Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 140/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thành Tài
Ngày ban hành: 22/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 140/2006/QĐ-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 9 năm 2006
 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1346/QĐ-UB ngày 29 tháng 3 năm 2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo của thành phố và đổi tên thành Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố;
Căn cứ Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo và việc làm thành phố giai đoạn 2 (2004 - 2010);
Xét đề nghị của Sở Nội vụ - Sở Tài chính và Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố tại Tờ trình số 08/TTr-XĐGN-TC-NV ngày 17 tháng 8 năm 2006
,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 94/2003/QĐ-UB ngày 10 tháng 6 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở

Tài chính, Thủ trưởng các Sở ngành thành phố có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố, quận, huyện, phường, xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Tài

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 140/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ chí Minh)

Chương 1

MỤC ĐÍCH - NGUYÊN TẮC LẬP QUỸ VÀ CÁCH TIẾP NHẬN NGUỒN TẠO QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Điều 1. Mục đích

Quỹ Xóa đói giảm nghèo ở các cấp, được lập ra nhằm mục đích trợ vốn cho những hộ dân nghèo thuộc đối tượng Chương trình Xóa đói giảm nghèo thành phố (gọi tắt là hộ nghèo) vay vốn để sản xuất, kinh doanh và hoạt động dịch vụ giải quyết cuộc sống; hoặc học nghề để có việc làm... tạo điều kiện thiết thực thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, không để tái nghèo; nâng dần mức sống hộ nghèo của thành phố theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng thành phố lần thứ VIII, từng bước tiếp cận với chuẩn nghèo của thế giới, góp phần tích cực vào sự nghiệp dân giàu nước mạnh. Không được sử dụng quỹ vào mục đích khác.

Điều 2. Nguyên tắc lập quỹ

1. Quỹ Xóa đói giảm nghèo được lập ở 3 cấp: thành phố, quận, huyện và phường, xã, thị trấn (gọi tắt là phường, xã) do Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm cùng cấp quản lý trực tiếp, có hệ thống sổ sách, kế toán riêng, được mở tài khoản chuyên mục ở Ngân hàng do Trưởng Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm làm chủ tài khoản.

2. Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về hoạt động và quản lý chung Quỹ Xóa đói giảm nghèo toàn thành phố (ở cả 3 cấp).

3. Trong trường hợp phát sinh tình hình có nơi tồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo không sử dụng hết và có nơi thiếu nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo để cho hộ nghèo vay vốn, Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố sẽ chịu trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định việc luân chuyển nguồn vốn này từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn theo nhu cầu hợp lý và hình thức phù hợp.

Điều 3. Nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo

1. Nguồn vận động trên cơ sở tự nguyện đóng góp bằng hình thức cho không hoặc cho mượn không lấy lãi của cá nhân, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong nước và ngoài nước.

2. Nguồn vốn ngân sách hàng năm của thành phố và quận, huyện, bổ sung nguồn cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo.

3. Nguồn tiền lãi của Quỹ Xóa đói giảm nghèo các cấp gửi ở ngân hàng.

4. Vốn khác, bao gồm cả nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo của quận, huyện luân chuyển trong phạm vi thành phố.

Điều 4. Cách tiếp nhận các nguồn vốn tạo Quỹ Xóa đói giảm nghèo

1. Nguồn vận động:

a) Căn cứ vào nhu cầu vốn cho mục tiêu giảm hộ nghèo hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố, quận, huyện, phường, xã tổ chức vận động, tiếp nhận tiền ủng hộ hoặc cho mượn không lấy lãi để bổ sung vốn cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo; thực hiện đầy đủ các thủ tục quản lý vốn, như có chứng từ nhận vốn; mở sổ sách kế toán quản lý ở từng cấp; đồng thời có báo cáo công khai theo hệ thống tổ chức từng cấp, cho ngành Tài chính và Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố để theo dõi quản lý chung.

- Số tiền vận động, huy động được ở cấp quận, huyện, phường, xã được để lại cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo địa phương sử dụng theo đúng quy định của thành phố.

b) Đối với trường hợp các tổ chức và cá nhân có yêu cầu hỗ trợ vốn trực tiếp cho một hộ hoặc nhiều hộ nghèo; một ấp, khu phố hoặc nhiều ấp, khu phố; một phường, xã hoặc nhiều phường, xã, thì Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện, phường, xã cũng phải đưa số tiền ủng hộ này vào Quỹ Xóa đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời báo cáo cho ngành Tài chính và Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố quản lý theo dõi chung.

2. Nguồn ngân sách các cấp: hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu giảm hộ nghèo được giao, Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố và quận, huyện lập kế hoạch về nhu cầu vốn ngân sách bổ sung cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố và quận, huyện xét duyệt. Khi có quyết định phân bổ vốn, Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố, quận, huyện làm thủ tục tiếp nhận vào Quỹ và có kế hoạch sử dụng đúng theo quy định.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG SỬ DỤNG VỐN VAY VÀ THỦ TỤC VAY VỐN

Điều 5. Đối tượng, điều kiện vay vốn và nội dung sử dụng vốn vay

1. Đối tượng được vay vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo:

a) Hộ nghèo trong mức chuẩn nghèo của thành phố, được quy định theo từng giai đoạn phát triển của Chương trình Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố (gọi tắt là hộ nghèo trong chuẩn).

b) Hộ vừa vượt chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 2, có mức thu nhập cận chuẩn nghèo (dưới 10 triệu đồng/người/năm) (gọi tắt là hộ nghèo cận chuẩn nghèo thành phố), được tiếp tục vay vốn để sản xuất làm ăn giảm nghèo bền vững.

c) Các chủ dự án bao gồm: cơ sở sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã và doanh nghiệp có dự án xin vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho lao động xóa đói giảm nghèo tại các phường, xã của thành phố.

d) Các đoàn thể quần chúng nhận ủy thác vốn xóa đói giảm nghèo để lập các tổ vượt nghèo hoặc thực hiện các chương trình dự án có mục tiêu giảm hộ nghèo và làm chuyển biến bộ mặt vùng nghèo của thành phố.

2. Điều kiện để được vay vốn:

a) Đối với hộ nghèo vay vốn phải có 03 điều kiện sau:

+ Có tên trong danh sách hộ nghèo trong chuẩn nghèo hoặc hộ nghèo cận chuẩn nghèo thành phố của phường, xã.

+ Là thành viên của Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt nghèo hoặc Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh của những hộ nghèo vừa vượt chuẩn nghèo.

+ Có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh.

b) Đối với chủ dự án (cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp): phải có dự án sản xuất kinh doanh tạo chỗ làm việc mới cho lao động nghèo thuộc diện hộ nghèo trong chuẩn nghèo hoặc hộ nghèo cận chuẩn nghèo, được Ủy ban nhân dân quận, huyện thẩm định và phê duyệt.

3. Nội dung sử dụng vốn vay: 

a) Đối với hộ nghèo, sử dụng vốn vay để:

+ Mua sắm vật tư, phương tiện, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi để tổ chức sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ...

+ Sửa chữa nhà ở, xây dựng giếng nước, hố xí tự hoại, mắc điện kế sinh hoạt cho gia đình.

+ Đóng học phí văn hóa, học nghề; đóng phí đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

b) Đối với các chủ dự án: sử dụng vốn vay để chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho lao động nghèo theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 6. Thủ tục vay vốn

1. Đối với hộ nghèo xin vay vốn:

a) Phải có đơn vay vốn theo mẫu quy định thống nhất của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố; mỗi hộ viết đơn thành 03 bản: 01 bản hộ vay vốn giữ; 01 bản gửi cho đơn vị cho vay vốn; 01 bản gửi cho ngân hàng quản lý Quỹ Xóa đói giảm nghèo.

b) Đơn xin vay vốn của hộ phải thông qua Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt nghèo hoặc Tổ hợp tác xem xét và đề xuất. Sau khi được tập thể Tổ thống nhất đề nghị, Tổ trưởng thay mặt Tổ lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo ký xác nhận vào danh sách vay vốn và gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã xét duyệt.

2. Đối với chủ dự án vay vốn:

a) Phải có đơn xin vay vốn, kèm theo dự án sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho lao động nghèo tại địa phương; giấy phép kinh doanh; các hồ sơ xác nhận tài sản hiện có.

b) Hồ sơ xin vay vốn lập thành 04 bộ, gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã nơi có cơ sở hoạt động để xem xét giải quyết theo đúng quy trình hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố.

3. Đối với các đoàn thể quần chúng nhận ủy thác vốn Xóa đói giảm nghèo: phải thành lập Tổ vượt nghèo, có thành viên Tổ là hội viên, đoàn viên nghèo trong chuẩn nghèo hoặc hộ vượt chuẩn nghèo có thu nhập cận chuẩn, nếu hội viên, đoàn viên nghèo không có khả năng điều hành hoạt động Tổ, thì có thể vận động từ 1 đến 2 cán bộ hội viên, đoàn viên ngoài danh sách hộ nghèo tham gia Tổ làm Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ vượt nghèo (tự nguyện làm nòng cốt quản lý điều hành Tổ và giúp đỡ, hỗ trợ cho hộ nghèo trong chuẩn là thành viên của Tổ). Từng thành viên trong Tổ phải lập dự án sản xuất kinh doanh vay vốn gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã xét duyệt theo đúng quy trình hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố.

Chương 3

MỨC VỐN, THỜI HẠN CHO VAY, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, KIỂM TRA, THU HỒI VỐN VÀ XỬ LÝ RỦI RO

Điều 7. Mức vốn cho vay

1. Mức vốn cho vay phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo và dự án sản xuất kinh doanh của các chủ dự án.

2. Đối với hộ nghèo vay vốn: có thể được xét cho vay vốn đến từng thành viên trong hộ (nếu đảm bảo thủ tục vay vốn được quy định ở Điều 6 Chương II) nhưng tổng số tiền vay của các thành viên trong 01 hộ tối đa không quá 50 (năm mươi) triệu đồng.

3. Đối với dự án tạo việc làm thu hút lao động nghèo: mức vốn cho vay được tính trên số lao động diện hộ nghèo trong chuẩn hoặc hộ vượt chuẩn nghèo có thu nhập cận chuẩn nghèo, được giải quyết việc làm của từng dự án; mức bình quân tính theo tỷ suất vay vốn cho một lao động làm việc là 10 (mười) triệu đồng; nhưng có dự án có thể xem xét giải quyết tối đa không quá 15 (mười lăm) triệu đồng cho một lao động, tùy theo tính chất ngành nghề, quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của dự án.

Điều 8. Thời hạn cho vay và thẩm quyền cho vay vốn

1. Thời hạn cho vay vốn:

a) Thời hạn tối đa không quá 12 tháng, đối với các hoạt động:

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm;

- Trồng cây lương thực, hoa màu có thời hạn sinh trưởng dưới 12 tháng;

- Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

b) Thời hạn trên 12 tháng đến tối đa không quá 36 tháng, tùy theo mục đích vốn vay và khả năng trả nợ của hộ nghèo hoặc chủ dự án, đối với:

- Vốn vay để học văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ (chủ yếu là học các trường cao đẳng và đại học) và đóng phí đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

- Sửa chữa nhà ở, xây dựng giếng nước (sinh hoạt và sản xuất); xây dựng hố xí tự hoại;

- Mua sắm trang thiết bị sản xuất, kinh doanh;

- Chăn nuôi thủy hải sản, gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt, lấy sữa, lấy lông, lấy xương, lấy sừng.

c) Riêng vốn vay để học nghề, người vay sẽ hoàn trả sau khi có công ăn việc làm (có thể trả 01 lần hoặc nhiều lần nhưng tối đa không kéo dài quá 12 tháng).

2. Thẩm quyền xét duyệt cho vay vốn:

a) Đối với hình thức cho hộ nghèo vay vốn trực tiếp:

Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã xét duyệt cho hộ nghèo vay vốn không quá 10 (mười) triệu đồng/01 lần vay; nếu hộ có nhu cầu vay trên mức 10 (mười) triệu đồng/01 lần vay, phải có ý kiến của Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện xét duyệt đồng ý cho vay.

b) Đối với hình thức cho vay gián tiếp:

- Ủy ban nhân dân quận, huyện xét duyệt cho vay vốn các dự án tạo việc làm cho lao động diện hộ nghèo trong chuẩn và hộ vượt chuẩn nghèo có thu nhập cận chuẩn của địa phương tối đa không quá 200 (hai trăm) triệu đồng/dự án. Đối với các dự án có mức vốn trên 200 (hai trăm) triệu đồng đến 500 (năm trăm) triệu đồng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố; và dự án có mức vay trên 500 (năm trăm) triệu đồng phải thông qua Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Các dự án có mức vốn vay trên 200 (hai trăm) triệu đồng phải thực hiện theo hình thức vay có thế chấp theo quy định hiện hành.

Điều 9. Kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay

1. Tổ tự quản, Tổ vượt nghèo, Tổ hợp tác và các tổ chức đơn vị nhận ủy thác vốn Xóa đói giảm nghèo, có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay vốn và chủ dự án trong suốt thời hạn vay vốn:

a) Kiểm tra việc giải ngân cho hộ nghèo và các dự án đảm bảo đúng đối tượng.

b) Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, của chủ dự án đảm bảo sử dụng đúng mục đích; đồng thời đôn đốc hộ nghèo và chủ dự án trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn quy định.

2. Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã chịu trách nhiệm:

a) Phân công cán bộ kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo hoặc cán bộ chuyên trách Xóa đói giảm nghèo phường, xã theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và việc trả nợ, trả lãi của người vay theo đúng kỳ hạn quy định trong đơn vay hoặc hợp đồng vay.

b) Sáu tháng một lần, Thường trực Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã cùng cán bộ kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo (hoặc cán bộ chuyên trách) và Tổ trưởng các Tổ tự quản, Tổ vượt nghèo, Tổ hợp tác đi trực tiếp đối chiếu xác nhận dư nợ (vốn và lãi) của từng hộ vay vốn và các hợp đồng vay của chủ dự án.

3. Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện chịu trách nhiệm:

a) Định kỳ tổ chức kiểm tra việc giải ngân của Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã cho hộ nghèo, chủ dự án và các đơn vị có nhận ủy thác vốn theo mục đích sử dụng vốn được duyệt. Nếu sử dụng sai mục đích thì có biện pháp thu hồi hoặc đề xuất xử lý ngay các vi phạm.

b) Hàng năm, tổ chức kiểm tra việc kết toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo, xác nhận số dư nợ trong dân của từng phường, xã và đơn vị nhận ủy thác vốn để báo cáo với ngành Tài chính và Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố.

4. Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc giải ngân và sử dụng vốn vay đối với hộ nghèo, các chủ dự án và đơn vị nhận ủy thác vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo các cấp; đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.

Điều 10. Thu hồi vốn vay, gia hạn nợ vay và chuyển nợ quá hạn

1. Thu hồi vốn vay:

a) Đối với hộ nghèo vay vốn: đơn vị cho vay vốn phải thực hiện nghiêm túc việc thu hồi vốn vay đúng thời hạn và kỳ hạn trả nợ đã ghi trong đơn vay được xét duyệt (có thể phân kỳ hạn trả nợ thống nhất cùng hộ vay). Hộ nghèo có thể được xét vay vốn liên tục nhiều chu kỳ để tổ chức sản xuất, kinh doanh giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

b) Đối với các chủ dự án và đơn vị nhận ủy thác vốn: đơn vị cho vay vốn phải thực hiện thu hồi vốn theo đúng hợp đồng vay đã ký kết và lập thủ tục thanh lý hợp đồng; đồng thời, hoàn trả vốn về cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp trên (nếu là vốn phân bổ theo dự án).

2. Gia hạn nợ vay:

a) Hộ nghèo vay vốn hoặc chủ dự án đến hạn trả nợ nhưng chưa trả được vì lý do khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn...) hoặc chủ quan (làm ăn thua lỗ, sản phẩm làm ra chưa tiêu thụ được...) phải làm thủ tục xin gia hạn nợ gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã trước thời hạn trả nợ 10 ngày, cụ thể như sau:

+ Đối với hộ vay vốn, phải làm đơn xin gia hạn nợ (theo mẫu quy định) thông qua Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt nghèo hoặc Tổ hợp tác và có Tổ trưởng Tổ xác nhận để gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã xem xét.

+ Đối với chủ dự án phải làm đơn xin gia hạn nợ và có xác nhận kiểm tra thẩm định của Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã hoặc đơn vị cho vay vốn.

b) Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã chịu trách nhiệm xem xét thủ tục xin gia hạn nợ của hộ nghèo và chủ dự án để đề xuất cho Ủy ban nhân dân phường, xã quyết định cho gia hạn nợ trong thời gian không quá 03 (ba) tháng; nếu thời gian xin gia hạn trên 03 (ba) tháng thì phải do Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định, nhưng tối đa không quá 12 (mười hai) tháng.

3. Chuyển nợ quá hạn:

Khi kết thúc thời gian gia hạn nợ (kể cả trường hợp không được gia hạn nợ) nhưng người vay vẫn không trả được nợ thì Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã phải làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi suất quá hạn là 0,7%/tháng (kể từ ngày chuyển nợ quá hạn), đồng thời có biện pháp tập trung để thu hồi nợ quá hạn theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố. Đối với những trường hợp nợ quá hạn của hộ nghèo thuộc dạng xử lý rủi ro hoặc mất khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này thì Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã xác nhận và Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện xét duyệt đồng ý áp dụng lãi suất 0,5%/tháng.

Điều 11. Xử lý rủi ro

1. Xử lý rủi ro:

a) Trường hợp hộ nghèo vay vốn hoặc chủ dự án bị mất vốn do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, thì Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã phải kiểm tra, lập biên bản số tài sản có liên quan bị thiệt hại (ngay thời điểm bị thiệt hại) và tiến hành các thủ tục để ghi khoanh nợ hoặc xóa nợ theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố. Trong quá trình xử lý, nếu hộ bị thiệt hại có yêu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất thì được xem xét giải quyết.

b) Các trường hợp hộ nghèo vay vốn mất khả năng thanh toán như: chết không người thừa kế (hoặc có người thừa kế nhưng không có khả năng hoàn trả); đi khỏi địa phương trên 01 năm (đã cắt hộ khẩu) không biết nơi đến; bị mất sức lao động, bị bệnh kinh niên phải chuyển qua trợ cấp xã hội thường xuyên... thì Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã tiến hành lập thủ tục xin khoanh hoặc xóa nợ theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố.

c) Định kỳ hàng năm một (01) lần, Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm các cấp và các đơn vị cho vay vốn, phải tiến hành lập thủ tục xin khoanh nợ hoặc xóa nợ của người vay vốn mất khả năng thanh toán, có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố để kiểm tra, xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

2. Trường hợp hộ vay vốn đã khá giả nhưng cố ý dây dưa, kéo dài không trả vốn thì Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã hoặc các đơn vị cho vay vốn phải tích cực thuyết phục vận động. Nếu không được thì đưa ra công khai, kiểm điểm trước dân tại địa phương và nếu tiếp tục chai lỳ không trả thì xử lý theo pháp luật.

Chương 4

THU CHI VÀ QUẢN LÝ LÃI PHÁT SINH

Điều 12. Lãi suất cho vay của Quỹ Xóa đói giảm nghèo

1. Lãi suất cho vay vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo là 0,5%/tháng, được thực hiện thống nhất trong toàn thành phố kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

2. Cách thu lãi: thực hiện thu 01 lần hay nhiều lần theo sự thỏa thuận với người vay vốn. Lãi vay được tính trên vốn vay và thời gian vay thực tế; không nhập lãi vào vốn vay.

3. Đơn vị cho vay chịu trách nhiệm thu lãi của hộ nghèo hoặc của chủ dự án vay vốn trên địa bàn phường, xã; đảm bảo thu đủ, thu đúng.

4. Nguồn lãi thu được từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp phường, xã được giao nộp về Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện để tự cân đối thu, chi cho hoạt động của Chương trình Xóa đói giảm nghèo và Việc làm trên địa bàn quận, huyện.

Điều 13. Sử dụng lãi suất phát sinh

1. Đối với lãi suất cho vay của Quỹ Xóa đói giảm nghèo:

a) Tiền lãi thu được dùng để:

+ Chi trả lương, phụ cấp và mua Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho đội ngũ cán bộ chuyên trách Xóa đói giảm nghèo (không nằm trong biên chế hoặc định xuất của Nhà nước) của quận, huyện và phường, xã.

+ Chi cho hoạt động của Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm các cấp.

+ Bồi dưỡng cho cán bộ có liên quan trực tiếp đến thực hiện chương trình và cho Tổ trưởng các tổ, nhóm tự quản xóa đói giảm nghèo.

b) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố được điều tiết một tỷ lệ lãi cần thiết (không quá 20% tổng mức lãi cho vay hàng tháng của Quỹ Xóa đói giảm nghèo) tính trên tổng vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp thành phố phân bổ hoặc ủy thác cho các tổ chức đơn vị nhận vốn, để sử dụng theo các nội dung chi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, góp phần giảm bớt một phần nguồn chi ngân sách thành phố cho hoạt động của Chương trình Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố hàng năm.

c) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm các cấp có trách nhiệm lập dự toán và báo cáo quyết toán thu chi từ nguồn lãi suất cho vay của Quỹ Xóa đói giảm nghèo cho cơ quan Tài chính cùng cấp để kiểm tra và duyệt quyết toán hàng năm.

d) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận huyện có thực hiện việc luân chuyển Quỹ Xóa đói giảm nghèo (cho mượn vốn hoặc ủy thác vốn) được điều tiết một tỷ lệ lãi cần thiết là không quá 20% tổng mức lãi cho vay hàng tháng của Quỹ Xóa đói giảm nghèo tính trên tổng vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo của quận, huyện đã cho mượn hoặc ủy thác cho quận, huyện nhận vốn, để sử dụng theo các nội dung chi của dự toán thu chi nguồn lãi cho vay theo hướng dẫn của Liên Sở Tài chính và Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố và được cơ quan Tài chính quận, huyện xét duyệt hàng năm.

2. Đối với nguồn lãi phát sinh từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo các cấp gửi ngân hàng: phải được nhập vào Quỹ Xóa đói giảm nghèo các cấp để tăng vốn hỗ trợ cho các đối tượng thuộc Chương trình Xóa đói giảm nghèo vay vốn theo quy chế được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Không được sử dụng cho mục đích khác.

Chương 5

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO

Điều 14. Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp phường, xã được quản lý chặt chẽ theo chế độ kế toán và báo cáo như sau:

1. Chủ tài khoản của Quỹ Xóa đói giảm nghèo phường, xã chịu trách nhiệm trước cấp ủy, Ủy ban nhân dân và tập thể Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã, trực tiếp quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ Xóa đói giảm nghèo; ký các chứng từ kế toán quỹ và sổ sách Quỹ Xóa đói giảm nghèo của phường, xã theo đúng quy chế của Ủy ban nhân dân thành phố phố ban hành.

2. Kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo phường, xã (gọi tắt là kế toán XĐGN) do Ủy ban nhân dân phường, xã quyết định theo đề nghị của Trưởng Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã. 

- Nhiệm vụ kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo: phải ghi chép cập nhật chính xác, đầy đủ các nguồn tạo Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tình hình sử dụng vốn, việc thu nợ, thu phí (0,5%/tháng); đồng thời, phải lập và gửi báo cáo trong hệ thống theo quy định.

3. Chứng từ kế toán: chứng từ kế toán cho vay vốn bao gồm: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, ủy nhiệm chi, đơn vay vốn hoặc hợp đồng vay vốn, phiếu thu, phiếu chi.

4. Sổ sách kế toán: cán bộ kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo các cấp phải mở các loại sổ sách như sau:

a) Sổ theo dõi thu chi Quỹ Xóa đói giảm nghèo (Biểu A).

b) Sổ theo dõi nguồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo (Biểu B).

c) Sổ theo dõi vốn vay của hộ nghèo (Biểu C) (không dùng cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp thành phố và quận, huyện).

d) Sổ quỹ tiền mặt (Biểu D).

e) Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng (Biểu E).

f) Sổ theo dõi thu chi phí cho vay vốn (Biểu F).

Các loại sổ này được quy định theo mẫu thống nhất (có kèm theo Quy chế) có liên hệ chặt chẽ với nhau dùng để ghi chép các nghiệp vụ tài chánh về Quỹ Xóa đói giảm nghèo theo đúng phương pháp hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố.

5. Quản lý sổ sách, chứng từ kế toán:

a) Mọi thu chi phải có chứng từ ban đầu căn cứ để lập phiếu thu, phiếu chi.

b) Mọi sổ sách, chứng từ đều phải tuân thủ đúng quy định của nguyên tắc kế toán tài chính Nhà nước.

Điều 15. Quản lý Quỹ

1. Quỹ Xóa đói giảm nghèo các cấp phải được gửi vào tài khoản ở ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Tồn quỹ tiền mặt ở cấp quận, huyện, phường, xã và các đơn vị nhận vốn ủy thác của Quỹ Xóa đói giảm nghèo phải tuân thủ đúng theo định mức quy định của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Thủ quỹ của Quỹ Xóa đói giảm nghèo đảm bảo thực hiện chế độ nhập xuất quỹ theo quy định, kiểm kê quỹ cuối ngày, vượt mức tồn quỹ phải đem tiền gửi vào Ngân hàng hoặc Kho bạc.

2. Ở cấp phường, xã, có thể bố trí thủ quỹ của Ủy ban nhân dân phường, xã kiêm nhiệm thủ quỹ xóa đói giảm nghèo. Các quận, huyện, cơ quan nào đứng tên tài khoản Quỹ Xóa đói giảm nghèo thì bố trí thủ quỹ cơ quan đó kiêm nhiệm.

Điều 16. Chế độ lập kế hoạch giải ngân, thu hồi vốn và báo cáo

1. Lập kế hoạch giải ngân và thu hồi vốn:

a) Thường trực Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường xã chịu trách nhiệm lập kế hoạch giải ngân và lập kế hoạch thu hồi vốn của Quỹ Xóa đói giảm nghèo theo định kỳ hàng tháng, quý và năm để thực hiện và gửi kế hoạch này về Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện kiểm tra và tổng hợp.

b) Thường trực Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện dựa vào kế hoạch giải ngân, thu hồi vốn của Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã, lập kế hoạch giải ngân, thu hồi vốn của quận, huyện quý, năm để theo dõi chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của phường, xã; đồng thời gửi kế hoạch của quận, huyện về Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

2. Chế độ báo cáo:

Thực hiện chế độ báo cáo thống nhất trong toàn hệ thống:

a) Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm phường, xã và các tổ chức, đơn vị nhận ủy thác của quận, huyện báo cáo về quận, huyện vào ngày 15 - 20 mỗi tháng.

b) Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện và các tổ chức, đơn vị nhận vốn ủy thác của thành phố báo cáo về Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố vào ngày 20 - 25 mỗi tháng.

c) Hàng quý, 6 tháng, năm Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm quận, huyện tổng hợp báo cáo cho Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố; Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 17. Cán bộ kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo giúp Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo; thực hiện nhiệm vụ kế toán đúng theo quy định và giúp Ban Chỉ đạo các cấp báo cáo đúng định kỳ.

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các nội dung sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và sử dụng Quỹ của Quyết định này trong hệ thống xóa đói giảm nghèo toàn thành phố; hướng dẫn Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm các cấp về quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay vốn; lập báo cáo kết toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tổ chức tập huấn về nhiệm vụ kế toán và quản lý quỹ cho cán bộ kế toán xóa đói giảm nghèo các cấp, in ấn tài liệu, biểu mẫu để các đơn vị tổ chức thực hiện thống nhất toàn thành phố; phối hợp cùng Sở Tài chính hướng dẫn Ban Xóa đói giảm nghèo và Việc làm các cấp về dự toán thu chi nguồn lãi cho vay hàng năm.

Điều 19. Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm các cấp và các tổ chức, đơn vị nhận vốn ủy thác của Quỹ Xóa đói giảm nghèo có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo này; thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra trong nội bộ để đảm bảo việc cho vay vốn đúng theo quy định, có hiệu quả; đảm bảo nề nếp báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Điều 20. Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh do Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm thành phố đề nghị và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt mới có giá trị thi hành./.

                       

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Tài

 

BIỂU MẪU KẾ TOÁN

1. SỔ THEO DÕI THU - CHI QUỸ XĐGN (BIỂU A)

Ngày tháng

Chứng từ

Diễn giải

Tổng thu

Tổng chi

Tồn

Ghi chú

Thu

Chi

Tổng số

Phân ra

Phân bổ

Nộp trên

Chi hộ vay

Dự án

Trả vốn mượn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12=5-6

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. SỔ THEO DÕI NGUỒN QUỸ XĐGN (BIỂU B)

* DÙNG CHO THÀNH PHỐ, QUẬN - HUYỆN

Ngày tháng

Chứng từ thu chi

Diễn giải

Tổng số tiền

Phân theo nguồn vốn

Trả vốn mượn

Thành phố

Quận - Huyện

Phân bổ

T/t ủng hộ

Ủy thác

Ngân sách

H/động V/động

Vốn mượn

Lãi tiền gửi ngân hàng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* DÙNG CHO PHƯỜNG-XÃ

Ngày tháng

Chứng từ thu chi

Diễn giải

Tổng số tiền

Phân theo nguồn vốn

Trả vốn mượn

Thành phố

Quận - Huyện

Phường - Xã

Phân bổ

T/t ủng hộ

Ủy thác

Phân bổ

Ủy thác

Tự có

Vận động

Vốn mượn

Lãi tiền gửi NH

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. SỔ THEO DÕI VỐN VAY CỦA HỘ XĐGN (BIỂU C)

Ngày tháng

Chứng từ

Diễn giải

Mục đích

Số tiền

cho vay

Thời hạn

thu hồi

Số tiền đã thu hồi

Dư nợ

Lãi

nộp

Ghi

chú

Thu

Chi

Trong hạn

Gia hạn

Quá hạn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. SỔ QUỸ TIỀN MẶT (BIỂU D)

Ngày tháng

Số phiếu

Diễn giải

Số tiền

 

Thu

Chi

 

Thu

Chi

Tồn quỹ

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. SỔ THEO DÕI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG (BIỂU E)

LOẠI TIỀN GỬI:                                                                                                    Trang số:…………

Chứng từ

Diễn giải

Số tiền

Số hiệu

Ngày tháng

Gửi vào

Rút ra

Còn lại

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. SỔ THEO DÕI THU - CHI PHÍ CHO VAY VỐN (BIỂU F)

Ngày tháng

Chứng từ

Diễn

giải

Thu

Chi

Tồn

Ghi

chú

Thu

Chi

Tổng

Chi

Phân ra

Thù lao, trợ cấp

Hoạt động  phí

Nộp

trên

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10=5-6

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 140/2006/QĐ-UBND ngày 22/09/2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.300

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.132.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!