ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
79/2006/QĐ-UBND
|
Phan
Thiết, ngày 04 tháng 10 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC
LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Dân quân tự
vệ số 19/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số
184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành
Pháp lệnh Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB &XH ngày 20/4/2005 của Liên Bộ Quốc
phòng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng
dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước
đây trái với Quy định ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Thủ trưởng các cơ
quan chuyên môn và các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh,
các doanh nghiệp thuộc tỉnh, doanh nghiệp thuộc Trung ương, Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ
Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Tấn Thành
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 79/2006/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2006 của
UBND tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
1. Xã đội, đơn vị dân quân thường
trực sẵn sàng chiến đấu thuộc các xã, phường, thị trấn trọng điểm được thành lập
theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự
vệ nòng cốt.
3. Dân quân tự vệ thuộc lực lượng
rộng rãi được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo mệnh lệnh của cấp
có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004
của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
Điều 2.
Nơi làm việc và trang thiết bị phục vụ công tác của Xã đội; vật chất đảm bảo
cho đơn vị dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu
1. Xã đội, Phường đội, Thị đội
trực thuộc huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Xã đội) được bố trí nơi làm
việc tại Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) cấp xã hoặc trụ sở riêng.
2. Các trang thiết bị cần thiết
tối thiểu phục vụ cho công tác của Xã đội, gồm: biển hiệu, biển chức danh của
Xã đội, bàn, ghế, bảng, tủ súng, giấy bút, áo mưa, ủng, đèn pin và các vật dụng
cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Dân quân
tự vệ.
3. Nơi nghỉ, vật chất bảo đảm cho
đơn vị dân quân thường trực sẵn sàng chiến đấu tại địa bàn trọng điểm theo quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh Dân quân tự vệ, gồm:
a) Nơi nghỉ: nhà nghỉ, bếp, công
trình vệ sinh, hệ thống điện, nước sinh hoạt;
b) Các doanh cụ cần thiết như: đồ
dùng cấp dưỡng, giường, bàn ghế làm việc đủ theo quân số được biên chế, thời hạn
sử dụng 03 năm;
c) Phương tiện nghe nhìn (đài,
tivi): thời gian sử dụng 03 năm; phương tiện chiếu sáng (điện, đèn, dầu hỏa) đủ
để đảm bảo sinh hoạt.
Điều 3.
Trang phục của cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt
Trang phục của cán bộ, chiến sĩ
dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được quy định
theo tiêu chuẩn cụ thể như sau:
1. Xã đội trưởng, Chính trị
viên, Xã đội phó, Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là
Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức), được cấp trang phục sử dụng trong 05
năm, bao gồm: 02 bộ quần áo; 01 đôi giày da đen thấp cổ; 01 đôi giày vải; 02
đôi tất; 01 mũ cứng; 01 mũ mềm; 02 phù hiệu dân quân tự vệ.
2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự
vệ thường trực sẵn sàng chiến đấu cấp xã, được cấp trang phục và được sử dụng
quân trang dùng chung, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 6 tháng đến dưới 9
tháng được cấp 01 bộ quần áo; 01 đôi giày vải; 01 đôi tất; 01 mũ cứng; 01 mũ mềm;
01 phù hiệu dân quân tự vệ;
b) Từ đủ 9 tháng đến 01 năm được
cấp 02 bộ quần áo; 02 đôi giày vải; 02 đôi tất; 01 mũ cứng; 01 mũ mềm; 01 phù
hiệu dân quân tự vệ; 01 áo mưa ny lon;
c) Quân trang dùng chung, bao gồm:
chăn, màn, áo bông, thời hạn sử dụng 05 năm; chiếu, thời hạn sử dụng 1,5 năm.
3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự
vệ nòng cốt khác được cấp trang phục trong 5 năm, bao gồm: 01 bộ quần áo, 01
đôi giày vải, 01 đôi tất, 01 mũ cứng, 01 mũ mềm, 02 phù hiệu dân quân tự vệ. Đối
với địa bàn miền núi, hải đảo nơi có môi trường làm việc khắc nghiệt thì được cấp
thêm 01 bộ trang phục.
4. Chất lượng và mẫu trang phục
theo quy định tại khoản 2 Mục III của Thông tư Liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH
ngày 20/4/2005 của Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thông tư Liên tịch số
46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT - BTC - BLĐTB&XH) và các quy định khác của Bộ
Quốc phòng.
5. Quân trang dùng chung giao
cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quản lý sử dụng tại nơi làm nhiệm vụ và phải
bàn giao lại sau khi hết thời gian làm nhiệm vụ, nếu làm mất, làm hỏng phải bồi
thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tương đương với hiện vật tại thời điểm đó.
Điều 4. Phụ
cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ dân quân tự vệ
Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn
vị của cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ (sau đây gọi tắt là phụ cấp trách nhiệm)
theo quy định tại Điều 21 Nghị định 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
1. Điều kiện được hưởng phụ cấp
trách nhiệm:
a) Có quyết định bổ nhiệm giữ chức
vụ chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản
1 Điều 15 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP;
b) Được người chỉ huy cấp trên
trực tiếp đánh giá đã hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý chỉ huy đơn vị
được giao;
c) Cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ
kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau thì được hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm
theo quy định tại điểm 1.3 khoản 1 Mục IV của Thông tư Liên tịch số
46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT - BTC - BLĐTB&XH.
2. Mức phụ cấp trách nhiệm thực
hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý
đơn vị của cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ được cấp hàng quý theo hệ số so với
lương tối thiểu.
a) Tiểu đội trưởng và tương
đương: 0,25
b) Trung đội trưởng, Thôn đội
trưởng và tương đương: 0,30
c) Trung đội trưởng dân quân cơ
động: 0,45
d) Phó Đại đội trưởng và tương
đương: 0,35
e) Đại đội trưởng và tương
đương: 0,40
f) Xã đội phó, Phó Chỉ huy trưởng
Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ chức: 0,55
g) Xã đội trưởng, Chính trị viên
Xã đội; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cơ quan, tổ chức: 0,60
3. Thời gian được hưởng phụ cấp
trách nhiệm:
a) Thời gian hưởng phụ cấp trách
nhiệm được tính từ ngày cán bộ dân quân tự vệ có quyết định bổ nhiệm và thực hiện
chỉ huy đơn vị cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó. Nếu giữ chức vụ từ 45 ngày trở
lên trong quý thì được hưởng phụ cấp cả quý, giữ chức vụ dưới 45 ngày trong quý
thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm của quý đó;
b) Cán bộ dân quân tự vệ đang giữ
chức vụ chỉ huy đơn vị khi có thay đổi chức vụ, nếu giữ chức vụ mới từ 45 ngày
trở lên trong quý thì được hưởng phụ cấp chức vụ mở cả quý, nếu giữ chức vụ mới
dưới 45 ngày trong quý thì quý đó được hưởng phụ cấp trách nhiệm của chức vụ
cũ;
c) Phụ cấp trách nhiệm chỉ huy
đơn vị được trả một lần vào tháng cuối quý.
Điều 5. Chế
độ trợ cấp đối với dân quân tự vệ
Khi thực hiện nhiệm vụ dân quân
tự vệ được hưởng các chế độ trợ cấp quy định tại Điều 24, 25 Pháp lệnh Dân quân
tự vệ, Điều 24 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP, được quy định như sau:
1. Đối với dân quân:
a) Được trợ cấp ngày công lao động
theo mức quy định hiện hành của UBND tỉnh (hiện tại là Quyết định số
631/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh) và đảm bảo không thấp hơn 0,04 so với
lương tối thiểu; nếu làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ thì được
tính gấp đôi;
b) Khi làm nhiệm vụ xa nơi cư
trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan Quân sự cấp ra quyết
định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh
toán tiền tàu xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức quy định hiện
hành của UBND tỉnh (hiện tại là Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của
UBND tỉnh);
c) Cán bộ, chiến sĩ dân quân
trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền làm các
công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hưởng chế
độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ theo quy định tại điểm 3.1 khoản 1 Mục V của
Thông tư Liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH.
2. Đối với tự vệ: cán bộ chiến
sĩ trong thời gian huấn luyện và thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 1, 2 và 3 Điều
7 của Pháp lệnh Dân quân tự vệ được cơ quan, tổ chức nơi cán bộ chiến sĩ làm việc
trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, bồi dưỡng
độc hại theo chế độ hiện hành.
3. Đối với dân quân tự vệ thuộc
lực lượng rộng rãi được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tham gia cứu
hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả thiên tai, dịch họa, nếu vượt quá thời gian thực
hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm, thì số thời gian vượt trội được trợ cấp
ngày công lao động theo quy định hiện hành của UBND tỉnh (hiện tại là Quyết định
số 631/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh).
Điều 6. Chế
độ đối với dân quân tự vệ bị ốm đau, chết
Chế độ đối với dân quân tự vệ bị
ốm đau, chết chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản
1, Điều 26 Pháp lệnh Dân quân tự vệ được quy định cụ thể như sau:
1. Điều kiện được hưởng: dân
quân tự vệ bị ốm đau, chết trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tính từ khi nhận
nhiệm vụ đến khi hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp vì lý do say rượu hoặc dùng chất
ma túy và các chất kích thích hủy hoại sức khỏe thì không được hưởng chế độ
này.
2. Chế độ được hưởng:
a) Trường hợp bị ốm đau: được
khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế, các bệnh viện của quân, dân y nơi gần nhất
và được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh như đối tượng tham gia bảo hiểm y
tế; trong thời gian chữa bệnh được trợ cấp tiền ăn, mức trợ cấp theo quy định
hiện hành của UBND tỉnh (hiện tại là Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của
UBND tỉnh), thời gian trợ cấp được hưởng tối đa không quá 15 ngày/năm;
b) Trường hợp bị chết: gia đình
được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05 tháng lương tối thiểu.
3. Thủ tục, hồ sơ trợ cấp ốm
đau, chết thực hiện theo quy định tại Mục VI của Thông tư Liên bộ số
46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH.
Điều 7. Chế
độ trợ cấp đối với dân quân tự vệ bị tai nạn
1. Chế độ trợ cấp đối với dân
quân tự vệ bị tai nạn chưa tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25
Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được quy định như sau:
Về nguyên nhân khách quan, chủ
quan của tai nạn; điều kiện được hưởng; chế độ được hưởng; thủ tục trợ cấp tai
nạn... được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Mục VII của Thông tư Liên
bộ số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH, trong đó mức trợ cấp tiền
ăn theo quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1 Mục VII của Thông tư Liên bộ số
46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH được thực hiện theo quy định hiện
hành của UBND tỉnh (hiện tại là Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của
UBND tỉnh), thời gian được hưởng không quá 15 ngày.
2. Tự vệ có tham gia bảo hiểm xã
hội bị tai nạn thì được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của
Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/NĐ-CP ngày 26/01/1995 của
Chính phủ và Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định
12/NĐ-CP và do Quỹ Bảo hiểm chi trả.
Điều 8. Chế
độ chính sách đối với dân quân tự vệ bị thương, hy sinh
1. Dân quân tự vệ bị thương được
xét công nhận là người hưởng chính sách như thương binh:
a) Điều kiện được xét:
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ
có hành động dũng cảm trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu bị thương;
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ
có hành động dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3
Điều 7 Pháp lệnh Dân quân tự vệ bị thương.
b) Hồ sơ xét công nhận người hưởng
chính sách như thương binh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Mục VIII của
Thông tư Liên tịch số 46/2004/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH.
2. Chế độ chính sách đối với dân
quân tự vệ hy sinh:
a) Điều kiện dân quân tự vệ được
công nhận là liệt sĩ:
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ
có hành động dũng cảm trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu bị hy sinh;
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ
có hành động dũng cảm khi làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7
Pháp lệnh Dân quân tự vệ bị hy sinh.
b) Hồ sơ xét công nhận liệt sĩ
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục VIII của Thông tư Liên tịch số
46/2004/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH.
Điều 9. Ngân
sách bảo đảm chế độ, chính sách
- Ngân sách Nhà nước bảo đảm các
chế độ chính sách cho công tác dân quân tự vệ theo phân cấp về nhiệm vụ chi
ngân sách được quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 của Nghị định số
184/2004/NĐ-CP;
- Khi làm nhiệm vụ đột xuất, cấp
thẩm quyền ra quyết định điều động thì bảo đảm chi trong thực hiện nhiệm vụ;
- Chi cho xây dựng hoạt động của
lực lượng dân quân tự vệ của cấp nào, do cấp đó chịu trách nhiệm chi trả, cụ thể:
+ Chế độ bảo đảm trang thiết bị
cần thiết và nơi làm việc của Ban Chỉ huy Xã đội, đơn vị dân quân thường trực sẵn
sàng chiến đấu do ngân sách các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo;
+ Chế độ phụ cấp trách nhiệm, chế
độ trang phục, chế độ trợ cấp ngày công, ngày ăn và chế độ trợ cấp đối với dân
quân tự vệ bị ốm đau, chết, tai nạn, bị thương, hy sinh quy định tại Điều 3, 4,
5, 6, 7, 8 của Quy định này được cân đối vào dự toán chi ngân sách hàng năm của
các địa phương;
+ Năm 2006, chế độ trang phục
cho cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ do ngân sách tỉnh chi trả; giao Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh phối hợp Sở Tài chính dự toán các khoản chi về chế độ trang phục
và chế độ phụ cấp trách nhiệm của dân quân tự vệ trình UBND tỉnh xem xét, quyết
định.
Điều 10. Tổ
chức thực hiện
- Các chế độ chính sách này áp dụng
từ ngày 01/01/2005 theo đúng quy định tại khoản 1 Mục X của Thông tư Liên tịch
số 46/2004/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH;
- Hàng năm Ban Chỉ huy Quân sự
xã, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh lập dự toán ngân sách
cho công tác dân quân tự vệ tại địa phương báo cáo cơ quan quân sự cấp trên trực
tiếp và Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng
năm để báo cáo các cơ quan thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
- Công tác lập, chấp hành và quyết
toán ngân sách thực hiện theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước với một số hoạt động thuộc
lĩnh vực quốc phòng an ninh và Thông tư Liên tịch số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày
26/3/2004 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Quốc phòng hướng dẫn lập, chấp hành quyết
toán ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng;
- Chi cho tự vệ của các cơ quan,
tổ chức sử dụng từ kinh phí hàng năm của cơ quan, tổ chức; đối với tổ chức kinh
tế thì khoản chi cho tự vệ được tính vào chi phí quản lý sản xuất, kinh doanh
theo quy định của pháp luật./.