BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 919/QĐ-TCT
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 6 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ
CÁC NĂM TRONG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH MỚI ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN THUỘC TỔNG
CỤC THUẾ
Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày
25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày
30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài
chính;
Căn cứ Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg ngày 17
tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ
chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước và Quyết định
số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ
chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan
giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày
10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và
định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 2525/QĐ-BTC ngày
29/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành định mức phân bổ dự toán
chi nguồn ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân
sách mới đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài vụ - Quản
trị.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân
sách nhà nước năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới đối với
các đơn vị dự toán thuộc Tổng cục Thuế.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được áp dụng cho năm ngân sách
2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới.
Điều 3. Vụ
trưởng Vụ Tài vụ - Quản trị, Chánh Văn phòng Tổng cục Thuế, Thủ trưởng đơn vị dự
toán thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như điều 3;
- Tổng cục trưởng TCT (để báo cáo);
- Cục KHTC (Bộ Tài chính);
- Lưu: VT, TVQT.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Chí Hùng
|
ĐỊNH MỨC
PHÂN
BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VẢ CÁC NĂM TRONG THỜI KỲ
ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH MỚI ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ DỰ TOÁN THUỘC TỔNG CỤC THUẾ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-TCT ngày 13/6/2022 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thuế)
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Định mức chi áp dụng cho năm 2022 và các năm trong
thời kỳ ổn định ngân sách mới.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc Tổng cục Thuế (gọi tắt là đơn vị dự toán), bao gồm:
2.1. Các cơ quan hành chính: Cục Thuế tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng Tổng cục Thuế; Cục Công nghệ thông tin;
2.2. Các đơn vị sự nghiệp công lập: Trường
Nghiệp vụ Thuế; Tạp chí Thuế.
Điều 2. Nguyên tắc áp
dụng định mức
1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên
ngân sách nhà nước là cơ sở để xây dựng dự toán của các đơn vị dự toán; là căn
cứ để Tổng cục Thuế giao dự toán cho các đơn vị dự toán.
2. Hàng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
căn cứ vào dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và
biên chế được giao của Tổng cục Thuế, của từng đơn vị dự toán để phân bổ và
giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo định mức đối với các đơn
vị theo quy định.
3. Tổng cục Thuế điều hành, cân đối trong phạm
vi dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước giao hàng năm để bảo đảm chi hoạt
động của các đơn vị dự toán và đáp ứng nhiệm vụ phát sinh trong quá trình thực
hiện.
Điều 3. Định mức chi
đối với các cơ quan hành chính
1. Định mức chi quản lý hành chính:
1.1. Định mức chi:
- Định mức 95 triệu đồng/biên chế đối với Văn
phòng Tổng cục Thuế.
- Định mức 56 triệu đồng/biên chế đối với Cục
Công nghệ thông tin.
- Định mức 49 triệu đồng/biên chế đối với: Cục
Thuế thành phố Hà Nội, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.
- Định mức 62 triệu đồng/biên chế đối với các
Cục Thuế tỉnh, thành phố: Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai
Châu, Đắc Nông, Kon Tum.
- Định mức 57 triệu đồng/biên chế đối với các
Cục Thuế tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái
Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng.
- Định mức 53 triệu đồng/biên chế đối với các
Cục Thuế tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam,
Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu.
1.2. Nội dung chi trong định mức:
- Các khoản chi thường xuyên phục vụ hoạt động
bộ máy, gồm: Khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể; thông tin, tuyên truyền,
liên lạc; công tác phí, hội nghị, tổng kết; đoàn ra, đoàn vào thường xuyên theo
nhiệm vụ được giao; vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng; vận hành trụ
sở cơ quan; chi hỗ trợ hoạt động cho công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan và một
số khoản chi khác theo quy định;
- Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường
xuyên phát sinh hàng năm, gồm: Chi tuyên truyền các chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thuế; hỗ trợ người nộp thuế; chi mua vật
tư, ấn chỉ thuế (đối với ấn chỉ Cục Thuế tự in theo quy định); chi phối hợp với
các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác thuế để tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức
trong hệ thống Thuế và Bộ Tài chính; chi chế độ đối với cán bộ tự vệ; chi xây dựng,
rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tập huấn, tuyên truyền,
phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; chi hoạt động kiểm tra, giám sát; chi
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở;
- Chi tiền lương, tiền công lao động (mức 01
lần lương và các khoản đóng góp theo chế độ nhà nước quy định) và chi hoạt động
cho các đối tượng hợp đồng lao động làm công việc thừa hành, phục vụ theo quy định;
- Kinh phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa thường
xuyên các công trình cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ công tác chuyên môn; kinh
phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức
theo quy định (không bao gồm các nội dung sửa chữa, mua sắm tài sản được bố trí
từ nguồn dự toán mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị theo cơ chế tài chính).
2. Nội dung chi ngoài định mức chi hành chính
2.1. Các khoản chi đặc thù mang tính chất
chung của các cơ quan hành chính, gồm: Đóng niên liễm; kinh phí đối ứng của các
dự án; chi thuê trụ sở; chi tổ chức Đại hội toàn quốc, Hội nghị quốc tế được cơ
quan có thẩm quyền quyết định; chi hoạt động của các ban chỉ đạo, ban điều phối,
tổ công tác liên ngành, các Ủy ban, các Hội đồng được Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập hoặc giao các Bộ quyết định thành lập; kinh phí hỗ trợ xây dựng
các dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở.
2.2. Các khoản chi
theo cơ chế tài chính, gồm:
- Các nội dung chi nghiệp vụ đặc thù về kiểm
tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn các hành vi trốn lậu thuế, vi phạm pháp luật và
đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ thuế; chi mua vật tư, ấn chỉ; chi ủy nhiệm thu thuế;
chi trang phục; chi quản lý rủi ro; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ;
đoàn công tác nước ngoài thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghĩa vụ là
thành viên, đàm phán Hiệp định về thuế; chi bồi thường thiệt hại cho tổ chức và
cá nhân; thuê tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ công tác chuyên môn
(thuê dịch vụ kiểm toán...) của cơ quan thuế; thuê luật sư bảo vệ quyền lợi của
Nhà nước, của cơ quan Thuế trước tòa án; các khoản chi nghiệp vụ đặc thù khác
phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (tiền thưởng hóa đơn may mắn,...);
- Các nội dung thực hiện nhiệm vụ chi chung
toàn ngành do Tổng cục Thuế giao nhiệm vụ: tuyên truyền, sách, báo, tạp chí,
thi nâng ngạch, tuyển dụng…;
- Chi tiền lương, tiền công lao động (mức 0,8
lần lương theo chế độ nhà nước quy định) cho các đối tượng hợp đồng lao động
làm công việc thừa hành, phục vụ;
- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo quyết
định của cấp có thẩm quyền.
- Các khoản chi thường xuyên nhưng cần bố trí
tăng thêm để đáp ứng phục vụ công việc: chi tiền lương làm đêm, thêm giờ; chi
tiền bồi dưỡng cho công chức những ngày chưa nghỉ phép năm...
- Các nhiệm vụ phát sinh được Bộ Tài chính, Tổng
cục Thuế giao, các khoản phát sinh không thường xuyên khác được Bộ Tài chính, Tổng
cục Thuế quyết định theo thẩm quyền.
Điều 4. Dự toán chi đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập
Dự toán chi đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập được thực hiện theo Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng
Chính phủ, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và phương án
tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các
quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hiện hành.
Điều 5. Tổ chức thực
hiện
1. Thủ trưởng đơn vị dự toán
a) Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương: Căn cứ định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính tại
văn bản này để xây dựng, ban hành định mức phân bổ dự toán hàng năm đối với các
đơn vị dự toán trực thuộc (nếu có) làm căn cứ tổ chức thực hiện và công khai dự
toán; đồng thời gửi Tổng cục Thuế để theo dõi, quản lý.
b) Thực hiện lập dự toán, phân bổ và giao dự
toán hàng năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc (nếu có) và công khai dự toán
theo quy định.
c) Thực hiện tiết kiệm
chi hoạt động thường xuyên để bảo đảm thực hiện chi khen thưởng và phúc lợi (tối
đa 0,5 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm)
theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
d) Kịp thời báo cáo, đề xuất Tổng cục Thuế
(qua Vụ Tài vụ - Quản trị) những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện
định mức để xem xét giải quyết.
2. Vụ Tài vụ - Quản trị
a) Thực hiện phân bổ dự toán chi hàng năm
theo quy định tại văn bản này đảm bảo trong phạm vi tổng mức dự toán được Bộ
Tài chính giao, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục thuế phê duyệt, giao dự toán
cho các đơn vị dự toán và công khai dự toán theo quy định.
b) Kịp thời cập nhật các văn bản mới về công tác
lập, phân bổ, giao dự toán và các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi đối với các
nội dung chi quản lý hành chính (nếu có), báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
phê duyệt điều chỉnh định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN cho phù hợp./.