu tư khai thác và tuyển quặng
vàng gốc Nậm Pộc, Nậm Khao, Mường Mô, Pa Mô.
+ Đối với các diện tích quặng
vàng nằm trong khu vực hạn chế HĐKS triển khai trong giai đoạn đến năm 2015, thực
hiện việc cấp phép có điều kiện cho các chủ đầu tư, gồm:
+ Đầu tư khai thác hầm lò, tuyển
và luyện quặng vàng gốc Nậm Suổng, Nậm Kha á. Các xưởng tuyển đạt tại mỏ, nhà
máy luyện vàng cốm dự kiến xây dựng tại thị trấn Mường Tè.
+ Các điểm quặng vàng gốc He
Luang, Nà Ban, Đông bắc Bản Lướt và Tây Nam Bản Lướt.
- Đối với các diện tích vàng
khác:
+ Mỏ quặng vàng quy mô nhỏ Thèn
Sìn ở xã Thèn Sìn (triển khai thực hiện giai đoạn 2009-2012) và điểm quặng vàng
Tả Lèng (triển khai thực hiện giai đoạn 2013-2015) ở xã Tả Lèng, huyện Tam Đường.
+ Đầu tư khai thác hầm lò, tuyển
quặng vàng gốc Bum Nưa, Mường Bum, Huổi Đăng, Mường Tè và Pắc Ta, giai đoạn triển
khai thực hiện đến năm 2015.
- Molybden: Đầu tư khai thác,
tuyển và luyện thành ferro molybden quặng molipden Tung Qua Lìn và Tả Chu
Phùng. Nhà máy tuyển quặng molipden dự kiến xây dựng tại khu vực khai thác mỏ,
nhà máy luyện ferro molipden công suất 30 tấn sản phẩm fero molipden/năm - xây
dựng trong khu công nghiệp Mường So, huyện Phong Thổ, giai đoạn triển khai thực
hiện đến năm 2012.
c, Nhóm khoáng chất công nghiệp:
khuyến khích đầu tư khai thác Pyrit tại các điểm: Nậm Hà, Phiêng Ban và cao
lanh Bản Mẫn, giai đoạn triển khai thực hiện đến năm 2012.
d, Nhóm khoáng sản đá quý, bán
quý: khuyến khích đầu tư khai thác điểm đá quý Bản Mẫn, giai đoạn triển khai thực
hiện đến năm 2012.
e, Quy hoạch khoáng sản nước
khoáng – nước nóng thiên nhiên: Trên cơ sở các tiêu chí về lưu lượng, độ khoáng
và chất lượng khoáng phù hợp, gần thị trường tiêu thụ, đầu tư các nguồn nước
sau:
- Nguồn nước khoáng hóa thấp-ấm Bản
Hon, xã Bản Hon, huyện Tam Đường.
- Nguồn nước khoáng vừa-nóng vừa
Nà Ban, xã Mường Khoa (giáp với xã Nậm Cần và Thân Thuộc), huyện Than Uyên.
- Nguồn nước khoáng hóa vừa-ấm
Vàng Bó, xã Mường So, huyện Phong Thổ.
- Nguồn nước khoáng rất thấp-ấm Phình
Phát, xã Thân Thuộc, huyện Than Uyên.
V. MỘT SỐ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU.
1. Các giải pháp, chính sách
phát triển.
1.1. Về cơ chế chính sách: Tiếp
tục cải tiến thủ tục hành chính trong đầu tư, quy trình tiếp nhận, thẩm tra, cấp
giấy chứng nhận đầu tư và tập trung chỉ đạo giải quyết mặt bằng, cho thuê đất
cho các nhà đầu tư; Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc
trong triển khai các dự án có tác dụng thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn như: dự
án khai thác tuyển luyện đất hiếm, dự án nhà máy tuyển chì kẽm, khai thác và chế
biến đồng Sìn Hồ, đặc biệt là với các dự án nằm trong vùng ngập các nhà máy thủy
điện.
1.2. Tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về hoạt động khoáng sản
- Tăng cường công tác kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân khai
thác khoáng sản trên địa bàn.
- Kiểm tra, thanh tra định kỳ đối
với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nhằm phát hiện và xử lý các hiện
tượng gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Phát hiện và ngăn chặn
các hiện tượng khai thác, chế biến khoáng sản trái phép.
- Phối hợp chặt chẽ và thường
xuyên trao đổi thông tin, chuyên môn nghiệp vụ nghiệp vụ về công tác quản lý
tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản liên quan đến bảo vệ môi trường với
các cơ quan Trung ương.
- Đẩy mạnh công tác hợp tác liên
doanh, liên kết với các cơ quan trong và ngoài nước để xúc tiến đầu tư, thu hút
vốn đầu tư phát triển ngành trên địa bàn.
1.3. Giải pháp về vốn đầu tư.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư
phát triển thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản công nghiệp địa phương trên địa
bàn đến năm 2015 vào khoảng 950-1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn này sẽ được huy động từ
các thành phần kinh tế, các tổ chức tín dụng trong, ngoài tỉnh, nước ngoài và một
phần vốn ngân sách.
- Đối với vốn đầu tư trong nước:
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn có đủ năng lực
tham gia đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản; Nhà nước tạo môi
trường thuận lợi cho việc tạo vốn các doanh nghiệp.
- Huy động vốn nước ngoài thực
hiện bằng hình thức liên doanh có thể cho phía nước ngoài tham gia cổ phần đầu
tư cả khâu khai thác mỏ và luyện kim, trong đó khâu khai thác mỏ ta giữ cổ phần
chi phối, còn khâu luyện kim có thể 100% vốn nước ngoài.
- Đối với các dự án chế biến sâu
khoáng sản (luyện vàng có công suất tối thiểu là 40kg/năm, luyện ferro molipden
có công suất tối thiểu là 30tấn/năm và nhà máy nước khoáng công suất tối thiểu
15 triệu lít/năm) thực hiện bằng vốn trong nước trên địa bàn, Tỉnh tạo điều kiện
để dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay ưu đãi đầu tư trung
hạn và dài hạn đáp ứng đến 70% tổng vốn đầu tư của dự án. Nếu dự án vay vốn của
các tổ chức tín dụng thì được Ngân hàng Phát triển Việt Nam hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
1.4. Giải pháp bảo vệ môi trường
và tài nguyên khoáng sản: Tích cực tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức
và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về khoáng sản và môi trường trong
khai thác, chế biến khoáng sản; Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết
bị, nghiên cứu đưa công nghệ mới, tiên tiến vào khai thác, chế biến khoáng sản;
Đẩy mạnh công tác phục hồi môi trường sau khai thác ngay khi có thể, không phải
đợi đến khi đóng cửa mỏ...
2. Các giải pháp khác.
- Phát triển đào tạo nguồn nhân
lực: Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển công nhân lành nghề cho các ngành
khai thác và chế biến khoáng sản. Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm
thu hút mọi nguồn lực trong xã hội và đa dạng hoá các loại hình hoạt động đào tạo
nghề. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động chưa có việc làm...
- Phát triển thị trường, sản phẩm
mới: Tôn trọng nguyên tắc và cơ chế vận hành khách quan của thị trường; giảm đến
mức tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên cung cấp những
thông tin dự báo, định hướng thị trường tạo điều kiện cho người sản xuất tổ chức
sản xuất một cách linh hoạt, uyển chuyển, kịp thời.
- Tăng cường liên kết, hợp tác
giữa các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trong Tỉnh với nhau và với các cơ
sở khác trong ngành của các địa phương lân cận và của các tập đoàn, tổng công
ty Nhà nước, hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh.
Điều 2.
Giao cho ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện Quy hoạch này.
Điều 3.
Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng
nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 13 thông qua./.