Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản

Số hiệu: 16/2015/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Vũ Văn Tám
Ngày ban hành: 10/04/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quy chuẩn mới về điều kiện nuôi thủy sản

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Quy chuẩn QCVN 02-22:2015/BNNPTNT về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT

Theo đó, đề cập chi tiết đến quy định kỹ thuật như sau:

- Điều kiện đặt lồng/bè.

- Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè.

- Vật liệu làm lồng/bè và thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi.

- Công trình phụ trợ.

- Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong kỹ thuật nuôi.

- Bảo hộ lao động.

- Xử lý rác thải.

- Ghi chép và lưu giữ hồ sơ.

Thông tư 16 có hiệu lực từ ngày 10/10/2015.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2015

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ĐIỀU KIỆN NUÔI THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 01 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản:

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Ký hiệu: QCVN 02 - 22: 2015/BNNPTNT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2015

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- BT Cao Đức Phát (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở NN và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

QCVN 02-22:2015/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CƠ SỞ NUÔI CÁ LỒNG/BÈ NƯỚC NGỌT- ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

National technical regulation on freshwater fish cage culture - conditions for food safety and environmental protection

Lời nói đầu:

QCVN 02-22:2015/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 4 năm 2015.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CƠ SỞ NUÔI CÁ LỒNG/BÈ NƯỚC NGỌT - ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

National technical regulation on freshwater fish cage culture - conditions for food safety and environmental protection

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định những điều kiện để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt.

1.2. Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi cá lồng/bè nước ngọt trên phạm vi cả nước.

1.3. Giải thích từ ngữ: Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt là nơi diễn ra hoạt động nuôi cá lồng/bè do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Điều kiện đặt lồng/bè

2.1.1. Vị trí đặt lồng/bè phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản hoặc phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; không bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy, mực nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm; chọn nơi có dòng nước chảy thẳng, lưu tốc 0,2-0,5 mét/giây (m/s). Nếu nuôi hồ chứa phải lựa chọn nơi có dòng chảy, không nuôi cá lồng/bè trong eo, ngách.

2.1.2. Đáy lồng/bè phải cách đáy sông/hồ ít nhất 0,5 m vào lúc mức nước thấp nhất.

2.1.3. Trường hợp đặt lồng/bè thành từng cụm: các cụm lồng/bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10m; khi đặt so le, nối tiếp cách nhau tối thiểu 200m.

2.1.4. Mật độ lồng/bè ở khu vực nước chảy chiếm tối đa 0,2% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất; khu vực nước tĩnh chiếm tối đa 0,05% diện tích mặt nước lúc mức nước thấp nhất.

2.2. Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè

Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè nuôi cá đảm bảo quy định tại Bảng 1.

Bảng 1. Chất lượng nước nơi đặt lồng/bè

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

1

pH

6,5-8,5

2

Ôxy hòa tan (DO)

mg/l

≥4

3

Amoni (NH4+ tính theo N)

mg/l

< 1

4

Độ trong

cm

≥ 30

5

Độ kiềm

mg CaCO3/l

60-180

2.3. Vật liệu làm lồng/bè và thiết bị, dụng cụ trong quá trình nuôi

2.3.1. Lồng/bè được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, có khả năng chống chịu với môi trường nước, sóng, gió và chất khử trùng tiêu độc.

2.3.2. Dụng cụ, thiết bị sử dụng trong quá trình nuôi phải đảm bảo không gây tổn hại cho đối tượng nuôi, dễ làm vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

2.3.3. Động cơ và thiết bị máy móc sử dụng phải đảm bảo không rò rỉ xăng, dầu vào nguồn nước.

2.4. Công trình phụ trợ

2.4.1. Khu ăn, nghỉ, sinh hoạt phải sạch sẽ, không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi.

2.4.2. Kho chứa thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn phải có mái che, thông thoáng, không ẩm ướt, ngăn được côn trùng và động vật gây hại. Khu chứa xăng, dầu được bố trí riêng biệt với kho chứa thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn. Khu vực chứa dụng cụ, thiết bị phải gọn gàng không ảnh hưởng đến hoạt động nuôi.

2.4.3. Khu chế biến thức ăn cho cá phải ở vị trí riêng biệt. Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

2.4.4. Nhà vệ sinh: bố trí nhà vệ sinh phù hợp với số lượng lao động trên lồng/bè (ít nhất 01 nhà vệ sinh cho 25 người), kín và tự hoại, đảm bảo không có mối nguy làm ô nhiễm môi trường và khu vực nuôi.

2.5. Quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trong kỹ thuật nuôi

2.5.1. Chuẩn bị lồng/bè nuôi

Lồng/bè nuôi phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi nuôi theo quy trình kỹ thuật với từng đối tượng thủy sản.

2.5.2. Quy định về cá giống

2.5.2.1 Cá giống có nguồn gốc rõ ràng, phải được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng bố mẹ, giống và quá trình sản xuất giống.

2.5.2.2. Cá giống phải khỏe mạnh; được cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch.

2.5.2.3. Thả giống đúng lịch mùa vụ, mật độ, kích cỡ theo quy định của cơ quan quản lý thủy sản địa phương.

2.5.3. Thức ăn để nuôi cá

2.5.3.1. Sử dụng thức ăn công nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam; không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng.

2.5.3.2. Thức ăn tự chế biến: có đủ thành phần dinh dưỡng; nguyên liệu để chế biến không có Salmonella, nấm mốc độc (Aspergillus flavus), độc tố aflatoxin B1; không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

2.5.4. Phòng trị bệnh, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường

2.5.4.1. Trong quá trình nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới để lưới luôn được thông thoáng, sạch sẽ; hàng ngày theo dõi môi trường nước và hoạt động của cá. Nếu thấy môi trường nước xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời; không di chuyển cá từ lồng/bè này sang lồng/bè khác khi đang có bệnh xảy ra.

2.5.4.2. Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho nuôi trồng thuỷ sản và được phép lưu hành tại Việt Nam, còn hạn sử dụng.

2.5.4.3. Khi sử dụng thuốc kháng sinh phải xác định rõ tác nhân gây bệnh, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ chuyên môn.

2.5.4.4. Cơ sở nuôi phải ghi chép việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường (ghi rõ ngày, loại, liều lượng, cách sử dụng).

2.5.5. Thu hoạch cá

2.5.5.1. Phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch cá.

2.5.5.2. Cơ sở phải chấp hành thông báo dừng thu hoạch của cơ quan kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trong trường hợp các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trong sản phẩm nuôi vượt quá giới hạn cho phép.

2.6. Bảo hộ lao động

2.6.1. Người làm việc tại cơ sở phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định, có hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động.

2.6.2. Cơ sở phải trang bị đầy đủ các thiết bị cứu sinh (phao tròn, phao áo).

2.7. Xử lý rác thải

Rác thải phải được thu gom, xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến nguồn nước. Không xả rác, thức ăn ôi thiu xuống khu vực lồng/bè và môi trường xung quanh.

2.8. Ghi chép và lưu giữ hồ sơ

2.8.1. Cơ sở phải theo dõi, ghi chép các thông tin liên quan trong quá trình nuôi.

2.8.2. Lập và lưu giữ hồ sơ liên quan bao gồm: giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước/quyết định giao mặt nước/hợp đồng cho thuê mặt nước/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hồ sơ mua giống và kiểm dịch khi mua giống bao gồm xuất xứ, số lượng và chất lượng giống; hồ sơ theo dõi quá trình nuôi; phiếu mua thuốc, hóa chất; tình trạng sức khoẻ và các biện pháp kiểm soát bệnh; các biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý (nếu có); các thông tin của sản phẩm khi bán.

2.8.3. Hồ sơ phải được lưu giữ tối thiểu là 2 năm.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Quy chuẩn này là cơ sở cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến nuôi cá lồng/bè nước ngọt thực hiện đầu tư xây dựng và phục vụ đăng ký, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

3.2. Quy chuẩn này là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Tổng cục Thủy sản

4.1.1. Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.

4.1.2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý tại từng thời điểm, Tổng cục Thủy sản có trách nhiệm kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này cho phù hợp thực tế.

4.2. Cơ sở nuôi: Tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.: 16/2015/TT-BNNPTNT

Hanoi, April 10, 2015

 

CIRCULAR

 NATIONAL TECHNICAL REGULATIONS ON AQUACULTURE REQUIREMENTS

Pursuant to the Government’s Decree No.199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 providing for functions, missions, powers, and structures of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Laws on Technical Standard and Regulations dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government's Decree No.127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 providing for specific guidance on a number of Articles of the Law on Technical Standards and Regulations;

At the proposal of the Director General of Aquaculture;

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates the Circular providing for national technical regulations on aquaculture requirements.

Article 1. The National Technical Regulation below is promulgated together with this Circular:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Reference number: QCVN 02 - 22: 2015/BNNPTNT.

Article 2. This Circular comes into force from October 10, 2015.

Article 3. The Director General of Aquaculture, and Heads of related agencies, organizations or individuals shall be responsible to implement this Circular.

In the course of implementation, any arising problems should be reported timely to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and supplementation./.

 

 

PP. PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Van Tam

 

QCVN 02-22:2015/BNNPTNT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



National technical regulation on freshwater cage culture - conditions for food safety and environmental protection

Foreword:

QCVN 02 – 22:2015/BNNPTNT is compiled by the General Directorate of Aquaculture, approved by the Department of Science and Environment, and issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development as per the Circular No. 16/2015/TT-BNNPTNT dated April 10, 2015.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATIONS ON FRESHWATER CAGE CULTURE – CONDITIONS FOR FOOD SAFETY AND ENVIRONMENT PROTECTION

National technical regulation on freshwater cage culture - conditions for food safety and environmental protection

GENERAL PROVISIONS

Scope: This document provides for food safety and environmental protection requirements applied to freshwater cage culture facilities.

1.2. Regulated entities: This document is applicable to organizations or individuals involved in freshwater cage culture nationwide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Freshwater cage culture facility means the place in which freshwater fish cage farming is carried out by an organization or an individual.

2. TECHNICAL REGULATIONS

2.1. Requirements for cage placement

2.1.1. Cages must be located in the areas reserved for aquaculture development or areas approved by competent agencies; these areas should be exempt from floods, sudden fluctuation of water tide level and water means of transport Culture cages in reservoirs should be located in flowing waters.

2.1.2. The bottom of the fish cage must be at least 0.5m higher than the bottom of the river/lake when water level is lowest.

2.1.3. When grouping fish cage into clusters: parallel clusters must be placed at least 10m from each others; alternately placed clusters must be at least 200m from each others.

2.1.4. The density of fish cages in flowing water area must not occupy more than 0.2% of the water surface area at the lowest water level; that in still water area must not occupy more than 0.05% of the water surface area at the lowest water level.

2.2. Water quality where fish cages are located

Quality of water where fish cages are located must satisfy requirements in Table 01.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TT

Indicator

Unit

Limit

1

pH

 

6,5-8,5

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



mg/l

≥4

3

Ammonia (NH4+ according to N content)

mg/l

< 1

4

Turbidity

cm

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5

Alkalinity

mg CaCO3/l

60-180

2.3. Materials for fish cages and equipment for fish cage culture

2.3.1 Cages must be made of materials which are durable and able to withstand water, extreme weather and disinfectants.

2.3.2 Equipment used for fish cage culture must not cause any harm to the fish, and easy to be cleaned and disinfected

2.3.3. Engines and machineries must not leak petrol or gasoline into the water source.

2.4. Auxiliary works

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.4.2 Feeds storage must contain a lean-to and must be airy, dry, and able to prevent harmful insects and animals Petrol and gasoline storage must be located away from feeds storages. Equipment storages must be tidy and must not impact cage culture operation.

2.4.3. Feeds making areas must be located separately. Equipment for preparing feeds must be placed or installed for easy maintenance, easy disassembly for cleaning and sterilization.

2.4.4. The quantity of restrooms varies according to the quantity of workers at the facility (at least 01 restroom for 25 people). The restroom(s) must be adequately air-tight and have a decomposition system to avoid polluting the environment and culture area.}

2.5. Food safety requirements

2.5.1. Fish cages preparation

Fish cages must be cleaned and disinfected before and after farming following technical process for each type of species.

2.5.2. Breeder fish

2.5.2.1 Breeder fish must have clear origin and must come from facilities that do the quality control over breeder fish and breeding process

2.5.2.2. Breeder fish must be healthy and have undergone quarantine by competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.3. Feeds

2.5.3.1. Only use industrial feeds permitted in Vietnam; expired feeds are not allowed.

2.5.3.2. Self-produced feeds must contain adequate nutrients and obtain from materials that do not contain Salmonella, poisonous fungus (Aspergillus flavus), aflatoxin B1, antibiotics, and chemicals banned from aquaculture.

Disease prevention and use of drugs, chemicals, biological, bio-products and environmental remediation agents;

2.5.4.1. During the culture process, cage nets must be frequently cleaned; Water environment and fish’s activities must be monitored every day. When water quality decreases or when the fish is sick or rejects feeds, appropriate actions must be taken promptly; do not move sick fish from one cage to another.

2.5.4.2. Only use drugs, chemicals, bio-products and environmental remediation agents that are unexpired and allowed to be used in aquaculture in Vietnam.

2.5.4.3. Antibiotics may only be used after causes for diseases have been determined and must be used in accordance with guidance of the producers or experts.

2.5.4.4. The cage culture facility must keep a log of used drugs, chemicals, bio-products and environmental remediation agents (clearly state the date, type, dosage and method of how it is used)

2.5.5. Harvesting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.5.5.2. Cage culture facilities must comply with the requests to stop harvesting from food quality inspection authorities in case microbiological and chemical indicators in the products exceed the permissible limits.

2.6. Personal protective equipment

2.6.1. Workers at the cage culture facility must be provided with adequate personal protective equipment as per law and must have professional knowledge and technique in the related working field.

2.6.2. Every cage culture facility must provide sufficient life-saving equipment (buoys, life-vests).

2.7. Waste Treatment

Waste must be collected, treated accordingly, ensuring no environmental pollution and bad impact on the water source. Do not drop litter or rotten food into cage culture areas or surrounding environment.

2.8. Logging and archiving

2.8.1. Cage culture facilities must monitor and take note of related information during the culture.

2.8.2. Prepare and retain the following documents: the Certificate of water surface use right/ Decision on allocation of water surface/Contract for lease of water surface/ Certificate of business registration; sale and quarantine dossiers on breeder fish comprise origins, amount and quality of breeders; culture monitoring dossiers; purchase documents of drugs and chemicals; species conditions and disease control methods; inspection records of management agencies (if any); information of sold products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. MANAGEMENT

3.1. This regulation is the basis for organizations or individuals involving in freshwater cage culture to invest and apply for the certificate of food safety.

3.2. This regulation is the basis for regulatory bodies to carry out inspections and issue the certificate of food safety to freshwater cage culture facilities.

4. IMPLEMENTATION

4.1. General Directorate of Aquaculture

4.1.1. General Directorate of Aquaculture shall take charge and cooperate with related agencies to guide and implement this regulation.

4.1.2 Pursuant to management requirements at every point of time, the General Directorate of Aquaculture shall recommend the Ministry of Agriculture and Rural Development to make adjustments and supplement to this Regulation to match the practical conditions.

4.2. Fish culture facilities shall comply with this Regulation.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/04/2015 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.120

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.52.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!