Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 14744/KH-UBND 2021 phát triển lâm nghiệp Đồng Nai 2021 2030

Số hiệu: 14744/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 29/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14744/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 29 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021- 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Quyết định số 3458/QĐ-BNN-TCLN ngày 03 tháng 8 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhằm triển khai việc thực hiện Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, phát huy tiềm năng vai trò tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 7,92% đến 9%/năm; giá trị sản xuất đồ gỗ và lâm sản 2 tỷ USD vào năm 2025, 03 tỷ USD vào năm 2030; trồng rừng sản xuất đến 2025 là 2.499,6 ha đến 2030 là 4.865 ha; phục hồi rừng phòng hộ đến 2025 là 3.937 ha đến 2030 là 6.101 ha; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đến 2025 là 450.000 m3 đến 2030 là 870.000 m3; tổng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đến 2025 tăng 30%, du lịch sinh thái tăng đến 2030 tăng 45%; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên đến 2025 là 8.664,3 ha đến 2030 là 11.484 ha; diện tích có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến 2025 là 10.835 ha đến 2030 là 27.835 ha.

b) Về xã hội

- Tỷ lệ lao động trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 30% vào năm 2025 và 45% vào năm 2030; đến năm 2025 có 20% và đến năm 2030 có 30% số hộ dân sản xuất lâm nghiệp hàng hóa.

c) Về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt 29%; đến năm 2022 có 100% diện tích chủ rừng được quản lý bền vững; rừng được nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng; đảm bảo an ninh môi trường.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, ngành lâm nghiệp trở thành nền kinh tế kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả, lợi thế, tiềm năng rừng nhiệt đới; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển bền vững.

Về kinh tế: phát triển lâm nghiệp bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả, tiềm năng của rừng nhiệt đới, phn đấu trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu cả nước.

Về xã hội: góp phần quan trọng xây dựng đất nước an toàn, thịnh vượng, nông thôn giàu đẹp, văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống; đảm bảo quốc phòng an ninh.

Về môi trường: quản lý bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Chiến lược

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Thông tri số 12/TT-TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và các nội dung của Chiến lược, đến cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc triển khai thực hiện Chiến lược.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, giá trị cung ứng dịch cụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân bằng các hình thức phong phú và đa dạng tạo sự thay đổi về nhận thức bảo vệ rừng; nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng cam kết bảo vệ rừng; xây dựng thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

2. Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách lâm nghiệp

a) Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách hiện hành; Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật Lâm nghiệp. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp trên cơ sở Luật Lâm nghiệp 2017, đảm bảo hài hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường, pháp luật liên quan và các điều ước quốc tế, để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững.

b) Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách nhằm đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững, hưởng lợi từ rừng tạo sinh kế cho người dân sng gn rừng; cơ chế chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng, chữa cháy rng. Triển khai các quy định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản; quản lý rừng tự nhiên, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, dịch vụ môi trường rừng.

c) Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư bảo vệ và phát triển rừng theo hướng hưởng lợi trực tiếp từ rừng; phát triển nông lâm kết hợp và lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường rừng để thay thế dần cơ chế hỗ trợ khoán bằng tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước; sở hữu các lâm sản, sản phẩm nông ngư nghiệp kết hợp và lâm sản ngoài gỗ hay giá trị thu được từ dịch vụ ngoài lâm sản đối với diện tích rừng do nhà nước là đại diện chủ sở hữu được giao, khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cng đồng dân cư.

Tăng đầu tư của nhà nước cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nghiên cứu khoa học, khuyến lâm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, điều tra quy hoạch rừng, xây dựng vườn giống, rừng giống chất lượng cao và đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp; đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp hàng năm cho các ban quản lý theo cơ chế tự chủ tài chính và chi phí hoạt động của các tổ bảo vệ rừng thôn, xã; Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt các hộ nghèo, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa để phát triển sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi gia súc, trồng cây nông nghiệp trong thời gian chưa có thu nhập từ rừng; hỗ trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư xây dựng kết cu hạ tầng cho sản xuất giống, sản xuất các chế phẩm sinh học lâm nghiệp, công nghiệp phù hợp cho chế biến lâm sản, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới thân thiện môi trường; các trung tâm lâm nghiệp công nghệ cao, trung tâm giao dịch lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp hiện đại (sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá, đấu giá lâm sản); hỗ trợ xây dựng các chuỗi giá trị lâm sản.

3. Xây dựng, triển khai hiệu quả các đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp

a) Xây dựng, tổ chức triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025.

c) Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, dự án

+ Phương án Quản lý rừng bền vững của các đơn vị chủ rừng.

+ Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai.

+ Dự án phục hồi diện tích rừng bị ô nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Dự án đánh giá công tác thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và xây dựng phương án quản lý, sử dụng, phát triển bền vững diện tích đất giao khoán trên địa bàn tỉnh Đng Nai.

+ Dự án thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

+ Dự án Điều tra phân bố, tình trạng, cấu trúc quần thể, một số đặc điểm sinh thái học, thiết lập chương trình giám sát Chà vá chân đen ở núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc.

+ Dự án Xây dựng một số hạng mục bổ sung dự án Khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020.

+ Đề án chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

+ Dự án xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2030.

+ Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

4. Tổ chức triển khai hiệu quả các lĩnh vực lâm nghiệp

a) Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

- Quản lý, bảo vệ phát triển bền vững 164.458,6 ha rừng hiện có, gồm rừng tự nhiên 123.061,9 ha rừng tự nhiên và 41.396,7 ha rừng trồng; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học; đối với rừng đặc dụng đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và phát triển du lịch sinh thái, nghdưỡng; đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên chú trọng công tác bảo vệ rừng, phát triển dịch vụ môi trường rừng và các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông lâm kết hợp; thực hiện các hoạt động giảm phát thải nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn nâng cao trữ lượng cacbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (REDD+); phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu; hạn chế chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế. Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và cắm mốc ranh giới rừng và đất lâm nghiệp. Kiểm tra chấn chỉnh giao khoán rừng và đất lâm nghiệp.

- Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng. Xây dựng các mô hình đồng quản lý gắn kết cộng đồng địa phương tham gia và chia sẻ lợi ích công bằng vào công tác quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, nâng cao mức độ tham gia của cộng đồng địa phương, giảm xung đột và nâng cao hiệu quả quản lý; đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, tăng cường năng lực các bên liên quan về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

- Nâng cao năng lực đcác chủ rừng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả thông qua xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tài nguyên rừng; đy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin trong quản lý ngành lâm nghiệp; điều tra đánh giá tài nguyên rừng, phát triển lâm nghiệp cộng đồng.

b) Giao khoán, khoán bảo vệ rừng

- Tiếp tục đưa vào khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng bình quân 9.263 ha/năm, gồm rừng tự nhiên đặc dụng 6.963 ha/năm ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và 2.300 ha/năm rừng trồng phòng hộ cho các hộ gia đình, cộng đồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú 400 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc 1.900ha.

- Tiếp tục thực hiện việc giao khoán đất trồng rừng: bổ sung hoàn thiện hồ sơ giao khoán đối với hợp đồng khoán theo Nghị định 01/CP, Nghị định 135/CP còn thời gian thực hiện diện tích 3.994,84 ha (1.684 hộ); thanh lý hợp đồng hết thời hạn hợp đồng và lập hợp đồng mới theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP với diện tích là 913,93 ha (409 hộ); lập hợp đồng giao khoán theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP cho các hộ sử dụng đất chưa lập hợp đồng diện tích là 2.898,84 ha (1.177 hộ); thanh lý hợp đồng giao khoán đối với các hộ vi phạm hợp đồng diện tích là 86,63 ha (39 hộ); lập hợp đồng giao khoán theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP đối với các hộ trả hợp đồng diện tích 1.159,16 ha (360 hộ); lập hợp đồng giao khoán theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP cho các hộ tạm giao theo hợp đồng nguyên tắc diện tích 21,76 ha (32 hộ).

- Đối với diện tích giao khoán theo Nghị định 01/CP, Nghị định 135/CP trên đất quy hoạch rừng phòng hộ tiếp tục chuyển đổi sang hợp đồng giao khoán theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP phù hợp với quy định và tình hình thực tế; đối với diện tích giao khoán thuộc quy hoạch rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý gắn với lộ trình thực hiện dự án quy hoạch di dời ổn định dân cư và định hướng phát triển của Khu Bảo tồn thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về giải quyết hợp đồng giao khoán.

c) Bảo tồn thiên nhiên: Quản lý bảo vệ và bảo tồn được các hệ sinh thái rừng, các loài động thực vật, nhất là bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó tiếp tục thực hiện Dự án Đầu tư Xây dựng một số hạng mục tiếp theo bổ sung dự án khn cấp bảo tồn Voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020 và Dự án bảo tồn Voọc Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) tại núi Chứa Chan huyện Xuân Lộc; quản lý 832 cơ sở nuôi trồng động, thực vật hoang dã gồm có 67 loài; 390.312 cá thể; loài chủ yếu là: Cá sấu nước ngọt, Rắn ráo trâu, Khỉ đuôi dài, Trăn đất,...) theo đúng quy định.

d) Phát triển rừng

- Phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn phát huy giá trị nguồn gen và đa dạng sinh học, đáp ứng yêu cầu duy trì cân bằng sinh thái và phát triển lâm nghiệp bền vững; đánh giá tư liệu hóa tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và cung cấp nguồn vật liệu cho lai tạo giống, phát triển rừng trồng, tạo sản phẩm thương hiệu mới; nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Duy trì nâng cao chất lượng rừng phòng hộ phục hồi rừng phòng hộ đến 2025 là 3.937 ha đến 2030 là 6.101 ha để giảm thiểu tác hại do thiên tai, cải thiện môi trường giảm phát thải, tăng hấp thụ cacbon, cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chủ động ứng phó với biến đi khí hậu.

- Phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng đến 2025 là 8.664,3 ha đến 2030 là 11.484 ha; phát huy giá trị nguồn gen, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; duy trì và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ.

- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với điều kiện lập địa; ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất, sản xuất cây con các loại: cây gỗ lớn các loại 450.000 cây, keo lai 50 triệu cây vào năm 2025, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng; phấn đấu 90% đến năm 2025 diện tích trồng rừng được trồng từ cây giống có nguồn gốc giống; năng suất rừng trồng thâm canh đạt 22 m3/ha/năm vào năm 2025 và 25 m3/ha/năm vào năm 2030.

- Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản; liên kết vùng nguyên liệu; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản thông qua đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu trồng rừng; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào phát triển rừng thông qua các cơ chế chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo him, thuế, thị trường.

- Phát triển 06 mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả theo hướng bền vững tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, góp phần tăng thu nhập cho người dân, giảm áp lực vào rừng, giải quyết hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.

- Triển khai hiệu quả Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; trồng 20 triệu cây xanh, trong đó: 12 triệu cây lâm nghiệp (07 triệu cây trồng tập trung, 05 triệu cây trồng phân tán); 08 triệu cây trồng khác: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đô thị....trồng trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

e) Sử dụng rừng

- Phát huy tối đa dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ lâm nghiệp, đẩy mạnh các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, các dịch vụ hấp thụ các-bon; phát huy lợi ích chi trả dịch vụ môi trường góp phần tích cực công tác bảo vệ rừng, cải thiện đời sống cho người dân gn rừng; giữ vững trên diện tích cung ứng bình quân 150.876 ha/năm, chi trả và thanh toán 68.700 triệu đồng đến địa phương, đơn vị chủ rừng; phấn đấu tăng 30% từ hấp thụ cacbon.

- Sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, các nguồn gen, khai thác hợp lý lâm sản ngoài gỗ trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm cải thiện đời sống người dân gần rừng.

- Đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đến 2025 là 10.835 ha đến 2030 là 27.835 ha.

- Phát huy các giá trị về lịch sử văn hóa, khoa học, đa dạng sinh học, cảnh quan, các hệ sinh thái rừng tổ chức du lịch sinh thái tại các đơn vị chủ rừng Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành để tăng nguồn thu từ rừng và tạo việc làm, thêm sinh kế cho người dân gần rừng; nâng cao giá trị gia tăng 45% vào năm 2030.

- Phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản

+ Triển khai thực hiện Đề án chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sắp xếp các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp; nâng cao công nghệ, sản xuất hàng hóa có chất lượng có lợi thế cạnh tranh cao; quảng bá thương hiệu, hội nhập sâu rộng thị trường và các thông lệ quốc tế.

+ Phát triển xây dựng thương hiệu gỗ Việt và sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) cho các mặt hàng xuất khẩu.

+ Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chế biến lâm sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm lâm nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội gỗ và lâm sản trên cả nước để nắm bắt tình hình, dự báo và thông tin thị trường, cập nhật thông tin về chính sách thương mại, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, các rào cản nếu có. Tập trung các thị trường xuất khẩu truyền thống, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, các nước EU,.... Đồng thời chú ý phát triển thị trường tiêu thụ trong nước.

+ Xác định chế biến gỗ là ngành công nghiệp chế biến trọng điểm của tỉnh, Định hướng phát triển bền vững ngành chế biến gỗ, mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt trên 2 tỷ USD đến năm 2030 đạt 3 tỷ USD. Phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong tỉnh, đáp ứng tối thiểu 28% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới giảm dần nguyên liệu nhập khẩu, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu.

f) Nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, hội nhập quốc tế

- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo hướng toàn diện, quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng bền vững, khai thác nguyên liệu từ rừng gắn chế biến và thương mại lâm sản, phát triển hạ tầng logistic; tham gia hội nhập quốc tế về quảng bá, liên kết theo chuỗi, các tiêu chuẩn ISO, FSC; đổi mới phương thức hoạt động của các hiệp hội phù hợp kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.

g) Khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Khai thác hợp lý lâm sản ngoài gỗ trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao nhằm cải thiện đời sống người dân gần rừng, để người dân cùng tham gia bảo vệ rừng với vai trò là đồng quản lý.

h) Ổn định dân cư

- Đến năm 2025, sắp xếp ổn định dân cư tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thực hiện di dời bố trí tái định cư khu vực Đồng 4, ấp 5, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu ra khỏi Khu Bảo tồn với 228 hộ gần 1.000 nhân khẩu; quy hoạch 04 điểm tái định cư diện tích 82,69 ha.

5. Bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp

a) Đa dạng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định.

b) Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn thực hiện Chiến lược

- Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021 - 2025 là 2.929,067 tỷ đồng, các nguồn vốn khác hỗ trợ đầu tư cho ngành lâm nghiệp theo các cơ chế, chính sách; kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn thực hiện Chiến lược.

- Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển cây xanh.

- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn thu cho ngành lâm nghiệp; khai thác các tiềm năng dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ mới, du lịch sinh thái, dịch vụ hấp thụ các bon,....

6. Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp

a) Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng: Duy tu và nâng cấp các tuyến đường tuần tra quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái; xây dựng các trạm chốt qun lý bảo vệ rừng, chòi canh lửa, xe chữa cháy, máy bơm cao áp, máy ủi, xe chở nước; mua sắm các phương tiện dụng cụ trang thiết bị, bộ đàm, hệ thống điện năng lượng mặt trời. Đến năm 2030: cắm 25 mốc ranh giới, 318 mốc phân khu chức năng; duy tu sửa chữa mốc ranh giới và mốc ba loại rừng 1.877 lượt; xây mới 5 trụ sở trụ sở phân trường, trạm kiểm lâm; xây mới 17 trạm bảo vệ rừng; xây mới 7 chòi canh lửa; sửa chữa nâng cấp chòi, tháp canh lửa: 19 cái; xây mới 14 bể chứa nước; đập giữ nước; sửa chữa 18 trạm Kiểm lâm, trạm Bảo vệ rừng: xây dựng mới 70km tuyến đường tuần tra bảo vệ rừng; sửa chữa 1.888 km đường tuần tra bảo vệ rừng; xây dựng mới 02 nhà nuôi cấy mô.

b) Đẩy mạnh cơ giới hóa trong các hoạt động lâm nghiệp

- Đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ trong các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng.

- Phối hợp xây dựng khu lâm nghiệp công nghệ cao phát triển công nghiệp chế tạo máy, thiết bị lâm nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic phục vụ nông lâm nghiệp.

7. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến lâm

a) Tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ

- Tăng cường ứng dụng công nghệ, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường, khuyến khích đổi mới, sáng tạo để tạo ra các giá trị và sản phẩm mới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh; phấn đấu góp phần khoa học công nghệ vào giá trị tăng trưởng của ngành lâm nghiệp đạt 30%.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu; khuyến khích phát triển các vật liệu mới thay thế gỗ, kết hợp gỗ nhựa, gỗ kim loại,...

- Tập trung nghiên cứu khoa học công nghệ ưu tiên các lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao, công nghệ chế biến gỗ lâm sản, công nghệ thông tin công nghệ sinh học trong quản lý bảo vệ rừng, phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; tính toán lượng hóa tổng giá trị kinh tế của rừng đóng góp GDP.

b) Về khoa học, công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, sử dụng ảnh viễn thám, hệ thống thông tin độ địa lý trong theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phân vùng trọng điểm cháy rừng, dự báo, cảnh báo cháy rừng, quản lý cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản; nghiên cứu áp dụng vật thể bay trong công tác tuần tra rừng trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về giống cây trồng lựa chọn các loài cây trồng lâm nghiệp có năng suất, sản lượng cao, phù hợp với điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng. Công tác tuyển chọn giống cây trồng lâm nghiệp từ một số loài cây gỗ rừng tự nhiên có chất lượng tốt làm nguồn giống trồng rừng; đẩy mạnh tạo giống bằng phương pháp cấy mô; nghiên cứu bảo tồn các loài gen quí hiếm.

c) Tăng cường năng lực khuyến lâm

- Tăng cường năng lực khuyến lâm, hoàn thiện hệ thống điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, điều tra quy hoạch lâm nghiệp, phục hồi sinh thái, cứu hộ, nghiên cứu chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp. Thực hiện cơ chế đặt hàng gắn kết nghiên cứu với thực tiễn; góp phần xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong lâm nghiệp, các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về lâm nghiệp quản lý rừng bền vững, các chuỗi giá trị lâm sản, thương mại lâm sản và cam kết quốc tế.

8. Tăng cường năng lực trong công tác quản lý, đào tạo nguồn nhân lực

a) Tăng cường năng lực trong công tác quản lý

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị chủ rừng tinh gọn, thng nht, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp.

- Kiện toàn lực lượng kiểm lâm, tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn.

b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành lâm nghiệp

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, yêu ngành yêu nghề, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả.

9. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế

- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp, tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, tăng cường thu hút các nguồn vốn quốc tế, thương mại cacbon rừng; hợp tác giáo dục đào tạo; tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến; hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản toàn cầu; hài hòa các quy định về lâm nghiệp của quốc gia với quốc tế.

10. Tổ chức giám sát và đánh giá hiệu quả Chiến lược

a) Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá Chiến lược; các chương trình, dự án, đề án thực hiện Chiến lược đảm bảo hiệu quả, thường xuyên, định kỳ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vướng mắc; tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý chuyên ngành; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả Kế hoạch; định kỳ hoặc đột xuất, hàng năm, sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Chiến lược báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Trên cơ sở danh mục dự án do sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất phối hợp cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư, khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công; cân đối và btrí vốn, tính toán các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác, hướng dẫn các thủ tục đầu tư để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương hướng dẫn các đơn vị chủ rừng lập phương án; thực hiện rà soát đất đai đtham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm hiểu, dự báo thị trường tiêu thụ; nghiên cứu đề xuất các chương trình, đề án xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu lâm sản, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Khuyến khích hỗ trợ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược tại địa phương; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Thông tri số 12/TT-TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

b) Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các cấp đã được quy định tại Điều 102 của Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14, ngày 15 tháng 11 năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

6. Các đơn vị chủ rừng

Trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; các chương trình, dự án đã được duyệt, hàng năm lồng ghép, bổ sung các chỉ tiêu nhiệm vụ nêu trên, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên; phát triển, sử dụng rừng và quản lý rừng bền vững.

7. Hiệp hội gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản; thông tin, vận động các doanh nghiệp hội viên kết hợp đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp gắn với các mục tiêu của Chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ hoàn thành mục tiêu của Chiến lược.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Đng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban mặt trận Tổ quốc Mặt trận Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Công thương;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
-
Chánh, các Phó Chánh Văn phòng;
- Lưu: VT, KTNS, KTN (Minhdc).
9-2021

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 14744/UBND-KTN ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian xây dựng, phê duyệt

Thời gian thực hiện

Ghi chú

I

TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1

Tuyên truyền, phổ biến nội dung Chiến lược, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược; tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

Hàng năm

Hàng năm

 

II

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH NGÀNH LÂM NGHIỆP

1

Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành; Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật Lâm nghiệp; Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

Hàng năm

Hàng năm

 

2

Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách nhằm đa dạng các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững, hưởng lợi từ rừng tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

Hàng năm

Hàng năm

 

3

Nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách đầu tư cho lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

2021

2021-2030

 

III

XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

1

Phương án Quản lý rừng bền vững của các đơn vị chủ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

2

Tiếp tục triển khai hiệu quả các Chương trình, đề án, dự án

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.1

Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.2

Dự án phục hồi diện tích rừng bị ô nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.3

Dự án đánh giá công tác thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và xây dựng phương án quản lý, sử dụng, phát triển bền vững diện tích đất giao khoán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.4

Dự án thiết lập cơ sở dữ liệu để quản lý, theo dõi các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.5

Dự án Điều tra phân bố, tình trạng, cấu trúc quần thể, một số đặc điểm sinh thái học, thiết lập chương trình giám sát Chà vá chân đen ở núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.6

Dự án Xây dựng một số hạng mục bổ sung dự án Khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.7

Đề án chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Nồng nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.8

Dự án xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

2.9

Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2025

 

 

IV

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1

Quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

 

 

 

 

 

1.1

Quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên; phục hồi và nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng; Hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường

2021

2021-2030

 

1.2

Hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường; Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2025

 

1.3

Nâng cao năng lực để các chủ rừng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2022

2022-2030

 

1.4

Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021-2022

2022-2030

 

2.

Phát triển rừng

 

 

 

 

 

2.1

Phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giàu rừng; phát huy giá trị nguồn gen, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; duy trì và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ; Phục hồi rừng trồng phòng hộ trồng bổ sung cây gỗ lớn nâng cao chất lượng rừng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

2.1

Phát triển vùng rừng trồng cung cấp nguyên liệu tập trung, ưu tiên trồng rừng gỗ lớn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

2.2

Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện lập địa; ưu tiên phát triển giống được sản xuất từ cây mô, hom để trồng rừng sản xuất, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

2.3

Phát triển các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả theo hướng bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người dân, giảm áp lực vào rừng, giải quyết hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

3

Sử dụng rừng

 

 

 

 

 

3.1

Khai thác hợp lý lâm sản ngoài gỗ trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm cải thiện đời sống người dân gần rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

3.2

Đẩy mạnh cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2025

2021-2030

 

3.3

Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái để gia tăng giá trị ngành, giải quyết công việc làm tăng thu nhập, cải thiện đi sống viên chức, người dân gần rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2022

2022-2030

 

3.4

Phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản; mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ đđảm bảo phát triển ổn định, bền vững

Hiệp hội chế biến gvà Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

2021

2021-2030

 

3.5

Dự báo thị trường tiêu thụ; nghiên cứu đề xuất các chương trình, đề án xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu lâm sản, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thế mạnh của tỉnh. Khuyến khích hỗ trợ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành hàng

Sở Công thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hiệp hội chế biến gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai

 

 

 

V

BỐ TRÍ, HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP

1

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Hàng năm

2021-2030

 

2

Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng; phát triển cây xanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Hàng năm

2021-2030

 

3

Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn thu cho ngành lâm nghiệp; khai thác các tiềm năng dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ mới, du lịch sinh thái, dịch vụ hấp thụ các bon

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Hàng năm

2021-2030

 

VI

XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG LÂM NGHIỆP

1

Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Hàng năm

2021-2030

 

2

Đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa đồng bộ trong các khâu làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

Hàng năm

2021-2030

 

3

Phối hợp xây dựng khu lâm nghiệp công nghệ cao phát triển công nghiệp chế tạo máy, thiết bị lâm nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistic phục vụ nông lâm nghiệp

Hiệp hội gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2025

2025-2030

 

VII

ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ KHUYẾN LÂM

1

Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, chế biến sâu, tiết kiệm nguyên liệu; khuyến khích phát triển các vật liệu mới thay thế gỗ, kết hợp gỗ nhựa, gỗ kim loại,...

Hiệp hội gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2025

2025-2030

 

2

Đổi mới cơ chế, hình thức và phương pháp khuyến lâm để chuyển giao tiến bkhoa học công nghệ, tuyên truyền các chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

Hàng năm

Hàng năm

 

VIII

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị chủ rừng tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, chuyên nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan

Hàng năm

2021-2030

 

2

Kiện toàn lực lượng kiểm lâm, tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị liên quan

2021

2021-2030

 

3

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, yêu ngành yêu nghề, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Hàng năm

2021-2030

2021-2030

 

IX

TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản toàn cầu; hài hòa các quy định về lâm nghiệp của quốc gia với quốc tế

Hiệp hội gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Hàng năm

2021-2030

 

2

Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp, tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, tăng cường thu hút các nguồn vốn quốc tế, thương mại cacbon rừng; hợp tác giáo dục đào tạo để tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Hàng năm

2021-2030

 

X

TỔ CHỨC GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC

1

Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá Chiến lược; các chương trình, dự án, đề án thực hiện Chiến lược đảm bảo hiệu quả, thường xuyên, định kỳ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan

2021

2021-2030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 14744/KH-UBND ngày 29/11/2021 thực hiện "Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.189

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.38.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!