ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 510/KH-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 12 tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống, thiên tai năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 553/QĐ-TTg
ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận
thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”;
Căn cứ Văn bản số 3194/BNN-PCTT
ngày 28/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch thực hiện
Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn
2021-2025;
Để thực hiện tốt các nội dung của Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh,
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án ‘‘Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi
ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Nâng cao nhận thức về thiên tai, năng
lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai, cán bộ
chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai,
góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích
cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân nhằm
góp phần thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, giảm thiểu đến mức
thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Yêu cầu
- Phối hợp nghiên cứu, hoàn thiện
theo thẩm quyền hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoạt
động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Đội ngũ giảng viên, tập huấn viên
các cấp được trang bị kỹ năng, kiến thức và có đủ năng lực để tổ chức, triển
khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức tại cộng đồng;
- Người dân ở các khu vực thường
xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt... được phổ biến kiến thức
phòng, tránh.
- 60% cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc
đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng
dân cư) khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được phổ biến về
nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
trong phòng, chống thiên tai;
- 60% người dân ở các xã thường xuyên
xảy ra thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng tránh thiên tai, nhất là các
loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn;
- 60% các bậc đào tạo phổ thông lồng
ghép nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng
dạy;
- 60% các xã xây dựng và phê duyệt kế
hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng;
- Phấn đấu 60% các hộ gia đình được
tiếp nhận đầy đủ thông tin phòng, tránh thiên tai.
III. NỘI DUNG CỦA
KẾ HOẠCH
1. Phối hợp, hoàn
thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức
cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và triển khai thực hiện
khi có hướng dẫn
1.1. Xây dựng, phối hợp xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật, triển khai văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách
tài chính, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức các cấp và người dân.
1.2. Phối hợp xây dựng hướng dẫn củng
cố, kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nâng cao nhận
thức cộng đồng, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng tại các cấp; triển khai thực hiện khi có hướng dẫn ban hành.
1.3. Phối hợp xây dựng hướng dẫn thực
hiện việc lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai
với một số môn học trong chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên theo chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp liên quan.
1.4. Phối hợp xây dựng hướng dẫn đưa
nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng và an ninh.
1.5. Phối hợp xây dựng tài liệu tập
huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng;
tài liệu tuyên truyền, truyền thông (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch,
lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục
và phục hồi sau thiên tai).
1.6. Phối hợp xây dựng Bộ chỉ số theo
dõi, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án.
2. Nâng cao năng
lực cho cá nhân, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động
nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
2.1. Tổ chức phổ biến nội dung nâng
cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong
phòng, chống thiên tai cho cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc
đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng
dân cư) tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm.
2.2. Xây dựng đội ngũ giảng viên cấp
tỉnh, tham gia đào tạo và Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, cán
bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Kế hoạch ở các cấp.
2.3. Tổ chức phổ biến chính sách, cơ
chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện Đề án.
2.4. Tập huấn nâng cao kiến thức về
thiên tai, kỹ năng phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện công
tác tuyên truyền cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh
- truyền hình cấp huyện, cán bộ đài truyền thanh cấp xã, báo cáo viên, tuyên
truyền viên, lực lượng xung kích ở cơ sở.
2.5. Thực hiện đa dạng hóa các hình
thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các cá
nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Kế hoạch.
2.6. Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội
ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên.
3. Tăng cường
tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực cho cộng đồng về
giảm nhẹ rủi ro thiên tai
3.1. Tổ chức tuyên truyền, truyền
thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng
hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng, trong đó, phối hợp
xây dựng hoặc xây dựng phòng triển lãm, trưng bày hình ảnh, mô hình, tư liệu về
các trận thiên tai, bài học kinh nghiệm phục vụ tham quan,
học tập nâng cao nhận thức; tập huấn chuyên biệt cho các đối tượng dễ bị tổn
thương tại cộng đồng.
3.2. Hướng dẫn và huy động người dân
trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
thiên tai trên địa bàn cấp xã như diễn tập phòng tránh
thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan.
3.3. Xây dựng và nhân rộng mô hình xã
điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và
quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống
thiên tai.
3.4. Tổ chức truyền thông trên cơ sở
dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông trên địa bàn toàn tỉnh; phổ biến,
chia sẻ rộng rãi đến các nhóm đối tượng trong xã hội.
3.5. Xây dựng các công trình quy mô
nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
3.6. Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm
phòng, chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản
đồ rủi ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở dữ liệu về quản
lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng
chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
3.7. Lồng ghép một số nội dung phòng,
chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giảng dạy cấp tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số trường, cơ sở giáo dục đào tạo
nghề nghiệp liên quan theo hướng dẫn.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm:
Ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai; hỗ trợ, tài trợ từ các Chính phủ
và các tổ chức quốc tế; huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan: Rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật để nâng
cao hiệu quả của các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Phối hợp với các Sở, ngành trong việc
xây dựng hướng dẫn, nội dung giảng dạy về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản
lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để đưa vào các chương trình, kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng; tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng; hỗ trợ tập huấn theo đề
nghị của địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Phối hợp với cơ quan thông tấn, báo
chí thực hiện phổ biến, tuyên truyền, tập huấn về các hoạt động trong phòng, chống
thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng
đồng;
- Phối hợp, triển khai thực hiện thí
điểm mô hình cộng đồng an toàn trước thiên tai; tổ chức các chiến dịch tuyên
truyền và phổ biến mô hình về cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng với
biến đổi khí hậu;
- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tiếp
thu và ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ về thông tin trong quản lý
thiên tai dựa vào cộng đồng; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Tham mưu lồng ghép vào các nội dung
chi từ Quỹ phòng chống thiên tai cho các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng
và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
- Tham mưu báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đột xuất, định kỳ đánh giá thực
hiện Kế hoạch theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì,
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo, tập huấn,
nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ
rủi ro thiên tai. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện việc lồng ghép một số
nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học trong chương trình giảng dạy
cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường
xuyên; xây dựng trường học an toàn, trong đó có bổ sung “Trường học an toàn trước
thiên tai” theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Chủ trì,
phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan và
các địa phương thực hiện việc hướng dẫn, đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng
và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào
kế hoạch bồi dưỡng an ninh - quốc phòng cho đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân
tiêu biểu, người uy tín trong cộng đồng dân cư; nâng cao năng lực cho đội xung
kích ở cơ sở.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng công
tác truyền thông, tuyên truyền, đưa tin trong phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro
thiên tai; phối hợp, thực hiện các chương trình truyền thông về giảm nhẹ rủi ro
thiên tai từ cộng đồng;
- Chỉ đạo các cơ quan, thông tấn, báo
chí và hệ thống thông tin cơ sở các cấp xây dựng kế hoạch, dành thời lượng phát
sóng tuyên truyền nội dung của Kế hoạch, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng
đồng; phổ biến kiến thức về thiên tai, những tác động của thiên tai và biện
pháp phòng chống.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mô hình truyền
thông về kiến thức phòng, chống thiên
tai bảo vệ môi trường giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai
cho đối tượng là người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác;
- Tập huấn chuyên môn, tổ chức các hoạt
động truyền thông nâng cao nhận thức về lồng ghép hòa nhập người khuyết tật
trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;
- Phối hợp hoạt động trong huy động
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để triển khai các hoạt động hòa nhập người khuyết tật, các đối tượng dễ bị tổn
thương trong phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai
7. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham
mưu, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, khoa học công nghệ hiệu quả,
phù hợp với điều kiện cộng đồng của địa phương.
8. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân
đối ngân sách, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham
mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định hiện
hành khác
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động và tiếp nhận nguồn vốn
hợp pháp từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là từ các tổ chức phi chính phủ trong
nước và quốc tế phục vụ cho hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng, thông tin
truyền thông về phòng chống thiên tai (theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền);
thực hiện lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội.
10. Các sở, ngành, đoàn thể: Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch;
bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền
giao hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và huy động các
nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố chủ động bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch
hàng năm, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật (bao gồm cả quỹ phòng, chống thiên tai, nguồn vốn xã hội hóa, vốn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế) để triển khai thực hiện công tác
nâng cao nhận thức cộng đồng trên địa bàn theo các nội dung được phân công thực
hiện trong đó tập trung:
- Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dưỡng
phù hợp với các đối tượng theo trên địa bàn cấp huyện; hỗ trợ cấp có thẩm quyền
xây dựng tài liệu phù hợp với ngôn ngữ bản địa, đặc điểm văn hóa, kinh tế - xã
hội, thiên tai;
- Thực hiện lồng ghép nội dung của
nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý dựa vào cộng đồng với các hoạt động có
liên quan của các chương trình, dự án khác trên địa bàn, trong đó có việc thiết
lập các hệ thống tiếp nhận tin, truyền tin thông báo, cảnh báo thiên tai trên địa
bàn một xã và liên xã; xây dựng công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng chống thiên
tai;
- Tổ chức đánh giá, báo cáo định kỳ về
tiến độ thực hiện, kiến nghị điều chỉnh nội dung Kế hoạch trên địa bàn theo quy
định;
- Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên
tai trên cơ sở kết quả đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; thực hiện lồng
ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;
12. Tham gia của các tổ chức phi
Chính phủ (nếu có)
- Phối hợp với các cơ quan chức năng
của địa phương trong các quá trình hoạt động của Kế hoạch;
- Hỗ trợ cộng đồng trong công tác tập
huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh
thiên tai dựa vào cộng đồng;
- Tham gia các hoạt động của Kế hoạch,
dự án trong kế hoạch xây dựng làng xã an toàn trước thiên
tai; xây dựng mô hình cộng đồng an toàn trước thiên tai, thích ứng biến đổi khí
hậu;
- Giúp đỡ người dân áp dụng, thực hiện
các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi với các loại hình thiên tai mới
ở địa phương;
- Xây dựng các chương trình, dự án hỗ
trợ trực tiếp các hoạt động của Kế hoạch tại các địa phương.
(Kèm theo: Phụ lục 1: Một số hoạt
động cụ thể; Phụ lục 2: Danh sách giảng viên cấp tỉnh; Phụ lục 3: Các xã ưu
tiên thực hiện các hoạt động của Đề án)
Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ngành,
đơn vị và đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức
năng, nhiệm vụ được giao, chủ động đề xuất các hoạt động triển khai thực hiện hằng
năm phù hợp với điều kiện thực tế, lập dự toán kinh phí gửi về Sở Tài chính để
thẩm định, tham mưu.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT
để tổng hợp, tham mưu điều chỉnh theo quy định./.
Nơi nhận:
Gửi bản
điện tử, bản giấy đơn vị không có TDOffice:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPTT BCH PCTT & TKCN tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh (Ô. Thất);
- Lưu: VT, Huynh.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
PHỤ LỤC 1:
MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO
NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2021-2025
Kèm theo Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày
12 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh
Bắc Kạn
Nội
dung
|
Các
hoạt động chính
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Dự
kiến Kết quả
|
Thời
gian thực hiện
|
Đơn
vị tính
|
số
lượng
|
1.
Phối hợp, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện
nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng và triển khai thực hiện khi có hướng dẫn
|
1.1. Xây dựng, phối hợp xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai văn bản hướng dẫn về chế độ, chính
sách tài chính, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý rủi ro thiên
tai dựa vào cộng đồng, thông tin truyền thông nâng cao nhận thức các cấp và
người dân.
|
Sở
Tài chính
|
Các
sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố
|
Hoạt
động phối hợp; Hoạt động triển khai
|
|
- Hoạt
động phối hợp: 2021-2023
- Hoạt
động triển khai từ 2023
|
1.2. Phối hợp xây dựng hướng dẫn củng
cố, kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nâng cao
nhận thức cộng đồng, thông tin và truyền thông, quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng tại các cấp; triển khai thực hiện khi có hướng dẫn ban hành
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan
|
Hoạt
động phối hợp; Hoạt động triển khai
|
|
- Hoạt
động phối hợp: 2021-2023
- Hoạt
động triển khai từ 2023
|
1.3. Phối hợp xây dựng hướng dẫn thực
hiện việc lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học
trong chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông và chương trình giáo dục thường xuyên theo chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo; lồng ghép vào chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo
dục đào tạo nghề nghiệp liên quan.
|
- Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội (Chủ trì nội liên quan đến cơ sở giáo dục
đào tạo nghề nghiệp liên quan)
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố
|
Hoạt
động phối hợp; Hoạt động triển khai
|
|
- Hoạt
động phối hợp: 2021-2023
- Hoạt
động triển khai từ 2023
|
1.4. Phối hợp xây dựng hướng dẫn
đưa nội dung nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng trong phòng, chống thiên tai vào kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng và an ninh.
|
Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện,
thành phố
|
Hoạt
động phối hợp
|
|
Từ
năm 2021
|
1.5. Phối hợp xây dựng tài liệu tập
huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng;
tài liệu tuyên truyền, truyền thông (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch,
lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các
hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai).
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan
|
Hoạt
động phối hợp
|
|
Từ
năm 2021
|
1.6. Phối hợp xây dựng Bộ chỉ số
theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
UBND
các huyện, thành phố; các cơ quan liên quan
|
Hoạt
động phối hợp
|
|
Từ
năm 2023
|
2.
Nâng cao năng lực cho cá nhân, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng.
|
2.1. Tổ chức phổ biến nội dung nâng
cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong
phòng, chống thiên tai cho cán bộ, viên chức, cá nhân (thuộc đối tượng 4 và đối
tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư) tham gia
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hàng năm.
|
Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT nông thôn; UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên
quan
|
Người
|
14.365
|
Từ
năm 2023
|
2.2 Xây dựng đội ngũ giảng viên cấp
tỉnh, tham gia đào tạo và tổ chức đào tạo, tập huấn cho
đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện Kế hoạch ở
các cấp.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT; UBND các, huyện, thành phố
|
Các
sở, ngành liên quan, UBND các cấp
|
Người
|
208
|
Từ
năm 2022
|
- Đội ngũ giảng viên cấp tỉnh
|
Người
|
17
|
|
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ, tổ chức,
cá nhân trực tiếp thực hiện Kế hoạch ở cấp huyện, xã
|
Người
|
191
|
|
+ Thành phố Bắc Kạn: Gồm 5 người
tại cấp thành phố, 8 người cấp xã, phường.
|
Người
|
13
|
|
+ Huyện Chợ Đồn: Gồm 08 người cấp
huyện, 40 người cấp xã, thị trấn.
|
Người
|
48
|
|
+ Huyện Ba Bể: Gồm 5 người tại cấp huyện, 15 người cấp xã, thị trấn.
|
Người
|
20
|
|
+ Huyện Ngân Sơn: Gồm 5 người tại
cấp huyện, 10 người cấp xã.
|
Người
|
15
|
|
+ Huyện Bạch Thông: Gồm 6 người
tại cấp huyện, 14 người tại cấp xã.
|
Người
|
20
|
|
+ Huyện Pác Nặm: Gồm 5 người cấp
huyện, 10 người cấp xã.
|
Người
|
15
|
|
+ Huyện Chợ Mới: Gồm 10 người cấp
huyện, 28 người cấp xã.
|
Người
|
38
|
|
+ Huyện Na Rì: Gồm 5 người cấp
huyện, 17 người cấp xã.
|
Người
|
22
|
|
2.3. Tổ chức phổ biến chính sách,
cơ chế, Bộ chỉ số đánh giá giám sát thực hiện
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
Các
sở, ngành liên quan, UBND các cấp
|
|
|
Từ
năm 2023
|
2.4. Tập huấn nâng cao kiến thức về
phòng, chống thiên tai, tăng cường năng lực thực hiện
công tác tuyên truyền
|
|
|
|
|
|
2.4.1. Cho đội ngũ phóng viên, biên
tập viên, cán bộ cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ đài truyền
thanh cấp xã,
|
Sở
Thông tin và Truyền thông,
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan, UBND các cấp
|
Người
|
140
|
Từ
năm 2022
|
- Thành phố Bắc Kạn
|
|
|
Người
|
20
|
|
- Huyện Chợ Đồn
|
|
|
Người
|
24
|
|
- Huyện Ba Bể
|
|
|
Người
|
10
|
|
- Huyện Ngân Sơn
|
|
|
Người
|
18
|
|
- Huyện Bạch Thông
|
|
|
Người
|
16
|
|
- Huyện Pác Nặm
|
|
|
Người
|
17
|
|
- Huyện Chợ Mới
|
|
|
Người
|
18
|
|
- Huyện Na Rì
|
|
|
Người
|
17
|
|
2.4.2. Cho báo cáo viên, tuyên truyền
viên;
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
Các
sở, ngành liên quan, UBND các cấp
|
Người
|
167
|
|
- Thành phố Bắc Kạn
|
|
|
Người
|
13
|
|
- Huyện Chợ Đồn
|
|
|
Người
|
38
|
|
- Huyện Ba Bể
|
|
|
Người
|
30
|
|
- Huyện Ngân Sơn
|
|
|
Người
|
18
|
|
- Huyện Bạch Thông
|
|
|
Người
|
20
|
|
- Huyện Pác Nặm
|
|
|
Người
|
15
|
|
- Huyện Chợ Mới
|
|
|
Người
|
18
|
|
- Huyện Na Rì
|
|
|
Người
|
15
|
|
2.4.3. Cho lực lượng xung kích cơ sở
|
Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh; UBND các huyện, thành phố
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan, UBND các cấp
|
|
7.369
|
-
|
- Thành phố Bắc Kạn
|
|
|
Người
|
692
|
|
- Huyện Chợ Đồn
|
|
|
Người
|
1.476
|
|
- Huyện Ba Bể
|
|
|
Người
|
835
|
|
- Huyện Ngân Sơn
|
|
|
Người
|
586
|
|
- Huyện Bạch Thông
|
|
|
Người
|
798
|
|
- Huyện Pác Nặm
|
|
|
Người
|
686
|
|
- Huyện Chợ Mới
|
|
|
Người
|
923
|
|
- Huyện Na Rì
|
|
|
Người
|
1.373
|
|
2.5. Thực hiện đa dạng hóa các hình
thức nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai; các
cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện Kế hoạch.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
Các
đơn vị liên quan
|
Hình
thức theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền
|
Đề
xuất thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế
|
Từ
năm 2023
|
2.6. Trang bị dụng cụ hỗ trợ cho đội
ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên.
|
Sở Nông
nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
Các
đơn vị liên quan
|
bộ/
chiếc/ thiết bị
|
Đề
xuất thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế
|
Thường
xuyên
|
3.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực cho
cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai
|
3.1. Tổ chức tuyên truyền, truyền
thông phòng chống thiên tai đến mọi đối tượng trong cộng đồng; thực hiện đa dạng
hóa tài liệu, các phương thức truyền thông tại cộng đồng, trong đó, có việc
xây dựng phòng triển lãm, trưng bày hình ảnh, mô hình, tư liệu về các trận
thiên tai, bài học kinh nghiệm phục vụ tham quan, học tập nâng cao nhận thức.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố;
|
các
Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
|
buổi
tuyên truyền/ đợt tập huấn/ phòng triển lãm
|
Đề
xuất thực hiện khi có hướng dẫn, tài liệu
|
Từ
năm 2023
|
Trong đó: Tập huấn chuyên biệt cho
các đối tượng dễ bị tổn thương (phụ nữ, người già, người khuyết tật....) tại
cộng đồng.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố
|
Các
sở, ngành liên quan, UBND các cấp
|
Người
|
15.392
|
|
- Thành phố Bắc Kạn
|
|
|
Người
|
1.000
|
|
- Huyện Chợ Đồn
|
|
|
Người
|
1.504
|
|
- Huyện Ba Bể
|
|
|
Người
|
3.750
|
|
- Huyện Ngân Sơn
|
|
|
Người
|
2.000
|
|
- Huyện Bạch Thông
|
|
|
Người
|
700
|
|
- Huyện Pác Nặm
|
|
|
Người
|
1.198
|
|
- Huyện Chợ Mới
|
|
|
Người
|
2.240
|
|
- Huyện Na Rì
|
|
|
Người
|
3.000
|
|
3.2. Hướng dẫn và huy động người
dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu
quả thiên tai trên địa bàn cấp xã như diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh
giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan.
|
Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh; UBND các huyện, thành phố
|
Các
Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
|
|
|
Từ
năm 2021
|
Số lượng các cuộc diễn tập phòng chống
thiên tai cấp xã
|
|
|
Cuộc
diễn tập
|
95
cuộc (13.357 người tham gia)
|
|
- Thành phố Bắc Kạn
|
|
|
|
7
cuộc (960 người tham gia)
|
|
- Huyện Chợ Đồn
|
|
|
|
15
cuộc (1.905 người tham gia)
|
|
- Huyện Ba Bể
|
|
|
|
12
cuộc (1.655 người tham gia)
|
|
- Huyện Ngân Sơn
|
|
|
|
10
cuộc (1.570 người tham gia)
|
|
- Huyện Bạch Thông
|
|
|
|
14
cuộc (1.743 người tham gia)
|
|
- Huyện Pác Nặm
|
|
|
|
14
cuộc (1.858 người tham gia)
|
|
- Huyện Chợ Mới
|
|
|
|
10
cuộc (1.790 người tham gia)
|
|
- Huyện Na Rì
|
|
|
|
13
cuộc (1.876 người tham gia)
|
|
3.3. Xây dựng và nhân rộng mô hình
xã điển hình về thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro
thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng chống thiên tai.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố
|
Các
Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
|
Mô
hình
|
Nhân
rộng khi có mô hình điểm
|
Từ
năm 2021
|
3.4. Tổ chức truyền thông trên cơ sở
dữ liệu về tài liệu, sản phẩm truyền thông trên địa bàn toàn tỉnh; phổ biến,
chia sẻ rộng rãi đến các các nhóm đối tượng.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
các
Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
|
Buổi,
đợt chia sẻ
|
Đề
xuất, xây dựng hằng năm
|
Thường
xuyên
|
3.5. Xây dựng các công trình quy mô
nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng.
|
UBND
các huyện, thành phố
|
Các
Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan
|
công
trình
|
Đề
xuất, xây dựng hằng năm hoặc sau các đợt thiên tai
|
Từ
năm 2023
|
3.6. Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm phòng,
chống thiên tai tại cộng đồng; thiết lập, cập nhật định kỳ thông tin bản đồ rủi
ro thiên tai ở từng cộng đồng xã, thôn; phát triển cơ sở
dữ liệu về quản lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông; Thực hiện lồng
ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, Đài Khí tượng thủy Văn tỉnh; UBND các huyện, thành phố
|
Các
Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan;
|
|
|
Từ
năm 2021
|
3.6.1. Bản đồ rủi ro thiên tai
|
|
|
Chiếc
|
141
|
|
- Cấp tỉnh: 1 bản đồ cho toàn tỉnh,
số lượng 5 bản để tại cơ quan thường trực, Văn phòng thường trực, Bộ chỉ huy
quân sự tỉnh, UBND tỉnh, dự phòng 01 bản
|
|
|
|
5
|
|
- Cấp huyện: 1 bản đồ cấp huyện, thành
phố, số lượng 3 bản để tại cơ quan thường trực, Ban chỉ huy quân sự tỉnh,
UBND huyện, thành phố; cấp xã mỗi xã 01 bản đồ
|
|
|
|
136
|
|
+ Thành phố Bắc Kạn (3 cấp huyện,
8 cấp xã, phường)
|
|
|
|
11
|
|
+ Huyện Chợ Đồn (3 cấp huyện, 20
cấp xã)
|
|
|
|
23
|
|
+ Huyện Ba Bể (3 cấp huyện, 15 cấp xã)
|
|
|
|
18
|
|
+ Huyện Ngân Sơn (3 cấp huyện,
10 cấp xã)
|
|
|
|
13
|
|
+ Huyện Bạch Thông (3 cấp huyện,
14 cấp xã)
|
|
|
|
17
|
|
+ Huyện Pác Nặm (3 cấp huyện, 14 cấp xã)
|
|
|
|
17
|
|
+ Huyện Chợ Mới (3 cấp huyện, 14
cấp xã)
|
|
|
|
17
|
|
+ Huyện Na Rì (3 cấp huyện, 17 cấp
xã,)
|
|
|
|
20
|
|
3.6.2. hệ thống cảnh báo sớm tại cộng đồng
|
|
|
|
75
|
|
- Thành phố Bắc Kạn
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
4
|
|
Trạm đo mực nước tự động
|
|
|
trạm
|
1
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động và
giám sát dòng chảy
|
|
|
Công
trình
|
1
|
|
- Huyện Chợ Đồn
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
7
|
|
Trạm đo mực nước tự động
|
|
|
trạm
|
2
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động và giám
sát dòng chảy
|
|
|
Công
trình
|
2
|
|
- Huyện Ba Bể
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
9
|
|
Trạm đo mực nước tự động
|
|
|
trạm
|
1
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động và
giám sát dòng chảy
|
|
|
Công
trình
|
1
|
|
- Huyện Ngân Sơn
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
2
|
|
Trạm đo mực nước tự động
|
|
|
trạm
|
1
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động và
giám sát dòng chảy
|
|
|
Công
trình
|
1
|
|
- Huyện Bạch Thông:
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
11
|
|
- Huyện Pác Nặm:
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
4
|
|
Trạm đo mực nước tự động
|
|
|
trạm
|
1
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động và
giám sát dòng chảy
|
|
|
Công
trình
|
1
|
|
- Huyện Chợ Mới
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
8
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động
|
|
|
Công
trình
|
1
|
|
- Huyện Na Rì
|
|
|
|
|
|
Trạm đo mưa tự động
|
|
|
trạm
|
15
|
|
Trạm đo mực nước tự động
|
|
|
trạm
|
1
|
|
Trạm đo lưu lượng tự động và
giám sát dòng chảy
|
|
|
Công
trình
|
1
|
|
3.6.3. phát triển cơ sở dữ liệu về quản
lý rủi ro thiên tai, thông tin truyền thông
|
|
|
Cơ sở
dữ liệu
|
Đề
xuất thực hiện hằng năm
|
|
3.6.4. Thực hiện lồng ghép kế hoạch
phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
|
Nội
dung lồng ghép
|
Hằng
năm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH GIẢNG VIÊN, TẬP HUẤN VIÊN CẤP TỈNH
Kèm theo Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn
TT
|
Họ
và Tên
|
Chức
vụ
|
Đơn
vị công tác
|
Số
điện thoại liên hệ
|
Ghi
chú
|
1
|
Hà Kim Oanh
|
Phó Giám đốc
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
0913555491
|
|
2
|
Đới Văn Thiều
|
Quyền Chi cục Trưởng
|
Chi
cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT
|
0974200888
|
|
3
|
Nguyễn Thị Lê
|
Phó Trưởng phòng Kỹ thuật, tổng hợp
|
Chi
cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT
|
0977528883
|
|
4
|
Lê Trọng Cống
|
Chuyên viên
|
Chi
cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT
|
0912720369
|
|
5
|
Triệu Xuân Mão
|
Chuyên viên
|
Chi
cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT
|
0967444433
|
|
6
|
Văn Thị Thêu
|
Chuyên viên
|
Chi
cục Thủy lợi - Sở Nông nghiệp và PTNT
|
0979553883
|
|
7
|
Ngô Tuấn Anh
|
Phó Tham mưu trưởng
|
Bộ
Chỉ huy Quân sự tỉnh
|
0915169246
|
|
8
|
Nguyễn Ngọc Trìu
|
Thượng Tá Phòng PC07
|
Công
an tỉnh
|
0977989696
|
|
9
|
Lại Hữu Ân
|
Chuyên viên phòng Quản lý kết cấu hạ
tầng giao thông
|
Sở
Giao Thông - Vận Tải
|
0977280686
|
|
10
|
Nông Thị Thêm
|
Chuyên viên
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
0968911912
|
|
11
|
Nguyễn Tiến Lân
|
chuyên viên Ban Thanh thiếu nhi Trường
học
|
Tỉnh
Đoàn Bắc Kạn
|
0972140790
|
|
12
|
Nguyễn Ngọc Quất
|
Trưởng phòng Kinh tế xây dựng
|
Sở
Xây dựng
|
0989345386
|
|
13
|
Phan Văn Thắng
|
Phó Chánh Văn phòng
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
0972280984
|
|
14
|
Hoàng Thị Ngân
|
Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Kạn
|
Hội
Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn
|
0918733872
|
|
15
|
Đinh Thị Châm
|
Phó trưởng phòng Phòng BTXH&GN
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
|
0915197949
|
|
16
|
Hoàng Thị Hồng
|
Chuyên viên phòng Kinh tế Ngành
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
0913249492
|
|
17
|
Lý Thị Hoài Phương
|
Bác sỹ CKI, viên chức Khoa Cấp cứu,
|
Bệnh
viện đa khoa tỉnh - Sở Y Tế
|
0978333222
|
|
(Ấn
định danh sách này có 17 người)
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁC XÃ ƯU TIÊN THỰC HIỆN CÁC HOẠT
ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Kèm theo Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn
STT
|
Tên
xã, thị trấn
|
Ghi
chú
|
I
|
HUYỆN CHỢ MỚI
|
|
1
|
Yên Cư
|
|
2
|
Tân Sơn
|
|
3
|
Yên Hân
|
|
4
|
Bình Văn
|
|
5
|
Hòa Mục
|
|
6
|
Thanh Mai
|
|
7
|
Cao Kỳ
|
|
8
|
Nông Hạ
|
|
9
|
Thanh Thịnh
|
|
10
|
Quảng Chu
|
|
11
|
Như Cố
|
|
II
|
HUYỆN CHỢ ĐỒN
|
|
1
|
Nam Cường
|
|
2
|
Ngọc Phái
|
|
3
|
Yên Phong
|
|
4
|
Bình Trung
|
|
5
|
Nghĩa Tá
|
|
6
|
Yên Phong
|
|
7
|
Đồng Thắng
|
|
8
|
Đại Sảo
|
|
9
|
TT. Bằng Lũng
|
|
10
|
Bản Thi
|
|
11
|
Xuân Lạc
|
|
III
|
HUYỆN
BẠCH THÔNG
|
|
1
|
Cao Sơn
|
|
2
|
Mỹ Thanh
|
|
3
|
Vi Hương
|
|
4
|
Quân Hà
|
|
5
|
Đôn Phong
|
|
6
|
Phủ Thông
|
|
7
|
Tân Tú
|
|
IV
|
HUYỆN BA BỂ
|
|
1
|
Xã Quảng Khê
|
|
2
|
Đồng Phúc
|
|
3
|
Nam Mẫu
|
|
4
|
Cao Thượng
|
|
5
|
Khang Ninh
|
|
6
|
Yến Dương
|
|
7
|
Thượng Giáo
|
|
V
|
HUYỆN NA RÌ
|
|
1
|
Đổng Xá,
|
|
2
|
Quang Phong
|
|
3
|
Côn Minh,
|
|
4
|
Xuân Dương
|
|
5
|
Dương Sơn
|
|
6
|
Văn Minh
|
|
7
|
Sơn Thành
|
|
8
|
Văn Vũ
|
|
9
|
Cường Lợi
|
|
VI
|
HUYỆN PÁC NẶM
|
|
1
|
Cổ Linh
|
|
2
|
Nhạn Môn
|
|
3
|
Công Bằng
|
|
4
|
Bằng Thành
|
|
5
|
Nghiên Loan
|
|
VII
|
THÀNH PHỐ BẮC KẠN
|
|
1
|
Phường Đức Xuân
|
|
2
|
Phường Sông Cầu
|
|
3
|
Xã Dương Quang
|
|
VIII
|
HUYỆN
NGÂN SƠN
|
|
1
|
TT. Nà Phặc
|
|
2
|
Bằng Vân
|
|
3
|
Thượng Quan
|
|
4
|
Thượng Ân
|
|
5
|
Cốc Đán
|
|
Ấn danh sách này có 58 xã, phường, thị trấn
|