Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ

Số hiệu: 19/2012/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Lê Đình Tiến
Ngày ban hành: 08/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2012/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHIẾU XẠ NGHỀ NGHIỆP VÀ CHIẾU XẠ CÔNG CHÚNG

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;

Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng như sau:

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định các yêu cầu về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ;

b) Tổ chức, cá nhân điều hành và tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân;

c) Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3);

d) Cơ quan nhà nước có chức năng thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ, hạt nhân;

đ) Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đo liều cá nhân;

e) Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, thu gom phế thải kim loại, tái chế kim loại.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chiếu xạ nghề nghiệp là chiếu xạ đối với cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3) hoặc tiến hành thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ, không tính đến chiếu xạ được loại trừ (như K-40 trong cơ thể người, tia vũ trụ trên mặt đất…) và chiếu xạ từ những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn trừ và chiếu xạ y tế. Chiếu xạ nghề nghiệp bao gồm chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.

2. Chiếu xạ công chúng là chiếu xạ đối với công chúng do công việc bức xạ đã được cấp giấy phép gây ra và chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân trừ chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ phông bức xạ tự nhiên tại địa phương.

3. Khu vực kiểm soát là nơi phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt nhằm kiểm soát sự chiếu xạ hoặc ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng trong điều kiện làm việc bình thường, ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ chiếu xạ tiềm ẩn.

4. Khu vực giám sát là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi mặc dù không cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực kiểm soát.

5. Chiếu xạ tiềm ẩn là chiếu xạ không chắc chắn xảy ra nhưng có thể xảy ra do sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, do một sự kiện hoặc một loạt các sự kiện mang tính xác suất, bao gồm hỏng thiết bị và lỗi trong vận hành.

6. Mức kiềm chế liều là hệ số để xác định giá trị liều bức xạ lớn nhất đối với một cá nhân từ một nguồn bức xạ hoặc một cơ sở hoặc một công việc bức xạ được áp dụng khi tính toán thiết kế che chắn, có tính đến việc tối ưu hóa bảo đảm an toàn bức xạ hoặc khả năng chiếu xạ có thể có trong tương lai.

7. Mức điều tra là giá trị liều hiệu dụng, suất liều, mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, nếu bị vượt quá phải tiến hành điều tra nhằm phát hiện nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.

8. Nhân viên bức xạ là nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát và trong khu vực giám sát.

9. Giới hạn liều là giá trị không được phép vượt quá của liều hiệu dụng hoặc liều tương đương đối với cá nhân do bị chiếu xạ từ các công việc bức xạ được kiểm soát.

10. Liều bức xạ còn lại là hiệu số của liều dự báo và liều tránh được sau khi áp dụng các biện pháp can thiệp nhất định.

11. Liều dự báo là liều có thể nhận được khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra nếu không áp dụng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.

12. Liều tránh được là liều có thể giảm được khi áp dụng các biện pháp can thiệp.

Mục 2. YÊU CẦU VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHIẾU XẠ NGHỀ NGHIỆP VÀ CHIẾU XẠ CÔNG CHÚNG

Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính quy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.

Điều 4. Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ

1. Không sử dụng người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức xạ. Trường hợp người học nghề có liên quan đến bức xạ, học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình chỉ được làm việc trong khu vực kiểm soát hoặc khu vực giám sát với điều kiện có cán bộ chuyên môn hướng dẫn.

2. Không sử dụng người mắc các bệnh cấm kỵ phóng xạ theo quy định của Bộ Y tế.

3. Nhân viên bức xạ được các cơ sở y tế chứng nhận không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc bức xạ phải được thay đổi điều kiện lao động.

4. Nhân viên bức xạ nữ mang thai phải thông báo cho người phụ trách an toàn về việc mang thai của mình và nếu có nguyện vọng tạm thời thay đổi điều kiện lao động thì người đứng đầu tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bố trí công việc khác phù hợp.

Điều 5. Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức đào tạo khi mới tuyển dụng và định kỳ đào tạo lại về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ.

2. Nhân viên bức xạ phải qua các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn bức xạ.

Điều 6. Kiểm soát nguồn gây chiếu xạ

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các yêu cầu sau để kiểm soát nguồn gây chiếu xạ:

1. Bảo đảm số lượng nguồn bức xạ và hoạt độ nguồn phóng xạ là tối thiểu để thực hiện công việc bức xạ.

2. Lưu giữ nguồn phóng xạ ở những nơi bảo đảm an toàn, có che chắn tốt và áp dụng các biện pháp kiểm soát chiếu xạ và gây nhiễm bẩn phóng xạ.

3. Định kỳ kiểm kê nguồn bức xạ.

4. Thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ của nguồn phóng xạ.

5. Áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển nguồn phóng xạ trong và ngoài cơ sở.

6. Thực hiện việc thu gom, xử lý, lưu giữ, thải bỏ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và kiểm soát mức xả chất thải phóng xạ vào môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Thiết kế che chắn bức xạ

1. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu vực giám sát, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ nghề nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ.

2. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:

a) Sự đóng góp liều từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể cả các nguồn và các công việc bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;

b) Những thay đổi tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công chúng như thay đổi đặc tính và vận hành của nguồn;

c) Những kinh nghiệm vận hành tốt các nguồn bức xạ hoặc tiến hành tốt các công việc bức xạ tương tự.

3. Cơ sở hạt nhân có xử lý hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có dữ liệu về nền móng công trình, nước ngầm, nước bề mặt, nước sinh hoạt; đánh giá khả năng thẩm thấu, vận chuyển nhân phóng xạ trong đất, nước; chứng minh thiết kế có khả năng ngăn ngừa rò rỉ chất phóng xạ vào đất, nước và không khí.

Điều 8. Khu vực kiểm soát và khu vực giám sát

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a) Mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;

b) Có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ;

c) Phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực giám sát tại những nơi thỏa mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6 mSv/năm.

Điều 9. Kiểm soát việc tiếp cận nguồn bức xạ và ra, vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng các nguồn bức xạ phải áp dụng biện pháp kiểm soát hành chính hoặc biện pháp kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc tiếp cận nguồn phóng xạ:

a) Trang bị hệ thống khóa liên động hoặc khóa có sử dụng chìa khóa đối với nơi lưu giữ, sử dụng nguồn phóng xạ loại 1 và 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 6:2010-BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ; nơi sử dụng máy gia tốc; nơi xử lý chế biến chất phóng xạ, dược chất phóng xạ và những khu vực lưu giữ chất thải phóng xạ;

b) Có biển báo và sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc tiếp cận đến nguồn;

c) Yêu cầu sử dụng giấy phép ra vào đối với các khu vực này; đeo thẻ nhận dạng hoặc cử người giám sát việc ra vào khu vực kiểm soát;

d) Xây dựng nội quy kiểm soát người được phép tiếp cận đến nguồn phóng xạ.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc ra vào khu vực giám sát:

a) Xây dựng nội quy ra vào các khu vực này;

b) Có biển báo, sử dụng các rào cản để ngăn chặn việc ra vào khu vực này.

Điều 10. Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, nhiễm bẩn phóng xạ không khí

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ hở phải kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, nhiễm bẩn phóng xạ không khí bằng các biện pháp sau:

1. Sử dụng các hệ thống kín như tủ hút, tủ găng.

2. Sử dụng vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà và các bề mặt dễ nhiễm bẩn phóng xạ.

3. Sử dụng các biện pháp ngăn chặn sự lan rộng nhiễm bẩn phóng xạ.

4. Sử dụng hệ thống thông gió có phin lọc chất phóng xạ.

5. Sử dụng các thiết bị đo suất liều, máy đo nhiễm bẩn phóng xạ, các phép thử khác để theo dõi và đánh giá mức nhiễm bẩn.

Điều 11. Phương tiện bảo hộ cá nhân và thiết bị đo kiểm tra bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị cho nhân viên bức xạ các phương tiện bảo hộ cá nhân như sau:

a) Nhân viên làm công việc bức xạ có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ phải được trang bị quần, áo bảo hộ, găng tay, giầy, ủng hoặc bao chân, mũ trùm đầu, khẩu trang chống nhiễm bẩn phóng xạ;

b) Nhân viên sử dụng thiết bị X-quang để chụp soi chiếu chẩn đoán phải được trang bị tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì;

c) Nhân viên vận hành thiết bị X-quang can thiệp, bác sĩ và kỹ thuật viên tham gia thực hiện các thủ thuật X-quang can thiệp phải được trang bị tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, găng tay cao su chì, kính chì thích hợp;

d) Nhân viên sử dụng nguồn phóng xạ trong thăm dò địa vật lý giếng khoan phải được trang bị kẹp gắp nguồn, găng tay.

2. Đối với khu vực kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ, tại lối vào khu vực, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải cung cấp cho nhân viên bức xạ thiết bị kiểm soát liều phù hợp; tại lối ra khu vực, phải bố trí nhà tắm, nơi rửa tay, nơi lưu giữ vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ và thiết bị để kiểm tra nhiễm bẩn cơ thể, quần áo, vật dụng mang ra khỏi khu vực.

3. Phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn cơ thể phải đạt chất lượng và quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận; phải được bảo quản tốt và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.

4. Nhân viên bức xạ phải được hướng dẫn đầy đủ về việc sử dụng và kiểm tra phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể.

5. Nhân viên bức xạ phải sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể theo đúng chỉ dẫn.

Điều 12. Nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc phù hợp; nội quy an toàn bức xạ phải có yêu cầu về tuân thủ các quy trình làm việc và chỉ dẫn an toàn, yêu cầu về việc thực hiện đo liều cá nhân, yêu cầu về việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm tra bức xạ và liều kế cá nhân, trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ và các yêu cầu cụ thể khác phù hợp với công việc bức xạ.

2. Nhân viên bức xạ phải chấp hành nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc.

Điều 13. Kiểm soát chiếu xạ đối với khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc, thăm bệnh nhân và bệnh nhân khi ra viện

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có sử dụng nguồn bức xạ để chuẩn đoán và điều trị bệnh phải kiểm soát chiếu xạ đối với khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc, thăm bệnh nhân và bệnh nhân khi ra viện bằng các biện pháp sau:

1. Bố trí người có hiểu biết về các biện pháp an toàn và bảo vệ chống bức xạ đi kèm hướng dẫn khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc và thăm bệnh nhân đi vào khu vực kiểm soát.

2. Cung cấp đầy đủ thông tin và các chỉ dẫn về an toàn bức xạ cho khách trước khi họ đi vào khu vực kiểm soát.

3. Bảo đảm liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ không vượt quá giới hạn liều theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Chỉ cho phép bệnh nhân đã tiếp nhận dược chất phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh được xuất viện khi hoạt độ chất phóng xạ trong cơ thể không vượt quá mức theo quy định của pháp luật về hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

Điều 14. Kiểm xạ khu vực làm việc

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc.

2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phải tuân theo các đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ đã được xác định trước;

b) Mức điều tra cho các vị trí đo quy định tại điểm a khoản này phải được thiết lập dựa trên các số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự;

c) Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực hiện tại khu vực đó và không được ít hơn một lần trong một năm;

d) Thiết bị kiểm xạ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.

3 Yêu cầu kiểm xạ theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành chương trình quan trắc và nộp theo hồ sơ xin cấp giấy phép và lưu trong hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc.

4. Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc phải thông báo cho nhân viên bức xạ và người quản lý trực tiếp của họ.

Điều 15. Theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải sử dụng dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân tại các cơ sở được được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:

a) Nhân viên bức xạ phải sử dụng đúng, hợp lý các thiết bị kiểm xạ, liều kế cá nhân và báo ngay cho người phụ trách an toàn khi liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, bị mất;

b) Trường hợp liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, liều kế phải được chuyển ngay đến đơn vị thực hiện dịch vụ đo liều kế cá nhân. Trong thời gian chờ kết quả đọc liều, chủ cơ sở phải trang bị liều kế mới cho nhân viên hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn bảo đảm mức liều không cao hơn mức liều trung bình nhân viên nhận; toàn bộ sự việc và các tài liệu liên quan cần được lập thành hồ sơ và được lưu giữ;

c) Bảo đảm tính chất, tần suất và độ chính xác của việc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một lần.

4. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm khi có chiếu xạ trong, nhân viên bức xạ ngoài việc được trang bị liều kế cá nhân, phải áp dụng các biện pháp đánh giá liều chiếu trong trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên kết quả theo dõi phông bức xạ, nồng độ chất phóng xạ tại nơi làm việc, trang thiết bị bảo hộ được sử dụng và những thông tin về vị trí, thời gian nhân viên bị chiếu xạ.

Điều 16. Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ

1. Tổ chức và cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ khi mới tuyển dụng, định kỳ hằng năm trong thời gian làm việc và khi chấm dứt làm công việc liên quan tới bức xạ.

2. Nhân viên bức xạ phải thực hiện khám sức khỏe theo yêu cầu của người phụ trách an toàn.

Điều 17. Hồ sơ an toàn bức xạ

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử với các nội dung sau:

a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;

b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ, tài liệu bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên quan;

c) Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;

d) Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;

đ) Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;

e) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;

g) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

h) Hồ sơ kiểm xạ đối với công chúng gồm các nội dung: chương trình quan trắc và kết quả quan trắc bức xạ môi trường, kết quả hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên bức xạ, đối tượng khác có liên quan về hồ sơ chiếu xạ nghề nghiệp; thực hiện lưu giữ, chuyển giao hồ sơ về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Năng lượng nguyên tử. Hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi không còn làm công việc bức xạ.

3. Nhân viên bức xạ phải bảo quản và lưu giữ sổ theo dõi liều bức xạ cá nhân.

Cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ những thông tin trước đây liên quan đến chiếu xạ nghề nghiệp của mình.

Điều 18. Giám sát nội bộ đối với việc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải định kỳ xem xét lại những nội dung sau:

1. Nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc.

2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc và chương trình quan trắc môi trường xung quanh.

3. Việc theo dõi và đánh giá liều bức xạ cá nhân.

4. Việc lưu giữ hồ sơ.

5. Phạm vi khu vực kiểm soát và khu vực giám sát.

Điều 19. Kiểm soát chiếu xạ công chúng

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 20. Báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng

1. Định kỳ hàng năm vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân. Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

2. Báo cáo kết quả kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng gồm các nội dung sau đây:

a) Kết quả liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân;

b) Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc và khu vực công chúng;

c) Đánh giá những sai lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;

d) Đánh giá những trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);

đ) Báo cáo những trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều tra.

Mục 3. KIỂM SOÁT CHIẾU XẠ TRONG TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC

Điều 21. Kiểm soát chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có mức bức xạ, mức nhiễm bẩn phóng xạ, mức xả thải phóng xạ gây ra bởi công việc bức xạ của cơ sở vượt quá giới hạn cho phép phải tiến hành các biện pháp sau:

1. Thiết lập và duy trì khả năng thực hiện kiểm xạ khẩn cấp.

2. Áp dụng mọi biện pháp để đưa các mức này về dưới mức cho phép.

3. Thực hiện quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp.

Điều 22. Kiểm soát chiếu xạ đối với nhân viên ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, người sử dụng lao động, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp có trách nhiệm:

1. Quản lý, kiểm soát và lưu giữ liều bức xạ của các nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân.

2. Bảo đảm liều bức xạ đối với nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân không vượt quá 50 mSv trừ các trường hợp sau:

a) Vì mục đích cứu người;

b) Khi thực hiện các hành động ngăn chặn các tổn thương nghiêm trọng hoặc gây tử vong hoặc ngăn chặn các điều kiện có thể gây đến thảm họa ảnh hưởng đáng kể tới con người và môi trường;

c) Khi thực hiện các hành động để tránh liều tập thể lớn.

3. Bảo đảm nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân phải được thông báo trước các mối rủi ro đối với sức khỏe của họ cũng như các biện pháp bảo vệ trước khi tiến hành các hành động can thiệp với liều bức xạ nhận được vượt quá 50mSv.

4. Bảo đảm trong mọi trường hợp không để nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân nhận liều hiệu dụng vượt quá 500 mSv.

Liều bức xạ của nhân viên bức xạ khi tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân sẽ không được tính vào liều nghề nghiệp để kiểm soát theo giới hạn liều. Trường hợp nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân đã nhận liều hiệu dụng lớn hơn 200 mSv phải được kiểm tra sức khỏe và tư vấn về y tế trước khi tiếp tục công việc bức xạ đang làm.

Điều 23. Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp phải bảo đảm:

1. Thực hiện các hành động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đánh giá tính hiệu quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.

3. So sánh liều bức xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.

4. Đối với các cơ sở hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 24. Kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn phóng xạ

Tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ và tái chế phế thải kim loại, phôi thép có trách nhiệm:

1. Tổ chức theo dõi, phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ và các nguồn phóng xạ lẫn trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm.

2. Báo cáo ngày bằng văn bản cho Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân nếu phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ và các nguồn phóng xạ lẫn trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm.

3. Thực hiện ngay các biện pháp xử lý sau:

a) Hoàn trả lại lô hàng có nhiễm phóng xạ hoặc có lẫn nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát cho nước xuất khẩu;

b) Thu gom, cất giữ và bảo quản các hàng hóa bị nhiễm xạ theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ;

c) Dùng các biện pháp kỹ thuật và hành chính khoanh vùng hạn chế người ra vào khu vực có hàng hóa bị nhiễm phóng xạ.

Điều 25. Kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ đối với nhân viên làm việc trong môi trường có nồng độ khí Radon-222 cao

1. Người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ đối với nhân viên làm việc trong điều kiện môi trường khi nồng độ khí Radon-222 tại nơi làm việc vượt quá mức 1000 Becơren (Bq) trong 1 mét khối không khí như quy định đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.

2. Người sử dụng lao động ở nơi có nồng độ khí Radon-222 cao vượt mức quy định tại khoản 1 Điều này, tùy theo điều kiện cụ thể, phải áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu nồng độ khí radon trong môi trường làm việc như tăng cường thông khí, pha loãng không khí trong khu vực làm việc với không khí ngoài trời, làm sạch không khí bằng cách sử dụng than hoạt tính hoặc các phương pháp thích hợp khác.

Điều 26. Kiểm soát chiếu xạ đối với người làm công tác thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ

Cơ quan nhà nước thực hiện chức năng thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân và đánh giá liều bức xạ cá nhân cho cán bộ, nhân viên trực tiếp đi thanh tra, thẩm định an toàn bức xạ.

Mục 4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀM DỊCH VỤ ĐO LIỀU CÁ NHÂN

Điều 27. Thiết bị đo liều cá nhân sử dụng trong dịch vụ đo liều cá nhân

1. Liều kế cá nhân phải thích hợp với loại hình công việc bức xạ và bảo đảm không thể tự ý thay đổi chỉ số đo trên liều kế.

2. Các phép đo và hiệu chuẩn các thiết bị đo liều cá nhân phải được thực hiện theo các đại lượng thực hành sau:

a) Hp (10) cho liều hiệu dụng toàn thân;

b) Hp (3) cho liều tương đương đối với mắt;

c) Hs (0,07) cho liều tương đương đối với da.

Điều 28. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đo liều cá nhân

Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đo liều cá nhân có trách nhiệm:

1. Có đủ trang thiết bị, nhân lực để thực hiện dịch vụ đo liều cá nhân theo quy định pháp luật.

2. Xây dựng và thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng.

3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng liều kế cá nhân theo đúng quy trình.

4. Phiếu trả kết quả đo liều cá nhân phải có các thông tin chính sau: tên tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, địa chỉ của cơ quan, khoảng thời gian đo, danh sách nhân viên bức xạ cùng với giá trị liều, đại lượng đo và xác nhận của cơ quan làm dịch vụ.

5. Báo cáo ngay Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương những trường hợp nhân viên bức xạ bị chiếu quá liều.

6. Cập nhật số liệu liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp theo hướng dẫn của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.

Mục 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 29. Trách nhiệm thi hành

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

PHỤ LỤC 1

GIỚI HẠN LIỀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

I. Các đại lượng liều

1. Liều hấp thụ (ký hiệu là D): Là đại lượng vật lý cơ bản sử dụng cho đánh giá liều bức xạ và được xác định theo công thức sau:

Trong đó, dE là năng lượng trung bình do bức xạ iôn hóa truyền cho một khối vật chất; dm là khối lượng của khối vật chất đó.

Đơn vị của liều hấp thụ là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là gray (Gy).

1 J/kg = 1 Gy.

2. Liều tương đương (ký hiệu là HT,R): Là đại lượng dùng để đánh giá liều bức xạ trong một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể người và được xác định theo công thức sau:

HT,R = DT,R x WR

Trong đó, DT,R là liều hấp thụ do loại bức xạ R gây ra, lấy trung bình trên cơ quan hoặc tổ chức mô T; WR là trọng số bức xạ của bức xạ loại R, giá trị của nó đối với các bức xạ khác nhau được cho trong bảng 1.

Khi trường bức xạ gồm nhiều loại bức xạ với các trọng số bức xạ WR khác nhau thì liều tương đương được xác định theo công thức sau, trong đó tổng được lấy cho tất cả các loại bức xạ liên quan:

Đơn vị của liều tương đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv.

3. Liều hiệu dụng (ký hiệu là E): Là tổng liều tương đương của từng mô nhân với trọng số mô tương ứng tính cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể, được xác định theo công thức sau:

Trong đó, HT là liều tương đương của mô T, WT là trọng số mô của mô T. Tổng được lấy cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Các mô và cơ quan xác định được dùng trong đánh giá liều hiệu dụng và giá trị trọng số mô của chúng được cho trong bảng 2.

Đơn vị của liều tương đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv

4. Liều nhiễm tương đương (ký hiệu là HT(ζ)): Là liều tương đương cho một tổ chức mô hoặc cơ quan của cơ thể trong khoảng thời gian ζ kể từ sau khi hấp thụ chất phóng xạ vào cơ thể, được định nghĩa bằng công thức sau:

Trong đó to là thời điểm hấp thụ chất phóng xạ vào cơ thể, HT (t) là suất liều tương đương tại thời điểm t trong tổ chức mô hoặc cơ quan T và ζ được lấy là 50 năm đối với người lớn và 70 năm đối với trẻ em.

Đơn vị của liều nhiễm tương đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv với khoảng thời gian tích lũy xác định ζ

5. Liều nhiễm hiệu dụng (ký hiệu là E(ζ)): Là liều hiệu dụng trong khoảng thời gian ζ kể từ sau khi hấp thụ chất phóng xạ vào cơ thể, được định nghĩa bằng công thức sau:

Trong đó HT(ζ) là liều nhiễm tương đương đối với mô hoặc cơ quan T, WT là trọng số mô của mô hoặc cơ quan T, còn ζ được lấy là 50 năm đối với người lớn và 70 năm đối với trẻ em.

Đơn vị của liều nhiễm hiệu dụng là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv với khoảng thời gian tích lũy xác định ζ

6. Tương đương liều cá nhân (ký hiệu là Hp(d)): Là liều tương đương trong mô mềm xác định dưới bề mặt cơ thể ở độ sâu d. Đối với bức xạ có độ đâm xuyên mạnh, d = 10mm và tương ứng là Hp (10). Đối với bức xạ có độ đâm xuyên yếu, d = 0,07 mm và tương ứng là Hp(0,07).

7. Liều hấp thụ trọng số RBE (ký hiệu là ADT): Là liều hấp thụ có trọng số RBE (relative biological effectiveness) được định nghĩa bằng công thức sau:

R

Trong đó

DT,R là liều hấp thụ gây bởi bức xạ R trong cơ quan (hay mô) T

RBET,R là hệ số tác dụng sinh học tương đối (xem bảng 3)

Bảng 1. Trọng số bức xạ

Loại bức xạ

Trọng số bức xạ, WR

Photon với năng lượng bất kỳ

1

Hạt điện tử và các muon

2

Proton và các pion tích điện

2

Các hạt anpha, các mảnh phân hạch và các ion nặng

20

Nơtron

Hàm liên tục của năng lượng nơtron

Biểu thức tính trọng số bức xạ của nơtron theo năng lượng:

Bảng 2. Các mô, cơ quan và trọng số mô WT

Tổ chức mô hoặc cơ quan

Trọng số mô, WT

S WT

Tủy sống (đỏ), ruột kết, phổi, dạ dày, vú, các mô còn lại*

0,12

0,72

Cơ quan sinh dục

0,08

0,08

Bàng quang, thực quản, gan, tuyến giáp

0,04

0,16

Bề mặt xương, não, tuyến nước bọt, da

0,01

0,04

Tổng cộng

1

* Các mô còn lại bao gồm tuyến thượng thận, vùng ngoài ngực, túi mật, tim, thận, hạch bạch huyết, cơ, màng nhầy miệng, lá lách, ruột non, tụy, tuyến ức, tuyến tiền liệt (đối với nam), tử cung (đối với nữ).

Bảng 3. Giá trị RBE đối với bức xạ và cơ quan (hay mô)

Hiệu ứng sức khỏe

Cơ quan có nguy cơ

Chiếu xạ

RBET,R

Triệu chứng về máu

Tủy đỏ

Chiếu xạ gamma (ngoài và trong)

1

Chiếu xạ neutron (ngoài và trong)

3

Chiếu xạ trong beta

1

Chiếu xạ trong alpha

2

Viêm phổi

Phổi

Chiếu xạ gamma (ngoài và trong)

1

Chiếu xạ neutron (ngoài và trong)

3

Chiếu xạ trong beta

1

Chiếu xạ trong alpha

7

Triệu chứng dạ dày - ruột

Ruột kết

Chiếu xạ gamma (ngoài và trong)

1

Chiếu xạ neutron (ngoài và trong)

3

Chiếu xạ trong beta

1

Chiếu xạ trong alpha

0

Hoại tử

Mô mềm

Chiếu xạ ngoài (beta, gamma)

1

Chiếu xạ ngoài neutron

3

Tróc vẩy ướt

Da

Chiếu xạ ngoài beta, gamma

1

Chiếu xạ ngoài neutron

3

Thiểu năng tuyến giáp

Tuyến giáp

Hấp thu I-ốt

0,2

Hấp thu các tác nhân nhạy tuyến giáp khác

1

II. Giới hạn liều áp dụng đối với các công việc bức xạ được cấp phép

1. Giới hạn liều nghề nghiệp

1.1. Giới hạn liều nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi là:

a) Liều hiệu dụng 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm) [1] và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;

b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm)1 và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;

c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da[2] 500 mSv trong một năm;

d) Riêng đối với nhân viên bức xạ nữ phải áp dụng thêm các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này.

1.2. Giới hạn liều nghề nghiệp đối với người học việc trong quá trình đào tạo nghề có liên quan đến bức xạ và đối với học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ trong quá trình học tập của mình là:

a) Liều hiệu dụng 6 mSv trong một năm;

b) Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;

c) Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da2 150 mSv trong một năm.

2. Giới hạn liều công chúng

2.1. Liều hiệu dụng 1 mSv trong một năm.

2.2. Trong những trường hợp đặc biệt[3], có thể áp dụng giá trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều kiện giá trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau không vượt quá 1 mSv trong một năm.

2.3. Liều tương đương đối với thủy tinh thể mắt 15 mSv trong một năm.

2.4. Liều tương đương đối với da2 50 mSv trong một năm.

2.5. Liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên không được vượt quá 5 mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị. Liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ có độ tuổi nhỏ hơn 16 tuổi không được vượt quá 1 mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị.

3. Xác nhận sự tuân thủ với quy định về giới hạn liều

3.1. Giới hạn liều hiệu dụng quy định tại Phụ lục I này được áp dụng cho tổng các liều liên quan gây bởi chiếu ngoài trong một khoảng thời gian xác định và các liều nhiễm liên quan gây bởi chất phóng xạ nhiễm vào trong cơ thể trong khoảng thời gian nêu trên. Chu kỳ để tính mức liều nhiễm là 50 năm đối với trường hợp nhiễm chất phóng xạ đối với người lớn và 70 năm đối với trẻ em.

3.2. Tương đương liều cá nhân thực hành Hp(10) được sử dụng là giá trị gần đúng của liều hiệu dụng gây bởi chiếu xạ ngoài từ các bức xạ đâm xuyên trong đánh giá liều nghề nghiệp.

PHỤ LỤC 2

MỨC LIỀU QUYẾT ĐỊNH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ VÀ ỨNG PHÓ KHẨN CẤP TRONG TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

Mức liều hấp thụ

Hành động bảo vệ và ứng phó được yêu cầu

Chiếu xạ ngoài cấp (< 10 giờ)

Nếu là mức liều bức xạ dự báo:

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ phòng ngừa ngay lập tức (thậm chí trong những điều kiện khó khăn)

- Cung cấp thông tin và cảnh báo cho công chúng

- Thực hiện tẩy xạ khẩn cấp

Nếu là mức liều bức xạ đã nhận được:

- Thực hiện kiểm tra y tế ngay lập tức

- Thực hiện kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ

- Thực hiện đăng ký quan trắc sức khỏe lâu dài

ADTủy sống đỏ

ADBào thai

AD

ADDa

1 Gy

0,1 Gy

25 Gy ở độ sâu 0,5cm

10 Gy đối với 100 cm2

Chiếu xạ trong cấp (∆ = 30 ngày)

AD()Tủy sống

AD()Tuyến giáp

AD()Phổi

AD()Ruột kết

AD()Bào thai

0,2 Gy đối với nhân phóng xạ có số Z  90

2 Gy đối với nhân phóng xạ có số Z 89

2 Gy

30 Gy

20 Gy

0,1 Gy


PHỤ LỤC 3

MẪU SỔ THEO DÕI LIỀU CHIẾU XẠ CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

... TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

(Trang bìa)

SỔ THEO DÕI LIỀU CHIẾU XẠ NGHỀ NGHIỆP CÁ NHÂN

Họ và tên nhân viên bức xạ:

Số đăng ký:

(Địa danh), tháng… năm…

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên:                                                         Giới tính: Nam/Nữ

Ngày tháng năm sinh:

Hộ khẩu thường trú:

Số CMTND:                                          Ngày cấp:                                 Nơi cấp:

Số đăng ký: Nơi đăng ký:

II. Quá trình công tác

Thời gian

Tên cơ quan và địa chỉ *

Nghề nghiệp

Loại bức xạ thường tiếp xúc

Từ…./…../….. đến…./…../…...

Từ…./…../….. đến…./…../…...

* Khai các cơ quan làm việc chính thức (theo hợp đồng dài hạn, trong biên chế)

Thời gian

Tên cơ quan và địa chỉ

Nghề nghiệp

Loại bức xạ thường tiếp xúc

Từ…./…../….. đến…./…../…...

Từ…./…../….. đến…./…../…...

III. Kết quả theo dõi liều bức xạ cá nhân năm......

Đơn vị công tác:

Cơ quan là dịch vụ đo liều cá nhân:

Thời gian

Hp(10) (mSv)

Hp(3) (mSv)

Hs(0.07) (mSv)

Chiếu trong (mSv)

Liều sự cố bức xạ, hạt nhân (mSv)

Ghi chú

Từ…./…../….. đến…./…../…...

Từ…./…../….. đến…./…../…...

Tổng:

Nhận xét, đánh giá: (Ghi rõ các nguyên nhân bị chiếu quá liều, bị chiếu quá giá trị liều khảo sát, các biện pháp khắc phục...).

NGƯỜI PHỤ TRÁCH AN TOÀN

(Ký và ghi rõ họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

(Ký, đóng dấu)



[1] Điểm bắt đầu của chu kỳ lấy trung bình là ngày đầu tiên của năm bắt đầu lấy trung bình liên quan và áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, không tính hồi cứu cho thời gian trước đó.

[2] Giới hạn liều tương đương đối với da là giá trị được lấy trung bình trên 1 cm2 của vùng da bị chiếu xạ nhiều nhất. Liều đối với da cũng đóng góp trong liều hiệu dụng với phần đóng góp bằng liều trung bình đối với toàn bộ da cơ thể nhân với trọng số mô đối với da.

[3] Ví dụ, các hoạt động có thể dẫn đến việc tăng tạm thời sự chiếu xạ đối với công chúng nhưng các hoạt động đó đã được luận chứng là cần thiết, đã được cấp phép và có kế hoạch rõ ràng.

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 19/2012/TT-BKHCN

Hanoi, November 08, 2012

 

CIRCULAR

ON CONTROLLING AND ENSURING RADIATION SAFETY IN OCCUPATIONAL EXPOSURE AND PUBLIC EXPOSURE

Pursuant to the Law on Atomic Energy dated June 03, 2008;

Pursuant to the Government's Decree No. 07/2010/ND-CP dated January 25, 2010, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Atomic Energy;

Pursuant to the Government's Decree No. 28/2008/ND-CP dated March 14, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology.

The Minister of Science and Technology prescribes the control and assurance of radiation safety in occupational exposure and public exposure as follows:

Section 1. GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Circular is applicable to the following organizations and individuals:

a) The organizations and individuals that do radiological works.

b) The organizations and individuals that operate and participate in response to radiation accidents and nuclear accidents;

c) The organizations and individuals working in places where the concentration of Radon-222 gas exceeds 1,000 Bq/m3;

d) The State agencies appointed to inspect the radiation safety and nuclear safety;

dd) The organizations and individuals that provide personal dose measuring services;

e) Organizations and individuals that export, import, collect metal scrap and recycle metal.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Public exposure is the exposure incurred by members of the public by reason of the licensed radiological works, nuclear accidents, and radiation accidents, except for occupational exposure, medical exposure, and exposure to natural background radiation locally.

3. The controlled area is the area where protective measures and special safety regulations must be implemented in order to control the radiation exposure, prevent the spread of radioactive contamination in normal working conditions, prevent or limit the level of potential exposure.

4. Supervised area is the area where the exposures are always monitors, though the protective measures and special safety regulations are not as necessary as in controlled areas.

5. Potential exposure is the exposure that may occur by reason of nuclear accidents, radiation accidents, an incident or a series of probable incidents, including equipment malfunctions and errors during the operation.

6. The dose limit is a coefficient to determine the maximum radiation dose of an individual, absorbed from a radiation source, a facility, or a radiological work, that is used when calculating and designing the protection, including the optimization that ensure the radiation safety or the potential exposure in the future.

7. The investigated level is the excess level of effective dose, dose rate, absorbed dose or the level of radioactive contamination of a unit of area or volume that must be investigated to find the reasons and take remedial measures.

8. Radiological workers are workers that work in controlled areas and supervised areas.

9. Dose limits are the maximum permissible levels of effective doses or equivalent doses of individuals exposed to radiation from the controlled radiological works.

10. The residual dose is the subtraction of the expected dose and avertable dose after taking some certain countermeasures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Avertable dose is the dose that might be reduced when making intervention.

Section 2. REQUIREMENTS OF OCCUPATIONAL RADIATION PROTECTION AND PUBLIC RADIATION PROTECTION

Article 3. The rules for controlling the occupational exposure and public exposure

1. The organizations and individuals that do radiological works must ensure that the personal radiation doses of radiological workers and the public do not exceed the dose limits prescribed in Annex I enclosed with this Circular.

2. The organizations and individuals that do radiological works must take the technical and administrative measures prescribed in this Circular in order to reasonably minimize the personal radiation doses of radiological workers and the public.

Article 4. Employing radiological workers

1. Do not employ radiological workers under the age of 18. The radiation apprentices, students at the age of 16 -18 using radiation sources during their study may only work within controlled areas or supervised areas as long as they are instructed by experts.

2. Do not employ people suffered from illnesses that must stay away from radiation as prescribed by the Ministry of Health.

3. The radiological workers of whom the ineligibility for doing radiological works has been certified by medical facilities must be enabled to change the work conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. The training in radiation safety for radiological workers

1. The organizations and individuals that do radiological works must provide training in radiation safety to their radiological workers periodically and when they are employed.

2. Radiological workers must take the training sources in radiation safety at the request of the person in charge of radiation safety.

Article 6. Controlling radiation sources

The organizations and individuals that do radiological works must comply with the following requirements to control radiation sources:

1. Ensure the smallest quantity of radiation sources and activity of radioactive sources to do radiological works.

2. Store radioactive sources in safe places with proper covers, and take measure to control the exposure and radioactive contamination.

3. Periodically check the radiation sources.

4. Regularly check the leak of radioactive sources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Collect, treat, keep, and dispose of radioactive waste, used radioactive sources, and control the level of discharging radioactive waste to the environment as prescribed by law.

Article 7. Designing radiation covers

1. When calculating and designing radiation protection for the controlled area and supervised area, the organizations and individuals that do radiological works must apply the dose limit of occupational radiation that is smaller than or equal to 3/10 of the dose limit for radiological workers.

2. When calculating and designing radiation protection for public areas, the organizations and individuals that do radiological works must apply the dose limit of occupational radiation that is smaller than or equal to 3/10 of the dose limit for the public based on the following factors:

a) The dose contribution from radiation sources and other radiations works, including the radiations sources and radiological works that might arise in the future;

b) The potential changes that might affect the public exposure such as changing the characteristics and the operation of sources;

c) The experiences in effectively operating the radiation sources or doing similar radiological works.

3. The facility design of the radiation facilities that treat or store radioactive waste must contain information about the foundation, the underground water, surface water, tap water; the assessment of osmosis, the delivery of radioactive nuclei in the soil and the water; proof that the design is able to prevent the leak of radioactive substances into the soil, the water, and the air.

Article 8. Controlled areas and supervised areas

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The potential dose rate is higher than or equal to 6 mSv per year;

b) Able to cause radioactive contamination;

c) The reactor control room, radiotherapy machines, accelerators, and industrial irradiators.

2. The organizations and individuals that do radiological works must set up a supervised area where the potential dose rate is higher than 1 mSv per year and lower than 6 mSv per year.

Article 9. Controlling the access to radiation sources, the entry and exit of controlled areas and supervised areas

1. The organizations and individuals that do radiological works must take the following administrative and technical measures for controlling the access to radioactive sources:

a) Set up a system of interlocks or mechanical locks at places for storing or using radioactive sources of class 1 and class 2 in accordance with the Technical regulation QCVN 6:2010-BKHCN on radiation protection - Categorization and classification of radioactive sources; places for using accelerators; places for treating radioactive substances, radioactive pharmaceuticals, and places for storing radioactive waste;

b) Set up signs and fences to prevent the access to the sources;

c) Oblige the use of entrance and exit licenses or ID cards in such areas; appoint persons to supervise the entry and exit in controlled areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The organizations and individuals that do radiological works must take the following administrative and technical measures for controlling the entry and exit in supervised areas:

a) Formulate the regulation on entering and exiting such areas;

b) Set up signs and fences to prevent the entry and exit in such areas.

Article 10. Controlling the surface radioactive contamination and air radioactive contamination

The organizations and individuals that do radiological works using open radioactive sources must control the surface radioactive contamination and air radioactive contamination by implementing the following measures:

1. Use closed systems such as sucking cabinets.

2. Use materials for radioactive decontamination for the walls, the floor, and the surface susceptible to radioactive contamination.

3. Take measures to prevent the spread of radioactive contamination.

4. Use a ventilation system having radioactive substance filters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Personal protective equipment and radiation measuring instruments

1. The organizations and individuals that do radiological works must provide their radiological workers with the following personal protective equipment:

a) Workers doing radiations works likely to cause radioactive contamination must be provided with protective clothing, gloves, shoes, boots, socks, caps, and facemasks against radioactive contamination;

b) The workers using x-ray devices for diagnosis must be provided with lead-rubber aprons, and lead rubber sheets to protect the thyroid gland, and lead glasses;

c) The operators x-ray devices, doctors and technicians performing in x-ray techniques must be provided with lead-rubber aprons, and lead rubber sheets to protect the thyroid gland, and lead glasses;

d) The workers using radioactive sources in well logging exploration must be provided with clamps and gloves.

2. At the entrance of the controlled area facing the risk of radioactive contamination, the organizations and individuals that do radiations works must provide their radiological workers with instruments for controlling doses, at the exit must have bathrooms, sinks, and places to keep radioactively contaminated items, devices for testing the contamination of the body, clothing, and items being taken out.

3. The personal protective equipment, the dose controlling devices, and body contamination testing devices must meet the standards according to National Technical Regulations or recognized international standards; be properly preserved, and periodically tested and maintained.

4. The radiological workers must be instructed to use and test personal protective equipment, dose controlling devices, and body radioactive contamination testing devices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. The regulation on radiation safety and the work process

1. The organizations and individuals that do radiations works must formulate a regulation on radiation safety and a suitable work process. The radiation safety regulation must specify the work processes and safety instruction, the individual dose measurement, the use of personal protective equipment, radiation test devices, and personal dosimeters, the responsibility to report unusual phenomena that may cause radiation insecurity, and other requirements suitable for the radiations works.

2. Radiological workers must comply with the regulation on radiation safety and the work process.

Article 13. Controlling the exposure visitors, caretakers, and discharged patients

The organizations and individuals that do radiological works using radioactive sources for diagnosing and treating diseases must control the exposure to radiation of visitors, caretakers, and discharged patients using the following methods:

1. Appointing people proficient in the safety measures and radiation prevention to instruct the visitors and caretakers when they enter controlled areas.

2. Provide information and instruction about radiation safety for visitors before they enter supervised areas.

3. Ensure that the radiation doses of the caretakers, during the diagnosis, testing, or treatment by ionizing radiation or radioactive pharmaceuticals, do not exceed the dose limits prescribed in Annex I enclosed with this Circular.

4. Only discharge the patients that have absorbed radioactive pharmaceuticals during the diagnosis and treatment when the activity of radioactive substances in their bodies does not exceed the levels prescribed by laws on medical radiation safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The organizations and individuals that do radiological works must inspect the radiation at their workplaces.

2. The radiation inspection at workplaces must be carried out regularly, systematically, and proportionally to the level and potential of radiation exposure to radiations works, and satisfy the following requirements:

a) Comply with the measurement quantities, the method and process of measurement, the position and time of measurement, and the frequency of radiation inspection that have been determined;

b) The level of investigation at the measuring positions prescribed in Point a this Clause must be established based on the actual assessment data, or the experience from other premises that do similar radiations works;

c) The frequency of radiation inspection at workplace must suit the danger of the radiations works being done therein, and must not be fewer than once a year.

d) The radiation inspecting devices must satisfy the technical regulations and national technical standards or international standards, must be periodically maintained, tested, and calibrated.

3. The requirements of radiation inspection prescribed in Clause 2 this Article must be made into an observation program, sent together with the application for licensing, and kept in the dossier of radiation inspection at the workplace.

4. The radiation inspection results at the workplace must be notified to radiological workers and their direct managers.

Article 15. Monitoring and assessing occupational exposure

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The organizations and individuals that do radiations works must use the personal radiation dose measuring services at the premises licensed to provide services supporting the application of atomic energy.

3. The organizations and individuals that do radiations works must formulate and comply with the process of using personal dosimeters, and resolve unusual incidents during the use of personal dosimeters, in particular:

a) The radiological workers must properly and reasonably use the radiation inspecting devices and personal dosimeters, and notify the person in charge of safety when the personal dosimeters is put into radioactive fields, radioactively contaminated, damaged, or lost;

b) The personal dosimeters that is put into radioactive fields, radioactively contaminated, or damaged, must be immediately sent to the unit that provide personal dosimeter measuring services. While pending the dose results, the premises owner must provide new dosimeters to their workers, or comply with the safety measures to make sure that the dose is not higher than the average dose absorbed by the workers. The incident and relevant documents must be filed and deposited;

c) Ensure that the characteristics, frequency, and accuracy of monitoring the dose of occupational radiation are determined, with regard to the potential changes and the level of exposure, the probability and level of potential exposure. The measurement must be carried out at least once every 3 months.

4. The organizations and individuals that do radiations works must ensure that their radiological workers are provided with personal dosimeters when there is internal exposure, and take the measures for assessing the direct or indirect exposure based on the result of monitoring the radiation background, the concentration of radioactive substances at workplaces, the protective equipment being used, and the information about the positions and duration of exposure of workers.

Article 16. Health-checks for radiological workers

1. The organizations and individuals that do radiological works must provide their radiological workers with health-checks periodically, when they are employed, and when they stop doing radiological works.

2. Radiological worker must undergo health-checks at the request of the person in charge of radiation safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The organizations and individuals doing radiations works must make, update, and deposit the documents prescribed in Clause 1 Article 29 of the Law on Atomic Energy, including:

a) The documents about the radioactive sources, nuclear materials, radiation devices, nuclear devices; the changes, repairs, and upgrades of radiation and nuclear devices;

b) The documents about radiation inspection at the workplace, the measurement, maintenance, and testing, specifying the radiation inspection plan, the radiation inspection works, the results of periodic radiation inspection, the documents about the maintenance, testing, and calibration of radiation inspecting devices, and other relevant documents.

c) The logbook and documents about nuclear and radiation accidents while doing radiations works;

d) The training documents of radiological workers;

dd) The health documents of radiological workers, specifying the results of annual and irregular health-checks of each worker;

e) The form of documents about radiation dose of radiological workers is provided in Annex III of this Circular. The documents about radiation dose of radiological workers must be updated once a year and after the radiation dose exceeds the investigated level, the dose limits, and on demand;

g) The conclusion of the inspection and the documents about the implementation of the request from competent agencies;

h) The public radiation inspection documents include: the observation program and the result of environmental radiation observation, the result of observation device calibration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Radiological workers must preserve and keep the personal radiation dose logbooks.

Provide the organizations and individuals that do radiological works with the previous information about their occupational exposure.

Article 18. Internal supervision about the compliance to the requirements of controlling occupational exposure

The organizations and individuals that do radiological works must periodically reconsider the following contents;

1. The regulation on radiation safety and the work process

2. The radiation inspection areas at the workplace and the ambient environment observation program.

3. The monitoring and assessment of personal radiation dose.

4. The deposit of documents.

5. The range of controlled areas and supervised areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organizations and individuals doing radiological works must establish and implement observation programs to ensure that the public exposure to their radiation sources is accurately and sufficiently assessed, and accepted by State management agencies.

Article 20. Reporting the assessment of occupational exposure and public exposure control

1. In November every year or on demand, the organizations and individuals doing radiations works must send reports on the safety as prescribed in Article 20 of the Law on Atomic Energy, and report the results of occupational exposure and public exposure control to the Vietnam Agency for radiation and nuclear safety. The premises using x-ray devices for medical diagnosis shall send these reports to the Service of Science and Technology that issues the license to do radiations works.

2. The report on the result of controlling the occupational exposure and public exposure includes:

a) The personal occupational dose;

b) The result of radiation inspection in workplaces and public places;

c) Assessment of the variations compared to the licensed safety assessment;

d) Assessment of radiation overdoses (if any);

dd) The report on the happened nuclear and radiation accidents and the doses that exceed the investigated level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Radiation control in nuclear and radiation accidents

The organizations and individuals that do radiological works, of which the radiation level, radioactive contamination level, and the level of discharging radioactive waste exceed the permissible limits, must take the following measures:

1. Establish and maintain the capability of urgent radiation inspection.

2. Take all measures to bring such levels below the permissible level.

3. Implement the plan for responding to nuclear and radiation accidents.

Article 22. Controlling the exposure to radiation of workers that respond to nuclear and radiation accidents

The organizations and individuals doing radiological works, employers, and organizations that respond to nuclear and radiation accidents shall:

1. Manage and control, and keep the radiation dose of the workers that participate in responding to nuclear and radiation accidents.

2. Ensure that the radiation dose of the workers that participate in responding to nuclear and radiation accidents does not exceed 50 mSv, except for the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Preventing the serious injuries or death, or preventing the conditions that may cause catastrophes that may remarkably affect the humans and the environment;

c) Taking actions to avoid massive collective doses.

3. Ensure that the workers participating in response to nuclear and radiation accidents are notified of the risk to their health, as well as the safety measures before making the intervention that the radiation dose absorbed might exceed 50 mSv.

4. Ensure that the effective dose of the workers that participate in response to nuclear and radiation accidents does not exceed 500 mSv in all cases.

The radiation doses of radiological workers when participating in response to nuclear and radiation accidents is not considered as occupational doses for dose limit control. The workers that participate in response to nuclear and radiation accidents that have absorbed a dose higher than 200 mSv must be given health-checks and medical advices before carrying on the incomplete works.

Article 23. Controlling the public exposure in nuclear and radiation accidents

The organizations and individuals that do radiological works and organizations that respond to nuclear and radiation accidents shall:

1. Take actions to protect and respond to nuclear and radiation accidents immediately when the exposure to radiation happens. The dose rates for deciding the urgent protection in nuclear and radiation accidents are provided in Annex II enclosed with this Circular.

2. Assess the efficiency of the actions taken, and appropriately regulate them.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The nuclear facilities must set up a Protective action zone (PAZ), an urgent protective action-planning zone (UPZ) based on the dose rates prescribed in Annex II enclosed with this Circular.

Article 24. Controlling the exposure to radiation from radioactively contaminated metal

The organizations and individuals that export, import, produce, sell, and recycle metal scrap and steel must:

1. Monitor and detect the radioactive substances, radioactively contaminated items and radioactive sources mixed in metal scrap and semi-finished products steel.

2. Send written daily reports to the State management agency in charge of radiation and nuclear safety when detecting the radioactive substances, radioactively contaminated items and radioactive sources mixed in metal scrap and semi-finished products steel.

3. Immediately take the following measures:

a) Return the consignment that is radioactively contaminated or contains uncontrollable radioactive sources to the exporting country;

b) Collect, store, and preserve the radioactively contaminated goods in accordance with the regulations on managing radioactive waste;

c) Take technical and administrative measures to limit people passing the area that have radioactively contaminated goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The employers must take measures for controlling and ensuring the radiation safety for the workers working in places where the concentration of Radon-222 exceeds 1,000 Bq per m3 of air.

2. The employers at places where the concentration of Radon-222 gas exceeds the limit prescribed in Clause 1 this Article, depending on the specific condition, must take measures for controlling and minimizing the concentration of radon air such as enhancing the ventilation, diluting the air in the working area with natural air, cleaning the air using activated carbon or other suitable instruments.

Article 26. Controlling exposure to radiation of persons in charge of inspecting the radiation safety

The State agencies in charge of inspecting the radiation safety must provide personal dosimeters for, and assess the individual radiation dose of, the officers and employees that directly inspect the radiation safety.

Section 4. REQUIREMENTS OF PROVIDERS OF PERSONAL DOSE MEASURING SERVICES

Article 27. Personal dosimeters used for measuring personal doses

1. The personal dosimeters must be suitable for the radiations works, and the values on the dosimeter must not be changed by the users.

2. The measurements and calibration of dosimeters must comply with the following practical quantities:

a) Hp (10) for systemic effective doses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Hp (0.07) for skin equivalent doses

Article 28. Responsibility of providers of individual dose measuring services

Providers of individual dose measuring services must:

1. Provide sufficient equipment and human resources for personal dose services as prescribed by law.

2. Formulate and implement the quality assurance program.

3. Instruct the organizations and individuals to use personal dosimeters.

4. The personal dose result sheet must contain the following information: the name of the organization or individual that do radiations works, the address, the measuring time, the list of radiological workers and dose values, the measurements, and the certification of the service provider.

5. Report the overdoses of radiological workers to the Vietnam Agency for radiation and nuclear safety and the local Service of Science and Technology.

6. Update the personal occupational radiation doses to the national database of occupational exposure as guided by the Vietnam Agency for radiation and nuclear safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Implementation responsibilities

The Vietnam Agency for radiation and nuclear safety, Services of Science and Technology of central-affiliated cities and provinces, relevant organizations and individuals are responsible for implementing this Circular.

Article 30. Effects

1. This Circular takes effect after 45 days as from the date of its signing.

2. Organizations and individuals are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the course of implementation to the Ministry of Science and Technology for consideration and amendment./.

 

 

FILE ATTACHED TO DOCUMENT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


57.973

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.100.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!