Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 149/QĐ-TTg 2020 phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025

Số hiệu: 149/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 22/01/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 105/TTr-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Thực hiện tài chính toàn diện có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy tài chính toàn diện theo định hướng thị trường, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2. Thúc đẩy tài chính toàn diện đi đôi với sự an toàn, hiệu quả và bền vng của cả hệ thống tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

3. Ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo là thành tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện.

4. Công tác an toàn bảo mật được chú trọng; các rủi ro liên quan đến quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm tài chính số được quản lý, giám sát đầy đ.

5. Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp đột phá thúc đẩy tài chính toàn diện để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện ở Việt Nam.

II. KHÁI NIỆM, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU

1. Khái niệm, phạm vi và đối tượng

a) Khái niệm

Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

b) Phạm vi

Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, bao gồm: thanh toán, chuyn tin, tiết kiệm, tín dụng, bảo him.

c) Đối tượng

Đối tượng của Chiến lược là tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính như: người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hp tác xã, hộ gia đình sản xut kinh doanh.

2. Mục tiêu tổng quát

Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cp phép cung ứng đnâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng của những người chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính;

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện li, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế;

c) Xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối, sản phẩm, dịch vụ tài chính;

d) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính phù hợp, tạo thuận lợi và an toàn cho các giao dịch, đảm bảo thông tin thông suốt giữa tất cả các bên tham gia thị trường;

đ) Phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững, hướng ti mục tiêu phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững;

e) Nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính để đảm bảo người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin và đối xử công bằng.

4. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025

Phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt được một số chỉ tiêu cụ thể sau:

- Ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tiến tới mục tiêu mỗi người trưởng thành có ít nhất một tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác vào năm 2030;

- Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành;

- Ít nhất 50% tổng số xã có điểm cung ứng dịch vụ tài chính (chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và đại lý ngân hàng; ngoại trừ điểm cung ứng dịch vụ tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội);

- Ít nhất 25% - 30% người trưởng thành gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng;

- Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20% - 25% hàng năm;

- Ít nhất 250.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng;

- Dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 25%;

- Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP là 3,5%;

- Ít nhất 70% người trưởng thành có thông tin về lịch sử tín dụng trong hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện

a) Nghiên cứu, ban hành quy định về đại lý ngân hàng, theo đó cho phép ngân hàng được giao cho các chủ thể không phải ngân hàng làm đại lý, cung ứng một số sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo ủy thác của ngân hàng để hưởng hoa hồng;

b) Nghiên cứu, ban hành quy định về tài khoản giao dịch theo các cấp độ với chính sách phí hp lý nhằm tạo thuận lợi và khuyến khích mọi công dân trong xã hội mở tài khoản để thực hiện giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt;

c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc nhận biết khách hàng và xác thực nhân thân khách hàng theo các cấp độ phù hợp với tính chất, mức độ rủi ro của từng loại sản phẩm, dịch vụ và nhóm đối tượng khách hàng; cho phép áp dụng quy trình nhận biết khách hàng đơn giản và gián tiếp từ xa bng phương thức điện tử trực tuyến (e-KYC) đối với việc mở tài khoản tại các tổ chức được cấp phép để phục vụ cho nhu cầu thanh toán giá trị nhỏ của cá nhân và doanh nghiệp;

d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiền điện tử và tài khoản tiền điện tử là phương tiện thanh toán trả trước để sử dụng cho những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ trả trước, ví điện tử...;

đ) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính;

e) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động tài chính vi mô; xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, mở rộng sự tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ, doanh nghiệp siêu nhỏ;

g) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo việc triển khai tài chính toàn diện được an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng pháp luật;

h) Nghiên cứu, ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng;

i) Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho người nghèo, người có thu nhập thấp;

k) Nghiên cứu, ban hành quy định về tiếp cận, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quc gia về dân cư phục vụ cho việc nhận biết, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến;

l) Nghiên cứu, ban hành quy định thực hiện xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến (e-KYC) dựa trên cơ sở khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư.

2. Phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng, kênh phân phối hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, chi phí hợp lý

a) Hướng tới phát triển mô hình đại lý ngân hàng nhằm mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân ở các vùng chưa hoặc ít có dịch vụ ngân hàng.

- Nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý ngân hàng; ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được mở các điểm cung ứng dịch vụ qua đại lý tại những nơi mật độ chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng còn thấp;

- Nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng có mạng lưới rộng khp hoặc địa bàn hoạt động tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (như các quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô, bưu điện, trạm xăng, mạng lưới của các tổ chức viễn thông, mạng lưới của một số tổ chức khác không phải ngân hàng...) trở thành đại lý của ngân hàng nhằm nhanh chóng mở rộng phạm vi các điểm cung ứng dịch vụ tài chính.

b) Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động.

- Đẩy mạnh thanh toán qua thiết bị di động, phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, tài chính số cho người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức công nghệ tài chính, tổ chức viễn thông tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, trên cơ sở hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tổ chức tín dụng;

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng hợp tác với các tổ chức công nghệ tài chính, tổ chức trung gian thanh toán phát triển các giải pháp công nghệ thanh toán mới dễ sử dụng, có chi phí thấp, thuận tiện và an toàn, phù hợp với các giao dịch thanh toán cá nhân.

c) Mở rộng độ bao phủ các điểm cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Tiếp tục sắp xếp, phát triển hợp lý mạng lưới ATM và POS trên toàn quốc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường; khuyến khích các ngân hàng, tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM và POS tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

d) Sử dụng hiệu quả mạng lưới bưu chính công cộng để cung ứng các dịch vụ tài chính cơ bản.

Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính cơ bản cung cấp qua mạng lưới bưu chính công cộng; tạo điều kiện cho mạng lưới bưu chính công cộng hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, tổ chức công nghệ tài chính phát triển các dịch vụ tài chính số với chi phí thấp phục vụ người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

đ) Phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, hiệu quả, mở rộng sự tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo, người thu nhập thp, phụ nữ, các doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Khuyến khích các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô phát triển đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ; khuyến khích phát triển mô hình liên kết hoạt động của các ngân hàng thương mại với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô; khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô và các tổ chức công nghệ tài chính nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để cung ứng dịch vụ đơn giản, thuận lợi, chi phí thấp tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Hỗ trợ các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; tăng cường xã hội hóa việc hỗ trợ, tham gia đóng góp nguồn lực tài chính trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính vi mô;

- Khuyến khích các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô tham gia vào thúc đẩy giáo dục tài chính;

- Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ tích cực tham gia và hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô phát trin.

e) Tăng cường năng lực các định chế tài chính chuyên biệt có định hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu của tài chính toàn diện, bao gm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân, phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện

a) Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Khuyến khích các ngân hàng cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, có tính năng hạn chế, liên kết với thẻ ATM cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế phù hợp khác... để sử dụng các dịch vụ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ, nhận lương hưu, trợ cấp xã hội và thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích;

- Đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cp và người cung cp hàng hóa, dịch vụ;

- Đẩy mạnh thanh toán bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí, thu phạt hành chính, thanh toán hóa đơn định kỳ (điện, nước, viễn thông, học phí);

- Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng;

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép khác phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa;

- Khuyến khích các doanh nghiệp trả lương cho người lao động và thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua tài khoản.

b) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn.

- Hỗ trợ các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước thông qua ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp;

- Phát triển các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;

- Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”;

- Hỗ trợ nâng cao năng lực của các tổ chức tín dụng về quản trị rủi ro, thiết kế sản phẩm và phát triển kinh doanh để tăng cường các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực phục vụ cho việc cơ cấu lại và chuyển đổi khu vực nông nghiệp, trong đó chú trọng đến đa dạng hóa thu nhập của người sản xuất nông nghiệp.

c) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng;

- Phát triển các hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bng hàng hóa, tài sản trên đất, động sản và dòng tiền;

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng việc cung ứng các hình thức cho vay không yêu cầu tài sản thế chấp với các hình thức quản lý vốn vay phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh;

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất cho vay và bảo lãnh tín dụng.

4. Hoàn thiện và tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện giảm phí giao dịch, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tài chính toàn diện

a) Hoàn thiện hạ tầng thanh toán.

- Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho giao dịch bán lẻ (hệ thng ACH) đsớm đưa vào vận hành, phục vụ cho thanh toán cá nhân và doanh nghiệp tại mọi thời điểm (24/7);

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử theo hướng cho phép thêm các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung ứng dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, đảm bảo an ninh, an toàn, tăng hiệu quả xử lý, giảm phí giao dịch thanh toán, chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp;

- Nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để tăng cường sự kết nối liên thông giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức công nghệ tài chính và các tổ chức cung ứng dịch vụ khác nhằm phục vụ cho các giao dịch thanh toán điện tử trong nền kinh tế;

- Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử để tạo niềm tin cho công chúng và bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Có chính sách để kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;

- Có chính sách gắn mã sđịnh danh công dân với tất cả tài khoản cá nhân để phục vụ công tác quản lý và xác thực thông tin khách hàng và người thụ hưởng khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ;

- Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và phát triển Chính phủ điện tử.

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính toàn diện quốc gia dựa trên bộ chỉ tiêu thống kê về mức độ tiếp cận, sử dụng và chất lượng dịch vụ tài chính; lồng ghép những chỉ tiêu tài chính toàn diện cơ bản vào chương trình khảo sát mức sống dân cư; thực hiện điều tra xã hội học về tiếp cận dịch vụ tài chính của dân cư.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia thống nhất, đầy đủ, chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại; tích hợp được đầy đủ thông tin từ các tổ chức tín dụng trong ngành ngân hàng, từng bước mở rộng các nguồn thông tin từ các tổ chức ngoài ngành; cung cấp kịp thời, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng.

5. Giáo dục tài chính, nâng cao năng lực và kiến thức tài chính; bảo vệ người tiêu dùng tài chính

a) Xây dựng và triển khai các biện pháp tổng thể để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng sử dụng, đánh giá lợi ích, rủi ro của các sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức được cấp phép cung ứng để người dân và doanh nghiệp sáng suốt lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu.

- Lồng ghép nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia;

- Xây dựng và triển khai các chương trình nhằm cung cấp thông tin cho người dân hiểu rõ về lợi ích, chi phí, rủi ro cùng phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính; đồng thời công khai quy trình xử lý khiếu nại, tranh chấp cho tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ;

- Đẩy mạnh các chương trình truyền thông giáo dục, phổ biến kiến thức tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp;

- Nâng cao kỹ năng tài chính, đặc biệt là các công cụ quản trị rủi ro, bảo hiểm, cho thuê tài chính... cho người sản xuất nông nghiệp;

- Nâng cao năng lực kế toán và quản lý tài chính của các hợp tác xã;

- Tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên trong việc giáo dục tài chính.

b) Xây dựng khuôn khổ pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

- Nghiên cứu và ban hành quy định về bảo vệ người tiêu dùng tài chính, trong đó xác định rõ cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước sự đối xử không công bằng của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính; yêu cầu về công bố thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính; minh bạch hóa cách thức tiếp cận và giải quyết hiệu quả tranh chấp của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính đối với người tiêu dùng tài chính;

- Minh bạch hóa cơ cấu phí và các loại phí dịch vụ đối với người tiêu dùng tài chính;

- Thúc đẩy vai trò cho vay có trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, trong đó nhấn mạnh đến tăng cường kiến thức tài chính cho khách hàng vay, đặc biệt là quyền được tiếp cận và bảo vệ thông tin tín dụng, cơ chế giải quyết khiếu nại và chnh sửa sai sót thông tin.

c) Phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các giải pháp hỗ trợ khác

a) Lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào các chương trình xây dựng nông thôn mới;

b) Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở các cơ quan quản lý và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam;

c) Đẩy mnh hp tác về tài chính toàn diện với các quốc gia và các tổ chức phát triển quốc tế trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam;

d) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của tài chính toàn diện đến các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, người dân và doanh nghiệp.

đ) Đẩy mnh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo các đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia để chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược; chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia đặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu

a) Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày Chiến lược được phê duyệt, hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch hành động của đơn vị mình, gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp;

- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Chương trình hành động và các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch hành động. Định kỳ hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan:

- Tổ chức triển khai; hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá tình hình triển khai Chiến lược và xây dựng các báo cáo tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược định kỳ hàng năm;

- Năm 2025 tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược, đề xuất xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và bổ sung, sửa đổi các nhiệm vụ, giải pháp (nếu cần thiết) cho giai đoạn tiếp theo;

- Năm 2030 tổ chức tổng kết đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện trong quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm;

- Chỉ đạo Tổng cục Thống kê phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu tài chính toàn diện phù hợp để lồng ghép vào chương trình khảo sát mức sống dân cư;

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thu thập và cung cấp dữ liệu tiếp cận tín dụng và dịch vụ tài chính thông qua các cuộc điều tra phía cung và phía cầu đối với doanh nghiệp và cá nhân;

- Chủ trì tổng hợp, bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai Chiến lược.

d) Bộ Tài chính chịu trách nhiệm: Chủ trì tổng hợp, btrí vốn chi thường xuyên hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai Chiến lược.

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về tài chính toàn diện và tình hình thực hiện các mục tiêu tài chính toàn diện của Việt Nam.

e) Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi sự phát triển của tài chính toàn diện trên thế giới và trong khu vực; tìm hiểu mô hình, chính sách, kinh nghiệm của các nước về phát triển tài chính toàn diện;

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường tham gia các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện;

- Phối hợp thúc đẩy hợp tác về tài chính toàn diện trong quan hệ hợp tác với các đối tác và tại các diễn đàn đa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương c
a các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT,
KTTH (2b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA
(Kèm theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Thủ tưng Chính phủ)

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì nghiên cứu đề xuất hoặc thực hiện theo thẩm quyền

Thi gian thực hiện

1

Nghiên cứu, ban hành quy định vđại lý ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2021

2

Nghiên cứu, ban hành quy định về tài khoản giao dịch theo các cấp độ tùy thuộc vào mức độ rủi ro của các giao dịch

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

3

Rà soát, sửa đi, bsung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc nhận biết khách hàng và xác thực nhân thân khách hàng theo các cấp độ phù hợp với tính chất, mức độ rủi ro của từng loại sn phẩm, dịch vụ và nhóm đối tượng khách hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2021

4

Rà soát, sửa đi, bsung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiền điện tvà tài khoản tiền điện tử

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2021

5

Rà soát, sửa đi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

6

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động tài chính vi mô

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

7

Rà soát, sửa đi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo việc triển khai tài chính toàn diện được an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng pháp luật

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông

2020 - 2025

8

Nghiên cứu, ban hành cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

9

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô cho người nghèo, người có thu nhập thấp

Bộ Tài chính

2020 - 2025

10

Nghiên cứu, ban hành quy định về tiếp cận, khai thác và sdụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Bộ Công an

2020 - 2022

11

Nghiên cứu, ban hành quy định thực hiện xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến (e-KYC)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2022

12

Nghiên cứu, triển khai từng bước hoạt động đại lý ngân hàng theo quy định

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2021 - 2025

13

Tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng có mạng lưới rộng khắp hoặc địa bàn hoạt động tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trở thành đại lý của ngân hàng theo quy định

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2021 - 2025

14

Đẩy mạnh thanh toán qua thiết bị di động, phát triển mạnh các sản phm, dịch vụ ngân hàng số, tài chính số cho người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

15

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức công nghệ tài chính, tổ chức viễn thông tham gia tích cực vào chui cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

16

Khuyến khích các tổ chức tín dụng hợp tác với các tổ chức công nghệ tài chính, tổ chức trung gian thanh toán phát triển các giải pháp công nghệ thanh toán mới dễ sử dụng, có chi phí thấp, thuận tiện và an toàn, phù hợp với các giao dịch thanh toán cá nhân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

17

Khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

18

Tiếp tục sắp xếp, phát triển hợp lý mạng lưới ATM và POS trên toàn quốc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ca thị trường; khuyến khích các ngân hàng, tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM và POS tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

19

Khuyến khích phát triển các dịch vụ tài chính cơ bản cung cấp qua mạng lưới bưu chính công cộng theo quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho mạng lưới bưu chính công cộng hợp tác với các tchức cung ứng dịch vụ tài chính, tổ chức công nghệ tài chính phát triển các dịch vụ tài chính số với chi phí thấp phục vụ người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2021 - 2025

20

Khuyến khích các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô phát triển đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ; khuyến khích phát triển mô hình liên kết hoạt động của các ngân hàng thương mại với các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô; khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô và các tổ chức công nghệ tài chính nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để cung ứng dịch vụ đơn giản, thuận lợi, chi phí thấp tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

21

Hỗ trợ các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi; tăng cường xã hội hóa việc hỗ trợ, tham gia đóng góp nguồn lực tài chính trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính vi mô

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2020 - 2025

22

Khuyến khích các tổ chức, chương trình, dự án tài chính vi mô tham gia vào thúc đẩy giáo dục tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

23

Tăng cường năng lực các định chế tài chính chuyên biệt có định hướng hoạt động phù hợp với mục tiêu của tài chính toàn diện, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân, phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính ph

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

24

Khuyến khích các ngân hàng cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, có tính năng hạn chế, liên kết với th ATM cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo, học sinh, sinh viên và những đối tượng yếu thế phù hợp khác...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

25

Đẩy mạnh thực hiện thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước và có nguồn gốc ngân sách nhà nước bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Bộ Tài chính

2020 - 2025

26

Đẩy mạnh thanh toán bằng các hình thc thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thu, nộp thuế, phí, lệ phí, và thu phạt vi phạm hành chính

Bộ Tài chính

2020 - 2025

27

Đẩy mạnh thanh toán bng các hình thc thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân và doanh nghiệp đối với thanh toán các hóa đơn định kỳ (điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

28

Đẩy mạnh thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

2020 - 2025

29

Khuyến khích các tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép khác phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

30

Khuyến khích các doanh nghiệp trả lương cho người lao động và thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua tài khoản

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

31

Hỗ trợ các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả cho vay hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước thông qua ứng dụng công nghệ cao và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

32

Phát triển các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

Bộ Tài chính

2020 - 2025

33

Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

34

Hỗ trợ nâng cao năng lực của các tổ chức tín dụng về quản trị rủi ro, thiết kế sản phẩm và phát triển kinh doanh để tăng cường các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực phục vụ cho việc cơ cấu lại và chuyển đổi khu vực nông nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

35

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh tín dụng hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng

Bộ Tài chính

2020 - 2025

36

Phát triển các hình thức cho vay tín chấp, thế chấp bằng hàng hóa, tài sản trên đất, động sản và dòng tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

37

Khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng việc cung ứng các hình thc cho vay không yêu cầu tài sản thế chấp với các hình thức quản lý vốn vay phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sn xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

38

Khuyến khích các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp nhvà vừa, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính

2020 - 2025

39

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất cho vay và bảo lãnh tín dụng

Bộ Tài chính

2020 - 2025

40

Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho giao dịch bán lẻ (hệ thống ACH)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2021

41

Nghiên cu, xây dựng cơ chế cho hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2021

42

Nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để tăng cường sự kết nối liên thông giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chc công nghệ tài chính và các tổ chức cung ứng dịch vụ khác

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

43

Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

44

Kết ni, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác

Bộ Công an

2020 - 2025

45

Gắn mã số định danh công dân với tất cả tài khoản cá nhân để phục vụ công tác quản lý và xác thực thông tin khách hàng và người thụ hưởng khi cung ứng sản phẩm, dịch vụ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông

2020 - 2025

46

Tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức nhằm đẩy mạnh ci cách thủ tục hành chính và chính phủ điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020 - 2025

47

Xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính toàn diện quốc gia dựa trên bộ chtiêu thống kê về mức độ tiếp cận, sử dụng và chất lượng dịch vụ tài chính; lồng ghép những chỉ tiêu tài chính toàn diện cơ bản vào chương trình khảo sát mức sống dân cư; thực hiện điều tra xã hội học về tiếp cận dịch vụ tài chính của dân cư

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

48

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia thống nhất, đầy đủ, chất lượng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại; tích hợp được đầy đthông tin từ các tổ chức tín dụng trong ngành ngân hàng, từng bước mở rộng các nguồn thông tin từ các tổ chức ngoài ngành; cung cấp kịp thời, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

49

Lồng ghép nội dung giáo dục tài chính vào chương trình giáo dục phổ thông quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2020 - 2025

50

Xây dựng và triển khai các chương trình nhằm cung cấp thông tin cho người dân hiểu rõ về lợi ích, chi phí, rủi ro cùng phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính; đồng thời công khai quy trình xử lý khiếu nại, tranh chấp cho tất ccác đối tượng khách hàng sdụng dịch vụ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông

2020 - 2025

51

Đẩy mạnh các chương trình truyền thông giáo dục, phổ biến kiến thức tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

52

Nâng cao kỹ năng tài chính cho người sản xuất nông nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

53

Nâng cao năng lực kế toán và quản lý tài chính của các hợp tác xã

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2020 - 2025

54

Nghiên cứu, ban hành quy định về bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

55

Minh bạch hóa cơ cấu phí và các loại phí dịch vụ đối với người tiêu dùng tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông

2020 - 2025

56

Thúc đẩy vai trò cho vay có trách nhiệm của các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

57

Phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

58

Lồng ghép các mục tiêu tài chính toàn diện vào các chương trình xây dựng nông thôn mới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2020 - 2025

59

Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở các cơ quan quản lý và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về thúc đẩy tài chính toàn diện Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

2020 - 2025

60

Đẩy mạnh hợp tác về tài chính toàn diện với các quốc gia và các tổ chức phát triển quốc tế trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

61

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của tài chính toàn diện đến các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, người dân và doanh nghiệp

Bộ Thông tin và Truyền thông

2020 - 2025

62

Đẩy mạnh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo các đề án, phương án đã được cấp có thm quyền phê duyệt

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2020 - 2025

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 149/QD-TTg

Hanoi, January 22, 2020

 

DECISION

INTRODUCING NATIONAL FINANCIAL INCLUSION STRATEGY BY 2025 WITH ORIENTATIONS TOWARDS 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and Law on Amendments to Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

At the request of Governor of the State Bank of Vietnam in document No. 105/TTr-NHNN dated October 25, 2019,

HEREBY DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. VIEWPOINTS

1. Financial inclusion requires the participation of and close cooperation between the public and private sectors where the State is in charge of creating an environment that facilitates market-oriented financial inclusion according to the guidelines and policies of the Communist Party and the State.

2. Financial inclusion must be promoted in connection with safety, efficiency and sustainability of the whole financial system and financial consumer protection.

3. Application of modern technology and innovation are important factors in promotion of financial inclusion.

4. Safety and security must be taken seriously; risks related to provision of financial products and services, especially digital financial products, shall be fully managed and monitored.

5. International breakthrough solutions for promotion of financial inclusion shall be adopted to accelerate achievement of Vietnam’s financial inclusion objectives.

II. DEFINITION, SCOPE, REGULATED ENTITIES AND OBJECTIVES

1. Definition, scope and regulated entities

a) Definition

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Scope

The strategy aims to popularize basic financial products and services provided by licensed providers, including payments, money transfer, savings, credit and insurance.

c) Regulated entities

This Strategy is applicable to all people and enterprises, with the main targets being those that have no or limited access to financial products and services such as people living in rural, remote and isolated areas; poor people, low income earners, women and other vulnerable groups; small and medium enterprises; microenterprises, cooperatives and household businesses.

2. General objectives

All people and enterprises have safe and convenient access to affordable financial products and services that meet their needs and are provided by licensed providers in a responsible and sustainable way.

3. Specific objectives

a) Diversify financial products and services provided by licensed providers and providers and distribution channels thereof and to enhance access to financial products and services for people with no or limited access to such products and services;

b) Promote digital technology application and innovation in design and distribution of simple, convenient, easy-to-use and affordable financial products and services that suit the needs and payment capacity of all people and enterprises, especially small and medium enterprises, people living in rural, remote and isolated areas, low income earners and vulnerable groups; 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Complete suitable financial infrastructure to facilitate transactions, ensure safety thereof and ensure information consistency between all market participants;

dd) Develop systems of microfinance projects, programs and organizations that operate in a safe, efficient and sustainable way to provide poor people, low income earners, women and microenterprises with diverse and flexible financial products and services, contributing to implementation of the guidelines for social security assurance and sustainable poverty alleviation of the Communist Party and the State; 

e) Improve financial literacy of people and enterprises, ensure all people and enterprises possess the knowledge, skills, attitude and behaviors necessary for selection and use of financial products and services. Develop mechanisms for financial consumer protection to ensure consumers are provided with adequate information and treated fairly. 

4. Some targets for 2025

Aim to achieve the following targets by the end of 2025:

- At least 80% of adults have transaction accounts with banks or other licensed institutions; and every adult has at least one transaction account with a bank or another licensed institution by 2030;   

- There are at least 20 branches/transaction offices of commercial banks per 100.000 adults;

- At least 50% of communes have a point of provision of financial services (branches and transaction offices of credit institutions and banking agents; excluding points of provision of financial services of Vietnam Bank for Social Policies);

- At least 25% - 30% of adults have savings in credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At least 250.000 small and medium enterprises have outstanding debts in credit institutions;

- Ratio of credit outstanding balance for agricultural and rural development to total credit outstanding balance of the economy reaches 25%;

- Ratio of premiums to average GDP reaches 3,5%;

- At least 70% of adults have credit history in the credit information system of the State Bank of Vietnam.

III. MAIN TASKS AND SOLUTIONS

1. Completion of legal frameworks to facilitate achievement of financial inclusion objectives

a) Study and promulgate regulations on banking agents, which shall permit banks to authorize non-bank entities to act as their agents and provide some of their banking products and services for commission;

b) Research and promulgate level-specific regulations on transaction accounts with suitable fee policies to encourage all citizens to open accounts for cashless payments;

c) Review and amend or promulgate legislative documents providing for each level of client identity verification and client identification, which must suit the characteristics and level of risk of each type of product or service and client group; permit application of the electronic Know Your Client procedure (e-KYC) in account opening at licensed institutions to meet the needs for small value payments of individuals and enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Review and amend or promulgate legislative documents on provision of financial products and services, especially products and services based on digital technology, to promptly establish stable and adequate legal corridors for financial product and service providers;

e) Review and amend or promulgate legislative documents to facilitate mobilization of society's resources and encourage different types of ownership to participate in microfinance activities; formulate and develop microfinance projects, programs and institutions with safe and efficient operation to promote access to financial services for poor people, low income earners, women and microenterprises;

g) Review and amend or promulgate legislative documents on inspection and monitoring to ensure safe, efficient and lawful promotion of financial inclusion;

h) Study and promulgate a fintech regulatory sandbox for the banking sector;

i) Study and promulgate incentive policies and mechanisms for development of microinsurance products for poor people and low-income earners;

k) Study and promulgate regulations on access to and use of the national residential database, and on permission for financial service providers to use information from the national residential database for the e-KYC procedure;

l) Study and promulgate regulations on use of the e-KYC procedure based on the national residential database.

2. Diversification of providers and distribution channels to provide convenient access to affordable basic financial products and services for people and enterprises

a) Aim to develop banking agent models to expand access to financial services for people living in areas with no or few banking services:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Study and enable non-bank institutions having a widespread network or operating in rural, remote and isolated areas (such as people’s credit funds, microfinance institutions, post offices, gas stations, networks of telecommunications organizations, networks of some other non-bank institution, etc.) to become banking agents to quickly expand points of provision of financial services.

b) Develop modern distribution channels based on digital technology to promote access to affordable financial products and services, especially via mobile phones:

- Promote mobile payments and digital banking and digital financial products and services for people living in rural, remote and isolated areas;

- Enable fintech organizations and telecommunications organizations to actively participate in the financial product and service supply chain based on healthy competition and cooperation with credit institutions;

- Encourage credit institutions to cooperate with fintech organizations and payment intermediaries in providing new payment technologies and solutions that are easy to employ, affordable, convenient, safe and suitable for personal payments.

c) Expand points of service provision of credit institutions in rural, remote and isolated areas to provide financial products and services for people living in such areas:

- Encourage credit institutions to develop branches and transaction offices in rural, remote and isolated areas;

- Continue to develop and arrange ATM and POS networks around the country reasonably to ensure that they operate effectively and meet the market's demand; encourage other institutions and banks to invest in and expand ATM and POS networks in rural, remote and isolated areas.

d) Effectively use the public postal network for provision of basic financial services:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Develop systems of microfinance projects, programs and organizations that operate in a safe, efficient and sustainable way to promote access to financial services for poor people, low-income earners, women and microenterprises:

- Encourage microfinance projects, programs and organizations to diversify products and services for poor people, low income earners, women and microenterprises; encourage development of models of operational connection between commercial banks and microfinance projects, programs and organizations; facilitate cooperation between microfinance projects, programs and organizations and fintech organizations to enhance technology application in provision of basic, convenient and affordable services to people living in rural, remote and isolated areas;

- Assist microfinance projects, programs and organizations with accessing concessional funding sources; increase private contributions to financial resources for provision of microfinance products and services;

- Encourage microfinance projects, programs and organizations to participate in promotion of financial education;

- Enable socio-political organizations, local governments and non-governmental organizations to actively participate in and support promotion of microfinance activities.

e) Enhance capacity of specialized financial institutions whose orientations align with financial inclusion objectives, namely Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Vietnam Bank for Social Policies, Co-op Bank and People’s Credit Funds, suiting the strategy for development of Vietnam's banking sector by 2025 with orientations towards 2030 approved in the Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018.

3. Diversification of basic financial products and services for target groups of financial inclusion.

a) Promote cashless payments to provide access to cashless payment services for target groups of financial inclusion:

- Encourage banks to provide checking accounts that have no maintenance fee or minimum balance, have limited features and are connected to ATM cards for the retired, social benefit recipients, the elderly, poor people, students and other suitable vulnerable groups, etc. to deposit or withdraw money, make low value transactions, receive pension/social benefits and pay utility bills;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encourage individuals and enterprises to collect/pay tax, fees and charges, incur administrative penalties and pay utility bills and tuition without using cash;

- Boost cashless payment of pension and social insurance benefits via bank systems;

- Encourage credit institutions and other licensed institutions to develop easy-to-use money transfer and payment services that suit the situation in rural, remote and isolated areas;

- Encourage enterprises to pay salaries and pay for goods and services via accounts.

b) Boost development of financial products and services for agricultural production and rural areas:

- Assist credit institutions with improving efficiency of loans provided to assist domestic production and sale of agricultural products via application of high technologies and value chain linkages in agricultural production;

- Develop insurance products for agricultural production;

- Develop consumer credit products with reasonable interest rates that are suitable for consumer credit borrowers to help prevent usury;

- Support enhancement of credit institutions’ capacity for risk management, product design and business development to boost the financial resources and manpower necessary for restructuring of the agricultural sector, with a focus on diversification of income of agricultural producers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continue to study and complete the existing credit guarantee mechanism to improve efficiency of credit guarantee;

- Improve unsecured loans and use of goods, property on land, movable property and cash flow as collateral;

- Encourage credit institutions to expand provision of unsecured loans with loan management methods that suit characteristics of business operations of small and medium enterprises, cooperatives and household businesses;

- Encourage non-bank credit institutions, people’s credit funds, microfinance institutions and insurance enterprises to provide products and services that meet different needs of small and medium enterprises, cooperatives and household businesses;

- Improve efficiency of off-budget state funds used for loans and credit guarantee.

4. Completion of financial infrastructure and enhancement of efficient use thereof to facilitate transaction fee reduction and meet requirements of financial inclusion promotion

a) Complete payment infrastructure:

- Facilitate development and completion of the automated clearing house (ACH) system to support individual payments and corporate payments 24/7;

- Study and develop mechanisms for electronic switching and clearing services, which shall permit lawfully eligible institutions and enterprises to provide these services to increase competition, ensure safety and security, enhance efficiency, and reduce transaction fees for people and enterprises;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strengthen electronic banking safety and security to build public trust and protect financial consumers.

b) Develop the national residential database:

- Provide policies for connection and sharing of the national residential database with other specialized databases;

- Provide policies for assignment of citizen identification numbers to all individual accounts to support management and verification of clients and beneficiaries upon provision of goods and services;

- Enhance information connection and sharing between authorities and institutions to facilitate administrative reform and e-Government development.

c) Develop the national financial inclusion database based on statistical indicators for level of access to financial services and extent of use and quality thereof; incorporate basic financial inclusion objectives into the household living standards survey program; and conduct sociological investigations into people’s access to financial services.

d) Develop a high quality, adequate and consistent national credit information database based on modern technology; fully incorporate information from credit institutions in the banking sector, and gradually expand to information from institutions outside of the banking sector; and promptly provide diverse products and services suitable for each type of credit institution.

5. Financial education, enhancement of financial literacy and capacity; and financial consumer protection

a) Formulate and adopt overall solutions for enhancement of financial management knowledge and skills and understanding of financial products and services of people and enterprises, leading to increased use of financial products and services provided by licensed institutions and better assessment of benefits and risks thereof, which shall enable people and enterprises to choose the products and services that suit their needs:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Formulate and launch programs providing information on benefits, costs, risks, management methods and efficient use of financial products and services for people; concurrently, publish procedures for settlement of complaints and disputes for all service users;

- Promote financial literacy programs for people and enterprises;

- Improve financial skills, especially finance lease, insurance, risk management tools etc. for agricultural producers;

- Enhance accounting and financial management capacity of cooperatives;

- Heighten the roles of socio-political organizations in encouraging their members to improve their financial knowledge.

b) Establish legal frameworks for financial consumer protection:

- Study and promulgate regulations on financial consumer protection, which shall provide for the mechanisms for protecting financial consumers against unfair treatment from financial service providers; information transparency requirements for financial service providers; and transparent approach to and efficient settlement of disputes by financial service providers for financial consumers;

- Inform fee structure and service fee types to financial consumers;

- Promote the roles of credit institutions in responsible lending, with a focus on enhancement of borrower’s financial knowledge, especially the rights to credit information access and protection and mechanisms for dispute settlement and information correction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Other assistance solutions:

a) Incorporate financial inclusion objectives into new rural development programs;

b) Formulate and launch training programs concerning promotion of financial inclusion in Vietnam for workforce of supervisory authorities and financial service providers; 

c) Enhance cooperation in promotion of financial inclusion in Vietnam with other countries and international development organizations;

d) Further inform the roles and meanings of financial inclusion to state agencies, local governments, socio-political organizations, financial service providers, people and enterprises. 

dd) Boost restructuring of credit institutions based on schemes and plans approved by competent authorities.

Article 2. Implementation

1. A national steering committee for implementation of this Strategy shall be established. The State Bank of Vietnam shall take charge and cooperate with relevant authorities in formulating and proposing the functions, duties and regulation of operations of this national steering committee to the Prime Minister for decision. The apparatus of the national steering committee shall be based in the State Bank of Vietnam and organized by the Governor of the State Bank of Vietnam.

2. Assignment of a number of main tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Complete and submit their action plans to the State Bank of Vietnam for consolidation within 6 months starting from the date on which this Strategy is approved;

- Perform the tasks assigned in the Action Program and described in action plans. Submit annual reports on performance of such tasks to the State Bank of Vietnam for consolidation.

b) The State Bank of Vietnam shall take charge and cooperate with ministries, local governments and relevant authorities in the following tasks:

- Implement this Strategy; provide guidelines for, expedite and assess such implementation, prepare reports on difficulties arising from such implementation and carry out assessment of results of such implementation on an annual basis;

- In 2025, conduct preliminary assessment of implementation of this Strategy, and propose objectives and targets as well as revising tasks and solutions (if necessary) of the following period;

- In 2030, summarize and assess implementation of this Strategy.

c) Ministry of Planning and Investment shall:

- Cooperate with the State Bank of Vietnam and relevant authorities in incorporating financial inclusion objectives into the formulation and implementation of 5-year and annual socio-economic development plans;

- Direct General Statistics Office of Vietnam to closely cooperate with the State Bank of Vietnam in formulating and selecting suitable financial inclusion objectives to incorporate into the household living standards survey program;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Take charge in consolidating and allocating annual capital for investment in development according to regulations of the Law on Public Investment, Law on State Budget and relevant guiding documents for implementation of this Strategy.

d) Ministry of Finance shall take charge in consolidating and allocating annual capital for recurrent expenditure according to regulations of the Law on State Budget and relevant guiding documents to implement this Strategy.

dd) Ministry of Information and Communications, Ministry of Education and Training, Vietnam Television and Voice of Vietnam shall raise the society’s awareness of financial inclusion and the progress towards achieving Vietnam’s financial inclusion objectives.

e) Ministry of Foreign Affairs shall:

- Cooperate with relevant ministries in monitoring global and regional development of financial inclusion; study models, policies and experience concerning financial inclusion promotion of other countries;

- Cooperate with the State Bank of Vietnam in participating in international financial inclusion forums and programs more frequently;

- Cooperate in promotion of cooperation in financial inclusion in partnerships and multilateral forums.

Article 3. This Decision takes effect from the date on which it is signed.

Article 4. Governor of the State Bank of Vietnam, Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and Chairpersons of Boards of Directors, general directors and directors of financial service providers shall implement this Decision./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

APPENDIX

ACTION PROGRAM ON NATIONAL FINANCIAL INCLUSION STRATEGY

(Enclosed with the Prime Minister’s Decision No. 149/QD-TTg dated January 22, 2020)

No.

Task

Proposing or implementing body

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Study and promulgate regulations on banking agents

State Bank of Vietnam

2020 - 2021

2

Study and promulgate level-specific regulations on transaction accounts based on levels of risk of transactions

2020 - 2025

3

Review and amend or promulgate legislative documents providing for each level of client identity verification and client identification, which must suit the nature and level of risk of each type of product or service and client group

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Review and amend or promulgate legislative documents on electronic money and electronic money accounts

2020 - 2021

5

Review and amend or promulgate legislative documents on provision of financial products and services to promptly establish stable and adequate legal corridors for financial product and service providers

2020 - 2025

6

Review and amend or promulgate legislative documents to facilitate mobilization of society's resources and encourage different types of ownership to participate in microfinance activities

2020 - 2025

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Review and amend or promulgate legislative documents on inspection and monitoring to ensure safe, efficient and lawful promotion of financial inclusion

State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, Ministry of Information and Communications

2020 - 2025

8

Study and promulgate a fintech regulatory sandbox for the banking sector

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

9

Study and promulgate incentive policies and mechanisms for development of microinsurance products for poor people and low income earners

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2020 - 2025

10

Study and promulgate regulations on access to and use of the national residential database

Ministry of Public Security

2020 - 2022

11

Study and promulgate regulations on use of the electronic Know Your Client (e-KYC) procedure.

2020 - 2022

12

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021 - 2025

13

Enable non-bank institutions having a widespread network or operating in rural, remote and isolated areas to become banking agents as regulated

2021 - 2025

14

Promote mobile payments and digital banking and digital financial products and services for people living in rural areas and remote and isolated areas

2020 - 2025

15

Enable fintech organizations and telecommunications organizations to actively participate in the financial product and service supply chain

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16

Encourage credit institutions to cooperate with fintech organizations and payment intermediaries in providing new payment technologies and solutions that are easy to employ, affordable, convenient, safe and suitable for personal payments

2020 - 2025

17

Encourage credit institutions to develop branches and transaction offices in rural, remote and isolated areas

2020 - 2025

18

Continue to develop and arrange ATM and POS networks around the country reasonably to ensure that they operate effectively and meet the market's demand; encourage other institutions and banks to invest in and expand ATM and POS networks in rural, remote and isolated areas

2020 - 2025

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Encourage development of basic financial services provided via the public postal network as prescribed by law; enable the public postal network to cooperate with financial service providers and fintech organizations in developing affordable digital financial services for people living in rural, remote and isolated areas

State Bank of Vietnam

2021 - 2025

20

Encourage microfinance projects, programs and organizations to diversify products and services for poor people, low income earners, women and microenterprises; encourage development of models of operational connection between commercial banks and microfinance projects, programs and organizations; facilitate cooperation between microfinance projects, programs and organizations and fintech organizations to enhance technology application in provision of basic, convenient and affordable services to people living in rural, remote and isolated areas

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

21

Assist microfinance projects, programs and organizations with accessing concessional funding sources; increase private contributions to financial resources for provision of microfinance products and services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2020 - 2025

22

Encourage microfinance projects, programs and organizations to participate in promotion of financial education

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

23

Enhance capacity of specialized financial institutions whose orientations align with financial inclusion objectives, namely Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Vietnam Bank for Social Policies, Co-op Bank and People’s Credit Funds, suiting the strategy for development of Vietnam's banking sector by 2025 with orientations towards 2030 approved in the Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Encourage banks to provide checking accounts that have no maintenance fee or minimum balance, have limited features and are connected to ATM cards for the retired, social benefit recipients, the elderly, poor people, students and other suitable vulnerable groups, etc.

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

25

Boost cashless state budget expenditures and expenditures originating from state budget for salary, allowance and benefit recipients and goods and service providers

Ministry of Finance

2020 - 2025

26

Encourage individuals and enterprises to collect/pay tax, fees and charges and collect administrative penalties without using cash

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2020 - 2025

27

Encourage individuals and enterprises to pay utility bills, tuition and hospital bills without using cash

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

28

Boost cashless payment of pensions and social insurance benefits via bank systems

Vietnam Social Security

2020 - 2025

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Encourage credit institutions and other licensed institutions to develop easy-to-use money transfer and payment services that suit the situation in rural, remote and isolated areas

2020 - 2025

30

Encourage enterprises to pay salaries and pay for goods and services via accounts

2020 - 2025

31

Assist credit institutions with improving efficiency of loans provided to assist domestic production and sale of agricultural products via application of high technologies and value chain linkages in agricultural production

2020 - 2025

32

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Finance

2020 - 2025

33

Develop suitable consumer loan products

2020 - 2025

34

Support enhancement of credit institutions’ capacity for risk management, product design and business development to boost the financial resources and manpower necessary for restructuring of the agricultural sector

2020 - 2025

35

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Finance

2020 - 2025

36

Improve unsecured loans and use of goods, property on land, movable property and cash flow as collateral

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

37

Encourage credit institutions to expand provision of loans without collateral with loan management methods that suit characteristics of business operations of small and medium enterprises, cooperatives and household businesses

State Bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

38

Encourage non-bank credit institutions, people’s credit funds, microfinance institutions and insurance enterprises to provide products and services that meet different needs of small and medium enterprises, cooperatives and household businesses

State Bank of Vietnam, Ministry of Finance

2020 - 2025

39

Improve efficiency of off-budget state funds used for loans and credit guarantee

Ministry of Finance

2020 - 2025

40

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2020 - 2021

41

Study and develop mechanisms for electronic switching and clearing services

2020 - 2021

42

Study and promulgate technical regulations to further connect credit institutions with each other and with fintech organizations and other service providers

2020 - 2025

43

Strengthen electronic banking safety and security

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

44

Connect and share the national residential database with other specialized databases

Ministry of Public Security

2020 - 2025

45

Assign citizen identification numbers to all individual accounts to support management and verification of clients and beneficiaries upon provision of goods and services

State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, Ministry of Information and Communications

2020 - 2025

46

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Information and Communications

2020 - 2025

47

Develop the national financial inclusion database based on statistical indicators for level of access to financial services and extent of use and quality thereof; incorporate basic financial inclusion objectives into the household living standards survey program; and conduct sociological investigations into people’s access to financial services

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

48

Develop a high-quality, adequate and consistent national credit information database based on modern technology; fully incorporate information from credit institutions in the banking sector, and gradually expand to information from institutions outside of the banking sector; and promptly provide diverse products and services suitable for each type of credit institution

State Bank of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

49

Incorporate financial education into the national educational program

Ministry of Education and Training

2020 - 2025

50

Formulate and launch programs providing information on benefits, costs, risks, management methods and efficient use of financial products and services for people; concurrently, publish procedures for settlement of complaints and disputes for all service users

State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, Ministry of Information and Communications

2020 - 2025

51

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2020 - 2025

52

Improve financial skills of agricultural producers

2020 - 2025

53

Enhance accounting and financial management capacity of cooperatives

Ministry of Agriculture and Rural Development

2020 - 2025

54

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

55

Inform fee structure and service fee types to financial consumers

State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, Ministry of Information and Communications

2020 - 2025

56

Promote the roles of credit institutions in responsible lending

2020 - 2025

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Develop Deposit Insurance of Vietnam based on the strategy for development of Vietnam's banking sector by 2025 with orientations towards 2030 approved in the Prime Minister’s Decision No. 986/QD-TTg dated August 08, 2018

2020 - 2025

58

Incorporate financial inclusion objectives into new rural development programs

Ministry of Agriculture and Rural Development

2020 - 2025

59

Formulate and launch programs for training in promotion of financial inclusion in Vietnam for workforce of supervisory authorities and financial service providers

State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, Ministry of Science and Technology, Ministry of Information and Communications, Ministry of Agriculture and Rural Development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

60

Enhance cooperation in promotion of financial inclusion in Vietnam with other countries and international development organizations

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

61

Further inform the roles and meanings of financial inclusion to state agencies, local governments, socio-political organizations, financial service providers, people and enterprises

Ministry of Information and Communications

2020 - 2025

62

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

State Bank of Vietnam

2020 - 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.127

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.247.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!