UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
62/2012/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày
24 tháng 8 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP
BẢO ĐẢM, HỖ TRỢ KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC
THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày
21/4/2010 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Căn cứ Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày
01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định hội có tính chất đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày
01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu
giữa chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội;
Căn cứ Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg ngày
20/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách nhà
nước đối với các hội có tính chất đặc thù;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ
trình số 535/TTr-STC ngày 19/3/2012, ý kiến của Sở Nội vụ tại Văn bản số
149/SNV-TCBM ngày 02/3/2012 và thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số
247/BCTĐ-STP ngày 14/3/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quyết định này quy định cụ thể việc phân cấp
bảo đảm, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương đối với các hội có tính chất
đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh Nghệ An theo danh sách được Ủy ban nhân
dân tỉnh Nghệ An quyết định Hội có tính chất đặc thù.
2. Đối với các hội thành viên của các hội có
tính chất đặc thù, Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ đối với các hoạt động có
gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao thông qua các hội có tính chất đặc thù.
Điều 2. Nội dung bảo đảm, hỗ trợ kinh phí
1. Kinh phí hoạt động của các Hội có tính chất
đặc thù theo danh sách do UBND tỉnh quyết định được xác định như sau:
- Đối với Hội có tính chất đặc thù được giao
toàn bộ chỉ tiêu biên chế: Kinh phí hoạt động thường xuyên được tính theo
định mức phân bổ chi quản lý hành chính ngân sách địa phương theo số biên chế
đã được cơ quan có thẩm quyền giao. Trường hợp Hội có tính chất đặc thù có
nhiệm vụ đặc thù thường xuyên mà kinh phí hoạt động phân bổ theo định mức nêu
trên không đủ đảm bảo thì được bố trí thêm kinh phí đặc thù để thực hiện.
- Đối với Hội có tính chất đặc thù được giao
một phần biên chế: Kinh phí hoạt động được tính theo định mức phân bổ chi
quản lý hành chính của ngân sách địa phương cho số chỉ tiêu biên chế đã được
UBND tỉnh giao. Phần còn lại, ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí đặc thù để chi
trả chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu nhưng tiếp tục giữ chức danh lãnh
đạo chuyên trách tại các hội theo quy định của cấp có thẩm quyền và một phần
kinh phí để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên. Riêng đối với chức danh hợp đồng
trong chỉ tiêu UBND tỉnh giao được hỗ trợ bằng 70% định mức chi phân bổ chi
quản lý hành chính ngân sách địa phương.
- Đối với Hội có tính chất đặc thù không được
giao biên chế: Kinh phí hoạt động của Hội chủ yếu từ nguồn đóng góp của hội
viên và các nguồn huy động hợp pháp khác. Ngân sách địa phương chỉ hỗ trợ một
phần kinh phí hoạt động thường xuyên tùy theo tính chất, nhiệm vụ hoạt động của
Hội và kinh phí đặc thù để chi trả chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ
chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội theo quy định của cấp có thẩm
quyền. Riêng đối với chức danh hợp đồng trong chỉ tiêu được UBND tỉnh giao được
hỗ trợ bằng 70% định mức chi phân bổ chi quản lý hành chính ngân sách địa
phương.
2. Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước
giao:
Đối với các Hội có tính chất đặc thù, khi Nhà
nước giao nhiệm vụ thì được đảm bảo kinh phí để thực hiện. Dự toán kinh phí đối
với các nhiệm vụ được Nhà nước giao được xác định căn cứ vào định mức, chế độ
chi tiêu hiện hành.
3. Kinh phí hỗ trợ khác:
a) Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của
hội.
b) Tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện và
giám định xã hội do cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
c) Tham gia thực hiện các chương trình, đề tài,
dự án. Việc xác định kinh phí hỗ trợ căn cứ theo quy định về quản lý chương
trình, đề tài, dự án và quyết định phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đối với chương trình, đề tài, dự án. Việc hỗ trợ nêu trên được căn cứ khả năng
cân đối của ngân sách địa phương, khả năng huy động các nguồn lực tài chính của
các hội và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 3. Phân cấp bảo đảm, hỗ trợ kinh phí
Hội có tính chất đặc thù được ngân sách nhà nước
bảo đảm, hỗ trợ kinh phí hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước. Hội có tính chất đặc thù thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm và
hỗ trợ kinh phí.
Điều 4. Quy trình lập, phân bổ kinh phí đối
với các hội có tính chất đặc thù
1. Hàng năm, vào thời gian lập dự toán ngân sách
nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các hội có tính chất đặc
thù căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, nhiệm vụ được giao, các đề xuất hoạt động và
chế độ chi tiêu tài chính hiện hành lập dự toán kinh phí được ngân sách nhà
nước bảo đảm và kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ gửi các cơ quan liên
quan; Cụ thể:
a) Đối với kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước
bảo đảm hoạt động thường xuyên; kinh phí bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ được
nhà nước giao cho hội chủ trì: quy trình lập dự toán được thực hiện theo quy
định hiện hành như đối với cơ quan quản lý nhà nước, gửi về cơ quan tài chính
đồng cấp.
b) Đối với kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước
hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước yêu cầu, trên cơ sở xác định
nhiệm vụ phù hợp với khả năng thực hiện, Hội đề xuất việc tham gia hệ thống các
hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, các chương trình, dự án, đề
tài nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ công… dưới hình thức đề án (hoặc kế
hoạch triển khai), gửi về Sở, ngành liên quan (cấp tỉnh) hoặc các phòng ban
liên quan (cấp huyện) để được thẩm định về mặt nội dung, bảo đảm phù hợp với
định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt. Sau khi có ý kiến thẩm
định về nội dung thực hiện của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các Hội hoàn
chỉnh nội dung đề án, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi về cơ quan quản
lý ngành, lĩnh vực trực tiếp giao nhiệm vụ để được xem xét hỗ trợ kinh phí.
c) Đối với kinh phí thực hiện các đề tài, dự án
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gửi về cơ quan quản lý Chương trình mục
tiêu quốc gia; đối với kinh phí thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khác
gửi về cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để các cơ quan này phê duyệt theo
thẩm quyền, tổng hợp chung gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với
cấp tỉnh) và Phòng Tài chính Kế hoạch (đối với cấp huyện) căn cứ nhu cầu bảo
đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ nhà
nước giao, nhu cầu được hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động của các
hội và khả năng ngân sách địa phương, tổng hợp kinh phí ngân sách nhà nước bảo
đảm, hoặc hỗ trợ trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Điều 5. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với
cấp tỉnh), Phòng Tài chính Kế hoạch (đối với cấp huyện) và cơ quan quản lý
Chương trình mục tiêu quốc gia có trách nhiệm kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí do
ngân sách nhà nước bố trí tại các hội có tính chất đặc thù, đảm bảo đúng chế
độ, đúng mục đích, thực hiện xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
theo quy định.
2. Các hội có tính chất đặc thù có trách nhiệm
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được ngân sách nhà nước bảo đảm, hỗ trợ
đúng chế độ, công khai, minh bạch theo quy định hiện hành.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài
chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, thị xã và Chủ tịch các Hội có tính chất đặc thù chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Hồ Đức Phớc
|