Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 119/2001/TT-BNN thực hiện Nghị định 13/2001/NĐ-CP bảo hộ giống cây trồng mới

Số hiệu: 119/2001/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 21/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 119/2001/TT-BNN

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2001

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 13/2001/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

Để thực hiện Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 của Chính phủ về Bảo hộ giống cây trồng mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng giống cây trồng mới và quản lý Nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giống cây nông nghiệp và giống cây lâm nghiệp mới trong Nghị định được hiểu là các giống cây trồng mới thuộc các chi và loài được Nhà nước bảo hộ.

2. Giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhân trong nước chọn tạo có liên quan đến lợi ích quốc gia cần được bảo mật khi cấp Văn bằng bảo hộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, quyết định đưa vào Danh mục các giống cây trồng được bảo mật và thông báo cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định Danh mục giống cây trồng được bảo hộ trong từng thời kỳ.

II. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ

1. Quy định xác nhận hồ sơ

a) Xác nhận chữ kí

- Đối với chủ thể có con dấu hợp pháp, việc xác nhận chữ kí được thực hiện bằng cách đóng dấu của chủ thể lên chữ kí;

- Đối với chủ thể Việt nam không có con dấu, việc xác nhận chữ kí phải được thực hiện tại cơ quan công chứng, tại chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý trực tiếp nơi chủ thể đang công tác;

- Đối với chủ thể nước ngoài không có con dấu hợp pháp, việc xác nhận chữ kí phải được thực hiện tại cơ quan Công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương.

b) Xác nhận bản sao

Tất cả tài liệu là bản sao dùng làm tài liệu chính thức để tiến hành các thủ tục bảo hộ giống cây trồng mới đều phải được xác nhận sao y từ bản gốc của một trong các cơ quan sau đây:

- Công chứng;

- Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền;

- Cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đã làm ra tài liệu gốc;

Nếu tài liệu gồm nhiều trang thì phải đóng dấu từng trang hoặc đóng dấu giáp lai bằng dấu của cơ quan xác nhận bản sao;

c) Xác nhận bản dịch

Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đều phải được xác nhận là được dịch nguyên văn từ bản gốc thì mới được sử dụng làm tài liệu chính thức trong quá trình tiến hành các thủ tục liên quan.

Việc xác nhận bản dịch có thể được tiến hành theo một trong các cách sau đây:

- Công chứng;

- Xác nhận của chính chủ thể đứng tên tài liệu gốc;

- Xác nhận của tất cả các bên tham gia hợp đồng hoặc thoả thuận (nếu tài liệu gốc là hợp đồng hoặc thoả thuận);

- Thừa nhận của chính cơ quan có thẩm quyền sử dụng bản dịch đó trong quá trình tiến hành thủ tục liên quan.

2. Yêu cầu về hồ sơ

a) Hồ sơ phải bao gồm các tài liệu sau đây:

- Đơn yêu cầu bảo hộ, 3 bản;

- Bản mô tả giống và ảnh chụp mẫu giống (kích thước 12 x18cm) mô tả được các đặc điểm tiêu biểu của giống, mỗi loại 3 bản;

- Tài liệu xác nhận quyền nộp hồ sơ hợp pháp nếu người nộp hồ sơ được hưởng quyền nộp hồ sơ của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp hồ sơ), 1 bản;

- Giấy uỷ quyền (nếu cần), 1 bản;

- Bản sao hồ sơ đầu tiên nếu trong hồ sơ có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định, 1 bản;

- Chứng từ nộp lệ phí thẩm định bước 1 (hình thức hồ sơ), 1 bản;

b) Bảng kê các tài liệu hồ sơ, 3 bản.

- Yêu cầu về hồ sơ:

- Mỗi hồ sơ chỉ được yêu cầu cấp một Văn bằng bảo hộ cho một giống cây trồng mới;

- Mọi tài liệu trong hồ sơ đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu gốc hoặc sao từ bản gốc mà người nộp hồ sơ đưa vào để bổ trợ cho hồ sơ;

Các tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy trắng khổ A4, trừ các tài liệu bổ trợ hoặc minh hoạ thêm.

3. Quy định về chủ thể tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng mới

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới (từ đây gọi tắt là Văn phòng bảo hộ) chỉ giao dịch trực tiếp với các chủ thể tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định sau:

a) Đối tượng trực tiếp là chính các đối tượng như quy định tại Điều 5 của Nghị định;

b) Người đại diện hợp pháp của chủ thể được chủ thể uỷ quyền;

c) Người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của chủ thể được chủ thể uỷ quyền đại diện;

d) Các Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

4. Quy định về uỷ quyền

Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng mới phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung: Họ tên, địa chỉ đầy đủ, số điện thoại, số fax (nếu có) của Bên uỷ quyền; Họ tên, địa chỉ đầy đủ của Bên được uỷ quyền; phạm vi uỷ quyền (những công việc mà bên được uỷ quyền thực hiện nhân danh Bên uỷ quyền); thời hạn uỷ quyền, nơi lập và ngày lập Giấy uỷ quyền; chữ kí của người lập Giấy uỷ quyền được xác nhận theo quy định về xác nhận chữ ký.

Mọi sự thay đổi về phạm vi uỷ quyền và chấm dứt uỷ quyền trước thời hạn đều phải được thông báo bằng văn bản cho Văn phòng bảo hộ.

5. Tổ chức dịch vụ đại diện về bảo hộ giống cây trồng mới

Các tổ chức được cấp giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được phép thực hiện dịch vụ về bảo hộ giống cây trồng mới và chỉ những người có Thẻ người đại diện về sở hữu công nghiệp mới được phép tiến hành các công việc liên quan đến bảo hộ giống cây trồng mới.

6. Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ

a) Nộp hồ sơ: Hồ sơ nộp trực tiếp tại Văn phòng bảo hộ hoặc có thể được gửi bằng hình thức bảo đảm qua Bưu điện.

b) Tiếp nhận hồ sơ:

- Khi nhận được hồ sơ, Văn phòng bảo hộ phải thực hiện những công việc sau đây:

- Kiểm tra danh mục các tài liệu trong hồ sơ;

- Đóng dấu xác nhận ngày hồ sơ đến Văn phòng bảo hộ;

- Ghi nhận những sai khác giữa danh mục tài liệu ghi trong Tờ khai và số tài liệu thực có trong hồ sơ;

- Sơ bộ kiểm tra hồ sơ xem có đủ các tài liệu yêu cầu như quy định tại điểm a mục 2 nêu trên để kết luận có tiếp nhận hồ sơ hay không;

Gửi cho người nộp hồ sơ một Tờ khai đã đóng dấu xác nhận ngày hồ sơ đến, số hồ sơ và kết qủa kiểm tra danh mục tài liệu, có họ tên, chữ kí của cán bộ nhận hồ sơ; (Tờ khai này thay cho giấy biên nhận hồ sơ).

c) Xử lý hồ sơ

- Hồ sơ tiếp nhận được chia thành 2 phần:

- Một bộ được tách ra để lưu giữ làm hồ sơ gốc;

Tài liệu còn lại được sử dụng cho công tác thẩm định theo các quy định của Thông tư này.

7. Quyền ưu tiên

Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ được xác định là hồ sơ hợp lệ tại nước ngoài, trong thời hạn 12 tháng nếu nộp hồ sơ thứ 2 xin bảo hộ cùng giống cây trồng mới đó tại Việt nam được hưởng quyền ưu tiên. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ xin hưởng quyền ưu tiên, tổ chức, cá nhân đó phải nộp đủ hồ sơ theo quy định cho Văn phòng bảo hộ. Nếu giống cây trồng đó được cấp Văn bằng bảo hộ thì ngày nộp hồ sơ hợp lệ được tính là ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại nước ngoài đó.

8. Thủ tục thẩm định bước 1 (hình thức) hồ sơ

a) Xác nhận ngày nộp hồ sơ:

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp hồ sơ tại Văn phòng bảo hộ thì ngày Văn phòng bảo hộ nhận hồ sơ là ngày nộp hồ sơ;

- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bằng hình thức bảo đảm qua bưu điện thì ngày Văn phòng bảo hộ nhận hồ sơ từ bưu điện gửi đến là ngày nộp hồ sơ.

b) Xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ:

- Ngày nộp hồ sơ hợp lệ là ngày Văn phòng bảo hộ nhận hồ sơ khi hồ sơ không còn thiếu sót;

- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì ngày nộp hồ sơ hợp lệ là ngày tổ chức, cá nhân hoàn thành thủ tục theo yêu cầu của Văn phòng bảo hộ.

c) Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng bảo hộ phải làm các thủ tục xác định:

- Người nộp hồ sơ có đúng đối tượng được quyền nộp hồ sơ hay không;

- Giống cây trồng mới có thuộc chi và loài trong danh mục được bảo hộ hay không;

- Giống cây trồng mới có thuộc các nước cùng Việt nam ký kết hoặc tham gia Điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới hay không;

- Giống cây trồng mới có đáp ứng tính mới về mặt thương mại không;

- Tên gọi của giống cây trồng mới có phù hợp không.

d) Trong thời gian thẩm định bước 1, người nộp hồ sơ có thể đề nghị đổi tên khác cho tên giống đã được đệ trình và phải nộp lệ phí.

e) Các thông báo cho người nộp hồ sơ về kết quả thủ tục thẩm định bước 1

Hồ sơ hợp lệ hay không hợp lệ;

Hồ sơ cần sửa chữa, bổ sung;

Hồ sơ hợp lệ được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

9. Thủ tục thẩm định bước 2 (nội dung) hồ sơ

- Căn cứ vào chủng loại giống cây trồng mới do chủ thể đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định đơn vị có chức năng khảo nghiệm tiến hành khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng đó.

- Sau khi được chỉ định cơ quan khảo nghiệm, người nộp hồ sơ nộp cho cơ quan khảo nghiệm vật liệu nhân của giống xin bảo hộ đủ số lượng và chất lượng theo quy định trong quy phạm khảo nghiệm.

- Người nộp hồ sơ nộp cho cơ quan khảo nghiệm lệ phí khảo nghiệm DUS theo quy định.

- Việc khảo nghiệm DUS được tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng.

- Đơn vị khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm (Xác định rõ giống có đáp ứng các điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định như quy định tại khoản 2,3,4 Điều 4 của Nghị định không) cho Văn phòng bảo hộ.

10. Cấp Văn bằng bảo hộ

Giống cây trồng mới đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trong Nghị định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ cấp bản chính Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ 1 lần, khi bị thất lạc không cấp lại bản chính.

Trường hợp Văn bằng bảo hộ bị thất lạc có lý do chính đáng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ cấp phó bản cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ theo khoản 5 Điều 8 của Nghị định.

11. Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ

Thời hạn bảo hộ đối với đối với giống cây trồng mới là 20 năm, riêng đối với cây thân gỗ là 25 năm kể từ ngày cấp Văn bằng bảo hộ.

Khi Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hoặc bị huỷ bỏ thì thời hạn hiệu lực của việc bảo hộ được tính từ ngày cấp đến ngày Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hoặc bị huỷ bỏ.

12. Sửa đổi Văn bằng bảo hộ

- Để sửa đổi Văn bằng bảo hộ, Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ phải nộp đơn đề nghị sửa đổi cho Văn phòng bảo hộ. Đơn đề nghị sửa đổi làm theo mẫu quy định và kèm theo các tài liệu liên quan: Bản gốc Văn bằng bảo hộ; Chứng từ lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ; Giấy uỷ quyền (nếu cần);

Văn phòng bảo hộ xem xét đơn đề nghị sửa đổi và tiến hành việc sửa đổi Văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố sự thay đổi đó trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong trường hợp không đủ điều kiện sửa đổi, Văn phòng bảo hộ thông báo cho người nộp đơn việc từ chối sửa đổi, có nêu rõ lý do.

13. Lưu giữ giống cây trồng

Cơ quan khảo nghiệm được chỉ định có trách nhiệm tổ chức lưu giữ mẫu của các giống cây trồng mới được bảo hộ.

Cơ quan khảo nghiệm được chỉ định có thể yêu cầu Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp tiếp vật liệu nhân của giống được bảo hộ để làm mẫu chuẩn.

III. CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU, QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

1. Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng giống cây trồng mới

a) Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng giống cây trồng phải có hợp đồng theo mẫu của Văn phòng bảo hộ.

b) Nếu việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng giống cây trồng là một phần của hợp đồng khác thì nội dung về chuyển giao quyền sở hữu giống cây trồng phải được lập thành một bộ phận riêng và phải tuân theo các quy định tại mục a,c,d điểm này.

c) Mọi hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng giống cây trồng phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trước khi tiến hành thủ tục tiếp theo như quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định.

d) Văn phòng bảo hộ có trách nhiệm tiếp nhận xem xét hồ sơ trình lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.

2. Cấp li-xăng không tự nguyện

Đơn đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện làm theo mẫu quy định của Văn phòng bảo hộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, phê duyệt đơn đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện dựa trên các tài liệu chứng minh ý nghĩa đặc biệt đối với an ninh, quốc phòng, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường của giống cây trồng đó để cấp li xăng không tự nguyện.

3. Trách nhiệm của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ

a) Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ có nhiệm vụ duy trì vật liệu nhân của giống được bảo hộ và cung cấp vật liệu nhân đó cho tổ chức, cá nhân có hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó cũng như cơ quan khảo nghiệm khi có yêu cầu theo thoả thuận giữa các bên.

b) Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, phí duy trì hiệu lực năm đầu tiên trước khi Văn bằng bảo hộ được cấp, phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ của các năm tiếp theo, phí kiểm tra lại tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống được bảo hộ và các loại phí khác theo quy định. Lệ phí duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ có thể được nộp muộn hơn thời hạn quy định nhưng không được qúa 6 tháng tính từ ngày kết thúc kỳ hạn trước và Chủ Văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí nộp muộn cho mỗi tháng nộp muộn. Mức phí, lệ phí do Bộ Tài chính quy định.

IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thuộc Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm.

Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm ban hành các mẫu tài liệu cần thiết liên quan đến hồ sơ xét duyệt đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ; phê duyệt, đăng ký các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng giống cây trồng mới, hợp đồng lixăng không tự nguyện và ban hành quy chế xét nghiệm hồ sơ.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến bảo hộ giống cây trồng mới tại địa phương, tiến hành phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng mới được bảo hộ, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm bản quyền giống cây trồng tại địa phương.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
- Các Bộ: Công nghiệp, KHCN&MT, Thương mại, Thuỷ sản,
Công an, Tài chính, Tư pháp và Tổng cục Hải quan
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT;
- Các Vụ, Cục trực thuộc Bộ;
- Sở NN & PTNT các Tỉnh, Thành phố
- Các Tổng công ty, các Viện thuộc Bộ;
- Công báo
- Lưu VP, PC

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG





Bùi Bá Bổng

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 119/2001/TT-BNN

Hanoi, 21 December, 2001

 

CIRCULAR

ON THE IMPLEMENTATION OF DECREE No. 13/2001/ND-CP OF 20 APRIL 2001 OF THE GOVERNMENT ON THE PROTECTION OF NEW PLANT VARIETIES

To implement Decree No 13/2001/ND-CP dated 20 April 2001 of the Government on the Protection of New Plant Varieties (hereinafter referred to as "the Decree"), the Ministry of Agriculture and Rural Development has drawn up a circular on procedures for granting protection titles and transferring the right of ownership and the right to use new plant varieties as well as on the State Management of the protection of new plant varieties.

I. GENERAL PROVISIONS

New agricultural and forest plant varieties referred to in the Decree are new plant varieties which fall under those branches and species of plants protected by the State;

New plant varieties with a connection to national interests shall be awarded confidentiality before being granted protection titles, with the Ministry of Agriculture and Rural Development to consider whether to include them in the List of confidential plant varieties and to instruct the title holder to follow separate State procedures;

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall periodically provide the List of Protected Plant Varieties.

II. REQUIREMENTS FOR THE DOCUMENTS, ORDERS AND PROCEDURES INVOLVED IN GRANTING PROTECTION TITLES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Attestation of Signatures

Entities with a lawful stamp shall have their signatures attested by putting the stamp on the signature;

Vietnamese entities without a lawful stamp shall have their signatures attested by a public notary authority, a local authority or the organization where the person works;

Foreign entities without a lawful stamp shall have their signatures attested by a public notary authority or an equivalent authority.

Attestation of Copies All copied documents to be used as official documents in the acquisition of protection titles for new plant varieties shall be attested as having been copied from the original documents by one of the following authorities:

A public notary authority;

A People's Committees or relevant competent authority;

The State agencies or social organizations that issued the original documents;

If the documents contain numerous pages, all pages shall be stamped or stamped on the line by an attesting authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A notary service;

The entity that issued the original document;

All the parties involved in the contract or agreement (if the original document is the contract or the agreement);

The competent authority entitled to use the translation during the relevant procedures.

2. The Application Requirements

The application must contain the following documents:

Three copies of the request for protection;

Three copies of the description and photographs (size 12 x 18 cm) of the main features and peculiarities of the variety samples ;

One copy of the document certifying the legitimate right to file the dossier if the right has been transferred from others (Certification of inheritance; Certification or agreement on the transfer of the right to file the dossier), one copy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

One copy of the original dossier, if requesting the right of priority under paragraph 2, Article 10 of the Decree;

One copy of a receipt/evidence of payment of the preliminary verification fees (for checking the completion of the dossier);

Three copies of the list of documents contained in the dossier;

Criteria for an Application:

A single application is required for the issuance of a protection title for a single new plant variety;

All the documents in the application must be done in Vietnamese with the exception of original documents, or their copies, submitted in support of the application;

All documents must be written on white A4 paper with the exception of the supporting documents.

3. Provisions on entities that entitle to undertake the procedures for protection of new plant varieties:

The Office For The Protection of New Plant Varieties (hereinafter referred as The Office For Protection) only conducts direct communications with the following entities undertaking procedures for the protection of new plant varieties :

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Legitimate authorized representatives of such entities;

The head of authorized representative offices or branches of entities;

Industrial property agents.

4. Authorization Regulations:

The authorization to proceed with procedures for the protection of new plant varieties must be acknowledged in writing and must include : the full name, address, telephone number and facsimile number (if any) of the Parties authorized; the full name, address of Parties being authorized; the scope of the authorization (procedures that Parties being authorized carry out in the name of the Parties authorized); the terms of the authorization ; the place of the establishment of the power of attorney, and the attested signature of the authorizer under the attestation of signature regulations.

The Office for Protection should be informed in writing of any changes in the scope of authorization or any cancellation of the authorization ahead of the expiry date.

5. Agents for the Protection of New Plant Varieties

Those organizations that have acquired the certificate of industrial property agents are allowed to provide services related to the protection of new plant varieties. Only persons who have acquired the attorney cards have the right to perform jobs concerning the protection of new plant varieties.

6. The Filing and Management of Applications

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Receiving Applications Upon receiving an application, the Office for Protection is required to do the following :

Check the list of documents required in an application;

Stamp the date the application was received;

Check the said list of documents against the actual number of documents;

Conduct a preliminarily check to see if the application has sufficient documents as required under the said point a) category 2 so as to enable a conclusion to be made on the receipt of the applications;

Send the applicant the stamped application form acknowledging the receiving date and the serial number of the application as well as the result of the document list examination with the full name of the receivers (this form replaces the receipt of application)

Management of Applications A valid application is then divided into 2 parts:

One part is stored as the original application;

The rest is examined under the steps outlined in the provisions of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organizations or individuals who have filed a valid application in foreign countries, may enjoy the right of priority within 12 months of filing the subsequent application for the protection of this new plant variety in Vietnam. In the period of 90 days after the filing date of an application for the right of priority, organizations and individuals must complete the application in accordance with the Office For Protection's regulations. If this new plant variety is granted a protection title in the foreign countries, the valid filing date will be calculated based on the valid filing date determined in these foreign countries.

8. Procedures for the First Stage (formality) of the Examination of the Application

Fixing the Filing Date:

In the case of applications filed directly with the Office for Protection, the date on which the Office receives the application constitutes the filing date of the application;

In the case of applications filed by guaranteed mail, the date on which the Office for Protection receives the application from the post office constitutes the filing date of the application.

Fixing the Valid Filing Date:

The valid filing date is the date on which the Office of Protection receives a complete and accurate application;

In cases where the application needs to be modified and/ or amended, the valid filing date is the date on which the organizations or individuals have completed amendments requested by the Office for Protection.

Determining the Validity of the Application In the period of 90 days after receiving the application, the Office for Protection must decide:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the new plant variety belongs on the protected species and genera list;

If the new plant variety is from countries that signed agreements with Vietnam or subscribed with Vietnam to international agreements concerning the new plant varieties;

If the new plant variety is commercially new;

If the denomination of the plant variety is proper.

During the first step of the examination, the applicant has the right to rename the filed new plant variety and pay fees for that procedure.

Types of notifications to the applicants of the results of the first stage of examination:

Notification of whether the application is valid or not;

Notification on the amendment or supplement of the application;

Notification on the publication of the application on the official gazette; of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Given the genera of the new plant variety, the Ministry of Agriculture and Rural Development designates which agency is to carry out DUS (distinctiveness, uniformity and stability) tests on the new plant variety.

After the designation by the DUS test agency, the applicant submits an adequate quantity of qualified stocks as required under the test provisions to the DUS test agency.

The applicant pays fees to the DUS test agency as required.

The DUS test will be carried out under the DUS test regulations applicable to each species.

The test agency reports the results of the DUS test (points out whether the plant meets the distinctness, uniformity and stability criteria required under the category 2,3, and 4 of Article 4 of the Decree) to the Office of Protection.

10. The Granting of Protection Titles

The Minister of Agriculture and Rural Development will make decisions on the granting of protection titles for new plant varieties that meet all the criteria laid out in the Decree.

The Ministry of Agriculture and Rural Development will grant original protection titles to any single new plant variety without exception.

Where the original protection title document is lost for plausible reasons, the Ministry of Agriculture and Rural Development will grant copies of the protection title documents under the category 5, Article 8 of the Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The period of protection for registered new plant varieties shall be 20 years from the date of the granting of protection titles. For trees, the said period shall be 25 years.

Where a protection title is nullified or cancelled, the duration of the protection titles shall be calculated from the date of the granting of the protection title to the date of nullity or cancellation.

12. Amendments of the Protection Title

- To amend the protection title, its holder must prosecute an application to amend the protection title. The application is made in a set form and attached with the following documents: the original protection title document, the amendment fee receipt, the letter of attorney (if required);

- The Office for Protection shall examine the amendment application, and may then make the necessary amendments to the protection title and register and publish the said amendments in the Agriculture and Rural Development Magazine. Where the requirements for the amendments have not been met, the Office shall give the applicant clear reasons for the refusal of the amendment.

13. Storing Plant Varieties

The designated test agency assumes the responsibility for storing the protected new plant varieties.

The designated test agency may require the holders of the protection title to continuously furnish stocks of the protected plant varieties to serve as standard samples.

III. THE TRANSFER OF OWNERSHIP AND RIGHT TO USE THE NEW PLANT VARIETIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The holders of protected status must use the Office for Protection's license when transferring the ownership or right of use.

In cases where the transfer of ownership or right to use is a sub-license of another license, the contents of the transfer of ownership of the new plant variety must be set up in a separate component and in conformity with categories a, c, d of this Point.

Every license of ownership or right of use must get the prior approval of the Minister of Agriculture and Rural Development ahead of other procedures in accordance with the provisions in category 4, Article 12 of the Decree.

The Office for Protection must assume the responsibility for receiving and examining the applications for a license, and must submit the applications to the leadership of the Ministry for approval within 2 months from the date of receiving the application.

2. Compulsory License

The application for a compulsory license is made under the Office for Protection's set format. The Ministry of Agriculture and Rural Development scrutinize and approve the application for compulsory licenses and the supporting materials proving the new plant variety's special significance for security, national defense, public health and environmental protection.

3. The Obligations of the Holders of Protection Titles

The holder of a protected title is obliged to maintain the stocks of the protected variety and to provide them to the licensees of the license and the test agency at their request.

The recipient of a protection title must pay the fee for the granting of the protection title, the renewal fee for the first year before the issuance, the renewal fees for following years, the fee for DUS test and other fees and charges as provided. The payment of a renewal fee for protection title may be after the deadline but no later than 6 months from the said deadline and the holders must pay an extra penalty fee of 10% for each month after that deadline. The rate of the fees and charges are set by the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Agriculture and Rural Development has established the Office for Protection under the Department of Science, Technology and Product Quality. The Office For Protection Of New Plant Varieties is responsible for issuing the necessary sample documents concerning the application for the issuance of protection titles; the approval and registration of licenses of ownership and the right of use of new plant varieties and compulsory licenses, as well as the promulgation of the regulations on the examination of applications.

The Departments of Agriculture and Rural Development in provinces and centrally-run cities are responsible for activities concerning the protection of new plant varieties in their respective localities. This includes guiding individuals and organizations on the production and commercialization of the protected new plant varieties, as well as the inspection and handling of infringements of rights over plant varieties in their localities.

This Circular will come into effect 15 days after the day of signing.

 

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 119/2001/TT-BNN ngày 21/12/2001 thực hiện Nghị định 13/2001/NĐ-CP về bảo hộ giống cây trồng mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.568

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.27.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!