BỘ CÔNG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
13/2008/TT-BCA
|
Hà Nội, ngày
29 tháng 8 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2008/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG
5 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ GIẤY CHỨNG MINH CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày
14-11-2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08-5-2008
của Chính phủ về Giấy chứng minh Công an nhân dân;
Bộ Công an hướng dẫn thực hiện về Giấy chứng
minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận Công dân phục vụ có thời hạn, Công nhân,
viên chức và nhân viên tạm tuyển trong lực lượng Công an nhân dân như sau:
I. GIẤY
CHỨNG MINH CÔNG AN NHÂN DÂN
1. In các thông tin của sĩ quan, hạ sĩ quan vào phôi Giấy
chứng minh Công an nhân dân
a)
Các thông tin của sĩ quan, hạ sĩ quan in vào phôi Giấy chứng minh Công
an nhân dân (sau đây viết gọn là Giấy chứng minh) thực hiện bằng máy vi tính
theo chương trình in thống nhất của Bộ Công an, bao gồm các nội dung sau:
-
Số: là số hiệu Công an nhân dân.
-
Họ tên: ghi họ và tên theo khai sinh trong hồ sơ gốc của cán bộ, chữ in hoa đủ
dấu
-
Sinh ngày: ghi ngày, tháng, năm sinh theo hồ sơ gốc của cán bộ.
-
Cấp bậc:
+
Từ Hạ sĩ đến Thượng sĩ, ghi: Hạ sĩ quan.
+
Từ Thiếu uý đến Đại uý, ghi: Cấp uý.
+
Từ Thiếu tá đến Đại tá, ghi: Cấp tá.
+
Thiếu tướng trở lên ghi rõ cấp bậc: Thiếu
tướng, Trung tướng, Thượng tướng, Đại tướng.
-
Chức vụ:
+
Sĩ quan lãnh đạo, chỉ huy ghi chức vụ theo
quyết định được bổ nhiệm, ví dụ: Tiểu đội trưởng Tiểu đội 1, ghi: Tiểu đội trưởng;
Trưởng phòng Tổng hợp, ghi: Trưởng phòng; Phó Cục trưởng Cục Công tác chính trị,
ghi: Phó Cục trưởng.
+
Sĩ quan, hạ sĩ quan không giữ chức vụ lãnh
đạo, chỉ huy:
Sĩ
quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, ghi: Sĩ quan nghiệp vụ, Hạ sĩ quan nghiệp vụ
Sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật (CMKT) ghi: Sĩ quan CMKT, Hạ sĩ quan CMKT.
-
Đơn vị: ghi số hiệu, nếu không có số hiệu thì ghi tắt tên đơn vị, ví dụ:
+
Ở cơ quan Bộ: Văn phòng Bộ trưởng, ghi:
VP1; Văn phòng Bộ Công an, ghi: V11, Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Xây dựng lực
lượng Công an nhân dân, ghi: X13 - Tổng cục
III.
+
Ở địa phương:
Loại
Giấy chứng minh thuộc thẩm quyền Bộ ký, cấp: Công an tỉnh Hải Dương, ghi: CA tỉnh
Hải Dương; Công an thành phố Hồ Chí Minh, ghi: CATP. Hồ Chí Minh; Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố
Hồ Chí Minh, ghi: Sở Cảnh sát PCCC TP. HCM.
Loại
Giấy chứng minh thuộc thẩm quyền Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh
ký, cấp: Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội, ghi:
PC16 - CATP. Hà Nội, Công an Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh, ghi: CAQl - TP. Hồ
Chí Minh; Công an thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, ghi: CATP. Hải Dương - Hải
Dương; Công an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, ghi: CAH. Lập Thạch - Vĩnh
Phúc; Phòng Chính trị - Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí
Minh, ghi: P5 - Sở Cảnh sát PCCC TP. HCM.
-
Nhóm máu: ghi nhóm máu của sĩ quan, hạ sĩ quan được cấp Giấy chứng minh.
b)
Ảnh trên Giấy chứng minh
Chụp
ảnh màu kiểu chân dung, cỡ 20mm x 27mm, mặc trang phục thu đông, đeo số hiệu, đội
mũ kê pi theo hệ lực lượng (ảnh trung thực rõ nét, phông ảnh màu xanh nước
biển - những đơn vị không được cấp trang phục thu đông thì mặc trang phục xuân
hè).
- Ảnh
sĩ quan, hạ sĩ quan nam: đúng điều lệnh, không để tóc trùm tai, gáy; không để
râu, ria.
- Ảnh
sĩ quan, hạ sĩ quan nữ: đúng điều lệnh, tóc gọn gàng, không để tóc che mặt, che
tai, che cấp hiệu, phù hiệu, không đeo đồ trang sức khi chụp ảnh.
c)
Con dấu đóng trên Giấy chứng minh là dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng
minh
-
Con dấu loại thu nhỏ có đường kính 23mm, mực dùng đóng dấu là mực màu đỏ, dấu
đóng vào 1/3 chữ ký phía bên trái.
-
Con dấu nổi loại thu nhỏ có đường kính 21mm, dấu đóng vào 1/4 ảnh ở góc
dưới bên phải.
2. Thẩm quyền, đối tượng cấp Giấy chứng minh
a) Thẩm quyền cấp Giấy chứng minh
-
Bộ trưởng ký, cấp Giấy chứng minh cho sĩ quan có cấp bậc hàm cấp tướng; Vụ trưởng,
Cục trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương
đương trở lên.
-
Thứ trưởng phụ trách xây dựng lực lượng ký, cấp Giấy chứng minh đối với đồng
chí Bộ trưởng Bộ Công an; ký, cấp Giấy chứng minh cho Phó Vụ trưởng, Phó Cục
trưởng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương
đương.
-
Tổng cục trưởng, Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo
dục, Trường giáo dưỡng, Giám đốc Học viện, Hiệu trưởng Trường Đại học, Giám đốc
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh ký, cấp Giấy chứng minh cho sĩ quan, hạ sĩ
quan thuộc đơn vị, địa phương mình theo phân cấp quản lý cán bộ tại Quyết định
số 70/2008/QĐ-BCA(X13) về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm giữa
Công an các cấp về một số vấn đề trong công tác tổ chức cán bộ của lực lượng
Công an nhân dân hoặc có thể uỷ quyền cho đồng chí phó phụ trách công tác xây dựng
lực lượng ký.
-
Riêng Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngoài thẩm
quyền ký, cấp Giấy chứng minh theo quy định đối với Tổng cục trưởng như nêu
trên còn có thẩm quyền ký, cấp Giấy chứng minh cho: Trưởng phòng và tương đương
thuộc Học viện, Trường Đại học Công an; cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc
Bộ trưởng, Trường Trung cấp Công an (trừ V15, V26).
b) Đối tượng cấp Giấy chứng minh
Sĩ
quan, hạ sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong lực lượng Công an nhân dân theo chế
độ chuyên nghiệp.
c)
Đối tượng chưa cấp Giấy chứng minh
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan đang học tập trung dài hạn tại các trường Công an nhân dân
hoặc gửi đi học tại các trường ngoài ngành, học ở nước ngoài… khi tốt nghiệp ra
trường được điều động về nhận công tác ở Công an đơn vị, địa phương nào thì
Công an đơn vị, địa phương đó cấp.
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan đang làm thủ tục chuyển vùng công tác, đang bị đình chỉ
công tác hoặc chờ xét kỷ luật.
d)
Đối tượng không cấp Giấy chứng minh
Sĩ
quan, hạ sĩ quan đang bàn giao công tác chờ hưởng chế độ hưu trí, chuyển ngành,
chuẩn bị xuất ngũ hoặc bị kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân.
3. Trách nhiệm của sĩ quan, hạ sĩ quan trong quản lý và sử
dụng Giấy chứng minh
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan sử dụng Giấy chứng minh theo đúng quy định tại Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08-5-2008 về
Giấy chứng minh Công an nhân dân.
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, tránh để hư hỏng, mất Giấy
chứng minh, khi xuất cảnh ra nước ngoài không được mang theo Giấy chứng minh;
phải nộp lại Giấy chứng minh cho cơ quan tổ chức cán bộ khi không còn được sử dụng.
-
Khi mất Giấy chứng minh phải báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp biết để có văn bản
thông báo đến Công an các đơn vị, địa phương phối hợp truy tìm, đề phòng người
khác lợi dụng làm việc phi pháp.
4. Trình tự, thủ tục cấp phát, thu đổi và quản lý Giấy chứng
minh
a)
Trường hợp thuộc thẩm quyền ký, cấp của Công an các đơn vị, địa phương thì cơ
quan tổ chức cán bộ có trách nhiệm
-
Kiểm tra rà soát, lập danh sách và in thông tin của sĩ quan, hạ sĩ quan
đơn vị, địa phương mình thuộc diện cấp vào phôi Giấy chứng minh trình Thủ trưởng
đơn vị, địa phương ký Giấy theo thẩm quyền.
-
Đóng dấu, dán ép, vào sổ theo dõi và cấp phát Giấy chứng minh:
+
Từng đơn vị cơ sở cử cán bộ trực tiếp theo
dõi cấp phát, thu đổi có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng minh An ninh nhân dân,
Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân hoặc giấy xác nhận đã thu hồi nộp lại cho cơ
quan tổ chức cán bộ để nhận Giấy chứng minh, vào sổ cấp cho sĩ quan, hạ sĩ quan
đơn vị, địa phương mình. Việc giao nhận Giấy chứng minh phải ghi rõ tổng số Giấy
chứng minh, ngày, tháng, năm nhận, người nhận ký ghi rõ họ tên.
+
Không giao nhận Giấy chứng minh cho cá
nhân sĩ quan, hạ sĩ quan từng đơn vị cơ sở hoặc người khác nhận thay.
+
Sĩ quan, hạ sĩ quan nhận Giấy chứng minh tại
đơn vị mình phải kiểm tra đối chiếu thông tin trước khi ký nhận vào sổ theo dõi
cấp phát.
-
Toàn bộ hồ sơ công văn đề nghị cấp Giấy chứng minh, danh sách trình ký, sổ theo
dõi cấp phát, biên bản tiêu huỷ Giấy phải được lưu giữ tại Cơ quan tổ chức cán
bộ Công an các đơn vị, địa phương để theo dõi quản lý.
b)
Trường hợp thuộc thẩm quyền lãnh đạo Bộ ký, cấp Giấy chứng minh thì Công an các
đơn vị, địa phương làm văn bản báo cáo (kèm danh sách và ảnh) gửi về Tổng
cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (qua X13) làm thủ tục trình lãnh đạo Bộ
ký.
5. Cấp mới, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng minh
a)
Cấp mới
Các
trường hợp sau khi có quyết định phong cấp bậc hàm thì được cấp mới.
b)
Cấp đổi
-
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số
59/2008/NĐ-CP ngày 08-5-2008 về Giấy chứng minh Công an nhân dân.
-
Chuyển loại từ sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật sang sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ hoặc ngược lại; từ công nhân, viên chức sang sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn kỹ thuật hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ.
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan đã được cấp Giấy chứng minh An ninh nhân dân hoặc Giấy chứng
nhận Cảnh sát nhân dân theo Nghị định số 33/2001/NĐ-CP ngày 06-7-2001, nay đổi
lại Giấy chứng minh theo Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08-5-2008 về Giấy chứng
minh Công an nhân dân.
c)
Cấp lại
Sĩ
quan, hạ sĩ quan mất Giấy chứng minh được cấp lại khi đã xác minh xem xét, xử
lý theo quy định.
d)
Thu hồi
-
Thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 59/2008/NĐ-CP
ngày 08-5-2008 về Giấy chứng minh Công an nhân dân. Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ
quan từ trần thì đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ cần phối hợp với thân nhân sĩ
quan, hạ sĩ quan đó kiểm tra và thu lại Giấy chứng minh nộp cho cơ quan tổ chức
cán bộ.
-
Cơ quan tổ chức cán bộ có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận
cũ hoặc giấy xác nhận đã thu hồi Giấy chứng minh, Giấy chứng nhận của sĩ quan,
hạ sĩ quan thuộc đơn vị, địa phương mình, lập biên bản giao nộp trước khi cấp
Giấy chứng minh mới.
6. Xử lý kỷ luật đối với sĩ quan, hạ sĩ quan sử dụng Giấy
chứng minh sai mục đích và để mất Giấy chứng minh
a)
Sử dụng Giấy chứng minh sai mục đích
-
Dùng thế chấp vay, mượn tiền, hàng: Cảnh cáo.
-
Sử dụng vào việc phi pháp, cho thuê, mượn:
+
Hậu quả ít nghiêm trọng hạ 01 cấp bậc hàm
hoặc 01 bậc lương.
+
Hậu quả nghiêm trọng thì tước danh hiệu
Công an nhân dân hoặc có thể xử lý theo pháp luật.
b)
Mất Giấy chứng minh
-
Khi mất Giấy chứng minh phải báo cáo ngay bằng văn bản lên lãnh đạo đơn vị trực
tiếp biết để có biện pháp xử lý:
+
Mất Giấy chứng minh do nguyên nhân khách
quan, như: trong khi thi hành nhiệm vụ truy bắt tội phạm bị rơi, thiên tai, hoả
hoạn, mất trộm… có báo cáo kịp thời và được lãnh đạo đơn vị xác nhận
đúng sự thật thì không bị xử lý ký luật.
+
Mất Giấy chứng minh do nguyên nhân chủ
quan thì bị kỷ luật khiển trách.
-
Mất Giấy chứng minh không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời khi đơn vị kiểm
tra phát hiện sẽ bị kỷ luật khiển trách, nếu Giấy chứng minh đó bị người khác lợi
dụng làm việc phi pháp sẽ bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Sĩ
quan, hạ sĩ quan sử dụng sai mục đích hoặc để mất Giấy chứng minh An ninh nhân
dân, Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân, đến ngày đổi Giấy chứng minh Công an nhân
dân mới phát hiện thì áp dụng xử lý theo Thông tư số 06/2001/TT-BCA(X13) ngày
02-8-2001.
II. GIẤY
CHỨNG NHẬN CÔNG DÂN PHỤC VỤ CÓ THỜI HẠN, GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC,
GIẤY CHỨNG NHẬN TẠM THỜI
1. Giấy chứng nhận Công dân phục vụ có thời hạn
a)
Đối tượng cấp
Hạ
sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.
b)
Mục đích cấp
Để
quản lý hạ sĩ quan, chiến sĩ và sử dụng ra vào cơ quan, đơn vị làm việc.
c)
Mẫu Giấy chứng nhận Công dân phục vụ có thời hạn
-
Kích thước: 53,98mm x 85,60mm.
-
Mặt trước: nền hoa văn toả màu xanh nhạt, có khung viền màu đỏ kích thước 49mm
x 81mm, giữa khung là Công an hiệu in nổi đường kính 23mm.Trên Công an hiệu là
hàng chữ: Bộ Công an, dưới Công an hiệu là hai hàng chữ: Giấy chứng
nhận; Công dân phục vụ có thời hạn; các dòng chữ màu đỏ.
-
Mặt sau: giữa là Công an hiệu in chìm, đường kính 21mm trên nền hoa văn toả màu
xanh nhạt. Bên trái từ trên xuống là hàng chữ: Bộ Công an, phía dưới là ảnh
màu, cỡ 20mm x 27mm (mặc trang phục thu đông theo hệ lực lượng - những
đơn vị không được cấp trang phục thu đông thì mặc trang phục xuân hè) của
người được cấp Giấy, dưới ảnh ghi nhóm máu. Bên phải từ trên xuống là các dòng
chữ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (màu đen); Giấy
chứng nhận Công dân phục vụ có thời hạn (màu đỏ); số…;
Họ tên…; Sinh ngày…; Nhập ngũ…; Đơn vị…; Có giá trị đến ngày, tháng, năm; Ngày,
tháng, năm cấp; Thủ trưởng đơn vị ký, cấp giấy (màu đen).
2. Giấy chứng nhận Công nhân, viên chức
a)
Đối tượng cấp
Công
nhân, viên chức phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (kể cả số trong biên
chế, hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
b)
Mục đích cấp
Để
quản lý công nhân, viên chức và sử dụng ra vào cơ quan, đơn vị làm việc.
c)
Mẫu Giấy chứng nhận Công nhân, viên chức
-
Kích thước: 53,98mm x 85,60mm.
-
Mặt trước: nền màu xanh công nhân, có khung viền màu trắng kích thước 49mm x
81mm, giữa khung là Công an hiệu in nổi đường kính 23mm. Trên Công an hiệu là
hàng chữ: Bộ Công an, dưới Công an hiệu là hai hàng chữ: Giấy chứng
nhận; Công nhân, viên chức, các dòng chữ màu vàng.
-
Mặt sau: giữa 1à Công an hiệu in chìm, đường kính 21mm trên nền hoa văn toả màu
xanh nhạt. Bên trái từ trên xuống là hàng chữ: Bộ Công an, phía dưới là ảnh
màu, cỡ 20mm x 27mm (áo trắng đeo cravát) của người được cấp Giấy,
dưới ảnh ghi nhóm máu. Bên phải từ trên xuống là các dòng chữ: Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (màu đen); Giấy chứng nhận Công nhân,
viên chức (màu đỏ), số…; Họ tên…; Sinh ngày…; Đơn vị…;
Có giá trị đến ngày, tháng, năm; Ngày, tháng, năm cấp; Thủ trưởng đơn vị ký,
cấp giấy (màu đen).
3. Giấy chứng nhận tạm thời
a)
Đối tượng cấp
Nhân
viên tạm tuyển trong lực lượng Công an nhân dân.
b)
Mục đích cấp
Để
quản lý nhân viên tạm tuyển và sử dụng ra vào cơ quan, đơn vị làm việc.
c)
Mẫu Giấy chứng nhận tạm thời
-
Kích thước: 53,98mm x 85,60mm.
-
Mặt trước: nền màu trắng, có khung viền màu đỏ kích thước 49mm x 81mm, giữa
khung là Công an hiệu in nổi đường kính 23mm. Trên Công an hiệu là hàng chữ: Bộ
Công an, dưới Công an hiệu là hàng chữ: Giấy chứng nhận tạm thời;
các dòng chữ màu đỏ.
-
Mặt sau: giữa là Công an hiệu in chìm, đường kính 21mm trên nền hoa văn
toả màu xanh nhạt. Bên trái từ trên xuống là hàng chữ: Bộ Công an, phía
dưới là ảnh màu, cỡ 20mm x 27mm (áo trắng đeo cravát) của người được cấp
Giấy, dưới ảnh ghi nhóm máu. Bên phải từ trên xuống là các dòng chữ: Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (màu đen); Giấy chứng
nhận tạm thời (màu đỏ), số… Họ tên…; Sinh ngày…; Đơn vị…;
Có giá trị đến ngày, tháng, năm; Ngày, tháng, năm cấp; Thủ trưởng đơn vị ký, cấp
giấy (màu đen).
4. Trách nhiệm của người được cấp Giấy chứng nhận Công dân
phục vụ có thời hạn, Giấy chứng nhận Công nhân, viên chức, Giấy chứng nhận tạm
thời
Người
được cấp Giấy chứng nhận Công dân phục vụ có thời hạn, Giấy chứng nhận Công nhân,
viên chức, Giấy chứng nhận tạm thời (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) có
trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, tránh để mất, hư hỏng Giấy chứng nhận. Khi mất
Giấy chứng nhận phải báo cáo ngay bằng văn bản lên lãnh đạo đơn vị trực tiếp biết
để có văn bản thông báo đến Công an các đơn vị, địa phương phối hợp truy tìm, đề
phòng người khác lợi dụng làm việc phi pháp.
5. Xử lý kỷ luật đối với người để mất Giấy chứng nhận
Hạ
sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, công nhân, viên
chức, nhân viên tạm tuyển sử dụng Giấy chứng nhận sai mục đích hoặc để mất Giấy
chứng nhận mà không báo cáo thì tuỳ theo mức độ sai phạm để xử lý theo quy định
tại khoản 6 mục I Thông tư này.
6. Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận
-
Giấy chứng nhận Công dân phục vụ có thời hạn: thời hạn sử dụng 03 năm.
-
Giấy chứng nhận Công nhân, viên chức: thời hạn sử dụng 07 năm đối với công
nhân, viên chức trong biên chế, hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
-
Giấy chứng nhận tạm thời: thời hạn sử dụng 01 năm.
7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu đổi và in thông
tin trên Giấy chứng nhận
Thẩm
quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu đổi và in thông tin đối với Giấy chứng nhận
được thực hiện như quy định của Thông tư này về Giấy chứng minh Công an nhân
dân.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân
dân
-
Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ ký, cấp Giấy chứng minh cho cán bộ thuộc diện Bộ
trưởng quản lý.
-
Dự trù kinh phí in phôi giấy, màng ép, các trang thiết bị, phương tiện phục vụ
cấp phát lần đầu và thường xuyên.
-
Quản lý, cấp phát phôi Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận Công
dân phục vụ có thời hạn, Giấy chứng nhận Công nhân, viên chức và Giấy chứng nhận
tạm thời cho Công an các đơn vị, địa phương.
-
Xây đựng chương trình, cài đặt và hướng dẫn các Tổng cục, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ,
các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh trong công
tác cấp phát, thu đổi và quản lý Giấy chứng minh Công an nhân dân.
-
Tổ chức triển khai, kiểm tra, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương trong việc
thực hiện Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 08-5-2008 về Giấy chứng minh Công an
nhân dân và Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
-
Tổ chức in phôi, sản xuất màng ép, dao cắt ảnh và dao cắt Giấy theo đề nghị của
Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
-
Phôi Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng nhận Công dân phục vụ có thời
hạn, Giấy chứng nhận Công nhân, viên chức và Giấy chứng nhận tạm thời được in
trên chất liệu giấy cốt tông, có màng ép plastic và được bảo mật.
3. Trách nhiệm của Vụ Tài chính
Cấp
đủ kinh phí cho việc cấp phát lần đầu và cấp phát bổ sung thường xuyên hàng năm
(bao gồm in phôi giấy, màng ép, chụp ảnh, máy vi tính, máy in, mực in, các
trang thiết bị phục vụ, bồi dưỡng in giấy…). Kinh phí cấp Giấy chứng
minh và các loại Giấy chứng nhận quy định tại Thông tư này được sử dụng từ nguồn
kinh phí hàng năm của Công an các đơn vị, địa phương và quyết toán theo thực tế.
4. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
Cơ
quan tổ chức cán bộ Công an các đơn vị, địa phương tổ chức chụp ảnh, làm xét
nghiệm nhóm máu và cấp Giấy chứng minh và các loại Giấy chứng nhận cho sĩ quan,
hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và nhân viên tạm tuyển thuộc đơn vị,
địa phương mình theo thẩm quyền.
5. Hiệu lực thi hành
a)
Thông tư này có hiệu lực sau 30 ngày, kể từ ngày ký, các quy định trước đây
trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
b)
Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy
thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện, Hiệu trưởng Trường Đại học Công an có
trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
c)
Kế từ ngày 01-01-2009, các loại Giấy chứng minh An ninh nhân dân, Giấy chứng nhận
Cảnh sát nhân dân, Giấy chứng nhận Nghĩa vụ tại ngũ, Giấy chứng nhận Công nhân,
nhân viên và Giấy chứng nhận tạm thời đã cấp trước đây không còn giá trị sử dụng.
Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng minh An ninh
nhân dân, Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân, Giấy chứng nhận Nghĩa vụ tại ngũ,
Giấy chứng nhận Công nhân, nhân viên và Giấy chứng nhận tạm thời đã cấp trước
đây lập biên bản, tổ chức huỷ và báo cáo kết quả về Tổng cục Xây dựng lực lượng
Công an nhân dân (qua X13).
Trong
quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc nảy sinh, Công an
các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực
lượng Công an nhân dân) để có hướng dẫn kịp thời./.
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Lê Hồng Anh
|