Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 29/2003/TT-BKHCN hướng dẫn thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp kiểu dáng công nghiệp

Số hiệu: 29/2003/TT-BKHCN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: Bùi Mạnh Hải
Ngày ban hành: 05/11/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29/2003/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 29/2003/TT-BKHCN NGÀY 05 THÁNG 11 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định 54/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ;
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục làm, nộp, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ; thủ tục cấp, sửa đổi, gia hạn, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp,

Chương 1

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giải thích từ ngữ

1.1. Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) “Nghị định” dùng để chỉ Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ;

b) “Đơn” dùng để chỉ Đơn yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;

c) “Người nộp đơn" là chủ thể đứng tên nộp Đơn;

d) “Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp” được hiểu là thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và các thủ tục liên quan khác.

1.2. Các từ ngữ khác được hiểu theo Nghị định.

2. Xác nhận tài liệu

2.1. Xác nhận bản gốc tài liệu

Trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp, mọi bản gốc tài liệu giao dịch đều phải được chủ thể đứng tên tài liệu tự xác nhận theo quy định sau đây:

a) Phải có chữ ký kèm theo họ tên của cá nhân chủ thể hoặc người đại diện có thẩm quyền ký nhân danh chủ thể;

b) Nếu chủ thể đứng tên tài liệu là tổ chức bắt buộc phải sử dụng con dấu, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của chủ thể đó phải được đóng dấu kèm theo.

2.2. Xác nhận bản sao

a) Mọi tài liệu là bản sao bằng bất kỳ cách sao nào đều phải được xác nhận là sao y bản gốc theo quy định tại Điểm 2.2.b Thông tư này thì mới được sử dụng làm tài liệu chính thức trong quá trình tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

b) Tài liệu được thừa nhận là sao y bản gốc nếu trên bản sao có xác nhận của một trong các cơ quan hoặc cá nhân sau đây: Công chứng, Uỷ ban nhân dân hoặc Cơ quan có thẩm quyền, Chủ thể (tất cả các chủ thể) đứng tên tài liệu gốc hoặc người được họ uỷ quyền. Nếu bản sao có nhiều trang, phải xác nhận từng trang hoặc các trang phải được giáp lai.

2.3. Xác nhận bản dịch

a) Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đều phải được xác nhận là được dịch nguyên văn từ bản gốc theo Điểm 2.3.b Thông tư này thì mới được sử dụng làm tài liệu chính thức trong quá trình tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

b) Việc xác nhận bản dịch có thể được tiến hành theo một trong các cách sau đây:

- Công chứng;

- Xác nhận của chủ thể (tất cả các chủ thể) đứng tên tài liệu gốc hoặc người được họ uỷ quyền;

- Thừa nhận của chính cơ quan có thẩm quyền sử dụng bản dịch đó trong quá trình tiến hành thủ tục liên quan.

3. Người nhân danh chủ thể tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

3.1. Chỉ những người quy định tại các điểm 3.2 và 3.3 Thông tư này mới được nhân danh chủ thể tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền.

Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền chỉ được phép giao dịch với những người nói trên và giao dịch đó được coi là giao dịch chính thức với chủ thể.

3.2. Đối với các chủ thể có quyền trực tiếp tiến hành việc nộp Đơn và các thủ tục có liên quan quy định tại các khoản 2 và 3.a) Điều 15 Nghị định, những người sau đây được phép nhân danh chủ thể tiến hành các công việc nêu tại Điểm 3.1 Thông tư này:

a) Chính cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó (đối với chủ thể là cá nhân);

b) Người đại diện theo pháp luật của chủ thể; cá nhân là thành viên của chủ thể được người đại diện theo pháp luật của chủ thể uỷ quyền đại diện; người đứng đầu Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh của chủ thể, được người đại diện theo pháp luật của chủ thể uỷ quyền đại diện (đối với chủ thể là pháp nhân hoặc chủ thể khác);

c) Người đứng đầu Văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ thể nước ngoài, được chủ thể đó uỷ quyền đại diện; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam, có 100% vốn đầu tư của chủ thể nước ngoài và được chủ thể đó uỷ quyền đại diện;

d) Người đáp ứng một trong các điều kiện nêu tại các điểm 3.2.a, b, c Thông tư này là một trong các cá nhân hoặc thuộc một trong các pháp nhân hoặc chủ thể khác - nếu chủ thể bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác và nếu người đó được tất cả các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác uỷ quyền đại diện.

3.3. Đối với các chủ thể chỉ được phép tiến hành việc nộp Đơn và các thủ tục liên quan bằng cách thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3.b) Điều 15 Nghị định cũng như đối với mọi chủ thể khác thực hiện các thủ tục nói trên thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, chỉ những người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có Giấy uỷ quyền của chủ thể mới được phép tiến hành các công việc nêu tại Điểm 3.1 Thông tư này.

4. Uỷ quyền tiến hành các thủ tục về đăng ký kiểu dáng công nghiệp

4.1. Việc uỷ quyền và thực hiện uỷ quyền tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải phù hợp với quy định pháp luật về hợp đồng dân sự, hợp đồng uỷ quyền tại Bộ luật Dân sự và các quy định tại Thông tư này.

4.2. Mọi sự uỷ quyền tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp đều phải được thể hiện thành văn bản (Giấy uỷ quyền), trong đó phải gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên (họ tên), địa chỉ của Bên uỷ quyền;

b) Tên (họ tên), địa chỉ của Bên được uỷ quyền;

c) Phạm vi uỷ quyền (những công việc mà Bên được uỷ quyền thực hiện nhân danh Bên uỷ quyền);

d) Ngày lập Giấy uỷ quyền;

e) Chữ ký hoặc con dấu của người lập Giấy uỷ quyền;

f) Thời hạn uỷ quyền.

Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi Bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

4.3. Bên được uỷ quyền phải là cá nhân được phép thực hiện các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quy định tại Điểm 3.2 Thông tư này hoặc tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

4.4. Khi tiến hành thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo uỷ quyền, Bên được uỷ quyền phải nộp bản gốc Giấy uỷ quyền. Mọi sự thay đổi về phạm vi uỷ quyền và chấm dứt uỷ quyền trước thời hạn đều phải được thông báo cho Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản và chỉ có hiệu lực từ ngày các cơ quan đó nhận được thông báo.

4.5. Nếu Giấy uỷ quyền có phạm vi uỷ quyền gồm nhiều công việc theo các thủ tục độc lập với nhau và bản gốc Giấy uỷ quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp sau, Bên được uỷ quyền phải nêu chính xác số và ngày nộp Hồ sơ có bản gốc Giấy uỷ quyền đó.

Chương 2

ĐƠN VÀ XỬ LÝ ĐƠN

Mục I. ĐƠN

5. Yêu cầu về hình thức đối với Đơn

5.1. Đơn phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức như sau:

a) Tài liệu của Đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu có thể được trình bày bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại Điểm 5.2 và 5.3 Thông tư này;

b) Tài liệu của Đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, ảnh kiểu dáng công nghiệp có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào Đơn;

c) Nếu loại tài liệu nào cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó bằng cách điền vào những chỗ thích hợp dành riêng;

d) Mỗi tài liệu gồm nhiều trang phải được ghi số thứ tự từng trang bằng chữ số ả- rập;

e) Các tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa;

f) Thuật ngữ dùng trong Đơn phải là thuật ngữ thông dụng, ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử dùng trong Đơn phải theo Tiêu chuẩn Việt Nam;

g) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu Đơn, được trình bày theo quy định về hình thức tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.

5.2. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt nhưng phải được dịch ra tiếng Việt:

a) Giấy uỷ quyền;b) Tài liệu xác nhận quyền nộp Đơn hợp pháp nếu Người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn (kể cả chuyển giao đơn đã nộp); Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...);

c) Tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (xác nhận của Cơ quan nhận đơn đối với bản sao đơn/các đơn đầu tiên; Giấy chứng nhận trưng bày tại triển lãm... Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác).

5.3. Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, nhưng nếu Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu thì phải được dịch ra tiếng Việt:

a) Bản sao đơn đầu tiên để chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên;

b) Các tài liệu khác để bổ trợ cho Đơn.

6. Yêu cầu về nội dung đối với Đơn

6.1. Đơn phải bảo đảm tính thống nhất quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định.

Mỗi Đơn chỉ được yêu cầu cấp Bằng độc quyền đối với một kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm hoặc của một bộ sản phẩm và có thể bao gồm nhiều phương án khác nhau của kiểu dáng công nghiệp đó.

Các phương án khác nhau của một kiểu dáng công nghiệp có thể được Người nộp đơn yêu cầu bảo hộ trong các đơn khác nhau, với điều kiện trong các đơn nộp sau phải ghi chỉ dẫn rằng kiểu dáng công nghiệp là phương án của kiểu dáng công nghiệp thuộc đơn nộp trước và phải chỉ ra số đơn, ngày nộp đơn trước đó. Trong trường hợp không có các chỉ dẫn như vậy, kiểu dáng công nghiệp được nêu trong các đơn nộp sau bị coi là không có tính mới vì không khác biệt cơ bản với kiểu dáng nêu trong đơn nộp trước. Trong trường hợp có các chỉ dẫn như trên, Người nộp đơn chỉ được cấp một Văn bằng bảo hộ trong đó có các phương án kiểu dáng công nghiệp nêu ở các đơn tương ứng.

Trong điểm này, các từ ngữ có nghĩa như sau:

(i)- Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện... được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập;

- Bộ sản phẩm là tập hợp từ hai sản phẩm độc lập trở lên, thường được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;

- Các phương án khác nhau của một kiểu dáng công nghiệp là các biến thể của kiểu dáng công nghiệp thể hiện trên một sản phẩm hoặc bộ sản phẩm, không khác biệt cơ bản với nhau.

6.2. Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này (Tờ khai);

b) Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (sau đây viết tắt là Bản mô tả);

(ii)c) Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp, gồm 5 bộ;

d) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

e) Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm nếu trong Đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế;

f) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, lệ phí công bố đơn và lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên), phí xét nghiệm nội dung, phí phân loại kiểu dáng công nghiệp (nếu Người nộp đơn không phân loại).

6.3. Các tài liệu nêu tại Điểm 6.2 Thông tư này phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp Đơn:

a) Bản tiếng Việt của tài liệu quy định tại Điểm 6.2.b) Thông tư này, nếu trong Đơn đã có bản tiếng Anh của tài liệu đó;

b) Tài liệu quy định tại Điểm 6.2.d) Thông tư này (kể cả bản dịch ra tiếng Việt), nếu trong Đơn đã có bản sao của tài liệu đó;

(ii)c) Tài liệu quy định tại Điểm 6.2.e) Thông tư này (kể cả bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu).

6.4. Trường hợp có cơ sở để nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trong Đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu Người nộp đơn, trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày yêu cầu phải nộp các tài liệu xác minh các thông tin đó, đặc biệt là các tài liệu sau đây:

a) Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu Người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động...);

b) Tài liệu xác nhận quyền sở hữu hợp pháp nhãn hiệu, tên thương mại... nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa các dấu hiệu đó.

6.5. Trong Tờ khai cần nêu chỉ số phân loại kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ theo Bảng phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (theo Thoả ước Locarno). Nếu Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và Người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại.

6.6. Bản mô tả

a) Bản mô tả phải bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp,

(ii)- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp,

- Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết,

- Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ,

- Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp (sau đây viết tắt là Phần mô tả),

- Yêu cầu bảo hộ.

b) Phần mô tả phải trình bày đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ và phải chỉ ra các đặc điểm tạo dáng mới do tác giả sáng tạo ra, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với ảnh chụp hoặc bản vẽ.

Nếu kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ gồm nhiều phương án thì Phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt với phương án cơ bản của những phương án còn lại.

Nếu kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì Phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.

c) Yêu cầu bảo hộ dùng để xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Yêu cầu bảo hộ phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, tức là các đặc điểm mới, khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ phải được trình bày theo trình tự: các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét và/hoặc tương quan giữa các đặc điểm nói trên và/hoặc màu sắc (nếu có).

6.7. Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ nhằm thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp phù hợp với Phần mô tả, và Yêu cầu bảo hộ và phải tuân theo các quy định sau đây:

a) ảnh chụp/bản vẽ phải rõ ràng và sắc nét, trên ảnh chụp/bản vẽ không được thể hiện sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.

b) Tất cả các ảnh chụp/bản vẽ phải theo cùng một tỷ lệ. Kích thước mỗi tấm ảnh chụp hoặc bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 210mm x 297mm.

c) Từng ảnh chụp hoặc bản vẽ phải được trình bày hoặc gắn trên giấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm) và phải được đánh số thứ tự phù hợp với điểm 6.6.a) Thông tư này.

d) Trong ảnh chụp hoặc bản vẽ phải có hình phối cảnh của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.

e) Tuỳ thuộc vào Yêu cầu bảo hộ, phải có thêm ảnh chụp hoặc bản vẽ các hình chiếu, mặt cắt đủ để thể hiện rõ các đặc điểm tạo dáng mới của kiểu dáng cần được bảo hộ.

f) Mỗi phương án của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ phải có ảnh chụp hoặc bản vẽ thể hiện đặc điểm khác biệt với phương án cơ bản.

g) Đối với sản phẩm có nắp hoặc có thể gập lại được (tủ, va-li...) phải có hình sản phẩm ở trạng thái mở.

h) Đối với bộ sản phẩm phải có hình phối cảnh của cả bộ sản phẩm và các hình chiếu của riêng từng sản phẩm trong bộ đó.

6.8. Chi tiết đối với Bản mô tả và Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ hướng dẫn.

Mục II. NỘP VÀ TIẾP NHẬN ĐƠN

7. Nộp Đơn

Đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại bất kỳ địa điểm tiếp nhận Đơn nào khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi bằng hình thức bảo đảm qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận Đơn nói trên.

8. Tiếp nhận Đơn

8.1. Khi nhận được đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện những công việc sau đây:

a) Kiểm tra Danh mục các tài liệu ghi trong Tờ khai;

b) Ghi nhận những sai khác giữa Danh mục tài liệu ghi trong Tờ khai và số tài liệu thực có trong Đơn;

c) Sơ bộ kiểm tra Đơn để kết luận có tiếp nhận Đơn hay không theo Điểm 8.2 Thông tư này và đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn vào Tờ khai, nếu tiếp nhận Đơn;

d) Cấp cho Người nộp đơn Giấy biên nhận đơn đã đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và có ghi kết quả kiểm tra danh mục tài liệu, có họ tên, chữ ký của cán bộ nhận Đơn.

8.2. Cục Sở hữu trí tuệ không tiếp nhận Đơn nếu Đơn thiếu một trong các loại tài liệu bắt buộc phải có sau đây:

a) Tờ khai (trong đó phải có thông tin về tên và địa chỉ Người nộp đơn);

b) Bản mô tả (trong đó có Yêu cầu bảo hộ);

c) Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

d) Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

8.3. Trong trường hợp Đơn không được tiếp nhận, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Đơn đến, Cục Sở hữu trí tuệ phải gửi cho Người nộp đơn Thông báo từ chối tiếp nhận đơn, trong đó nêu rõ lý do không tiếp nhận Đơn và ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày thông báo để Người nộp đơn sửa chữa thiếu sót.

Nếu trong thời hạn đã ấn định Người nộp đơn nộp đủ các tài liệu quy định tại Điểm 8.2 Thông tư này, Đơn được coi như đã được tiếp nhận vào ngày nộp đủ các tài liệu đó.

Đối với những Đơn không được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ không phải gửi trả lại cho Người nộp đơn các tài liệu Đơn, nhưng phải hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã nộp theo thủ tục hoàn phí, lệ phí quy định tại Thông tư này.

Mục III. XÉT NGHIỆM HÌNH THỨC ĐƠN

9. Mục đích, nội dung của việc xét nghiệm hình thức

Xét nghiệm hình thức Đơn là kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với Đơn, từ đó đưa ra kết luận Đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp).

10. Đơn hợp lệ

10.1. Đơn được coi là hợp lệ nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại Điểm 5.2 và 5.3 Thông tư này;

b) Trong Tờ khai không có đủ thông tin về tác giả, về Người nộp đơn, về người đại diện, không có chữ ký và/hoặc con dấu của Người nộp đơn hoặc của người đại diện;

c) Có cơ sở để khẳng định rằng Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;

d) Đơn được nộp trái với quy định tại Điều 15 Nghị định;

e) Bản mô tả làm bằng tiếng Anh mà Người nộp đơn không bổ sung bản tiếng Việt trong thời hạn theo quy định tại Điểm 6.2 Thông tư này;

f) Giấy uỷ quyền không được nộp trong thời hạn quy định tại Điểm 6.2 Thông tư này;

g) Đơn còn có các thiếu sót nêu tại Điểm 11 Thông tư này ảnh hưởng đến tính hợp lệ của Đơn và mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu sửa chữa, Người nộp đơn vẫn không sửa chữa hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu;

h) Có cơ sở để khẳng định ngay rằng, rõ ràng đối tượng nêu trong Đơn là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại Điều 787 Bộ luật dân sự và tại khoản 3 Điều 5 Nghị định.

10.2. Đối với Đơn có nhiều đối tượng, nếu Đơn thuộc các trường hợp nêu ở Điểm 10.1.h, 11.a, b, e Thông tư này và các thiếu sót không liên quan đến tất cả các đối tượng trong Đơn thì Đơn bị coi là không hợp lệ một phần (đối với các đối tượng có thiếu sót), Đơn đối với các đối tượng còn lại vẫn được coi là hợp lệ.

11. Xử lý các thiếu sót của Đơn trong giai đoạn xét nghiệm hình thức

11.1. Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn nếu Đơn còn có các thiếu sót sau đây:

a) Không đủ số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có;

b) Đơn không thoả mãn tính thống nhất;

(ii)c) Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày;

(iv)d) Các thông tin về Người nộp đơn ở các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá hoặc không được xác nhận theo đúng quy định;

(iv)e) Chưa nộp đủ lệ phí và phí quy định tại Điểm 6.2.f) Thông tư này.

11.2. Trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo, Người nộp đơn phải sửa chữa thiếu sót đó.

12. Xác định ngày nộp đơn

Ngày nộp đơn là ngày Đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ ghi trong Dấu nhận đơn trên Tờ khai.

13. Xác định ngày ưu tiên

13.1. Nếu Đơn không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên hoặc mặc dù Đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên nhưng không được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận, ngày ưu tiên là Ngày nộp đơn.

13.2. Nếu Đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên (hoặc các ngày ưu tiên) là ngày nêu trong yêu cầu nói trên và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận.

14. Thông báo chấp nhận Đơn

Nếu Đơn được coi là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho Người nộp đơn Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ tên, địa chỉ Người nộp đơn; tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu đơn được nộp thông qua Tổ chức đó); tên đối tượng nêu trong Đơn, ngày nộp đơn và số đơn, ngày ưu tiên của Đơn. Trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không được chấp thuận thì phải nêu rõ lý do.

15. Từ chối chấp nhận Đơn

Nếu Đơn bị coi là không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho Người nộp đơn Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, trong đó phải nêu rõ các thiếu sót khiến Đơn bị coi là không hợp lệ và ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày thông báo để Người nộp đơn có ý kiến về dự định từ chối chấp nhận đơn.

Trường hợp Người nộp đơn không có ý kiến hoặc ý kiến không xác đáng về dự định từ chối chấp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ chính thức ra Thông báo từ chối chấp nhận đơn và hoàn trả các khoản phí, lệ phí đã được nộp liên quan đến công việc sau xét nghiệm hình thức theo yêu cầu của Người nộp đơn.

16. Thời hạn xét nghiệm hình thức Đơn

16.1. Thời hạn xét nghiệm hình thức là 1 tháng tính từ ngày nộp Đơn. Riêng đối với Đơn có tài liệu nộp bổ sung theo quy định tại Điểm 6.3 Thông tư này, thời hạn xét nghiệm hình thức là 1 tháng tính từ ngày bổ sung đủ các tài liệu đó.

16.2. Nếu trong quá trình xét nghiệm hình thức Đơn, Người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn xét nghiệm hình thức được kéo dài thêm 15 ngày. Trường hợp đơn được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn dành cho Người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào thời hạn xét nghiệm hình thức.

Mục IV. CÔNG BỐ ĐƠN

17. Công bố Đơn hợp lệ

Đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn.

18. Thời hạn công bố Đơn

Đơn được công bố trong tháng thứ 2 tính từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

19. Nội dung công bố Đơn

Các thông tin liên quan đến Đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp gồm: tất cả các thông tin về Đơn hợp lệ ghi trong Thông báo chấp nhận đơn; các thông tin liên quan đến chuyển nhượng Đơn, tách Đơn...; một hoặc một số ảnh chụp, hình vẽ thể hiện kiểu dáng công nghiệp.

20. Tiếp cận với các thông tin chi tiết về Đơn hợp lệ

Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng nêu trong Đơn hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp các thông tin đó và người yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp phí theo quy định.

Mục V. XÉT NGHIỆM NỘI DUNG ĐƠN

21. Mục đích của việc xét nghiệm nội dung

Mục đích của việc xét nghiệm nội dung Đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

22. Sử dụng kết quả tra cứu thông tin trong quá trình xét nghiệm nội dung

22.1. Khi tiến hành xét nghiệm nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn thông tin tối thiểu quy định tại Điểm 33.2 Thông tư này để đối chiếu và đánh giá đối tượng nêu trong Đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ.

22.2. Trong quá trình xét nghiệm nội dung Đơn có quyền ưu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ có thể sử dụng kết quả tra cứu thông tin và kết quả xét nghiệm Đơn tương ứng đã nộp ở nước ngoài. Người nộp đơn có thể cung cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ các tài liệu sau đây nhằm phục vụ cho việc xét nghiệm nội dung:

a) Kết quả tra cứu thông tin hoặc xét nghiệm Đơn đã nộp ở nước ngoài cho đối tượng nêu trong Đơn;

b) Bản sao Patent hoặc Văn bằng bảo hộ khác đã cấp trên cơ sở Đơn đã nộp ở nước ngoài cho đối tượng nêu trong Đơn.

23. Xem xét ý kiến của người thứ ba

Trong quá trình xét nghiệm nội dung Đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét ý kiến của người thứ ba (nếu có) về việc ủng hộ hoặc phản đối việc cấp Văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu trí tuệ phải thông báo cho người có ý kiến về việc ý kiến đó có được chấp nhận hay không, nếu không được chấp nhận phải nêu rõ lý do.

24. Yêu cầu sửa chữa thiếu sót về hình thức Đơn, giải thích nội dung Đơn

24.1. Trong quá trình xét nghiệm nội dung Đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Người nộp đơn giải thích nội dung các tài liệu Đơn hoặc sửa chữa các thiếu sót về hình thức Đơn. Nếu Người nộp đơn không đáp ứng yêu cầu, Đơn bị coi như bị rút bỏ và không được tiếp tục xem xét.

24.2. Cục Sở hữu trí tuệ không được yêu cầu Người nộp đơn cung cấp các thông tin vượt quá phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong Đơn, đặc biệt không được yêu cầu cung cấp các thông tin mà Người nộp đơn muốn giữ bí mật.

24.3. Mọi việc sửa đổi, bổ sung các tài liệu của Đơn đều phải do Người nộp đơn tự thực hiện. Cục Sở hữu trí tuệ không được phép trực tiếp thực hiện việc sửa đổi, bổ sung nói trên.

25. Đình chỉ xét nghiệm nội dung

25.1. Trong các trường hợp sau đây, việc xét nghiệm nội dung bị đình chỉ:

a) Đơn không thể hiện rõ bản chất của đối tượng: Các tài liệu liên quan đến bản chất của đối tượng như Bản mô tả, Yêu cầu bảo hộ, Bản vẽ (hoặc ảnh chụp) còn thiếu thông tin đến mức không thể xác định được nội dung bản chất của đối tượng hoặc các tài liệu đó không nhất quán đến mức không xác định được đối tượng;

b) Đối tượng không phù hợp với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại Điều 787 Bộ luật Dân sự và khoản 3 Điều 5 Nghị định;

c) Có yêu cầu đình chỉ việc xét nghiệm nội dung hoặc có tuyên bố rút/từ bỏ Đơn của Người nộp đơn.

25.2. Cục Sở hữu trí tuệ phải thông báo cho Người nộp đơn về việc đình chỉ xét nghiệm nội dung và lý do dẫn tới việc đình chỉ đó theo thủ tục giống như thủ tục thông báo kết quả xét nghiệm nội dung quy định tại Điểm 28 Thông tư này (trừ trường hợp việc đình chỉ được tiến hành theo yêu cầu của Người nộp đơn).

26. Khiếu nại lý do đình chỉ và Phục hồi xét nghiệm nội dung

26.1. Người nộp đơn có quyền phản đối lý do đình chỉ xét nghiệm nội dung và Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm xử lý theo thủ tục quy định tại Mục 3 Chương 4 Thông tư này.

26.2. Nếu kết quả xử lý ý kiến của Người nộp đơn xác định rằng ý kiến của Người nộp đơn là xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ phục hồi việc xét nghiệm nội dung Đơn. Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ không được phép kéo dài thời hạn xét nghiệm nội dung.

27. Nội dung, trình tự đánh giá đối tượng theo các điều kiện (tiêu chuẩn) bảo hộ

27.1. Nội dung của việc đánh giá đối tượng theo các tiêu chuẩn bảo hộ là xác định đối tượng nêu trong Đơn có phù hợp với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hay không, nếu phù hợp thì đánh giá đối tượng lần lượt theo từng tiêu chuẩn bảo hộ.

27.2. Việc đánh giá theo các tiêu chuẩn bảo hộ được tiến hành lần lượt theo từng đối tượng (nếu Đơn bao gồm nhiều đối tượng mà vẫn bảo đảm tính thống nhất). Với mỗi đối tượng việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng tiêu chuẩn quy định chi tiết tại Chương 3 Thông tư này.

Việc đánh giá được tiến hành lần lượt theo từng sản phẩm (nếu Đơn đề cập tới bộ sản phẩm); trong trường hợp đề cập tới nhiều phương án thì việc đánh giá được bắt đầu từ phương án cơ bản.

27.3. Việc đánh giá mỗi đối tượng được kết thúc nếu:

a) Tìm thấy lý do để kết luận đối tượng không đáp ứng một tiêu chuẩn bảo hộ (trong trường hợp này, việc xét nghiệm nội dung được kết thúc với kết luận rằng đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ).

b) Không tìm thấy lý do để kết luận rằng đối tượng không đáp ứng một tiêu chuẩn bảo hộ nào (trong trường hợp này, việc xét nghiệm nội dung được kết thúc với kết luận rằng đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ).

28. Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung

28.1. Kết quả xét nghiệm nội dung Đơn phải được Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn trong đó phải nêu rõ đối tượng có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không.

28.2. Nếu đối tượng nêu trong Đơn không phù hợp với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc nếu đối tượng phù hợp nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung phải nêu rõ dự định từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, và nêu rõ lý do từ chối, đồng thời phải ấn định thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo để Người nộp đơn có ý kiến; nếu phạm vi (khối lượng) bảo hộ quá rộng, trong Thông báo phải nêu rõ lý do và chỉ ra dự định thu hẹp phạm vi (khối lượng) bảo hộ.

28.3. Nếu đối tượng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhưng Đơn còn có các thiếu sót thì trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung phải nêu rõ các thiếu sót đó và ấn định thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo để Người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót, đồng thời phải thông báo việc sẽ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ trong trường hợp Người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối xác đáng.

28.4. Nếu đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, hoặc trường hợp nêu tại các Điểm 28.2 và 28.3 Thông tư này mà Người nộp đơn đã thu hẹp phạm vi (khối lượng) bảo hộ để đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, hoặc đã sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu và/hoặc có ý kiến phản đối xác đáng, thì trong Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung phải ấn định thời hạn để Người nộp đơn nộp lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ và cấp Văn bằng bảo hộ. Thời hạn nêu trên là 1 tháng kể từ ngày Người nộp đơn nhận được Thông báo hoặc 2 tháng kể từ ngày ra Thông báo, tuỳ theo ngày nào sớm hơn.

28.5. Nếu trong thời hạn đã ấn định Người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu và/hoặc không có ý kiến phản đối xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ chính thức từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

Trường hợp Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung ấn định thời hạn nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điểm 28.4 Thông tư này mà Người nộp đơn không nộp lệ phí công bố, lệ phí đăng bạ và lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ trong thời hạn đã ấn định thì Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

28.6. Đối với Đơn có nhiều đối tượng, nếu chỉ có một số trong số các đối tượng đó thuộc trường hợp nêu ở Điểm 28.5 Thông tư này thì việc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ chỉ liên quan đến những đối tượng đó (Văn bằng bảo hộ vẫn được cấp cho các đối tượng còn lại).

29. Thời hạn xét nghiệm nội dung

29.1. Thời hạn xét nghiệm nội dung Đơn là 06 tháng tính từ ngày công bố Đơn.

29.2. Nếu trong quá trình xét nghiệm nội dung Đơn, Người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn xét nghiệm nội dung được kéo dài thêm 1 tháng. Trường hợp đơn được sửa chữa, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn dành cho Người nộp đơn sửa đổi, bổ sung không được tính vào thời hạn xét nghiệm nội dung.

29.3. Trước ngày kết thúc thời hạn xét nghiệm nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ phải gửi Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cho Người nộp đơn theo quy định tại Điểm 28 Thông tư này.

Mục VI. SỬA ĐỔI ĐƠN

30. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển nhượng Đơn

30.1. Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo từ chối chấp nhận Đơn, Thông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu Đơn, kể cả tách Đơn (tách một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong Đơn kiểu dáng công nghiệp).

Người nộp đơn phải nộp bản nội dung đã sửa đổi và bản thuyết minh nội dung sửa đổi so với nội dung chưa sửa đổi và phải nộp lệ phí theo quy định.

30.2. Việc sửa đổi, bổ sung Đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong Phần mô tả và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong Đơn. Nếu việc sửa chữa làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì Người nộp đơn phải nộp Đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

30.3. Các Đơn tách được giữ ngày nộp Đơn/(các) ngày ưu tiên của Đơn ban đầu. Đối với mỗi Đơn tách, Người nộp đơn phải nộp  lệ phí nộp đơn và mọi khoản phí, lệ phí cho các thủ tục được thực hiện độc lập với Đơn ban đầu, nhưng không phải nộp thêm phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Đơn tách được xét nghiệm về hình thức và tiếp tục được xử lý theo các thủ tục chưa được hoàn tất đối với Đơn ban đầu. Ngày nộp yêu cầu tách Đơn được coi như ngày sửa đổi, bổ sung Đơn ban đầu để tính thời hạn xét nghiệm đơn. Đơn ban đầu (sau khi bị tách) tiếp tục được xử lý theo trình tự thông thường và Người nộp đơn phải nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn.

30.4. Người nộp đơn có thể yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của Người nộp đơn và thay đổi Người nộp đơn (chuyển nhượng Đơn, chuyển dịch quyền đối với Đơn do thừa kế, sáp nhập, chia tách pháp nhân, theo phán quyết của Toà án...). Yêu cầu ghi nhận thay đổi phải được làm thành văn bản và người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định. Trong một văn bản có thể yêu cầu ghi nhận thay đổi liên quan đến nhiều Đơn với cùng một nội dung thay đổi cần ghi nhận, với điều kiện Người nộp đơn nộp lệ phí theo số lượng Đơn liên quan.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ ĐỐI TƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN BẢO HỘ

31. Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong Đơn và yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

31.1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm - đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp - là tập hợp cần và đủ các đặc điểm thẩm mỹ về hình khối, đường nét, màu sắc xác định bề ngoài của sản phẩm tương ứng.

31.2. Đối tượng nêu trong Đơn không được coi là hình dáng bên ngoài của sản phẩm nếu đối tượng đó là hình dáng bên trong (phần không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng) của sản phẩm và trong trường hợp đó bị coi là không phù hợp với yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

32. Đánh giá khả năng dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm của kiểu dáng công nghiệp

32.1. Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định, một kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp nếu có thể chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó.

32.2. Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong Đơn bị coi là không có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm với hình dáng bên ngoài trùng với đối tượng đó:

a) Đối tượng nêu trong Đơn là hình dáng ở một trạng thái không ổn định của sản phẩm (sản phẩm mang hình dáng không cố định);

b) Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong Đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm với hình dáng như nêu trong Đơn;

c) Các hình dáng khác với lý do xác đáng.

33. Đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp

33.1. Kiểu dáng công nghiệp được nêu trong Đơn được coi là có tính mới nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định.

33.2. Nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc

a) Để đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn, ít nhất phải tiến hành tra cứu thông tin trong các nguồn bắt buộc sau đây:

- Các Đơn kiểu dáng công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công bố có ngày  ưu tiên sớm hơn ngày ưu tiên của Đơn;

- Các Đơn kiểu dáng công nghiệp và các Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp do các Tổ chức, quốc gia khác công bố trong vòng 25 năm trước ngày ưu tiên của Đơn được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp có tại Cục Sở hữu trí tuệ;

- Các thông tin khác liên quan đến kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ thu thập và lưu giữ tại Cục.

b) Trong trường hợp cần thiết và có thể, việc tra cứu được mở rộng hơn so với Nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc.

33.3. Các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp

a) Đặc điểm tạo dáng cơ bản của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố nhất định về hình khối, đường nét, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước cùng với các yếu tố khác tạo thành một tập hợp cần và đủ xác định bản chất của kiểu dáng công nghiệp đó.

b) Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp:

- Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật hoặc chức năng sử dụng của sản phẩm; ví dụ: hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc... ;

- Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt và không có mặt yếu tố đó); ví dụ: sự thay đổi một hình khối, đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, vì vậy hình khối/đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối/đường nét cũ;

- Các từ ngữ, hình ảnh được gắn/dán... lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng của nhãn hiệu hàng hoá hoặc/và thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng... sản phẩm đó; ví dụ: các từ ngữ trên nhãn hàng hoá.

33.4. Tra cứu thông tin, Kiểu dáng đối chứng và Báo cáo tra cứu

a) Mục đích tra cứu thông tin là tìm các kiểu dáng công nghiệp trùng lặp hoặc tương tự gần nhất với kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn, trong đó:

- Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là trùng lặp với nhau nếu có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản y hệt nhau;

- Hai kiểu dáng công nghiệp được coi là tương tự nhau nếu có cùng tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có phần lớn đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau.

b) Kiểu dáng đối chứng

Kiểu dáng đối chứng là kiểu dáng công nghiệp trùng lặp hoặc/và kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất (có nhiều nhất các đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng lặp thuộc tập hợp đã ấn định) với kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn.

c) Báo cáo tra cứu

Kết quả tra cứu phải được thể hiện trong Báo cáo tra cứu, trong đó phải ghi rõ lĩnh vực tra cứu, phạm vi tra cứu, kết quả tìm kiếm trong phạm vi đó (thống kê các kiểu dáng công nghiệp đối chứng được tìm thấy, chỉ rõ nguồn công bố hoặc thông tin, ngày công bố hoặc bộc lộ) và họ tên Người lập Báo cáo (Người tra cứu).

33.5. Kết luận về tính mới của kiểu dáng công nghiệp

a) Để có cơ sở kết luận kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn có tính mới hay không, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đối chứng.

b) Kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn được coi là mới nếu:

- Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu; hoặc

- Mặc dù có tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đối chứng, và

- Kiểu dáng công nghiệp không phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đã được biết đến một cách rộng rãi (không phải là sự thay đổi vị trí hoặc lắp ghép, kết hợp các đặc điểm của các kiểu dáng công nghiệp đã biết hoặc mang hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật ..., hình dáng của các hình hình học đã được biết rộng rãi (ví dụ: hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều, các hình lăng trụ có mặt cắt là các hình kể trên ...), hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng ở Việt Nam hoặc trên thế giới (ví dụ: tháp Rùa, tượng ông Phúc - Lộc - Thọ, tháp Ep-phen...), kiểu dáng chỉ có giá trị thẩm mỹ như các tác phẩm điêu khắc, các loại tranh, tượng...).

34. Kết luận về khả năng được bảo hộ; xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

34.1. Nếu không có lý do để khẳng định rằng kiểu dáng công nghiệp nêu trong Đơn không đáp ứng ít nhất một tiêu chuẩn bảo hộ nào đó, Cục Sở hữu trí tuệ kết luận rằng kiểu dáng công nghiệp đó đủ tiêu chuẩn bảo hộ (đủ tiêu chuẩn cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp). Trong trường hợp ngược lại, Cục Sở hữu trí tuệ kết luận rằng kiểu dáng công nghiệp không đủ tiêu chuẩn được bảo hộ và từ chối cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

34.2. Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp đủ tiêu chuẩn được bảo hộ, phạm vi (khối lượng) bảo hộ được xác định bằng Yêu cầu bảo hộ, trong đó phải chỉ ra đặc điểm tạo dáng khác biệt của kiểu dáng công nghiệp và được thể hiện trên hình vẽ/ảnh chụp.

Chương 4

CẤP, ĐĂNG BẠ, KHIẾU NẠI, ĐÌNH CHỈ, HUỶ BỎ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

MỤC 1. CẤP, CẤP LẠI VĂN BẰNG BẢO HỘ; CẤP, CẤP LẠI PHÓ BẢN VĂN BẰNG BẢO HỘ

35. Cấp Văn bằng bảo hộ

35.1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí, lệ phí quy định tại Điểm 28.4 Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 23 và Điều 26 Nghị định.

Sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ, nếu Chủ Văn bằng bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa chữa Văn bằng bảo hộ. Nếu sai sót do Người nộp đơn gây ra, Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp phí sửa đổi, bổ sung. Nếu sai sót do Cục Sở hữu trí tuệ gây ra, Chủ Văn bằng bảo hộ không phải nộp khoản phí đó. Việc sửa đổi nói trên không được làm thay đổi bản chất, đối tượng, phạm vi (khối lượng) bảo hộ.

35.2. Kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, Người nộp đơn không được chuyển nhượng Đơn cho người khác. Nếu Hợp đồng chuyển nhượng Đơn đã được ký giữa Người nộp đơn với người khác nhưng chưa làm thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ, Hợp đồng đó phải chuyển thành Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp theo Văn bằng bảo hộ mới được thừa nhận.

36. Quyền yêu cầu cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ và cấp lại Văn bằng bảo hộ

36.1. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung, những chủ sở hữu chung không được Cục Sở hữu trí tuệ trao Văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định có thể nộp đơn yêu cầu cấp Phó bản Văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp lệ phí cấp Phó bản Văn bằng bảo hộ.

36.2. Trong các trường hợp sau đây, chủ sở hữu công nghiệp đã được cấp Văn bằng bảo hộ (kể cả Phó bản Văn bằng bảo hộ) có thể nộp đơn yêu cầu cấp lại Văn bằng bảo hộ, Phó bản Văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ:

a) Văn bằng bảo hộ, Phó bản Văn bằng bảo hộ bị mất, với điều kiện phải giải trình lý do xác đáng;

b) Văn bằng bảo hộ, Phó bản Văn bằng bảo hộ bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ... đến mức không sử dụng được), với điều kiện phải nộp lại Văn bằng bảo hộ đã hỏng đó.

37. Hồ sơ yêu cầu cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ, cấp lại Văn bằng bảo hộ

Hồ sơ yêu cầu cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ hoặc cấp lại Văn bằng bảo hộ gồm các tài liệu sau:

a) Tờ khai yêu cầu cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ hoặc cấp lại Văn bằng bảo hộ (làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này);

b) Văn bản giải trình lý do khiến Văn bằng bảo hộ, Phó bản Văn bằng bảo hộ bị mất; hoặc Văn bằng bảo hộ/Phó bản Văn bằng bảo hộ bị hỏng (trường hợp yêu cầu cấp lại Văn bằng bảo hộ);

c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

d) Chứng từ nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ hoặc lệ phí cấp Phó bản Văn bằng bảo hộ.

38. Xử lý Hồ sơ yêu cầu cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ, cấp lại Văn bằng bảo hộ

38.1. Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét Hồ sơ yêu cầu cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ hoặc cấp lại Văn bằng bảo hộ trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận Hồ sơ. Trường hợp Hồ sơ đáp ứng các quy định trên đây, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp, cấp lại Phó bản Văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định cấp lại Văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào mục đăng bạ của Văn bằng bảo hộ tương ứng trong Sổ đăng ký quốc gia.

38.2. Nội dung Phó bản Văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của Văn bằng bảo hộ tương ứng. Nội dung bản cấp lại của Văn bằng bảo hộ/Phó bản Văn bằng bảo hộ thể hiện đầy đủ các thông tin của Văn bằng bảo hộ/Phó bản Văn bằng bảo hộ cấp lần đầu và phải kèm theo chỉ dẫn "Phó bản" hoặc "Bản cấp lại".

38.3. Trong trường hợp Hồ sơ không đáp ứng quy định Điểm 37 Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo từ chối cấp Phó bản hoặc Thông báo từ chối cấp lại Văn bằng bảo hộ, trong đó có nêu rõ lý do.

Mục II. ĐĂNG BẠ QUỐC GIA, CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

39. Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp

39.1. Sổ đăng ký quốc gia (Đăng bạ) về kiểu dáng công nghiệp là Cơ sở dữ liệu chính thức, công khai, thể hiện đầy đủ thông tin về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập của Nhà nước đối với kiểu dáng công nghiệp.

39.2. Đăng bạ bao gồm các mục tương ứng với từng Văn bằng bảo hộ, mỗi mục bao gồm thông tin về Văn bằng bảo hộ (số, ngày cấp Văn bằng bảo hộ; tên đối tượng được bảo hộ, phạm vi (khối lượng) bảo hộ, thời hạn hiệu lực; tên và địa chỉ của chủ Văn bằng bảo hộ, họ tên tác giả; thông tin về Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ (số đơn, ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của Đơn, tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (nếu có); thông tin về việc sửa đổi Văn bằng bảo hộ, tình trạng hiệu lực Văn bằng bảo hộ (duy trì hiệu lực, đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực); chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp; số, ngày cấp và người được cấp Phó bản hoặc cấp lại Văn bằng bảo hộ.

39.3. Đăng bạ do Cục Sở hữu trí tụê lập và lưu giữ dưới dạng giấy, điện tử hoặc các phương tiện khác. Bất kỳ người nào cũng có thể tra cứu Đăng bạ điện tử (nếu có) hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tụê cấp bản sao Đăng bạ (trích sao các mục trong Đăng bạ). Người yêu cầu cấp bản sao Đăng bạ phải nộp phí cấp bản sao.

40. Công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

Mọi Văn bằng bảo hộ đã được cấp đều phải được Cục Sở hữu trí tụê công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong tháng thứ 2 kể từ ngày ra Quyết định. Người nộp Đơn phải nộp lệ phí công bố.

Các thông tin được công bố gồm thông tin ghi trong Quyết định tương ứng; một hoặc một số ảnh chụp hoặc bản vẽ thể hiện kiểu dáng công nghiệp.

Mục III. KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN THỦ TỤC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

41. Người có quyền khiếu nại, đối tượng và thời hiệu khiếu nại

41.1. Người có quyền khiếu nại quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định, trong thời hiệu quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định có quyền tiến hành các thủ tục khiếu nại các Thông báo từ chối chính thức và các Quyết định của Cục Sở hữu trí tụê liên quan tới việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

41.2. Thời hiệu khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định được áp dụng phù hợp với Điều 31 Luật Khiếu nại, Tố cáo là 90 ngày tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được Thông báo, Quyết định của Cục Sở hữu trí tụê về việc từ chối chấp nhận Đơn, việc cấp hoặc từ chối cấp Văn bằng bảo hộ.

42. Hồ sơ khiếu nại

42.1. Yêu cầu chung

Hồ sơ khiếu nại phải đáp ứng yêu cầu về hình thức quy định tại các điểm từ 5.1.a) đến 5.1.e) Thông tư này. Mỗi Hồ sơ khiếu nại đề cập một Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại. Một Hồ sơ khiếu nại cũng có thể đề cập nhiều Quyết định hoặc Thông báo nếu có cùng một nội dung và lý lẽ khiếu nại, với điều kiện người khiếu nại phải nộp phí khiếu nại theo quy định đối với từng Quyết định và Thông báo bị khiếu nại.

42.2. Hồ sơ khiếu nại phải gồm:

a) Tờ khai khiếu nại, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

b) Bản sao Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại;

c) Bản sao Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);

d) Chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại (nếu cần);

e) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

(i)f) Chứng từ nộp phí khiếu nại.

(i)42.3. Chứng cứ là tài liệu (bằng chứng) hoặc hiện vật (vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lý lẽ khiếu nại. Chứng cứ phải đáp ứng yêu các cầu sau:

a) Bằng chứng có thể là tài liệu bằng tiếng nước ngoài với điều kiện phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu;

b) Trong trường hợp bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hoặc của các cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên chủ thể thì phải được Cơ quan Công chứng hoặc của Cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký;

c) Trong trường hợp bằng chứng là các vật mang tin (ấn phẩm, băng hình...) thì tuỳ từng hợp phải chỉ rõ xuất xứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên, hoặc chỉ rõ xuất xứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trên các vật mang tin đó;

d) Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung khiếu nại.

43. Trách nhiệm của người khiếu nại

Người khiếu nại phải bảo đảm sự trung thực trong việc cung cấp chứng cứ và phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc cung cấp chứng cứ không trung thực.

44. Rút Hồ sơ khiếu nại

44.1. Vào bất kỳ thời điểm nào, người khiếu nại có thể gửi văn bản thông báo việc rút Hồ sơ khiếu nại. Nếu việc rút Hồ sơ khiếu nại được thực hiện bởi Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì quyền rút đơn khiếu nại phải được người khiếu nại nêu rõ trong Giấy uỷ quyền.

44.2. Hồ sơ đã rút bị coi như không được nộp. Người khiếu nại không được hoàn trả Hồ sơ và các khoản phí khiếu nại đã nộp.

45. Thụ lý Hồ sơ khiếu nại

45.1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải kiểm tra Hồ sơ theo các yêu cầu về hình thức và ra thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc Hồ sơ khiếu nại có được thụ lý hay không, trong đó ghi nhận ngày thụ lý Hồ sơ hoặc nêu rõ lý do không thụ lý Hồ sơ.

45.2. Hồ sơ khiếu nại không được thụ lý trong các trường hợp sau:

a) Người khiếu nại không có quyền khiếu nại;

b) Hồ sơ khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định;

c) Hồ sơ khiếu nại không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các điểm trên đây.

46. Bên liên quan

46.1. Đối với những Hồ sơ khiếu nại đã thụ lý, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về nội dung khiếu nại cho người có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp (“Bên liên quan”) và ấn định thời hạn để người đó có ý kiến. Thời hạn nêu trên là 2 tháng kể từ ngày ra thông báo.

46.2. Bên liên quan có quyền cung cấp thông tin, chứng cứ biện minh cho lý lẽ của mình.

46.3. Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà Bên liên quan không có ý kiến thì khiếu nại sẽ được giải quyết trên cơ sở ý kiến của người khiếu nại.

47. Quyết định giải quyết khiếu nại

Căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và Bên liên quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra Quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định.

Trước khi ra Quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thông báo cho người khiếu nại và Bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như dự định giải quyết khiếu nại và ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra thông báo để các bên có ý kiến.

Thời gian dành để người khiếu nại và Bên liên quan cung cấp lập luận, chứng cứ theo yêu cầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được coi là thời gian dành cho việc sửa đổi, bổ sung Hồ sơ và không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại.

48. Hiệu lực của Quyết định giải quyết khiếu nại

Bất kỳ thủ tục sở hữu công nghiệp nào phụ thuộc vào kết quả giải quyết khiếu nại cũng chỉ được thực hiện trên cơ sở:

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu người khiếu nại không khiếu nại lần thứ hai hoặc không khởi kiện hành chính; hoặc

Quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ hai hoặc Quyết định của Toà án nếu người khiếu nại tiến hành khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện hành chính.

Mục IV. ĐÌNH CHỈ, HUỶ BỎ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

49. Quyền yêu cầu đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

Trong thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, bất kỳ người nào cũng có quyền yêu cầu đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ theo quy định tại các điều 28, 29 Nghị định theo trình tự, thủ tục quy định tại Mục này.

50. Hồ sơ yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

50.1. Hồ sơ yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải đáp ứng yêu cầu về hình thức quy định tại các điểm từ 5.1.a) đến 5.1.e) Thông tư này.

50.2. Một Hồ sơ có thể yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực nhiều Văn bằng bảo hộ nếu có cùng một lý lẽ, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định đối với từng Văn bằng bảo hộ.

50.3. Hồ sơ yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải gồm:

a) Tờ khai yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

b) Chứng cứ (nếu cần);

c) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

d) Chứng từ nộp lệ phí.

51. Xử lý Hồ sơ yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

51.1. Hồ sơ yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được xử lý theo trình tự giải quyết đơn khiếu nại quy định tại các điểm 45, 46, 47 và 48 Thông tư này.

51.2. Nếu không đồng ý với kết quả xử lý Hồ sơ yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tụê, Người yêu cầu hoặc/và Bên liên quan có quyền khiếu nại Quyết định hoặc Thông báo liên quan theo thủ tục quy định tại các điểm 45, 46, 47 và 48 Thông tư này.

51.3. Nội dung đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp.

51.4. Nếu người yêu cầu đình chỉ hiệu lực là Chủ văn bằng bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ xem xét việc đình chỉ đó có ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba hay không (có hay không tồn tại hợp đồng li-xăng đối tượng liên quan đang có hiệu lực) mà không xử lý Hồ sơ theo thủ tục quy định tại Điểm 51.1 và 51.2 Thông tư này.

Chương 5

SỬA ĐỔI, GIA HẠN HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

Mục I. SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ

52. Quyền yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ

52. Chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tụê ghi nhận mọi sự thay đổi về tên, địa chỉ của Chủ Văn bằng bảo hộ và thay đổi về Chủ Văn bằng bảo hộ (chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, sáp nhập, phân tách, chuyển đổi hình thức pháp lý của cơ sở kinh doanh hoặc theo quyết định của Toà án...). Người thụ hưởng quyền của Chủ văn bằng bảo hộ cũng có quyền yêu cầu ghi nhận thay đổi về Chủ văn bằng bảo hộ.

Người yêu cầu ghi nhận thay đổi tên và địa chỉ, thay đổi về Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ.

53. Đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ

Để được sửa đổi các nội dung trên đây, Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ, gồm:

a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

b) Bản gốc Văn bằng bảo hộ;

c) Tài liệu xác nhận việc thay đổi Chủ Văn bằng bảo hộ (Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Giấy chứng nhận về việc sáp nhập, hợp nhất, phân tách pháp nhân, Quyết định của Toà án...) (trường hợp yêu cầu ghi nhận thay đổi về Chủ Văn bằng bảo hộ);

d) Chứng từ nộp lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ;

e) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).

54. Một yêu cầu sửa đổi nhiều Văn bằng bảo hộ

Một đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ có thể liên quan đến nhiều Văn bằng bảo hộ và có thể hợp nhất với đơn yêu cầu quy định tại các điểm 30.1, 30.2 và 30.4 Thông tư này nếu có cùng nội dung thay đổi, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí cho từng Văn bằng bảo hộ và/hoặc đơn liên quan.

55. Xử lý đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ

Cục Sở hữu trí tuệ xem xét Đơn yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày nhận đơn. Nếu xét thấy đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tụê tiến hành việc sửa đổi Văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố sự thay đổi đó trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp ngược lại Cục Sở hữu trí tụê thông báo cho Người nộp đơn dự định từ chối sửa đổi, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu trong thời hạn đã ấn định người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu và/hoặc không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo chính thức từ chối yêu cầu.

Mục II. GIA HẠN HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

56. Điều kiện gia hạn

Để được gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, trong vòng 6 tháng trước ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực, Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp Hồ sơ yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định trên đây nhưng không được quá 06 tháng tính từ ngày Văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và người yêu cầu gia hạn phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

57. Hồ sơ yêu cầu gia hạn

Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:

a) Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này;

b) Bản gốc Văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Văn bằng bảo hộ);

c) Chứng từ nộp lệ phí gia hạn;

d) Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp Hồ sơ thông qua đại diện).

58. Xử lý Hồ sơ yêu cầu gia hạn

Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét Hồ sơ yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày nhận Hồ sơ. Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định gia hạn, ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của Chủ Văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp nếu đơn không thuộc các trường hợp sau đây:

a) Hồ sơ xin gia hạn không hợp lệ, hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;

(ii)b) Người yêu cầu gia hạn không phải là Chủ Văn bằng bảo hộ tương ứng.

Nếu Hồ sơ thuộc một trong các trường hợp nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 2 tháng để Người yêu cầu sửa chữa thiếu sót và/hoặc phản đối. Nếu trong thời hạn đã ấn định Người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ phải ra thông báo chính thức từ chối gia hạn.

Chương 6

THU, HOÀN PHÍ VÀ LỆ PHÍ; GIA HẠN, ĐOẢN HẠN

59. Thu phí, lệ phí

Khi tiếp nhận Hồ sơ/Đơn hoặc yêu cầu tiến hành bất kỳ thủ tục nào khác, Cục Sở hữu trí tụê phải kiểm tra chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nếu phí, lệ phí chưa được nộp đủ theo quy định, Cục Sở hữu trí tụê lập Phiếu báo thu, trong đó ghi rõ từng khoản và mức phí, lệ phí cần nộp và gửi cho Người nộp Đơn. Với các khoản đã nộp, người nộp phí, lệ phí được cấp 2 liên Biên lai thu phí, lệ phí trong đó ghi rõ từng khoản và mức phí, lệ phí đã nộp, trong đó 1 liên Người nộp Hồ sơ/Đơn phải nộp trong Hồ sơ/Đơn làm chứng từ nộp phí, lệ phí.

60. Hoàn phí, lệ phí

Các khoản phí, lệ phí đã nộp được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ theo yêu cầu của Người nộp phí, lệ phí trong các trường hợp sau:

a) Phí, lệ phí đã nộp vượt mức quy định;

b) Trường hợp quy định tại đoạn thứ hai khoản 2 Điều 32 Nghị định.

61. Hình thức hoàn phí, lệ phí

Người yêu cầu hoàn phí, lệ phí được lựa chọn một trong hai phương thức hoàn: trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tụê hoặc qua cơ quan trung chuyển (bưu điện, ngân hàng...) hoặc chuyển số phí, lệ phí được hoàn sang thành phí, lệ phí của thủ tục khác. Trường hợp hoàn phí, lệ phí qua cơ quan trung chuyển, người được hoàn phí, lệ phí phải chịu chi phí chuyển tiền. Người yêu cầu hoàn phí, lệ phí phải nộp Tờ khai yêu cầu hoàn phí, lệ phí, làm theo mẫu do Cục Sở hữu trí tụê ban hành, trong đó nêu rõ phương thức hoàn phí, lệ phí được lựa chọn.

Trường hợp chấp nhận yêu cầu hoàn phí, lệ phí, Cục Sở hữu trí tụê lập Phiếu báo hoàn, trong đó ghi rõ mức tiền được hoàn và phương thức hoàn, và gửi cho Người yêu cầu. Người được hoàn phí, lệ phí phải ký vào chứng từ hoàn do Cục Sở hữu trí tụê lập.

Trường hợp không chấp nhận yêu cầu hoàn phí, lệ phí Cục Sở hữu trí tụê gửi thông báo cho Người yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

62. Gia hạn

Ngoài các thời hạn mà pháp luật quy định rõ là được phép gia hạn, các thời hạn do Cục Sở hữu trí tụê ấn định dành cho việc sửa đổi, bổ sung tài liệu và phản bác ý kiến, dự định của Cục Sở hữu trí tụê có thể được gia hạn 1 lần, bằng đúng thời hạn đó theo yêu cầu của người tiến hành thủ tục liên quan, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí gia hạn (phí xem xét hồ sơ sau thời hạn).

63. Đoản hạn

Người tiến hành các thủ tục sở hữu công nghiệp trước Cục Sở hữu trí tụê và cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các cơ quan đó thực hiện thủ tục trước thời hạn quy định với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí xem xét hồ sơ trước thời hạn.

Tuỳ theo khả năng và điều kiện cụ thể, Cục Sở hữu trí tuệ và cơ quan có thẩm quyền có thể chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu thực hiện thủ tục trước thời hạn quy định.

Chương 7

CÁC QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

64. Trách nhiệm của người thi hành công vụ về sở hữu công nghiệp

64.1. Cán bộ, công chức hoặc người làm việc theo hợp đồng của Cục Sở hữu trí tuệ và các cơ quan có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực hiện các thủ tục quy định tại Thông tư này (sau đây gọi là Người thi hành công vụ về sở hữu công nghiệp) có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến công việc mà mình thực hiện.

64.2. Người thi hành công vụ về sở hữu công nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức và Bộ luật Lao động.

64.3. Người thi hành công vụ về sở hữu công nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 47/CP ngày 3/5/1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra.

65. Khiếu nại

Ngoài các Quyết định, Thông báo liên quan đến thủ tục xác lập quyền, người tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp quy định tại Thông tư này có quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện các Quyết định, Thông báo khác của Cục Sở hữu trí tụê và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính.

Trình tự và thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 27 Nghị định và các điểm 45, 46, 47 và 48 Thông tư này cũng áp dụng cho việc khiếu nại các Quyết định, Thông báo nêu trên, với những sửa đổi thích hợp.

66. Quy chế về Đơn và trình tự tiến hành các thủ tục đăng kiểu dáng công nghiệp

Quy chế về Đơn và trình tự tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp phù hợp với các quy định tại Nghị định và Thông tư này sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại một văn bản khác.

67. Thi hành

Thông tư này thay thế các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp trong Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

 

Bùi Mạnh Hải

(Đã ký)

 

 

MẪU SỐ 01

 

TỜ KHAI

YÊU CẦU CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

384 - 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người ký tên dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

DẤU NHẬN ĐƠN VÀ SỐ ĐƠN

 

Ê SỐ HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT ĐƠN

 

Ë TÊN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

 

— Kiểu dáng cần bảo hộ là phương án bổ sung của kiểu dáng trong đơn số:

nộp ngày:

Phân loại quốc tế KDCN

 

Ì

NGƯỜI NỘP ĐƠN

Mã số:

Tên đầy đủ:

Địa chỉ: Điện thoại:

Fax:

Địa chỉ liên hệ (nếu cần): E-mail:

— Người nộp đơn này đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp

— Ngoài ra, còn có Người nộp đơn khác (khai tại trang bổ sung)

Í

ĐẠI DIỆN

Mã số:

Tên:

Địa chỉ: Điện thoại:

Î

TÁ C GIẢ

Họ tên:

Quốc tịch:

Địa chỉ:

— Tác giả này là người nộp đơn ghi ở ô số Ì

— Ngoài ra còn có tác giả khác (khai tại trang bổ sung)

(11) NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Trong trang này và các trang sau, đánh dấu "X" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các khung vuông là phù hợp

Ï YÊU CẦU QUYỀN ƯU TIÊN

Các chỉ dẫn liên quan đến quyền ưu tiên

— Theo đơn nộp sớm hơn

— Theo đối tượng được trưng bầy tại triển lãm

Căn cứ để Người nộp đơn yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên là:

— Công ước Paris

— Thoả thuận khác, cụ thể là:

Số đơn (hoặc tên triển lãm)

 

 

 Ngày nộp đơn (hoặc ngày triển lãm)

 

Nước nộp đơn (hoặc nước triển lãm)

 

Ò

PHÍ, LỆ PHÍ

— Lệ phí nộp đơn:

— Lệ phí công bố đơn:

— Lệ phí công bố ảnh từ thứ 2 trở lên:

— Phí xét nghiệm nội dung:

— Lệ phí cho phương án từ thứ 2 trở lên:

— Lệ phí xin hưởng quyền ưu tiên:

— Phí xét nghiệm nhanh:

 

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua Bưu điện hoặc chuyển khoản):

Ó CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN

— Tờ khai, gồm trang

— Bản mô tả bằng tiếng gồm trang

— Bộ bản vẽ/ảnh chụp, gồm ảnh x bản

— Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá trên KDCN, gồm trang

— Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên, gồm bản

— Giấy uỷ quyền

— bản gốc

— bản sao (— bản gốc sẽ nộp sau

— — bản gốc đã nộp theo Đơn số: )

— Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn

— Chứng từ phí, lệ phí

— Tài liệu khác, cụ thể là:

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU

—

—

—

—

 

—

—

—

—

—

—

—

 

(11) Khai tại

 Ngày tháng năm

Họ tên, chữ ký của Người khai và con dấu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

01 - Trang bổ sung số:

 

Ì

NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN KHÁC

 

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

— Người nộp đơn này đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

— Người nộp đơn này đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

— Người nộp đơn này đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp

Î

CÁC TÁC GIẢ KHÁC

Họ tên:

Quốc tịch:

Địa chỉ:

Họ tên:

Quốc tịch:

Địa chỉ:

Họ tên:

Quốc tịch:

Địa chỉ:

Họ tên:

Quốc tịch:

Địa chỉ:

 (11) NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

 

 

 

 

Còn... trang bổ sung

MẪU SỐ 02

 

YÊU CẦU

SỬA ĐỔI ĐƠN/VĂN BẰNG BẢO HỘ

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

384 - 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người ký tên dưới đây đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc sửa đổi Đơn/Văn bằng bảo hộ

DẤU BIÊN NHẬN VÀ SỐ BIÊN NHẬN

 

Ê SỐ HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT HỒ SƠ

 

Ë

NGƯỜI YÊU CẦU

Mã số:

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Địa chỉ liên hệ (nếu cần): E-mail:

Ì

ĐẠI DIỆN

Mã số:

Tên:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Í ĐƠN/VĂN BẰNG BẢO HỘ CẦN SỬA ĐỔI

— Đơn kiểu dáng công nghiệp

Số Đơn:

 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Số Văn bằng:

Î NỘI DUNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI

— Đề nghị ghi nhận thay đổi về Người nộp đơn/Chủ Văn bằng

— Tên:

— Địa chỉ:

— Người nộp đơn/Chủ Văn bằng:

— Chuyển giao Đơn

— Chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, sáp nhập, phân tách...

— Đề nghị sửa đổi nội dung Đơn (khai tại trang bổ sung)

Ñ NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Trong trang này và các trang sau, đánh dấu "5" vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp

Ï

PHÍ, LỆ PHÍ

— Lệ phí sửa đổi Đơn/Văn bằng: — Phí xem xét nhanh:

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là :

Số chứng từ (trường hợp nộp qua Bưu điện hoặc chuyển khoản):

Ð TÀI LIỆU KÈM THEO

— Bản gốc Văn bằng bảo hộ

— Chứng từ xác nhận sự hợp pháp của việc sửa đổi

Bản tiếng... , gồm... trang

Bản dịch ra tiếng Việt, gồm... trang

— Giấy uỷ quyền

— Bản gốc

— Bản sao (— Bản gốc sẽ nộp sau

— Bản gốc đã nộp theo Đơn số:)

— Chứng từ nộp phí, lệ phí

— Tài liệu khác, cụ thể là:

KIỂM TRA DANH MỤC
TÀI LIỆU

—

—

—

 

 

—

—

—

—

 

 

 

 

 

 Ñ Khai tại

 Ngày tháng năm

 Họ tên, chữ ký của Người khai và con dấu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

02 - Trang bổ sung số:

1. Sửa đổi nội dung Đơn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn... trang bổ sung

 

MẪU SỐ 03

YÊU CẦU

CẤP PHÓ BẢN/CẤP LẠI VĂN BẰNG BẢO HỘ

 

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

384 – 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người ký tên dưới đây đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp Phó bản/cấp lại Văn bằng bảo hộ

DẤU BIÊN NHẬN, SỐ BIÊN NHẬN

 

SỐ HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT HỒ SƠ

·

NGƯỜI YÊU CẦU

Mã số:

 Tên đầy đủ:

 

Địa chỉ:  Điện thoại:

Fax:

Địa chỉ liên hệ (nếu cần): E-mail:

¸

ĐẠI DIỆN

Mã số:

 

Tên:

 

Địa chỉ:  Điện thoại:

 ¹ VĂN BẰNG BẢO HỘ

 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Số Văn bằng:

NỘI DUNG YÊU CẦU

 Cấp Phó bản Văn bằng (cho chủ sở hữu chung)

Cấp lại Văn bằng (Số lần đã được cấp:)

Cấp lại Phó bản Văn bằng (Phó bản số: Số lần đã được cấp: )

Lý do xin cấp lại: Văn bằng bị mất

Văn bằng bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ...)

½ NGƯỜI KHAI
KÝ TÊN

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Trong trang này và trang sau, đánh dấu “X” vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp


» PHÍ, LỆ PHÍ

 

Lệ phí cấp Phó bản/cấp lại Văn bằng:

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua Bưu điện hoặc chuyển khoản):

¼ TÀI LIỆU KÈM THEO

Văn bản giải trình lý do khiến Văn bằng bị mất

Bản gốc Văn bằng bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ...)

Giấy uỷ quyền:

Bản gốc

Bản sao ( Bản gốc sẽ nộp sau

bản gốc đã nộp trong Đơn số: …

Chứng từ nộp phí, lệ phí

KIỂM TRA DANH MỤC
TÀI LIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

½ Khai tại

Ngày tháng năm

Họ tên, chữ ký của Người khai và con dấu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MẪU SỐ 4

 

TỜ KHAI

KHIẾU NẠI

 

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

384 - 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người ký tên dưới đây khiếu nại Cục Sở hữu trí tuệ

DẤU BIÊN NHẬN VÀ SỐ BIÊN NHẬN

 

 

 

SỐ HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT HỒ SƠ

Ë

ĐỐI TƯỢNG KHIẾU NẠI

Đối tượng khiếu nại là quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ liên quan tới:

— Đơn kiểu dáng công nghiệp

Số Đơn:

— Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Số Văn bằng:

Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ bị khiếu nại được thể hiện tại:

— Quyết định số:… , ngày… — Thông báo số:… , ngày…

Ì

NGƯỜI KHIẾU NẠI

Tên đầy đủ:

Địa chỉ: Điện thoại:

Fax:

Địa chỉ liên hệ (nếu cần): Email:

¹

ĐẠI DIỆN

Mã số:

Tên :

 

Địa chỉ:  Điện thoại:

º

PHÍ

¼ NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

— Phí khiếu nại: — Phí xem xét nhanh:

Tổng số phí đã nộp:

Số chứng từ (nếu nộp qua Bưu điện hoặc chuyển khoản):

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Trong trang này và trang sau, đánh dấu “X” vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp

» TÀI LIỆU KÈM THEO

— Bản thuyết minh về căn cứ, lý do, lý lẽ khiếu nại, gồm… trang

— Giấy uỷ quyền:

— bản chính

— bản sao ( — bản chính sẽ nộp sau

 — bản chính đã nộp theo Đơn số:)

— Chứng từ nộp phí

— Tài liệu khác gồm … tài liệu, cụ thể:

 

KIỂM TRA DANH MỤC
TÀI LIỆU

—

—

—

—

 

—

—

¼ Khai tại:

 Ngày tháng năm

 Họ tên, chữ ký của Người khiếu nại và con dấu (nếu có)

 

 

 

MẪU SỐ 5

 

TỜ KHAI

YÊU CẦU ĐÌNH CHỈ/HUỶ BỎ
HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

384 - 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Người ký tên dưới đây đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

DẤU BIÊN NHẬN, SỐ BIÊN NHẬN

 

SỐ HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT HỒ SƠ

 

 

 

· NGƯỜI YÊU CẦU

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:  Điện thoại:

Fax:

Địa chỉ liên hệ (nếu cần): E-mail:

¸

ĐẠI DIỆN

Mã số:

 Tên:

Địa chỉ:  Điện thoại:

 ¹ VĂN BẰNG BẢO HỘ

 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Số Văn bằng:

º NỘI DUNG YÊU CẦU

Đề nghị:  Đình chỉ hiệu lực Văn bằng

 Huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng

Lý do:

 

½ NGƯỜI KHAI KÝ TÊN

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Trong trang này và trang sau, đánh dấu “X” vào ô vuông nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp

» PHÍ, LỆ PHÍ

 Lệ phí yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ Văn bằng: Phí xem xét nhanh:

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua Bưu điện hoặc chuyển khoản):

¼ TÀI LIỆU KÈM THEO

 Bản thuyết minh lý do yêu cầu

 Giấy uỷ quyền:

 bản gốc

 bản sao (— bản gốc sẽ nộp sau

 — bản gốc đã nộp theo đơn số:)

 Chứng từ nộp phí, lệ phí

 Tài liệu khác gồm … tài liệu, cụ thể:

KIỂM TRA DANH MỤC
TÀI LIỆU

 

 

 

 

 

 

 

 

½ Khai tại

 Ngày… tháng… năm...

 Họ tên, chữ ký của Người khai và con dấu (nếu có)

 

MẪU SỐ 06

YÊU CẦU

TRA CỨU KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

384 - 386 Nguyễn Trãi, Hà nội

Người ký tên dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ nghiệp tra cứu kiểu dáng công nghiệp

DẤU BIÊN NHẬN VÀ
SỐ BIÊN NHẬN

 

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP CẦN TRA CỨU

Tên kiểu dáng công nghiệp

 

Phân loại quốc tế KDCN

 

MỤC ĐÍCH TRA CỨU

 — Chuẩn bị nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ — Nghiên cứu

 — Xét nghiệm đơn KDCN, Số đơn: — Marketing

NGƯỜI YÊU CẦU

Mã số:

Tên đầy đủ:

Địa chỉ : Điện thoại:

Fax:

Địa chỉ liên hệ (nếu cần)  E-mail:

PHÍ

Phí tra cứu đã nộp kèm theo:

Số chứng từ (trường hợp nộp qua Bưu điện hoặc chuyển khoản):

 TÀI LIỆU KÈM THEO

ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp: ảnh x 2 bộ

Bản vẽ kiểu dáng công nghiệp: bản x 2 bộ

Chứng từ nộp phí:

Ngày tháng năm
Họ tên, chữ ký của Người yêu cầu và con dấu (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích: Đánh dấu "X" vào khung vuông — nếu các thông tin ghi sau các khung vuông là phù

 

MẪU SỐ 07

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

BẰNG ĐỘC QUYỀN

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Số:

Tên Kiểu dáng:

Chủ Bằng độc quyền:

Tác giả:

Số đơn:

Ngày nộp đơn:

Số phương án: Số ảnh:

Cấp theo Quyết định số: ngày:

Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn).

  

CỤC TRƯỞNGCỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 

 


 


MẪU SỐ 08

 

Oval: (Quốc huy)
 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 

 

BẰNG ĐỘC QUYỀN

KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Số:

Tên Kiểu dáng:

Chủ Bằng độc quyền:

Tác giả:

Số đơn:

Ngày nộp đơn:  

Số phương án: Số ảnh:

Cấp theo Quyết định số: ngày:

Có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn (có thể gia hạn).

  

CỤC TRƯỞNG CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 29/2003/TT-BKHCN

Hanoi, November 05, 2003

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS WITH RESPECT TO INDUSTRIAL DESIGNS

Pursuant to Decree No. 54/2003/ND-CP of the Government dated 19 May 2003 on the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Science & Technology;
Pursuant to Decree No. 63-CP of the Government dated 24 October 1996 as amended by Decree No. 06/2001/ND-CP of the Government dated 1 February 2001 providing detailed regulations on industrial property;
The Ministry of Science & Technology hereby provides guidelines for conducting procedures on formulation, submission and examination of applications for certificates of protection with respect to industrial designs; and for procedures on issuance, amendment, extension, suspension and rescission of validity of certificates of protection with respect to industrial designs
.

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

1. Interpretation of terms:

1.1 In this Circular the following terms shall be construed as follows:

(a) "Decree" refers to Decree No. 63-CP of the Government dated 24 October 1996 as amended by Decree No. 06/2001/ND-CP of the Government dated 1 February 2001 providing detailed regulations on industrial property;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) "Applicant" means the underwriter in whose name the Application is submitted;

(d) "Procedures for registration of an industrial design" means procedures for establishment of industrial ownership of an industrial design and other related procedures.

1.2 Other terms shall have the same meanings as in the Decree.

2. Certification of documents:

2.1 Certification of original documents:

During the process of conducting procedures for registration of an industrial design, all original documents of a transaction must be certified by the underwriter which gives its name to such document in accordance with the following provisions:

(a) If the underwriter who gives his/her name to the document is an individual, the document must bear the full name and signature of such individual or of the authorized representative of such individual;

(b) If the underwriter who gives its name to the document is an organization required to use a seal, then the signature of the authorized representative of the underwriter must be sealed.

2.2 Certification of copies:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) A document shall be recognized as a true copy of the original where such copy is certified as a true copy by one of the following bodies: Public notary, people's committee or competent authority, underwriter (all the underwriters) giving its/their name to the original document or the proxy of the underwriter/ underwriters. If the copy consists of many pages, each page must be certified or the pages must be affixed with overlapping seals.

2.3 Certification of translations:

(a) All Vietnamese translations of documents must be certified to be correctly translated from the original as stipulated in clause (b) below before they shall be permitted to be used as official documents when conducting procedures for registration of an industrial design;

(b) Certification of translations may be carried out by one of the following methods:

- Notarization;

- Certification by the underwriter (all underwriters) giving its/their name to the original document or by the proxy of the said underwriter/s;

- Recognition by the same body authorized to use the translation during the process of conducting the relevant procedures.

3. Persons conducting procedures for registration of an industrial design in the name of the underwriter:

3.1 Only the persons stipulated in clauses 3.2 and 3.3 below shall be permitted to conduct procedures in the name of the underwriter for registration of an industrial design with the National Office of Industrial Property and other authorized bodies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2 Where underwriters are entitled to directly file applications and conduct the related procedures stipulated in articles 15.2 and 15.3(a) of the Decree, the following persons shall be permitted to conduct procedures in the name of an underwriter to carry out the work stipulated in clause 3.1 of this Circular:

(a) The individual or the legal representative of the individual (if the underwriter is an individual);

(b) The legal representative of the underwriter; an individual who is a member of the underwriter and entrusted with representation by the legal representative of the underwriter; the head of the representative office or branch of the underwriter entrusted with representation by the legal representative of the underwriter (applicable to an underwriter which is a legal entity or to other underwriters);

(c) The head of a representative office in Vietnam of a foreign underwriter entrusted with representation by that underwriter; the legal representative of an enterprise with one hundred (100) per cent foreign owned capital established in Vietnam of a foreign underwriter entrusted with representation by that underwriter;

(d) Any person satisfying one of the conditions stated in clauses (a), (b) and (c) above who is one of the individuals or one of the legal entities or other underwriters if the underwriter consists of multiple individuals, legal entities or other underwriters and if that person is entrusted with representation by all individuals, legal entities or other underwriters.

3.3 Where underwriters are only entitled to file applications and conduct related procedures through an authorized industrial property representative service organization as stipulated in article 15.3(b) of the Decree, as well as where other underwriters conduct the above mentioned procedures through an authorized industrial property representative service organization, only the legal representative or the proxy pursuant to a power of attorney of the industrial property representative service organization which has power of attorney from the underwriter shall be permitted to carry out the work stipulated in clause 3.1 of this Circular.

4. Authorization for implementation of procedures for registration of an industrial design:

4.1 The provision of authorization and the exercise of authorization to conduct procedures for registration of an industrial design must comply with the provisions on civil contracts and on contracts of authorization in the Civil Code and with the provisions in this Circular.

4.2 Authorizations for implementation of procedures for registration of an industrial design shall be made in writing (power of attorney) and shall include the following main particulars:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Full name and address of authorized party;

(c) Scope of authorization (tasks to be implemented by authorized party in the name of authorizing party);

(d) Date on which power of attorney is granted;

(e) Signature and/or seal of the party granting the power of attorney;

(f) Duration of authorization.

If a power of attorney does not specify any duration of authorization it shall be deemed to be valid for an indefinite term and its validity shall only be terminated when the authorizing party makes a declaration of termination of authorization.

4.3 The authorized party must be an individual entitled to implement the procedures for registration of an industrial design as stipulated in clause 3.2 of this Circular, or an industrial property representative service organization.

4.4 The authorized party must submit the original power of attorney when conducting the procedures for registration of an industrial design. All adjustments to the scope of authorization and early termination of authorization shall be notified in writing to the National Office of Industrial Property and other authorized bodies, and shall only take effect as from the date the body receives such notice.

4.5 If the scope of authorization in a power of attorney includes tasks relating to a number of different procedures and the original power of attorney has already been submitted to the National Office of Industrial Property, then when carrying out subsequent procedures the authorized party must specify the number and date of the application file which contained the original power of attorney.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPLICATIONS AND DEALING WITH APPLICATIONS

Section I: APPLICATIONS

5. Requirements on the form of applications:

5.1 Applications shall satisfy the following formal requirements:

(a) All application documents must be prepared in Vietnamese, except for those which may be in other languages pursuant to clauses 5.2 and 5.3 of this Circular;

(b) All application documents must be presented in portrait orientation (although pictures of drawings and photos of an industrial design may be presented in landscape [i.e. A3] orientation) on single-sided paper of A4 size (210mm x 297mm) with twenty (20) millimeter wide margins from each of the four edges, except for supporting documents the originals of which are not included in the Application.

(c) For documents required to be prepared in accordance with stipulated sample forms, it shall be mandatory to use such forms and to complete the appropriate items in the forms;

(d) For documents consisting of more than one page, each page shall be numbered consecutively using Arabic numbers;

(e) Documents must be typed or printed clearly and neatly in non-fading ink without any erasure or correction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(g) An Application may enclose subsidiary data being an object containing an electronic file of some or all of the contents of the Application documents, presented in accordance with the regulations of the National Office of Industrial Property on the form of data.

5.2 The following documents may be prepared in languages other than Vietnamese but must be translated into Vietnamese:

(a) Power of attorney;

(b) Document certifying the lawful right to file an Application if the Applicant is the beneficiary of a right to file the application from another person (certificate of inheritance, certificate or agreement of transfer of right to file the application including transfer of an application already filed, contract for work assignment or labour agreement, and so forth);

(c) Documents evidencing basis of entitlement to priority right (certification from the body which received the application in the case of a copy application or first applications; certificate of exhibition display, and so forth; certificate of transfer of priority right if such right was received from another person).

5.3 The following documents may be prepared in languages other than Vietnamese but must be translated into Vietnamese if the National Office of Industrial Property so requires:

(a) Copy first application as evidence of the basis of entitlement to priority right;

(b) Other documents which support the Application.

6. Requirements on the content of Applications:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Each Application may only request issuance of a Certificate of exclusive right to one industrial design for one product or one set of products and may include a number of different plans of that industrial design.

An Applicant may request protection in different Applications of different plans of one industrial design, on condition that all subsequently filed Applications must record instructions that the industrial design is a plan of the industrial design in the previously filed Application, and the number and filing date of the previously filed Application must also be recorded. If the said instructions are missing, the industrial design in any subsequently filed Application shall be deemed not to be new because it is not basically different from the industrial design/s in the previously filed Application/s. If the said instructions are provided, the Applicant shall be issued with only one Certificate of protection which shall include all the plans of the industrial design which were stated in the relevant Applications.

In this clause, the following words shall be construed as follows:

- Product means an object, instrument, item of equipment or a facility and so forth which is produced by industrial or handicraft methods, and with a clear structure and function and which can circulate independently;

- Set of products means a collection of from two or more independent products normally used together or aimed at together achieving the one objective;

- Different plans of the one industrial design means versions of an industrial design expressed in the one product or set of products and not basically different from each other.

6.2 Applications must include the following documents:

(a) Declaration requesting issuance of a certificate of exclusive right to an industrial design, prepared in accordance with the sample form (Declaration) in the appendix to this Circular;

(b) Description of the industrial design (hereinafter referred to as the Description);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(d) Power of attorney (if the application is filed by a representative);

(e) Copy of first application or first applications or document certifying the exhibition display if the Application requests enjoyment of priority right in accordance with an international treaty;

(f) Voucher proving payment of application filing fee, application declaration fee and fee on request for enjoyment of priority right (if any such request), fee for examination of contents and fee for classification of the industrial design (if the Applicant has not made the classification).

6.3 The documents listed in clause 6.2 above shall be submitted at the same time. The following particular documents may be submitted within three months of the filing of an Application:

(a) The Vietnamese translation of the document listed in clause 6.2(b) where the English version of such document was included in the Application;

(b) The original of the document listed in clause 6.2(d), including the Vietnamese translation, where a copy document was included in the Application;

(c) The original of the document listed in clause 6.2(e), including the Vietnamese translation, where the National Office of Industrial Property so requires.

6.4 If there are grounds for doubting the reliability of information in the Application, the National Office of Industrial Property shall have the right to require the Applicant to file, within one month of the date of such requirement, documents verifying such information, and in particular:

(a) Documents verifying the lawful right to file an Application if the Applicant has received the right to file the Application from another person (certificate of right of inheritance, certificate or agreement of transfer of right to file the Application; contract for work assignment or labour agreement, and so forth);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.5 The Declaration shall specify the index for classification of the industrial design to be protected in accordance with the international index for classification of industrial designs (in accordance with the Locarno Agreement). If the Applicant has not made a classification or has made an inaccurate classification then the National Office of Industrial Property shall make a classification and the Applicant shall pay a fee for classification services.

6.6 The Description:

(a) The Description shall include the following contents:

- Name of products bearing the industrial design;

- Field in which the products bearing the industrial design is used;

- The closest known industrial designs which are not very different from the industrial design for which protection is requested;

- List of photos or drawings;

- Descriptive section of the industrial design (hereinafter referred to as the Descriptive section);

- Request for protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the industrial design which needs to be protected includes a number of plans then the Descriptive section must present them fully and show their basic differences from each other.

If the industrial design which needs to be protected is an industrial design for a set of products, the Descriptive section must fully present the design for each product within that set.

(c) The Request for protection shall be used to determine the scope (quantity) of protection of the industrial design. The Request for protection must present clearly the shaping features which have been created and which need to be protected, namely the features which are new and which are different from other known industrial designs.

The shaping features which have been created and which need to be protected shall be presented in the following order: the cubic features and/or the linear features and/or the correlation between the above-mentioned features and/or colours (if any).

6.7 The sets of photos or drawings must fully express the shaping features of the industrial design in conformity with the Descriptive section and the Request for protection, and shall comply with the following provisions:

(a) The photos and drawings must be clear and distinct, not mixing the products bearing the industrial design to be protected with other products.

(b) All photos and drawings shall be prepared to the same scale. The dimensions of each photo or drawing shall not be less than ninety (90) millimetres by (x) one hundred and twenty (120) millimetres and shall not exceed two hundred and ten (210) millimetres by (x) two hundred and ninety seven (297) millimetres.

(c) Each photo or drawing must be presented on or attached to white paper of A4 size (210mm x 297mm) and pages must be numbered consecutively for compliance with the provisions in clause 6.6(a) above.

(d) The photos or drawings must contain an image of the perspective of the products bearing the industrial design for which protection is requested.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(f) Each plan/project of the industrial design for which protection is requested must have a photo or drawing showing the features which are different from basic plans.

(g) With respect to products which have a cover or which can be closed (such as cabinets, suitcases and so forth), there must be an image of the product when it is open.

(h) With respect to a set of products, there must also be an image of the perspective of the set of products as well as of the elevation of each product in the set.

6.8 The National Office of Industrial Property shall provide detailed guidelines on the Description and on the set of photos/drawings of industrial designs.

Section 2: FILING AND ACCEPTING APPLICATIONS

7. Filing applications:

Applications may be filed at the National Office of Industrial Property or at any other locations for receipt of Applications established by the National Office of Industrial Property. Applications may also be sent by registered post to the above locations.

8. Accepting applications:

8.1 After receiving an Application, the National Office of Industrial Property shall carry out the following:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) Note any differences between the list of documents stated in the Declaration and the actual number of documents in the Application;

(c) Carry out preliminary examination of the Application to make a conclusion on acceptance or rejection in accordance with clause 8.2 below, and if the Application is accepted then seal the Declaration with certification of the date of filing of the Application;

(d) Issue the Applicant with a receipt for the application sealed with certification of the date of filing of the application, the number of the application and the result of checking the list of documents, the receipt to bear the full name and signature of the staff member accepting the Application.

8.2 The National Office of Industrial Property shall not accept an Application which lacks one of the following mandatory documents:

(a) Declaration containing information being the name and address of the applicant;

(b) Description containing Request for protection;

(c) Set of photos or drawings on the industrial design;

(d) Voucher proving payment of application filing fee.

8.3 In a case where an Application is not accepted, the National Office of Industrial Property shall, within a time-limit of 15 days from the date of receipt of the Application, notify the applicant in writing of the reasons therefore and fix a time-limit of 2 months from the date of the notice for the Applicant to rectify deficiencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In a case where an Application is not accepted, the National Office of Industrial Property need not return the Application documents to the Applicant, but shall refund fees paid in accordance with the procedures on refund of fees set out in this Circular.

Section 3: EXAMINATION OF FORM OF APPLICATIONS

9. Objective and contents of examination of form:

Examination of the form of an Application means an inspection of compliance with the provisions on the form of an Application in order to reach a conclusion on whether or not the Application is deemed proper.

A proper Application shall be considered for acceptance and an improper Application shall be refused (not considered for acceptance).

10. Proper Application:

10.1 An Application shall be deemed proper if it does not fall within one of the following cases:

(a) The application is prepared in languages other than Vietnamese, except for the cases stipulated in clauses 5.2 and 5.3 of this Circular;

(b) There is insufficient information in the Declaration about the author, the Applicant or the representative, or the Applicant or representative has not signed and/or sealed [the Declaration];

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(d) The Application is filed inconsistently with the provisions in article 15 of the Decree;

(e) The Applicant fails, within the time-limit stipulated in clause 6.2 of this Circular, to submit the Vietnamese version of the Description which was prepared in English;

(f) The power of attorney is not filed within the time-limit stipulated in clause 6.2 of this Circular;

(g) The Application has the deficiencies stipulated in clause 11 below which affect its validity, and the Applicant fails to rectify or satisfactorily rectify the deficiencies despite a request from the National Office of Industrial Property to do so;

(h) There are grounds for immediate confirmation that the object stated in the Application is clearly an object not to be protected by the State as stipulated in article 787 of the Civil Code and in article 5.3 of the Decree.

10.2 With respect to an Application with a number of objects, if the Application falls within the cases stipulated in clauses 10.1(h), 11.1(a), 11.1(b) and 11.1(e) of this Circular and the deficiencies do not relate to all the objects in the Application then it shall be deemed partially improper (applicable to the deficient objects) but proper with respect to the remaining objects.

11. Dealing with deficiencies of Applications at the stage of examination of form:

11.1 The National Office of Industrial Property shall notify the Applicant if the Application has the following deficiencies:

(a) There are insufficient copies of any one type of mandatory document.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(c) The application fails to satisfy the requirements on the form of presentation;

(d) The information about the Applicant in different documents is inconsistent or has been erased or has not been correctly certified in accordance with the regulations;

(e) The fees prescribed in clause 6.2(f) above have not been paid in full.

11.2 The Applicant must rectify these deficiencies within a time-limit of 2 months from the date of the notice.

12. Determination of the date of filing an application:

The date of filing an Application shall be the date on which the Application reached the National Office of Industrial Property as indicated by the receipt seal on the Declaration.

13. Determination of priority date:

13.1 If an Application does not include a request for priority right, or if an Application contains a request for priority right but the National Office of Industrial Property does not approve the request, the priority date shall be the date of filing the Application.

13.2 If an Application includes a request for priority right, the priority date (or priority dates) shall be the date stated in the above-mentioned request and approved by the National Office of Industrial Property.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If an Application is deemed proper, the National Office of Industrial Property shall send the applicant a notice approving the Application as proper. The notice shall specify the name and address of the Applicant, the name of the industrial property representative service organization (if the application is filed through such organization), the name of the object stated in the Application, the date of filing the application and the number of the application, and the priority date of the Application. The notice shall also specify reasons if a request for priority right is not approved.

15. Refusal to approve an Application:

If an Application is deemed improper, the National Office of Industrial Property shall send the applicant a notice of intention to refuse approval of the application. The notice shall specify the deficiencies which result in the Application being deemed improper, and shall fix a time-limit of 2 months from the date of the notice for the Applicant to provide its opinion on the intention to refuse approval of the Application.

If the Applicant does not provide an opinion on the intention to refuse approval of the application or provides an unmeritorious opinion, the National Office of Industrial Property shall issue an official notice of refusal to approve the application and on the request of the Applicant shall refund all fees paid after the examination of form.

16. Time-limit for examination of form of Applications:

16.1 The time-limit for examination of form shall be one month from the date of filing an application. In the case of an Application where additional documents as stipulated in clause 6.3 of this Circular are filed, the time-limit for examination of form shall be one month calculated from the date of filing such additional documents.

16.2 If during the course of examination of form of an Application the Applicant, either on its own initiative or at the request of the National Office of Industrial Property, amends or supplements documents, the time-limit for examination of form shall extend an extra 15 days. If an Application is amended or supplemented at the request of the National Office of Industrial Property, the period which was reserved for the Applicant to amend or supplement documents shall not be included in the time-limit for examination of form.

Section 4: ANNOUNCEMENT OF APPLICATIONS

17. Announcement of proper Applications:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18. Time-limit for announcement of Applications:

Applications shall be announced in the second month from the date they are approved as proper.

19. Contents of announcements of Applications:

The information relating to proper Applications to be announced in the Official Gazette shall comprise: all information about a proper Application set out in the Notice of approval of the application as proper, information about transfer of an Application, information about division of an Application and so forth, and one or more photos or drawings of the industrial design.

20. Access to detailed information about proper Applications:

Any person may have access to detailed information about the nature of objects stated in Applications, or may request the National Office of Industrial Property to supply such information and the person making the request shall pay a fee in accordance with the regulations.

Section 5: EXAMINATION OF CONTENTS OF APPLICATIONS

21. Purpose of examination of contents:

The purpose of examination of the contents of an Application shall be to evaluate the possibility of protection of the object stated in the Application in accordance with protection criteria and to determine the respective scope (quantity) of protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

22.1 When conducting an examination of contents, the National Office of Industrial Property shall refer to information in the minimum information sources stipulated in clause 33.2 of this Circular in order to make comparisons and assess the object stated in an Application in accordance with protection criteria.

22.2 When conducting an examination of contents of an Application with priority right, the National Office of Industrial Property may use results of information from references and results of examination of the corresponding Application filed overseas. The applicant may provide the National Office of Industrial Property with the following information to assist an examination of contents:

(a) Results of information from references or of examination of the Application filed overseas for the object stated in an Application;

(b) Copy Patent or other Certificate of protection already issued on the basis of the Application filed overseas for the object stated in the Application;

23. Consideration of opinion of third parties:

During the process of conducting an examination of contents of an Application, the National Office of Industrial Property must consider the opinion of third parties (if any) which support or oppose the issuance of a Certificate of protection. The National Office of Industrial Property must notify any third party of whether or not the third party's opinion is accepted, and must specify reasons if the opinion is not accepted.

24. Requests to correct formal deficiencies and to explain contents of Applications:

24.1 During the process of conducting an examination of contents of an Application, the National Office of Industrial Property shall have the right to require the Applicant to explain contents of Application documents or to correct formal deficiencies of the Application. If the Applicant fails to satisfy the request, the Application shall be deemed to have been withdrawn and consideration of the Application shall discontinue.

24.2 The National Office of Industrial Property shall not require the Applicant to provide information beyond the scope of the nature of the object stated in the Application, and in particular shall not require the provision of information which the Applicant wishes to remain confidential.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

25. Suspension of examination of contents:

25.1 An examination of contents shall be suspended in the following circumstances:

(a) The Application does not clearly express the nature of the object: the documents concerning the nature of the object such as the Description, Request for protection and the Drawings (or photos) lack information to the extent that it is impossible to define the nature of the object, or the information about the nature of the object is inconsistent to the extent that it is impossible to define the object;

(b) The object is inconsistent with the request for issuance of a patent for an industrial design, or the object is an object which is not protected by the State as stipulated in article 787 of the Civil Code and in article 5.3 of the Decree;

(c) The Applicant requests suspension of examination of contents or provides a declaration of withdrawal of the Application.

25.2 The National Office of Industrial Property must notify an Applicant of any suspension of examination of contents and the reasons for such suspension by conducting the same procedures which apply to notice of results of an examination of contents set out in clause 28 of this Circular (unless it was the Applicant who requested the suspension).

26. Complaints about suspensions; re-establishment of an examination of contents:

26.1 An Applicant shall have the right to oppose the reasons for suspension of an examination of contents and the National Office of Industrial Property shall deal with the Applicant's complaint in accordance with the procedures in section 3 of Chapter 4 of this Circular.

26.2 If the result of dealing with the Applicant's opinion shows that the opinion is legitimate, the National Office of Industrial Property shall re-establish the examination of contents and in such a case the National Office of Industrial Property shall not be permitted to extend the time-limit for the examination of contents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

27.1 The contents of an assessment of an object in accordance with protection criteria shall be a determination of whether or not the object stated in the Application is consistent with the request for the issuance of a Patent for the industrial design, and if consistent then the object shall be assessed pursuant to each protection criteria in turn.

27.2 The assessment in accordance with protection criteria shall be conducted for each object in turn (if the Application contains a number of objects and uniformity has been ensured), and each object shall be assessed pursuant to each protection criteria in turn as stipulated in detail in Chapter 3 of this Circular.

An assessment shall be conducted of each product (if the Application refers to a set of products), and where an Application refers to a number of plans then the assessment shall commence from basic plans.

27.3 The assessment of each object shall be terminated if:

(a) There are grounds for concluding an object does not satisfy one of the protection criteria (in which case the examination of contents shall terminate with the conclusion that the object does not satisfy the protection criteria).

(b) There are no grounds for concluding an object does not satisfy any one of the protection criteria (in which case the examination of contents shall terminate with the conclusion that the object does satisfy the protection criteria).

28. Notice of results of examination of contents:

28.1 The National Office of Industrial Property must notify an Applicant of the results of the said examination, specifying which object satisfies the protection criteria and which object fails to satisfy the protection criteria.

28.2 If an object stated in the Application is inconsistent with the request for the issuance of a Patent for an industrial design, or if the object is consistent but fails to satisfy the protection criteria, the notice of results of the examination of contents shall specify an intention to refuse issuance of a Patent and the reasons for refusal, and shall also fix a time-limit of 2 months from the date of the notice for the Applicant to provide its opinion. If the scope (quantity) of protection is too wide, the notice must also specify the reasons therefor and indicate an intention to narrow the scope (quantity) of protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

28.4 If an object satisfies the protection criteria, or if in the cases stipulated in clauses 28.2 and 28.3 above the Applicant has narrowed the scope (quantity) of protection so that the object now satisfies the protection criteria, or if the Applicant has rectified deficiencies and/or provided a legitimate reason opposing [refusal to issue], then the notice of results of the examination of contents shall fix a time-limit within which the Applicant should pay the fee for announcement of a Patent , the registration fee and the fee for maintaining the validity of the Certificate for the first year. The above time-limit shall be one month from the date the Applicant receives the notice or two months from the date of issuance of the notice, whichever is the earlier.

28.5 If within the fixed time-limit the Applicant fails to rectify deficiencies as requested and/or fails to provide an opinion opposing [refusal to issue] then the National Office of Industrial Property shall refuse to issue a Patent.

Where the notice of results of the examination of contents fixes a time-limit for payment of fees as prescribed in clause 28.4 above but the Applicant fails to pay within time the fee for announcement, the registration fee and the fee for issuance of a Patent, then the National Office of Industrial Property shall refuse to issue a Patent.

28.6 If an Application contains a number of objects only one of which falls within the category in clause 28.5 above, then the refusal to issue a Patent shall only apply to that one object (and a Patent shall be issued for the remaining objects).

29. Time-limits for examination of contents:

29.1 The time-limit for examination of contents of an Application shall be six (6) months from the date of announcement of the Application.

29.2 If during the process of conducting the examination of contents of an Application the Applicant on its own initiative or at the request of the National Office of Industrial Property amends or supplements documents, the time-limit for examination of contents of an Application shall be extended by one month. If an application is amended or supplemented at the request of the National Office of Industrial Property, the period which was reserved for the Applicant to amend or supplement documents shall not be included in the time-limit for examination of contents.

29.3 Prior to the last day of the time-limit for examination of contents, the National Office of Industrial Property shall send notice of the results of the examination of contents to the Applicant in accordance with clause 28 of this Circular.

Section 6: AMENDMENT OF APPLICATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30.1 Prior to the National Office of Industrial Property providing notice of refusal to approve an Application or notice of refusal to issue a Patent or prior to the National Office of Industrial Property issuing a decision to issue a Patent, an Applicant may amend or add to the Application documents either on its own initiative or at the request of the National Office of Industrial Property, including dividing the Application (by separating one or more of the industrial designs in an Application for an industrial design).

The applicant shall file a set of documents as amended together with an explanation of the amendments compared to the original version, and shall also pay a fee in accordance with the regulations.

30.2 Any amendment or addition to the Application may not extend the scope (quantity) of protection beyond the contents disclosed in the Descriptive section and may not change the nature of the object stated in the Application. If amendments or additions extend the scope (quantity) of protection or change the nature of the object, then the Applicant must file a new Application and all procedures must be re-conducted from the beginning.

30.3 Divided Applications shall retain the original date of filing the Application and the original priority date/s. With respect to each divided Application, the Applicant shall pay an application filing fee and all other fees for procedures which are carried out independently of the original Application, but need not pay an additional fee for requesting entitlement to priority right. Divided Applications shall be examined for form and shall continue to be dealt with in accordance with procedures not yet completed on the initial Application. The date of filing a request to divide an Application shall be deemed to be the date of amendment and addition to the initial Application for the purpose of calculating the time-limit for examination of contents. The initial Application (after it has been divided) shall continue to be dealt with in accordance with the usual procedures and the applicant must pay a fee for amendment and addition to an application.

30.4 An Applicant may request recognition of a change of the Applicant's name and address and a change of Applicant (assignment of Application or transfer of rights to the Application as a result of inheritance, merger or demerger of a legal entity, or pursuant to a court verdict and so forth). Any request for recognition of a change shall be made in writing and the Applicant must pay a fee in accordance with the regulations. One letter may request recognition of one item of change of the same contents appearing in a number of Applications, on condition that the Applicant must pay a fee for each of the Applications.

Chapter 3

ASSESSMENT OF OBJECTS IN ACCORDANCE WITH PROTECTION STANDARDS

31. Assessment of whether objects stated in Applications are consistent with the request for the issuance of a Certificate of exclusive right to the industrial design:

31.1 The external appearance of a product - the object to be protected with the title of an industrial design - means the essential and complete collection of aesthetic special characteristics of the external components being cubic, linear and colour components of the relevant product.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

32. Assessment of ability to use an industrial design as a model for manufacturing products:

32.1 Pursuant to article 5.2 of the Decree, an industrial design shall be deemed capable of being used as a model for manufacturing industrial products or handicrafts if products with the external appearance of such industrial design may be put into mass production.

32.2 In the following cases, an object stated in an Application shall be deemed incapable of being used as a model for manufacturing products with the same external appearance as that object:

(a) If the object stated in the Application has the appearance of a product in an unstable state (the object has an unstable appearance);

(b) If a product with the appearance of the object stated in the Application can only be created with special techniques or the creation of products with the same appearance as that stated in the Application does not occur repeatedly;

(c) If [products] have different appearance for discernable reasons.

33. Assessment of the novelty of industrial designs:

33.1 An industrial design stated in an Application shall be deemed to be new if it satisfies the conditions set out in article 5.1 of the Decree.

33.2 Minimum mandatory information sources:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- All industrial designs announced by the National Office of Industrial Property with a priority date earlier than the priority date stated in the Application;

- All industrial designs and Certificates of protection of industrial property rights with respect to industrial designs which other organizations and countries announced within twenty five (25) years before the priority date stated in the Application and archived in the industrial designs database at the National Office of Industrial Property;

- Other information concerning industrial designs collected and retained by the National Office of Industrial Property.

(b) In necessary and possible cases, reference shall be extended beyond the minimum mandatory information sources.

33.3 Basic special shaping features of an industrial design:

(a) Basic special shaping features of an industrial design means specified elements of its cubic, linear and colour features and of the correlation of positions or correlation of measurements together with other elements which create the necessary and complete collection which determines the nature of that industrial design;

(b) The following elements shall be deemed not to be basic special shaping features of an industrial design:

- The cubic and linear features which are decided by the technical function or use function of the product, for example the flat shape or plane surface of a disk containing data which is decided by the relative movement between the disk and its fixed structure and so forth;

- Elements whose existence in the collection of signs are insufficient to cause any aesthetic effect (the appearance of the product remains unchanged whether or not those elements are present), for example there is a change in a familiar cubic or linear feature but such change is insufficient to be perceptible so that the changed cubic or linear feature is still perceived as the old cubic or linear feature;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

33.4 Reference to confronting information and industrial designs and Report on references:

(a) The objective of referring to information shall be in order to find overlapping industrial designs or the closest similar industrial design to the industrial design stated in the Application, in which:

- Two industrial designs shall be deemed to overlap if they have an identical collection of basic special shaping features;

- Two industrial designs shall be deemed to be similar if the majority of the basic special shaping features in each of the two collections are the same.

(b) Confronting industrial design:

The confronting industrial design means the nearest overlapping or similar industrial design (the one with the most overlapping basic special shaping features in a fixed collection) to the industrial design stated in the Application.

(c) Result of references:

The result of references shall be expressed in a Reference Report specifying the field in which reference was made, the scope of reference and the results found within that scope (statistics on the industrial designs found, details on sources of announcements and information, dates of announcements or disclosures), and the Report shall bear the full name of the person preparing it (the person who conducted the references).

33.5 Conclusion on the novelty of an industrial design:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(b) The industrial design stated in the Application shall be deemed to be new if:

- A confronting industrial design is not found in the minimum information sources; or

- A confronting industrial design is found in the minimum information sources but the industrial design stated in the Application has at least one basic special shaping feature which is not in the collection of basic special shaping features of the confronting industrial design, and

- The industrial design is not the external appearance of a product which is widely known (it is not a positional change or an assembly or association of special characteristics of an already well known industrial design; or it does not bear the natural appearance of flora and fauna and so forth, or the appearance of well known geometrical shapes (such as circular, elliptical, triangular, square, rectangular or polygonal shapes, or prismatic forms of the above shapes which appear in profile and so forth); it is not the appearance of famous products or buildings in Vietnam or overseas (such as the Tortoise Tower on the Lake of the Returned Sword [symbol of Hanoi]; the statue of the god of Happiness, Wealth and Longevity; the Eiffel Tower and so forth); or it is not an industrial design which only has aesthetic value such as products being sculptures, all types of paintings and statues and so forth).

34. Conclusion on whether industrial designs are capable of being protected; determination of scope (quantity) of protection:

34.1 If there is no reason for confirming that the industrial design stated in an Application fails to satisfy at least one of the protection standards, the National Office of Industrial Property shall conclude that such industrial design satisfies all the protection standards (satisfies all the standards for issuance of a Patent for the industrial design). In the opposite case, the National Office of Industrial Property shall conclude that the industrial design fails to satisfy the protection standards and shall refuse to issue a Patent for the industrial design.

34.2 Where the industrial design satisfies all the protection standards, the object or scope (quantity) of protection shall be fixed in accordance with the Request for protection and shall include a presentation of the different shaping features of the industrial design in the form of drawings and/or photos.

Chapter 4

ISSUANCE, REGISTRATION, SUSPENSION, RESCISSION OF EFFECTIVENESS OF CERTIFICATES OF PROTECTION, AND COMPLAINTS ABOUT CERTIFICATES OF PROTECTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

35. Issuance of Certificates of protection:

35.1 Within a time-limit of ten (10) days from the date an Applicant pays all the fees stipulated in clause 28.4 on time, the National Office of Industrial Property shall conduct procedures for issuance of a Certificate of protection pursuant to articles 23 and 26 of the Decree.

If after being issued with a Certificate of protection the owner considers the Certificate contains an error, the owner shall have the right to request the National Office of Industrial Property to amend the Certificate. If the error was the fault of the owner, the owner shall pay a fee for amendment. If the error was the fault of the National Office of Industrial Property, the owner need not pay any fee. The above-mentioned amendment shall not change the nature, object or scope (quantity) of protection.

35.2 As from the date the National Office of Industrial Property issues a decision to issue a Certificate of protection, the applicant shall not be permitted to assign the Application to another person. If a contract of assignment of the Application has been signed between the applicant and another person but procedures have not yet been conducted at the National Office of Industrial Property, such contract must be converted to a contract of transfer of ownership of an industrial design pursuant to a new Certificate of protection which is recognized.

36. Right to request issuance and re-issuance of copies of Certificates of protection and right to request re-issuance of Certificates of protection:

36.1 If industrial property ownership is general ownership and the National Office of Industrial Property is unable to hand over Certificate/s of protection to the owners in common pursuant to article 26.3 of the Decree, the owners may file an application with the National Office of Industrial Property for issuance of a Copy certificate of protection on condition that they pay a fee for same.

36.2 In the following circumstances an industrial property owner who has been issued with a Certificate of protection (including a Copy certificate of protection) may file an application with the National Office of Industrial Property for re-issuance of a Certificate of protection or Copy certificate of protection on condition that the owner pays a fee for same:

(a) Where a Certificate of protection or Copy certificate of protection has been lost, on condition that a legitimate reason is provided;

(b) Where a Certificate of protection or Copy certificate of protection has been damaged (torn, smeared or faded to the extent it is no longer useable) on condition that the damaged certificate is handed in.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An application file requesting issuance or re-issuance of a copy Certificate of protection or requesting re-issuance of a Certificate of protection shall comprise:

(a) Declaration requesting issuance or re-issuance of a copy Certificate of protection or requesting re-issuance of a Certificate of protection (prepared in accordance with the sample form in the appendix to this Circular);

(b) Written explanation of the reason why the Certificate or copy Certificate was lost or destroyed (in the case of a request for re-issuance of a Certificate or copy Certificate);

(c) Power of attorney (if the application is filed by a representative);

(d) Voucher proving payment of fee for issuance of a Certificate or copy Certificate.

38. Processing application files requesting issuance or re-issuance of copies of Certificates of protection and requesting re-issuance of Certificates of protection:

38.1 The National Office of Industrial Property shall consider application files requesting issuance or re-issuance of copies of Certificates of protection and requesting re-issuance of Certificates of protection within one month from the date of their receipt. Where a file satisfies the above-mentioned requirements, the National Office of Industrial Property shall issue a decision to issue or re-issue a copy Certificate of protection or a decision to re-issue a Certificate of protection and record it in the relevant chapter on registration of the particular Certificate of protection in the National Register.

38.2 The contents of a copy Certificate of protection shall fully record all information from the corresponding Certificate of protection. The contents of a re-issued Certificate of protection or copy Certificate of protection shall fully record all information from the initially issued certificate and shall be marked "Copy document" or "Re-issued document".

38.3 If an application file fails to satisfy the requirements set out in clause 37 of this Circular, the National Office of Industrial Property shall issue a notice of refusal to issue a copy Certificate of protection or a notice of refusal to re-issue a Certificate of protection, specifying the reasons therefor.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

39. National register of industrial designs:

39.1 The national register (Register) of industrial designs shall be the official and publicly available database which records complete information on the legal status of industrial property rights applicable to industrial designs which have been certified by the State.

39.2 The Register of industrial designs shall include items relating to each Certificate of protection, each item to include information on the Certificate of protection (number, date of issuance, name of object protected, scope (quantity) of protection, duration of effectiveness, name and address of the owner of the Certificate and full name of the author); information on the Application requesting issuance of the Certificate of protection (number of Application, date of filing, priority date, and name of any industrial property representative service organization); information about amendments to the Certificate of protection, the status of its effectiveness (maintained effectiveness, suspended effectiveness and rescinded effectiveness); transfer of ownership of or of use right to the industrial design; date of issuance or re-issuance of copy Certificate of protection or date of re-issuance of Certificate of protection and name of person issuing same.

40. Announcement of decisions to issue Certificates of protection:

Every Certificate of protection which is issued by the National Office of Industrial Property shall be announced in the Official Industrial Property Gazette within 2 months of the date of the Decision [on issuance]. The Applicant must pay a fee for the announcement.

The information to be announced shall be all the information in the relevant Decision, and one or a number of photos or drawings of the industrial design.

Section 3: COMPLAINTS ABOUT PROCEDURES FOR ISSUANCE OF CERTIFICATES OF PROTECTION

41. Who has the right to complain, the object of a complaint and the limitation period for lodging complaints:

41.1 The persons with the right to complain as prescribed in article 27.1 of the Decree within the limitation period prescribed in article 27.3 of the Decree shall have the right to conduct compliant procedures in respect of Notices of official refusal and Decisions by the National Office of Industrial Property concerning registration of industrial designs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

42. Complaint files:

42.1 General requirements:

Complaint files must satisfy the formal requirements stipulated in clauses 5.1(a) to 5.1(e) inclusive of this Circular, and each complaint shall mention only the one Notice or Decision which is complained of. Each complaint file may mention a number of Notices or Decisions if all the latter have the same contents and provide the same reason for the complaint, on condition that the complainant must pay a fee in accordance with the regulations for each Decision or Notice which is complained of.

42.2 Complaint files must include the following documents:

(a) Declaration of complaint, prepared in accordance with the sample form in the appendix to this Circular;

(b) Copy of the Decision or Notice which is complained of;

(c) Copy of the Decision resolving the first complaint (in the case of a second complaint);

(d) Evidence proving the reason for the complaint (if necessary);

(e) Power of attorney (if the application is filed by a representative);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

42.3 Evidence means documents (evidence in writing) or objects (evidence in the form of objects) used to prove or clarify the reasons for the complaint.

Evidence must satisfy the following requirements:

(a) Evidence in writing may be documents in a foreign language on condition that a Vietnamese translation is provided if the person authorized to resolve the complaint so requests;

(b) Where evidence in writing is a document provided by an individual or organization without a seal or by a foreign individual or organization in the name of the underwriter who has given his name to the document, then the signature must be certified by the public notary or a competent authority;

(c) Where evidence is in the form of an object (a publication, a video and so forth) then depending on each specific case the country of origin of the object or of the information contained in the object must be specified, and the date when the object or information contained in the object was published or announced must also be clarified;

(d) In the case of evidence in the form of objects, there must also be a document describing special points directly related to the contents of the complaint.

43. Responsibilities of complainants:

Complainants must be honest when they provide evidence and they shall be responsible for the consequences of providing false evidence.

44. Withdrawal of complaints:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

44.2 A withdrawn complaint shall be deemed not to have been lodged. The complainant shall not be entitled to return of the compliant file nor to a refund of any fee paid.

45. Accepting jurisdiction over complaint files:

45.1 Within a time-limit of 10 days from the date of receipt of a complaint file, the person authorized to resolve the complaint shall check the file to ensure it complies with the formal requirements and then issue a notice to the complainant advising that jurisdiction has been accepted and the date of same, or advising that jurisdiction has not been accepted and the reasons therefor.

45.2 Jurisdiction shall not be accepted over complaint files in the following circumstances:

(a) The complainant does not have the right to lodge a complaint;

(b) The complaint was lodged outside the limitation period for lodging complaints;

(c) The complaint file fails to satisfy the requirements stipulated in the clauses above.

46. Related parties:

46.1 Where jurisdiction is accepted, the person authorized to resolve the complaint shall issue a notice on the contents of the complaint to persons with rights and interests which are directly effected ("related parties"), fixing a time-limit of 2 months from the date of the notice for such parties to provide their opinions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

46.3 If a related party/ies has not provided an opinion at the expiry of the above-mentioned time-limit, the complaint shall be resolved on the basis of the complainant's opinion.

47. Decision on resolution of a complaint:

The person authorized to resolve the complaint shall rely on the arguments and evidence of the complainant and of related parties in order to issue a decision on resolution of the complaint within the time-limit stipulated in article 27.4 of the Decree.

Prior to issuing a decision on resolution of the complaint, the person authorized to resolve the complaint shall issue a notice to the complainant and related parties about the arguments and evidence of the complainant and of related parties which have been used to resolve the complaint and stating the decision it is proposed to issue, and fixing a time-limit of 2 months from the date of the notice for the said parties to provide their opinions.

The period reserved for the complainant and related parties to provide arguments and evidence at the request of the person authorized to resolve the complaint shall not be included in the time-limit for resolution of the complaint.

48. Effectiveness of decisions resolving complaints:

Any procedures concerning industrial property which depend on the result of resolution of a complaint shall only be conducted on the basis of:

A decision resolving a first complaint if the complainant does not lodge a second complaint or institute administrative procedures; or a decision resolving a second complaint or a court decision if the complainant lodges a second complaint or institutes administrative procedures.

Section 4: SUSPENSION AND RESCISSION OF EFFECTIVENESS OF CERTIFICATES OF PROTECTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At any time during the validity of a Certificate of protection, any person shall have the right to apply for suspension or rescission of validity of such Certificate pursuant to articles 28 and 29 of the Decree and in accordance with the order and procedures set out in this Section.

50. Application files for suspension or rescission of validity of Certificates of Protection:

50.1 Application files for suspension or rescission of validity of Certificates of Protection must satisfy the formal requirements stipulated in clauses 5.1(a) to 5.1(e) inclusive of this Circular.

50.2 Any one application file may request suspension or rescission of validity of a number of Certificates of Protection when the same reason applies to each, on condition that the applicant must pay a fee for each Certificate of Protection referred to.

50.3. Application files for suspension or rescission of validity of Certificates of Protection shall include the following documents:

(a) Declaration requesting suspension or rescission of validity of a Certificate of Protection, prepared in accordance with the sample form in the appendix to this Circular;

(b) Evidence (if any);

(c) Power of attorney (if the Application is filed by a representative);

(d) Voucher proving payment of fee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

51.1 Application files for suspension or rescission of validity of Certificates of Protection shall be dealt with in the same order as for resolution of complaints set out in clauses 45 to 48 inclusive of this Circular.

51.2 If an applicant or a related party disagrees with the conclusion of the National Office of Industrial Property on the request for suspension or rescission of validity of a Certificate of Protection, such applicant or related party shall have the right to make a complaint about the Decision or Notice in accordance with the procedures set out in clauses 45 to 48 inclusive of this Circular.

51.3 The contents of any suspension or rescission of validity of a Certificate of Protection shall be announced in the Official Industrial Property Gazette and shall be recorded in the national register of industrial designs.

51.4 If the applicant who requests suspension or rescission of validity of a Certificate of Protection is the owner of the Certificate, the National Office of Industrial Property shall consider whether or not the application effects the rights of third parties (whether or not there is a currently an effective licence contract in respect of the relevant object) and if so then the National Office of Industrial Property shall not deal with the request pursuant to the procedures set out in clauses 51.1 and 51.2 of this Circular.

Chapter 5

AMENDMENT OF CERTIFICATES OF PROTECTION, EXTENSION OF VALIDITY OF CERTIFICATES OF PROTECTION

Section 1: AMENDMENT OF CERTIFICATES OF PROTECTION

52. Right to request amendment of Certificates of protection:

An owner of a Certificate of protection shall have the right to request the National Office of Industrial Property to record each change of the owner's name and address and any change in the owner of a Certificate of Protection (assignment of ownership as a result of inheritance, merger, division or conversion of legal form of a business establishment pursuant to a court verdict and so forth). Any beneficiary of the owner's rights shall also have the right to request that changes concerning the owner of a Certificate of Protection be recorded.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

53. Applications for amendment of Certificates of protection:

In order to amend the above-mentioned items, the owner of a Certificate of protection must file an application with the National Office of Industrial Property, the file to comprise:

(a) Declaration requesting amendment to the Certificate of protection (prepared in accordance with the sample form in the appendix to this Circular);

(b) Original Certificate of protection;

(c) Documents verifying the change in ownership where the request is to record same (certificate of inheritance, certificate of merger, separation or conversion of legal entity, court decision and so forth);

(d) Voucher proving payment of fee for amendment of Certificate of protection;

(e) Power of attorney (if the application is filed by a representative).

54. One application for amendment of a number of Certificates of protection:

One application may be made for amendment of a number of Certificates of protection and may be consolidated with the applications prescribed in clauses 30.1, 30.2 and 30.4 of this Circular if it concerns the same changes or amendments, on condition that the Applicant must pay a fee for each Certificate of protection or Application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The National Office of Industrial Property shall consider an application file requesting amendment of a Certificate of protection within one month from the date of its receipt. Where a file is considered proper, the National Office of Industrial Property shall make the change to the Certificate of protection and the register, and shall announce it in the Official Industrial Property Gazette. In the opposite case, the National Office of Industrial Property shall send the applicant a notice of intention to refuse the change with reasons therefor, and shall fix a time-limit of 2 months from the date of the notice for the Applicant to rectify deficiencies or provide its opinion opposing such intention. If within such time-limit the applicant fails to rectify deficiencies or fails to rectify the deficiencies to the extent required and/or fails to provide an opinion opposing [the intention] or fails to provide a legitimate reason opposing [the intention], then the National Office of Industrial Property shall issue an official notice refusing the application.

Section 2: EXTENSION OF VALIDITY OF CERTIFICATES OF PROTECTION

56. Conditions for extension:

In order to extend the validity of a Certificate of protection for an industrial design, the owner of the Certificate must file an application for extension with the National Office of Industrial Property within six (6) months prior to the date of termination of validity of the certificate.

The application for extension may be filed later than the time period stipulated above but not more than six months after expiry of the previous period of validity and the Applicant must pay an additional ten (10) per cent of the extension fee for each month of delay in filing.

57. Application file for extension:

An Application file for extension of validity of a Certificate of protection shall comprise:

(a) Declaration requesting extension of validity of a Certificate of protection prepared in accordance with the sample form in the appendix to this Circular:

(b) Original Certificate of protection (in the case of an application for recording extension onto the Certificate);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(d) Power of attorney (if the application is filed by a representative).

58. Dealing with applications for extension:

The National Office of Industrial Property shall consider an application file requesting extension within one month from the date of its receipt, and shall issue an extension Decision and record it on the Certificate of protection where the owner so requests, register the extension and publish it in the Official Industrial Property Gazette where the application is outside the following cases:

(a) The application file is improper or the stipulated fees are not paid;

(b) The applicant for extension is not the owner of the relevant Certificate of protection.

If the application falls into one of the above cases, the National Office of Industrial Property shall send the applicant a notice of intention to refuse the application for extension stating the reasons therefor and fixing a time-limit of 2 months for the Applicant to rectify deficiencies or provide its opinion opposing such intention. If within such time-limit the applicant fails to rectify deficiencies or fails to provide a legitimate reason opposing [the intention], then the National Office of Industrial Property shall issue an official notice refusing the application.

Chapter 6

COLLECTION AND REFUND OF FEES; EXTENDING AND SHORTENING TIME-LIMITS

59. Collection of fees:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the Applicant has failed to pay the stipulated fee in full, the National Office of Industrial Property shall prepare a fee notification slip recording the rate and amount payable and send it to the Applicant. A fee payer shall be issued with two counterfoil receipts for any fee paid, the receipts shall record the rate and amount paid, and when an Applicant submits a file or Application then the Applicant shall submit one counterfoil receipt as the voucher proving payment of the fee.

60. Refund of fees:

All fees paid shall be repaid in full or in part on the request of the payer in the following circumstances:

(a) When the fee paid exceeded the stipulated amount;

(b) In the circumstances stipulated in the second paragraph of article 32.2 of the Decree.

61. Form of refund of fees:

An Applicant for a refund of fees may choose one of two methods of refund: Direct refund at the National Office of Industrial Property or via an agent for collection and distribution (post office, bank and so forth). If a fee is refunded via an agent for collection and distribution, the Applicant shall be liable for transmission costs. An Applicant for a refund of fees shall submit a Declaration requesting a refund of fees prepared in accordance with the sample form in the appendix to this Circular, and specifying which of the two methods of refund the Applicant chooses.

Where the National Office of Industrial Property approves a request for refund of fees, it shall send the Applicant a notice specifying the amount of the refund and the method of refund, which notice shall be signed by the Applicant on receipt of the refund.

In the case where a request for refund of fees is not approved, the National Office of Industrial Property shall send the Applicant a notice specifying the reason therefore.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The time periods reserved for amending or supplementing documents as requested by the National Office of Industrial Property, for refutation of opinions and for opposing an intention expressed by the National Office of Industrial Property may be extended once for the same period as the original time-limit at the request of the person conducting the relevant procedure, on condition that such person must pay a fee for the extension (a fee for consideration of a file out of time).

63. Shortening time-limits:

Any person conducting procedures at the National Office of Industrial Property or at any other authorized body may make a request that such Office or body complete the procedures earlier than the stipulated time-limit, on condition that such person must pay a fee for consideration of a file earlier than the stipulated time-limit.

The National Office of Industrial Property or any other authorized body may agree or not agree to a request that such Office or body complete procedures earlier than a stipulated time-limit, depending on the capability of and conditions at such Office or body.

Chapter 7

FINAL PROVISIONS

64. Responsibilities of people carrying out civil service duties regarding industrial property:

64.1 Staff of the National Office of Industrial Property or any other authorized body including people working for the said Office or body pursuant to contract to whom jobs are assigned and who carry out the procedures set out in this Circular (hereinafter referred to as people carrying out civil service duties regarding industrial property) shall be obliged to comply with the laws relevant to the work they do.

64.2 People carrying out civil service duties regarding industrial property rights who breach the law shall be disciplined pursuant to Decree No. 97-1998-ND-CP of the Government dated 17 November 1998 on disciplinary penalties applicable to civil servants and the liability of civil servants for material damage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

65. Complaints:

In addition to the right to complain about Decisions and Notices relevant to procedures for determination of rights, people carrying out civil service duties regarding industrial property rights as prescribed in this Circular shall also have the right to complain or institute proceedings about other Decisions and Notices made by the National Office of Industrial Property or other authorized bodies in accordance with the laws on complaints, denunciations and administrative proceedings.

The order and procedures for complaints and for resolution of complaints as stipulated in article 27 of the Decree and in clauses 45 to 48 inclusive of this Circular shall, with appropriate changes, apply to complaints about the above-mentioned Decisions and Notices.

66. Regulations on Applications and on order for conducting procedures for registration of industrial designs:

The Ministry of Science & Technology shall, in a separate document, issue Regulations on Applications and on order for conducting procedures for registration of industrial designs which are consistent with the provisions in the Decree and in this Circular.

67. Effectiveness:

This Circular shall replace the provisions on procedures relating to establishment of industrial property rights with respect to industrial designs in Circular No. 3055-TT-SHCN of the Ministry of Science, Technology & Environment dated 31 December 1996.

This Circular shall be of full force and effect fifteen (15) days after the date of its proclamation in the Official Gazette.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE MINISTER
MINISTRY OF SCIENCE & TECHNOLOGY
DEPUTY MINISTER




Bui Manh Hai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003 hướng dẫn các thủ tục xác lập quyền Sở hữu công nghiệp đối với Kiểu dáng công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.636

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.253.84
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!