ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/CT-UBND
|
Bà
Rịa-Vũng Tàu, ngày 10 tháng 02 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA
- VŨNG TÀU
Năm 2017 là năm đầu triển khai
Luật Ngân sách nhà nước (mới) năm 2015, là năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách
giai đoạn 2017-2020 và là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2015-2020; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số
56/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017 và Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày
09/12/2016 về phê chuẩn phương án phân bổ ngân sách năm 2017. Để thực hiện các
mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 tạo
đà cho các năm tiếp theo, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tập trung thực hiện một số
nội dung chủ yếu sau đây:
1. Về tổ chức quản lý và điều
hành thu ngân sách nhà nước:
Trong điều kiện giá dầu được dự
báo tiếp tục ở mức thấp so với dự toán sẽ tác động mạnh đến khả năng thực hiện
nhiệm vụ thu ngân sách năm 2017, UBND tỉnh yêu cầu:
a) Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Đánh giá những khó khăn,
tồn tại và nguyên nhân chủ quan, khách quan trong công tác thu ngân sách năm
2016 để xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ thu cho từng bộ phận, từng cá nhân
và tổ chức thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu năm, phấn đấu hoàn thành vượt mức
dự toán thu ngân sách năm 2017 đã được Trung ương và HĐND tỉnh giao; trong đó,
tập trung phấn đấu thu vượt các khoản thu nội địa, thu sự nghiệp, thu phí, lệ
phí, các khoản thu được để lại chi v.v... đồng thời chủ động nghiên cứu đề xuất
huy động các nguồn lực xã hội hóa, nguồn tài chính hợp pháp khác theo lợi thế
của ngành để giảm áp lực chi từ ngân sách.
- Tiếp tục triển khai các
nhiệm vụ và giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Qua
đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo nguồn thu ngân sách ổn
định và vững chắc.
- Tăng cường thực hiện có
hiệu quả các chính sách về ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh,
nhất là ưu đãi về đất đai, tiếp cận vốn, tín dụng đầu tư. Đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước đặc biệt là trong
lĩnh vực thu hút đầu tư, tài nguyên môi trường, thuế, hải quan theo hướng cao
nhất. Kịp thời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị nhằm giảm thiểu tối đa thời
gian, chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp theo đúng tinh thần Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh
nghiệp đến năm 2020.
- Tăng cường thanh tra, kiểm
tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản
thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước.
- Các sở, ngành và các địa
phương rà soát các khoản thu phí, giá dịch vụ hiện chưa thu hoặc đã thu nhưng
chưa đủ bù đắp chi phí để đề xuất ban hành chế độ thu nhằm góp phần giảm gánh
nặng chi tiêu từ ngân sách như: Phí nước thải chuyển sang giá dịch vụ thoát
nước theo Quy định tại Nghị định sô 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016; Phí sử dụng
lề đường, vỉa hè để sản xuất kinh doanh, đặt quảng cáo, trông giữ xe; giá vé
vận tải khách tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo và giá nước máy trên địa bàn huyện Côn
Đảo.
b) Giao Cục Thuế, Cục Hải
quan tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan:
- Tập trung triển khai thực
hiện các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/04/2016
của Chính phủ.
- Xây dựng và tổ chức thực
hiện quyết liệt các giải pháp đôn đốc thu, nộp ngân sách theo quy định nhằm
phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN và thu ngân sách địa phương (NSĐP).
- Rà soát, nắm chắc nguồn
thu trên địa bàn, nhất là tình hình thu nộp của các doanh nghiệp có số thu lớn,
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhưng hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ có trụ
sở ngoài tỉnh, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm doanh thu phát sinh
giữa các địa phương (tỉnh, thành phố), các khoản thu có liên quan đến dầu, khí
để xác định đúng tính chất nội dung kinh tế; phối hợp với Kho bạc Nhà nước hạch
toán đúng các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách.
- Các khoản giảm thu do thực
hiện các chính sách thuế mới cần được theo dõi, thống kê báo cáo kịp thời về
UBND tỉnh trình Bộ Tài chính để được xem xét hỗ trợ theo quy định.
c) Giao cơ quan Kho bạc Nhà
nước (KBNN) tổ chức hạch toán đầy đủ, chính xác và kịp thời các khoản thu vào
ngân sách nhà nước, nhất là việc hạch toán điều tiết các
khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách theo quy định mới kể từ năm 2017;
chủ trì, phối hợp với các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi để các
tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Định
kỳ thực hiện rà soát, phân loại các khoản tạm thu, tạm giữ chờ xử lý nhằm kịp
thời phối hợp với các đơn vị chủ quản để xử lý nộp ngân sách nhà nước theo quy
định.
2. Về tổ chức quản lý và
điều hành chi ngân sách nhà nước:
a) Về tổ chức điều hành chi
ngân sách:
- Căn cứ Quyết định giao dự
toán năm 2017 của UBND các cấp, cơ quan tài chính các cấp căn cứ khả năng ngân
sách có trách nhiệm tổ chức ngay việc phân bổ dự toán kinh phí trên hệ thống
TABMIS, đảm bảo có nguồn để cơ quan Kho bạc, đơn vị dự toán và các chủ đầu tư
các cấp thực hiện chi ngay từ đầu năm.
- Nghiêm túc thực hiện việc
tiết kiệm 10% số chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất
lương) ngay từ khâu giao dự toán để dành nguồn chi thực hiện cải cách tiền
lương theo chỉ tiêu được giao.
- Các ngành, các Chủ đầu tư
và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động tổ chức điều hành chi ngân
sách trong phạm vi dự toán được giao. Không đề nghị bổ sung các đề án chương
trình, dự án hoặc đề xuất ban hành các chế độ, chính sách chi mới nâng định mức
chi làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm.
- Ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ
cho các đơn vị lực lượng vũ trang của Trung ương đóng trên địa bàn khi kết hợp
thực hiện một số nhiệm vụ của địa phương theo yêu cầu bằng văn bản của UBND
tỉnh và có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.
- Đơn vị sử dụng ngân sách
các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân nghiêm túc tổ chức thực hiện và báo cáo
kết quả thực hiện theo định kỳ và theo yêu cầu đối với các kết luận, kiến nghị
và quyết định của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán, nhất là các nội dung kiến nghị,
kết luận, quyết định còn tồn đọng chưa thực hiện. Đồng thời tổ chức rút kinh
nghiệm trong công tác điều hành tài chính - ngân sách năm 2017, trong đó chú
trọng các nội dung như: Quản lý tiền và tài sản nhà nước, thực hiện đúng chế
độ, định mức chi; quản lý thực hiện mua sắm tài sản đúng quy định;
quản lý giá dịch vụ công, chi hỗ trợ các đơn vị ngành dọc, chi tiếp khách, chi
từ nguồn dự phòng v.v...
b) Tổ chức quản lý chi ngân
sách:
b.1) Đối với chi đầu tư phát
triển:
- Các chủ đầu tư dự án, công
trình thực hiện nghiêm các quy định sau đây:
+ Rà soát thu hồi và xử lý
dứt điểm các khoản đã ứng trước dự toán vốn đầu tư XDCB.
+ Các dự án gắn với hạ tầng
điện, nước, viễn thông, các Chủ đầu tư thực hiện theo Công văn số
4329/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Trong phạm vi dự toán vốn
được giao, các chủ đầu tư phải ưu tiên thanh toán cho nhu cầu chi bồi thường,
giải phóng mặt bằng, sau đó mới thanh toán tạm ứng hợp đồng và thanh toán khối
lượng hoàn thành, tránh để thiếu nguồn chi bồi thường giải phóng mặt bằng, gây
áp lực về mặt xã hội cho cơ quan nhà nước và khó khăn trong điều hành ngân sách.
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố có trách nhiệm:
+ Phân bổ, giao dự toán chi
đầu tư đảm bảo không thấp hơn mức UBND tỉnh giao và phải chủ động cân đối vốn
đầu tư được phân cấp để ưu tiên phân bổ cho nhu cầu bồi thường giải phóng mặt
bằng. Đối với số vốn đầu tư được bố trí từ nguồn dự kiến tăng thu, chỉ được
thực hiện khi đã xác định rõ khả năng tăng thu ngân sách. Đối với vốn bổ sung
có mục tiêu từ ngân sách tỉnh phải phân bổ, sử dụng đúng mục tiêu nhiệm vụ đã
xác định, không được sử dụng cho các mục tiêu, nhiệm vụ khác.
+ Các huyện, thành phố cần
dành nguồn để ưu tiên đầu tư, mưa lại nhà ở để bố trí trụ sở thôn, ấp, khu phố;
rà soát sửa chữa, nâng cấp các trụ sở thôn, ấp, khu phố xuống cấp (có thể sử
dụng từ các nguồn như: nguồn ngân sách tập trung, nguồn thu tiền sử dụng đất,
khai thác từ các nguồn đấu giá các cơ sở nhà đất hiện có hoặc bán các trụ sở có
vị trí lợi thế về kinh tế để đầu tư hoặc mua lại các cơ sở nhà đất khác để thực
hiện).
b.2) Đối với chi thường
xuyên:
- Hàng tháng Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố chỉ được rút dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh tối
đa không vượt quá mức bình quân một tháng; riêng các tháng trong quý 1/2017,
căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân một
tháng, song tổng mức rút dự toán cả quý 1/2017 không được vượt quá 30% dự toán
năm 2017.
- Các đơn vị là chủ chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án của tỉnh cần tiếp tục tăng cường
rà soát, đánh giá tính hiệu quả và khả thi của tất cả các chương trình, đề án
do đơn vị thực hiện, kiên quyết loại bỏ hoặc không đề xuất thực hiện đối với
các chương trình, đề án không hiệu quả, không khả thi hoặc trùng lắp với các
nhiệm vụ thường xuyên khác. Chủ động triển khai ngay từ đầu năm sau khi được
cấp thẩm quyền quyết định giao vốn.
- Các đơn vị dự toán cấp
tỉnh chấp hành nghiêm dự toán được giao, hạn chế tối đa việc đề nghị bổ sung dự
toán trong năm. Ngân sách tỉnh chỉ giải quyết bổ sung kinh phí cho một số nhiệm
vụ cấp bách chưa được bố trí trong dự toán như: Chi phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, các khoản chi đột xuất khác do UBND tỉnh quyết định và số bổ
sung được thực hiện theo quý.
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố có trách nhiệm bố trí kinh phí để tổ chức triển khai chi trả kịp thời
các chính sách, chế độ do Trung ương và địa phương ban hành cho người thụ
hưởng, đồng thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để bổ sung nguồn (nếu thiếu).
- Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện chế độ công khai
dự toán, quyết toán đối với tất cả các khoản thu và chi ngân sách theo các quy
định hiện hành; đồng thời tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo
tinh thần Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư về việc tăng cường
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Năm 2017, dự kiến tình
hình ngân sách địa phương tiếp tục khó khăn, yêu cầu các đơn vị dự toán cần
phải chủ động sắp xếp các khoản chi để đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng và nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2017. Đối với Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố cần đẩy mạnh các biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi; đồng
thời phấn đấu tăng thu để nâng mức ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện các
chính sách an sinh - xã hội. Đối với các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi có
tính chất đặc thù do HĐND Tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 30 của Luật
NSNN năm 2015, phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính trong phạm vi dự toán
chi ngân sách được giao hàng năm và nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.
- Cơ quan Tài chính, KBNN
tăng cường công tác kiểm soát chi đảm bảo chi ngân sách đúng mục đích, tiêu
chuẩn, chế độ quy định.
3. Một số nội dung điều hành
ngân sách trong điều kiện giảm thu:
UBND các cấp chỉ đạo điều
hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp. Trong quá
trình thực hiện, trường hợp UBND các cấp đánh giá giảm thu ngân sách, thì thực
hiện như sau:
+ Đối với số thu tiền sử
dụng đất, trường hợp giảm thu so với dự toán được giao thực hiện cắt giảm, hoặc
giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án được bố trí chi từ nguồn thu này.
+ Trường hợp thu ngân sách
các cấp (không kể thu tiền sử dụng đất) giảm thu so với dự toán cần chủ động
giãn tiến độ hoặc tạm dừng một số các khoản chi chưa thật sự cần thiết; nếu vẫn
thiếu nguồn thì sử dụng dự phòng tài chính, các nguồn lực khác của địa phương
kết hợp với rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm
hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để đảm bảo
cân đối.
4. Tổ chức thực hiện:
- Giao Sở Tài chính chủ trì,
phối hợp với Cục Thuế, Cục Hải quan, KBNN tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư theo
dõi, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo UBND
tỉnh tại cuộc họp thường kỳ về kinh tế - xã hội và tại cuộc họp giao ban ngành
tài chính tỉnh.
- Giám đốc các sở, ban,
ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện
Chỉ thị này đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo công tác quản lý, điều
hành ngân sách nhà nước năm 2017 đạt kết quả tốt. Định kỳ trước ngày 20 của
tháng cuối quý có trách nhiệm báo cáo kết quả về UBND tỉnh đồng gởi Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo.
Chỉ thị này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Long
|