Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương

Số hiệu: 93/2018/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 30/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị định này quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, bao gồm nguyên tắc quản lý, hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương; lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm; chương trình quản lý nợ 03 năm; kế hoạch vay, trả nợ hằng năm; thực hiện vay, trả nợ; kế toán, kiểm toán, báo cáo và công bố thông tin nợ.

2. Đối tượng áp dụng:

Nghị định này áp dụng đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vay, quản lý, sử dụng vốn vay, trả nợ của chính quyền địa phương.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý nợ của chính quyền địa phương

1. Chính quyền địa phương cấp tỉnh được phép vay để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của chính quyền địa phương.

2. Việc vay của chính quyền địa phương cấp tỉnh phải bảo đảm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các nguyên tắc sau:

a) Kế hoạch vay 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm và kế hoạch vay hàng năm tối đa trong phạm vi trần do cấp có thẩm quyền thông báo (nếu có) và trong hạn mức dư nợ vay theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nướcĐiều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ) và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với một số địa phương theo quy định tại Điều 74 Luật Ngân sách nhà nước;

b) Thực hiện vay hằng năm tối đa trong phạm vi tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương;

c) Vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Các khoản vay chỉ thực hiện và hạch toán bằng Đồng Việt Nam, trừ các khoản vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;

đ) Chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài.

2. Chính quyền địa phương không được bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân để vay vốn hoặc phát hành trái phiếu trong và ngoài nước.

3. Phải ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Điều 11 va Điều 12 Nghị định này.

4. Nợ chính quyền địa phương phải được hạch toán, kế toán, bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch trong quản lý nợ và gắn với trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong việc quản lý nợ chính quyền địa phương.

Điều 3. Hình thức và điều kiện vay của chính quyền địa phương

1. Hình thức vay của chính quyền địa phương:

a) Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước theo quy định của Nghị định này;

b) Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi ngoài nước của Chính phủ theo quy định tại Chương V Luật Quản lý nợ công, Nghị định của Chính phủ quy định về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài và Nghị định này;

c) Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước; vay ngân quỹ nhà nước; vay từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Nghị định này.

2. Điều kiện vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Chương II

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ 05 NĂM; CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NỢ 03 NĂM VÀ KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ HẰNG NĂM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 4. Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương

1. Kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương là một bộ phận của kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Sở Tài chính chủ trì lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.

2. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước của địa phương;

b) Mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước trong Chiến lược quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; và những mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian 05 năm kế hoạch của địa phương; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt của địa phương;

c) Dự báo tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách nhà nước của địa phương trong thời gian 05 năm kế hoạch;

d) Quy định của pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước, bao gồm cả cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới trong thời gian 05 năm kế hoạch;

đ) Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch tài chính 05 năm.

3. Yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm:

a) Phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm kế hoạch của cả nước và của địa phương;

b) Phù hợp với dự báo tình hình kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động và trả nợ, giới hạn an toàn tài chính quốc gia trong thời gian 05 năm kế hoạch; phù hợp với các nguyên tắc cân đối, quản lý phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, nguyên tắc quản lý an toàn nợ công, hạn mức dư nợ vay được phép của địa phương;

c) Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, bố trí các khoản vay để thực hiện chương trình, dự án trong từng thời kỳ cụ thể;

d) Công khai, minh bạch, hiệu quả.

4. Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương:

a) Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ 05 năm giai đoạn trước, những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm;

b) Căn cứ yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của địa phương;

c) Các chỉ tiêu lập kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương gồm: Hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương (dư nợ so với hạn mức được vay); dự kiến vay, trả nợ;

d) Dự báo những rủi ro tác động đến các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương;

đ) Các giải pháp về chính sách và quản lý nhằm đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.

5. Trình tự lập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ 05 năm được thực hiện theo trình tự lập, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm (sau đây gọi là Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ).

6. Việc điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định tại Điều 10 và khoản 5 Điều 11 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 5. Chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương

1. Chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương là một bộ phận của kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Sở Tài chính chủ trì lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Căn cứ lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương:

a) Tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, tình hình vay, trả nợ năm hiện hành của địa phương;

b) Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội; các chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế; các kế hoạch 05 năm của quốc gia và địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch nằm trong kế hoạch 05 năm), hoặc mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương giai đoạn sau (trường hợp thời gian 03 năm kế hoạch có năm nằm giữa hai kỳ kế hoạch 05 năm);

c) Dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời gian 03 năm kế hoạch; dự kiến chi ngân sách các lĩnh vực được xác định trong kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm đã lập năm trước của địa phương;

d) Quy định hiện hành và định hướng sửa đổi, bổ sung, ban hành mới quy định pháp luật về tài chính - ngân sách nhà nước do trung ương và địa phương ban hành trong thời gian 03 năm kế hoạch;

đ) Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm.

3. Yêu cầu lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương:

a) Phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 05 năm và hằng năm; dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch;

b) Đảm bảo các nguyên tắc về cân đối, quản lý, phân cấp ngân sách, quản lý nợ công theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công;

c) Lập theo phương thức cuốn chiếu cho thời gian 03 năm, trong đó năm thứ nhất được sử dụng để tham khảo lập, trình, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, vay và trả nợ hằng năm.

4. Nội dung chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương:

a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ của chính quyền địa phương năm hiện hành;

b) Căn cứ, yêu cầu lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của địa phương

c) Dự kiến hạn mức vay, dư nợ vay của chính quyền địa phương; dự kiến vay, trả nợ trong năm kế hoạch và chi tiết cụ thể từng năm cho 02 năm tiếp theo;

d) Dự kiến phương án vay, chi phí huy động; nghĩa vụ trả nợ và dự kiến nguồn trả nợ; rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch và chi tiết cụ thể từng năm cho 02 năm tiếp theo;

đ) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.

5. Trình tự lập chương trình quản lý nợ 03 năm được thực hiện theo trình tự lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 6. Kế hoạch vay, trả nợ hằng năm

1. Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Sở Tài chính chủ trì lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp. Trường hợp do yêu cầu thời gian gửi báo cáo Bộ Tài chính về kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương không trùng với kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.

2. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm:

a) Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương;

b) Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Số dư nợ vay, hạn mức tối đa được phép vay và nghĩa vụ trả nợ theo cam kết;

c) Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, vay và trả nợ năm sau;

d) Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước;

đ) Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, vay và trả nợ năm trước.

3. Yêu cầu của lập kế hoạch vay, trả nợ hằng năm:

a) Kế hoạch vay, trả nợ phải tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

b) Kế hoạch vay, trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm đã ký kết vay và cam kết trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;

c) Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương phải căn cứ vào cân đối ngân sách địa phương, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn nợ quy định cho từng địa phương, giới hạn an toàn về nợ công theo nghị quyết của Quốc hội.

4. Nội dung lập kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm:

a) Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nợ của chính quyền địa phương năm hiện hành;

b) Dự kiến dư nợ vay, hạn mức còn được phép vay của chính quyền địa phương năm dự toán ngân sách;

c) Dự kiến nhu cầu vay, nguồn vay, phương án vay, chi phí huy động; số vay để bù đắp bội chi, vay để trả nợ gốc; nghĩa vụ trả nợ và dự kiến nguồn trả nợ; rủi ro có thể phát sinh trong năm kế hoạch;

d) Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương.

5. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Chương lập dự toán ngân sách nhà nước của Luật ngân sách nhà nước Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

6. Trường hợp trong kế hoạch vay và trả nợ hằng năm có nguồn vay từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt về chủ trương cùng thời điểm phê duyệt kế hoạch vay trả nợ và dự toán ngân sách địa phương hằng năm. Đề án sơ bộ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm khối lượng huy động tối đa, mục đích phát hành, dự kiến nguồn trả nợ, dự kiến thời điểm phát hành.

7. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ hằng năm cùng với dự toán ngân sách địa phương hằng năm bao gồm: Tổng mức vay của ngân sách địa phương, trong đó phân ra vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; các hình thức vay trong đó nêu rõ chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo Đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng (nếu có); kế hoạch trả nợ gốc, lãi, phí trong năm của ngân sách địa phương.

8. Việc điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 Luật ngân sách nhà nước.

Chương III

THỰC HIỆN VAY, TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Mục 1. THỰC HIỆN VAY CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 7. Triển khai kế hoạch vay, trả nợ hằng năm

1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hằng năm và chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan triển khai lập kế hoạch vay của chính quyền địa phương, gồm: Số vay, thời điểm vay, nguồn vay, hình thức vay, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Riêng đối với kế hoạch vay khoản vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, việc xây dựng kế hoạch vay phải phù hợp tổng mức Thủ tướng Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân quyết định và khả năng giải ngân của các chương trình, dự án theo thỏa thuận vay đã ký kết.

2. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương về trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc; trả lãi, phí và chi phí các khoản vay được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan lập kế hoạch chi trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương, gồm: Số trả nợ gốc và nguồn trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí các khoản vay của chính quyền địa phương; thời điểm trả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 8. Tổ chức vay theo hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

1. Căn cứ dự toán ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và kế hoạch vay của chính quyền địa phương quy định tại Điều 7 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương gửi Bộ Tài chính xem xét, cho ý kiến về điều kiện, điều khoản theo quy định tại Điều 53 Luật Quản lý nợ công. Đề án phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương bao gồm các nội dung sau:

a) Chủ thể phát hành trái phiếu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Mục đích phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nướcLuật Quản lý nợ công;

c) Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm:

- Khối lượng phát hành;

- Kỳ hạn trái phiếu phát hành đảm bảo từ 01 năm trở lên;

- Mệnh giá trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng;

- Đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam;

d) Dự kiến thời gian và phương thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

đ) Tình hình vay và trả nợ gốc, lãi vốn vay từ tất cả các nguồn của ngân sách cấp tỉnh trong 03 năm ngân sách liền kề trước năm dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

e) Hạn mức vay nợ trong năm của ngân sách địa phương, tình hình trả nợ gốc, lãi các khoản vay vốn trong năm, dư nợ vay vốn tại thời điểm xây dựng Đề án và dự kiến dư nợ vay sau khi vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu;

g) Phương án bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;

h) Dự kiến các thông tin cung cấp cho nhà đầu tư trước đợt phát hành trái phiếu;

i) Cam kết của tổ chức phát hành đối với chủ sở hữu trái phiếu;

k) Trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh phải tuân thủ các quy định như đối với phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thông thường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo danh mục dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cho ý kiến về điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương, kèm theo các tài liệu sau:

a) Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa phương và quyết định kế hoạch vay, trả nợ của địa phương năm dự kiến phát hành; kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương;

c) Kế hoạch vay, kế hoạch trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

d) Các tài liệu có liên quan khác.

3. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của địa phương kèm theo các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến chấp thuận bằng văn bản đối với điều kiện, điều khoản của trái phiếu chính quyền địa phương theo các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương:

a) Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức đấu thầu trái phiếu hoặc chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố thông tin cơ bản về đợt phát hành trái phiếu trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của tổ chức được ủy quyền thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu hoặc của tổ chức thực hiện đấu thầu trái phiếu. Nội dung công bố thông tin theo quy định tại Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phương thức phát hành:

- Phương thức đấu thầu phát hành: Trái phiếu chính quyền địa phương được tổ chức phát hành theo phương thức đấu thầu tại tổ chức thực hiện đấu thầu công cụ nợ Chính phủ. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu, hình thức đấu thầu, đối tượng tham gia đấu thầu, quy trình thủ tục tổ chức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu, phương thức thanh toán tiền mua trái phiếu được áp dụng theo quy định về phát hành công cụ nợ Chính phủ theo phương thức đấu thầu;

- Phương thức bảo lãnh phát hành: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tổ chức được ủy quyền đàm phán trực tiếp với tổ chức bảo lãnh chính để thống nhất về khối lượng, điều kiện, điều khoản của trái phiếu (kỳ hạn, lãi suất phát hành, ngày phát hành, ngày thanh toán tiền mua trái phiếu, giá bán trái phiếu), chi phí bảo lãnh và các nội dung liên quan khác. Quy trình tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo phương thức bảo lãnh phát hành thực hiện theo quy trình bảo lãnh phát hành công cụ nợ của Chính phủ.

c) Lãi suất phát hành:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu, trong đó bao gồm thời gian dự kiến tổ chức phát hành; dự kiến khối lượng, kỳ hạn, hình thức và phương thức phát hành; dự kiến nhu cầu mua trái phiếu của các nhà đầu tư về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất;

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức phát hành trái phiếu;

- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lãi suất phát hành trái phiếu;

d) Chậm nhất là 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu gồm khối lượng, kỳ hạn và lãi suất phát hành trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của tổ chức được ủy quyền thực hiện nghiệp vụ phát hành trái phiếu, hoặc của tổ chức thực hiện đấu thầu.

5. Đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch: Trái phiếu chính quyền địa phương được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Quy trình đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu chính quyền địa phương được áp dụng quy trình đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.

6. Mua lại trái phiếu:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo phương án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;

b) Việc mua lại trái phiếu đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch;

c) Phương án mua lại trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích mua lại; điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến mua lại; phương thức dự kiến mua lại; thời gian dự kiến tổ chức đợt mua lại; danh sách chủ sở hữu trái phiếu dự kiến được mua lại; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại;

d) Nguồn mua lại và chi phí tổ chức mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn;

đ) Quy trình tổ chức mua lại trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

e) Lãi suất mua lại trái phiếu:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất mua lại trái phiếu, trong đó bao gồm thời gian dự kiến tổ chức mua lại, dự kiến khối lượng, kỳ hạn, phương thức mua lại trái phiếu;

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch mua lại trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất mua lại để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức mua lại trái phiếu;

- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm mua lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lãi suất mua lại trái phiếu;

g) Chậm nhất 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố thông tin về đợt mua lại gồm mã, khối lượng trái phiếu được mua lại, lãi suất mua lại trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tại tổ chức thực hiện đấu thầu mua lại trái phiếu.

7. Hoán đổi trái phiếu:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ theo phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;

b) Việc hoán đổi phải đảm bảo theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Khối lượng trái phiếu phát hành mới để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành phải nằm trong vào hạn mức vay nợ của chính quyền địa phương hàng năm;

c) Phương án hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương bao gồm những nội dung cơ bản sau: Mục đích hoán đổi; điều kiện, điều khoản của trái phiếu bị hoán đổi và được hoán đổi (dự kiến cụ thể về việc phát hành trái phiếu mới hoặc phát hành bổ sung); phương thức hoán đổi; danh sách chủ sở hữu trái phiếu bị hoán đổi tại thời điểm xây dựng phương án; thời gian dự kiến tổ chức đợt hoán đổi trái phiếu; dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện hoán đổi trái phiếu;

d) Sau khi phương án hoán đổi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Tài chính về điều kiện, điều khoản của trái phiếu được hoán đổi và bị hoán đổi trước khi tổ chức thực hiện;

đ) Chi phí tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương do ngân sách địa phương chi trả theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn;

e) Quy trình tổ chức hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

g) Lãi suất chiết khấu trái phiếu:

- Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức hoán đổi trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất chiết khấu để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi và giá trái phiếu được hoán đổi trong từng đợt hoán đổi trái phiếu. Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm thời gian dự kiến tổ chức hoán đổi, dự kiến khối lượng, kỳ hạn trái phiếu được hoán đổi và trái phiếu bị hoán đổi;

- Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch hoán đổi trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất chiết khấu để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hoán đổi trái phiếu;

- Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm hoán đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lãi suất chiết khấu trái phiếu để xác định giá trái phiếu bị hoán đổi và giá trái phiếu được hoán đổi;

h) Chậm nhất 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt hoán đổi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố thông tin về kết quả hoán đổi trái phiếu gồm mã, khối lượng trái phiếu bị hoán đổi, trái phiếu bị hoán đổi và lãi suất hoán đổi trái phiếu trên trang điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8. Việc tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh thực hiện theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 9. Tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Căn cứ thỏa thuận vay lại giữa Bộ Tài chính với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng chương trình, dự án; số vay lại được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm; hình thức rút vốn và thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong phạm vi dự toán được giao.

Điều 10. Tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác

1. Vay từ ngân quỹ nhà nước:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được vay ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi và để trả nợ gốc theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phải trả khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước;

b) Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo các hồ sơ liên quan gửi Bộ Tài chính để xem xét, quyết định;

c) Thời hạn vay ngân quỹ nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;

d) Bộ Tài chính quy định cụ thể về vay ngân quỹ nhà nước của chính quyền địa phương.

2. Vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh:

a) Chỉ những địa phương được Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, trong đó cho phép vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, mới được phép thực hiện vay từ nguồn này;

b) Căn cứ điểm a khoản 2 Điều này, dự toán ngân sách địa phương, tổng hạn mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vay, trong đó nêu rõ mức vay, thời hạn vay;

Số vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh phải nằm trong tổng hạn mức được phép vay. Số vay này không phải trả lãi, nhưng phải được hoàn trả đúng thời hạn quy định.

3. Vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước:

a) Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án vay vốn từ tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước theo quy định;

b) Điều kiện của khoản vay do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền và tổ chức cho vay thỏa thuận thống nhất, nhưng khoản vay phải bằng tiền Đồng Việt Nam, lãi suất vay và chi phí khác liên quan đến khoản vay phải phù hợp với mặt bằng lãi suất chung của thị trường tại thời điểm vay, thời hạn khoản vay phải tối thiểu từ 03 năm trở lên;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền đàm phán về trình tự, thủ tục, hồ sơ và ký kết thỏa thuận vay với tổ chức cho vay.

Mục 2. TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 11. Trả lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương

1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và nghĩa vụ trả nợ đến hạn đã ký kết, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện chi trả lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.

2. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt dự toán ngân sách đã được quyết định, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Điều 12. Trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương

1. Nguồn chi trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:

a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

b) Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;

c) Kết dư ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;

d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.

2. Căn cứ nguồn đã bố trí và nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc chi trả nợ gốc khoản vay từ quỹ ngân sách cấp tỉnh theo quy định.

3. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt nguồn đã dự kiến, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Đối với khoản chi trả nợ gốc từ nguồn vay có thể thực hiện theo phương thức hoán đổi toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương như sau:

a) Trước khi phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển phải trừ tương ứng số dự kiến cần vay để chi trả nợ gốc;

b) Trong quá trình điều hành, sau khi thực hiện được khoản vay để chi trả nợ gốc sẽ hoàn nguồn cho chi đầu tư phát triển để phân bổ cho các dự án đầu tư. Trường hợp không vay được hoặc vay thấp hơn mức dự kiến, thì phải thực hiện cắt giảm vốn đầu tư phát triển tương ứng (ngân sách địa phương phải giảm bội chi hoặc tăng bội thu để dành nguồn bảo đảm chi trả nợ gốc).

Chương IV

KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 13. Kế toán nợ của Chính quyền địa phương

1. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương phải được thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của Luật kế toán, Luật ngân sách nhà nước.

2. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương được hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Điều 14. Kiểm toán nợ của chính quyền địa phương

Việc kiểm toán báo cáo vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương một nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương được Kiểm toán Nhà nước thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.

Điều 15. Báo cáo nợ của chính quyền địa phương

1. Hằng tháng, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương.

2. Hằng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán ngân sách theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 2 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình thực hiện ngân sách địa phương và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau.

3. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chi tiết kết quả phát hành theo mẫu tại Mục 2 Phụ lục I Nghị định này. Trong vòng 30 ngày làm việc sau khi kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính tình hình huy động, trả nợ lãi, nợ gốc trái phiếu chính quyền địa phương theo mẫu quy định tại Mục 3 Phụ lục I Nghị định này.

4. Trong vòng 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện theo mẫu quy định tại Mục 4 Phụ lục I Nghị định này.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương theo Phụ lục IIPhụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương

1. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương.

2. Các chỉ tiêu vay, trả nợ của chính quyền địa phương được công bố thông tin, bao gồm:

a) Số dư nợ đầu năm (chi tiết theo từng nguồn vay);

b) Số vay trong năm (chi tiết vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi);

c) Số trả nợ trong năm (chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến các khoản vay của chính quyền địa phương; chi trả nợ gốc);

d) Số dư nợ cuối năm (chi tiết theo từng nguồn vay).

3. Nội dung thông tin công bố, gồm: số liệu và thuyết minh cơ sở số liệu theo các chỉ tiêu vay, trả nợ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời gian công bố thông tin:

a) Đối với kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành;

b) Đối với kết quả thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.

5. Hình thức công bố thông tin: Đưa lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Sở Tài chính.

Chương V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH TRONG QUẢN LÝ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý nợ công;

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Quản lý nợ công.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất, quản lý nợ của chính quyền địa phương và có nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;

b) Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác trong nước báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương và nguồn tài chính của địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định, thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương;

đ) Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương.

2. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ của chính quyền địa phương từ khâu đề xuất các khoản vay, thực hiện vay, quản lý và sử dụng khoản vay theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

Các khoản vay đã được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm khoản vay được ký kết.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

MẪU CÔNG BỐ THÔNG TIN, BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÁT HÀNH, KẾT QUẢ MUA BÁN, HOÁN ĐỔI TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

Mục 1. Nội dung công bố thông tin trước đợt phát hành

1. Chủ thể phát hành trái phiếu.

2. Mục đích phát hành trái phiếu.

3. Điều kiện, điều khoản của trái phiếu (gồm: Khối lượng; kỳ hạn; mệnh giá; phương thức thanh toán gốc, lãi; điều khoản mua lại, hoán đổi trái phiếu nếu có).

4. Thời gian, phương thức phát hành trái phiếu.

5. Nguồn dự kiến trả nợ gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.

6. Danh mục dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường dự kiến sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu trong trường hợp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh.

7. Tình hình huy động vốn và trả nợ gốc, lãi của ngân sách cấp tỉnh trong 3 năm ngân sách liền kề trước năm ngân sách phát hành trái phiếu từ tất cả các nguồn, bao gồm cả nguồn huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (nếu có); dư nợ của ngân sách cấp tỉnh từ tất cả các nguồn tại thời điểm dự kiến phát hành trái phiếu.

8. Số liệu về tổng thu, tổng chi ngân sách cấp tỉnh đã được quyết toán hoặc số ước thực hiện thu - chi ngân sách cấp tỉnh (nếu chưa có số liệu quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) của 3 năm ngân sách liền kề trước năm ngân sách phát hành trái phiếu, trong đó nêu rõ tổng số thu cân đối ngân sách cấp tỉnh, tổng số chi cân đối ngân sách cấp tỉnh (gồm tổng chi thường xuyên, tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản).

9. Số liệu cơ bản về dự toán thu - chi ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua của năm dự kiến phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, bao gồm tổng số thu cân đối ngân sách địa phương, tổng số chi cân đối ngân sách địa phương, tổng mức vay trong năm (gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và vay để trả nợ gốc ngân sách địa phương).

Mục 2. Mẫu báo cáo kết quả từng đợt phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..
V/v Báo kết quả phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

…….., ngày ….. tháng ….. năm…….

Kính gửi: Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định …………., Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố báo cáo về kết quả phát hành trái phiếu chính quyền địa phương như sau:

1. Kế hoạch và kết quả phát hành

Kế hoạch phát hành

Kết quả phát hành

Kỳ hạn phát hành theo kế hoạch được duyệt

Khối lượng phát hành theo kế hoạch

Phương thức phát hành dự kiến

Lãi suất đăng ký được Bộ Tài chính phê duyệt

Mệnh giá trái phiếu

Khối lượng phát hành thực tế

Phương thức phát hành

Lãi suất phát hành

Mệnh giá trái phiếu

Thời gian phát hành

Ngày đến hạn trái phiếu

Phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu

2 năm

3 năm

5 năm

....

2. Đối tượng mua trái phiếu

Tên tổ chức

Kỳ hạn 2 năm

Kỳ hạn 3 năm

Kỳ hạn 5 năm

…..

Tổng

A

B

C

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu:…..

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mục 3. Mẫu báo cáo định kỳ năm về tình hình huy động và trả nợ gốc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..
V/v: Báo cáo định kỳ năm .... về tình hình huy động và trả nợ gốc, lãi trái phiếu

…….., ngày ….. tháng ….. năm…….

Kính gửi: Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định …………., Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố báo cáo về tình hình huy động và trả nợ gốc, lãi trái phiếu chính quyền địa phương như sau:

1. Số dư trái phiếu chính quyền địa phương đầu kỳ .... tỷ đồng.

2. Số phát hành trái phiếu chính quyền địa phương trong năm ....

- Kỳ hạn 2 năm, khối lượng ... tỷ đồng.

- Kỳ hạn 3 năm, khối lượng ... tỷ đồng.

- Kỳ hạn 5 năm, khối lượng ... tỷ đồng.

3. Tình hình thanh toán gốc, lãi trong kỳ:

- Trả nợ gốc: .... tỷ đồng (thời điểm thanh toán).

- Trả nợ lãi: ….. tỷ đồng (thời điểm thanh toán).

4. Số dư trái phiếu chính quyền địa phương cuối kỳ .... tỷ đồng.

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu:…..

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mục 4. Mẫu báo cáo kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ…….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..
V/v: Báo cáo kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

…….., ngày ….. tháng ….. năm…….

Kính gửi: Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định ……………., Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố báo cáo kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương như sau:

1. Kế hoạch mua lại, hoán đổi trái phiếu

- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu được mua lại hoặc trái phiếu bị hoán đổi, được hoán đổi.

- Dự kiến hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu.

2. Kết quả mua lại, hoán đổi trái phiếu

- Mã và khối lượng trái phiếu được mua lại hoặc mã và khối lượng trái phiếu bị hoán đổi; mã và khối lượng trái phiếu được hoán đổi.

- Giá mua lại trái phiếu hoặc giá trái phiếu bị hoán đổi, giá trái phiếu được hoán đổi tương ứng với từng mã trái phiếu.

- Lãi suất mua lại hoặc lãi suất hoán đổi trái phiếu tương ứng với từng mã trái phiếu.

- Dư nợ trái phiếu chính quyền địa phương sau khi thực hiện mua lại, hoán đổi.

- Hạn mức vay nợ của ngân sách cấp tỉnh sau khi thực hiện mua lại, hoán đổi.

Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu: ....

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/
THÀNH PHỐ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC II

(Kèm theo Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ ...

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 06 THÁNG ĐẦU NĂM …..

(Mẫu biểu dành cho UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 7 hàng năm)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Dư nợ đầu kỳ (ngày 01 tháng 01)

Vay trong kỳ

Trả nợ trong năm

Dư nợ cuối kỳ (ngày 30 tháng 6)

Gốc

Lãi/phí

Tổng

a

b

1

2

3

4

5

6=1+2-3

Tổng số

I

Vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

II

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước

III

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng

1

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (1)

2

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng (2)

IV

Vay lại vốn vay nước ngoài (3)

1

Dự án A

2

Dự án B

…….

V

Vay các tổ chức khác (2)

Ghi chú:

(1) Không bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(2) Chi tiết theo các tổ chức cho vay.

(3) Bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ ...

BÁO CÁO TÌNH HÌNH VAY VÀ TRẢ NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG NĂM …..

(Mẫu biểu dành cho UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 01 hàng năm)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Dư nợ đầu năm (ngày 01 tháng 01)

Vay trong năm

Trả nợ trong năm

Dư nợ cuối năm (ngày 31 tháng 12)

Gốc

Lãi/phí

Tổng

a

b

1

2

3

4

5

6=1+2-3

Tổng số

I

Vay phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

II

Tạm ứng ngân quỹ nhà nước

III

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng

1

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (1)

2

Vay các tổ chức tài chính, tín dụng (2)

IV

Vay lại vốn vay nước ngoài (3)

1

Dự án A

2

Dự án B

……

V

Vay các tổ chức khác (2)

Ghi chú:

(1) Không bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

(2) Chi tiết theo các tổ chức cho vay.

(3) Bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài ủy thác qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

THE GOVERNMENT
---------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 93/2018/ND-CP

Hanoi, June 30, 2018

 

DECREE

PROVIDING FOR PROVINCIAL-GOVERNMENT DEBT MANAGEMENT

Pursuant to the Law on government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on organization of local governments dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on state budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on public debt management dated November 23, 2017;

Pursuant to the Law on public investment dated June 18, 2014;

At the request of the Minister of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Scope:

This Decree deals with provincial-government debt management, including debt management rules, types of borrowing and eligibility requirements to be satisfied by provincial governments to get loans, formulation of 5-year borrowing and repayment plan, 03-year debt management program, annual borrowing and repayment plan, getting loans and repayment, accounting, auditing, reporting and debt-related information publishing.

2. Regulated entities:

This Decree applies to People’s Councils and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, the Ministry of Finance and other regulatory authorities, organizations and individuals involved in borrowing, management and use of borrowed funds, and debt repayment by provincial governments.

Article 2. Rules for managing provincial-government debts

1. A provincial government is allowed to get loans for making up its budget deficit and paying outstanding principal amounts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Its 5-year borrowing plan, 03-year debt management program and annual borrowing plan shall not exceed the ceilings announced by competent authorities (if any) and outstanding balances on loans prescribed in Clause 6 Article 7 of the Law on state budget and Article 4 of the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016, and relevant Government’s Decrees on specific financial - budget policies applicable to some provincial governments as set forth in Article 74 of the Law on state budget;

b) Loan amounts received in a year shall not exceed the annual loan limit decided by the National Assembly and approved by the Prime Minister for each provincial government;

c) Loans granted for making up its budget deficit shall be only used for implementing investment and development programs and/or projects included in the medium-term public investment plan approved by the Provincial People’s Council;

d) Loans are granted and recorded in VND, except amounts on-lent from the Government’s ODA loans or foreign concessional loans as prescribed in Point b Clause 1 Article 3 herein;

dd) A provincial government is not allowed to directly ask for a foreign loan.

2. A provincial government is not allowed to act as a guarantor for any organizations or individuals for their domestic or foreign loans or bond issues.

3. A provincial government must balance and allocate its budget or other legal sources of funding to pay debts in full and on schedule as prescribed in Article 11 and Article 12 herein.

4. Provincial-government debts must be calculated and recorded in an accurate, adequate, open and transparent manner; responsibility of relevant authorities and individuals must be determined in the management of provincial-government debts.

Article 3. Types of borrowing and eligibility requirements to be satisfied by a provincial government

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Issue municipal bonds in domestic market under regulations herein;

b) Borrow funds on-lent from the Government’s ODA loans or foreign concessional loans under regulations in Chapter V of the Law on public debt management, the Government’s Decree on on-lending of ODA loans and foreign concessional loans, and regulations herein;

c) Get loans directly from domestic financial institutions or credit institutions; borrow money from state funds; get loans from financial reserve fund under regulations herein.

2. When applying for loans, provincial governments must satisfy eligibility requirements as prescribed in Article 52 of the Law on public debt management and the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP.

Chapter II

5-YEAR BORROWING AND REPAYMENT PLAN, 03-YEAR DEBT MANAGEMENT PROGRAM, AND ANNUAL BORROWING AND REPAYMENT PLAN OF A PROVINCIAL GOVERNMENT

Article 4. Provincial government’s 5-year borrowing and repayment plan

1. The 5-year borrowing and repayment plan of a provincial government is a part of its 5-year financial plan, and formulated and reported by the Provincial Finance Department to the Provincial People's Committee for submission to the Provincial People's Council for reference before it is submitted to the Ministry of Finance for consolidation.

2. Grounds for formulating a provincial government’s 5-year borrowing and repayment plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Socio-economic & finance – state budget objectives, targets and orientations included in the national 5-year socio-economic development strategies and plans; strategies for finance, public debts and tax system reform; and socio-economic development objectives, targets and orientations in the 5-year planning period of the provincial government; its master plan for socio-economic development approved by a competent authority;

c) Socio-economic developments which may affect the provincial government's ability to mobilize and use finance - state budget resources in the 5-year planning period;

d) Current regulations on finance and state budget, including the mechanism for managing and assigning state budget revenue sources and spending tasks between central-government budget and provincial-government budget, and between provincial governments; orientations for revision and promulgation of the law on finance-state budget in the 5-year planning period;

dd) Directions of the Prime Minister and by the Provincial People's Committee on formulation of 5-year socio – economic development plans and 5-year financial plans.

3. Requirements on formulation of 5-year borrowing and repayment plan:

a) Being conformable with the objectives, tasks and solutions provided in the national socio-economic development strategy; strategies for finance, public debts and tax system reform; and with national and provincial socio-economic development objectives, targets and orientations in each 5-year planning period;

b) Being conformable with forecasts about the socio-economic developments, the ability to balance state budget revenue sources, raise funds and repay debts as well as the requirements on national financial safety limits in the 5-year planning period; being conformable with the principles for balancing, managing and assigning state budget revenue sources and spending tasks, principles for public debt management and the provincial government’s maximum allowable outstanding balance;

c) Prioritizing the allocation of state budget funds and borrowed funds for implementation of programs and projects in each period;

d) Ensuring publicity, transparency and effectiveness.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Evaluation of the implementation of the 5-year borrowing and repayment plan in the previous period, achievements, shortcomings, limitations and reasons therefor, and drawn lessons and experiences;

b) Grounds for formulating the provincial government’s 05-year borrowing and repayment plan;

c) Indicators of the provincial government’s 05-year borrowing and repayment plan, including: debt limit, outstanding balance of the provincial government (ratio of its outstanding balance to debt limit); estimated borrowed amounts and repayment amounts;

d) Forecasts about risks which might affect the provincial-government debt management indicators;

dd) Regulatory and managerial solutions for ensuring provincial-government budget safety and sustainability.

5. The order of formulation and approval for a provincial government’s 5-year borrowing and repayment plan shall be the same as that of formulation and approval for 5-year financial plans of provincial governments set forth in Article 9 of the Government's Decree No. 45/2017/ND-CP dated April 21, 2017.

6. Adjustment of a provincial government’s 5-year borrowing and repayment plan shall follow regulations in Article 10 and Clause 5 Article 11 of the Government's Decree No. 45/2017/ND-CP.

Article 5. Provincial government’s 3-year debt management program

1. The 03-year debt management program of a provincial government is a part of its 03-year finance - state budget plan, and formulated and reported by the Provincial Finance Department to the Provincial People's Committee for submission to the standing board of the Provincial People's Council for reference before it is submitted to the Ministry of Finance for integrating it into the 3-year public debt management program which shall be then submitted to the Prime Minister for consideration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The implementation of the socio-economic plan, state budget estimates, borrowing and debt repayment by the provincial government in the current year;

b) The national strategy for socio-economic development; strategies for finance, public debts and tax system reform; national and local 5-year socio-economic development plans, medium-term public investment plan (in case the three planning years are covered by a 5-year plan), or objectives, targets and orientations for socio-economic development in 5 subsequent years, and medium-term public investment of the provincial government in the subsequent period (in case the three planning years belong to two consecutive 5-year planning periods);

c) The provincial government’s planned major socio-economic targets in the three planning years; estimated budget expenditures in the fields identified in the provincial government’s 3-year finance-state budget plan made in the previous year;

d) Current regulations and orientations for revision and promulgation of the law on finance-state budget by central and provincial governments in the three planning years;

dd) The Prime Minister’s directive, guidance of the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment, and directions of the Provincial People's Committee on formulation of 3-year finance-state budget plan.

3. Requirements on a provincial government’s 3-year debt management program:

a) Being conformable with the practical implementation of 5-year and annual objectives, targets and orientations for socio-economic development and finance, and with forecasts for the three planning years;

b) Being conformable with the principles of budget balancing, management and assignment, and public debt management prescribed by the Law on the state budget and the Law on public debt management;

c) Being formulated according to the successive method for a 3-year period, in which the state budget estimate planned for the first year is used as reference for formulating, submitting and deciding annual state budget estimates, and annual borrowing and repayment estimates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Assessment of the performance of debt management tasks by the provincial government in the current year;

b) Grounds and requirements on formulation of the provincial government’s annual borrowing and repayment plan;

c) Planned debt limit and outstanding balance of the provincial government; planned amounts of borrowing and repayment in the planning year and specific targets for each of the two subsequent years;

d) Planned borrowing plan, estimated expenses for raising funds; debt obligations and funds for repaying debts; risks which might occur in the planning year and in the two subsequent years;

dd) Solutions for implementing the program for ensuring budget safety and sustainability of provincial government.

5. Process of formulating 3-year debt management program shall be the same as that of formulating 3-year finance-state budget plan set in Article 16 and Article 17 of the Government’s Decree No. 45/2017/ND-CP.

Article 6. Annual borrowing and repayment plan

1. The Provincial Finance Department shall annually formulate the provincial borrowing and repayment plan at the same time when the state budget estimate is formulated, and report it to the Provincial People's Committee for submission to the Provincial People's Council for reference before it is submitted to the Ministry of Finance for consolidation. If the 5-year borrowing and repayment plan of a provincial government must be submitted to the Ministry of Finance at the time different from the time of organizing the meeting of the Provincial People’s Council, the Provincial People's Committee shall report the standing board of the Provincial People’s Council for reference before it is submitted to the Ministry of Finance for consolidation, and report it to the Provincial People’s Council at the next meeting.

2. Grounds for formulation of annual borrowing and repayment plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assignment of budget revenue sources and spending tasks, and ratio of revenues to be distributed and additional funding for budget balancing allocated by higher-level budgets. Outstanding balance and maximum allowable debt limit and debt obligations;

c) Legislative documents promulgated by regulatory authorities providing guidance on formulation of socio-economic development plan, state budget estimates, estimates of borrowing and debt repayment in the following year;

d) The 5-year financial plan, the 3-year finance-state budget plan, the medium-term plan for public investment funded by state budget;

dd) State budget situation, borrowing and debt repayment in the previous year.

3. Requirements on formulation of annual borrowing and repayment plan:

a) Borrowed funds and amounts of debt payable must be separately specified in the plan according to forms and time limits prescribed by competent authorities;

b) The plan is made on the basis of signed loan agreements and commitments to pay debts which are mature in the budget estimating year;

c) Estimated borrowed funds for making up the provincial-government budget deficit must be conformable with its capacity of budget balancing, each lending sources, capacity of repaying debts, debt limit of each provincial government and public debt safety limits set in the resolution of the National Assembly.

4. Contents of a provincial government’s annual borrowing and repayment plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Estimated outstanding balance and debt limit remaining in the budget year of the provincial government;

c) Planned borrowed amounts, lenders, borrowing plan and expenses thereof; borrowed amounts for making up budget deficit and repaying outstanding principal; debt repayment obligations and funds for repaying debts; forecasts about risks that might occur in the planning year;

d) Solutions for implementing the program for ensuring budget safety and sustainability of the provincial government.

5. Time limits for guidance, formulation, consolidation, decision and assignment of annual borrowing and repayment plan of a provincial government shall follow regulations in Chapter on formulation of state budget estimates of the Law on state budget and the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP.

6. If an annual borrowing and repayment plan includes funds from issuance of municipal bonds, the Provincial People’s Committee shall formulate a preliminary scheme for issuance of municipal bonds, and submit it to the Provincial People’s Council for approval at the same time when its annual borrowing and repayment plan and budget estimates are approved. The preliminary scheme for issuance of municipal bonds must include maximum quantity of bonds, purpose of issuance, funds for payment of bonds, and estimated date of issuance.

7. The Provincial People’s Council shall consider giving approval for the provincial government’s annual borrowing and repayment plan and budget estimates, including: Total borrowed amounts, divided into amounts for making up budget deficit and amounts for repaying outstanding principal; borrowing types, including the policy for issuance of municipal bonds as set in the bond issuance scheme formulated by the Provincial People's Committee (if any); plan for payment of principal, interest and fees in the budget year of the provincial government.

8. Adjustment of the provincial government's annual borrowing and repayment plan shall follow regulations in Article 52 and Article 53 of the Law on state budget.

Chapter III

PROVINCIAL GOVERNMENT’S BORROWING AND REPAYMENT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Implementation of annual borrowing and repayment plan

1. Based on the provincial-government budget estimates, annual debt limit and the policy for issuance of municipal bonds approved by the Provincial People’s Council, the Provincial Finance Department shall take charge and cooperate with relevant authorities in formulating the provincial government's borrowing plan, including borrowed amounts, borrowing date, lender and borrowing type, and reporting it to the Provincial People’s Committee for consideration. With respect to a plan for borrowing funds from the Government’s ODA loans or concessional loans, the plan must be conformable with total amount of debts assigned by the Prime Minister, decided by the People’s Council and disbursement capacity of programs and/or projects according to signed loan agreements.

2. Based on the provincial-government budget estimates for repaying principal and funds for paying principal, interest, fee and relevant expenses decided by the Provincial People’s Council, the Provincial Finance Department shall take charge and cooperate with relevant authorities in making plan for repayment of debts by provincial government, including principal amounts payable and funds for repaying principal, interest, fee and expenses relating to loans of the provincial government, date of debt repayment, and reporting it to the Provincial People’s Committee for consideration.

Article 8. Borrowing funds by issuing municipal bonds

1. Based on budget estimates, the annual borrowing and repayment plan, the policy for issuance of municipal bonds of the provincial government as approved by the Provincial People’s Council and the provincial government's borrowing plan prescribed in Article 7 herein, the Provincial People's Committee shall complete the scheme for issuance of municipal bonds and submit it to the Ministry of Finance for giving opinions about bond terms and conditions as prescribed in Article 53 of the Law on public debt management. A scheme for issuance of municipal bonds includes:

a) The issuer is the Provincial People's Committee;

b) Purposes of issuance of municipal bonds as regulated by the Law on state budget and the Law on public debt management;

c) Planned terms and conditions of municipal bonds, including:

- Quantity of bonds to be issued;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Bond's face value which is VND 100,000 or its multiple;

- Currency which is VND;

d) Planned time and method of issuance of municipal bonds;

dd) The provincial government’s borrowing and repayment of principals and interests of all loans in 03 budget years preceding the year in which municipal bonds are issued;

e) Debt limit granted to the provincial government, repayment of principals and interests during the year, outstanding balance at the time of formulation of bond issuance scheme, and planned remaining debt after issuance of bonds;

g) The plan for using funds to pay bond principal and interest upon their maturity date;

h) Information to be provided for investors before the bond issue;

i) The issuer’s commitments to bondholders;

k) The issuance of municipal green bonds must conform to regulations on issuance of municipal regular bonds, and Provincial People's Committee must report the list of projects using funds from issuance of municipal green bonds as regulated by the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The scheme for issuance of municipal bonds as regulated in Clause 1 of this Article;

b) The Resolution of the Provincial People’s Council approving the provincial government’s budget estimate, and borrowing and repayment plan of the year in which municipal bonds will be issued, and medium-term public investment plan;

c) The provincial government’s annual borrowing and repayment plan approved by the Provincial People's Committee under regulations in Article 7 herein;

d) Other relevant documents.

3. Within 15 working days from the receipt of the provincial government's request and documents prescribed in Clause 2 of this Article, the Ministry of Finance shall consider giving written approval for terms and conditions of municipal bonds as specified in Point c Clause 1 of this Article before the Provincial People's Committee organizes the bond issue. In case of refusal, the Ministry of Finance shall state its reasons for refusal in writing.

4. Issuance of municipal bonds:

a) At least 05 working days before the planned date of bidding, or at least 10 working days before the date of issuing municipal bonds through underwriting, the Provincial People’s Committee must publish basic information about the bond issue on its website or on the website of the organization that is authorized to issue municipal bonds or in charge of conducting bidding. Information to be published is specified in Section 1 of the Appendix I enclosed herewith;

b) Issuance methods:

- Bidding: The bidding for municipal bonds is conducted by the organization in charge of conducting bidding for Government’s debt instruments. The principles and methods of bidding, participants in bidding, procedures for organization of the bidding, method of determining bidding results and bond settlement method shall comply with regulations on issuance of government’s debt instruments through bidding;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Interest rate:

- At least 10 working days before the issuance of municipal bonds, the Provincial People's Committee shall request the Ministry of Finance in writing to announce the bracket of bond interests. Such request should indicate the planned date of issuance, quantity of bonds to be issued, bond term, method and type of issuance, needs to buy bonds of investors (including expected quantity, term and interest rate);

- Within 07 working days from the receipt of the written request, the Ministry of Finance shall announce the bracket of bond interests in order for the Provincial People’s Committee to organize the issuance of municipal bonds;

- The Provincial People’s Committee shall decide the interest rate of municipal bonds to be issued according to the interest bracket announced by the Ministry of Finance and the market developments at the date of issuance;

d) Within 07 working days upon the end of each issue, the Provincial People’s Committee shall publish results of the bond issue, including the quantity, term and interest rate of municipal bonds issued, on its website or on the website of the organization that is authorized to issue municipal bonds or in charge of conducting bidding.

5. Registering, depositing, listing and trading bonds: Municipal bonds shall be registered and deposited at the Vietnam Securities Depository, listed and traded at the Stock Exchange. Procedures for registering, depositing, listing and trading municipal bonds are the same as those applied to government’s debt instruments.

6. Repurchase of bonds:

a) The Provincial People’s Committee may repurchase bonds before they mature to its debt or serve debt restructuring according to the plan approved by the Provincial People’s Council;

b) Bonds must be openly and transparently repurchased according to market rules;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Funds for repurchasing bonds and repurchase expenses shall be covered by provincial-government budget in accordance with regulations of the Law on state budget, the Law on public debt management and their instructional documents;

dd) Process of repurchase of municipal bonds shall follow guidance of the Minister of Finance;

e) Interest rate of repurchased bonds:

- At least 10 working days before the repurchase date, the Provincial People's Committee shall submit a written request, indicating the date of repurchase, quantity of bonds to be repurchased, bond term and repurchase method, to the Ministry of Finance for announcement of bracket of interests of bonds to be repurchased;

- Within 07 working days from the receipt of such written request, the Ministry of Finance shall announce the bracket of interests of repurchased bonds in order for the Provincial-level People’s Committee to organize the repurchase of municipal bonds;

- The Provincial People’s Committee shall decide the interest rate of municipal bonds to be repurchased on the basis of the interest bracket announced by the Ministry of Finance and the market developments at the date of repurchase;

g) Within 07 working days upon the end of the repurchase, the Provincial People’s Committee shall publish information concerning the repurchase, including the code, quantity and interest rate of municipal bonds repurchased, on its website or on the website of the organization in charge of conducting bidding for repurchase of municipal bond.

7. Swap of bonds:

a) The Provincial People’s Committee may swap bonds to serve debt restructuring according to the swap plan approved by the Provincial People’s Council;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The plan for swap of municipal bonds includes the following contents: Purposes; terms and conditions of sold bonds and those of purchased bonds (planned quantity of new bonds and bonds additionally issued); swap method; list of holders of bonds swapped at the date of formulation of swap plan; planned date of bond swap; planned outstanding balance of the provincial government after the bond swap;

d) After the bond swap plan has been given approval by the Provincial People’s Council, the Provincial People's Committee shall ask for the Ministry of Finance’s approval for terms and conditions of sold bonds and purchased bonds before organizing the bond swap;

dd) Expenses for swapping bonds shall be covered by provincial-government budget in accordance with regulations of the Law on state budget, the Law on public debt management and their instructional documents;

e) Process of swap of municipal bonds shall follow guidance of the Minister of Finance;

g) Discount interest rate:

- At least 10 working days before the date of bond swap, the Provincial People's Committee shall request the Ministry of Finance in writing to announce the bracket of discount interests in order to determine the prices of sold bonds and purchased bonds in each bond swap. Such written request should indicate the planned date of swap, quantity and term of sold bonds and purchased bonds;

- Within 07 working days from the receipt of such written request, the Ministry of Finance shall announce the bracket of discount interests in order for the Provincial People’s Committee to organize the swap of municipal bonds;

- Based on the discount interest bracket announced by the Ministry of Finance and market developments at the date of bond swap, the Provincial People's Committee shall decide the bond discount interest so as to determine the prices of sold bonds and purchased bonds;

h) Within 07 working days upon the completion of the bond swap, the Provincial People's Committee shall publish results of the bond swap, including codes and quantity of sold bonds and of purchased bonds, and discount interest rate, on its website.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Borrowing funds from ODA loans and foreign concessional loans

Based on a specific on-lending agreement entered into between the Ministry of Finance and the Provincial People's Committee for each program or project, amounts on-lent shall be decided by the Prime Minister and specified in the annual budget estimate of the provincial government; method of fund withdrawal and disbursement of ODA loan or a foreign concessional loan shall made within the assigned estimate.

Article 10. Other domestic loans

1. Loans from state fund:

a) A Provincial People's Committee may ask for loans from state fund to make up its budget deficit and repay outstanding principal in accordance with regulations of the Law on state budget and must pay fees for borrowing money from state fund;

b) Based on the provincial-government budget estimate and annual debt limit approved by the National Assembly and the Provincial People’s Council, the Provincial People's Committee shall send a written request for loan, enclosed with relevant documents, to the Ministry of Finance for consideration;

c) Term of a loan from the state fund shall follow regulations of the Government’s Decree No. 24/2016/ND-CP dated April 05, 2016;

d) The Ministry of Finance shall promulgate specific regulations on loans from state fund by provincial governments.

2. Loans from provincial-level financial reserve fund:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Based on Point a Clause 2 of this Article, the provincial-government budget estimate, and annual debt limit decided by the Provincial People’s Council, the Provincial People's Committee shall make decision on a loan, which specify borrowed amounts and loan term;

Funds borrowed from the provincial-level financial reserve fund must not exceed the debt limit. No interest is charged on this loan but it must be repaid on the prescribed schedule.

3. Loans from domestic financial or credit institutions:

a) Based on the provincial-government budget estimate and annual debt limit decided by the Provincial People’s Council, the Provincial shall submit the plan for getting loans from a domestic financial or credit institution to the Provincial People's Committee;

b) Terms and conditions of a loan shall be subject to agreements made between the Provincial People's Committee, or its authorized authority, and the lending institution provided that such loan is given in VND, interest rate and relevant expenses must be conformable with the market interest rate at the loan date, and the loan term is at least 03 year;

c) The Provincial People's Committee, or its authorized authority, shall carry out a negotiation on procedures, documents and conclusion of a loan agreement with the lending institution.

Section 2. PROVINCIAL GOVERNMENT’S REPAYMENT OF DEBTS

Article 11. Payment of interest, fees and charges relating to loans of a provincial government

1. Based on the provincial government’s budget estimate decided by the Provincial People’s Council and its due debts, the Provincial Finance Department shall cooperate with the Provincial State Treasury to use the provincial-government budget to pay interest, fees and charges relating to loans of that provincial government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Payment of loan principal by a provincial government

1. Funds used for paying loan principal by a provincial government shall follow regulations in Article 5 of the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP, including:

a) Annual amounts borrowed for repaying loan principal as decided by the National Assembly or the Provincial People’s Council;

b) Estimated surplus of the provincial-government budget;

c) Actual surplus of the provincial-government budget as prescribed in Clause 1 Article 72 of the Law on state budget;

d) Increase in budget revenue and decrease in budget expenditures as prescribed in Clause 2 Article 59 of the Law on state budget.

2. Based on allocated funds and due debts, the Provincial Finance Department shall cooperate with the Provincial State Treasury to use provincial-government budget to pay loan principal amounts as regulated.

3. In case total loan principal payable by the provincial government exceeds planned funds, the Provincial Finance Department shall aggregate amounts payable, propose solutions and report to the Provincial People's Committee, or the standing board of the Provincial People’s Council or the Provincial People’s Council for adjusting the provincial-government budget estimate as regulated by the Law on state budget.

4. If borrowed fund is used for repaying the loan principal, partial or entire provincial-government budget for covering development investment expenditures may be converted as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) After the loan principal is fully paid, funds for covering development investment expenditures shall be returned to be allocated to investment projects. If an application for loan is refused or the approved loan is not enough to pay debt, the fund for covering development investment expenditures shall be reduced for making up the deficit (the provincial government must reduce budget deficit or increase its estimated budget surplus to have funds for repaying loan principal).

Chapter IV

ACCOUNTING, AUDITING, REPORTING AND PUBLISHING OF INFORMATION CONCERNING A PROVINCIAL GOVERNMENT’S DEBTS

Article 13. Accounting

1. Loans, debt repayments and outstanding debts of a provincial government must be properly recorded in accordance with regulations of the Law on accounting and the Law on state budget.

2. Provincial State Treasury shall take charge of accounting works relating to loans, debt repayments and outstanding debts of that provincial government.

Article 14. Auditing

Audit of reports on borrowing, repayment and outstanding debts of a provincial government is a content of auditing works of provincial-government budget statements and is performed by the State Audit Office before they are submitted to the Provincial People’s Council for approval.

Article 15. Reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Provincial People's Committee shall submit quarterly reports on provincial government’s performance of its annual borrowing and repayment plan, and implementation of provincial-government budget estimate to the Standing Board of the Provincial People’s Council under regulations in Clause 3 Article 52 and Clause 2 Article 59 of the Law on state budget; report on the provincial-government budget status and the provincial government's performance of borrowing and repayment plan to the Provincial People's Council at the year-end meeting, and provide additional information thereof to the Provincial People's Council at the meeting convened in the middle of the following year.

3. Within 07 working days from the end of a bond issue, the Provincial People's Committee shall submit a report on issue results, which is made according to the Form stated in Section 2 of the Appendix I enclosed herewith, to the Ministry of Finance. Within 30 working days from the end of a budget year, the Provincial People's Committee shall submit a report on funds raised from issuance of municipal bonds and payment of bond principal and interest, which is made according to the Form stated in Section 3 of the Appendix I enclosed herewith, to the Ministry of Finance.

4. Within 07 working days from the end of the repurchase or swap of municipal bonds, the Provincial People's Committee shall submit a report on results of such bond repurchase or swap, which is made according to the Form stated in Section 4 of the Appendix I enclosed herewith, to the Ministry of Finance.

5. The Provincial People's Committee shall submit biannual reports on the provincial government's performance of its annual borrowing and repayment plan, which is made according to Appendix II and Appendix III enclosed herewith, to the Ministry of Finance.

Article 16. Information publishing

1. Chairperson of the Provincial People's Committee shall annually publish information concerning the provincial-government debts.

2. Borrowing and repayment contents to be published include:

a) The opening balance (sorted by funding sources);

b) Total amount borrowed in the year (for repaying loan principal and for making budget deficit);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The ending balance (sorted by funding sources).

3. Information to be published includes specific figures and explanation about the contents specified in Clause 2 of this Article.

4. Deadlines for publishing information:

a) Information concerning the provincial government’s borrowing and repayment plan shall be published together with information concerning the provincial-government budget estimate decided by the Provincial People’s Council within 30 days from the aforesaid documents are made;

b) Information concerning reports on the provincial government’s performance of its borrowing and repayment plan shall be published together with information concerning the provincial-government budget statement approved by the Provincial People’s Council within 30 days from the aforesaid documents are made;

5. Methods of publishing information: Information shall be published on the website of the Provincial People's Committee or of the Provincial Finance Department.

Chapter V

TASKS, POWERS AND RESPONSIBILITY OF PROVINCIAL-LEVEL AUTHORITIES IN PROVINCIAL-GOVERNMENT DEBT MANAGEMENT

Article 17. Tasks and powers of provincial people’s committees and provincial people's councils

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A Provincial People’s Committee shall perform tasks and powers prescribed in Article 17 of the Law on public debt management.

Article 18. Tasks and powers of regulatory authorities affiliated to a Provincial People's Committee

1. The Provincial Finance Department shall take charge of assisting the Provincial People's Committee in managing the provincial government’s debts and discharge the following tasks:

a) Formulate the provincial government's 5-year and annual borrowing and repayment plans, and report them to the Provincial People's Committee for submission to the Provincial People’s Council for consideration;

b) Formulate the provincial government's 3-year debt management program, and report it to the Standing Board of the Provincial People’s Council for reference before sending it to the Ministry of Finance for reporting the Prime Minister;

c) Formulate the provincial government's scheme for issuance of municipal bonds and other borrowing plans, and submit them to the Provincial People's Committee for submission to competent authorities;

d) Pay loan principal, interest, fees and charges relating to the provincial government’s debts on the basis of the provincial-government budget expenditure estimate and its funding sources approved by competent authorities;

dd) Inspect management and use of borrowed funds by relevant authorities.

2. Other regulatory authorities affiliated to the Provincial People's Committee shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, cooperate with the Provincial Finance Department to fulfill provincial-government debt management tasks, including applying for a loan, disbursement, management and use of borrowed funds, under regulations herein and relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 19. Entry into force

This Decree comes into force from July 01, 2018.

Article 20. Transition

Loans for which loan agreements have been entered into before the date of entry into force of this Decree shall be performed in accordance with laws applicable at the date of conclusion of loan agreements.

Article 21. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government’s affiliates and other central-level authorities, and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 93/2018/ND-CP dated June 30, 2018 providing for provincial-government debt management

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.771

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.25.125
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!