Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 454/QĐ-UBND 2018 Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn Gia Lai

Số hiệu: 454/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Kpă Thuyên
Ngày ban hành: 28/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 454/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 28 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI NĂM 2019

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y năm 2015;

Căn cứ Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Quyết định 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008, Quyết định 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17/02/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020”;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Công văn số 2166/TY-DT ngày 05/10/2017 của Cục Thú y về việc thay đổi chủng loại vắc xin LMLM thuộc Chương trình quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành “Chương trình hành động kế hoạch và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”;

Căn cứ Kế hoạch số 3162/KH-UBND ngày 16/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 115/TTr-SNNPTNT ngày 24 tháng 8 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2019 với những nội dung sau:

1. Tên kế hoạch:

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2019.

2. Đơn vị chủ quản:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đơn vị thực hiện:

Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

4. Các giải pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh:

4.1 Giải pháp kỹ thuật:

4.1.1. Tiêm phòng vắc xin: Nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

a) Đối với đàn trâu, bò:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM):

+ Đối tượng: Trâu, bò khỏe mạnh thuộc diện tiêm phòng.

+ Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin LMLM 2 type O&A.

+ Số lượng trâu, bò tiêm vắc xin: 348.950 con.

+ Số lượng vắc xin: 348.950 liều/đợt x 2 đợt = 697.900 liều.

+ Thời gian tiêm phòng: Đợt 1: Tháng 4 - 5 năm 2019; Đợt 2: Tháng 9 - 10 năm 2019.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng (THT):

+ Đối tượng: Trâu, bò khỏe mạnh thuộc diện tiêm phòng tại ổ dịch cũ, vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng có nguy cơ phát dịch.

+ Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin THT trâu, bò chủng P52.

+ Số lượng trâu, bò tiêm vắc xin THT: 241.650 con.

+ Số lượng vắc xin THT chủng P52: 241.650 liều/năm.

+ Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 4 - 5 năm 2019.

b) Đối với đàn lợn: Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả.

- Đối tượng: Lợn khỏe mạnh thuộc diện tiêm phòng tại các ổ dịch cũ, vùng trọng điểm chăn nuôi, vùng có nguy cơ phát dịch.

- Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin Kép (THT + Phó thương hàn nhược độc lợn) và Dịch tả lợn (tiêm kèm vắc xin kép).

- Số lượng lợn tiêm vắc xin Kép và Dịch tả: 135.900 con.

- Số lượng vắc xin:

+ Vắc xin Kép (THT+Phó thương hàn nhược độc lợn): 135.900 liều/năm.

+ Vắc xin Dịch tả lợn (tiêm kèm Kép): 135.900 liều/năm.

- Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 4 - 5 năm 2019.

c) Đối với đàn chó: Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại.

- Đối tượng: Phát động tháng cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó ở những khu vực có nguy cơ cao (khoảng 10% so với tổng đàn chó của tỉnh).

- Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin Dại chó Rabisin.

- Số lượng chó tiêm vắc xin Dại chó Rabisin: 13.780 con.

- Số lượng vắc xin: 13.780 liều/năm.

- Thời gian: Tiêm 01 lần vào tháng 3 - 4 năm 2019.

d) Đối với các loại động vật chưa được tiêm phòng theo chương trình của tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động mua vắc xin và tiêm phòng cho đàn chó, mèo, gia cầm của gia đình theo quy trình nuôi như các loại vắc xin: Dại chó, mèo; Tai xanh ở lợn; Cúm gia cầm; Niu cát xơn ở gà và Dịch tả vịt.

đ) Hình thức tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin:

- Tổ chức triển khai tiêm đồng loạt trên địa bàn 17/17 huyện, thị xã, thành phố.

- Ngoài thời gian tiêm phòng vắc xin theo chương trình của tỉnh, tổ chức tiêm phòng bổ sung khi cần thiết.

- Tỷ lệ hao hụt trong quá trình tổ chức tiêm phòng dự kiến 2 - 3%.

4.1.2. Giám sát dịch bệnh, giám sát tiêm phòng:

a) Giám sát dịch bệnh:

- Giám sát lâm sàng: Chi cục Chăn nuôi và Thú y thường xuyên cử cán bộ giám sát cơ sở, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ, cơ sở chăn nuôi phát hiện sớm xử lý kịp thời khi có bệnh xảy ra, không để bệnh dịch phát triển và lây lan.

- Giám sát bệnh động vật: Lấy mẫu giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch Cúm gia cầm trên đàn gia cầm nuôi và bệnh dại chó, mèo.

- Giám sát ổ dịch bệnh Cúm gia cầm: Số lượng mẫu lấy 03 ổ dịch, mỗi ổ dịch 03 mẫu nguyên con: 03 ổ dịch x 03 mẫu = 9 mẫu.

b) Giám sát tiêm phòng:

- Lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin đối với vắc xin Lở mồm long móng tiêm cho trâu, bò.

- Số lượng mẫu: tổ chức lấy làm 02 đợt mỗi đợt lấy 61 mẫu huyết thanh: 61 mẫu x 02 đợt =122 mẫu

4.1.3. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch: Khi có dịch xảy ra Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch khi có dịch bệnh xảy ra nhằm tìm nguyên nhân gây ra dịch bệnh, đưa ra phương án xử lý dịch, giảm thiệt hại và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

4.1.4. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

- Hình thức triển khai:

+ Tiêu độc thường xuyên: Thực hiện tiêu độc, khử trùng hàng ngày.

+ Tiêu độc định kỳ: Thực hiện theo tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng 2 lần/ năm.

- Loại hóa chất sử dụng: Benkocid.

- Địa điểm: Thực hiện tại 17/17 huyện, thị xã, thành phố và đầu mối giao thông.

- Số lượng: 7.900 lít/ 01 năm.

- Thời gian: Thực hiện các tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường; tiêu độc thường xuyên.

- Đối tượng: Tại các khu vực nguy cơ phát dịch cao như cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật; cơ sở sơ chế động vật, sản phẩm động vật; chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật; các Trạm kiểm dịch động vật, phương tiện vận chuyển động vật; tổ chức phun tiêu độc, khử trùng khi có dịch bệnh xảy ra.

4.1.5. Kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện:

- Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đúng quy định; tại đầu mối giao thông duy trì hoạt động của các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, tổ chức kiểm soát 24/24 giờ; xử lý những trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản vào tỉnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không thực hiện kiểm dịch đúng quy định.

- Tăng cường kiểm soát việc lưu thông, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quản lý chặt các cơ sở kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn, ký cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm.

4.1.6. Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y:

Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y thông qua việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y; chứng chỉ hành nghề thú y. Tổ chức thanh, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh thuốc thú y và người hành nghề thú y theo quy định.

4.1.7. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về các quy định của pháp luật liên quan đến vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; lợi ích khi vùng, cơ sở được công nhận là an toàn đối với dịch bệnh động vật để các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn cơ sở về trình tự, thủ tục xin cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; tổ chức kiểm tra, duy trì các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Định kỳ cập nhật các cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh báo cáo cơ quan cấp trên.

4.2. Giải pháp thông tin, tuyên truyền, tập huấn:

a) Bằng nhiều hình thức như qua các kênh thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các bản tin truyền hình, phát thanh của tỉnh, huyện, xã; thông qua các cuộc họp tại địa phương cấp xã, cấp thôn; hoặc trực tiếp tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán giết mổ gia súc, gia cầm về việc phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật; các biện pháp cụ thể như thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh trong sơ chế, giết mổ góp phần phòng bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời tuyên truyền cho người chăn nuôi, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc, được kiểm soát của cơ quan thú y nhằm hạn chế được mầm bệnh phát triển và lây lan.

b) Thông qua các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho thú y viên cấp xã bổ túc các kiến thức chuyên môn như chẩn đoán, giám sát dịch bệnh. Tham gia vào các lớp đào tạo nghề nông thôn, các lớp tập huấn ở cấp xã , cung cấp các kỹ năng về chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

c) Đào tạo, tập huấn các kiến thức về bệnh Dại, Cúm gia cầm cho hệ thống thú y cấp xã theo “Chương trình hành động khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Gia Lai” được phê duyệt tại Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 và Kế hoạch số 3162/KH-UBND ngày 16/8/2017 về giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Gia Lai được lồng ghép vào chương trình lớp tập huấn nâng cao năng lực cho hệ thống thú y cấp xã.

5. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện

5.1. Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ 100% vắc xin LMLM 2 type O&A tiêm phòng để tiêm phòng định kỳ năm 2019 theo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 - 2020 với số lượng 697.900 liều.

5.2 Nguồn Ngân sách tỉnh: 6.784.377.810 đồng. Trong đó:

a) Kinh phí mua vắc xin: 2.140.752.600 đồng.

- Vắc xin Tụ huyết trùng trâu, bò:

241.650 liều x 5.460 đồng/liều= 1.319.409.000 đồng.

- Vắc xin Kép (THT + PTH nhược độc lợn) + Dịch tả lợn (tiêm kèm Kép):

656.397.000 đồng.

+ Vắc xin Kép (THT+PTH nhược độc lợn):

135.900 liều x 3.150 đồng/liều = 428.085.000 đồng.

+ Vắc xin Dịch tả lợn:

135.900 liều x 1.680 đồng/ liều = 228.312.000 đồng.

- Vắc xin Dại chó:

13.780 liều x 11.970 đồng/liều = 164.946.600 đồng.

b) Tiền công tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng (định kỳ):

697.900 liều x 4.000 đồng/liều = 2.791.600.000 đồng.

c) Kinh phí kiểm tra, giám sát tiêm phòng các loại vắc xin (LMLM; THT trâu, bò; Kép lợn và Dịch tả lợn): 10.824.000 đồng.

d) Tiền vận chuyển, bảo quản vắc xin LMLM (THT; kép lợn; Dại bảo quản chung với vắc xin LMLM): 49.088.480 đồng.

đ) Tiền in giấy chứng nhận tiêm phòng các loại vắc xin: 20.830.000 đồng.

e) Tiền thẩm định giá các loại vắc xin: 10.986.010 đồng.

g) Kinh phí giám sát bệnh và giám sát sau tiêm phòng: 63.900.720 đồng.

- Giám sát bệnh Cúm gia cầm: 17.160.720 đồng

- Giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM: 46.740.000 đồng

h) Mua hóa chất sử dụng tiêu độc, khử trùng: 1.374.366.000 đồng

- Tiền mua hóa chất: 7.900 lít x 173.250 = 1.368.675.000 đồng

- Tiền thẩm định giá hóa chất: 5.691.000 đồng

i) Kinh phí in sổ quản lý đàn chó cấp xã, thôn: 22.030.000 đồng

k) Kinh phí dự phòng phòng, chống dịch bệnh động vật và thủy sản (cấp bổ sung khi có dịch xảy ra): 300.000.000 đồng.

5.3. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố

Có trách nhiệm bố trí kinh phí in ấn biểu mẫu tiêm phòng, vận chuyển, bảo quản vắc xin, tiền công tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng trâu bò, vắc xin Kép và Dịch tả lợn; tiền công và các chi phí cho công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường; chi phí cho công tác tuyên truyền, tập huấn; các chi phí cho công tác tổ chức phòng, chống dịch trên địa bàn.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ vắc xin, vật tư, phương tiện, nhân lực và phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai tốt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2019; tổng hợp kết quả, báo cáo thường xuyên, đột xuất về Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Tính toán, phân bổ cụ thể số lượng vắc xin, hóa chất khử trùng cho các huyện, thị xã, thành phố để triển khai công tác tiêm phòng, tiêu độc theo đúng thời gian và kế hoạch, hiệu quả.

c) Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, chủ động phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí từ nguồn dự phòng để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

2. Sở Tài chính: tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để triển khai thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản theo Kế hoạch này.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Có trách nhiệm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản năm 2019 trên địa bàn tỉnh theo quy định; phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y triển khai tốt các nhiệm vụ của Kế hoạch.

4. Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả các loại vắc xin, hóa chất, không để hư hỏng, lãng phí; sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ và thanh quyết toán theo quy định hiện hành; định kỳ vào các ngày 20 hàng tháng báo cáo kết quả tiêm phòng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (trong thời gian tiêm phòng).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thú y;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 454/QĐ-UBND ngày 28/09/2018 về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2019

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.319

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.49.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!