Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 809/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 30/05/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 809/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG, LÂM, THỦY SẢN VÀ MUỐI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối bảo đảm nguồn thực phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giữ vững uy tín thương hiệu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN 2015

1. Kiện toàn và nâng cao năng lực của cơ quan quản lý, củng cố và phát triển lực lượng kiểm soát về chất lượng và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối từ Trung ương đến các địa phương.

2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối, đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực, cam kết quốc tế.

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng tiên tiến, hiện đại phục vụ yêu cầu của công tác quản lý và hội nhập trong giai đoạn mới.

III. NHIỆM VỤ

1. Củng cố, kiện toàn bộ máy hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản.

a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến các địa phương, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của ngành và hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Nội dung:

Rà soát, đánh giá lại về tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản của Trung ương và các địa phương;

Nghiên cứu một số mô hình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của các nước tiên tiến và các nước có điều kiện phát triển tương đồng;

- Sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ và củng cố, kiện toàn bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Chi Cục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng quản lý thống nhất từ trang trại đến bàn ăn, theo từng chuỗi ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý;

- Xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có liên quan;

Xác định khung định biên nhân lực theo vị trí việc làm, làm cơ sở cho việc kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản của các địa phương;

- Từng bước phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản cho Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã;

- Thí điểm thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận quá trình và sản phẩm nông lâm thủy sản tại một số địa phương có điều kiện.

c) Thời gian thực hiện: 2011 - 2012.

2. Nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuyên ngành

a) Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, đảm bảo kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh đối với thực phẩm có nguồn gốc từ nông, lâm, thủy sản và muối cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

b) Nội dung:

- Rà soát đánh giá hiện trạng của hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; nghiên cứu mô hình kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm của các nước tiên tiến và các nước có điều kiện phát triển tương đồng;

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu quốc gia về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản và muối chuyên ngành;

- Củng cố và phát triển lực lượng thực hiện công tác kiểm soát từ cơ sở sản xuất đến tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá; trước mắt phát triển nhanh các dịch vụ tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối, phát triển lực lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh để thực hiện tự kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ;

- Xây dựng cơ chế phối hợp kiểm soát giữa cơ quan quản lý nhà nước với lực lượng xã hội hoá;

- Hoàn thiện, bổ sung các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh ngành hàng.

c) Thời gian thực hiện: 2012 - 2014.

3. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

a) Mục tiêu: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo phù hợp với sự phát triển của ngành và các cam kết quốc tế

b) Nội dung:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quy định quốc tế, đáp ứng các cam kết của WTO.

c) Thời gian thực hiện: 2011 - 2012.

4. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tiên tiến, hiện đại

a) Mục tiêu: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống kiểm soát theo hướng tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng sự phát triển của ngành và yêu cầu của thị trường quốc tế.

b) Nội dung:

- Xây dựng mới 1 - 2 phòng kiểm nghiệm kiểm chứng quốc gia về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản tương đương khu vực và tham gia hệ thống phòng kiểm nghiệm kiểm chứng ASEAN;

- Nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành thành các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng quốc gia các nhóm chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm các nhóm ngành hàng động vật, thực vật, thủy sản theo quy định của Luật An toàn thực phẩm;

- Nâng cấp các phòng kiểm nghiệm chuyên ngành thuộc các Tổng cục, Cục đủ năng lực để phân tích 100% chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối, đạt tiêu chuẩn TCVN/ISO 17025;

- Xây dựng phòng kiểm nghiệm cơ bản cho các Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ở các tỉnh, thành phố trọng điểm;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối từ Trung ương đến các địa phương và cơ sở;

- Xây dựng phòng kiểm tra, kiểm nghiệm nhanh về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm sản, thủy sản và muối nhập khẩu thí điểm tại một số cửa khẩu trọng điểm;

c) Thời gian thực hiện: Từ 2012 đến 2015.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về cơ chế chính sách

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính phù hợp hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo hướng nâng cao mức độ tự chủ, song song với đảm bảo từ ngân sách nhà nước.

- Hoàn thiện các quy định về thu, nộp và lệ phí quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối bảo đảm đồng bộ và thống nhất trong toàn quốc;

- Nghiên cứu cơ chế chính sách khuyến khích thúc đẩy xã hội hoá theo hướng mở rộng mô hình hợp tác công tư; khuyến khích đầu tư của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các dịch vụ tư vấn, đào tạo kiểm nghiệm, chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;

- Nghiên cứu xây dựng khung định biên nhân lực theo vị trí việc làm cho các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản ở Trung ương và địa phương.

2. Đẩy mạnh phân cấp, xã hội hoá công tác kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối

- Phát triển nhanh lực lượng kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuyên ngành của các địa phương; bố trí cán bộ chuyên trách công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm ở các huyện, quận; đồng thời giao nhiệm vụ cho nhân viên Thú y, nhân viên Bảo vệ thực vật, nhân viên Khuyến nông - Khuyến ngư của các xã;

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải nhanh chóng tự tổ chức lực lượng và tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất đến kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm... nhằm tăng cường công tác tự kiểm soát, giám sát các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất;

- Xây dựng và phát triển mô hình tự quản lý và kiểm soát của cơ sở sản xuất kinh doanh; phát triển mô hình cộng tác viên ở cơ sở giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm chuyên trách và theo mùa vụ;

- Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, kiểm soát cho các cấp của địa phương và các lực lượng xã hội tham gia.

3. Đào tạo nguồn nhân lực

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo về công tác quản lý, kiểm soát ở các cấp và cơ sở sản xuất;

- Tăng cường các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, công chức ở Trung ương, địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là các chính sách, quy định mới có liên quan của Việt Nam và quốc tế, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài đối với công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;

- Tổ chức thường xuyên các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn ngày cho các đối tượng là cán bộ, công chức chuyên trách ở cấp huyện, xã và các đối tượng là lực lượng kiểm soát, nhân viên, cán bộ làm việc tại các cơ sở sản xuất;

- Xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

4. Cải cách hành chính:

- Xây dựng và đưa vào hoạt động cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối phục vụ sự chỉ đạo kịp thời, đồng thời đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu;

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các thủ tục hành chính đảm bảo thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, thông tin được cập nhật liên tục, nhanh chóng, chính xác và được lưu trữ;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai dịch vụ công phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.

5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; tập trung nghiên cứu các phương pháp phân tích, phát hiện, xác định nhanh, chính xác và có hiệu quả; tập trung đầu tư nghiên cứu, phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm làm cơ sở thiết lập các biện pháp quản lý.

6. Tăng cường hợp tác quốc tế: Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, dự án hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực liên quan. Mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Tăng cường tham gia đàm phán các thoả thuận hợp tác song phương, đa phương về công nhận, thừa nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

1. Dự án 1 "Đầu tư tăng cường năng lực kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản từ Trung ương đến địa phương", bao gồm các tiểu dự án:

- Xây dựng mới phòng kiểm nghiệm kiểm chứng quốc gia về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương chuẩn khu vực.

- Nâng cấp một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành thuộc Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật thành các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng quốc gia.

- Tăng cường năng lực các phòng kiểm nghiệm chuyên ngành (còn lại) thuộc các Cục, Tổng Cục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng thí điểm phòng kiểm tra, kiểm nghiệm nhanh chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu tại một số cửa khẩu trọng điểm.

- Xây dựng phòng kiểm nghiệm cơ bản cho các Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Dự án 2 "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin cảnh báo nguy cơ về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối chuyên ngành".

3. Dự án 3 "Tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối".

4. Dự án 4 "Tăng cường năng lực phân tích, quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối".

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí thực hiện đề án được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn của các doanh nghiệp, của các tổ chức và cá nhân.

Trong đó:

a) Ngân sách trung ương ưu tiên đầu tư: Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị, công nghệ của các phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng, phòng kiểm nghiệm chuyên ngành của cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; kiện toàn bộ máy hệ thống cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng công chức, viên chức ở Trung ương và địa phương; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.

b) Ngân sách địa phương cùng với hỗ trợ của Trung ương thực hiện: Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của các phòng kiểm nghiệm của cơ quan quản lý địa phương phục vụ việc quản lý và giám sát rủi ro; kiện toàn bộ máy của hệ thống cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm các cấp; tổ chức đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng công chức, viên chức và nhân viên, cộng tác viên của địa phương; xây dựng, củng cố, hoàn thiện lực lượng kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản và muối và tổ chức kiểm tra, kiểm soát thường kỳ và đột xuất.

c) Vốn của các tổ chức, cá nhân:

Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các phòng kiểm nghiệm để thực hiện quản lý quá trình sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện theo các hợp đồng dịch vụ tư vấn, chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm; tổ chức xây dựng lực lượng kiểm soát hoạt động theo hướng xã hội hoá; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm việc của các doanh nghiệp, của lực lượng kiểm soát xã hội hoá;

- Khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ....

2. Nhu cầu kinh phí thực hiện đề án

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện đề án: Khoảng 1.500 tỷ đồng.

Trong đó:

- Ngân sách trung ương: 40%

- Ngân sách địa phương: 37%

- Vốn ODA và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân: 23%

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các địa phương, các cơ quan liên quan để chỉ đạo, xây dựng lộ trình chi tiết; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; chủ trì tổ chức thực hiện các dự án 1, 2 và 4 và phối hợp với các địa phương thực hiện các dự án 1 và 3.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí kinh phí để các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện Đề án theo đúng tiến độ và hiệu quả; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.

3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan và các địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu biên chế, kiện toàn bộ máy của các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản ở Trung ương và địa phương; nghiên cứu việc tổ chức xây dựng, cơ chế hoạt động của lực lượng kiểm soát và cơ chế chính sách khuyến khích theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá.

4. Các Bộ, ngành khác có liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan mình.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân cấp dưới tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án; xây dựng và hoàn thiện bộ máy cơ quan quản lý và hệ thống lực lượng kiểm soát, bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương; xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực; bố trí mặt bằng xây dựng trụ sở và các công trình của hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức lực lượng kiểm soát nhằm tăng cường kiểm soát trong quá trình sản xuất bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.

Điều 2. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (4b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 809/QD-TTg

Hanoi, May 30, 2011

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON IMPROVEMENT OF THE CAPACITY FOR QUALITY MANAGEMENT OF AGRICULTURAL, FORESTRY AND FISHERY PRODUCTS AND SALT FOR THE 2011-2015 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on improvement of the capacity for quality management of agricultural, forestry and fishery products and salt for the 2011-2015 period with the following principal contents:

I. GENERAL OBJECTIVES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. SPECIFIC OBJECTIVES THROUGH 2015

1. To consolidate and improve the capacity of management agencies, reinforce and develop the force in charge of con trolling food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt from the central to local levels.

2. To perfect the system of legal documents on management of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt, ensuring their conformity with international standards and commitments.

3. To build advanced and modern infrastructure to meet management and integration requirements in a new period.

III. TASKS

1. To reinforce and consolidate the system of state management agencies in charge of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products.

a/ Objectives: To improve the capacity of state management agencies from the central to local levels to suit the sector development and international economic integration.

b/ Contents:

- Reviewing and revaluating the organizational apparatus of agencies in charge of managing food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products from the central to local levels;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Changing and adding functions and tasks and reinforcing and consolidating the apparatus of state management agencies in charge of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products of the Ministry of Agriculture and Rural Development and their provincial-level sub-departments in the direction of uniform management from farms to dining tables and regarding each chain of commodity lines under their management.

- Formulating a mechanism of regulation and coordination among relevant stale management agencies in charge of food safety;

- Determining a framework personnel complement according to working positions to serve as a basis for consolidating the state management apparatus in charge of quality management of agricultural, forestry and fishery products of localities:

- Step by step decentralizing tasks of state management of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products to provincial-, district-, and commune-level People's Committees:

- Experimentally establishing non-business units attached to Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments to provide public services of consultancy on, testing and certification of agricultural, forestry and fisheries processes and products in some localities in which conditions permit.

c/ Implementation duration: 2011 - 2012.

2. To improve effectiveness of the specialized food quality and safely control

a/ Objectives: To improve the effectiveness of activities of controlling food quality and safety, ensuring the control of the process of production or trading of food products made of agricultural, forestry and fishery products and salt for domestic consumption and export;

b/ Contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Establishing a specialized management information system and a national database on food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt;

- Reinforcing and developing the force controlling from production establishments to the market and export towards mobilizing different human resources in the society; for the near future, quickly developing services of consultancy on, testing and certification of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt, and developing human resources of production or business establish­ments for controlling the process of production, trading and consumption by themselves;

- Formulating a mechanism of coordination in control between state management agencies and forces with socialized human resources;

- Finalizing and supplementing programs on control of food safety in chains of commodity line production and trading.

c/ Implementation duration: 2012 - 2014.

3. To perfect the system of legal documents.

a/ Objectives: To perfect the system of legal documents and technical regulations to suit the sector development and international commitments;

b/ Contents:

- Revising or supplementing the system of legal documents on management of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt towards perfection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Implementation duration: 2011 - 2012.

4. To build advanced and modern physical and technical foundations.

a/ Objectives: To build and improve physical and technical foundations of state management agencies and the control system towards advancement and modernity in service of food quality and safety management and control, satisfying requirements of the sector development and the world market;

b/ Contents:

- Building 1-2 new national laboratories up to regional standards for testing food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and join the system of ASEAN testing laboratories;

- Upgrading some specialized laboratories into national laboratories for different groups of food quality and safety norms applicable to groups of animal, plant and fisheries commodity lines under the Law on Food Safety;

- Upgrading specialized laboratories of National Administrations and Departments to be fully capable of analyzing 100% of food quality and safety norms applicable to agricultural, forestry and fishery products and salt, up to standard TCVN/ISO 17025;

- Building basic laboratories for Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments in major provinces and cities;

- Building a national database and information system for warning risks of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt from the central to local levels and establishments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Implementation duration: 2012 - 2015.

IV. MAJOR SOLUTIONS

1. Mechanisms and policies

- Studying and formulating a financial mechanism suitable to the system of management and control of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt in the direction of "heightening their autonomy and ensuring state budget allocations.

- Perfecting regulations on collection, remittance and management of the fee for management of food quality and safely of agricultural, forestry and fishery products and salt, ensuring uniformity and consistency throughout the country;

- Studying mechanisms and policies to promote the socialization in the direction of expanding the public-private partnership (PPP) model; promoting investment of socio-professional organizations and individuals at home or abroad in providing services of consultancy on, training in, testing and certification of assurance of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt;

- Studying and building a framework personnel complement based on working positions for agencies in charge of managing food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products at central and local levels.

2. Stepping up the decentralization and socialization of the task of controlling food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt

- Quickly developing local specialized forces for food quality and safely control; arranging full-time officers to take charge of managing food quality and safety in rural and urban districts; and concurrently assigning tasks to animal health, plant protection, agricultural and fisheries extension staffs of communes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Encouraging enterprises, organizations and individuals to build laboratories in order to enhance the self-control and self-surveillance of stages in the production or business process of production establishments;

- Establishing and developing the model of self-management and self-control of production or business establishments; developing the model of full-time or seasonal collaborators of units supervising food quality and safety;

- Stepping up the decentralization of management and control tasks to local administrations at all levels and mobilizing the participation of all social forces in the work.

3. Human resource training

- Surveying and evaluating needs for training in management and control at all levels and production establishments;

- Intensifying training and fostering programs to improve professional qualifications and skills of officers and civil servants at the central and local levels, especially new relevant Vietnamese and international policies and regulations, with a view to satisfying immediate and long-term requirements for management of food quality and safety;

- Organizing regular short-term refresher courses to improve professional skills of district-and commune-level full-time officers and civil servants and personnel of control forces, employees and officers working in production establishments;

- Formulating programs for specialized training in food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt in universities, colleges and professional secondary schools.

4. Administrative reforms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Further revising and perfecting administrative procedures, ensuring that administrative procedures are compact and simple and information is regularly, promptly and accurately updated and stored;

- Promoting the application of information technology to the provision of public services to serve people and businesses.

5. Stepping up the application of modern technologies and technical advances to the management of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt; concentrating on studying quick, accurate and effective analysis and detection methods; concentrating on investing in research and analysis of food safety risks to serve as a ground for devising management measures.

6. Enhancing international cooperation: Formulating and effectively implementing bilateral and multilateral cooperation programs, schemes and projects in relevant fields. Expanding cooperation and exchange of experience in management and control of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products. More actively participating in negotiations on bilateral and multilateral cooperation agreements on accreditation or recognition of food safety management systems.

V. PROJECTS PRIORITIZED FOR IMPLEMENTATION

1. Project 1 "Investment in enhancing the capacity of inspection of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products from central to local levels," which consists of the following sub-projects:

- Building new national laboratories for testing food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products up to regional standards.

- Upgrading some specialized laboratories under the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department, the Animal Health Department and the Plant Protection Department into national laboratories.

- Raising the capacity of other specialized laboratories under Departments and National Administrations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Building basic laboratories for provincial -level Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Sub-Departments.

2. Project 2 "Building of a national specialized database and information system to warn food safety risks of agricultural, forestry and fishery products and salt."

3. Project 3 "intensification of professional and expertise training in management of quality of agricultural, forestry and fishery products and salt."

4. Project 4 "Enhancement of the capacity for analyzing and managing food safety risks of agricultural, forestry and fishery products and salt."

VI. FUNDS FOR THE SCHEME IMPLEMENTATION

1. Funds for the scheme implementation will be raised front many sources: the stale budget and capital of businesses, organizations and individuals.

In which:

a/ The central budget shall prioritize investment in building and upgrading physical and technical facilities, equipment and technologies of laboratories and specialized laboratories of central and local management agencies; building the management information system and database for quality management of agricultural, forestry and fishery products; consolidating the structure of state management agencies at the central level and in provinces and centrally run cities; training and improving expertise and professional skills of central and local civil servants and public employees; and studying, formulating and improving specialized mechanisms, policies, standards and technical regulations;

b/ Local budgets and the central budget's supports shall be allocated for building and upgrading physical and technical facilities and equipment of laboratories of local management agencies for management and control of risks; consolidating the structure of food quality and safety management agencies at all levels: organizing training courses for raising expertise and professional skills of civil servants, public employees, staffs and collaborators of local administrations; building, consolidating and improving the force in charge of food quality and safety control of agricultural, forestry and fishery products and salt, and organizing regular and irregular examination and control drives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Organizations and individuals may invest in building laboratories for managing the production and business process or the performance of contracts on provision of consultancy on and certification of food quality and safety; organizing and building socialized forces for controlling food quality and safely; training and improving expertise and professional skills of employees of businesses and socialized control forces;

- Other investment capital may be raised through bilateral and multilateral cooperation international programs and projects for building physical and technical facilities; professional training and fostering courses, etc.

2. Funds needed for the scheme

The total fund for the scheme implementation is estimated at around VND 1.5 trillion.

Of which:

- Central budget: 40%

- Local budgets: 37%

- ODA and funds raised from organizations and individuals: 23%.

VII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, balancing and allocating funds for ministries, sectors and localities to implement the scheme on schedule and effectively; and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in inspecting and supervising the scheme implementation.

3. The Ministry o\' Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and related agencies and localities in. study and elaborating payroll criteria, consolidating the structure of agencies managing food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products at central and local levels: studying the establishment and operation mechanism of the control force and preferential mechanisms and policies for socialization.

4. Other related ministries and sectors shall coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing effectively and on schedule the assigned tasks in the scheme relating to their functions, tasks, powers and scope of management.

5. Provincial-level Peoples Committees shall direct and urge functional agencies and subordinate People's Committees in organizing the performance of the scheme's tasks; build and improve the structure of management agencies and the system of control forces, ensuring higher effectiveness of the management of food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt in their localities: formulate and implement investment projects on upgrading physical and technical facilities, and train human sources; arrange grounds for building offices and works of the system of management of food quality and safely of agricultural, forestry and fishery products and salt: elaborate and promulgate mechanisms and policies to encourage and support organizations and individuals investing in physical and technical facilities, organizing control forces in order to enhance control in the production process, thereby assuring food quality and safety of agricultural, forestry and fishery products and salt.

Article 2. Implementation provisions

This Decision takes effect on the date of its signing.

Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision-

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 809/QĐ-TTg ngày 30/05/2011 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.423

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.56.125
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!