Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2000/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 28/03/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2000/CT-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO, GIẢM NHẸ THIÊN TAI NĂM 2000

Do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực, các hiện tượng dị thường về thời tiết, khí hậu, thuỷ văn diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Trong năm 1999, ở nước ta hạn hán trên diện rộng, kéo dài, mưa lũ với cường độ mạnh và không theo quy luật, nước biển dâng cao; tháng 11, 12 năm 1999 ở các tỉnh miền Trung liên tiếp xảy ra 2 trận lũ lớn, vượt cả mức lũ lịch sử, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của nhân dân và của Nhà nước.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão năm 2000, chủ động đối phó với mọi tình huống bất lợi về lũ, bão, thiên tai có thể xảy ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt những việc sau đây:

1. Kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp, các ngành theo hướng gọn, mạnh. Những địa phương thường xảy ra lũ, bão, thiên tai phức tạp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp làm Trưởng ban.

- Tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng, chống lụt, bão năm 1999, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai năm 2000 thật cụ thể, sát với thực tế và đặc điểm của từng vùng, từng địa phương; kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.

- Các Bộ, ngành và các địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và của Nhà nước do thiên tai gây ra.

2. Tiếp tục quán triệt và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

- Đối với các vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ngập lụt, vùng phân lũ, chậm lũ từ tháng 7 đến tháng 11 mỗi hộ dân phải dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm, thuốc men cần thiết đủ sử dụng ít nhất trong 7 ngày; mỗi huyện phải đảm bảo dự trữ ít nhất 10 tấn mỳ ăn liền, 10 tấn gạo.

- Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư, phương tiện; tổ chức huấn luyện, tập duyệt các phương án để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ người, tài sản và công trình.

- Củng cố, tăng cường mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt trong mọi tình huống, hệ thống dự báo, cảnh báo. Thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban trong mùa mưa, bão.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Căn cứ vào kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão năm 2000 phân công, phân cấp cụ thể và tổ chức thực hiện cho các cấp, các ngành.

- Các tỉnh có đê:

+ Phải khẩn trương hoàn thành kế hoạch tu bổ, củng cố đê điều trước mùa mưa, lũ; kiểm tra đánh giá chất lượng từng tuyến đê, xử lý kịp thời mọi hư hỏng của đê, kè, cống.

+ Xây dựng phương án hộ đê cho từng tuyến, từng trọng điểm, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi tình huống; có kế hoạch di dời bảo vệ dân trong vùng bãi sông, đê bối chỉ được phép giữ đến báo động số 2.

- Các tỉnh có hồ chứa phải thường xuyên kiểm tra phát hiện các hư hỏng, kịp thời tu bổ sửa chữa trước mùa lũ, bão; có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và nhân dân ở vùng hạ lưu.

- Các tỉnh có vùng phân lũ, chậm lũ phải có phương án cụ thể để chủ động đối phó khi thực hiện việc phân lũ, chậm lũ; tổ chức thực hiện kịp thời việc di dời đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân theo quy định tại Nghị định số 62/1999/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.

- Tổ chức theo dõi tình hình diễn biến sạt lở các khu vực ven sông, ven biển, cảnh báo kịp thời cho nhân dân biết để chủ động đối phó và tổ chức di dời người và tài sản đến nơi an toàn.

- Khi thiên tai xảy ra, các địa phương phải chủ động huy động mọi nguồn lực trên địa bàn để đối phó, khắc phục nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và của Nhà nước.

4. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm:

- Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương xây dựng phương án đối phó khi tình huống khẩn cấp về lụt, bão xảy ra; tham mưu giúp Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành có hiệu quả; kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão năm 2000.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Tổng công ty Điện lực Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình hồ chứa nước thuộc chức năng quản lý của ngành trước mùa lũ, bão, có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn tuyệt đối các công trình. Chỉ đạo việc vận hành điều tiết nước theo đúng quy trình được duyệt, đảm bảo các yêu cầu phòng lũ, phát điện và cấp nước cho các mục đích khác.

- Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, đặc biệt là dự báo sớm các tình huống phức tạp về lũ, bão và cung cấp thông tin liên tục, kịp thời phục vụ cho công tác chỉ huy, chỉ đạo.

- Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm ưu tiên cho mạng thông tin phòng, chống lụt, bão; bảo đảm liên lạc thông suốt kể cả khi lũ, bão đang xảy ra.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Chỉ đạo hoàn thành kế hoạch gia cố, tu bổ hệ thống đê điều, các hồ đập và các công trình thuỷ lợi trước mùa mưa lũ.

- Bộ Quốc phòng, Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm, cứu nạn trên không và trên biển : Xây dựng phương án, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ người, cứu hộ các công trình đê, đập; xử lý các tình huống khẩn cấp về lũ, bão và thực hiện tốt nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn.

- Bộ Công an : Xây dựng các phương án, bố trí lực lượng, phương tiện tham gia ứng cứu, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xẩy ra và phối hợp với lực lượng quân đội, với các ngành và địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn.

- Bộ Thuỷ sản chủ động phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển và các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về việc đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.

- Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện cứu hộ khi cầu, đường có sự cố hư hỏng để đảm bảo giao thông thông suốt; chuẩn bị vật tư, phương tiện, lực lượng để tham gia xử lý các sự cố lớn của đê, kè khi có yêu cầu.

- Bộ Thương mại phối hợp với ủy ban nhân dân các tỉnh có kế hoạch đảm bảo dự phòng các mặt hàng thiết yếu. Chủ động thực hiện cung ứng hàng cho vùng sâu, vùng xa trước mùa lũ, bão và đáp ứng yêu cầu khắc phục hậu quả lụt, bão của Chính phủ.

- Bộ Văn hoá-Thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác truyền tin, phổ biến kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo, các chủ trương, chỉ thị, mệnh lệnh về công tác phòng, chống lụt, bão; phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, tránh thiên tai.

- Các Bộ, ngành: Xây dựng, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, cần tăng cường công tác chỉ đạo, có kế hoạch thực hiện và hoàn thành tốt công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão năm 2000.

- Các Bộ, ngành ở Trung ương ngoài việc thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt, bão của ngành mình còn phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão theo sự huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 06/2000/CT-TTg ngày 28/03/2000 về công tác phòng chống, lụt bão, giảm nhẹ thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.264

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.5.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!