Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3216/QĐ-UBND tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn Vĩnh Phúc

Số hiệu: 3216/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Chúc
Ngày ban hành: 10/11/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
VĨNH PHÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3216/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức ND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Đ án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Thông báo số 1857-TB/TU, ngày 24/6/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tnh về Đ án tái cấu ngành Nông nghip gắn vi chuyn đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (lần 2);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại tờ trình số 225/TTr-SNN&PTNT ngày 09/11/2015 của SNN & PTNT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định: Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện Đề án đúng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng y ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyn, thành, thị; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
-
TTTU, TTHĐND tỉnh;
-
UBMTTQ VN tỉnh, các đoàn thể;
- CPCT, CPVP;
-
Như Điều 3;
- Lưu: VT, NN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chúc

 

ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Quyết định số 32
16/-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyt Đề án tái cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; UBND tỉnh đã thành lập BCĐ xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gn vi chuyn đi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tm nhìn đến 2030 (Đề án). BCĐ xây dựng Đề án đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện CSCL) là đơn vị tư vấn, triển khai xây dựng Đề án từ tháng 7/2014. Sau nhiu ln xin ý kiến tham gia của hộ nông dân, chủ trang trại, thương lái, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã; UB MTTQ tỉnh; các nhà khoa học, quản lý, chuyên gia kinh tế của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và tiếp thu chỉ đạo của BCĐ liên ngành thực hiện tái cu ngành nông nghiệp Trung ương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 về đẩy mạnh thực hiện Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đến nay Đề án đã hoàn thiện.

Phạm vi Đề án tập trung vào nội dung tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gn với chuyển đổi lao động nông thôn. Vì vậy, Đề án chỉ đi sâu phân tích các đim mạnh, đim hạn chế trong phát triển NLTS và vấn đề chuyển đổi lao động nông thôn. Trên cơ sở đó xác định các đim đột phá đphát triển NLTS, các giải pháp chuyển đổi lao động nông nghiệp, nông thôn. Đề án cũng chỉ ra các ngành hàng chủ lực, các nội dung tỉnh cn tập trung ngun lực đphát triển; bên cạnh đó cũng đcập tới các ngành hàng có tiềm năng để có biện pháp duy trì hoặc đy mạnh phát trin trong thời gian tới.

Trong Đề án này, tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp nhằm điều chỉnh những vướng mắc, bt cập cũ và đáp ứng những đòi hỏi mới vkinh tế - xã hội và thị trường theo mục tiêu đ ra.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm đạt được 3 mục tiêu sau: (1) Đảm bảo tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, tăng tính cạnh tranh sản phm nông nghiệp; (2) Tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân; (3) Sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tái cơ cấu bao gồm các nội hàm sau: (1) Xác định về mục tiêu của sản xuất NLTS; (2) Điều chỉnh vlĩnh vực, ngành sản xuất theo hướng tập trung vào ngành, lĩnh vực chủ lực, có lợi thế; (3) Điều chỉnh về phương thức sản xuất (mô hình tổ chức sản xuất, địa bàn sản xuất, sử dụng KHCN); (4) Điều chỉnh về đầu tư công trong lĩnh vực NLTS.

I. TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1.1. Tính cấp thiết của Đề án

Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Vĩnh Phúc diễn ra rất nhanh. Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng GDP NLTS chỉ còn chiếm 9,77% trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2015. Xu hướng giảm tỷ trọng GDP NLTS sẽ tiếp tục trong những năm tới.

Mặc dù đóng góp vào GDP giảm mạnh nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành Nông nghiệp sử dụng đến 37,02% lực lượng lao động (Theo điều tra thực trạng lao động thời điểm 1/10/2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc), là nguồn sinh kế của 58% hộ gia đình và đóng góp khoảng 20% thu nhập của hộ (CTK, 2012). Tỷ lệ dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm 76,9% tổng dân số toàn tỉnh (Cục Thống kê Vĩnh Phúc, 2014). Nông nghiệp không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc mà còn tạo thành vùng đệm, giữ gìn cảnh quan môi trường cho một Vĩnh Phúc công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Nội bộ ngành Nông nghiệp cũng có sự dịch chuyển mạnh về cơ cấu. Chăn nuôi phát triển nhanh và đã trở thành ngành chính trong NLTS. Tuy nhiên sản xuất NLTS đang có một số bất hợp lý: Sản xuất dàn trải trên nhiều nh vực, không dựa trên lợi thế thị trường; phát triển không đồng bộ, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi sản phẩm yếu; phát triển thị trường hạn chế; chế biến kém phát triển; các biện pháp hỗ trợ chưa tập trung vào các ngành hàng chủ lực.

Sự bất hợp lý đó dẫn đến sản xuất NLTS còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: (i) Tốc độ tăng trưởng GTSX NLTS giảm trong những năm gần đây: Giai đoạn 2001-2005 là 7,1%/năm, giai đoạn 2006-2010 là 7,75%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 3,51%/năm (Văn kiện ĐHĐB Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI); (ii) Hình thức tổ chức sản xuất vẫn chủ yếu là hộ gia đình, quy mô nhỏ, đất đai manh mún. Kinh tế HTX, trang trại phát triển chậm. HTX hoạt động kém hiệu quả. Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NLTS kém; (iii) Quy mô hàng hóa nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, tính cạnh tranh của sản phẩm không cao; (iv) Một số ngành gây ô nhiễm môi trường nặng; (v) Hiệu suất lao động thấp, giới trẻ không muốn gắn bó với sản xuất NLTS.

Công nghiệp phát triển mạnh, đô thị hóa nhanh trong thời gian qua nhưng đầu tư, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là chưa có giải pháp đủ mạnh để tạo sự đột phá cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; chưa htrợ cho việc nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của nông sản và quá trình chuyn đi lao động nông nghiệp, nông thôn sang khu vực khác. Trong khi đó, bản thân ngành Nông nghiệp không thtự giải quyết được các vấn đề bất hợp lý, tồn tại này. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và hỗ trợ của ngành công nghiệp, dịch vụ.

Tóm lại, với sự phát triển mạnh của công nghiệp và đô thị hóa, NLTS Vĩnh Phúc không còn là thế mạnh và bộc lộ một s bt hợp lý về cơ cấu, hạn chế về tchức sản xuất, hiệu quả sản xuất chưa cao, tính cạnh tranh của nông sản thấp, sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Thu nhập của người dân nông thôn có khoảng cách ngày càng lớn so với khu vực đô thị. Nông dân gặp khó khăn cả trong sản xuất nông nghiệp và trong các hoạt động phi nông nghiệp. Đgiải bài toán đó, không chỉ phải tiến hành tái cơ cấu ngành Nông nghiệp mà phải tái cơ cấu phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ để chuyển đổi lao động - việc làm nông thôn. Vì vậy, Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng.

Tên Đề án: Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Đơn vị chủ trì: UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ quan lập Đề án: Tbiên tập Đề án, bao gồm các chuyên gia của Viện CSCL, Sở NN&PTNT và các sở, ngành liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2. Mục tiêu của Đề án

Trên cơ s phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất nông nghiệp và lao động nông thôn trong những năm vừa qua, những thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp và đào tạo ngành nghề trong nông nghiệp. Đề án tập trung các giải pháp nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP của NLTS đạt mục tiêu Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 và từng bước giải quyết các hạn chế, yếu kém của sản xuất nông nghiệp, như: Manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sản lượng hàng hóa lớn, thương hiệu trên thị trường; liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp còn thấp; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời xác định một số giải pháp chuyển đổi lao động nông thôn làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm lao động nông thôn trong những năm tới.

Đề án đề xuất một số cơ chế, chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, trong đó:

- Khuyến khích tập trung tích tụ đất đai vào các tổ chức cá nhân có điều kiện, khả năng, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Thí điểm dồn thửa, đổi ruộng để rút kinh nghiệm từ đó nhân ra diện rộng, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là đào tạo các chủ trang trại, nông dân chuyên nghiệp gắn với cây trồng vật nuôi cụ thể.

- Xây dựng các mô hình về: Ứng dụng KHCN, cơ sở hạ tầng các khu sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô lớn để sản xuất hàng hóa có chất lượng, đảm bảo vệ sinh ATTP và bảo vệ môi trường, tạo sự lan tỏa trong sản xuất.

- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ nông dân đđưa các giống vật nuôi, thủy sản, cây trồng có năng suất chất lượng vào sản xuất đtăng giá trị trên một đơn vị canh tác, diện tích nuôi trồng thủy sản và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản trong quá trình hi nhp, tăng thu nhp cho nông dân.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và định hướng đến 2030được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/06/2013 của Bộ trưng Bộ NN&PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ NN&PTNT về việc Phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

- Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 09/05/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/05/2014 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành kế hoạch thực hiện Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1554/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng;

- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 28/03/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc;

- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020;

- Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI;

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (khóa XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03/03/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Quyết định số 825/QĐ-UBND ngày 10/04/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/07/2012 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015;

- Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 19/07/2012 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về cơ chế hỗ trợ phát triển trồng trọt sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/07/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/09/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển trng trt sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015;

- Quyết định số 182/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1717/QĐ-CT ngày 04/07/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/07/2013 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020;

- Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020, theo Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/07/2013 của HĐND tỉnh;

- Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc;

- Chương trình hành động số 614/CTr-UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

- Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 18/04/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 3309/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Quyết định số 3310/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA

3.1. Tình hình chung

3.1.1. Cơ cấu và tăng trưởng giá trị sản xuất

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã phát triển công nghiệp rất nhanh, tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng đạt bình quân 9,55%/năm trong giai đoạn 2011-2015, trong khi đó NLTS tăng 3,66%/năm trong cùng giai đoạn. Tỷ trọng NLTS trong cơ cấu GDP đã giảm từ 28,9% năm 2000 xuống còn 9,77% năm 2015. Trong khi ttrọng GDP NLTS còn rất thấp thì tỷ trọng lao động làm việc trong ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2014 vẫn chiếm 37,02% tổng số lao động của tỉnh.

Nông nghiệp vn là ngành đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất NLTS của tnh. Năm 2014, GTSX ngành Nông nghiệp đạt 10.160,8 tỷ đồng, chiếm trên 91% tổng GTSX toàn ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt giảm mạnh từ 73,8% năm 2000 xuống còn 40,8% năm 2015 (giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành trồng trọt chỉ đạt bình quân 0,19%/năm). Ngược lại, ngành chăn nuôi tăng trưởng mạnh. Đến năm 2015, GTSX ngành chăn nuôi chiếm 52,2% tổng GTSX ngành nông nghiệp (tốc độ tăng trung bình 4,86%/năm giai đoạn 2011 - 2014). Đây có thể nói là thành công lớn của tỉnh so với các tỉnh vùng ĐBSH cũng có công nghiệp phát triển thì chỉ Vĩnh Phúc đã đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất NLTS.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Năm 2014, theo số liệu thống kê của Sở TNMT Vĩnh Phúc, tổng diện tích đất NLTS đến 01/01/2014 là 86,9 ngàn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 50 ngàn ha (57,5%), đất lâm nghiệp 32,4 ngàn ha (37,3%), đất nuôi trồng thủy sản 4,36 ngàn ha (5%). Đất trồng cây hàng năm là 41,1 ngàn ha, trong đó chủ yếu là đất lúa 33,7 ngàn ha (82,2%). Trong khi chăn nuôi đã trở thành ngành chủ lực, đóng góp phần lớn vào GTSX NLTS thì đất đai dành cho chăn nuôi vẫn chưa được chú ý, chưa có quy hoạch đất dành cho chăn nuôi, nhất là đất làm chuồng trại. Dự báo quỹ đất cho sản xuất NLTS sẽ tiếp tục giảm đến năm 2020 chỉ còn 74 ngàn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 43 ngàn ha.

3.1.3. Kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại

Sản xuất NLTS chủ yếu vẫn dựa vào hộ gia đình. Quy mô diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ rất nhỏ và manh mún. Theo điều tra của CTK Vĩnh Phúc năm 2011 (về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản), có khoảng 96% hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha. Mỗi hộ có trung bình 5,7 thửa, mỗi thửa ruộng trồng cây hàng năm khoảng 362 m2. Quy mô nhỏ và manh mún nên không thuận lợi cho cơ giới hóa, áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật trên cùng cánh đồng. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, cả tỉnh có khoảng 70% số hộ có các hoạt động chăn nuôi. Hầu hết các hộ chăn nuôi mang tính nhỏ lẻ: Trong số các hộ nuôi gà có 70% số hộ nuôi dưới 50 con; trong scác hộ nuôi lợn cũng có tỷ lệ 70% shộ nuôi từ 5 con trở xuống.

Theo thống kê của VPĐP chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc, sau bốn năm xây dựng NTM, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 17,28 triệu đồng năm 2011 lên trên 27 triệu đng năm 2014. Cùng với quá trình tăng thu nhập hộ gia đình, kết quả giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng đạt được những chuyển biến tích cực. Năm 2011 có 11,05% hộ nghèo, năm 2012 còn 8,7% hộ nghèo, năm 2013 còn 4,93% hộ nghèo, năm 2014 còn 3,63% hộ nghèo (10.317 hộ).

Tính đến hết năm 2014, theo thống kê của Chi cục PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, toàn tỉnh có 259 HTX NLTS, trong đó có 219 HTX tổng hợp (chiếm 83,6%). Do HTX hoạt động kém hiệu quả (chỉ có 23,7% HTX báo cáo hoạt động có lãi) và thiếu tài sản nên khó tiếp cận vốn tín dụng và cũng không thu hút được hộ nông dân tham gia các hoạt động của HTX. Phần lớn là các HTX cũ còn tn tại nên chủ yếu làm một hoặc một vài dịch vụ như tưới nước, làm đất, vệ sinh môi trường... mà không có khả năng tổ chức sản xuất quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp hoặc tiến hành các hoạt động hỗ trợ thành viên. Năng lực của đội ngũ cán bộ HTX cũng hạn chế, thiếu được đào tạo bài bản, chủ yếu qua kinh nghiệm làm việc để quản lý HTX.

Kinh tế trang trại là mô hình có xu hướng phát triển khá mạnh mẽ ở Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Chi cục PTNT tỉnh Vĩnh Phúc, tại thời điểm cuối năm 2014 cả tỉnh có 446 trang trại[1], trong đó trang trại tổng hợp chiếm 47,3% (211 trang trại), trang trại chăn nuôi chiếm 41,5% (185 trang trại), trang trại lâm nghiệp chiếm 0,2% (1 trang trại), không có trang trại trồng trọt. Trung bình một trang trại có diện tích đất 5,6 ha và sử dụng 8,9 lao động. Các trang trại chăn nuôi chưa có chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt, chưa được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn. Các chủ trang trại còn yếu kém trong quản trị trang trại (tài chính, lao động, quy trình kỹ thuật). Ngoài ra, còn có hàng trăm gia trại đạt quy mô trang trại nhưng chưa đăng ký cấp chứng nhận.

3.1.4. Lao động nông nghiệp

Theo số liệu điều tra ngày 01/10/2014 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ lao động chính trong ngành Nông nghiệp chiếm 37,02% lao động toàn tỉnh, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo chỉ chiếm 5,91%. Chất lượng lao động nông nghiệp được đào tạo còn hạn chế, đa số là các ngành nghề nông dân đang làm. Nhìn chung trình độ, kỹ năng của lao động nông nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu mới về tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân chưa chuyên nghiệp hóa.

3.1.4. Đầu tư ngân sách cho nông nghiệp

Mặc dù nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc, nhưng đầu tư phát triển từ ngân sách của tỉnh cho ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 2001 đến 2014. Cụ th, giai đoạn 2001-2005 chiếm 17,3% tng đầu tư phát triển KT-XH toàn tnh, giai đoạn 2006-2010 là 11,1%, giai đoạn 2011-2015 là 6,7%[2].

Nhìn chung, mức đầu tư này chưa đáp ứng yêu cầu cho phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kịp các lĩnh vực phi nông nghiệp và khu vực đô thị, làm kết cấu kinh tế chung của tỉnh mất cân đối và môi trường kém vững bn. Công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp để tạo ra những đột phá về ngành hàng, thương hiệu sản phẩm và công nghệ sản xuất.

3.2. Ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp Vĩnh Phúc, mặc dù tỷ trọng ngành trồng trọt trong cơ cấu GTSX nông nghiệp giảm khá nhanh từ 73,8% năm 2000 xuống còn 40,8% năm 2015 (do chăn nuôi phát triển nhanh và do mất đất trồng trọt trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa). GTSX ngành trồng trọt năm 2014 đạt 4.176,7 tỷ đồng. Cây hàng năm với ba loại cây trồng chính là lúa, rau và ngô đóng góp vào sự ổn định GTSX của ngành trồng trọt trong những năm gần đây.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm như sau: Năm 2014 đạt 95,7 ngàn ha, giảm 4,98% so với năm 2010. Trong giai đoạn 2011-2014 diện tích lúa, ngô và cây khác tương đối ổn định, riêng diện tích trồng rau (năm 2014) tăng 32,61% so với 2010. Về cơ cấu giá trị sản xuất năm 2014, lúa chiếm 47,9% GTSX ngành trồng trọt, rau chiếm 17,68%, ngô, đậu tương và lạc chiếm 12,98%. Tỷ trọng GTSX rau tăng nhanh qua các năm do nhu cầu tiêu thụ rau tăng nhanh và lợi nhuận từ rau cao hơn so với các cây hàng năm khác.

Ngoài các cây trồng chính là lúa, rau, ngô, đậu tương và lạc thì còn một số cây trồng khác như cây ăn quả, nấm, cây dược liệu.

3.2.1. Sản xuất lúa

Diện tích đất trồng lúa năm 2014 là 58,6 ngàn ha, chiếm 5,2% diện tích lúa vùng ĐBSH, năng suất lúa đạt 56,5 tạ/ha, sản lượng 331,2 ngàn tấn (chiếm khoảng 4% sản lượng vùng ĐBSH). Trong đó vụ Đông Xuân gieo trồng 30,8 ngàn ha, sản lượng 186 ngàn tấn; vụ Mùa 27,7 ngàn ha, sản lượng 145,2 ngàn tn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh giống lúa được gieo cấy chủ yếu là giống KD18, chiếm gần 50% tỷ lệ diện tích. Ging lúa KD 18 đã được đưa vào sản xuất từ những năm 1990; đây là giống cho năng suất tương đối ổn định. Tuy nhiên, đến nay giống này đã có biểu hiện thoái hóa và giá trị sản xuất thấp hơn so với các giống lúa chất lượng khác (Thiên ưu 8, HT1, RVT..., thấp hơn trung bình từ 3-5 triệu đồng/ha) do giá bán thấp hơn các giống lúa chất lượng khoảng 1.500-2.000đ/kg.

Giá thành sản xuất lúa của Vĩnh Phúc là 5.758 đồng/kg[3]. Ngoài ra, sản xuất lúa của Vĩnh Phúc thường bị rủi ro bởi thủy lợi (tiêu nước) chưa tốt, thường xuyên xảy ra ngập lụt vào vụ Mùa ở vùng đng bng (Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên là 3 huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất).

Đất trồng lúa phân bố tại tất cả các huyện, thành, thị; địa hình phức tạp, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc cơ giới hóa (cơ giới hóa ở khâu làm đất khoảng 76% diện tích). Quy mô diện tích đất trồng lúa trung bình là 2-3 sào/hộ. Do vẫn chủ yếu làm thủ công, nên phải sử dụng nhiu lao động. Trung bình 1 ha gieo trồng lúa phải sử dụng 216 ngày làm việc (quy đi 8 giờ làm việc/ngày). Nếu phương thức sản xuất không thay đổi thì với diện tích 30 ngàn ha lúa vào năm 2020, vẫn phải sử dụng ít nhất 24.550 lao động trong 01 năm (quy đổi 1 lao động làm việc 22 ngày/tháng).

* Như vậy: Lúa gạo là ngành sản xuất chính nhưng không có lợi thế cạnh tranh. Mặc dù chiếm diện tích lớn nhất trong số các cây trồng hàng năm, lúa là cây trồng có lợi nhuận thấp so với các cây rau quả. Việc chuyển từ đất lúa sang trồng các cây trồng khác cũng gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, tập quán sản xuất, chính sách bảo vệ đất lúa của quốc gia.

3.2.2. Cây màu

Diện tích đất trồng màu (bao gồm cây công nghiệp ngắn ngày, rau thực phẩm, cây thức ăn gia súc) là 7,4 ngàn ha, chiếm 17,9% diện tích cây hàng năm. Năm 2014, diện tích gieo trồng các cây màu chính như: Ngô, đậu tương và lạc là 20,7 ngàn ha. Diện tích trồng màu tập trung chính ở 3 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và Lập Thạch (3 huyện này chiếm trên 50% tổng diện tích gieo trồng). Vĩnh Phúc có ít vùng chuyên màu, cây màu trồng chủ yếu vào vụ đông trên đất lúa.

Diện tích gieo trồng ngô năm 2014 đạt 15,1 ngàn ha, cao thứ hai ở vùng ĐBSH, sau Hà Nội (khoảng 20,7 ngàn ha). Sản lượng ngô của Vĩnh Phúc năm 2014 đạt 64,4 ngàn tấn, chiếm khoảng 15,7% sản lượng ngô vùng ĐBSH. Năng suất ngô đạt 42,68 tạ/ha[4]. Giá thành sản xuất ngô của Vĩnh Phúc là 5.758 đồng/kg[5]. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã gieo trồng chủ yếu là các ging ngô lai: NK4300, NK6654, LVN4, ngô nếp... Nhóm giống ngô NK chiếm khoảng trên 60% diện tích, do đó năng suất ngô của tỉnh đã tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp, năm 2000 đạt trên 27 tạ/ha, tăng lên 41,70 tạ/ha năm 2010 và đạt 42,68 tạ/ha năm 2014.

Diện tích trồng đậu tương giảm mạnh từ 6,2 ngàn ha năm 2010 xuống 2,4 ngàn ha năm 2014[6] do giá bán đậu tương sản xuất trong nước là 15.000 đồng/kg cao hơn giá đậu tương nhập khẩu (12.000-13.000 đồng/kg). Năng suất đậu tương của Vĩnh Phúc 1,7 tấn/ha (năm 2014) cao hơn mặt bng chung của vùng ĐBSH[7]. Giá thành sản xuất đậu tương của Vĩnh Phúc là 12.650 đồng/kg.

Diện tích trồng lạc của Vĩnh Phúc là 3,2 ngàn ha (năm 2014), sản lượng lạc của Vĩnh Phúc là 5,9 ngàn tấn, chiếm 11,2% sản lượng các tỉnh có trồng lạc vùng ĐBSH. Năng suất đạt 1,9 tấn/ha.

Hiệu quả kinh tế của các cây trồng: Ngô, đậu tương và lạc của Vĩnh Phúc còn thấp. Lợi nhuận từ ngô của Vĩnh Phúc khoảng 1,8 triệu đồng/ha. Lợi nhuận từ đậu tương là 3,3 triệu đồng/ha. Các sản phẩm này chủ yếu phc vụ tiêu dùng gia đình, cho chăn nuôi và buôn bán nội tỉnh.

* Ba cây màu (ngô, đậu tương, lạc) của Vĩnh Phúc không có lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác do: Quy mô sản lượng nhỏ bé, sản xuất phân tán, chủ yếu phục vụ nhu cầu của hộ; năng suất thấp; chi phí sản xuất cao; lợi nhuận thấp. Ngoài ra, sản xuất màu còn có một số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng tốt cho sản xuất, cơ giới hóa chưa phát triển, không có vùng chuyên canh lớn, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

3.2.3. Rau quả

Diện tích trồng rau quả năm 2014 là 8,9 ngàn ha, sản lượng đạt 178 ngàn tấn. Năng suất bình quân tại một số huyện trọng điểm trng rau quả là 24,4 tấn/ha[8] cao hơn năng suất chung của vùng ĐBSH (20,2 tấn/ha)[9]. Rau quả được trồng tại tất cả các huyện, nhưng tập trung nhiều ở 4 huyện: Yên Lạc, Tam Dương, Vĩnh Tường và Tam Đảo (chiếm 62% diện tích trồng rau quả). Các loại rau quả chủ lực của tỉnh có lợi nhuận cao hơn các tỉnh khác như cà chua đạt 80 triệu đồng/ha (nếu trồng trong nhà lưới năng suất khoảng 80-100 tấn/ha, có thể thu từ 200-250 triệu đồng/ha)[10]; Bí xanh đạt 72 triệu đồng/ha[11]. Vĩnh Phúc có lợi thế về khí hậu, đặc biệt là huyện Tam Đảo, thích hợp trồng rau su su có lợi nhuận cao (76 triệu đồng/ha), cao hơn so với Hòa Bình (70 triệu đồng/ha).

Tuy nhiên, sản xuất rau quả của Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu vào vụ đông. Đất chuyên rau quả khoảng 1.000 ha (chiếm 12%) nhưng không tập trung và phải luân canh với cây trồng khác để giảm sâu bệnh. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ (2-5 sào/hộ), sản xuất theo mùa vụ; thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất chuyên rau quả; chưa ứng dụng công nghệ cao trong trồng, bảo quản và chế biến rau quả; các tổ nhóm và các HTX chưa có khả năng kết nối thị trường; chưa có doanh nghiệp tham gia nên khó sản xuất theo quy mô lớn.

Sản xuất rau quả của Vĩnh phúc có thuận lợi và ưu thế: Tỉnh đã có quy hoạch diện tích trồng rau quả an toàn, mục tiêu đến năm 2020 là 3.127 ha. Hiện tại tỉnh đã có 1.741 ha RAT (VietGAP)[12], sản lượng RAT Vĩnh Phúc khoảng 40 nghìn tấn (chiếm 21% sản lượng rau quả của tỉnh). Đã hình thành 10 HTX và tnhóm sản xuất RAT được cấp giấy chứng nhận (2.874 hộ) và xây dựng được 3 thương hiệu rau an toàn là: Rau an toàn Sông Phan, su su an toàn Tam Đảo và rau an toàn Sao Mai.

Thị trường tiêu thụ rau quả của Vĩnh Phúc hiện tại là nội tỉnh, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, kênh tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái của chợ Giang, thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường) rất phát triển và kết nối rt rộng. Không chỉ thu gom rau tại tỉnh, các thương lái ở đây còn thu gom các sản phẩm rau quả từ các tỉnh và phân phối tới các tỉnh phía Bc. Đây là một lợi thế rất lớn của Vĩnh phúc cho phát triển rau quả.

* Như vậy: Sản xuất rau quả của Vĩnh Phúc có cơ hội và tiềm năng phát triển thành ngành hàng chủ lực bởi các lợi thế về năng suất, khí hậu, đất đai, hệ thống giao thông và đặc biệt là hệ thống phân phối.

3.2.4. Các cây trồng khác

Một số cây trồng khác của Vĩnh Phúc đã và đang bắt đầu phát triển trong những năm gn đây đó là nhóm cây ăn quả, cây mía, cây làm thuc, cây cảnh, cây thức ăn gia súc và nm ăn.

Năm 2014, diện tích trồng cây ăn quả của Vĩnh Phúc là 7,7 ngàn ha, gồm các cây trồng cam, quýt, dứa, chuối, xoài, nhãn, vải và thanh long... Cây ăn quả có diện tích lớn nhất là cây vải với hơn 2 ngàn ha và được trồng chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi. Sản lượng vi năm 2014 là 13 ngàn tấn. Diện tích chuối 1,84 ngàn ha được trồng ở các vùng bãi, sản lượng chuối năm 2014 khoảng 41,3 ngàn tấn. Cây thanh long ruột đỏ mới được đưa vào thử nghiệm những năm qua với diện tích năm 2014 là 145,6 ha. Thanh long ruột đỏ đang được thị trường trong và ngoài tỉnh tiêu thụ khá tốt nhưng khó có khả năng mở rộng sản xuất do quỹ đất phù hợp hạn chế.

Cây nấm ăn là một loại cây trồng được phát triển từ những năm 2000 khi phong trào phát triển cây nấm rộng khắp miền Bắc để tận dụng các sản phẩm phụ của nông nghiệp. Số lượng các cơ sở sản xuất nấm ăn của tỉnh giảm rất nhanh từ 101 cơ sở năm 2000 xuống còn 12 cơ sở năm 2014 (trong đó có 2 HTX, 1 doanh nghiệp và 9 hộ gia đình), sản lượng nấm ăn là 313,4 tấn. Các loại nấm chính là nm sò, nấm rơm và nấm mỡ. Nấm sản xuất trong tỉnh đáp ứng được 80% nhu cầu nội tỉnh, sản phẩm nhập từ các tỉnh khác chiếm 20%. Mục tiêu phát triển nấm ăn của tỉnh đến năm 2020 đạt 400 tấn, đáp ứng 100% nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh. Vùng sản xuất nấm ăn sẽ tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.

Theo số liệu năm 2014, các cây trồng khác như: Cây làm thuốc gồm thanh hao hoa vàng diện tích 599,3 ha, sản lượng khoảng 4,5 ngàn tn; cây dược liệu 01 ha, sản lượng 1,5 tấn; cây thức ăn gia súc 1,4 ngàn ha...

* Nhìn chung: Các cây trồng trên chưa phải là các cây trồng có lợi thế của tỉnh; không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập từ các địa phương khác và khó có thể phát triển thành nhóm cây trồng hàng hóa quy mô lớn trong những năm tới.

3.2.5. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển ngành trồng trọt

a) Thuận lợi

- Người dân có kinh nghiệm trong gieo trồng nhiều loại cây trồng và đã hình thành tập quán canh tác 3 vụ/năm.

- Địa hình đa dạng, khí hậu phù hợp với phát triển nhiều loại cây trồng hàng hóa, đặc biệt là một số cây trồng có nguồn gốc ôn đới.

- Mạng lưới tiêu thụ nông sản khá phát triển (chợ Giang, thị trấn ThTang là một trong những trung tâm lớn về giao thương nông sản của các tỉnh phía Bắc), tạo thuận lợi cho thương mại các nông sản của địa phương, kết ni sản phẩm của địa phương với vùng ĐBSH và miền núi phía Bắc.

- Vị trí địa lý gần các thị trường lớn như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang nên thuận lợi về giao thương, vận chuyển.

- Một số mô hình sản xuất sạch, kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường đã được đưa vào áp dụng trong sản xuất.

- Nhu cầu về các sản phẩm an toàn của các thành phố lớn như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang ngày càng cao. Đã có sản phẩm có thương hiệu trên thị trường (rau su su an toàn Tam Đảo).

- Nhu cầu thực phẩm nội tỉnh tăng do các dự án đầu tư các khu công nghiệp và các trường đại học.

- Xu hướng tăng cường đầu tư cho sản xuất rau sạch (rau an toàn, rau hữu cơ, rau công nghệ cao) của các nhà đầu tư quốc tế (Nhật Bản, n Quc) và Việt Nam (Tập đoàn VinGroup).

b) Khó khăn

- Đất đai manh mún, quy mô nhỏ, khó khăn cho áp dụng giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quỹ đất trồng trọt ngày càng giảm do quá trình phát triển đô thị và công nghiệp.

- Hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, nhất là phục vụ tiêu úng còn yếu, địa bàn Yên Lạc và Vĩnh Tường thường bị ngập úng.

- Năng suất thấp, chi phí sản xuất cao; chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đồng đều.

- Niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm rau an toàn thấp do hệ thống kiểm soát chất lượng kém.

- Giá cả thị trường biến động.

- Cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu (rau quả từ các tỉnh lân cận và Trung Quốc).

3.3. Ngành chăn nuôi

So với các tỉnh trong vùng ĐBSH, Vĩnh Phúc là tỉnh duy nhất trong quá trình phát triển mạnh công nghiệp và dịch vđã chuyển đổi cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản, đưa chăn nuôi trở thành ngành quan trọng nhất cả về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng GTSX trong nông nghiệp. Giai đoạn 2001-2010, tc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi tăng bình quân 14,2%/năm. Giai đoạn 2011-2014, mặc dù tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi chậm lại (4,86%/năm) song vẫn ở mức cao so với các tnh trong vùng ĐBSH và là động lực chính để kéo tăng trưởng GTSX của ngành Nông nghiệp.

Chăn nuôi phát triển ở tất cả các huyện nhưng tập trung chyếu ở các huyện trung du, miền núi gồm Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương và huyện đồng bằng Vĩnh Tường. Tại các huyện này, so với quy mô tổng đàn của một số loại vật nuôi chủ yếu thì đàn lợn chiếm 72,3%, đàn gà chiếm 78,7%, đàn bò thịt chiếm 77,8%, đàn bò sữa chiếm 98,3% và đàn trâu chiếm 79,7%.

Hiện nay có khoảng 70% số hộ gia đình ở Vĩnh Phúc có hoạt động chăn nuôi, trong đó khoảng 120 ngàn hộ có chăn nuôi gia cầm; 70 ngàn hộ có chăn nuôi lợn; 45 ngàn hộ có chăn nuôi bò thịt và trên 1,6 ngàn hộ có chăn nuôi bò sữa.

3.3.1. Chăn nuôi bò sữa

Bò sữa bắt đầu được nuôi tại Vĩnh Phúc từ cuối những năm 1990. Tính đến 01/10/2014, theo số liệu của Cục Thống kê Vĩnh Phúc, tổng đàn bò sữa của tỉnh là 6,812 con, sản lượng sữa đạt 11.883 tấn. Quy mô đàn bò sữa Vĩnh Phúc[13] đứng thứ 8 của cả nước và thứ 2 ở vùng ĐBSH (sau thành phố Hà Nội). Chăn nuôi bò sữa phát triển nhất ở huyện Vĩnh Tường còn lại phân bố ở các huyện Yên Lạc, Lập Thạch, Tam Đảo và thành phố Vĩnh Yên. Xu hướng tiếp tục phát triển nhanh ở địa bàn có vùng đất bãi ven sông.

Từ năm 2009 đến cuối 2014, đàn bò sữa tăng bình quân 33,46%/năm, sản lượng sữa tăng bình quân 34,38%/năm. Năng suất sữa hiện nay đạt trung bình 5 tấn sữa/chu kỳ vắt sữa/con (300 ngày), tương đương khoảng 16 kg sa/ngày/con. Năng suất này tương đương so với chăn nuôi bò sữa quy mô hộ ở một số tỉnh khác[14], nhưng khá thấp so với các công ty chăn nuôi bò sữa[15]. Nguyên nhân năng suất sữa còn thấp do đàn bò sữa chủ yếu là đàn bò lai, trình độ, knăng của người chăn nuôi chưa cao. Tuy nhiên có những con bò lai có tỷ lệ máu ngoại cao, được nuôi dưỡng đúng kỹ thuật đã cho năng suất 35-40 lít sữa/ngày. Như vậy, cơ hội đtăng năng suất sữa ở Vĩnh Phúc còn rất lớn thông qua cải tạo chất lượng đàn bò sữa và nâng cao trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi.

Đàn bò sữa chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF) với tỷ lệ lai từ 75-87,5% máu bò HF, chỉ có một số rất ít là bò HF thuần. Năng suất sữa thấp do chất lượng giống của đàn bò sữa chưa đảm bảo, không kiểm định được. Bò sữa chủ yếu do hộ chăn nuôi mua lại ở các địa phương trong cả nước và tự gây giống.

Chăn nuôi bò sữa chủ yếu ở quy mô hộ, trung bình 4,84 con/hộ. Hiện tại mới có 144 hộ chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại ngoài khu dân cư (tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường). Tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa trên 2 năm đều đã được tập huấn về kỹ thuật, tuy nhiên hiểu biết và kỹ năng chăn nuôi bò sữa của các hộ còn rất hạn chế.

Đòi hỏi tất yếu của phát triển chăn nuôi nói chung, trong đó có bò sữa, là phải chuyển ra ngoài khu dân cư. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn do khó chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác để làm trang trại; đất đai chưa được dồn điền đổi thửa; thiếu cơ sở hạ tầng, nhất là điện, đường giao thông; khu chăn nuôi quá xa hộ dân; hộ cần có tiền để đầu tư chung trại, xây dựng khu xử lý chất thải, mua bò giống để mở rộng quy mô,... Một vn đề khác trong xây dựng khu chăn nuôi ngoài khu dân cư hiện nay là mới chỉ quan tâm đến việc khoanh vùng nuôi ngoài đng mà chưa chú ý đến việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và việc quản lý khu chăn nuôi như thế nào.

Chăn nuôi bò sữa hiện tại mang lợi nhuận khá ổn định. Trung bình một con bò sữa đang khai thác cho lãi khoảng 24 triệu đồng/năm[16] (đã trừ công lao động cho 1 bò sữa khoảng 9 triệu đng/năm). Vì vậy là động lực cho rất nhiu hộ dân muốn nuôi mới và mở rộng quy mô chăn nuôi bò sữa.

Gần như 100% sản lượng sữa của Vĩnh Phúc hiện nay được tiêu thụ dưới dạng sữa tươi, bán cho các công ty thu mua sữa (Vinamilk, Cô gái Hà Lan). Chế biến tại chỗ chưa phát triển, nên chưa tạo thêm giá trị gia tăng của chăn nuôi bò sữa và tạo thêm công ăn việc làm. Cht lượng sữa của các hộ không đồng đều, trong khi các hộ chưa liên kết với nhau trong các Thợp tác hay HTX đcùng sản xuất theo quy trình, đảm bảo chất lượng, tạo thuận lợi hơn cho tiêu thụ sản phẩm và giá bán cao hơn[17]. Thiếu liên kết với công ty thu mua sữa có thể ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm sữa.

* Khó khăn chủ yếu trong việc phát triển chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Vĩnh Phúc là: Người dân thiếu vốn mua bò và đầu tư chuồng trại, trang thiết bị; chưa có bảo hiểm nông nghiệp nhm giảm sự rủi ro khi nuôi bò sữa, đặc biệt là với hộ mới nuôi; vấn đề ô nhiễm môi trường nặng nề khi nuôi bò sữa trong khu dân cư; khó khăn để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác đlàm chuồng trại, khu chăn nuôi bò sữa, đất đai của hộ phân tán khó khăn cho lập trang trại. Ngoài ra, một số khó khăn khác như trình độ kỹ năng chăn nuôi của hộ còn hạn chế, hộ chưa liên kết được trong các Tổ hợp tác và HTX để sản xuất sữa số lượng lớn, chất lượng đồng đều, cải thiện chất lượng đàn bò sữa,...

* Chăn nuôi bò sữa Vĩnh Phúc là ngành hàng có lợi thế vùng do:

- Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa cao hơn so với các vật nuôi khác, người dân sẵn sàng mở rộng sản xuất.

- Tiềm năng để tăng năng suất sữa còn lớn.

- Còn có quỹ đất có thể chuyển đổi phục vụ chăn nuôi bò sữa.

- Có thị trường đầu ra cho sản phẩm: theo dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2020 nếu Việt Nam có 500 ngàn bò sữa thì sản lượng sữa trong nước mới đáp ứng được 38% tổng nhu cầu nội địa (theo số liệu của TCTK, tính đến thời điểm 1/10/2014 cả nước có 227.625 con bò sữa).

- Đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp.

- Đã hình thành đội ngũ nông dân chăn nuôi bò sữa có kinh nghiệm.

- Giao thông thuận lợi sang các vùng chế biến và tiêu thụ lân cận.

3.3.2. Chăn nuôi ln

Sản lượng thịt lợn hơi chiếm tỷ trọng cao nhất (70,3% năm 2015) trong tổng sản lượng thịt hơi các loại. Năm 2015, tng đàn lợn của tỉnh Vĩnh Phúc là 521,5 ngàn con, trong đó lợn nái chiếm khoảng 16%. Vĩnh Phúc có đàn lợn đứng thứ 18 cả nước và thứ 02 ở vùng ĐBSH, nhưng quy mô đàn lợn của Vĩnh Phúc thấp hơn đáng kể so với một số tỉnh lân cận thuộc miền núi phía Bắc như Bc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên. Năm 2015 đàn lợn tăng 4,7% so với năm 2011, nhưng các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ tiếp tục có xu hướng giảm mạnh vì giá thức ăn cao và thị trường đầu ra thiếu ổn định[18].

Sản lượng thịt lợn đạt hơn 72,5 ngàn tấn năm 2015, với tốc độ tăng bình quân 3,17%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Nguyên nhân chính là nhờ sự cải thiện về chất lượng con giống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật (thức ăn, thú y...) nên trọng lượng bình quân ln xuất chuồng tăng. Khoảng 15% lợn nái là lợn 100% máu ngoại, còn lại chủ yếu là nái lai 1/2 đến 7/8 máu ngoại; 95% đàn lợn thịt là lợn lai từ 3/4 đến 7/8 máu ngoại.

Lợn được chăn nuôi ở tất cả các huyện, thành phố và thị xã, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện trung du, miền núi Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và huyện đồng bằng Vĩnh Tường (năm 2014, tổng đàn lợn ở 5 huyện này chiếm 72,3% tổng đàn lợn của tỉnh). Chăn nuôi lợn đang có sự dịch chuyển từ đồng bằng lên trung du, miền núi.

Theo kết quả điều tra của CTK Vĩnh Phúc (về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản), số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (từ 1-5 con/lứa) vẫn chiếm gần 70% trên tổng số gần 70 ngàn hộ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, những năm gần đây, chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại, gia trại phát triển mạnh. Nhiều hộ chăn nuôi với quy mô lớn (thường xuyên nuôi 500-1.000 con) theo phương thức hiện đại (sử dụng chuồng kín có hệ thống làm mát và nuôi bng thức ăn công nghiệp). Toàn tỉnh có 138 trang trại nuôi từ 20 lợn nái trở lên, 292 trang trại nuôi lợn thịt có quy mô trên 100 con/lứa. Đa số các trang trại đều tự sản xuất con giống. Một số vùng chăn nuôi trọng điểm đã được hình thành ở các xã như Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình (huyện Lập Thạch), xã Nguyệt Đức (huyện Yên Lạc). 25% đàn nái của tỉnh được thụ tinh nhân tạo từ tinh giống lợn ngoại cao sản do Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc cung cấp. Đàn lợn đực giống 95% là giống ngoại.

Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y được quan tâm nên trong những năm gần đây không xảy ra dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ lợn được tiêm phòng đạt từ 70-100% kế hoạch. Các trang trại chăn nuôi lớn thường chủ động tiêm phòng và khử trùng tiêu độc định kỳ theo kế hoạch, do đó ít có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, các cơ sở chăn nuôi, nhất là trang trại áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) còn rất ít (năm 2014 mới có 5 trang trại chăn nuôi được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP). Chưa có cơ snào đạt chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giết mtập trung. Kênh tiêu thụ chính của các hộ và trang trại chăn nuôi là bán cho các thương lái đến từ xã Đại Đồng, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường), từ Hà Nội và các tác nhân trung gian khác ở địa phương. Toàn tỉnh có 891 hộ thu gom lợn, trong đó nhiều nhất ở huyện Vĩnh Tường. Hầu hết các hộ thu mua thường kèm theo dịch vụ giết mổ tại nhà. Khoảng 35-40% lợn thịt ở Vĩnh Phúc được giết mổ và tiêu thụ tại tỉnh. Số còn lại được tiêu thụ tại các tỉnh miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên), Hà Nội, bán tiểu ngạch sang Trung Quốc và thậm chí ở một số tỉnh miền Nam[19], trong đó phần lớn là bán sang Trung Quốc (khoảng 48-50% sản lượng lợn thịt của tỉnh). 44% lợn con giống được tiêu thụ ở các tỉnh xung quanh.

* Chăn nuôi lợn hiện nay ở Vĩnh Phúc có một số điểm yếu và khó khăn: Thứ nhất, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn và nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát dịch bệnh, khó mở rộng quy mô chăn nuôi. Thứ hai, năng lực quản lý và xây dựng kế hoạch của các chủ trang trại, hộ chăn nuôi quy mô lớn còn hạn chế. Thứ ba, thiếu sự liên kết giữa các cơ sở chăn nuôi, thiếu liên kết theo chuỗi với doanh nghiệp, tác nhân ngành hàng để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định. Thứ tư, hộ gặp khó khăn trong tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất. Thứ năm, các cơ sở chăn nuôi chưa áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt và chưa có chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Thứ sáu, các lò giết mổ quy mô nhỏ, giết mổ thủ công, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Thứ bảy, các dự án quy hoạch chăn nuôi đã được xây dựng nhưng còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

* Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn ở Vĩnh Phúc có nhiều điểm mạnh và cơ hội tiềm năng để phát trin: Thứ nhất, đã tạo được uy tín với thị trường do chất lượng đàn lợn thịt tốt (đa số là lợn có tỉ lệ máu ngoại cao) và con ging có chất lượng tốt. Thhai, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn ngày càng phát triển và thể hiện tính cnh tranh cao (kỹ năng nuôi, chất lượng đàn lợn, công tác thú y). Thứ ba, vị trí địa lý và điều kiện giao thông thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư, có đội ngũ thu gom, tiêu thụ cả lợn thịt và lợn con giống đông đảo, góp phần quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Thứ năm, nguồn lực đất đai ở khu vực trung du, miền núi khá dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng chăn nuôi, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh. Thứ sáu, việc kiểm soát dịch bệnh tốt giảm rủi ro sản xuất và thương mại sản phẩm.

* Tóm lại: Chăn nuôi lợn là ngành có cơ hội, có tiềm năng để phát triển trở thành ngành hàng chủ lực.

3.3.3. Gia cầm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 120 ngàn hộ chăn nuôi gia cầm (chiếm 60% tổng số hộ). Năm 2014, tổng đàn gia cầm là 8.117,4 ngàn con, trong đó gà chiếm 82,6%, vịt chiếm 15%, ngan, ngỗng chiếm khoảng 1,9%. Đàn gà của Vĩnh Phúc đứng thứ 9 cả nước và đứng thứ 3 ở vùng ĐBSH (sau Hà Nội và Hải Dương)[20].

Đàn gia cầm có xu hướng tăng từ năm 2000 đến 2014 nhưng tốc độ tăng giảm dần[21]. Stăng trưởng chủ yếu là đàn gà, đặc biệt là gà chuyên trứng. Giai đoạn 2011-2014 sản lượng thịt gia cầm tăng đều, năm 2014 đạt 23,5 ngàn tấn. Sản lượng trứng gia cầm đạt 326,3 triệu quả, chủ yếu là trứng gà (231 triệu quả).

Chăn nuôi gia cầm tập trung chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi (Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch), đặc biệt là chăn nuôi gà. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng chăn nuôi gà tập trung tại huyện Tam Dương, Tam Đảo (số lượng gà ở hai huyện này chiếm trên 50% tổng đàn). Một số xã chăn nuôi gà trọng điểm như: Kim Long (Tam Dương), Tam Quan (Tam Đảo) với số lượng có thời điểm trên 1 triệu gà/xã. Khu vực đồng bằng (Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên) chủ yếu phát triển về chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng. Chăn nuôi vịt thường kết hợp theo mô hình cá - lúa - vịt; cá - vịt.

Chăn nuôi gà chủ yếu ở quy mô hộ gia đình: 70% hộ nuôi dưới 50 con; 17% số hộ nuôi từ 50 đến dưới 100 con. Hiện có 438 trang trại nuôi trên 2.000 gà thịt; 1.052 trang trại nuôi từ 1.000 gà trứng trở lên; 216 trang trại nuôi vịt từ 1.000 con trở lên; 01 trang trại nuôi ngan trên 1.000 con. Nhiều trang trại nuôi gà bằng chuồng kín có hệ thống điều tiết nhiệt và sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh có hai Công ty Japfacomfeed và Công ty cổ phần gà Tam Đảo, các công ty này có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, công nghệ mới hiện đại, con giống đạt tiêu chuẩn và có uy tín cao. Tuy nhiên số lượng con giống gà của 2 cơ sở này chủ yếu là sản xuất gà lông trng, nhưng nhóm giống gà chính được nuôi là gà lông màu (lai giữa mẹ Lượng Phượng hoặc Tam Hoàng với bố Mía) và chủ yếu nuôi thả vườn, nên các các cơ sở chăn nuôi phải mua giống của hàng chục cơ sở sản xuất giống gà lông màu, quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh (từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn trứng/lứa).

Theo ước tính, chi phí sản xuất 01 kg thịt gà hơi (năm 2014) đối với gà thịt lông màu là 45.680 đồng, gà siêu thịt lông trắng 31.630 đồng, 01 quả trứng gà 1.714 đồng. Với giá cả thị trường giai đoạn hiện nay, các hộ nuôi gà đang có lãi cao. Tuy nhiên giá gà biến động rất nhiều, và bị cạnh tranh gay gắt bởi gà loại thải, chất lượng kém nhưng giá rất rẻ của Trung Quốc.

Khoảng 40% số hộ thu mua gia cầm đến từ huyện Vĩnh Tường. Sản phẩm gia cầm không chỉ được tiêu dùng nội tỉnh, mà cả các tỉnh khác (các tỉnh miền núi phía Bắc, Hà Nội).

* Chăn nuôi gà hiện nay có một số điểm yếu sau:

- Thiếu liên kết theo chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sn phẩm, không đảm bảo tiêu thụ ổn định.

- Quy mô chăn nuôi nhỏ còn chiếm tỷ lệ cao.

- Thiếu áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, không có cơ sở chăn nuôi an toàn. Khi có dịch xảy ra sẽ không có thị tờng tiêu thụ dù các cơ skhông có dịch bệnh.

- Không có lò mổ tập trung đảm bảo VSATTP.

- Ngoài các điểm yếu trên, chăn nuôi gà ở Vĩnh Phúc còn có một skhó khăn như: Chất lượng con giống chưa được chứng nhận và khó kim soát; ô nhiễm môi trường.

* Đim mạnh của chăn nuôi gà ở Vĩnh Phúc:

- Có vị trí địa lý thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm lên các tỉnh phía Bc và Hà Nội.

- Có điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai phù hợp cho chăn nuôi thả vườn, thả đồi.

- Công tác kiểm soát dịch bệnh làm tốt trong những năm qua.

Ngoài điểm mạnh, sự phát triển chăn nuôi gà Vĩnh Phúc có những thuận lợi như: Người chăn nuôi có kinh nghiệm và kỹ thuật cao; các mô hình chăn nuôi hiện đại đã được áp dụng trên địa bàn.

* Tuy nhiên, chăn nuôi gà của Vĩnh Phúc có nhiều thách thức

- Sự phát triển chăn nuôi gà thịt lông trắng của các công ty chế biến thức ăn lớn như: Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến giết mổ và tiêu thụ sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, gây khó khăn trong cạnh tranh cho các cơ sở, trang trại chăn nuôi gà độc lập ngay trên địa bàn tỉnh.

- Chăn nuôi gia cầm chưa chủ động được văc-xin phòng dịch cúm đã xuất hiện các chủng mới lây sang người. Khi dịch bệnh xảy ra phải tiêu hủy số lượng lớn.

- Khó cạnh tranh được với gia cầm kém chất lượng và trứng nhập lậu từ Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều.

Các thách thức này lớn, nên tính rủi ro còn cao, tính cạnh tranh của chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung không rõ ràng.

* Tóm lại: Chăn nuôi gia cầm không có lợi thế phát triển.

3.3.4. Chăn nuôi bò thịt

Tại thời điểm tháng 10/2014, tổng đàn bò thịt là 92.499 con. Giai đoạn 2006-2010, đàn bò tăng bình quân 4,3%/năm. Đến năm 2011 đàn bò bắt đầu giảm dần do diện tích chăn thả ngày càng bị thu hẹp (bờ đê, bờ sông, kênh mương bê tông hóa) và nhu cầu sức kéo giảm bởi quá trình cơ giới hóa nông nghiệp.

Sản lượng thịt bò hơi tăng đều qua các năm, đạt 5.212,8 tấn năm 2014, tăng bình quân 2-3%/năm giai đoạn 2011-2014. Đây là kết quả rất rõ của chính sách Sind hóa đàn bò và chỉ đạo thực hiện quyết liệt của tỉnh để nâng tầm vóc đàn bò thịt (thiến bò đực “cóc”, tăng bò đực lai Sind và thụ tinh nhân tạo). Hiện nay bò lai chiếm tỷ lệ 88,8%, số còn lại là bò vàng địa phương. Chất lượng đàn bò lai ngày càng được cải thiện do áp dụng thụ tinh nhân tạo với các giống cao sản.

Phương thức chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, nuôi nhốt hoặc kết hợp chăn thả. Số hộ chăn nuôi bò thịt quy mô từ 10 con trở lên rất ít. Chưa hình thành vùng chăn nuôi bò thịt, hiện nay số lượng bò thịt tập trung nhiều ở các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Sông Lô, Lập Thạch (chiếm 62,5% tổng đàn). Các giống bò có năng suất, chất lượng cao mới chỉ tập trung lai tạo, cải tạo ở các huyện đồng bằng, chưa thực hiện được ở các xã vùng trung du, miền núi, nhất là ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, nơi tập trung 34,6% tổng đàn bò của tỉnh.

Quy mô, phương thức chăn nuôi chủ yếu ở hình thức nông hộ, tận dụng chăn thả tự nhiên. Đã xuất hiện mô hình chăn nuôi nht. Chăn nuôi bò thịt vn mang lại lợi thế. Mô hình nuôi nhốt v béo bò ly thịt trong thời gian 3 tháng với bò đã được 18 tháng tuổi lại mang lại lợi ích lớn. Trong vòng 3 tháng, 1 con bò có thể mang lại lợi nhuận khoảng 3,5 triệu đồng, nếu tính cả công lao động thì được khoảng 4,9 triệu đồng/bò vỗ béo. Chính vì vậy, đàn bò thịt vẫn được duy trì ở Vĩnh Phúc và hiện tại nhiều mô hình lai giống giữa đàn bò thịt địa phương (đã được Sind hóa) với các giống bò thịt cao sản đã thu được kết quả bước đầu tốt đẹp. Xu hướng thụ tinh nhân tạo với giống cao sản (Brahman, Limousin, Red Angus, Droughtmaster, bò Blanc Blue Belge (BBB) sẽ tăng trong thời gian tới. Với xu hướng lai với giống có trọng lượng lớn, chất lượng thịt ngon dựa trên nền bò cái lai Sind là một lợi thế chăn nuôi bò của tnh, tạo ra bò lai có năng suất, chất lượng cao và quy mô chăn nuôi nông hộ sẽ chuyển dần sang chăn nuôi trang trại lớn, có áp dụng tiến bộ kỹ thuật để giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất và có khả năng cạnh tranh với thịt bò ngoại nhập.

Do chất lượng đàn bò của Vĩnh Phức tốt nên nhiều nơi đã đến mua con giống. Sản xuất con giống có thể giúp phát triển đàn bò ở Vĩnh Phúc thời gian tới.

* Một số điểm mạnh trong chăn nuôi bò thịt ở Vĩnh Phúc:

- Đàn bò nền lai Sind phát triển mạnh để tiếp tục lai tạo với các giống bò ngoại có năng suất, chất lượng cao như Limousin, Red Angus, Droughtmaster, bò Blanc Blue Belge (BBB).

- Công tác phòng, chống dịch bệnh chủ động.

- Người dân có kinh nghiệm và kỹ thuật trong chăn nuôi vỗ béo bò.

* Cơ hội phát triển chăn nuôi bò thịt ở Vĩnh Phúc:

- Thị trường nội địa nhiều tiềm năng.

- Khai thác lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

- Tiến bộ kỹ thuật về thức ăn trong vỗ béo bò.

* Tóm lại: Chăn nuôi bò thịt là ngành có cơ hội, tiềm năng để phát triển.

3.3.5. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi

a) Thuận lợi

- Công tác thú y được đầu tư, thực hiện tốt, không xảy ra dịch bệnh trong những năm qua. Các cơ sở chăn nuôi có ý thức trong việc quản lý vệ sinh dịch bệnh, chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình giảm mạnh càng tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý tốt dịch bệnh.

- Chất lượng đàn giống vật nuôi khá tt so với một số tỉnh trong khu vực.

- Có địa bàn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi quy mô lớn, hạn chế chi phí xử lý môi trường (miền núi, trung du).

- Có mạng lưới tư nhân buôn bán sản phẩm chăn nuôi đi các địa phương; giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi.

- Đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, sản xuất hàng hóa (vùng trọng điểm, xã trọng điểm) về bò sữa, lợn, gà. Thuận lợi để mở rộng và phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

- Chăn nuôi quy trang trại đang phát triển mạnh trong những năm qua.

- Nhiều mô hình công nghệ cao đã được áp dụng và xu hướng sử dụng ngày càng tăng: Chuồng kín, giống ngoại, thức ăn công nghiệp, thụ tinh nhân tạo.

- Người chăn nuôi có kinh nghiệm.

- Một số sản phẩm chăn nuôi có uy tín, được thị trường thừa nhận: Lợn con giống, lợn thịt, giống bò.

- Nhiều công nghệ mới cho phép xử lý các hạn chế của chăn nuôi (xử lý ô nhiễm môi trường, thức ăn công nghiệp, chuồng kín,...).

- Lãnh đạo tỉnh có quyết tâm cao trong đầu tư cho phát triển chăn nuôi.

- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi.

b) Khó khăn

- Mặc dù quản lý dịch bệnh tốt, nhưng chưa xây dựng được vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nguy cơ dịch bệnh luôn tiềm ẩn.

- Phần lớn chăn nuôi vẫn ở quy mô nhỏ, trong khu dân cư, tính cạnh tranh không cao; khó quản lý vấn đề gây ô nhiễm môi trường và mở rộng sản xuất.

- Ít cơ sở áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt. Các cơ sở chăn nuôi chưa áp dụng hệ thống quản trị tốt như: Quản lý chất lượng sản phẩm, tài chính, lao động.

- Trình độ, kỹ năng của người chăn nuôi còn hạn chế, kể cả chủ trang trại.

- Chưa hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng theo thị trường mục tiêu. Thiếu liên kết với doanh nghiệp nên thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Thiếu quy hoạch đất dành cho chăn nuôi.

- Cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm của các công ty lớn ngày càng cao.

3.4. Ngành Lâm nghiệp

Lâm nghiệp không phải là ngành đóng góp lớn trong cơ cấu GTSX của ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản Vĩnh Phúc, nhưng lại là ngành mang lại nhiu lợi ích về môi trường và sinh thái. Tng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 33.051 ha bao gồm rừng và đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm 58,4%[22], rừng sản xuất (13.730 ha) chiếm 41,6%. Diện tích rừng của Vĩnh Phúc phân bố tại 7/9 huyện, thị, trong đó tập trung ở thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô (chiếm 65,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp). Trong giai đoạn 2000-2014, diện tích rừng và đất rừng của Vĩnh Phúc giảm rất ít (năm 2006 giảm 34 ha, năm 2008 giảm 3 ha), từ năm 2009 đến năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp được duy trì ổn định.

GTSX của ngành Lâm nghiệp giảm cả về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng trong cơ cấu GTSX NLTS. Giai đoạn 2001 - 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 0,8%/năm, cơ cấu GTSX giảm từ 3,1% năm 2000 xuống 0,76% năm 2014. Trong cơ cấu GTSX ngành Lâm nghiệp, thu tkhai thác gỗ và lâm sản chiếm 81,3%, thu từ trồng và chăm sóc rừng chiếm 9,16%, dịch vụ lâm nghiệp chiếm 8,95% và thu các sản phẩm từ rừng chiếm 0,56%.

Quy mô trồng rừng sản xuất của các hộ manh mún và nhỏ lẻ, trung bình khoảng dưới một 1 ha/hộ. Cây trồng chủ yếu là bạch đàn và keo, trong đó bạch đàn chiếm 70% diện tích rừng trồng, 25% trồng cây keo và 5% trồng các cây gỗ phân tán khác. Nhiều hộ trồng rừng không muốn trồng keo thay bạch đàn do: (i) Khả năng tạo thu nhập của keo chậm hơn (keo phải 7-8 năm mới cho thu hoạch trong khi bạch đàn 5-6 năm có thể cho thu hoạch); (ii) Đất đai đã trồng bạch đàn lâu năm bị bạc màu nên trồng keo chậm phát triển; (iii) So với bạch đàn chi phí sản xuất trồng keo cao hơn và lợi nhuận thấp hơn (chi phí trồng bạch đàn 5-6 năm là 14,3 triệu đồng/ha, lợi nhuận 30 triệu đồng/ha, trong khi trồng keo 7-8 năm chi phí 16,1 triệu đồng/ha và lợi nhuận 28,9 triệu đồng/ha).

Phương thức canh tác trồng rừng sản xuất chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến (do chi phí đầu tư trồng mới cao nên rất nhiều hộ đtái sinh bạch đàn của vụ trước dn đến năng suất thấp, chất lượng gỗ kém), bên cạnh đó sử dụng giống cũ nên năng suất bạch đàn thấp chỉ 15 tấn/ha (hiện tại chu kỳ bạch đàn là 5 năm và keo tai tượng là 7 năm) thấp hơn so với Hà Giang (80 tấn/ha), Thái Nguyên (70 tấn/ha), năng suất trồng keo tai tượng của Vĩnh Phúc đạt 60 tấn/ha, thấp hơn Thái Nguyên (77 tấn/ha, cùng chu kỳ 7 năm). Giá thành sản xuất 1 ha bạch đàn ở Vĩnh Phúc là 14,3 triệu đồng/ha, thp hơn so với Hà Giang (19 triệu đồng/ha). Do năng suất thấp, lợi nhuận từ trồng bạch đàn của Vĩnh Phúc bình quân 30 triệu đồng/ha, thấp hơn so với Hà Giang (36,62 triệu đồng/ha).

Các hình thức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa được hình thành, không có sự liên kết sản xuất giữa công ty chế biến gỗ với người dân trng rừng, hầu hết các sản phẩm gỗ được tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái thu gom[23]. Các sản phẩm gỗ bạch đàn và keo bán cho các cơ sở chế biến gỗ ván bóc (90% xuất khẩu sang Trung Quốc), các công ty xây dựng, công ty khai thác mỏ, làm giấy và làng nghề mộc. Nhìn chung, tiềm năng thị trường cho các sản phẩm gỗ như bạch đàn và keo là rất lớn, hiện tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn của tỉnh vẫn phải nhập khoảng 60% nguyên liệu[24] từ các tỉnh khác như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang... Ngoài ra, ở các tỉnh cận kề như Phú Thọ và Thái Nguyên một số công ty đầu tư công nghệ làm “than sạch” từ bạch đàn và keo đang có nhu cầu nguyên liệu rất lớn.

Ngoài gỗ, các sản phẩm lâm sản trong những năm qua cũng được tỉnh khuyến khích phát triển như chương trình thử nghiệm trng cây mây, cây dược liệu xen trong rừng sản xuất. Nhưng các cây trồng này đang tỏ ra không phù hợp do chất lượng đất kém, phát triển chậm. Với hơn 4.107,5 ha đt rừng phòng hộ, sau nhiều năm chăm sóc và bảo vệ đã hình thành các tầng đất mùn và độ m được các chuyên gia đánh giá là phù hợp cho phát triển các cây dược liệu. Vì thế, trong thời gian tới cần phải có nghiên cứu để phát triển trồng các cây dược liệu trong các khu rừng này để tăng thu nhập cho những hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ.

* Đim mạnh và cơ hội phát triển của ngành lâm nghiệp:

- Đất trồng rừng khó chuyển sang trồng cây trồng khác.

- Các cơ sở chế biến gỗ ở gần những khu rừng sản xuất.

- Nhu cầu gỗ cho làm ván dăm, ván bóc cao (xuất khẩu sang Trung Quốc).

- Tỉnh quan tâm để phát triển kinh tế địa bàn khó khăn.

- Công nghệ chế biến sản xuất có giá trị gia tăng cao xuất hiện (than hoạt tính).

* Điểm yếu và thách thức của ngành lâm nghiệp:

- Quy mô nhỏ.

- Chi phí khai thác gỗ lớn do giao thông phục vụ sản xuất lâm nghiệp kém.

- Đất ngày càng thoái hóa do quảng canh và trng bạch đàn liên tục.

- Giảm năng suất do đất kiệt quệ

- Khó khăn về kinh phí do cần hỗ trợ lớn để khuyến khích người dân thâm canh, trồng mới

- Thị trường xuất khẩu ván bóc phụ thuộc Trung Quốc (chiếm 90% và xuất khẩu qua khâu trung gian) nên tiềm ẩn nhiều rủi ro

* Tóm lại: Lâm nghiệp của Vĩnh Phúc vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, sản xuất quảng canh và bán thâm canh, năng suất thấp, chu kỳ sản xuất bị cắt ngn khiến chất lượng gỗ chưa cao, giá bán thấp, chưa có tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ, cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông phục vụ sản xuất còn nhiều bất cập. Do đó trong những năm tới, lâm nghiệp chưa phải là ngành có lợi thế nếu chỉ phát triển theo hướng trồng và khai thác rừng.

3.5. Ngành Thủy sản

Thủy sản của Vĩnh Phúc chủ yếu phát triển nuôi trồng các loại cá truyền thống (cá trôi, cá mè, cá trắm, cá chép) và các loại cá giống. Ngành Thủy sản phát triển mạnh trong giai đoạn 2001-2014, tăng trưởng sản lượng bình quân 9,78%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 11,6%/năm và đến năm 2014 đã chiếm 7,2% tổng GTSX NLTS. Sự tăng trưởng nhanh này do ng cdiện tích và năng suất. Diện nuôi trồng tăng bình quân 5,35%/năm, đến năm 2014 diện tích nuôi cá là 6.990 ha, trong đó diện tích chuyên cá khoảng 3.500 ha, còn lại là một lúa một cá tập trung tại các Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô. Tc độ tăng năng suất là 7,11%/năm. Năng suất cá hiện tại đạt 2,54 tấn/ha thấp hơn các tỉnh vùng ĐBSH[25]. Lý do là nuôi cá thịt vn theo hình thức qung canh và quảng canh cải tiến. Cá của Vĩnh Phúc bị cạnh tranh mạnh bởi các sản phẩm nuôi thâm canh ở Hải Dương[26]. Thị trường chính các sản phẩm cá thịt của Vĩnh Phúc tiêu thụ trong tỉnh (70%) và một số tỉnh lân cận (30%); tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái; chưa hình thành các tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ; chưa có các công ty lớn tham gia trong chui sản xuất thủy sản; chưa có các cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP).

Vĩnh Phúc có thế mạnh về sản xuất và cung ứng cá giống, chủ yếu sản xuất cá truyền thống (trôi, mè, trắm, chép). Tỉnh có 02 đơn vị do Nhà nước quản lý và 09 cơ sở sản xuất cá bột giống ở quy mô hộ (50% cá bột bán cho các hộ ương nuôi trong tỉnh và 50% bán cho các tỉnh khác). Có khoảng 400 hộ ương nuôi cá giống với sản lượng 70% cá giống bán ra ngoài tỉnh. Vùng nuôi cá giống chủ yếu của Vĩnh Phúc tập trung tại huyện Vĩnh Tường; các xã sản xuất cá giống tập trung quy mô lớn như: Yên Lập, Đại Đồng, Tân Tiến, Nghĩa Hưng, Chấn Hưng (Vĩnh Tường). Sản xuất cá giống tăng trưởng sản lượng bình quân 13,9%/năm. Năm 2014 sản xuất cá giống đạt 2,5 tỷ con. Thị trường tiêu thụ cá giống của Vĩnh Phúc đang rất phát triển phục vụ cho hầu hết các tỉnh phía Bc, có những thời điểm còn được xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Cá giống của Vĩnh Phúc có uy tín lâu năm, được người nuôi cá các tỉnh ưa thích lựa chọn. Tuy nhiên, giống thủy sản của tỉnh vẫn chưa được chứng nhận chất lượng giống (đặc biệt từ khi có Thông tư 26/2013/TT-BNN&PTNT về quản lý giống thủy sản), chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm, vì vậy tiêu thụ cá giống của Vĩnh Phúc sẽ có xu hướng giảm do người mua cá giống yêu cầu phải cung cấp chứng nhận chất lượng giống và kiểm dịch khi lưu thông trên đường.

* Điểm mạnh và cơ hội của ngành Thủy sản

- Sản xuất con giống có uy tín trên thị trường.

- Tỉnh có Trung tâm giống thủy sản và trại cá giống của Chi cục thủy sản, sản xuất và cung cấp giống chất lượng tốt.

- Nhiều hộ dân có kinh nghiệm trong sản xuất cá giống.

- Tỉnh quan tâm, coi trọng việc phát triển sản xuất giống thủy sản.

- Nguồn cung cá thịt và cá giống vẫn chưa đáp ng đủ nhu cầu của thị trường.

- Đàn cá bố mẹ được bổ sung, thay thế tạo ra nguồn ging tốt.

* Điểm yếu và thách thức của ngành Thủy sản

- Diện tích thủy sản còn manh mún, phân tán, quy mô nhỏ; nuôi thâm canh còn ít.

- Chưa chủ động được nguồn nước.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng còn kém.

- Các cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và chứng nhận giống thủy sản.

- Chưa có quy hoạch phát triển sản xuất cá thịt và cá giống theo vùng tập trung.

- Quỹ đất nông nghiệp tại Vĩnh Phúc có hạn nên diện tích nuôi thủy sản có xu hướng thu hẹp.

Nói chung, Vĩnh Phúc không có lợi thế về sản xuất cá thịt do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ (0,2 ha/hộ); thói quen nuôi cá quảng canh, năng suất thấp, chất lượng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước kém. Mặc dù vậy, Vĩnh Phúc có cơ hội và tiềm năng về sản xuất cá giống do có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín, có thị trường tốt, chi phí sản xuất thấp.

3.6. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc

3.6.1. Thun lợi

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (khóa XIV) đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 của về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020. Lãnh đạo tỉnh quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Kinh tế công nghiệp, dịch vụ rất phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế là nguồn lực lớn để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp.

- Mạng lưới tiêu thụ và liên kết thương mại rộng rãi với các tỉnh, tạo điều kiện tốt cho thương mại hóa nông sản của Vĩnh Phúc.

- Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung (bò sữa, rau, lợn, gà), tận dụng được lợi thế để phát triển.

- Vấn đề kiểm soát dịch bệnh trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng.

- Một số công nghệ cao, kỹ thuật mới đưa vào sản xuất được chấp nhận và phát triển nhanh (giống năng suất cao, chuồng nuôi kín; phòng trừ dịch hại tổng hợp,...).

- Một số sản phẩm có uy tín trên thị trường (lợn thịt, lợn giống, rau su su, cá giống).

- Một số cơ sở sản xuất quy mô lớn, có trình độ KHCN cao đã xuất hiện và đang có xu hướng ngày càng tăng.

3.6.2. Tồn ti, hạn chế

- Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sản lượng hàng hóa lớn, thương hiệu trên thị trường.

- Khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp còn thp.

- Chất lượng VSATTP thấp. Áp dụng các quy trình thực hành sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn VSATTP còn ít. Áp dụng VietGAP mới chủ yếu ở rau (mặc dù diện tích ít). Trong chăn nuôi có rất ít cơ sở áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP).

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định

- Sản xuất nông nghiệp còn gây ô nhiễm môi trường, nhất là chăn nuôi.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu, chưa đồng bộ (tiêu úng cho lúa, thủy sản, đường giao thông khai thác rừng sản xuất...).

- Nông dân chưa chuyên nghiệp hóa.

- Mức độ cơ giới hóa còn thấp.

- Công nghiệp chế biến nông sản kém phát triển.

- Thiếu liên kết hộ dân trong các Tổ hợp tác và HTX; thiếu liên kết theo chui liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng.

- Chính sách thu hút, xây dựng dự án thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa được chú trọng. Chưa tập trung đầu tư, khai thác mạng lưới thương lái có “tinh thần doanh nghiệp” để phát triển thương mại và chế biến nông sản, để xây dựng tỉnh thành trung tâm dịch vụ, thương mại nông sản của vùng.

- Người sản xuất có tư tưởng coi nhẹ vai trò của nông nghiệp, chưa quan tâm và mạnh dạn đầu tư.

3.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế của nông nghiệp Vĩnh Phúc

- Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh đã tập trung cao vào phát triển công nghiệp, với mong muốn dùng phát triển công nghiệp, đô thị hóa để giải quyết các vấn đề của nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, công nghiệp và quá trình đô thị hóa chưa hỗ trợ mạnh cho nông nghiệp, nông thôn, chưa tạo ra đột phá, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

- Đầu tư cho nông nghiệp còn dàn trải, không dựa trên lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh; chưa tập trung vào các điểm tạo đột phá cho nông nghiệp phát triển, vào các ngành hàng chủ lực, có lợi thế để tạo ra sự bứt phá mạnh.

- Đầu tư hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế về thể chế và tổ chức sản xuất (trang trại, HTX, doanh nghiệp, liên kết). Thiếu chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác. Đầu tư hỗ trợ chưa gắn với phát triển theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Vai trò của doanh nghiệp, của thương nhân (thương lái nhỏ) nông nghiệp chưa được chú trọng thu hút và tạo điều kiện hỗ trợ phát triển.

- Công tác VSATTP trong các chui sản phẩm chưa được chú trọng (toàn bộ giết mổ gia súc, gia cầm đều thủ công).

- Chưa chú trọng đến việc đầu tư cho KHCN, ly KHCN làm động lực phát triển nông nghiệp.

IV. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM NÔNG THÔN VĨNH PHÚC

4.1. Quy mô dân số và lao động

4.1.1. Quy mô dân số: Vĩnh Phúc là tỉnh có quy mô dân số trung bình và lực lượng lao động lớn trong vùng ĐBSH. Dân số Vĩnh Phúc năm 2014 khoảng 1,041 triệu người; trong độ tui lao động từ 15 tuổi trở lên là 756,85 ngàn người[27]. Tỷ lệ dân số phụ thuộc trong tổng số dân hiện nay của tỉnh là 31,5% và dự báo tới năm 2035 tỷ lệ này vẫn ở mức 32,5%, Vĩnh Phúc đang và sẽ tiếp tục trong thời kỳ dân số “vàng”.

Tuy nhiên, Vĩnh Phúc có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao (năm 2014 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh là 1,2%) khiến lực lượng lao động ngày càng tăng. Giải quyết việc làm cho lao động là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4.1.2. Mt độ dân số: Với mật độ 824 người/km2, Vĩnh Phúc là tỉnh có mật độ dân số đông. Khu vực có mật độ dân cư cao nhất là các huyện thuộc khu vực đồng bằng phía Nam (1,350 người/km2). Khu vực trung du như các huyện Lập Thạch, Tam Dương, một phần huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên có mật độ dân cư thấp (650-700 người/km2), là điều kiện thuận lợi đưa các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vào các khu công nghiệp được quy hoạch tại các khu vực này.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, các khu đô thị của Vĩnh Phúc ngày càng mở rộng, nhưng tỷ lệ dân số nông thôn của Vĩnh Phúc vẫn chiếm 76,9% dân số toàn tỉnh, cao hơn so với bình quân chung của vùng ĐBSH (69,1%) và các tỉnh phát triển công nghiệp như Quảng Ninh (47,7%), Hải Phòng (53,5%) và Bắc Ninh (73,8%).

4.1.3. Về lao động: Tổng số lao động đang làm việc của Vĩnh Phúc từ 15 tuổi trở lên, theo điều tra thời điểm 01/10/2014 là 518.477 người (số lao động là người Vĩnh Phúc là 514.023 người). Lao động có độ tuổi từ 15-29 toàn tỉnh có 259.117 người (34,2% lực lượng lao động) và tập trung chủ yếu ở nông thôn (79,4% lượng lao động trong độ tuổi). Đây là độ tuổi lao động tr, phù hợp đđào tạo nghề cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu lao động. Đi tượng lao động nữ chiếm khoảng 48,2% (tương đương 99.145 lao động).

Lao động có độ tuổi từ 30-44 toàn tỉnh có 224.437 người (29,7% lực lượng lao động) trong đó nông thôn có 175.597 người (78,2% lượng lao động trong độ tui). Đây là lực lượng lao động tạo thu nhập chính trong gia đình nhưng nếu chuyển ra ngoài ngành Nông nghiệp sẽ khó tìm việc làm chính thức do rào cản về kỹ năng, bằng cấp, sức khỏe hạn chế, đặc biệt là đối tượng lao động nữ, hiện có khoảng 86.939 người (chiếm 49,5% lao động nông thôn trong độ tuổi).

Lao động có độ tuổi từ 45-59 có 173.259 người (22,9% lực lượng lao động) trong đó có 79% sống ở nông thôn. Đây là độ tuổi lao động có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nhưng khó khăn trong việc đào tạo và đào tạo lại để chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đối tượng lao động nữ chiếm khoảng 52% (tương đương 71.359 lao động).

4.1.4. Về cơ cấu lao động: Ngành Nông nghiệp 191.955 người (chiếm 37.02% tổng số lao động của tỉnh); ngành công nghiệp xây dựng 144.563 người (27,88%); ngành dịch vụ 181.959 người (35,1%). Trong số lao động của ngành Nông nghiệp thì có 132.898 lao động thuần nông, tỷ lệ lao động thuần nông không qua đào tạo chiếm 95,1% (trong độ tuổi lao động và đang làm việc).

So với các ngành khác, năng suất lao động (NSLĐ) nông nghiệp năm 2014 là 8,4 triệu đồng/người/năm, rất thấp so với công nghiệp (69,4 triệu đồng/người/năm) và dịch vụ (21,7 triệu đồng /người/năm). NSLĐ nông nghiệp tăng rất chậm giai đoạn 2001-2014 (từ 1,8 triệu lên 8,4 triệu đồng/người/năm). Điều này cho thấy lao động nông nghiệp dù chỉ tạo ra NSLĐ rất thấp nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc chuyển dịch sang các ngành có NSLĐ cao hơn.

(Chi tiết tại Biểu s 6, 7, 8 kèm theo)

4.1.5. Cơ sở giáo dục và dạy nghề: Số lượng cơ sở giáo dục và dạy nghề của Vĩnh Phúc chỉ kém các thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng. Toàn tỉnh hiện nay có 49 cơ sở, hàng năm đào tạo thêm 25.000-30.000 lao động cho tỉnh. Cụ thể gồm:

- 05 Trường Cao đẳng nghề (Cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, CĐN Cơ khí NN, CĐN Việt Xô s1, CĐN số 2, CĐN Cơ điện);

- 02 trường Trung cấp nghề (trường TCN số 11, TCN kthuật xây dựng và nghiệp vụ);

- 09 trường ĐH, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề (Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng KTKT, CĐ công nghiệp Phúc Yên, trung cấp Văn hóa nghệ thuật, trung cấp xây dựng số 4, trung cấp Y tế, trung cấp công nghệ Vĩnh Phúc, trung cấp Kthuật công nghiệp);

- 18 trung tâm dạy nghề (trong đó có 04 trung tâm dạy nghề công lập, 13 trung tâm dạy nghtư thục, 01 trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài);

- 15 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề.

Trong những năm gần đây, tỉnh đã cố gắng cải thiện chất lượng lao động bng cách đẩy mạnh hoạt động giáo dục và dạy nghề[28].

4.1.6. Chính sách đào tạo nghề: Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có chính sách tốt về hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo cho lao động xuất khu và áp dụng rộng rãi cho cả đối tượng thuộc diện chính sách và không thuộc diện chính sách[29].

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và đào tạo cho lao động xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Phúc cũng có nhiều ưu điểm hơn so với các tỉnh khác trong khu vực. Cụ thể, tỉnh Bắc Ninh[30] có mức kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động khi tham gia XKLĐ tối đa là 3 triệu đồng/ người/ khóa và chỉ hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, khám sức khỏe và chi phí làm hộ chiếu. Trong khi đó Vĩnh Phúc hỗ trợ 01 lao động đi xuất khu 3,56 triệu đồng cộng thêm chi phí học ngoại ngữ, bi dưỡng kiến thức cn thiết, chi phí làm lý lịch tư pháp và chi phí làm vi sa.

Đề án Dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011-2020 đã xác định công tác phân luồng cho học sinh tốt nghiệp Trung học Cơ sở (THCS) và tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) là một trong những giải pháp nâng cao cả số lượng và chất lượng của công tác đào tạo ngh. Đề án xác định mục tiêu cụ thể phân luồng học sinh tt nghiệp THCS sang bổ túc văn hóa có học nghề từ 25 đến 30%, học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề từ 35 đến 50% với các hỗ trợ mang tính khuyến khích định hướng như hỗ trợ chi phí học tập cao đẳng nghề 400 nghìn đồng/tháng, btúc văn hóa và nghề 350 nghìn đồng/tháng; ngoài ra còn được hỗ trợ mua sách vở, đồ dùng học tập 100 nghìn đng/tháng.

Đến nay, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu cả nước trong phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sang học nghề kết hợp học bổ túc THPT hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Tỷ lệ học sinh THCS học nghề tăng nhanh qua các năm, từ 12,8 % (1.800 em) năm 2011 lên 26% (3.150 em) năm 2014, cao hơn nhiều so với bình quân của cả nước.

Đến tháng 6/2014, tỉnh đã sát nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề của 3 huyện (Lập Thạch, Vĩnh Tường, Phúc Yên) và bổ sung nhiệm vụ dạy nghề cho 4 trung tâm giáo dục thường xuyên tại 4 huyện (Bình Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương và Yên Lạc). Đây là giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo về văn hóa cho lực lượng học nghề, đồng thời đẩy nhanh công tác phân luồng lao động (đào tạo nghề và định hướng nghề cho các học sinh tham gia giáo dục thường xuyên) ngay tại các địa phương.

4.1.7. Kết quả đào tạo nghề: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo hệ giáo dục đào tạo của Vĩnh Phúc vẫn thấp hơn so với mức trung bình của vùng ĐBSH và một số tỉnh có điều kiện tương đương. Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê năm 2014, tỷ lệ lao động trong độ tuổi đang làm việc đã qua đào tạo của Vĩnh Phúc là 22,33%[31].

(Chi tiết tại Biểu 7 kèm theo)

Cùng với nỗ lực trong đào tạo nghề, chất lượng lao động trong thời gian qua cũng được cải thiện trong các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ, nhưng vẫn còn ở mức độ hạn chế đối với ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản. Tính đến thời điểm 01/10/2014, tỷ lệ lao động có bng cấp (từ sơ cấp nghề trở lên) của ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 5,91%, thp hơn nhiu so với tỷ lệ lao động có bằng cấp trong ngành Công nghiệp - Xây dựng (27,5%) và thương mại - dịch vụ (35,6%). Như vậy, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tăng hiệu quả sản xuất NLTS và chuyn dịch lao động sang các ngành nghề phi nông nghiệp còn chậm hơn nhiều so với nhu cầu thực tế đặt ra.

Đối với ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ, dù có tỷ lệ đào tạo nghề cao nhưng hoạt động đào tạo nghề vẫn còn mang tính thực hiện theo chỉ tiêu, chưa sát với nhu cầu thực tế và thiếu các hình thức liên kết với doanh nghiệp. Vĩnh Phúc đã có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp sử dụng lao động trực tiếp đào tạo, dạy nghề cho lao động được sơ tuyển[32]. Tuy nhiên, kết quả cụ thể còn rất hạn chế, do để nhận được hỗ trợ, doanh nghiệp phải có chng chỉ đào tạo nghề và đạt một số tiêu chuẩn về cơ sở đào tạo, trong khi stiền hỗ trợ không lớn nên phần lớn doanh nghiệp chưa tích cực tham gia (năm 2013 có 97,7% doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc tuyển dụng lao động không thông qua các hình thức liên kết đào tạo theo chính sách hỗ trợ đào tạo lao động của tỉnh)[33].

4.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề

4.2.1. Lao động ngành Nông nghiệp

Tăng trưởng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ mạnh mẽ trong những năm qua đã đưa tỷ lệ lao động nông nghiệp trong lực lượng lao động của Vĩnh Phúc giảm xuống còn 37,02% năm 2014[34]. Đây là một thành công lớn của Vĩnh Phúc với xuất phát điểm khó khăn hơn nhiều so với các tỉnh khác trong việc phát triển các ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ.

Theo kết quả điều tra, trong tổng số lao động của tỉnh tham gia làm các công việc thuộc ngành Nông nghiệp, lao động làm việc dưới 1 tháng chiếm 4,81%, từ 1 đến dưới 3 tháng chiếm 30,73%, từ 3 đến dưới 5 tháng chiếm 28,8%; từ 5 tháng trlên trong 1 năm chiếm 35,66%. Bình quân mỗi lao động đã dành 123 ngày trong 1 năm (tương đương 4 tháng) để làm công việc thuộc ngành Nông nghiệp. Đối với lao động làm các công việc thuộc 2 ngành kinh tế trở lên có 176.735 người, tỷ lệ đã qua đào tạo (có chứng chỉ sơ cấp nghtừ 3 tháng trở lên) là 12,84%.

Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch lao động nông nghiệp của Vĩnh Phúc còn chậm, số lượng lao động còn lại trong nông nghiệp như vậy vẫn còn cao. Điều này thy rõ khi so sánh tỷ trọng lao động NLTS của Vĩnh Phúc là tương đương với các tỉnh có cùng cơ cấu GDP như Bắc Ninh hay Hải Dương[35]. Việc lao động chưa ra khỏi ngành nông nghiệp dn tới tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm của Vĩnh Phúc đang là một trong những điểm tắc nghẽn chính cho phát triển bền vững.

4.2.2. Lao động ngành Công nghiệp - Xây dựng

Năm 2014, lao động ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm khoảng 28% tổng số lao động Vĩnh Phúc, tương đương khoảng 144.563 người[36]. Trung bình giai đoạn 2008-2013, khu vực công nghiệp - xây dựng tạo ra khoảng 5.800 việc làm mi mỗi năm. Năng suất lao động xã hội trong ngành Công nghiệp - Xây dựng của Vĩnh Phúc khá cao so với các tỉnh trong khu vực. NSLĐ ngành Công nghiệp - Xây dựng Vĩnh Phúc đạt 69,4 triệu/người/năm (2014), tăng gấp 4,4 lần so với năm 2005 (tính theo giá so sánh 1994) và cao hơn hn so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSH[37].

Vĩnh Phúc đã là nơi thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài do: (i) Mức giá thuê cơ sở hạ tầng khá cạnh tranh (giá thuê hạ tầng trung bình là khoảng 50-60 USD/m2, thấp hơn so với Bắc Giang là 63-68 USD, Bc Ninh là 70 USD); (ii) Vĩnh Phúc rất có lợi thế về đường không lẫn đường bộ thuận tiện cho việc đi lại cũng như vận chuyển (cách sân bay Nội Bài hơn 20 km, có lợi thế đặc biệt với ngành điện tử do không thxuất hàng theo đường tàu bin).

Tuy nhiên, tốc độ tạo việc làm của ngành Công nghiệp - Xây dựng Vĩnh Phúc còn chưa tương xứng với tốc độ phát triển. Tốc độ tăng trưng bình quân giai đoạn 2010-2014 ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 10,1%/năm, nhưng tốc độ tăng trưởng lao động bình quân chỉ đạt 3,9%/năm trong cùng giai đoạn.

Ngành có số lượng doanh nghiệp tập trung lớn nhất là xây dựng nhà ở và công trình kỹ thuật dân dụng (76,9%), tuy nhiên chỉ chiếm 35,3% lực lượng lao động. Trong khi đó các ngành thu hút nhiều lao động nhất lại là các ngành sử dụng lao động đơn giản như lắp ráp phương tiện vận tải (18,1%), may mặc (13,4%) và dệt (2,2%).

Số lượng các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chỉ chiếm 4,2% (tương đương với hơn 120 doanh nghiệp) tuy nhiên lại tạo ra số lượng việc làm rất lớn, chiếm 39,7% tổng lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp của ngành Công nghiệp - Xây dựng. Đối với các ngành như chế biến nông sản hoặc chế biến thức ăn chăn nuôi, do đặc điểm phải sử dụng nhiều đất và vấn đề môi trường (doanh nghiệp phải tự xây dựng công trình xử lý nước thải riêng: điện, nước với mức giá cao hơn ở ngoài), nên đa phần các doanh nghiệp trong nước không muốn hoạt động trong các khu công nghiệp.

Vĩnh Phúc đang phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI trong việc tạo việc làm (năm 2013 có gần 33,6 nghìn lao động, tương đương 88% lực lượng lao động trong khu công nghiệp, trong đó, lao động người Vĩnh Phúc chiếm tới hơn 84%). Đây sẽ là rủi ro trong trường hợp kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp FDI đóng cửa hoặc ct giảm lao động.

Lao động nữ chiếm tỷ lệ rất lớn trong các khu công nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng, từ 55% (năm 2011) lên tới 73,5% (2013), cao hơn nhiều so với bình quân toàn vùng ĐBSH (nữ chiếm 46,5%) cũng như bình quân toàn ngành công nghiệp (53%). Trong đó, một số ngành có tỷ trọng lao động lớn như dệt, may mặc, sản xuất sản phẩm điện tử, sản xuất sản phẩm từ cao su và nhựa tỷ lệ lao động nữ chiếm tới hơn 80% tổng số lao động (Điều tra doanh nghiệp 2012). Tỷ lệ nữ công nhân lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI trong các KCN của Vĩnh Phúc cũng lên ti 77%, cao hơn so với bình quân lao động nữ của doanh nghiệp FDI cả nước (65,4%).

Lao động ti các khu công nghiệp có ti gần 90% ở độ tuổi rất trẻ dưi 34 tuổi, tập trung tại các ngành: Sản xuất phương tiện vận tải; dệt may; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Bên cạnh đó, lao động tại các khu công nghiệp thường xuyên thay đi nơi làm việc, chủ yếu do điều kiện làm việc khá khắc nghiệt và yêu cầu sức khỏe (làm việc trong thời gian dài 8-11 tiếng/ngày, nhanh tay, tinh mắt...). Vì thế, rất nhiều lao động khi lớn tuổi sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu và xin nghỉ hoặc bỏ việc mà không cần doanh nghiệp sa thải (theo Ban quản lý các KCN, tỷ lệ lao động thôi việc hoặc tự ý bỏ việc chiếm tới 92,6% tổng số người bỏ việc, thôi việc năm 2013).

Điều này cũng đng nghĩa với việc đối tượng lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi, đặc biệt là lao động nữ) sẽ gặp khó khăn khi tìm việc trong ngành Công nghiệp - Xây dựng, cũng như trong các ngành khác sau khi nghỉ việc do trình độ kỹ năng thấp. Đây chính là lực lượng lao động thiếu việc làm lớn nhất tại tỉnh nếu không có các giải pháp thích hợp.

Lao động chưa qua đào tạo hoặc đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ chiếm tỷ lệ lớn tại các doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động chưa được đào tạo tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp lên tới hơn 75%, chủ yếu tại các ngành: Sản xuất phương tiện vận tải, may mặc, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Tại các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp tỷ lệ lao động được đào tạo chỉ ở mức 50%, tập trung tại các ngành xây dựng, sản xuất thiết bị điện và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại[38]. Nguyên nhân không phải là do nguồn nhân lực yếu, mà chủ yếu do yêu cầu trình độ kỹ năng các công việc trong các khu công nghiệp rất đơn giản (người lao động chưa có nghề chỉ cần đào tạo 1-2 tuần là có thể làm việc). Hơn nữa, doanh nghiệp cũng không muốn tuyển lao động có trình độ cao, không cần thiết trong yêu cầu công việc vì sẽ phải trả mức lương cao hơn.

Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên nằm chủ yếu trong các ngành như: Sản xuất xe có động cơ (40,6%), sản xuất chế biến thực phẩm (39,6%), sản xuất kim loại (20,8%), xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng (35,9%). Đối với các ngành còn lại, tỷ lệ rất nhỏ và đa phần là các vị trí quản lý, kỹ sư và được hưởng mức lương cao. Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh có trình độ đi học chiếm ti 32% tổng số lao động có trình độ đại học trlên, trong khi Vĩnh Phúc vẫn còn hàng ngàn sinh viên Đại học chưa có việc làm. Nguyên nhân có thể bởi ngành nghề được đào tạo trình độ Đại học chưa đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp tại tỉnh và chất lượng đào tạo của đội ngũ lao động Vĩnh Phúc còn chưa cạnh tranh được (chủ yếu với lực lượng có trình độ từ Hà Nội).

Mức lương bản, trợ cấp và chế độ đãi ngộ của các doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiu lao động tại các khu công nghiệp còn thấp, trong khi điều kiện làm việc không thực sự tốt. Mức lương trung bình (làm việc 8 tiếng/ngày) của lao động từ 3,0 - 3,5 triệu đồng/tháng, có thđạt 6 triệu đồng/tháng khi làm thêm ca (tng thời gian làm việc 11-12 tiếng/ngày). Tỷ lệ lao động được đóng bảo hiểm là 61,3%, trong đó tỷ lệ này tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là 93,2% và ngoài khu công nghiệp là 39,2%. Các lao động ngoại tỉnh hoặc nội tỉnh nhưng ở xa còn chưa được doanh nghiệp tạo điều kiện về nhà ở. Việc doanh nghiệp xây dựng các khu nhà ở cho công nhân hu như chưa được quan tâm, hoặc nếu có xây dựng nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu về đời sống của công nhân.

Mặc dù năng suất lao động xã hội của ngành Công nghiệp - Xây dựng khá cao nhưng với mức lương bình quân ở mức trung bình thấp, điều kiện đãi ngộ ít, yêu cầu sức khỏe và thời gian làm việc liên tục cao trong điều kiện môi trường khá khắc nghiệt, ngành công nghiệp trong tương lai sẽ không phải là ngành hấp dẫn cho lao động trẻ, đặc biệt khi thu nhập từ các ngành dịch vụ và lao động không thường xuyên ngày càng cao.

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh thiếu tính cạnh tranh nên tốc độ phát triển còn chậm, khả năng thu hút lao động không cao. Các ngành chủ đạo của làng nghề như gốm mỹ nghệ, mây tre đan lát, chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ, chế tác đá, sản xuất gạch không nung, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi rắn, v.v. còn ở quy mô nhỏ, mức thu nhập trung bình từ 2,5 - 4 triệu đồng/người/tháng và khả năng duy trì việc làm thường xuyên thiếu ổn định.

4.2.3. Lao động ngành Dịch vụ - Thương mại

a) Ngành Thương mi - Dch vụ có khả năng thu hút lao động cao hơn so với ngành Công nghiệp - Xây dựng: Trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ tăng trưởng GDP ngành Thương mại - Dịch vụ (7,3%/năm) thấp hơn so với ngành Công nghiệp - Xây dựng (10,1%/năm) nhưng tốc độ tăng trưởng lao động ngành Thương mại - Dịch vụ (đạt 4,2%/năm) cao hơn so với ngành Công nghiệp - Xây dựng (3,9%/năm). Tính riêng giai đoạn 2010-2013, có hơn 30,4 nghìn lao động rút khỏi nông nghiệp, ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 16,1 nghìn lao động và ngành Thương mại - Dịch vụ tăng 22,1 nghìn lao động.

Điều này cho thấy Công nghiệp - Xây dựng là ngành tạo ra số lượng việc làm mới tương đối ổn định qua các năm, trong khi Thương mại - Dịch vụ là một lĩnh vực linh hoạt, có khả năng tạo việc làm nhanh chóng cho dù có các biến đng trong nền kinh tế. Vic chuyển dch lao động nông nghiệp sang các ngành dịch vụ nhanh hơn do điều kiện thuận lợi về kinh doanh thương mại ở Vĩnh Phúc, đồng thời do yêu cầu về trình độ và kỹ năng trong các ngành dịch vụ còn ở mức độ đơn giản, đào tạo nhanh và chi phí thấp.

Trong các ngành Thương mại - Dịch vụ, những ngành có quy mô lao động và tốc độ tăng trưởng lao động nhanh tại Vĩnh Phúc là thương nghiệp, sa chữa[39], vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc và khách sạn nhà hàng.

Với ưu thế gần Hà Nội và có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua (đường sắt và cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quc lộ 2, đường vành đai 5 vùng Thđô Hà Nội), Vĩnh Phúc hiện đã phát triển và còn tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa nhiều ngành dịch vụ phục vụ cho Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung như giáo dục, y tế, thương mại, kho vận, du lịch...

b) Về giáo dục: Vĩnh Phúc hiện có 5 trường đại học (2 trường do Trung ương quản lý, 2 trường thuộc quân đội và 1 trường thuộc địa phương), 12 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (trong đó địa phương có 2 trường cao đng và 5 trường trung cấp) và 55 cơ sở dạy nghề. Tổng số học sinh, sinh viên của các cơ sở này vào khoảng 25.000 người/năm học, trong đó 35% có hộ khẩu Vĩnh Phúc[40].

Năm 2012, Vĩnh Phúc có tỷ lệ 190 sinh viên ĐH và CĐ/10.000 dân, đng thứ 4 trong vùng ĐBSH, sau Hà Nội (985 sinh viên), Hải Phòng (278 sinh viên) và Hưng Yên (218 sinh viên) và cao hơn so với Nam Định (178 sinh viên)[41].

Trong khu vực xung quanh Vĩnh Phúc hiện đã có Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với tổng số sinh viên ước tính trên 150.000 người. Thái Nguyên hiện có Đại học Thái Nguyên là ĐH cấp vùng với hơn 10 trường ĐH và khoa thành viên[42], có Trường ĐH Việt Bắc (đại học tư thục thành lập năm 2011); 10 trường cao đẳng[43] cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc cao đẳng nghề và trung cấp khác. Gn Vĩnh Phúc hơn còn có tỉnh Phú Thọ, tuy tỷ lệ sinh viên còn thấp (129 sinh viên/10.000 dân) nhưng đã có Đại học Hùng Vương được Thủ tướng Chính phủ cho phép là Đại học cấp vùng[44] với năng lực đào tạo hiện nay khoảng 12 ngàn sinh viên. Năm 2010, Vĩnh Phúc cũng đã thành lập Đại học Trưng Vương tại huyện Tam Dương có khả năng đào tạo cho hàng ngàn sinh viên nhưng hiện tại chưa tuyển được sinh viên vào học.

Vĩnh Phúc đã có định hướng đưa tỉnh trở thành trung tâm đào tạo Đại học thông qua cơ chế tạo mặt bằng (đã quy hoạch 2.000 ha đất để hình thành 1 khu tập trung các trường đại học) và các điều kiện ưu đãi khác để thu hút các trường ĐH lớn ở Hà Nội chuyn về theo chủ trương di dời trường đại học ra khỏi nội thành của Bộ GD&ĐT và Bộ Xây dựng. Kết quả bước đầu đã có Học viện An ninh Nhân dân, Học viện Cảnh sát Nhân dân (đang trong giai đoạn giải tỏa mặt bằng). Tuy nhiên, việc thu hút các trường CĐ, ĐH từ Hà Nội chuyển về hiện nay đang gặp khó khăn do đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đòi hỏi ngân sách Nhà nước lớn. Bên cạnh đó, các trường ĐH khi chuyển về cũng sẽ cân nhắc do việc thu hút sinh viên về học tại Vĩnh Phúc gặp rất nhiều cạnh tranh từ các đại học khác trong khu vực.

c) Vĩnh Phúc đã phát triển tốt dịch vụ y tế: Năm 2013, Vĩnh Phúc có 8,34 bác sĩ và 26,2 giường bệnh/1 vạn dân[45], cao hơn các mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030[46] là 8 bác sĩ/1 vạn dân năm 2015 và 23 giường bệnh/1 vạn dân năm 2020. Đđạt mục tiêu về sbác sĩ đề ra trong Quyết định 122/QĐ-TTg, đến năm 2020 Vĩnh Phúc cần thêm 137 bác sĩ và 280 y tá, hộ lý. Như vậy với điều kiện hiện có, Vĩnh Phúc hoàn toàn đủ sức đáp ứng nhu cầu y tế cho người dân nội tỉnh theo tiêu chuẩn đến năm 2020 trên cơ sở nâng cấp hệ thống hiện có.

d) Trong các ngành thương nghiệp, hoạt động thương mại nông sản là một thế mạnh của tỉnh: Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường tận dụng lợi thế vị trí địa lý và hệ thống giao thông vận tải đã trở thành trung tâm ln về buôn bán hàng hóa nông sản và các mặt hàng CN, tiểu thủ CN kết nối các tnh miền núi phía Bắc và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH. Thị trấn Thổ Tang có gn 2.800 hộ hoạt động kinh doanh (chiếm 75% tổng số hộ của Thị trấn). Năm 2013, thu nhập bình quân của người dân Thổ Tang ở mức cao so với mặt bằng chung trong tỉnh với 30% hộ thuộc loại giàu với mức thu nhập đạt 50 - 60 triệu đồng/người/năm; 40% hộ thuộc loại khá với mức thu nhập bình quân 30 - 35 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo chiếm 4%, chủ yếu là hộ cô đơn, tàn tật. Ngoài lao động của hộ tham gia kinh doanh, khu vực còn thu hút thêm từ 3.000-4.000 lao động dịch vụ hỗ trợ. Nếu có thể phát triển ngành thương nghiệp thành một ngành mũi nhọn của tỉnh, tập trung vào thương mại nông sản cho tiêu dùng cũng như cho các cơ sở chế biến nông sản và thương mại các mặt hàng thiết yếu khác phục vụ cho các khu đô thị, các khu vực trường Đại học, bệnh viện và dịch vụ an dưỡng, nghỉ dưỡng khác, tỉnh có thể tạo việc làm trong các ngành dịch vụ sau: Thương mại, dịch vụ vận tải, kho vận, dịch vụ cung cấp thiết bị bao bì đóng gói, dịch vụ tài chính, kế toán, bảo hiểm, dịch vụ marketing, xây dựng thương hiệu, v.v. Nếu phát triển ngành thương nghiệp tại các trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ và thành phố, Vĩnh Phúc có thể tạo việc làm mới cho hàng chục ngàn lao động trong kinh doanh trực tiếp cũng như lao động từ các dịch vụ hỗ trợ kể trên.

c) Ngành vận tải kho bãi: Với vị trí thuận lợi nằm trên các trục giao thông chính kết nối các tỉnh biên giới, trung du, miền núi phía Bắc với vùng ĐBSH, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp trong tỉnh, ngành vận tải kho bãi của tỉnh cũng phát triển nhanh chóng. Giá trị sản xuất của ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc có tốc độ tăng trưởng bình quân 19,1%/năm trong giai đoạn 2005-2013, đưa GTSX của 2 ngành này đạt 22,8% GTSX của ngành dịch vụ (năm 2013). Tốc độ tăng khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 21,4%/năm và khối lượng hành khách luân chuyển đạt 24,8%/năm trong cùng giai đoạn. Tốc độ tăng lực lượng lao động ngành vận tải kho bãi đạt 14,7%/năm trong giai đoạn 2000-2010, đưa tổng số lao động đạt 13,2 ngàn người (năm 2010).

Dịch vụ vận tải kho bãi tại Vĩnh Phúc chủ yếu do doanh nghiệp tư nhân trong nước thực hiện (chiếm hơn 50,6% GTSX) với tốc độ tăng GTSX cao (23,3%/năm). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu tham gia ngành từ năm 2005, với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ đạt 12,8% năm và tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất ngành còn rất thấp (<1%). Các dịch vụ vận tải chính gồm hoạt động kho vận cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp thương mại (từ các khu công nghiệp, khu thương mại, chợ, v.v. tới sân bay, cảng bin và các khu công nghiệp tỉnh khác); vận chuyển khách, hàng hóa nhỏ lẻ và dịch vụ di chuyn nội thành, nội tỉnh. Ngoại trừ lao động là lái xe cần có trình độ và bằng cấp (lái xe) còn lại lao động trong ngành vận tải kho bãi là lao động giản đơn, cần sức khỏe. Thu nhập của lao động trong ngành này đa dạng, từ mức 200-250 ngàn đồng/ngày/người (làm thuê thời vụ) đến mức 6-10 triệu/tháng hoặc hơn (lái xe tải, container, lái taxi). Ngành vận tải kho bãi cũng cần một lực lượng lao động có kỹ năng như kế toán, tài chính, tin học, v.v. trong các văn phòng quản lý điều phối. Lực lượng này chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 10% lực lượng lao động, tuy nhiên có mức thu nhập khá (4,5-7 triệu đồng/tháng).

(Chi tiết tại Biểu s 9, 10, 11, 12 kèm theo)

f) Ngành Du lịch Vĩnh Phúc chưa tận dụng hết lợi thế so sánh để nâng cao khả năng thu hút lao động nông nghiệp và nâng cao thu nhập: Tốc độ tăng trưởng khách nội địa cũng như tốc độ việc làm trong ngành Du lịch của Vĩnh Phúc ở mức thấp hơn so với một số tỉnh có thế mạnh vdu lịch ở mức tương đương (điển hình như Ninh Bình)[47].

Các khu du lịch chính của Vĩnh Phúc đều nằm tập trung trên dãy Tam Đảo, gồm các khu Tam Đảo, Đại Li và Tây Thiên. Lao động du lịch tại khu Tam Đảo gm lao động gia đình và lao động trẻ làm thuê với các hình thức kinh doanh chủ yếu gm dịch vụ lưu trú và ăn uống, phần lớn do hộ gia đình tự kinh doanh. Do điều kiện thời tiết nên du lịch Vĩnh Phúc chỉ tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu (khoảng 6 tháng/năm). Do vậy, nhu cầu lao động vốn đã ít (mỗi hộ kinh doanh chỉ thuê thêm 1 đến 2 lao động gin đơn) lại có thời gian ngn trong năm. Lao động giản đơn nên mức lương thấp chỉ khoảng 2,5 - 3,5 triệu đồng/tháng (cộng thêm ăn và nghỉ). Các lao động thời vụ này thường chưa qua đào tạo nghề mà đi làm theo cách cầm tay chỉ việc. Du lịch Vĩnh Phúc được đánh giá là còn nghèo nàn, ít dịch vụ vui chơi giải trí hoặc cảnh quan hấp dẫn nên chỉ thu hút khách du lịch có thu nhập trung bình và thời gian nghỉ dưỡng ngắn (sinh viên đi dã ngoại hoặc người già đi nghỉ dưỡng). Du lịch tâm linh tại Tây Thiên thu hút lượng khách lớn nhưng chỉ tập trung vào các dịp như Tết Nguyên đán, Lễ hội chính (15/2 âm lịch) và 7 khóa thin vào mùa hè hàng năm (mỗi khóa nhận 60-200 người) tại Thin viện Trúc Lâm. Khách đến Tây Thiên thường chỉ đi trong ngày nên dịch vụ phát triển đây chủ yếu là cửa hàng ăn uống, kinh doanh đlưu niệm và các dịch vụ phục vụ tham quan. Nhìn chung, các khu du lịch Vĩnh Phúc chỉ giải quyết được một số ít lao động thời vụ, không yêu cầu trình độ tay nghề, có mức thu nhập thấp.

4.2.4. Lao động nhập cư

Lao động ngoại tỉnh tại Vĩnh Phúc chủ yếu trong các ngành Công nghiệp và Dịch vụ có tốc độ tăng nhanh từ 2,7 ngàn (năm 2000) lên hơn 13,1 ngàn lao động (năm 2014), chiếm gần 31% lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp. Lao động ngoại tỉnh vẫn giữ tc độ tăng cao (19,2%/năm) ngay cả khi tốc độ tăng slượng doanh nghiệp hoạt động trong các KCN có dấu hiệu chững lại (chỉ tăng 2,5%/năm) trong giai đoạn 2010-2014. Lao động ngoại tỉnh đến Vĩnh Phúc chủ yếu từ Hà Nội (38%), Phú Thọ (14%) và các tỉnh miền núi phía Bắc (24%). Một trong những nguyên nhân chính thu hút lao động ngoại tỉnh là bình quân thu nhập trong khu công nghiệp của Vĩnh Phúc khá cao so với bình quân chung của vùng ĐBSH. Năm 2013-2014 lao động Vĩnh Phúc tại các doanh nghiệp FDI có thu nhập bình quân trên 7 triệu đồng/tháng, trong doanh nghiệp dân doanh là 5,1 triệu đồng/tháng so với mức 4,1 triệu và 3,2 triệu đồng/tháng nếu tính bình quân các tỉnh vùng ĐBSH.

4.3. Di cư và xuất khẩu lao động

4.3.1. Lao động di cư

Tính đến tháng 10/2014, tỉnh Vĩnh Phúc có 82.585 người từ 15 tuổi trở lên di cư đi làm việc tại các tỉnh, thành khác, trong đó có 68.754 người sống và làm việc ở tỉnh khác, 13.831 người làm việc ở tỉnh khác và đi v trong ngày.

Theo số liệu tính toán của Cục Thống kê năm 2013, lao động Vĩnh Phúc chủ yếu di cư đến các thành phố lớn và các tỉnh phía Nam như Hà Nội (21%), TP. Hồ Chí Minh (10%), Bình Dương (9%) và Đồng Nai (7%). Tuy nhiên, lao động Vĩnh Phúc lại không mặn mà với các ngành có nhu cầu nhiều lao động như lao động nghề giản đơn, lắp ráp vận hành, thợ thủ công do thu nhập chỉ ở mức trung bình; trong khi các ngành có thu nhập cao như kỹ thuật bậc trung, cao cấp thì số lượng việc làm ít, lao động Vĩnh Phúc lại cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ.

Với nhu cầu lao động về dịch vụ, bán hàng khá cao của các địa bàn di cư lao động chính của Vĩnh Phúc, đây có thể là cơ hội chuyn dịch lao động nông nghiệp nữ trên 35 tuổi đang khó tìm kiếm vic làm của tỉnh.

4.3.2. Lao động làm việc tại nước ngoài

Hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh giảm mạnh trong giai đoạn 2004-2013 và thp hơn nhiu ln so với các tỉnh trong vùng. Năm 2004, tng lượng lao động xuất khẩu của tỉnh đạt 2.410 người, đến năm 2013 chỉ còn 612 người. Lượng lao động xuất khẩu của Vĩnh Phúc là khá thấp so với các tỉnh trong vùng[48]. Qua phân tích đánh giá cho thấy những nguyên nhân đã làm giảm lượng XKLĐ của tỉnh gm:

- Năm 2004 lao động xuất khẩu của tỉnh ở mức cao, người lao động chủ yếu đi Malaysia (chiếm khoảng 70-80% lượng lao động xuất khẩu) do chi phí đi lao động khá rẻ, yêu cầu trình độ đơn giản (lao động giản đơn) và thu nhập dù thấp hơn so với nước khác (600-700 USD/tháng) nhưng khá cao so với thu nhập từ lao động nông nghiệp tại thời điểm đó. Sự việc 8 lao động mất gần 2 tỷ đồng chi phí nhưng không được đi lao động và 4 lao động bị tai nạn chết tại Malaysia trong năm 2004 đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao động đi xuất khẩu ngay trong năm tiếp theo (chỉ còn 1.320 người).[49]

- Trong những năm tiếp theo, khi thu nhập bình quân lao động tại Vĩnh Phúc liên tục tăng, nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại các tỉnh có thu nhập dưới 700-800 USD/tháng không còn hấp dẫn, đặc biệt là người lao động có mức thu nhập trung bình hoặc khá. (Cụ thể s tin tích lũy được sau khi trừ chi phí ban đu để đi, chi phí đời sng hàng ngày và các chi phí đột xuất khác (ốm đau, bệnh tật, v.v.) ước tính chỉ còn từ 4-6 triệu/tháng). Lao động nghèo có nhu cầu đi XKLĐ lớn nhưng không đi được vì thiếu vốn.

- Số lượng lao động được vay hỗ trợ còn ít: Nguồn vốn Quỹ Giải quyết việc làm của tỉnh tính từ tháng 7-2013 đến hết tháng 4-2014 cho vay xuất khẩu lao động đạt 28 hộ với tổng số vốn vay là 1.435 triệu đồng, trong đó có đến 10 hộ chỉ được vay mức 30 triệu đồng, 18 hộ được vay theo giá trị hợp đồng (bình quân 63 triệu đồng/hộ).

- Nhu cầu lao động nữ tại các thị trường nước ngoài khá cao nhưng lao động nữ trẻ chưa có gia đình tại Vĩnh Phúc có tâm lý không muốn lao động tại nước ngoài do quan niệm xã hội đi về sẽ “khó lấy chồng”. Một số gia đình sau khi có vợ hoặc chồng đi lao động tại nước ngoài trở về cuộc sống gia đình nảy sinh nhiêu vấn đề tiêu cực ... cũng là những rào cản về tâm lý cho người có nhu cầu đi lao động tại nước ngoài tại Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên năm 2014 với những nỗ lực của chính quyền cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp XKLĐ, số lượng lao động xuất khẩu đã tăng nhanh đạt 2.247 người, đưa tng slao động đang sinh sng và làm việc tại nước ngoài tính đến năm 2014 là 6.506 lao động[50]. Thành công của tỉnh trong năm 2014 được đánh giá do những lý do cụ thể như sau:

- Đưa vào thực hiện các chính sách mang tính đột phá[51]: So với mức quy định chung cả nước, Vĩnh Phúc đã đưa ra mức hỗ trợ cao nhất cho người lao động để đào tạo chuẩn bị đi XKLĐ và vay vốn đi XKLĐ (Hộp 1).

- Tổ chức học tập nghiên cứu (Sở LĐ-TB&XH và Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc) các mô hình thành công về XKLĐ tại Hà Tĩnh.

- Tăng cường vai trò của bộ máy chính quyền: Thành lập đội ngũ chuyên trách về XKLĐ từ tỉnh đến huyện và xã. Thí đim tại 15 xã thuộc 9 huyện và giao trách nhiệm cho người đứng đu chính quyền các cấp trc tiếp chỉ đạo.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phòng LĐ-TB&XH ở các huyện, thành, thị là đầu mối nhận thông tin từ Sở LĐ-TB&XH, các tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu lao động chuyn tới người lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc (thuộc Sở LĐ-TB&XH) và Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên (thuộc Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc) là 2 trung tâm được lựa chọn thực hiện công tác tư vấn và giới thiệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Phúc có 18 nhân viên chuyên về các huyện, thành, thị trong tỉnh trực tiếp thông tin và sơ tuyển người lao động; Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc trực tiếp thông báo tới 100% cơ sở Đoàn trong tỉnh nhằm về nội dung khuyến khích xuất khẩu lao động và du học kết hợp lao động. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng được khai thác triệt để để đưa thông tin đến mọi đối tượng lao động.

- Xác định thị trường trọng điểm (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) là các thị trường lao động ln, có thu nhập cao, thu hút được quan tâm của người lao động Vĩnh Phúc và có nhiều doanh nghiệp FDI đang đóng trên địa bàn tỉnh.

- Đã tổ chức các cuộc nghiên cứu thị trường trọng điểm do lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo (Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực lao động việc làm và lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH) kết nối với các nghiệp đoàn tại Nhật Bản. Nhu cầu lao động của các thị trường trọng điểm (Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan) tập trung vào các nghề: Công nhân xây dựng, điện tử (lắp ráp), nông nghiệp, đúc nhựa, may mặc, chế biến thy sản. Nhìn chung lao động Vĩnh Phúc đáp ứng tốt các yêu cầu về sức khỏe và kỹ năng cơ bản còn kỹ năng chuyên ngành thì lao động đều phi đào tạo lại bởi công ty sử dụng lao động. Bước đầu tỉnh (Trung tâm Dịch vụ việc làm) đã có định hướng phân vùng cung lao động theo lợi thế so sánh của người lao động (lao động các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương có truyền thống nghề xây dựng, lao động tại TP. Vĩnh Yên và TX. Phúc Yên có lợi thế lao động trong các nghề lắp ráp, điện tử, may mặc, v.v.).

- Đánh giá, tuyển chọn các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, năng lực; ưu tiên các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia kết nối với sàn giao dịch việc làm và chương trình thí đim XKLĐ của tỉnh (hiện có 4 doanh nghiệp đã được lựa chọn, ngoài ra còn 32 doanh nghiệp đăng ký và chờ được đánh giá).

- Tổ chức các hình thức du học, vừa học vừa làm đáp ứng nhu cầu đa dạng của lao động xuất khẩu.

* Mặc dù đã đạt được một số thành công bước đầu, việc tiếp tc nâng cao số lượng lao động xuất khẩu hướng tới mc 5.000-10.000 lao động xuất khẩu/năm sẽ gặp phải một số thách thức trong tương lai, cụ thể như sau:

+ Đối với lao động đi XKLĐ trực tiếp qua các công ty mà không nhận các hỗ trợ của tỉnh thì số vốn là rất lớn so với khả năng kinh tế của rt nhiều hộ có nhu cầu XKLĐ trong tỉnh. Đi lao động công nghiệp tại Đài Loan có mức chi phí khá thấp so với các nước khác nhưng tổng chi phí đi XKLĐ tối thiểu cũng ở mức 4.000 USD[52] chưa kể các khoản ký qu[53] hoặc chi phí trung gian khác, tổng chi phí sẽ khoảng trên 100-130 triệu đồng/người (hợp đng 3 năm).

+ Các chính sách cho vay của tỉnh nhìn chung rất tốt, hơn hẳn các tỉnh khác trong cả nước cả về đối tượng được vay, số vốn được vay và lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, dù được vay 80% chi phí nhưng 20% còn lại người lao động phải tự lo vẫn còn khá cao, cụ thể đi Đài Loan là 20-26 triệu (chưa kể tiền ký quỹ 1.000 USD); đi Nhật Bản thực tập kỹ thuật lên tới 50 triệu (chưa kể ký quỹ 3.000 USD và chi phí học ngoại ng) chỉ cho thời gian đi từ 3-5 năm.

+ Nguồn vốn của tỉnh cho chương trình hỗ trợ lao động xuất khẩu sẽ rất lớn với định hướng đưa từ 5-10 ngàn lao động/năm (tương đương 500-1.000 tỷ/năm nếu bình quân 1 lao động vay 100 triệu đng, chưa k phn hỗ trợ lãi suất).

+ Việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài làm dịch vụ XKLĐ trực tiếp trên địa bàn tỉnh chưa thể thực hiện do quy định của Pháp luật[54].

Vĩnh Phúc cần đánh giá và tìm hiểu những ngành nghề có ưu thế, phù hợp trình độ lao động cũng như xác định những thị trường chính cho xuất khẩu lao động, tạo sự khác biệt và đột phá trong xuất khẩu lao động của tỉnh. Kinh nghiệm xuất khẩu lao động thành công của Phillipines trong việc xác định ngành nghề ưu thế và thị trường thích hợp cần được Vĩnh Phúc xem xét và áp dụng.

4.4. Phân tích SWOT

Điểm mạnh

§ Lực lượng lao động dồi dào, trẻ

§ Lao động linh hoạt, nhạy bén với cơ hội mới

§ Tăng trưởng cao, tích lũy cao tạo điều kiện cho đầu tư về dạy nghề và tạo vic làm

Điểm yếu

§ Thặng dư LĐ NN cao

§ Khả năng tạo việc làm của CN yếu

§ Khả năng di cư và XKLĐ yếu

§ Đào tạo nghề chưa phù hp với nhu cầu ca DN

§ Đòi hỏi mức lương cao

Cơ hội

§ Phát triển thương mại dịch vụ tại Vĩnh Phúc

§ng nhu cầu quốc tế về lao động công nghiệp - thương mại - dịch vụ

§ Tăng nhu cầu về lao động dịch vụ tại các thành phố lớn

Thách thức

§ Cạnh tranh của lao động ngoại tỉnh

§ Cạnh tranh của các tỉnh xung quanh Hà Nội trong phát triển 1 ngành thương mại dịch vụ

§ Yêu cầu khắt khe về lao động xuất khẩu.

4.5. Đánh giá và nhận định

4.5.1. Cơ cấu lao động hiện nay của Vĩnh Phúc vẫn là cơ cấu của một tỉnh nông nghiệp[55]: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 đã xác định mục tiêu “đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp; đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nước”. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng như hiện nay[56], Vĩnh Phúc sẽ có tỷ lệ lao động nông nghiệp ở mức 30,5% tương đương gần 170 ngàn lao động vào năm 2020 và 21,4%, tương đương hơn 135 ngàn lao động vào năm 2030. Hướng phát triển này sẽ không thể thu hẹp khoảng cách năng suất lao động giữa ngành nông nghiệp với các ngành công nghiệp và dịch vụ do mức tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ cao hơn hẳn tăng trưởng nông nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao (52% vào năm 2020 và 40% vào năm 2030). n định xã hội và xóa đói giảm nghèo nông thôn khó có thể đạt nếu chỉ tiếp tục dựa trên sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, trong khi bất bình đẳng giữa các nhóm thu nhập, giữa nông thôn - thành thị, giữa các vùng gia tăng. Chất lượng sống và tính gắn kết của xã hội nông thôn khó có thđược cải thiện nếu tiếp tục phát triển nông thôn thiếu quy hoạch, thiếu gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với đô thị và tình trạng di cư tự phát tiếp tục tăng. Đđạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, Vĩnh Phúc cn thực hiện tái cấu lao động trong nền kinh tế theo hướng chuyển dịch mạnh mẽ lao động nông nghiệp sang các ngành Công nghiệp và đặc biệt là ngành Dịch vụ.

4.5.2. Cơ cấu lao động trong công nghiệp: Trong định hướng phát triển ngành công nghiệp, tỉnh đã xác định một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến nông - lâm sn, công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, tuy nhiên tỷ trọng lao động còn nằm chủ yếu ở các ngành có trình độ kỹ thuật đơn giản và giá trị gia tăng thp. Nếu Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì tỷ lệ lao động cao trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, tập trung vào lao động nữ trẻ, thời gian làm việc cao (11-12 tiếng/ngày), mức lương cơ bản thấp (3-3,5 triệu/tháng),v.v, thì sẽ khó khăn để phát triển thành một tỉnh công nghiệp hiện đại. Như vậy, trong nội ngành Công nghiệp cũng cn có những định hướng điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp giữa các ngành nghề trong thời gian tới.

4.5.3. Ngành Dịch vụ: Tỉnh cũng còn nhiều vấn đề về cơ cấu ngành cũng như cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ. Cơ cấu hiện nay tập trung vào các ngành thương nghiệp, sửa chữa (46% lao động), vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (10,3%) và khách sạn nhà hàng (8,5%) trong khi đó các ngành như giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí cũng như các dịch vụ hỗ trcác ngành công nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Ngành du lịch chưa tn dụng được những lợi thế và tiềm năng vốn có để tạo việc làm từ các lao động dịch vụ trực tiếp và gián tiếp. Ngành Thương mại tuy là thế mạnh của Vĩnh Phúc nhưng còn phát triển theo hướng tự phát, chưa có quy hoạch dài hạn, chưa chính thức hóa lực lượng lao động nên còn chưa tận dụng hết tiềm năng hiện có của tỉnh. Trong bối cảnh thành phố Hà Nội đang có chủ trương giãn các trường đại học và bệnh viện ra các vùng có mật độ dân cư thấp, nhu cầu nghdưỡng và chăm sóc sức khỏe của người dân đô thị ngày càng tăng thì cơ cấu ngành nghề và lao động hiện nay của Vĩnh Phúc chưa tận dụng được hết những thế mạnh về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển của lực lượng lao động trong tỉnh. Như vậy, ngành Dịch vụ cũng cần có những đột phá nhằm tái cơ cấu ngành cũng như lực lượng lao động trong ngành.

4.5.4. Xuất khẩu lao động: Đã và đang được xem là giải pháp đột phá, đem lại hiệu quả nhanh trong ngắn hạn để giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm tại Vĩnh Phúc. Xuất khẩu lao động hiện nay tập trung các ngành công nhân xây dựng, điện tử (lắp ráp) có mức thu nhập khá, có thể là giải pháp tức thời trước mt khi cơ cấu lao động còn trong độ tuổi “vàng” và thu nhập bình quân của lao động Vĩnh Phúc còn ở ngưỡng trung bình như hiện nay. Về dài hạn, khi độ tuổi bình quân của lao động tăng lên, thu nhập bình quân cũng tăng thì với cơ cấu lao động xuất khu hiện nay khó có thể duy trì tốc độ đưa 30.000 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài trong giai đoạn 2015-2020 như kế hoạch. Hơn nữa, lao động đi XKLĐ hết thời hạn quay trở về chủ yếu chỉ tập trung vốn xây nhà hoặc làm ăn kinh doanh nhỏ, lao động giản đơn ngay tại địa phương, không tham gia lao động tại các khu công nghiệp, không đầu tư vào các ngành kinh doanh chính thức nên lao động vẫn không thoát khỏi nông thôn, ngun vốn có được tXKLĐ không đi vào hoạt động kinh tế tạo lợi nhuận mà chỉ tạo việc làm cho một số lao động xây dựng nhỏ tại địa phương. Như vậy, ngay trong công tác XKLĐ hiện nay cũng cn có những giải pháp tái cơ cấu để đóng góp hiệu quả và bền vững hơn vào mục tiêu chung của tái cơ cấu lao động nông nghiệp trong tỉnh.

4.6. Kịch bản lao động việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

Trong phn này các kịch bản lao động việc làm của Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2015-2030 sẽ được xây dựng dựa trên các giả định chung về tăng trưởng dân số và lực lượng lao động dựa trên các báo cáo có sẵn của Cục Thng kê. Các kịch bản lần lượt sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP các ngành, hệ số co giãn lao động - tăng trưởng ngành, slượng lao động xuất khẩu dựa trên xu hướng hiện tại và số liệu thống kê về tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây (2009-2014); số liệu đưa ra trong kế hoạch phát triển KT-XH 2016-2020 của tỉnh và tham khảo tốc độ tăng trưởng ngành cũng như hệ số co giãn lao động - tăng trưởng các ngành của các tỉnh có tăng trưởng cao và có điều kiện khá tương đồng với Vĩnh Phúc. Giả định cho các kịch bản lao động được trình bày trong bảng sau:

Các giả định cho các kịch bản lao động việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

Kịch bản

Năm

Tăng trưởng GDP/năm (%)

Độ co dãn lao động - tăng trưởng

Xuất khẩu LĐ (người)

NN

CN

DV

CN

DV

KB0

2020

3,4

5,8

8,7

0,36

0,40

2000

2030

3,4

5,8

8,7

0,30

0,36

2000

KB1-1

2020

3,4

7,0

10,0

0,36

0,40

3000

2030

3,4

7,0

10,0

0,30

0,36

6000

KB1-2

2020

3,4

7,0

10,0

0,63

0,55

3000

2030

5,5

7,0

10,0

0,30

0,36

3000

KB2-1

2020

3,4

7,0

8,7

0,63

0,55

2000

2030

3,4

7,0

8,7

0,40

0,36

2000

KB2-2

2020

3,4

7,0

8,7

0,59

0,55

2000

2030

3,4

14,0

8,7

0,50

0,36

2000

KB3-1

2020

3,4

5,8

10,0

0,63

0,55

2000

2030

3,4

5,8

10,0

0,30

0,45

2000

KB3-2

2020

3,4

5,8

10,0

0,63

0,55

2000

2030

3,4

5,8

13,0

0,30

0,55

2000

KB4-1

2020

5,5

14,0

13,0

0,36

0,45

5000

2030

5,5

14,0

13,0

0,30

0,40

6000

KB4-2

2020

4,5

7,0

10,0

0,40

0,55

5000

2030

5,5

14,0

13,0

0,40

0,45

6000

Kết quả của các phương án khác nhau được xem xét theo thứ t ưu tiên như sau:

+ Năng suất lao động của các ngành kinh tế: Đây sẽ là cơ sở để xem xét tính cân đối trong tăng trưởng và tạo việc làm giữa các ngành, tránh bất bình đẳng quá lớn trong thu nhập của người lao động giữa các ngành kinh tế.

+ Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp: Được tính bằng tỷ lgiữa số lao động dôi dư (sau khi đã sử dụng hết lao động ở mức tối ưu trong nông nghiệp) và tổng lao động nông nghiệp của tỉnh. Đây là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả của việc tái cơ cấu nông nghiệp. Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp. Tỷ lệ càng cao đng nghĩa mức độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn còn kém hiệu quả

+ Tỷ lệ thất nghiệp: Đây là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng quy mô, hiệu quả, tăng giá trị gia tăng, giảm tỷ lệ thiếu việc làm. Kết quả này sẽ là cơ sở để lựa chọn phương án tối ưu cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và nn kinh tế nói chung.

+ Cơ cấu việc làm: Các chỉ tiêu này là hệ quả của việc lựa chọn tái cơ cấu lao động việc làm của các ưu tiên ở trên, và chỉ được phân tích khi đã tìm ra các lựa chọn tối ưu. Đây sẽ là cơ sở để đề xuất giải pháp tạo việc làm cho lao động mới tham gia lực lượng lao động và lao động hiện thất nghiệp.

+ Cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế: Chỉ tiêu này là hệ quả của việc lựa chọn tái cơ cấu lao động việc làm của các ưu tiên ở trên, và chỉ được phân tích khi đã tìm ra các lựa chọn tối ưu. Đây sẽ là cơ sở để bố trí ưu tiên đầu tư cho phát triển các ngành.

Các kịch bản này sẽ được so sánh với kịch bản nền khi các điều kiện không thay đổi. Từ đó, sẽ đưa ra các kết quả khác nhau về tỷ trọng lao động, tốc độ tăng trưởng ngành, năng suất lao động và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp theo từng kịch bản. Đây sẽ là cơ sở để tỉnh xem xét lựa chọn hướng phát triển các ngành và giải quyết các vấn đề cho lao động trong tnh trong giai đoạn 2015-2030.

4.6.1. Kịch bản KB0

Đây là kịch bản nền (KB0) với các mức tăng trưởng như bình quân 5 năm qua, tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp rút xuống còn 7,8% (2020) (cao hơn so với kế hoạch là 3,5%) và 5,8% năm 2030. Theo kịch bản này đến năm 2020 tỷ llao động nông nghiệp vẫn rất cao so với kỳ vọng, 30,5% năm 2020 (tương đương 170 ngàn lao động) và hơn 21,4% năm 2030 (tương đương 135 ngàn lao động). Đây không phải là kịch bản mong đợi do không hỗ trợ cho rút lao động ra khỏi nông nghiệp, nông thôn. Tỷ lệ thiếu vic làm lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức cao (52% năm 2020 và 40% năm 2030). Thêm vào đó, các kịch bản này không giúp thu hẹp khoảng cách năng suất lao động giữa ngành nông nghiệp với các ngành công nghiệp và dịch vụ do mức tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ cao hơn hẳn tăng trưởng nông nghiệp. Tỷ lệ giữa NSLĐ ngành Công nghiệp và Dịch vụ so với nông nghiệp lần lượt là 8,3 và 2,9 lần (năm 2020).

4.6.2. Kịch bản KB1

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2020 tại Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, tốc độ tăng trưởng GDP các ngành Nông nghiệp - Công nghiệp và Dịch vụ được đưa vào kịch bản. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động cũng có nhiều đột phá góp phần đáng kể vào việc giải quyết lao động dư thừa nông nghiệp: Giai đoạn 2016-2020 lượng XKLĐ có thể đạt 3000 người/năm và tăng lên mức 6.000 người/năm trong giai đoạn 2020-2030. Kịch bản KB1 có hai phương án về mức độ tăng trưởng nông nghiệp:

Phương án 1 (KB1-1): Giả thiết trong 2 giai đoạn 2016-2020 và 2020-2030, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức 3,5 - 4,0 %/năm (tương đương tốc độ tăng trưởng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 của tỉnh). Tỷ trọng GDP NLTS ở mức 7,1% (2020) và 4,9% (2030) do sản xuất nông nghiệp tăng nhanh hiệu quả và giá trị sau khi tái cơ cấu ngành thành công. Cơ cấu lao động thay đi theo hướng giảm rất nhanh lao động nông nghiệp (từ 37% năm 2014 xuống còn 26,6% năm 2020 và 16,2% năm 2030), bình quân mỗi năm rút khoảng 7.000 lao động. Khoảng cách về NSLĐ giữa lao động công nghiệp và dịch vụ với nông nghiệp sẽ thu hẹp dần, đến năm 2030 NSLĐ ngành Nông nghiệp ước đạt 63,1 triệu, khoảng cách với NSLĐ ngành Dịch vụ là 2,3 lần. Tỷ lệ thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp cũng giảm đáng kxuống còn 45% năm 2020 và chỉ còn 24% năm 2030 (so với 40% năm 2030 của KB0). Đây là phương án cho kết quả khá tốt; tuy nhiên phân tích quá trình phát triển của tỉnh, so sánh khả năng cạnh tranh và tiềm năng của Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng, nhóm nghiên cứu xác định đây chưa phải phương án tối ưu do ngành nông nghiệp và các ngành khác còn có tiềm năng tăng trưởng nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới.

Phương án 2 (KB1-2): Giả thiết giai đoạn 2016-2020 ngành Nông nghiệp giữ tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch, nhưng giai đoạn 2020-2030 ngành Nông nghiệp tăng trưởng ở mức cao, trong khi các ngành CN và DV tăng trưởng theo kế hoạch. Hệ sco giãn lao động - tăng trưởng ngành Nông nghiệp cũng áp dụng bình quân hệ số co giãn của các tỉnh Hà Nam và Hưng Yên, trong khi hệ số co giãn các ngành khác không đi so với KB0.

Trong kịch bản này, cơ cấu lao động nông nghiệp sẽ giảm mạnh hơn do các ngành CN và DV thu hút được nhiều lao động hơn (21,6% năm 2020 và 13,2% năm 2030). Tỷ trọng GDP nông nghiệp cũng tăng ở mức 5,9% năm 2030. Do lực lượng lao động nông nghiệp được tổ chức chuyên nghiệp hơn, nên tỷ lệ thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng 10% năm 2030 và chênh lệch năng suất lao động so với ngành công nghiệp và dịch vụ cũng dần rút ngắn, đến năm 2030 năng suất lao động ngành Nông nghiệp đạt 90,3 triệu/người/năm.

Tuy nhiên, kịch bản này không được ưu tiên lựa chọn do nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng tăng quy mô sản xuất và chuyên nghiệp hóa nên một lượng lớn lao động nông nghiệp không có việc làm, trong khi khả năng thu hút lao động từ công nghiệp và dịch vụ không tăng đột biến sẽ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng. Giai đoạn 2015-2020 thậm chí tỷ lệ thất nghiệp tăng tới trên 3%.

4.6.3. Kịch bản KB2

Trong kịch bản này, đánh giá tác động của ngành Công nghiệp tới lao động trong tỉnh. Do vậy, chỉ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp được giả định tăng trong khi tăng trưởng các ngành Nông nghiệp và Dịch vụ không thay đi so với KB0. Trong kịch bản này lao động xuất khẩu ở mức như kịch bản nền KB0.

Giả thiết có hai phương án phát triển ngành Công nghiệp với mức độ phát triển khác nhau như sau:

Phương án 1 (KB2-1): Giả thiết tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp duy trì ở mức 7% như trong Kế hoạch trong cả 2 giai đoạn 2016-2020 và 2020-2030. Kịch bản này cho thấy lao động nông nghiệp vẫn giảm chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 27,3% năm 2020 và vẫn chiếm 15,6% năm 2030. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng tỷ lệ lao động thiếu việc làm trong nông nghiệp giảm không đáng kể vẫn ở mức 50% năm 2020 và giữ ở mức 25% năm 2030. Mặc dù năng suất lao động của ngành Nông nghiệp có tăng nhưng khoảng cách chênh lệch so với ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn rất lớn, ln lượt là 7,7 và 2,4 ln trong năm 2020.

Phương án 2 (KB2-2): Giả thiết ngành Công nghiệp duy trì ở mức 7% như trong Kế hoạch trong giai đoạn 2016-2020 nhưng trong giai đoạn 2020-2030, công nghiệp phát triển một cách đột phá, tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng gp đôi so với giai đoạn trước, đạt bình quân 14%/năm. Tốc độ này tương đương với Bắc Ninh, là tỉnh có ngành Công nghiệp phát triển mạnh và có nhiều điều kiện tương đồng với Vĩnh Phúc. Công nghiệp phát triển mạnh thu hút lực lượng lao động lớn khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh chóng. Nếu phát triển theo kịch bản này, tỷ trọng GDP ngành Công nghiệp sẽ tăng nhanh chóng chiếm 63,8% năm 2020 và tăng lên 75,6% năm 2030 và tỷ trọng GDP nông nghiệp cũng sẽ chỉ còn chiếm khoảng 3,4% năm 2030. Bên cạnh đó cơ cấu lao động nông nghiệp cũng có những chuyển biến đáng kể chỉ còn chiếm 13% năm 2030, tỷ lệ thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp ở mức 22% năm 2030 (giảm đáng kể so với 40% ở KB0). Ngành công nghiệp phát triển khiến chênh lệch năng suất lao động nông nghiệp so với công nghiệp vẫn khá cao ở mức 6,7 lần vào năm 2030. Mức độ bất bình đẳng chưa được giải quyết là điều không mong đợi.

4.6.4. Kịch bản KB3

Trong kịch bản này, đánh giá tác động của tăng trưởng ngành Dịch vụ tới lao động trong tỉnh. Trong kịch bản này lao động xuất khẩu ở mức như kịch bản nền KB0. Kịch bản này cũng được chia thành hai phương án với mức tăng trưởng ngành Dịch vụ khác nhau.

Phương án 1 (KB3-1): Tốc độ tăng trưởng ngành Dịch vụ theo Kế hoạch của UBND tỉnh đề ra, ở mức bình quân 10%/năm trong cả 2 giai đoạn 2016-2020 và 2020-2030 trong khi nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng ở mức bình quân 5 năm vừa qua. Với tốc độ tăng trưởng như vậy tỷ trọng GDP ngành Dịch vụ đạt 30,9% (2020) và tăng lên 40,3% vào năm 2030. Cơ cấu lao động dịch vụ đạt mức 45,5% (2020) và lên tới trên 56,3% (2030). Tỷ lệ thiếu việc làm lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức 44% năm 2020. Khoảng cách NSLĐ giữa nông nghiệp và dịch vụ không giảm. Đây là những kết quả không mong đợi trong kế hoạch phát triển của tỉnh.

Phương án 2 (KB3-2): Trong kịch bản này ngành Dịch vụ tăng đột phá trong giai đoạn 2020-2030, thông qua thu hút kinh tế dịch vụ (có thêm khu “làng đi học”, khu dch vchăm sóc người cao tuổi, phát triển khu thương mi Thổ Tang thành trung tâm thương mại dịch vụ vận chuyển nối kết hàng hóa giữa các vùng và với Trung Quốc, kết hợp các dịch vụ chế biến nông sản, vận tải, kho lạnh v.v.); du lịch phát triển mạnh các hạng mục dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.

Với định hướng đó, giả định ngành Dịch vụ Vĩnh Phúc sẽ phát triển với tốc độ bình quân hàng năm đạt 13%, tốc độ này tương đương với nhiều tỉnh có ngành Dịch vụ phát triển trong khu vực như Quảng Ninh, Hải Phòng hay Đà Nng (11-13%/năm). Với kịch bản này, tỷ trọng GDP ngành Dịch vụ đạt 30,9% năm 2020 và tăng lên 46,9% năm 2030. Ngành Dịch vụ phát triển cũng giúp rút lao động ra khỏi ngành Nông nghiệp nhanh hơn, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm chỉ còn 24,9% năm 2020 và 10,9% năm 2030. Tình trạng thất nghiệp được giải quyết do ngành Dịch vụ có khả năng thu hút lao động nhiều và đa dạng vnăng lực cũng như độ tuổi. Tỷ lệ thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp đã giảm chỉ còn 10% năm 2030.

4.6.5. Kịch bản KB4

Phương án 1 (KB4-1): Đây là kịch bản tính toán trên giả định các ngành đều tăng trưởng vi các phương án tốt nhất từ các kịch bản KB1, KB2 và KB3. Lượng lao động xuất khẩu cũng tăng nhanh, đạt lần lượt 5000 lao động/năm và 6000 lao động/năm trong các năm 2020 và 2030.

Với kịch bản này, đến năm 2020 cơ cấu GDP các ngành Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ sẽ là 6,4% - 67% - 26,6% và đến năm 2030 tỷ trọng này sẽ là 3,1% - 71% - 25,8%. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm chcòn 19,4% và chỉ còn 8,1% năm 2030. Tỷ lệ thất nghiệp tăng trong giai đoạn 2015-2020 do nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng tăng quy mô ruộng đất và tăng hiệu quả sử dụng lao động; tuy nhiên sau đó với sự phát triển của ngành Công nghiệp và Dịch vụ, tỷ lệ thất nghiệp giảm chỉ còn 1,22%/năm trong giai đoạn 2020-2030. Tỷ lệ thiếu việc làm lao động nông nghiệp giảm nhanh còn từ 25% năm 2020 và 5% năm 2027 và từ 2028 sẽ không còn tình trạng thiếu việc làm trong lao động nông nghiệp.

Kịch bản KB4-1 được coi là tương lai tốt đẹp nhất cho lao động việc làm tại Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, để đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục trong bối cảnh nền kinh tế mới phục hồi trong năm 2014 có thể sẽ khó đạt được.

* Kịch bản khả thi nhất cho Vĩnh Phúc như vậy là KB4-2: Khi XKLĐ ở mức cao sẽ giải quyết vấn đề việc làm trong ngắn hạn; trong khi ở trung và dài hạn các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh dn cùng với đà phục hồi kinh tế chung của cả nước. Cụ thể:

+ Xuất khẩu lao động đẩy mạnh số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài thông qua khai thác tốt nhất các thị trường trọng điểm (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), tập trung vào các nghề phù hợp với năng lực, có thu nhập cao, thu hút được quan tâm của lao động Vĩnh Phúc như: Công nhân xây dựng, điện tử (lắp ráp), nông nghiệp, đúc nhựa, may mặc, chế biến thủy sản. Ngành nông nghiệp giữ được tốc độ tăng trưởng ở mức 3,5 - 4,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và tăng 5,5%/năm giai đoạn 2020-2030 nhờ kết quả triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng và hiệu quả; quy mô đất nông nghiệp tăng dần theo hướng phát triển các vùng hàng hóa chuyên canh với các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, các vùng chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp cho các vật nuôi và thủy sản có năng lực cạnh tranh cao và nhu cầu thị trường lớn. Ngành Công nghiệp cũng có những bước phát triển phù hợp để dần lấy lại tốc độ tăng trưởng từ mức 7%/năm (2016-2020) và đạt 14%/năm (2020-2030) thông qua tập trung phát triển các ngành có hàm lượng KHCN cao, giá trị gia tăng lớn, suất đầu tư lớn, sử dụng nhiu lao động, có nhiều sản phẩm tham gia xuất khẩu đồng thời sử dụng ít nguyên liệu và thân thiện môi trường.

+ Với ưu thế về vị trí địa lý và hệ thống đường giao thông, ngành Dịch vụ là ngành dự kiến có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất, là cơ sở đem lại các giải pháp về lao động việc làm trong trung và dài hạn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao (ở mức 13%/năm) trong toàn giai đoạn. Định hướng chính là Vĩnh Phúc cn thu hút các ngành kinh tế dịch vụ và đô thị vệ tinh cho Hà Nội như giáo dục (đại học), y tế (bệnh viện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dưỡng lão, v.v.), giải trí, vin thông, công nghệ phần mềm, tài chính, bảo hiểm, pháp luật, dịch vụ đô thị... Hướng di này sẽ giúp Vĩnh Phúc thu hút nhân tài (lao động trình độ/ kỹ năng cao tại các sở giáo dục, y tế, tài chính v.v.; sinh viên tốt nghiệp tại các trường ĐH-CĐ ở lại tỉnh làm việc), đồng thời tạo ra khối lượng việc làm rất lớn.

+ Từ nay đến 2020 với những cơ chế đủ mạnh tỉnh có thể thu hút được thêm 2-4 trường Đại học, qua đó sẽ thu hút được thêm khoảng 1.500 - 3.000 lao động tri thức cao và thu nhập khá (giảng viên, quản lý tại các trường ĐH) và 30-60 ngàn sinh viên[57]. Các dịch vụ phục vụ cho các Trường Đại học có thể ktới dịch vụ ăn uống, cho thuê chỗ ở dài hạn, dịch vụ hỗ trợ học tập như kinh doanh sách và đồ dùng học tập, photocopy, dịch thuật, cho thuê máy tính, v.v. Theo tính toán sơ bộ với mức chi tiêu trung bình của 3 sinh viên ngoại tỉnh có thtạo ra 1 lao động dch vụ (với thu nhập 4 triệu/tháng), số lượng lao động dịch vụ có thể tạo ra khoảng 10.000 - 20.000 lao động. Đến năm 2030, nếu có 6 trường ĐH được thu hút về đóng tại tỉnh sẽ có khoảng 6.000 giảng viên và quản lý tại các trường Đại học với khoảng 120 ngàn sinh viên, số lượng lao động dịch vụ phục vụ cho khối lượng giảng viên và sinh viên này có thể lên tới khoảng 48.000 lao động. Lao động trực tiếp tại các khu vực này phần lớn là phụ nữ ngoài 40 tuổi đến từ các địa phương trong tỉnh (chiếm khoảng 80%) và một số cán bộ, nhân viên về hưu sinh sống tại địa bàn.

+ Bên cạnh đó, với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội mới của vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung, Vĩnh Phúc có lợi thế để đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng cho người già đặt ở các vùng có điều kiện thiên nhiên và du lịch của tỉnh. Đây là hình thức kinh doanh tiềm năng hướng tới đáp ứng nhu cầu của những người già có điều kiện kinh tế tốt, muốn tìm nơi nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe đng thời tạo ra lực lượng lao động lớn, có thu nhập cao. Với vị trí ngay gần Hà Nội, mô hình này hứa hẹn sẽ có số lượng lớn khách hàng từ thủ đô lên nghỡng. Tổng số người trên 60 tuổi của vùng ĐBSH đến năm 2020 là 3 triệu người, đến 2030 là 4,2 triệu người với tỷ lệ người già cần chăm sóc cộng đồng dự kiến là 5% (150 ngàn người) và 10% (211 ngàn người) trong các giai đoạn tương ứng. Theo đó đến năm 2030 tổng số lao động cần có để phục vụ cho 211 ngàn người già sẽ khoảng 11,6 ngàn người, trong đó số lượng bác sĩ cần có khoảng 1,9 ngàn người, cán bộ y tế khoảng 6,6 ngàn người. Nhu cầu về lao động giản đơn như dịch vụ vn chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng như kinh doanh tạp hóa phục vụ cho các đối tượng từ bác sĩ tới bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo đó sẽ tăng nhanh. Bình quân một bệnh nhân và người nhà có thể cần tới 2-4 lao động thuộc các ngành nghề dịch vụ hỗ trợ kể trên. Nhu cầu về lao động dịch vụ giản đơn đó slên tới khoảng 3.000 lao động (tỷ lệ 70 lao động/100 giường)[58].

+ Vĩnh Phúc có thể phát triển hơn nữa ngành du lịch thông qua tập trung phát triển các loại hình lao động tạo việc làm như dịch vụ lữ hành, dch vvn chuyển vn tải, dch v ăn uống, dch v vui chơi giải trí (trong ngày là chính) và dịch vụ thương mại; lao động cho khu vực khách sạn cũng stăng nhưng ở mức độ trung bình, chủ yếu tập trung tăng tỷ lệ lao động cho một phòng khách sạn hiện đang còn khá thấp[59].

Việc phát triển các khu đô thị cũng là một hướng phát triển thu hút rất nhiều lao động dịch vụ hỗ trợ. Bên cạnh lực lượng lao động chuyên môn có trình độ cao trong các ngành xây dựng, kiến trúc cho quá trình xây dựng, đô thị sau khi hình thành sẽ thu hút nhiều lao động ở các trình độ cho các ngành nghề khác như thương mại, giáo dục, y tế, tài chính, kế toán, viễn thông, hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ gia đình v.v. Phát triển các khu đô thị cũng là một giải pháp điều chỉnh lực lượng lao động nông thôn - thành thị hiện còn mất cân đối của tỉnh.

* So sánh giữa KB4-2 với kịch bản nền KB0, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

KB4-2 đã đáp ứng căn bản được một số mục tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tới 2020 và tầm nhìn 2030 về cơ cấu GDP các ngành Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ, đảm bảo đưa Vĩnh Phúc trở thành một thành phố công nghiệp và dịch vụ vệ tinh cạnh Hà Nội.

- Việc làm được tạo ra nhiều hơn với cơ cấu hiệu quả hơn, tập trung vào các ngành có năng suất lao động cao (dịch vụ, công nghiệp).

- Tình trạng thất nghiệp sẽ giảm và tình trạng thiếu việc làm trong nông nghiệp sẽ nhanh chóng chấm dứt, thậm chí tỉnh còn thu hút thêm lao động nhập cư vào năm 2027, để đáp ứng nhu cầu lao động công nghiệp và dịch vụ

- Thu nhập lao động nông nghiệp tăng nhanh chóng, đạt 34,7 triệu đồng/người (2020) và 167,7 triệu đồng/người (2030), khoảng cách với các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm dần.

(Chi tiết tại Biểu s 13, 14 kèm theo)

V. CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

5.1. Thi cơ và thách thức

5.1.1. Thời cơ

- Đảng và Nhà nước nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông thôn nên có đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Chiến lược phát triển công nghiệp, dịch v, đô thị hóa đưa Vĩnh Phúc trở thành thành phố, tạo cơ hội cho việc rút lao động nông thôn khỏi nông nghiệp, tạo điều kiện cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất xanh, sạch.

- Là tỉnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, thu nhập đầu người tăng tạo nên thị trường tiêu thụ nông sản đòi hỏi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, tạo hội cho phát triển sản xuất và thương mại nông sản chất lượng, VSATTP.

- Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông nội tỉnh, giao thông giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh miền núi phía Bắc, thủ đô Hà Nội và vùng ĐBSH ngày càng thuận lợi, tạo cơ hội cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Vĩnh Phúc và phát triển thương mại nông sản với các tỉnh khác. Vĩnh Phúc có cơ hội trở thành trung tâm thương mại, chế biến cho một số sản phẩm nông sản vùng miền núi phía Bc. Vĩnh Phúc gần sân bay quốc tế Nội Bài thuận lợi cho giao thương quốc tế.

- Các tỉnh khác cũng đang tiến hành tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và dựa trên lợi thế, là cơ hội và sức ép để Vĩnh Phúc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp để tăng sức cạnh tranh.

 - Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với các nước và các tổ chức quốc tế như WTO, AFTA, APEC, TPP..., tạo ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc thu hút đầu tư, công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nông sản để phát triển một nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

- Khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến NLTS phát triển mạnh trong những năm qua, cho phép hạn chế được các bất cập của điều kiện tự nhiên với sản xuất NLTS. Nhiều công nghệ (gen, kiểm soát sâu bệnh và bệnh dịch, tăng cường vi chất cho thực phẩm, quản lý sau thu hoạch, quản lý chuỗi cung ứng, sử dụng phụ phẩm và chất thải nông nghiệp, quản lý nước và chất dinh dưỡng,...) phù hợp với điều kiện của Vĩnh Phúc. Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng cao trong quá trình sản xuất, thương mại hóa sản phẩm.

- Một số nước có nhu cầu ngày càng cao với lao động phổ thông, lao động dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tạo cơ hội cho xuất khẩu lao động.

5.1.2. Thách thức

- Các sản phẩm nhập khẩu nhất là khi hàng rào thuế quan bị xóa bỏ để tham gia Cộng đồng ASEAN, TPP ... cạnh tranh gay gắt với sản phẩm trong nước (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, sữa bột).

- Sự quan tâm của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phm ngày càng cao. Trong khi đó, dịch bệnh gia súc, gia cầm luôn có nguy cơ xuất hiện, bùng phát, nhất là dịch cúm gia cầm. Nếu không sản xuất được sản phẩm VSATTP, người tiêu dùng có thể quay lưng với sản phẩm của tỉnh, có thể mt thị trường xuất khẩu.

- Nông nghiệp hộ quy mô nhỏ, kcả các gia trại, trang trại độc lập chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty lớn.

- Sức ép của tiêu chun môi trường làm gia tăng chi phí sản xuất nông nghiệp.

- Diện tích đất nông nghiệp giảm do dành đất cho phát trin công nghiệp, dịch v, đất đô thị, đất tạo cnh quan môi trường sinh thái cho đô thị.

- Người nông dân ít đu cho nông nghiệp nhưng vn giữ đất sản xuất nông nghiệp.

5.2. Quan điểm

- Tăng đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp nhm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, ổn định xã hội, bo vệ môi trường và cảnh quan.

- Tái cơ cấu nông nghiệp phải phù hợp với tái cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc; phát huy lợi thế vị trí địa lý, tiềm năng con người để phát triển nông nghiệp gn với vùng Hà Nội, vùng đồng bng sông Hồng, miền núi phía bắc và tham gia hội nhập quốc tế.

- Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, có lợi thế, có thị trường. Tập trung, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng chủ lực, theo chuỗi liên kết sản xuất gn với tiêu thụ và quy mô lớn, mô hình SX áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, xanh, sạch.

- Phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp phù hợp với trình độ của lao động nông thôn để chuyn dịch lao động nông thôn khỏi nông nghiệp.

5.3. Mc tiêu

5.3.1. Mục tiêu chung

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động việc làm nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc dựa trên lợi thế, đi mới tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyên môn hóa lao động và ngành ngh, đy mạnh liên kết, phát triển thương mại - dịch vụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại, an toàn, xanh, sạch và có giá trị gia tăng cao. Tạo việc làm ổn định cho nông dân, chuyển đổi lao động nông nghiệp sang kinh tế dịch vụ. Nâng cao thu nhập, cải thiện đi sống của dân cư nông thôn; bo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

5.3.2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

- Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp đạt bình quân 3,5-4,0%/năm.

- Chăn nuôi chiếm 56% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, chăn nuôi lợn, trồng rau quả trở thành ngành hàng chủ lực. Tốc độ tăng trưởng GTSX hàng năm giai đoạn 2016-2020 ngành hàng bò sữa: 14,1%, lợn: 5,0%, rau quả: 11,7%.

- Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30%.

- Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn theo giá hiện hành lên 1,5-2 lần so với năm 2014.

- Năng suất lao động nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 tăng trung bình 7,0%/năm.

(Chi tiết tại Biu số 1, 2, 3, 4, 5 kèm theo)

5.3.3. Đnh hưng đến 2030

- Phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, sản xuất xanh, sạch, bảo vệ môi trường; nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển đô thị Vĩnh Phúc; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 11-14% tổng lao động.

5.4. Chiến lược

5.4.1. Về ngành sản xuất

- Ưu tiên phát triển chăn nuôi trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Trong chăn nuôi tập trung vào ngành hàng bò sữa, bò thịt, lợn.

- Trong sản xuất trồng trọt tập trung phát triển ngành hàng rau quả.

- Đẩy mạnh dịch vụ thương mại, chế biến sản phẩm NLTS.

- Xây dựng Vĩnh Phúc trở thành trung tâm đầu mối nông sản của cả vùng.

5.4.2. Về không gian sản xuất

- Phát triển các ngành hàng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Phát triển chăn nuôi ở địa bàn trung du, miền núi; bò sữa phát triển ở vùng ven sông. Giảm dần và tiến tới không phát triển chăn nuôi ở đô thị, ven đô thị, trong khu dân cư.

- Các địa bàn đồng bằng phát triển các sản phẩm trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

- Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp hữu , nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái ven đô.

5.4.3. Về tổ chức sản xuất

- Tích cực đổi mới tổ chức, hợp tác sản xuất; phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm, thủy sản quy mô lớn, chuyên môn hóa: Trang trại, gia trại (hộ quy mô lớn), hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp.

- Phát triển các ngành hàng nông sản sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển ngành hàng gắn với thị trường mục tiêu cụ thể. Liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã, doanh nghiệp - hộ, trang trại có vai trò quan trọng để phát triển ngành hàng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò quyết định.

- Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với thị trường mục tiêu.

- Áp dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, bảo vệ môi trường vào sản xuất nông nghiệp.

5.4.4. Về đầu tư công, ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước

- Tập trung, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ hạ tầng theo vùng sản xuất trọng điểm, các ngành hàng chủ lực (bò, lợn, rau quả), các ssản xuất an toàn theo quy hoạch.

- Ưu tiên hỗ trợ vào các điểm đột phá, có tác động lan tỏa mạnh, để thu hút đầu tư.

- Tập trung, ưu tiên hỗ trợ việc áp dụng công nghệ cao, chế biến nông sản, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ môi trường.

- Tăng đầu tư sự nghiệp kinh tế cho phát triển, ứng dụng giống cây trng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.

5.4.5. Chuyển đổi lao động việc làm ng nghiệp nông thôn

- Xây dựng đội ngũ lao động nông nghiệp chuyên nghiệp hóa.

- Đào tạo lao động nông thôn chuyển dịch sang các ngành nghề phi nông nghiệp theo định hướng của Đ án.

- Phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Phát triển các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động có thể rút lao động nông nghiệp,

- Tăng cường vai trò của bộ máy chính quyền và đội ngũ phụ trách về XKLĐ từ tỉnh đến huyện và xã.

- Tăng cường xuất khẩu lao động đến các thị trường trọng điểm.

5.5. Giải pháp thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và chuyển đổi lao động nông thôn

5.5.1. Giải pháp về đất đai

- Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch đô thị, công nghiệp để xây dựng các vùng chuyên canh, các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa và lộ trình thực hiện theo 3 ngành hàng nông nghiệp chủ lực (bò, lợn, rau quả).

- Ưu đãi và hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp thuê đất lâu dài của hộ nông dân đtạo quỹ đất hình thành vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp. Đảm bảo quỹ đất ổn định để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Khuyến khích, hỗ trợ tích tụ ruộng đất vào người sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao. Hỗ trthực hiện dồn thửa đổi ruộng để khắc phục manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp.

- Chuyển đổi một số đất lúa, đất màu kém hiệu quả sang đất nông nghiệp khác để chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Sử dụng linh hoạt đất lúa để chuyển đổi cơ cấu cây trng, vật nuôi theo tín hiệu thị trường.

5.5.2. Đào tạo nông dân, lao động nông thôn chuyên nghiệp

- Đào tạo nông dân chuyên nghiệp, có trình độ kỹ năng về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất:

+ Ưu tiên tập trung hỗ trợ đào tạo nông dân của các ngành hàng chủ lực, nông dân của các vùng sản xuất trọng điểm theo quy hoạch; lao động trong trang trại, gia trại; lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp, thành viên HTX.

+ Đổi mới phương thức đào tạo nghề nông nghiệp: Đào tạo nghnông nghiệp gắn liền với các chuỗi ngành hàng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có cơ chế thích hợp để lao động nông nghip lành ngh, có kinh nghiệm tham gia đào tạo ngh cho nông dân.

+ Có cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo mức hỗ trợ đủ kinh phí đào tạo cho nông dân lành nghề.

+ Gắn mức độ chuyên môn hóa trong lao động nông nghiệp với hỗ trcủa Nhà nước, với việc sử dụng đất nông nghiệp.

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ s sn xuất nông nghiệp quy mô lớn: Các chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất nông nghiệp về kỹ thuật, kỹ năng quản trị cơ sở sản xuất (tài chính, lao động, quy trình kỹ thuật,…).

- Tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng cho các tác nhân ngành hàng nông sản: Thương lái, thu gom, chế biến vchính sách, pháp luật,...

- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; các hộ nghề; các cơ sở kinh doanh; các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn:

+ Ưu tiên hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động, gắn đào tạo với địa chỉ sử dụng lao động cụ th(doanh nghiệp, HTX, cơ sở kinh doanh,...), gắn với các định hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp của Đề án.

+ Tập trung một số chương trình đào tạo đặc biệt cho lao động độ tuổi 30-44, hướng vào thị trường lao động dịch vụ trong tỉnh và các tỉnh phía Nam, ưu tiên đào tạo các nghcó nhu cầu như như dịch vụ cho gia đình, nghề gắn với kỹ năng và kinh nghiệm của các làng nghề như mộc, nề, v.v.

+ Gắn đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp với trách nhiệm của chính quyền cơ sở, ưu tiên đào tạo các nghề phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế địa phương.

+ Có chính sách hợp lý để thu hút các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề.

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Chia sẻ kinh phí đào tạo nghề và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của công nhân với các doanh nghiệp.

- Có chính sách khuyến khích sử dụng lao động chuyên môn hóa, lao động được đào tạo, nhất là trong lĩnh vực NLTS. Gắn việc nhận các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước với việc sử dụng lao động được đào tạo. Lao động nông nghiệp chuyên môn hóa như là một tiêu chí của các trang trại, gia trại, các cơ sở sản xuất an toàn, nhận sự hỗ trbảo hiểm nông nghiệp, tiếp cận dịch vụ tín dụng,...

5.5.3. Phát triển kinh tế trang trại, HTX, thúc đẩy hợp tác, liên kết

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để củng cố và phát trin kinh tế tập th (HTX, tổ hợp tác).

- Hỗ trchuyển đổi các HTX cũ theo đúng Luật HTX 2012; phát triển các HTX chuyên (chuyên cây, chuyên con). Hỗ trợ hoạt động các HTX thông qua chuyn một số dịch vụ công cho HTX đảm nhiệm (thủy nông, cung ứng vật tư đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, vệ sinh môi trường,...); Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua HTX; đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý HTX; tạo điều kiện cho HTX tiếp cận tín dụng, quphát triển hợp tác xã...

- Htrợ mạnh cho sản xuất quy mô lớn: Trang trại, HTX; hỗ trợ gia trại, hộ quy mô lớn phát triển thành trang trại.

+ Tạo điều kiện cho hộ thuê đt; miễn giảm thuế sử dụng đất vượt hạn điền cho trang trại.

+ Hỗ trợ trang trại, gia trại, hộ quy mô lớn tiếp cận dịch vụ: Vốn, bo hiểm, quỹ KH&CN,…

+ Đào tạo nghcho chủ trang trại, gia trại.

+ Hỗ trợ trang trại, gia trại liên kết với doanh nghiệp, HTX.

+ Hỗ trợ trang trại, gia trại áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm; quản trị tốt.

+ Hỗ trợ quảng bá, thương mại sản phẩm: Tham gia hội chợ, giới thiệu trên truyền thông; đăng bạ các chứng nhận thương hiệu, chất lượng (VietGAP, GlobalGAP, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chứng nhận rau an toàn, chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn,...).

- Ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ với HTX, trang trại; các HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, với hộ nông dân. Ưu đãi hỗ trợ thuế, miễn giảm tin thuê đất, đào tạo nghcho lao động, quảng bá sản phẩm; quy hoạch và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu...

5.5.4. Thu hút đầu tư tư nhân

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp:

+ Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hỗ trợ thực hiện quy hoạch.

+ Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.

+ Thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn của tỉnh, ưu đãi cho doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm lâu dài cho nông dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp định hướng xuất khẩu sản phẩm.

- Ưu đãi, hỗ trđặc thù các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, phôi giống có năng suất, chất lượng cao, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp hiện đại, sạch.

- Ưu đãi, hỗ trnhà đầu tư đầu tư vào kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp (chế biến nông sản, thương mại nông sản):

+ Hỗ trxây dựng khu thương mại, chế biến nông sản ở Thổ Tang, Tân Tiến (Vĩnh Tường) để thúc đẩy thương mại sản phẩm của tỉnh, thương mại nông sản của vùng phía Bắc, hỗ trợ cho công nghiệp chế biến.

+ Xây dựng các khu chế biến nông sn tập trung nhằm tận dụng lợi thế vị trí địa, thu gom nông sản các tỉnh miền núi phía Bc về chế biến.

+ Hỗ trợ xây dựng cơ shạ tầng đồng bộ các khu thương mại, khu chế biến nông sản (đường giao thông, điện, hệ thống xử lý môi trường,...).

+ Hỗ trợ dịch vụ công cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất trong các khu này: Kiểm dịch thú y, chứng nhận vệ sinh, an toàn lao động,...

+ Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong các khu thương mại, khu chế biến nông sản.

+ Ưu đãi thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập cho DN đầu tư vào chế biến sản phẩm nông nghiệp.

+ Các ưu đãi khác theo quy định.

5.5.5. Tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đu tư công cho nông nghiệp

- Tăng đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn: Cứ 5 năm gấp đôi ngân sách tỉnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ tăng đều hàng năm.

- Hỗ trợ theo chuỗi giá trị liên kết. Ưu tiên hỗ trợ các chuỗi ngành hàng có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung đầu tư hỗ trợ các ngành hàng chủ lc, các vùng sản xuất trọng đim, các cơ sở sản xuất an toàn.

- Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ưu tiên đầu tư cho các ngành hàng chủ lực (bò, lợn, rau quả): Đường giao thông, điện, khu chăn nuôi sản xuất tập trung, kênh mương, xử lý chất thải,...

- Ưu tiên đầu tư vào việc tăng chất lượng giống, công nghệ kỹ thuật cao, công nghệ sạch, công nghệ mi, bảo vệ môi trường, nâng cao kỹ năng người sản xuất. Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học chính sách, thể chế phục vụ tái cơ cấu của tỉnh.

- Mở rộng đối tượng tiếp cận hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho khu vực tư nhân (doanh nghiệp, trang trại, HTX,...).

5.5.6. Đổi mới cung cấp dịch vụ công

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn ở cả 3 cấp; nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức cung cấp dịch vụ công đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành nông nghiệp.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ nông nghiệp cơ sở (xã, thôn). Nghiên cứu tổ chức lại bộ máy hỗ trợ phát triển nông nghiệp cấp xã (khuyến nông, bo vệ thực vật, thú y,...).

- Xã hội hóa dịch vụ công nông nghiệp: Giao một số, một phần phần dịch vụ công nông nghiệp cho HTX, tư nhân như dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cung cấp vật tư đu vào cho sản xuất, khuyến nông...

- Ưu tiên cung cấp dịch vụ công cho các ngành hàng chủ lực, vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm.

- Nhà nước tập trung vào những dịch vụ công mới đhỗ trợ doanh nghiệp (phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, phòng chống rủi ro, bảo vệ môi trường...).

- Tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KHCN cho sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa, VSATTP.

- Đánh giá chất ợng dịch vụ công dựa trên phản hồi của người sử dụng dịch vụ.

- Tăng cường hỗ trợ dịch vụ công cho lao động: Tư vấn pháp lý, thông tin, bo him...

5.5.7. Phát triển các ngành Dịch vụ sử dng nhiều lao động

Xác định dịch vụ là ngành chính thu hút lực lượng lao động từ nông nghiệp. Định hướng là phát triển các ngành dịch vụ có khả năng cạnh tranh, tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý và điểm mạnh của lao động của tỉnh, tạo ra khối lượng việc làm lớn với thu nhập khá, yêu cầu kỹ năng và trình độ đào tạo ngày một cao.

a) Thu hút các trường Đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (chuyển từ Hà Nội về, thành lập mới) đóng trên địa bàn tỉnh, đưa Vĩnh Phúc trthành trung tâm đào tạo Đại học, giáo dục nghề nghiệp, thu hút lao động tri thức, tạo việc làm từ các ngành dịch vụ hỗ trợ.

Nghiên cứu cơ chế ưu đãi, hỗ trợ: Bên cạnh cơ chế giao đất sạch, hỗ trợ giải phóng mặt bng, chun bị cơ sở hạ tầng tới ngoài hàng rào như hiện nay; cần nghiên cứu một số cơ chế ưu đãi đặc thù của Vĩnh Phúc như:

+ Quy hoạch và thu hút các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế tham gia xây dựng “đô thị Đại học” gồm các hạng mục đồng bộ tTrường Đại học, ký túc xá sinh viên, khu nhà công vụ, khu dịch vụ thương mại, ăn uống, thể dục thể thao đến các viện và trung tâm nghiên cứu; hệ thống giao thông vận tải kết nối với trung tâm Vĩnh Yên và Hà Nội; hệ thống CSHT cho lao động cư trú ổn định tại đô thị Đại học (y tế, giáo dục cho con em, ngân hàng, dịch vụ giải trí khác v.v.).

+ Htrợ tín dụng trong một số hoạt động ổn định cuộc sống của cán bộ công nhân viên, tạo thêm việc làm cho lao động dịch vụ như tín dụng cho doanh nghiệp xây dựng ký túc xá và khu ki ốt thương mại, dịch vụ giáo dục cho con em lao động, chăm sóc sức khỏe cho người già, v.v.

+ Xây dựng hệ thống vận tải công cộng tốc độ cao (xe bus, xe điện, v.v.) nối liền khu đô thị Đại học với trung tâm Hà Nội.

+ Hỗ trợ đào tạo lực lượng giáo viên người địa phương đáp ứng yêu cầu của các trường.

b) Thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đưa tỉnh trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của vùng đồng bằng sông Hng, đáp ứng nhu cầu của Hà Nội và các tỉnh lân cận.

+ Quy hoạch đồng bộ khu “làng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” gn với quy hoạch du lịch và y tế của tỉnh.

+ Nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp và tri thức trẻ về đầu tư và làm việc tại các làng chăm sóc sức khỏe.

+ Nghiên cứu xây dựng khu vực đô thị gắn với làng chăm sóc sức khỏe, để thu hút và đảm bảo đời sống cho lực lượng lao động có kỹ năng cao cho dịch vụ này.

c) Phát triển dịch vụ thương mại và vận tải gắn với khu Thổ Tang, đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm thương mại nông sản và dịch vụ vận chuyển kết nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng ĐBSH, giữa hệ thống cảng biển phía Bắc với biên giới và khu vực Vân Nam (Trung Quốc).

+ Chính thức hóa lực lượng lao động phi nông nghiệp trong các ngành thương mại, vận tải hiện nay theo hướng phát triển thành doanh nghiệp ở nông thôn thông qua quy hoạch đồng bộ, xây dựng cơ chế hỗ trợ pháp lý (thủ tục đăng ký), nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ tín dụng cho một số ngành nghề ưu tiên, hỗ trợ nâng cấp công nghệ, xử lý chất thải, nối kết thị trường, v.v.

+ Nghiên cứu thị trường dịch vụ vận tải khu vực nhằm xác định thị trường tiềm năng, khối lượng vận chuyn tiềm năng, các mặt hàng có nhu cầu trung chuyển giữa các vùng, loại hình vận tải, v.v. trên cơ sở đó xây dựng Đề án phát triển dịch vụ vận tải cho Vĩnh Phúc.

d) Phát triển ngành du lịch giải trí gắn với nghỉ dưỡng cho đối tượng khách du lịch từ Hà Nội bằng những dịch vụ giải trí hiện đại, đồng bộ gắn với những cảnh quan thiên nhiên đặc thù của tnh.

+ Nghiên cứu, đánh giá thị trường và nhu cầu dịch vụ giải trí cho du khách Hà Nội.

+ Rà soát bổ sung quy hoạch du lịch của tỉnh theo hướng lấy phát triển du lịch giải trí làm giải pháp đột phá.

+ Nghiên cứu đề xuất cơ chế thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu du lịch giải trí đồng bộ gắn với du lịch nước để tận dụng lợi thế của tỉnh tại khu vực Đại Lải.

e) Đưa lao động dịch vụ đi làm việc tại các tỉnh phía Nam thông qua các hoạt động đào tạo định hướng nghề nghiệp, kết nối giữa Vĩnh Phúc và chính quyền địa phương nơi đến để cùng quản lý và đảm bảo đời sống cho người di cư; có các cơ chế hỗ trợ ưu tiên riêng cho nhóm lao động có độ tuổi 30-44.

5.5.8. Xuất khẩu lao động

Cần xác định rõ xuất khẩu lao động là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề thừa lao động thiếu việc làm nông nghiệp trong ngắn hạn. Tiếp tục tăng cường vai trò của bộ máy chính quyền và đội ngũ phụ trách về XKLĐ từ tỉnh đến huyện và xã, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các kênh như truyền hình, báo đài, thông báo tại cấp cơ sở, qua hệ thống chính trị ở cơ sở, v.v.

a) Nghiên cứu sâu các thị trường trọng đim (Nhật Bản, Hàn Quc, Đài Loan).

+ Nghiên cứu về cung lao động: Xác định loại ngành nghề mà lao động Vĩnh Phúc phù hợp.

+ Xác định rõ phân khúc thị trường xuất khẩu trong từng ngành (ví dụ công nghiệp cao cấp hay nghề đơn giản).

+ Nghiên cứu các yêu cầu của thị trường: Chính sách nhập cư, luật lao động, chuỗi phân phi lao động tại các thị trường chính.

+ Yêu cầu cho người đi lao động xuất khẩu: Yêu cầu về trình độ, sức khỏe, các thủ tục cần thiết để xuất cảnh, v.v.

b) Kết nối trực tiếp với các nghiệp đoàn lao động các nước trọng điểm trong các ngành có nhu cầu cao và phù hợp với nhu cầu của lao động Vĩnh Phúc

+ Xác định thị trường ưu tiên: Tập trung vào một số nước, ưu tiên các nước đã đầu tư vào Vĩnh Phúc hoặc các nước có văn hóa gần gũi với Việt Nam.

+ Nghiên cứu tại từng thị trường về nhu cầu lao động: Trong ngành nghề nào, phục vụ loại doanh nghiệp nào.

+ Truyền thông, marketing, giới thiệu về năng lực lao động Vĩnh Phúc và chính sách hỗ trợ của tỉnh.

+ Kết nối với các cơ quan xúc tiến thương mại, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đại sứ quán các nước để xác định nhu cầu và qung bá thông tin, kết nối doanh nghiệp.

+ Tổ chức liên doanh liên kết trực tiếp với các nghiệp đoàn để đưa các lao động thạo nghề đi được ngay.

+ Dịch vụ hỗ trợ cho người đi lao động: Vay vốn, hỗ trợ pháp lý, thủ tục khác (khám sức khỏe, VISA v.v.), dịch vụ chuyển tiền, hỗ trợ về làm quen với văn hóa xã hội ...

c) Đào tạo nghề và tạo việc làm để chuyển lao động nông nghiệp đi xuất khẩu lao động theo những cách thức mới, hiệu quả hơn

+ Htrợ để các doanh nghiệp nước ngoài tiếp nhận, sử dụng lao động tổ chức đào tạo cho lao động ngay tại Vĩnh Phúc (thay vì ở Hà Nội như hiện nay). Có thể giúp doanh nghiệp xây dựng cơ sở đào tạo ở quy mô vùng (hiệu quả kinh tế nhờ quy mô) cho lao động chuẩn bị đi XKLĐ tại Vĩnh Phúc.

+ Các hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể gồm: Cung cấp thông tin về người lao động, vay vốn, đất đai làm trụ sở đào tạo, dịch vụ hậu cn cho đào tạo (ăn nghỉ của lao động học nghề), lựa chọn lao động đi học theo yêu cầu đào tạo của DN.

+ Hỗ trợ đào tạo cơ bn trước khi đào tạo chuyên sâu theo kế hoạch, tiêu chuẩn ca doanh nghiệp.

+ Có cơ chế hỗ trợ các công ty XKLĐ phối hợp với Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu và các trung tâm dịch vụ việc làm để mở các chương trình đào tạo nghề ngay tại Vĩnh Phúc.

d) Đẩy mạnh truyền thông nhằm xúc tiến xuất khẩu lao động

+ Thông tin về các thị trường lao động dịch vụ và kỹ thuật cao thông qua các chương trình truyền hình, thông tin trên đào tạo lao động xuất khẩu, các trung tâm dịch vụ việc làm và các phương tiện truyền thông công cộng khác.

+ Thông qua thông tin thị trường góp phần định hướng đào tạo nghcho lao động của tỉnh.

e) Rà soát và điều chỉnh các chính sách liên quan

+ Điều chỉnh các chính sách nhằm hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động như hỗ trợ vay vn, thủ tục vay vốn, cung cấp dịch vụ một cửa (khám sức khỏe, cấp VISA, kiểm tra ngoại ngữ, v.v.), cung cấp thông tin về thị trường cho người lao động, hỗ trợ về làm quen với văn hóa, xã hội

+ Gắn vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương và Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu trong thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ người đi xuất khẩu lao động.

+ Quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động, nhằm giải quyết kịp thời những phát sinh của người lao động ở nước ngoài, đảm bảo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động tại nước bạn.

5.5.9. Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn

Tiếp tục duy trì và đảm bảo tốc độ tăng trưởng công nghiệp làm cơ sở thu hút một phần lao động từ nông nghiệp chuyển sang.

a) Rà soát quy hoạch theo hưng đưa công nghiệp về nông thôn, tận dng quỹ đất tại khu vực trung du như các huyện Lập Thch, Sông Lô, Tam Dương

+ Rà soát quy hoạch công nghiệp để phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch và định hướng tái cơ cấu.

+ Tiến hành đánh giá quỹ đất và lực lượng lao động từng vùng.

b) Tái cơ cấu ngành Công nghiệp theo hướng ưu tiên cho các ngành tạo giá trị gia tăng cao và thu hút lao động nông nghiệp, phát triển mới các ngành phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp (chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến công cụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, v.v.)

+ Nghiên cứu chi tiết về thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp.

+ Tìm giải pháp tăng cơ cấu ngành nghề thu hút lao động, thu hút doanh nghiệp các ngành tạo nhiều việc làm như chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, may mặc, v.v.

+ Gắn với đào tạo cao đẳng và đại học.

c) Tổ chức đào tạo lại nghề cho người lao động

+ Nghiên cứu lại nhu cầu đào tạo và đặc điểm của lao động nông nghiệp có thể chuyển dịch sang công nghiệp của tỉnh.

+ Nâng cao năng lực của doanh nghip đào tạo qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, gn nội dung đào tạo với nhu cầu của các doanh nghiệp tuyn dụng.

+ Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Chia sẻ kinh phí đào tạo nghề và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của công nhân vi các doanh nghiệp hoạt động và tuyển dụng lao động địa phương.

đ) Phát triển dịch vụ hỗ trợ cho người lao động đi vào ngành Công nghiệp

+ Htrợ vCSHT (bệnh viện, trường học, ch, v.v.) để người lao động có thể định cư tại các vùng được quy hoạch. Nghiên cứu thí điểm các cơ chế hợp tác công tư, nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Hình thành cơ chế thu hút tri thức về nông thôn: Cấp học bổng cho người địa phương đi học, có cơ chế hỗ trợ lao động được đào tạo làm việc tại địa phương như hỗ trợ điều kiện sống, ưu đãi trong việc lựa chọn ngành nghề, v.v.

c) Thu hút các doanh nghiệp trong các ngành Công nghiệp có chế độ cao cho lao động tốt (lương, hỗ trợ đời sống) và tạo ra nhiều việc làm.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và tạo việc làm tại địa phương. Nhanh chóng thu hút các doanh nghiệp có khả năng tạo việc làm lớn (chế biến nông sản, dệt may, v.v.).

+ Đơn giản hóa tối đa các thủ tục, chi phí liên quan tới đăng ký thành lập doanh nghiệp tại địa phương.

+ Ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt (giao đất sạch, xây dựng hạ tầng đầy đủ, hỗ trợ tín dụng, thuế, v.v.) cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại chỗ, ký hợp đồng lao động dài hạn, có đào tạo dạy nghề cho lao động sau khi tuyển dụng.

f) Thu hút tạo việc làm cho các hoạt động phi nông nghiệp của địa phương (làng nghề)

+ Rà soát, quy hoạch lại các ngành nghề có lợi thế so sánh, có tiềm năng thị trường.

+ Chính thức hóa lực lượng lao động phi nông nghiệp trong các làng nghề hiện nay theo hướng phát triển thành doanh nghiệp ở nông thôn thông qua quy hoạch đồng bộ, xây dựng cơ chế hỗ trợ pháp lý (thủ tục đăng ký), nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ tín dụng cho một số ngành nghề ưu tiên, hỗ trợ nâng cấp. công nghệ, nối kết thị trường, xây dựng thương hiệu, xử lý chất thải, hỗ trợ dịch vụ môi trường làng nghề v.v.

+ Chính thức hóa các giao dịch lao động và việc làm thông qua các chính sách như cấp thẻ lao động, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, v.v.

+ Trong đào tạo nghề cho ngành dịch vụ cần chú trọng đào tạo trung và cao cấp để doanh nghiệp hóa các hộ nghphi nông nghiệp.

5.5.10. Đẩy mạnh phân luồng đào tạo, đào tạo lại nghề cho công nhân

a) Đối với lực lượng lao động trẻ (15-29 tuổi) tiếp tục đẩy mạnh phân luồng đào tạo tbậc trung học phổ thông hướng vào các ngành Công nghiệp thế mạnh trên địa bàn tỉnh, thông qua các chính sách

+ Thu hút, hỗ trợ thành lập các cơ sở đào tạo nghề gắn với phân lung lao động.

+ Thu hút tư nhân tham gia đào tạo gắn với phân luồng lao động.

+ Htrợ các cơ sở đào tạo nghề và giáo dục trung học ph thông.

+ Htrợ học sinh theo phân luồng học nghề gắn với trung học ph thông.

+ Htrợ liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, sở xuất khẩu lao động với cơ sở đào tạo theo phân lung.

b) Đối với lực lượng lao động có độ tuổi t30-44, cần có các chương trình đào tạo lại và hỗ trtìm kiếm việc làm trong các ngành dịch vụ tại địa phương và tại các tỉnh phía Nam.

5.6. Một số cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tnh giai đoạn 2015-2020

5.6.1. Nguyên tắc xây dựng cơ chế chính sách và định mức đầu hỗ trợ

- Áp dụng mức hỗ trợ đầu tư đã được quy định trong các cơ chế chính sách của TW đã ban hành đối với sản xuất nông nghiệp;

- Xây dựng mức đầu tư hỗ trợ theo các cơ chế chính sách của TW đã ban hành nhưng giao cho tỉnh quy đnh về mức đầu tư hỗ trợ theo điều kiện thực tế của tỉnh.

- Tiếp tục áp dụng những cơ chế chính sách do tỉnh ban hành đang có hiệu quả đi với sản xuất NLTS, để hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.

- Xây dựng một số cơ chế chính sách mới của tỉnh để khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt sản xuất hàng hóa, nuôi trồng thủy sản quy mô lớn, chế biến nông sản, xử lý ô nhiễm môi trường, đào tạo nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp.

- Đầu tư, hỗ trợ gắn với điều kiện, đảm bảo đến đối tượng được hỗ trợ và thuận lợi cho kiểm tra, giám sát.

- Đầu tư hỗ trợ tập trung vào ngành hàng chủ lực, xây dựng mô hình bền vững để tạo sức lan tỏa.

- Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp, các quy định của TW về dạy nghề và giải quyết việc làm tiến hành sửa đổi các cơ chế, chính sách của tỉnh về dạy nghề, giải quyết việc làm lao động nông thôn và xuất khẩu lao động phù hợp với các quy định của TW và điều kiện của tỉnh

5.6.2. Đxuất một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

5.6.2.1. Đất đai

a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Hỗ trợ 01 lần, mức 500.000đ/ha nhưng không quá 100 triệu đồng/xã cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Tng số 135 xã, phường, thị trấn (trừ phường Ngô Quyền, Vĩnh Yên và phường Trưng Trc, Phúc Yên không có đt sản xuất nông nghiệp).

b) Thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đsản xuất nông nghiệp theo quy hoạch

Hỗ trợ kinh phí cho chính quyền xã, phường, thị trấn tổ chức làm điểm dồn thửa, đi ruộng để tuyên tuyền, hội họp, xây dựng và thống nhất phương án dồn thửa, đi ruộng; trích đo bản đồ địa chính thửa đất, khu đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp mới, cp đi giấy chng nhận quyền sử dụng đất. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/ha.

Tổ chức làm điểm trong năm 2016-2017 về dồn thửa, đổi ruộng tại 1-2 huyện, mỗi huyện chọn 1-2 xã đảm bảo mỗi hộ có đất nông nghiệp chỉ còn trung bình từ 1,0-1,5 thửa. Mức hỗ trợ kinh phí làm điểm dồn thửa, đổi ruộng không quá 5 triệu đồng/ha để thực hiện chỉnh trang đồng ruộng sau dồn thửa, đi ruộng (bao gm: Điều chỉnh đào đp bờ vùng, bờ thửa, kênh mương nội đng). Tiến hành tng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điu chỉnh mức hỗ trợ sau làm đim (nếu có) để triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2018.

(Dự kiến hỗ trợ kinh phí thực hiện dồn thửa, đổi ruộng theo Đề án đến năm 2020 đạt từ 10.000 ha trở lên, chiếm 30-35% diện tích đất canh tác nông nghiệp trên toàn tỉnh, trong đó năm 2016-2017 thí đim dồn thửa, đi ruộng khoảng 2.000 ha. Trong quá trình thực hiện, nếu diện tích dồn thửa, đổi ruộng tăng lên thì sẽ đxuất bố trí tiếp kinh phí htrợ thực hiện theo cơ chế chính sách như trên)

c) Thc hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đt sang trồng rau quả, trồng cây thức ăn gia súc và đất nông nghiệp khác ở những xã đã rà soát điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp để phát trin chăn nuôi bò, ln, chuyên canh rau quả.

d) Khuyến khích thuê ruộng đất để sản xuất trồng trọt quy mô lớn

Htrợ tổ chức, cá nhân (không phải doanh nghiệp) thuê quyền sử dụng đất quy mô từ 2 ha trở lên đối với miền núi, 3 ha trlên đối với vùng còn lại đsản xuất trồng trọt quy mô lớn, thời hạn thuê tối thiểu 10 năm liên tục trở lên và liền vùng liền khoảnh. Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm, trong 05 năm đu tính từ khi thuê đất và thực hiện thanh toán hỗ trợ theo từng năm.

(Dự kiến từ 2016-2020 hỗ trthuê ruộng khoảng 1.000 ha).

5.6.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp

a) Đào tạo về quản lý, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ các cấp

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, mức không quá 06 triệu đồng/người/khóa để đào tạo và đào tạo lại kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo bò.

Dự kiến đào tạo 04 lớp/5 năm (20 người/lớp, tổng số 80 người, thời gian 20 ngày/khóa).

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, mức không quá 05 triệu đồng/người/khóa để đào tạo chuyên gia kỹ thuật về đánh giá chất lượng nông sản, thực phẩm theo VietGAP.

Dự kiến đào tạo 3 lớp trong 5 năm (20 người/lớp; tng s 60 ợt người; 13 ngày/khóa).

b) Đào tạo ngn hạn tập huấn cho nông dân

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân tại các xã, phường, thị trấn được phê duyệt quy hoạch về chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, trồng rau quả; mức hỗ trợ không quá 2,5 triệu đng/người/khóa.

Dự kiến đào tạo 190 lớp cho 4.200 người trong 5 năm. Đi với chăn nuôi bò sữa đào tạo 100 lớp/5 năm; chăn nuôi lợn đào tạo 50 lớp/5 năm (đào tạo 20 người/khóa, thời gian đào tạo 7 ngày). Đi với trồng rau, đào tạo 40 lớp/5 năm (30 người/khóa, thời gian đào tạo 8 ngày/khóa).

- Hỗ trợ kinh phí 01 lần/năm, trong 5 năm đối với nông dân đã được đào tạo nghề chăn nuôi lợn, bò sữa, trồng rau quả tại các xã, phường, thị trấn đã được phê duyệt quy hoạch chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, trồng rau quả để tập huấn tiến bộ kỹ thuật mới và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; mức hỗ trkhông quá 200.000 đồng/người/ngày.

Dự kiến đào tạo 150 lớp trong 5 năm cho 15.000 lượt người (100 người/lớp, thời gian 1 ngày/khóa). Trong đó, đi với chăn nuôi bò sữa: 25 lớp/5 năm, chăn nuôi lợn 25 lớp/5 năm, trồng rau 50 lớp/5 năm, xây dựng cánh đng mu 50 lớp/5 năm.

c) Tập huấn về quản lý, quản trị cho trang trại

Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, quản trị, kỹ thuật cho chủ trang trại; mức không quá 01 triệu đồng/người/khóa.

Dự kiến tập huấn 20 lớp/5 năm cho 1.000 lượt người (mi trang trại đào tạo 01 người; slượng 50 người/lớp, thời gian 3 ngày/khóa).

5.6.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi

Hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho tổ chức cá nhân (không phải là doanh nghiệp) gồm: Tiền thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm, làm đường giao thông, đường điện, hệ thống xử lý nước thải, thiết bị, chi phí quảng bá, giới thiệu sản phẩm để xây dựng 01 mô hình sản xuất, sơ chế bảo quản và tiêu thụ rau quả có quy mô sản xuất tối thiểu 10 ha tập trung trở lên; mức hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng/mô hình.

Cấp ứng 30% kinh phí hỗ trợ khi dự án được cấp có thm quyền phê duyệt; sau khi dự án hoàn thành đi vào sản xuất đạt quy mô, công suất ti thiu từ 70% tr lên và hoàn tt các thủ tục thanh quyết toán, được cấp 70% kinh phí htrợ còn lại.

5.6.2.4. Chuyển giao ứng dụng KHCN

a) Hỗ trợ 100% chi phí để tổ chức thực hiện đào tạo, tập huấn; xây dựng quy trình sản xuất; phân tích mẫu phục v áp dng VietGAP; 70% kinh phí thuê tổ chức đánh giá, chứng nhn VietGAP cho cơ ssản xuất. Mức hỗ trkhông quá 40 triệu đồng/cơ sở cho:

- Các cơ sở chăn nuôi bò sữa ngoài khu dân cư nằm trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa, có quy mô từ 10 con trở lên (Dự kiến 50 cơ sở).

- Các cơ sở chăn nuôi lợn tại các xã nm trong quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn, có quy mô tối thiu thường xuyên từ 500 con lợn trở lên (Dự kiến 100 cơ s).

- Các cơ sở nuôi trồng thủy sản quy mô từ 05 ha trở lên (Dự kiến 50 cơ sở).

- Các cơ sở sản xuất, sơ chế rau quả có quy mô tối thiu từ 02 ha liền khoảnh trở lên (Dự kiến 50 cơ sở).

b) Xử lý chất thải chăn nuôi lợn và chăn nuôi trâu (bò)

- Hỗ trợ 1 lần xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi cho các tổ chức cá nhân (không phải là doanh nghiệp) chăn nuôi lợn quy mô thường xuyên từ 1.000 lợn trở lên. Mức hỗ trợ 200.000 đồng/con nhưng không quá 300 triệu đồng/hộ (Dự kiến 50 cơ sở).

- Htrợ 1 lần 50% giá trị xây dựng công trình khí sinh học (Biogas) xử lý chất thải chăn nuôi trâu, bò cho các hộ nuôi quy mô từ 5 đến 9 con không quá 5 triệu đồng/hộ (Dự kiến 1.500 hộ/5 năm). Các hộ nuôi quy mô từ 10 con trlên, không quá 10 triệu đồng/hộ (Dự kiến 500 hộ/5 năm).

c) Hỗ trợ không quá 35% chi phí sản xuất trực tiếp và 100% kinh phí triển khai cho hộ để sản xuất rau quả hàng hóa an toàn theo VietGAP đi với vùng miền núi quy mô từ 2 ha trở lên, đối với vùng còn lại quy mô từ 3 ha trở lên. Mức hỗ trợ bình quân 7 tr.đ/ha/vụ, không quá 2 vụ/năm

Dkiến htrợ 5.000 ha trong 5 năm.

5.6.2.5. Htrợ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản

a) Hỗ trợ giống vật nuôi

- Hỗ trợ hộ nuôi bò sữa 6 triệu đồng/con để mua mới bò sữa ở ngoài tỉnh từ 15 tháng tuổi đến đẻ lứa 3, hỗ trợ không quá 10 con/hộ/5 năm (Dự kiến 2.500 con trong 5 năm).

- Hỗ trợ bình tuyển đàn bò cái nền 01 lần/năm, trong 5 năm, với mức không quá 110.000 đồng/con (Dự kiến bình tuyển 10% tổng đàn, tương ứng 10.000 con/năm, tng 50.000 lượt con trong 5 năm).

- Hỗ trợ bình tuyển đàn lợn đực giống, bò đực giống 01 lần/năm, trong 5 năm, với mức không quá 110.000 đồng/con (Dự kiến 5.000 lượt con lợn đực giống, lượt con bò đực ging trong 5 năm).

- Hỗ trợ hộ nuôi lợn đực giống 05 triệu đồng/con để mua thay thế lợn đực giống từ 06 tháng tuổi trở lên đạt tiêu chuẩn lợn đực giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp &PTNT, nhưng không quá 02 con/hộ/5 năm. Dự kiến hỗ trợ 250 con trong 5 năm (mi năm 50 con).

- Hỗ trợ hộ nuôi bò đực giống 20 triệu đồng/con để mua thay thế bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên đạt tiêu chuẩn bò đực giống theo quy định của BNông nghiệp & PTNT, nhưng không quá 01 con/hộ/5 năm. Dự kiến hỗ trợ 250 con trong 5 năm (mi năm 50 con).

- Hỗ trợ 1 lần trong 5 năm, mức 02 triệu đồng/con nhưng không quá 30 con/hộ để mua mới hoặc thay thế ln nái ngoại hậu bị cấp bmẹ, đối với hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 10 con nái trở lên (không hỗ trợ các hộ đang nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 30 con trở lên và đã được nhận hỗ trợ về nội dung này theo Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015). Dự kiến hỗ trợ 8.000 con trong 5 năm (mi năm hỗ trợ bình quân 1.600 con).

- Hỗ trợ chi phí sản xuất tinh ln ngoại để thụ tinh cho lợn nái sinh sn. Mức hỗ trợ không quá 3 liều/con/năm và không quá 27.000 đ/liều. Dự kiến hỗ trợ 450.000 liều tinh trong 5 năm (90.000 liều/năm).

- Hỗ trợ hộ nuôi bò mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo bò thịt cao sản để phối giống cho đàn bò cái nền. Mức hỗ trợ không quá 2 liều/con/năm và không quá 200.000 đồng/liều tinh (bao gồm tiền mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo). Dự kiến hỗ trợ 100.000 liều tinh trong 5 năm (10.000 con/năm; 2 liều/con/năm).

- Hỗ trợ mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo bò sữa cao sản nhập ngoại. Mức hỗ trợ không quá 3 liều/con/năm và không quá 300.000 đ/liều tinh (bao gồm tiền mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo). Dự kiến trong 5 năm hỗ trợ 82.000 liều tinh.

- Hỗ trợ hộ nuôi bò sữa 50% kinh phí mua tinh bò sữa phân biệt gii tính và vật tư thụ tinh nhân tạo cho bò sữa. Mức hỗ trợ không quá 03 liều/con/năm và không quá 750.000 đồng/liều tinh (bao gồm tiền mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo). Dự kiến trong 5 năm htrợ 22.000 liều tinh.

b) Htrợ giống thủy sản

Hỗ trợ 70% chi phí mua giống cá Rô phi đơn tính và 100% kinh phí triển khai, tương ứng 42 triệu đồng/ha nhưng không quá 2 ha/hộ, không quá 02 lần/hộ/5 năm, cho các hộ nuôi cá thâm canh có quy mô từ 0,5 ha trở lên. Dự kiến hỗ trợ 750 ha/5 năm (150 ha/năm trong đó 100 ha nuôi chính vụ, 50 ha nuôi gối vụ qua đông).

c) Hỗ trợ giống cây trồng

- Hỗ trợ 70% chi phí mua giống lúa chất lượng cho hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh, mức hỗ trợ không quá 1,05 triệu đồng/ha, hỗ trợ không quá 3 năm trên diện tích canh tác/hộ. (Dự kiến hỗ trợ 20.000 ha/năm).

- Htrợ 70% chi phí mua giống ngô biến đổi gen cho hộ trồng ngô trên địa bàn tỉnh, mức hỗ trợ không quá 2,8 triệu đồng/ha, hỗ trợ không quá 3 năm trên diện tích canh tác/hộ. (Dự kiến tổng số 15.000 ha/5 năm).

d) Hỗ trợ công tác chỉ đạo, quản chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; thanh tra, kiểm tra chất lượng giống; in ấn tài liu phục vquản lý giống (Kinh phí bng 3% tng kinh phí htrợ giống hàng năm).

5.6.2.6. Htrợ xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp: Áp dụng chính sách hỗ trợ đặc thù cho các dự án để xây dựng hạ tầng các khu chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò sữa, nuôi trồng thủy sản tập trung ngoài khu dân cư. Phương thức cấp vốn hỗ trợ: Cấp ứng 30% kinh phí hỗ trợ sau khi dự án được cấp có thm quyền phê duyệt; số còn lại được cấp sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu đi vào sản xuất.

a) H trlàm điểm xây dựng hạ tng các khu chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò sữa tập trung ngoài khu dân cư theo quy hoạch

Hỗ trquy hoạch chi tiết trong khu chăn nuôi và 70% chi phí xây dựng gm: Đường giao thông, hệ thống đin, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, nhưng không quá 03 tỷ đồng/khu. Quy mô tối thiu mỗi khu 100 bò sữa hoặc 1.000 lợn (Dự kiến xây dựng 30 khu/năm, trong đó: 20 khu chăn nuôi bò sữa, 10 khu chăn nuôi ln).

b) Hỗ trợ đầu tư h tng nuôi trồng thủy sản

- Hỗ tr 50% chi phí nhưng không quá 300 triệu đng/dự án để xây dựng: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối, cống, cải tạo ao hồ, đường giao thông, đường điện hạ thế cho tổ chc, cá nhân (không phải doanh nghiệp) xây dựng cơ ssản xuất có quy 100 triệu cá bột/năm trở lên. (Dự kiến hỗ trợ 5 dự án).

- Htrợ 50% chi phí nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án cho tổ chức, cá nhân (không phải doanh nghiệp) có d án nuôi trồng thủy sản liền vùng tập trung, quy mô t 5 ha trở lên để xây dựng shạ tầng gm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối, cải tạo ao h, đường giao thông, đường điện hạ thế. (Dự kiến hỗ trợ 20 dự án).

c) Đầu trang thiết bị 01 phòng phân tích, đánh giá cht lượng nông sản, thực phẩm: Trang thiết b phân tích dư lượng thuốc bo vệ thực vật trong nông sản; dưng kháng sinh, độc tố, vi sinh trong thực phẩm.

d) Đầu tư nâng cấp sở, vật chất kỹ thuật Phòng chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh gia súc, gia cm.

e) Dự án xây dựng và phát triển cây trồng sn xuất nguyên liệu hàng hóa

5.6.2.7. Hỗ trợ mua máy nông nghiệp

a) Hỗ trợ 01 lần, 50% chi phí mua mới máy vắt sữa, thái cỏ nhưng không quá 10 triệu đồng/hộ đối với hộ chăn nuôi bò sữa (Dự kiến 1.000 hộ/5 năm).

b) Hỗ trợ 01 lần 50% chi phí mua mới máy trộn thức ăn hn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa, nhưng không quá 50 triệu đồng/hộ đối với hộ chăn nuôi bò sữa (Dự kiến hỗ trợ 50 hộ trong 5 năm).

c) Hỗ trợ 01 lần, 50% chi phí mua mới máy sục khí tạo oxy nhưng không quá 5 triệu đồng/hộ cho các hộ nuôi cá thâm canh có quy mô từ 01 ha trở lên (Dự kiến 500 hộ/5 năm).

d) Hỗ tr01 lần, 50% chi phí mua mi máy phục vụ sản xuất trồng trọt cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua sử dụng t03 năm trở lên, mức hỗ trợ như sau:

- Không quá 75 triệu đồng/máy, đối với máy làm đất công suất trên 35 mã lực. (Dự kiến 100 máy/5 năm).

- Không quá 20 triệu đồng/máy, đối với máy làm đất công suất từ 15-35 mã lực (Dự kiến 300 máy/5 năm).

- Không quá 75 triệu đồng/máy, đối với máy cấy (Dự kiến 50 máy/5 năm).

- Không quá 08 triệu đồng/máy, đối với máy lên luống (Dự kiến 50 máy/5 năm).

- Không quá 25 triệu đồng/máy, đối với máy gieo hạt (Dự kiến 10 máy/5 năm).

- Không quá 75 triệu đồng/máy, đối với máy gặt đập liên hợp (Dự kiến 50 máy/5 năm).

5.6.2.8. Thí đim bảo hiểm nông nghiệp

Hỗ trợ 50% phí bảo hiểm bò sữa nhưng không quá 1,4 triệu đồng/con/năm; áp dụng đối với bò sữa hậu bị từ 14 tháng tuổi trở lên đến đẻ hết lứa thứ 6. (Dự kiến hỗ trợ bảo hiểm 28.000 lượt con trong 5 năm).

5.6.2.9. Hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm

Đthực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phù hợp với giai đoạn mới, cn nghiên cứu và sửa đổi về cơ chế, chính sách và mức hỗ trợ trong Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết số 116/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, thành một nghị quyết mới đảm bảo giải quyết được lao động trong tỉnh trong đó có lao động nông nghiệp tiếp tục dôi dư do Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Trong đó trọng tâm sửa đi là:

- Mở rộng đối tượng hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm đối với lao động nông nghiệp, nông thôn theo độ tuổi.

- Cụ thể hóa mức hỗ trợ mới về học nghề và giải quyết việc làm.

- Tăng thêm một số nghmới: Dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng, giúp việc gia đình...

- Dạy nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động.

5.7. Kinh phí thực hin Đề án

Khái toán kinh phí từ ngân sách tỉnh thực hiện Đề án là: 712,2 tỷ đồng.

Dự kiến nguồn vn như sau:

- Sự nghiệp kinh tế: 529,5 tỷ đng.

- Đầu tư phát triển: 158,2 tỷ đồng.

- Khoa học công nghệ: 24,5 tỷ đồng.

Phân kỳ đầu tư, dự kiến như sau:

- Năm 2016: 149,7 tỷ đồng.

- Năm 2017: 129,8 tỷ đồng.

- Năm 2018: 174,5 tỷ đồng.

- Năm 2019: 134,4 tỷ đồng.

- Năm 2020: 123,8 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Biểu s 15 kèm theo)

5.8. Mt số d án trng điểm giai đon 2015-2020

1. Dự án xây dựng và phát triển cây trồng sản xuất nguyên liệu hàng hóa

2. Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa.

3. Dự án phát triển vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa.

4. Dụ án phát triển chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh.

5. Dự án phát triển bò thịt tỉnh Vĩnh Phúc.

6. Dự án phát triển rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

7. Dự án phát triển sn xuất cá ging, cá thịt.

8. Căn cứ vào nội dung cơ chế chính sách hỗ trợ, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các sở, ngành liên quan thng nht đxuất với UBND tỉnh các dự án, kế hoạch c thđể triển khai từ năm 2016.

(Chi tiết tại Biu s 16 kèm theo)

VI. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH HÀNG NÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC

6.1. Mục tiêu và gii pháp phát triển các ngành hàng chủ lực

6.1.1. Chăn nuôi bò sữa

6.1.1.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc trthành một ngành hàng quan trọng, có lợi thế cạnh tranh góp phn vào tăng trưởng nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nông dân, cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc.

b) Mục tiêu cụ thđến năm 2020

- Phát triển đàn bò cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2020, đàn bò sữa đạt 15.000 con; chất lượng đàn bò sữa được cải thiện.

- Năng suất sữa/bò của một chu kỳ khai thác sữa năm 2020 tăng 20% so với năm 2014 (đạt 6 tấn sữa/bò/chu kỳ).

- 100% sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- 100% sữa được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

- 300 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn cơ sở chăn nuôi an toàn (chiếm khoảng 15% tổng cơ sở chăn nuôi).

6.1.1.2. Giải pháp

a) Quy hoạch và hỗ trợ phát triển bền vững khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư

- Xây dựng Dự án Quy hoạch, điều chỉnh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất nông nghiệp khác đchăn nuôi bò sữa (bao gồm khu chăn nuôi, khu xử lý chất thải và trồng cỏ), khu trồng cây thức ăn.

- Hỗ trợ các xã thực hiện dồn thửa đi ruộng đất nông nghiệp phục vụ quy hoạch khu chăn nuôi bò sữa tập trung ngoài khu dân cư.

- Nghiên cứu và thiết kế mẫu khu chăn nuôi tập trung: Khu nhốt, khu thả, khu chứa thức ăn, khu chứa dụng cụ, khu chứa sản phẩm tạm thời, ao xử lý môi trường sinh học, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...

- Htrợ làm điểm cơ sở hạ tầng một số khu chăn nuôi tập trung; Đường giao thông, đường điện, hệ thống xử lý chất thải.

- Hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý khu chăn nuôi tập trung và quy định điều kiện được chăn nuôi trong khu chăn nuôi tập trung.

b) Đào tạo người chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp

- Xây dựng và chuẩn hóa giáo trình, tài liệu đào tạo người chăn nuôi bò sữa để có chứng chỉ nghề sơ cấp về chăn nuôi bò sữa.

- Đào tạo người chăn nuôi có trình độ, kỹ năng về: Sử dụng thức ăn; phối trộn thức ăn; chế biến thức ăn; chăm sóc bò; trồng cỏ; phòng trừ dịch bệnh; vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP; quản trị cơ sở chăn nuôi: hộ, trang trại,...

c) Hỗ trợ xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa an toàn và quản trị tt

- Xây dựng tiêu chí trang trại chăn nuôi an toàn, quản trị tốt.

- Tập huấn, tư vấn, hỗ trợ các trang trại áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt và được chứng nhận VietGAP.

- Hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống hồ sơ theo dõi đàn bò sữa.

- Tập huấn cho chủ trang trại về quản trị trang trại: tài chính, lao động.

d) Hỗ trợ phát triển HTX chăn nuôi bò sữa và liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm

- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập và vận hành các HTX chăn nuôi bò sữa.

- Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản trị HTX.

- Hỗ trợ HTX mở rộng dịch vụ phục vụ chăn nuôi của hộ: Cung cấp dịch vụ, đầu vào, thu mua, sơ chế,...

- Tư vấn, hỗ trợ HTX liên kết với DN tiêu thụ sản phẩm.

- Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến sữa tại vùng nguyên liệu.

e) Phát triển thương hiệu và thị trường tiêu thụ sữa

- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Sử dụng nhãn hiệu làm công cụ quản lý việc sản xuất; việc tuân thủ quy trình kỹ thuật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khẳng định chất lượng vệ sinh với khách hàng.

- Tập huấn, hỗ trợ HTX tham gia chế biến sữa.

- Ban hành tiêu chuẩn cơ sở thu mua sữa.

- Hỗ trợ thúc đẩy hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Quảng bá hình ảnh sữa Vĩnh Phúc.

f) Hỗ trợ và chuyển giao TBKT chăn nuôi bò sữa

- Hỗ trợ mua tinh và vật tư thụ tinh nhân tạo bò sữa cao sản (nhập ngoại, bò có năng suất sữa trên 10.000 lít/chu kỳ).

- Hỗ trợ mua tinh bò sữa phân biệt giới tính và vật tư thụ tinh nhân tạo cho bò sữa để nâng cao tỷ lệ sinh bên cái lên trên 90%.

- Thử nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm môi trường của hộ chăn nuôi bng chế phẩm sinh học.

- Hỗ trợ vắc-xin phòng dịch và hóa chất khử trùng.

- Hỗ trợ đào tạo cán bộ thú y kiêm dn tinh viên cho các xã.

- Mô hình chuyển giao TBKT về chế biến thức ăn, ủ chua thức ăn.

- Hỗ trợ máy móc phục vụ cơ giới hóa làm đất, thu hoạch cho các khu chăn nuôi tập trung.

g) Bảo him chăn nuôi bò sữa

- Xây dựng chính sách bảo hiểm chăn nuôi bò sữa;

- Hỗ trợ phí bảo hiểm bò sữa (Ngân sách hỗ trợ 50%, người dân đóng 50%).

- Xây dựng qubảo hiểm cho bò sữa.

6.1.2. Chăn nuôi ln

6.1.2.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu: Phát triển bền vững ngành hàng chăn nuôi lợn ở Vĩnh Phúc trthành ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cấp vùng.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình 5%/năm và nâng cao chất lượng con ging, phát triển đàn lợn có tỷ lệ máu ngoại cao;

- Phát triển chăn nuôi tập trung quy mô trang trại ở các địa bàn trung du, miền núi là khu vực dễ quản lý dịch bệnh, ít chịu sức ép về ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ số hộ nuôi từ 500 con trở lên: 10%; hộ nuôi từ 100 đến 499 con: 20%; hộ nuôi từ 20 đến 99 con: 40%; hộ nuôi dưới 20 con: 30%;

- Phát triển cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và xây dựng chuỗi giá trị cung cấp sản phẩm thịt lợn sạch, tiêu thụ tại các thành phố lớn và hướng tới xuất khẩu;

- Phát triển các hình thức liên kết trong tổ chức sản xuất, giữa các hộ chăn nuôi và giữa doanh nghiệp với tổ chức của người chăn nuôi.

6.1.2.2. Giải pháp

a) Quy hoạch, phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm, chăn nuôi theo quy mô trang trại

- Quy hoạch, bố trí đất chăn nuôi cho các vùng chăn nuôi trọng điểm và xã chăn nuôi trọng điểm.

- Htrợ xây dựng các khu chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư ở các vùng chăn nuôi trng đim: Đường giao thông, điện, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tập trung.

- Hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn quy mô trang trại, gia trại: Hỗ trợ vốn vay, miễn giảm tin thuê đất cho trang trại, hỗ trợ tinh giống, đào tạo nâng cao năng lực chủ trang trại, hỗ trợ áp dụng thực hành chăn nuôi tốt,...

- Htrợ cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở giống cấp ông, bà cung cấp giống bố, mẹ; hỗ trợ trang trại nuôi lợn bố, mẹ và cung cấp tinh giống lợn ngoại cao sản.

b) Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm sạch, hướng tới thị trường cao cấp và xuất khẩu

- Xây dựng và hỗ trợ các mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Đầu tư, củng cố Trung tâm Giống vật nuôi của tỉnh về cơ sở hạ tầng, thiết bị và đầu tư, lai tạo con giống chất lượng cao.

- Phát triển các khu chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh ở trung du, miền núi. Lợn thịt được sản xuất ở các khu vực này được tiêu thụ theo chui sản phẩm sạch tới các cơ sở giết mổ tập trung và chế biến, đóng gói, tiêu thụ ở các thị trường cao cấp và xuất khẩu (khoảng 10 - 15 ngàn tn/năm).

- Thu hút doanh nghiệp, liên kết đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

c) Phát triển các hình thức liên kết sản xuất

Hỗ trợ phát triển các HTX chuyên chăn nuôi lợn; nâng cao khả năng hoạt động của các HTX chăn nuôi lợn trong việc hỗ trợ các thành viên: Mua chung vật tư đầu vào, thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất chung và bán chung sản phẩm (một con - một quy trình - một hoặc nhiu sản phẩm).

d) Đào tạo, tập huấn

- Đào tạo người chăn nuôi lợn chuyên nghiệp.

- Đào tạo kỹ năng quản trị, lập kế hoạch cho chủ trang trại, nh đạo HTX.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật và nâng cao ý thức phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ môi trường cho người chăn nuôi.

e) Hỗ trợ người chăn nuôi

- Hỗ trợ tinh giống lợn ngoại cao sn cho hộ chăn nuôi ln nái sinh sản, cho cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Hỗ trợ một phần chi phí bảo hiểm nông nghiệp cho cơ sở chăn nuôi an toàn.

6.1.3. Ngành hàng rau quả

6.1.3.1. Mục tiêu

a) Mục tu tng quát: Phát triển ngành hàng rau quả trở thành ngành hàng quan trọng của tỉnh theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả, chất lượng, VSATTP, có giá trị gia tăng cao.

b) Mục tiêu đến năm 2020

- Hình thành vùng chuyên canh rau quả tập trung với diện tích đã được quy hoạch là 3.100 ha tại các huyện, thành, thị trong tỉnh.

- Đưa công nghệ cao vào sản xuất rau quả; xây dựng các mô hình sản xuất rau quả công nghệ cao.

- 100% diện tích sản xuất rau quả theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

- Bước đầu thử nghiệm các mô hình sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP và Hữu cơ.

6.1.3.2. Giải pháp

a) Quy hoạch và hỗ trợ phát triển vùng chuyên canh rau quả

- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch chuyển một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau quả, đặc biệt là các vùng đồng bằng ven các khu đô thị nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất đai và thổ nhưỡng. Hình thành các đơn vị sản xuất quy mô lớn.

- Hỗ trợ các địa phương thực hiện dồn thửa đổi ruộng để tăng quy mô sản xuất rau quả phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau quả.

- Quy hoạch vùng chuyên canh rau quả tại các huyện, thành, thị trong tỉnh với quy mô sản xuất 4.400 ha với mục tiêu phát huy thế mạnh sản phẩm của từng vùng, chủ yếu phát triển các sản phẩm rau quả sử dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, Hữu cơ).

- Ở các vùng còn lại, tiếp tục ổn định sản xuất theo hình thức luân canh trên đất lúa vụ đông. Tập trung tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo 100% sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP).

b) Định hướng thị trường

Cần kết hợp giữa các nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế để nghiên cứu thị trường tiềm năng và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm rau quả của tỉnh Vĩnh Phúc:

- Đối với các loại rau quả như bí đỏ, bí xanh, cà chua, dưa chuột và su su (ăn quả) đầu tư công nghệ cao trong sản xuất đchủ động mùa vụ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu đáp ứng thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Bc.

- Thử nghiệm một số vùng sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn GlobalGAP và hữu cơ hướng tới thị trường là người thu nhập cao trong tỉnh và các đô thị như Hà Nội.

- Đối với các loại rau ăn lá, quả, củ khác phát triển theo hướng sản xuất ra các sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP phục vụ thị trường trong tỉnh và các tnh lân cận

- Thực hiện một chương trình phát triển thị trường rau quả bao gồm khảo sát, nghiên cứu thị trường, xác định chủng loại mặt hàng, từ đó định hướng hai nội dung quan trọng gồm:

+ Đxuất giải pháp cung cp thông tin cho các doanh nghiệp quan tâm và các nhà đầu tư tiềm năng để kêu gọi đầu tư, liên kết kinh doanh, đúng tiêu chuẩn, đúng thời gian và quy mô của thị trường yêu cầu.

+ Tổ chức xúc tiến thương mại, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nghiên cứu chính sách, xác định kênh phân phối, tìm đi tác kinh doanh. Giúp doanh nghiệp tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu; hình thành chương trình phối hợp với các doanh nghiệp và nông dân phát triển hàng hóa đúng theo yêu cầu đòi hỏi của thị trường. Tỉnh phi hợp với các cơ quan Trung ương tiến hành các hoạt động giới thiệu sản phẩm (tham quan cho đại diện khách hàng, tổ chức hội chợ, sản xuất tài liệu quảng bá, giới thiệu sản phẩm).

c) Xây dựng cụm dịch vụ kinh doanh rau quả

- Phát huy thế mạnh của tỉnh là có hệ thống Thương lái chợ Giang, (TT ThTang huyện Vĩnh Tường), là chợ đầu mối, nơi thu gom các sản phẩm rau quả không chỉ trong tỉnh mà ở các tỉnh phía Nam và phân phối các sản phẩm này đi các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì thế, cần phải thu hút các nguồn lực để đầu tư, biến nơi đây thành trung tâm chế biến, phân phối và xuất khẩu rau quả của Vĩnh Phúc.

- Có chính sách thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác tham gia cung cấp dịch vụ nghiên cứu KHCN và khuyến nông, đào tạo nghề cho nông dân trồng rau quả, hệ thống thử nghiệm và nhân giống, cung cấp thông tin thị trường, quản chất lượng, xúc tiến thương mại và đầu tư.

d) Đi mới th chế và mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh

Tập trung hình thành vùng chuyên canh rau quả tổ chức sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn, trong đó:

- Tổ chức các hình thức hợp tác của nông dân (tổ hợp tác hay các HTX) có nhiệm vụ tổ chức nông dân để quản lý sản xuất theo đúng quy trình đng bộ, giúp người dân thực hiện các dịch vụ kỹ thuật thng nht theo các tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ). Đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của các doanh nghiệp liên kết. Đại diện cho các hộ nông dân giao thiệp với các doanh nghiệp và các cơ quan cung cấp dịch vụ đu vào, tiêu thụ sản phẩm đu ra.

- Tổ chức các hình thức liên kết của các doanh nghiệp (gắn doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa các hoạt động kinh doanh với hoạt động bảo quản, chế biến...) để thống nhất hợp đồng với nông dân, đảm bảo chuỗi khép kín trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất và kinh doanh như cung cấp tín dụng dài hạn để mua máy móc đầu tư công nghệ (nhà lưới, nhà kính), hỗ trợ xây dựng cơ bản, tín dụng ngắn hạn để mua vật tư thiết bị; hoạt động khuyến nông hướng dẫn tiến bộ kỹ thuật, cung cấp giống, bảo dưỡng máy móc, bảo vệ thực vật... sẽ được tiến hành bởi các cam kết liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp hoặc do hợp tác xã cung cấp dưới sự hỗ trợ của chính quyền và các dự án hỗ trợ.

e) Đào tạo, tập hun

- Đào tạo người trồng rau quả chuyên nghiệp

- Đào tạo kỹ năng quản trị, lập kế hoạch cho lãnh đạo các tổ nhóm, HTX

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ) đảm bảo VSATTP.

f) Các giải pháp về mặt chính sách để phát triển ngành rau quả

- Kêu gọi sự trợ giúp của Trung ương, quc tế, chính quyn địa phương, và các nhà tài trợ khác để hình thành các dự án hỗ trợ kỹ thuật.

- Đẩy mạnh việc triển khai và tận dụng hỗ trợ của các chính sách hiện có như: Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Nhà nước và địa phương ban hành các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển mô hình này. Nội dung các hỗ trợ là:

+ Tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức các hộ lại thành HTX hoặc tổ nhóm nông dân. Hỗ trợ công tác quản lý điều hành, đăng ký và hoạt động của các hợp tác xã trong giai đoạn đu.

+ Hỗ trợ nông dân, tổ nhóm nông dân, HTX vay vốn để đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà kính, mua vật tư, máy nông nghiệp, đầu tư phát triển sản xuất.

+ Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trợ cấp để khuyến khích các công ty chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ), đảm bảo chất lượng sản phẩm.

+ Khuyến khích các công ty tham gia cung ứng phân bón và thuc BVTV, ứng trước cho nông dân.

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại.

- Nghiên cu chương trình hợp tác với đối tác nước ngoài để đầu tư, xây dựng các cụm kho lạnh, chế biến ngay trên địa bàn tỉnh.

6.1.4. Bò thịt

6.1.4.1. Mục tiêu:

- Nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt, nâng cao năng suất, chất lượng thịt.

- Phát triển chăn nuôi bò theo quy mô lớn (trên 10 con) ở các nông hộ theo các hình thức phù hợp với địa bàn: Nuôi bò thịt, bò vỗ béo, bò sinh sản.

- Hình thành vùng chăn nuôi bò thịt tập trung tại một số huyện như Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô.

6.1.4.2. Giải pháp:

- Hỗ trợ tinh giống thông qua thụ tinh nhân tạo các giống bò nhập ngoại: Limoucine, Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue Belge (BBB) trên đàn bò cái nền lai Sind, Brahman.

- Thực hiện mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo thâm canh phù hợp với địa phương.

- Mở rộng mô hình chăn nuôi bò thịt cao sản có hiệu quả để chuyển giao vào sản xuất;

- Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm.

6.2. Mục tiêu và giải pháp phát triển một số ngành hàng khác

6.2.1. Chăn nuôi gà

6.2.1.1. Mục tiêu:

- Quy mô chăn nuôi gà đạt 9,5 triệu con vào năm 2020, trong đó gà đẻ trứng chiếm trên 30% tổng đàn.

- Hình thành vùng chăn nuôi gà tập trung tại huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo.

6.2.1.2. Giải pháp:

- Hỗ trợ vaccine cúm gia cầm, phun khử trùng tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi để kiểm soát vệ sinh thú y.

- Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt và được cấp chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn.

- Đào tạo nghcho người chăn nuôi quy mô lớn, chủ trang trại.

- Khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, nhân giống tư nhân để sản xuất đủ giống cho chăn nuôi trang trại và nông hộ (nhất là các giống gà lai lông màu thả vườn).

6.2.2. Lúa

6.2.2.1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng bền vững; tăng giá trị/đơn vị diện tích và nâng cao chất lượng.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Ổn định và tiếp tục trồng a ở những diện tích đất phù hợp.

- Chuyển đổi một số diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây rau màu, trồng cỏ chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản ở những vùng trũng thp.

- 100% giống mới chất lượng được đưa vào sản xuất.

- 50% diện tích đất lúa được sản xuất theo quy trình (VietGAP).

6.2.2.2. Giải pháp:

- Quy hoạch lại, chuyển đổi diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây rau màu hoặc cỏ chăn nuôi gia súc; sử dụng linh hoạt đất lúa kém hiệu quả.

- Htrợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống liên kết với hộ nông dân để sản xuất giống lúa chứng nhận.

- Hỗ trợ một số giống lúa chất lượng để thay thế dần giống lúa kém chất lượng cũ.

- Xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình lúa sạch VietGAP để tập huấn và khuyến cáo cho người dân.

- Cải thiện hệ thống thủy lợi đặc biệt là hệ thống tiêu úng.

- Tổ chức các hình thức hợp tác của nông dân (Tổ hợp tác hay các HTX) có nhiệm vụ tổ chức nông dân để quản lý sản xuất theo đúng quy trình đồng bộ.

- Htrợ khuyến nông, đào tạo nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trợ cấp để khuyến khích các công ty chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

6.2.3. Các cây trồng (ngô, đậu tương và lạc)

6.2.3.1. Mục tiêu:

- 100% diện tích ngô, đậu tương và lạc được trồng bằng các giống chứng nhận, giống biến đổi gen, có năng suất cao.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất ngô, đậu tương và lạc.

6.2.3.2. Giải pháp:

- Rà soát quy hoạch vùng sản xuất ngô, đậu tương và lạc;

- Hỗ trợ đưa vào sản xuất các giống ngô, lạc, đậu tương mới năng suất cao. Hỗ trợ giống ngô biến đổi gen để mở rộng diện tích.

- Hoạt động khuyến nông cho nông dân.

6.2.4. Cây ăn quả

6.2.4.1. Mục tiêu:

Nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất một số loại cây ăn quả.

Mục tiêu đến năm 2020:

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho các sản phẩm cây ăn quả chính như: chuối, thanh long ruột đỏ, cam, bưởi.

- Ổn định quy mô một số cây ăn quả như: Chui 1,5 nghìn ha trồng rải rác ở các vùng đất bãi, thanh long ruột đỏ khoảng 500 ha trồng tập trung; xây dựng dự án để trồng thử một số giống cam, bưởi chất lượng cao ở vùng đồi.

- 100% sản phẩm chuối và thanh long ruột đỏ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

6.2.4.2. Giải pháp:

- Thực hiện rà soát và quy hoạch vùng sản xuất tập trung để phát triển các cây trng như: Thanh long ruột đỏ, chui.

- Có chính sách khuyến khích tổ chức, liên kết sản xuất theo tổ nhóm sản xuất, HTX về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP cho người sản xuất.

6.2.5. Lâm nghiệp

6.2.5.1. Mục tiêu:

- Bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đảm bảo độ che phủ rừng.

- Đối với rừng sản xuất, chuyển đổi đất rừng hiệu quả kém sang làm dịch vụ, sản xuất công nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng.

6.2.5.2. Giải pháp:

- Quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn giống, vườn ươm giống chất lượng cao; quy hoạch chế biến tiêu thụ m sản; quy hoạch phát triển cây phân tán.

- Hỗ trợ giống mới năng suất cao cho rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

- Nghiên cứu, chuyển giao một số mô hình trồng xen cây dược liệu trong các khu rừng phòng hộ.

- Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả của rừng.

- Nâng cao mức hỗ trợ đầu tư đối với rừng phòng hộ lên 35 triệu đồng/ha; rừng sản xuất lên 20 triệu đồng/ha.

6.2.6. Thủy sản

6.2.6.1. Cá giống

a) Mục tiêu

- Phát triển ngành giống thủy sản thành ngành hàng sản xuất hàng hóa, có uy tín, chất lượng, giá trị gia tăng cao theo hướng bền vững.

- Quy hoạch vùng sản xuất cá giống tập trung.

- Ổn định số lượng 10 sở sản xuất trong đó 2 trung tâm của Nhà nước và 8 cơ sở tư nhân.

- Quy mô sản xuất cá giống ổn định đạt mức 2,6 - 3 tỷ con/năm đáp ứng thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Bắc.

- Quản lý tốt dịch bệnh trên cá ging.

- 100% các sản phẩm cá giống được chứng nhận cht lượng và có thương hiệu.

b, Giải pháp:

- Rà soát và thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cá giống tập trung.

- Tổ chức sản xuất cá giống theo HTX, tổ nhóm sản xuất, hình thành các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật thường xuyên về kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh cho các giống.

- Tổ chức sản xuất cá giống theo quy trình an toàn, có chứng nhận.

- Đào tạo nông dân chuyên nghiệp sản xuất cá giống.

- Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống cấp thoát nước.

- Hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu cá giống, phát triển thị trường cho các sản phẩm cá giống.

6.2.6.2. Cá thịt

a) Mục tiêu

- Phát triển nuôi các loại cá thịt theo hướng thâm canh và bán thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao.

- Quy hoạch vùng sản xuất cá khoảng 6.000 ha, trong đó 3.000 ha đất chuyên cá và 3.000 ha đất lúa cá.

- 100% sản phẩm được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- 100% người sản xuất được trang bị kỹ thuật nuôi cá thâm canh.

- Tổ chức sản xuất theo HTX, tổ nhóm sản xuất, hình thành các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thsản phẩm.

b, Giải pháp:

- Rà soát và quy hoạch vùng sản xuất cá tập trung liên vùng và vùng sản xuất luân canh lúa - cá.

- Đẩy mạnh đưa cá giống mới (Rô phi đơn tính) vào nuôi thâm canh, sử dụng thức ăn công nghiệp.

- Hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap cho cá thịt.

- Hỗ trợ phát triển các tổ nhóm, HTX người chăn nuôi cá.

- Tổ chức tập huấn quy trình nuôi cá thâm canh theo quy trình VietGAP cho các hộ.

VII. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN

7.1. Hiệu quả kinh tế

Đề án được triển khai thực hiện tạo cho sản xuất nông lâm, thủy sản của tỉnh đạt tốc độ tăng trưng từ 3,5 - 4,0 %/năm, góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân.

- Đối với chăn nuôi: Phát triển số lượng gia súc, gia cầm với tốc độ phù hp, trọng tâm là tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng giá trị gia tăng đối với chăn nuôi, từ đó tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập của hộ nông dân, cụ thể:

+ Chăn nuôi bò sữa: Sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc để tăng năng suất sữa thêm 20% thì sẽ tăng được từ 15-18% thu nhập tính trên 1 bò sữa. Hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn nữa khi Vĩnh Phúc có thể tham gia cung cấp bò sữa giống cho các địa phương khác.

+ Chăn nuôi bò thịt: Hàng năm, chọn lọc đàn bò cái sinh sản trong đàn bò cái nền của tỉnh để phối tinh nhân tạo bằng tinh bò đực nhập ngoại (80% tinh bò Brahman, 20% tinh bò thịt cao sản: BBB; Limocin; Droughmaster), kết hợp với nuôi thâm canh, vỗ béo để tăng trọng lượng bò thịt lên bình quân 300kg/con, sẽ tăng trọng lượng bình quân xuất chuồng từ 100-120 kg (trọng lượng bình quân bò thịt giết mổ hiện nay từ 180-200 kg/con).

+ Chăn nuôi lợn và gia cầm: Phát triển đàn lợn từ 4,0-5,0%/năm, duy trì số lượng đàn gia cầm; đầu tư nâng cao chất lượng giống và áp dụng các quy trình, điều kiện chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, tăng trọng lượng bình quân xuất chuồng từ 10-12% (lợn từ 80 kg/con xuất chuồng hiện nay lên 90-92 kg/con).

- Đối với thủy sản: Áp dụng giống mới như cá Rô phi đơn tính, nuôi thâm canh công nghiệp để tăng năng suất, sản lượng có thể đạt 13-15 tấn/ha, từ đó tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; tăng thu nhập cho hộ nuôi trồng thủy sản.

- Đối với trồng trọt: Sử dụng giống lúa chất lượng để thay thế các giống kém chất lượng (chiếm hơn 60% diện tích trồng lúa hiện nay) là giống cho giá trị thu được thấp trên 1 ha, sẽ tăng giá trị từ 20-25% trên 1 đơn vị diện tích canh tác. Ứng dụng trồng ngô biến đổi gen thay thế dần giống ngô lai hiện nay với ưu việt là kháng sâu đục thân, kháng thuốc trừ cỏ. Ngô biến đổi gen sẽ tăng được năng suất trên 1 ha gieo trồng có thđạt 30 - 35% so với giống ngô thông thường, từ đó sẽ tăng được hiệu quả kinh tế và tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho chăn nuôi.

- Đối với trồng rau quả: Hiện nay trồng rau quả cho thu nhập cao nhất trên một đơn vị diện tích canh tác (từ 125-130 triệu đồng/ha). Vì vậy khi đầu tư tổ chức sản xuất hiệu quả đối với các diện tích chuyên canh rau sẽ đóng góp rất lớn vào việc tăng giá trị của ngành trồng trọt và thu nhập của người nông dân.

7.2. Hiệu quả xã hội

Đề án tạo ra sự đổi mới về thể chế, hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp như: Giải quyết về đất đai cho sản xuất chăn nuôi, trồng trọt ngoài lúa; đào tạo nông dân, lao động nông thôn chuyên nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, HTX, thúc đẩy hợp tác, liên kết; thu hút đầu tư tư nhân; tăng quy mô và sử dụng hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn; đổi mới cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh phát trin các ngành dịch vụ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và xuất khẩu lao động nông thôn sẽ góp phần chuyển dịch dần một bộ phận lớn lao động nông thôn sang các lĩnh vực khác, giảm sức ép về lao động nông nghiệp trong bi cảnh diện tích canh tác dần bị thu hẹp. Từ đó nâng cao năng lực tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, tăng tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng vào chất lượng và năng suất, tăng khả năng tiêu thụ và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường; tăng thu nhập cho nông dân; thúc đy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

VIII. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đề án này đưa ra nhiều thay đổi so với sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp dịch vụ hiện nay. Sự thay đổi này liên quan đến cả mục tiêu của phát triển nông nghiệp, chiến lược phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thay đổi về quy mô, ưu tiên đầu tư công. Do đó, việc thực hiện đúng Đề án sẽ mang lại lợi ích lớn cho đa số người dân, nhưng cũng có nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực (cả cán bộ và người dân). Vì vậy việc thực hiện Đề án này đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo tỉnh. Một số cơ chế chính sách chưa có, hoặc còn bất cập phải xin phép Trung ương để thử nghiệm. Vì vậy, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh là điều kiện đu tiên và tiên quyết để thực hiện thành công tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với giải quyết lao động việc làm lao động nông thôn.

Vì vậy, để thực hiện thành công, Đề án cần có sgóp ý, trao đổi, đng thuận không chỉ ở lãnh đạo cao nhất của tỉnh Vĩnh Phúc mà còn của lãnh đạo các đơn vị, các huyện, xã và người dân.

Cần tăng cường công tác truyền thông về nội dung Đề án để người dân hiểu được tầm quan trọng, căn cứ của các giải pháp chính sách thực hiện Đề án.

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu ra trong Đề án để tránh phản ứng tiêu cực từ bộ phận bị tác động xấu. Thực hiện đng bộ các giải pháp cho phép hạn chế tác động tiêu cực đến một số đi tượng.

8.1. Điều kiện thị trưng thay đổi

Hiện nay Việt Nam đang đàm phán một loạt hiệp định thương mại song phương với các nước và đã đàm phán thành công hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổ chức Thương mại thế giới mà Việt Nam là thành viên cũng đang trong quá trình đàm phán tiến tới giảm hơn nữa hàng rào thuế quan đối với nông sản nhập khẩu. Các yếu tố này sẽ dẫn đến điều kiện thị trường thay đổi, tác động đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, rủi ro của các yếu tố này không lớn nếu thực hiện các giải pháp của Đề án sẽ làm tăng năng lực của người dân, các tác nhân ngành hàng và doanh nghiệp, giúp họ có thể đi phó với các thay đổi của điều kiện thị trường.

8.2. Thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh xảy ra bất thường

Các thm họa thiên nhiên như lũ lụt, động đất,...và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu có thể gây thiệt hại lớn cho sản xuất, tác động tiêu cực đến tâm lý người sản xuất, tiêu dùng, đòi hỏi đu tư bổ sung lớn (đê, hồ đập, kênh mương,..). Các yếu tố này có thể làm chệch hướng tái cơ cấu ngành hàng và đầu tư của Nhà nước.

IX. ĐỀ XUẤT VỚI TRUNG ƯƠNG CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN

Đthực hiện thành công Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Vĩnh Phúc sẽ đxuất với Nhà nước cho phép thử nghiệm một số chính sách mới đột phá và tăng cường hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

9.1. Chính sách đất đai

- Htrợ tín dụng trung hạn, dài hạn và đơn giản các thủ tục, tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất.

- Miễn hoặc giảm phí chuyển nhượng đất đai giữa các hộ nông dân trong vùng chuyên canh đã được quy hoạch.

9.2. Chính sách thu hút đầu tư tư nhân

- Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh (theo tinh thần của Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp).

- Trang trại và HTX nông nghiệp có đăng ký được tiếp cận hỗ trợ đầu tư như các doanh nghiệp theo Nghị định 210/2013/NĐ-CP nếu thuộc lĩnh vực ưu tiên đầu tư của tỉnh.

- Cho phép tỉnh thí điểm cơ chế đối tác công - tư trong phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng chuyên canh, phát triển các chui giá trị nông nghiệp chủ lực, hiện vn nằm ngoài quy định của Quyết định 71/2010/QĐ-TTg.

9.3. Đổi mới thể chế

Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT báo cáo Chính Phủ sửa Quyết định 01/2012/QĐ-TTg, phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan địa phương chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP nhằm giảm chi phí chng nhận, phục vụ việc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của đa phương đưc bền vững hơn.

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Sau khi Đề án được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thông qua và ban hành Nghị quyết, việc tổ chức thực hiện Đề án như sau:

10.1. Sở Nông nghiệp & PTNT

- Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về thành lập BCĐ liên ngành thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Trưởng BCĐ là đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên BCĐ là các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành, liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan Thường trực BCĐ. BCĐ có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 theo các nội dung trong Đề án, đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

- Chủ trì soạn thảo trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định về đầu tư, hỗ trợ thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng các hướng dẫn liên ngành để thực hiện các quyết định của UBND tỉnh vnội dung đầu tư, htrợ thực hiện Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp sau khi có quyết định của UBND tỉnh.

- Xây dựng, trình duyệt các dự án: (a) Chăn nuôi bò sữa; (b) Phát triển vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa; (c) Chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh; (d) Phát triển bò thịt tỉnh Vĩnh Phúc; (e) Phát triển rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc; (f) Sản xuất cá giống, cá thịt.

- Căn cứ vào nội dung Đề án và các cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ; Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các sở, ngành liên quan thống nhất đxuất với UBND tỉnh các dự án, kế hoạch cụ thể để triển khai từ năm 2016.

- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, đánh giá, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, BCĐ tỉnh theo quy định.

10.2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

- Chủ trì soạn thảo trình UBND tỉnh ban hành các quyết định về đầu tư, hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020, sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết.

- Chtrì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng các hướng dẫn liên ngành để thực hiện các quyết định của UBND tỉnh về nội dung đầu tư, hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc, sau khi có quyết định của UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT trong việc thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với các huyện, thành, thị triển khai thực hiện xuất khẩu lao động theo cơ chế, chính sách của tỉnh.

10.3. Sở Xây dựng

- Xây dựng và trình UBND tỉnh Kế hoạch rà soát lại quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đô thị, công nghiệp.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan; huyện, thành, thị triển khai thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.

10.4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì xây dựng và trình UBND tỉnh về việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 trên cơ sở các quy hoạch được duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và các huyện, thành, thị để xây dựng và trình UBND tỉnh Kế hoạch về thực hiện dồn thửa, đổi ruộng và các thủ tục để hoàn thiện việc chỉnh lý hồ ruộng đất, quyền sử dụng đất sau dồn thửa, đổi ruộng theo quy định, trên cơ sở các nội dung về đất đai trong Quyết định của UBND tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

- Hướng dẫn chi tiết về: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nông nghiệp; hợp đồng thuê đất giữa tổ chức, cá nhân và đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định về giao cho UBND cấp xã ký xác nhận hợp đồng thuê đất giữa tổ chức, cá nhân.

10.5. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu đề xuất sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức, biên chế công chức, viên chức đối với ngành Nông nghiệp & PTNT (cấp tỉnh, huyện, xã)

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức thực hiện việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Nông nghiệp theo các mục tiêu đã đề ra.

- Chủ trì đề xuất sửa đổi, bsung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh; xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, bi dưỡng cán bộ, công chức xã về QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp.

10.6. S Tài chính

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quy định về đầu tư, hỗ trợ thực hiện Đề án; ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, các Sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu vốn; cân đối, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện từng nội dung Đề án và các chương trình, dự án liên quan.

10.7. SKế hoch và Đầu tư

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích và hướng dẫn các doanh nghiệp về điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các Quy định về đầu tư, hỗ trợ thực hiện Đề án; ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Quy định về đầu tư, hỗ tr.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, SNông nghiệp & PTNT các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất bố trí ngân sách hàng năm, lồng ghép với các chương trình, dự án t các ngun khác nhau đthực hiện có hiệu quả Đề án.

- Hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp lập, thm định các dự án thuộc phạm vi Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu thẩm định nguồn vốn hỗ trợ các chương trình, đề án, dự án.

10.8. SKhoa học và Công nghệ

- Chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tranh thủ các nguồn vốn KHCN của TW và tỉnh, cân đối và ưu tiên cho các dự án, các đề tài phục vụ mục tiêu tái cu ngành nông nghiệp.

- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của Tỉnh để nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp.

10.9. Sở Công thương

- Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản của Tỉnh. Đxuất các chính sách để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với tiêu thụ ổn định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của Tỉnh;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở KHCN tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

10.10. S Thông tin & truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và các huyện, thành, thị tuyên truyền, quán triệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Chính phủ, của Tỉnh; các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh; Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn.

10.11. Sở Giáo dc và Đào to

- Chủ trì vic đào to và phân luồng hc sinh, đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có nhận thức đúng đn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông;

- Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

10.12. Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể để thực hiện có hiệu quĐề án.

- Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục vay vốn để tổ chức, cá nhân có điều kiện về vốn đầu tư phát triển sản xuất.

10.13. Các Sở, Ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Lao động thương binh và xã hội; UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện toàn diện các nội dung Đề án.

10.14. Đnghị Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội

Phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp & PTNT và các huyện, thành, thị đy mạnh tuyên truyn, phbiến, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia tích cực và triển khai có hiệu quả các nội dung, giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.

10.15. Các huyện, thành, thị

Căn cứ nội dung Đề án này, trên cơ sở điều kiện của địa phương và kế hoạch, hướng dẫn của tỉnh:

- Thành lập BCĐ thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tại địa phương: Trưởng BCĐ là Chủ tịch UBND cấp huyện, thành viên BCĐ là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn; Phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) là cơ quan Thường trực BCĐ. BCĐ có nhiệm vụ giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn theo các nội dung trong Đề án đảm bảo hiệu quả, tiến độ.

- Bổ sung thêm nhiệm vụ cho BCĐ xây dựng nông thôn mới của các xã về việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo kế hoạch của cấp huyện và chỉ đạo của tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch và tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo chuyển biến rõ rệt về hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sng cho nông dân.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan lựa chọn địa bàn, xây dựng các dự án làm mô hình điểm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá để nhân rộng.

- Chủ trì xây dựng mới và rà soát, bổ sung các dự án do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư trên cơ sở Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND về một số cơ chế, chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và triển khai thực hiện các dự án có hiệu quả

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT./.

 

 

Nơi nhận:
- Các B: NN&PTNT, LĐTB&XH;
-
TTTU, TTHĐND, MTTQ, Đoàn ĐBQH tnh;
-
Các UVBCH Đảng bộ tỉnh;
- Đ
ại biu HĐND tnh;
-
CPCT, CPVP;
-
Các S, ban, ngành, đoàn th;
-
Huyện ủy, UBND huyện, thành, thị;
-
CVNCTH;
- Lưu
: VT, NN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chúc

 

BIỂU 1: CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

ƯTH
Năm 2014

Dự kiến Năm 2015

Tăng trưởng bq gđ
2011-2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

Mục tiêu kế hoạch gđ 2016-2020

1

Giá trị tăng thêm (Giá so sánh 2010)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ đồng

3.976.3

4.083.3

 

4.186.7

4.360.6

4.546.0

4.707.7

4.896.7

 

2

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm (Giá SS 2010)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

4.0

2.7

3.45

2.5

4.2

4.3

3.6

4.0

3.7

3

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010)

Tỷ đồng

8.968.2

9.199.9

 

9.504.5

9.898.2

10.333.2

10.714.4

11.085.7

 

 

- Nông nghiệp

Tỷ đồng

8.293.6

8.506.0

 

8.776.5

9.113.2

9.527.0

9.868.4

10.199.2

 

 

Trong đó: + Trồng trọt

Tỷ đồng

3.600.8

3.628.9

 

3.683.0

3.756.7

3.839.3

3.904.6

3.967.5

 

 

+ Chăn nuôi

Tđồng

4.173.4

4.334.2

 

4.521.5

4.768.5

5.038.7

5.275.8

5.505.2

 

 

+ Dịch vụ NN

Tỷ đồng

519.4

542.9

 

572.0

608.0

649.0

688.0

726.5

 

 

- Lâm nghiệp

Tỷ đồng

67.3

64.9

 

65.0

65.5

66.2

67.0

67.5

 

 

- Thủy sản:

Tỷ đồng

607.3

629.0

 

663.0

699.5

740.0

779.0

819.0

 

4

Tốc độ tăng giá trị sản xuất NLN-TS (giá SS 2010)

%

4.7

2.6

3.40

3.3

4.1

4.4

3.7

3.5

3.8

 

- Nông nghiệp

%

4.8

2.6

3.10

3.2

4.1

4.3

3.6

3.4

3.7

 

Trong đó: + Trồng trọt

%

9.7

0.8

1.70

1.5

2.0

2.2

1.7

1.6

1.8

 

+ Chăn nuôi

%

-2,0

3.9

4.10

4.3

5.5

5.7

4.7

4.3

4.9

+ Dịch vụ NN

%

0.9

4.5

5.50

5.4

6.3

6.7

6.0

5.6

6.0

 

- Lâm nghiệp

%

-3,1

-3.5

-4,0

0.2

0.7

1.2

1.2

0.7

0.8

 

- Thủy sn:

%

-3,5

3.6

9.45

5.4

5.5

5.8

5.3

5.1

5.4

5

Sản phẩm chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm

Nghìn ha

95.7

96.9

 

96.2

96.0

95.7

95.5

95.2

 

 

- Sản lượng lương thực có hạt

Nghìn tấn

395.6

398.1

 

399.8

402.7

406.9

410.1

414.3

 

 

Trong đó: Thóc

Nghìn tấn

331.2

329.3

 

332.9

335.2

336.4

338.1

339.3

 

 

Một số cây trồng chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây lương thực có hạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Nghìn ha

58.6

58.6

 

58.4

58.3

58.0

57.8

57.5

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

56.5

56.2

 

57.0

57.5

58.0

58.5

59.0

 

 

+ Sn lượng

Nghìn tấn

331.2

329.3

 

332.9

335.2

336.4

338.1

339.3

 

 

Cây ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Nghìn ha

15.1

16.0

 

15.5

15.0

15.0

15.0

15.0

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

42.7

43.0

 

43.2

45.0

47.0

48.0

50.0

 

 

+ Sn lưng

Nghìn tấn

64.4

68.8

 

67.0

67.5

70.5

72.0

75.0

 

 

Cây thực phẩm (rau, đậu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Nghìn ha

8.8

8.9

 

9.3

9.5

9.5

9.5

9.5

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

200.9

205.7

 

210.0

250.0

270.0

290.0

305.0

 

 

+ Sản lượng

Nghìn tấn

176.8

183.1

 

195.3

237.5

256.5

275.5

289.8

 

 

Đậu các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Nghìn ha

0.2

0.2

 

0.4

0.4

0.4

0.4

0.4

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

9.9

10.0

 

10.2

10.2

10.2

10.2

10.2

 

 

+ Sản lượng

Nghìn tấn

0.20

0.2

 

0.4

0.4

0.4

0.4

0.4

 

 

Cây công nghiệp hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cây đậu tương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Nghìn ha

2.4

2.6

 

2.8

2.8

2.8

3.0

3.0

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

17.3

18.3

 

18.0

18.5

19.0

19.5

20.0

 

 

+ Sản lượng

Nghìn tấn

4.1

4.8

 

5.0

5.2

5.3

5.9

6.0

 

 

Cây lạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Diện tích

Nghìn ha

3.2

3.0

 

3.0

3.0

3.0

3.0

3.0

 

 

+ Năng suất

Tạ/ha

18.5

19.0

 

17.5

18.0

18.5

18.5

18.5

 

 

+ Sản lượng

Nghìn tấn

5.9

5.7

 

5.3

5.4

5.6

5.6

5.6

 

5.2

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng đàn trâu

Nghìn con

20.5

21.0

 

21.0

21.0

21.0

21.0

21.0

 

 

Tổng đàn bò

Nghìn con

99.3

100.7

 

102.0

106.0

111.1

114.6

118.0

 

 

Trong đó: + Bò sữa

Nghìn con

6.8

8.0

 

9.7

10.8

12.1

13.6

15.0

 

 

Tổng đàn lợn (không tính lợn sữa)

Nghìn con

509.5

521.5

 

522.0

524.0

526.5

528.1

530.2

 

 

Tổng đàn gia cầm

Nghìn con

7.917.4

8.015.1

 

8.500.0

8.800.0

9.100.0

9.350.0

9.500.0

 

 

Sản lượng thịt hơi các loại

Nghìn tấn

99.7

103.1

 

103.9

108.7

115.9

121.6

128.2

 

 

Thịt trâu hơi

tn

1.495.6

1.504.9

 

1.505.0

1.505.0

1.505.0

1.505.0

1.505.0

 

 

Thịt bò hơi

tấn

5.212.8

5.380.1

 

5.390.0

5.900.0

6.300.0

6.700.0

6.800.0

 

 

Thịt lợn hơi

tấn

70.212.0

72.528.9

 

73.200.0

75.464.0

81.534.0

86.050.0

91.780.0

 

 

Thịt gia cầm

tn

22.732.8

23.690.6

 

23.800.0

25.879.0

26.590.0

27.335.0

28.073.0

 

 

Sữa tươi

Nghìn lít

11.883.4

14.000.0

 

15.000.0

20.500.0

24.500.0

30.000.0

32.630.0

 

 

Trứng

Triệu qu

363.6

370.7

 

386.8

392.6

396.5

400.3

400.3

 

5.3

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích rừng trồng tập trung

ha

630.0

640.0

 

650.0

650.0

650.0

650.0

650.0

 

 

- Diện tích trồng cây phân tán

ha

433.0

130.0

 

13 0.0

 130.0

130.0

130.0

130.0

 

 

- Bảo vệ rừng

ha

2.500.0

2.500.0

 

2.500.0

2.500.0

2.500.0

2.500.0

2.500.0

 

5.4

Thủy sn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích nuôi trồng thủy sản

ha

6.990.0

7.060.5

 

7.000.0

7.000.0

7.000.0

7.000.0

7.000.0

 

 

Sản lượng thủy sản nuôi trồng

Nghìn tấn

17.2

17.8

 

18.9

21.0

21.7

22.2

24.6

 

 

Sản lượng thủy sản khai thác

Nghìn tấn

2.0

2.1

 

2.1

2.1

2.1

2.1

2.1

 

 

BIỂU 2: DỰ KIẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

TT

Diễn giải

Đơn v tính

KH 2015

KH 2016

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

 

Tổng GTSX ngành Trồng trọt

 

3.502.50

3.683.00

3.756.70

3.839.30

3.904.60

3.967.50

1

Lúa cả năm

 

 

 

 

 

 

 

 

Din tích

1000 ha

58.60

58.40

58.30

58.00

57.80

57.50

 

Năng suất

T/ha

56.19

57.00

57.50

58.00

58.50

59.00

 

Sản lưng

1000 tấn

329.27

332.88

335.23

336.40

338.13

339.25

 

Giá thóc (Giá SS năm 2010)

đ/kg

4.992.00

4.992.00

4.992.00

4.992.00

4.992.00

4.992.00

 

Giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010)

Tỷ đồng

1.643.72

1.661.74

1.673.44

1.679.31

1.687.94

1.693.54

2

Cây ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

Din tích

1000 ha

16.00

15.50

15.00

15.00

15.00

15.00

 

Năng suất

T/ha

43.00

43.20

45.00

47.00

48.00

50.00

 

Sản lượng

1000 tấn

68.80

66.96

67.50

70.50

72.00

75.00

 

Giá ngô (Giá SS năm 2010)

đ/kg

4.837.00

4.837.00

4.837.00

4.837.00

4.837.00

4.837.00

 

Giá trị sn xuất (theo giá cố định 2010)

Tỷ đồng

332.79

323.89

326.50

341.01

348.26

362.78

3

Rau các loi

 

 

 

 

 

 

 

 

Din tích

1000 ha

8.90

9.30

9.50

9.50

9.50

9.50

 

Năng suất

T/ha

205.69

210.00

250.00

270.00

290.00

305.00

 

Sản lượng

1000 tấn

183.06

195.30

237.50

256.50

275.50

289.75

 

Giá rau (Giá SS năm 2010)

đ/kg

4.000.00

4.000.00

4.000.00

4.000.00

4.000.00

4.000.00

 

Giá trsản xuất (theo giá cố định 2010)

Tỷ đồng

732.26

781.20

950.00

1.026.00

1.102.00

1.159.00

4

Đậu tương

 

 

 

 

 

 

 

 

Din tích

1000 ha

2.60

2.80

2.80

2.80

3.00

3.00

 

Năng suất

T/ha

18.29

18.00

18.50

19.00

19.50

20.00

 

Sản lượng

1000 tn

4.76

5.04

5.18

5.32

5.85

6.00

 

Giá đậu tương (Giá SS năm 2010)

đ/kg

12.002.00

12.002.00

12.002.00

12.002.00

12.002.00

12.002.00

 

Giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010)

Tỷ đồng

57.07

60.49

62.17

63.85

70.21

63.50

5

Lc

 

 

 

 

 

 

 

 

Din tích

1000 ha

3.00

3.00

3.00

3.00

3.00

3.00

 

Năng sut

T/ha

18.96

17.50

18.00

18.50

18.50

18.50

 

Sản lượng

1000 tấn

5.69

5.25

5.40

5.55

5.55

5.55

 

Giá lạc (Giá SS năm 2010)

đ/kg

14.801.00

14.801.00

14.801.00

14.801.00

14.801.00

14.801.00

 

Giá trị sản xuất (theo giá cđịnh 2010)

Tđồng

84.19

77.71

79.93

82.15

82.15

82.15

6

Giá trị sản xuất các cây trồng khác và sản phẩm phụ

Tỷ đồng

652.44

777.98

664.66

646.99

614.03

606.54

 

BIỂU 3: DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ SỮA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

TT

Đối tượng bò

Đơn vị tính (con)

1.10.2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

I

Mua mới

con

 

 

500

600

500

500

400

1

Bò đẻ từ la 1 trở lên

 

 

 

150

180

150

150

120

2

Bò hậu bị từ 12 tháng tuổi đến trước đẻ lứa 1

 

 

 

350

420

350

350

280

II

Chu chuyển đàn

con

 

 

9.190

10.250

11.650

13.100

14.600

1

Bò vắt sữa

con

2.907

3.442

3.954

4.411

5.013

5.638

6.284

2

Bò cạn sữa

con

811

960

1.103

1.230

1.398

1.571

1.750

3

Bò hậu bị từ 18 tháng đến trước đẻ lứa 1

con

1.758

2.079

2.388

2.663

3.027

3.404

3.794

4

từ sơ sinh đến dưới 18 tháng tuổi

con

1.284

1.519

1.745

1.946

2.212

2.487

2.772

Tổng đàn (I+II)

con

6.760

8.000

9.690

10.850

12.150

13.600

15.000

Tổng sản lưng sữa

tấn

11.883

14.000

15.000

20.500

24.500

10.000

32.630

 

BIỂU 4: DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị tính (con)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng đàn

nghìn con

521.5

522.0

524.0

526.5

528.1

530.2

2

Lợn nái

nghìn con

82.3

78.8

78.8

78.8

68.1

67.9

3

Lợn thịt

nghìn con

437.9

442.0

444.0

446.5

458.8

461.3

4

Lợn đực giống

nghìn con

1.3

1.2

1.2

1.2

1.2

1.0

5

Sản lượng thịt hơi

tấn

72.529

73.200

75.464

81.534.0

86.050

91.780

 

BIỂU 5: DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ THỊT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị tính (con)

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Bò đực giống

con

500

500

500

500

500

500

500

2

Bò sinh sản

con

38.350

44.900

45.012

46.399

48.280

49.256

50.235

3

Bò cái từ 12-24 tháng tuổi

con

13.875

9.702

9.369

9.661

10.055

10.259

10.460

4

Bò thịt từ 12 tháng tuổi trở lên

con

12.950

10.638

10.596

10.923

11.368

11.605

11.837

5

Bê dưới 12 tháng tuổi

con

26.825

26.960

26.849

27.678

28.797

29.380

29.968

Tổng đàn

con

92.500

92.700

92.326

95.161

99.000

101.000

103.000

Tổng sản lượng thịt hơi

tấn

5.213

5.380

5.390

5.900

6.300

6.700

6.800

 

BIỂU 6: DÂN SỐ TRÊN 15 TUỔI CÓ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ TẠI VĨNH PHÚC CÓ MẶT THỰC TẾ TẠI VĨNH PHÚC, THEO ĐỘ TUỔI ĐẾN THÁNG 10/2014

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Người

Đtuổi

Tng

Nam

Nữ

Thành th

Nông thôn

Tng

664.667

315.764

348.903

149.187

515.480

15-24

122.949

610.38

31.911

27.951

94.998

25-29

80.796

40.281

40.515

18.017

62.779

30-34

75.488

37.365

38.123

18.248

57.240

35-39

63.797

31.111

32.686

15.031

48.766

40-44

57.771

28.037

29.734

12.762

45.009

45-49

59.391

28.546

30.845

11.939

47.452

50-54

59.805

28.307

31.498

12.791

47.014

55-59

45.696

21.601

24.095

10.815

34.881

+60

98.974

39.478

59.496

21.633

77.341

Nguồn: Điu tra Cục TK Vĩnh Phúc 1/10/2014

 

BIỂU 7: HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VĨNH PHÚC

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Nội dung

2005

2010

2011

2012

2013

Số cơ sở đào tạo và dạy nghề

44

55

55

53

53

Cơ sở hệ giáo dục - đào tạo

28

26

26

26

26

Cơ sở thuộc hệ đào tạo nghề

16

29

29

27

27

Số học sinh tuyển mỗi năm

22.581

31.092

23.896

27.132

24.995

Cơ sở hệ giáo dục - đào tạo

9.378

6.771

2.580

4.306

3.186

Cơ sở thuộc hệ đào tạo nghề

13,203

24,321

21,316

22,826

21,809

Số học sinh tốt nghiệp (Học sinh)

19.267

29.486

24.058

25.590

27.244

Số lượng học sinh tốt nghiệp có việc làm (Người)

16.071

21.313

18.661

20.152

20.706

Tỷ lhọc sinh tốt nghiệp có việc làm hàng năm (%)

83

72

78

79

76

Ngun: Sở LĐTBXH tỉnh Vĩnh Phúc

 

BIỂU 8: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CHIA THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO NHẤT ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG TỪNG NHÓM NGÀNH KINH TẾ

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Người

STT

Trình độ chun môn cao nhất đã đạt được

Lao động chính trong ngành NN

Lao động chính trong ngành CN

Lao động chính trong ngành DV

SL

%

SL

%

SL

%

 

Tng

191.995

100,00

144.563

100,00

181.959

100,00

1

Không bng cp

180.611

94,09

104.841

72,52

117.229

64,43

2

Sơ cấp nghề

6.756

3,52

13.830

9,57

12.644

6,95

3

Trung cấp nghề/TCCN

3.079

1,60

13.715

9,49

17.296

9,51

4

CĐ nghề/CĐCN

932

0,49

7.975

5,52

13.041

7,17

5

Đại học trở lên

577

0,30

4.202

2,91

21.749

11,95

Nguồn: Điều tra Cục TK Vĩnh Phúc 1/10/2014

 

BIỂU 9: PHÂN BỔ LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP THEO THỜI GIAN LÀM NÔNG NGHIỆP TRONG NĂM VÀ THEO GIỚI TÍNH

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Thi gian làm nông nghiệp

Tng s

Nam

Nữ

Tổng

320.480

132.550

169.930

Dưới 30 ngày

14.540

8.320

6.220

Từ 30 ngày đến dưới 90 ngày

92.965

46.333

46.623

Từ 90 ngày đến dưới 150 ngày

87.128

36.933

50.195

Từ trên 150 ngày

107.856

40.964

66.892

Nguồn: Điều tra Cục TK Vĩnh Phúc 1/10/2014

 

BIỂU 10: CƠ CẤU LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHIA THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Vị trí

Tổng

Đại học,
cao đng

Trung cấp

CN kỹ thuật

Lao động phổ thông

Trong KCN

 

 

 

 

 

Dn dân doanh

100%

27%

15%

16%

43%

DN FDI

100%

9%

7%

32%

52%

Ngoài KCN

 

 

 

 

 

DN có vốn nhà nước

100%

51%

19%

15%

15%

Dn dân doanh

100%

18%

14%

34%

34%

DN FDI

100%

14%

6%

3%

77%

Nguồn: Tính toán trên sliệu của Ban qun lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, 2013

 

BIỂU 11: TIỀN LƯƠNG THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Vị trí

Tin lương trung bình
(000 VNĐ/Tháng)

Phụ cấp trung bình
(000 VNĐ/Tháng)

Trong KCN

DN dân doanh

4.154

913

DN FDI

6.237

556

Ngoài KCN

DN có vốn nhà nước

4.417

308

DN dân doanh

3.542

623

DN FDI

3.668

513

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, 2014

 

BIỂU 12: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN CỦA TỈNH CHIA THEO NGÀNH KINH TẾ, GIÁ SO SÁNH 1994

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Triệu VNĐ/người/năm

Ngành

2001

2005

2010

2014

2001-2005

2006-2010

2011-2014

Cả tỉnh

4,9

8,1

18,8

30,1

6,3

14,0

23,9

Nông lâm thủy sản

1,8

3,0

4,4

8,4

2,3

3,8

5,2

Công nghiệp và xây dựng

24,4

15,7

53,0

69,4

18,1

41,6

61,2

Thương mại và dịch vụ

21,6

15,9

19,6

21,7

17,4

13,2

23,0

Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

 

BIỂU 13: KẾT QUẢ MỘT SỐ KỊCH BẢN BIẾN ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG, LAO ĐỘNG

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Kịch
bản

Năm

Tăng trưởng BQ

Cơ cấu lao động (%)

Cơ cấu GDP (%)

Tỷ lệ thiếu vic làm LĐNN (%)

Năng suất lao động (triệu VND/người/năm)

NN

CN

DV

NN

CN

DV

NN

CN

DV

NN

CN

DV

KB0

2020

3,4

5,8

8,7

30,5

29,4

40,1

7,8

62,5

29,6

52%

28,4

235,7

81,9

2030

3,4

5,8

8,7

21,4

30,7

47,9

5,8

58,2

36,0

40%

49,8

349,0

138,4

KB1-1

2020

3,4

7,0

10,0

26,6

29,3

44,1

7,4

62,7

29,9

45%

32,4

248,6

78,6

2030

3,4

7,0

10,0

16,2

30,6

53,3

4,9

58,4

36,7

24%

63,1

397,2

143,2

KB1-2

2020

3,4

7,0

10,0

21,6

31,6

46,8

7,4

62,7

29,9

33%

39,5

227,3

73,1

2030

5,5

7,0

10,0

13,2

32,0

54,8

5,9

57,8

36,3

10%

90,3

363,2

133,0

KB2-1

2020

3,4

7,0

8,7

27,3

30,0

42,8

7,6

63,8

28,6

50%

29,6

227,3

71,3

2030

3,4

7,0

8,7

15,7

34,1

50,2

5,2

62,2

32,6

25%

62,0

339,2

120,5

KB2-2

2020

3,4

7,0

8,7

27,6

29,6

42,8

7,6

63,8

28,6

51%

29,2

230,0

71,3

2030

3,4

14,0

8,7

13,0

43,5

43,5

3,4

75,6

21,0

22%

64,5

433,4

120,5

KB3-1

2020

3,4

5,8

10,0

24,9

29,6

45,5

7,7

61,4

30,9

44%

33,1

222,4

73,1

2030

3,4

5,8

10,0

15,6

28,1

56,3

5,4

54,3

40,3

29%

58,9

329,3

122,0

KB3-2

2020

3,4

5,8

10,0

24,9

29,6

45,5

7,7

61,4

30,9

44%

33,1

222,4

73,1

2030

3,4

5,8

13,0

10,9

24,8

64,3

4,8

48,3

46,9

10%

74,4

329,3

123,6

KB4

2020

5,5

14,0

13,0

19,4

32,8

47,8

6,4

67,0

26,6

25%

48,7

302,2

82,4

2030

5,5

14,0

13,0

8,1

35,3

56,6

3,1

71,0

25,8

0%

141,3

742,5

168,4

KB4-2

2020

4,5

7,0

10,0

26,7

30,9

42,4

7,8

62,4

29,8

39%

34,7

241,4

83,8

2030

5,5

14,0

13,0

8,8

32,2

59,0

4,6

59,6

35,8

0%

167,7

592,0

193,7

 

BIỂU 14: DỰ BÁO DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2015-2030

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

Năm

Tổng lao động

Nông nghiệp

Rút khỏi NN

CN-XD

Chuyển vào CN

DV

Chuyển
vào DV

Làm việc tỉnh khác

Xuất cư trong nước

Làm việc Nước ngoài

XKLĐ tăng thêm hàng năm

2014

518.477

191.955

 

144.563

 

181.959

 

82.585

 

6.506

2.247

2015

522.271

185.412

6.543

148.649

4.086

188.210

6.251

83.456

5.000

9.506

3.000

2016

526.765

178.580

6.832

152.851

4.202

195.333

7.124

84.776

5.493

11.337

5.000

2017

531.788

171.446

7.134

157.172

4.321

203.170

7.837

86.571

6.034

12.558

5.000

2018

537.308

163.997

7.449

161.615

4.443

211.696

8.526

88.872

6.629

13.372

5.000

2019

543.287

156.219

7.778

166.184

4.569

220.885

9.189

91.710

7.282

13.915

5.000

2020

553.855

148.097

8.122

170.881

4.698

234.877

13.992

95.125

8.000

14.277

5.000

2020-2030

584.452

51.432

9.667

188.194

1.731

344.827

10.995

125.833

9.000

17.935

6.000

 

BIỂU 15: TỔNG HỢP KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Phân kqua các năm (tr.đ)

Kinh phí GĐ 2016-2020 (tr.đ)

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng tiền

Nguồn SNKT

Ngun ĐTPT

Nguồn KHCN

TNG NGUN VN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH TỈNH

149.710

129.844

174.452

134.366

123.783

712.155

529.505

158.150

24.500

I

ĐT ĐAI

8.600

14.400

26.000

19.750

21.000

89.750

89.750

0

 

1

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

4.500

4.500

4.500

0

0

13.500

13.500

 

 

2

Thực hiện dồn thửa, đổi ruộng.

3.600

8.400

18.000

15.000

15.000

60.000

60.000

 

 

3

Khuyến khích thuê ruộng đất để sản xuất rau quả quy mô lớn.

500

1.500

3.500

4.750

6.000

16.250

16.250

 

 

II

ĐÀO TẠO NGUN NHÂN LC

2.720

3.770

3.770

2.570

2.450

15.280

15.280

 

 

1

Đào tạo, tập huấn về quản lý, kỹ thuật cho cán bộ các cấp

220

220

220

120

0

780

780

 

 

2

Đào tạo, tập huấn cho nông dân.

2.300

3.300

3.300

2.300

2.300

13.500

13.500

 

 

3

Tập huấn về quản lý, qun trị cho trang trại.

200

250

250

150

150

1.000

1.000

 

 

III

SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO CHUỖI

0

2.500

2.500

0

0

5.000

0

5.000

 

1

Hỗ trợ xây dựng 01 mô hình sơ chế bảo qun và tiêu thụ rau quả có quy mô ti thiu 10 ha tr lên.

 

2.500

2.500

 

 

5.000

0

5.000

 

IV

CHUYN GIAO ỨNG DỤNG KHCN

10.600

14.000

15.100

16.100

16.700

72.500

57.500

15.000

 

1

Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, xây dựng quy trình, phân tích mu; 70% kinh phí thuê tổ chức đánh giá, chứng nhận VietGAP.

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

10.000

 

 

2

Xử lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô lớn và chăn nuôi trâu bò.

1.600

5.000

6.100

7.100

7.700

27.500

12.500

15.000

 

3

Htrợ không quá 35% chi phí sản xuất trực tiếp cho tổ chức, cá nhân để sản xuất trồng trọt hàng hóa.

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

35.000

35.000

 

 

V

HTRỢ GIỐNG VẬT NUÔI, THỦY SẢN, CÂY TRNG

37.410

54.044

60.327

54.366

46.628

252.775

252.775

 

 

1

Giống vật nuôi.

16.720

19.570

22.870

24.783

24.970

108.913

108.913

 

 

2

Giống thủy sn.

6.300

6.300

6.300

6.300

6.300

31.500

31.500

 

 

3

Giống cây trồng.

13.300

26.600

29.400

21.700

14.000

105.000

105.000

 

 

4

Hỗ trợ công tác chđạo, quản lý.

1.090

1.574

1.757

1.583

1.358

7.362

7.362

 

 

VI

HẠ TNG

84.000

28.600

47.400

23.000

18.000

201.000

75.000

101.500

24.500

1

Thí điểm xây dựng một số khu chăn nuôi lợn, bò sữa tập trung ngoài khu dân cư.

9.000

15.000

30.000

18.000

18.000

90.000

 

90.000

 

2

Hỗ trợ đầu tư nuôi trồng thủy sản.

0

2.600

3.900

5.000

0

11.500

 

11.500

 

3

Đầu tư trang thiết bị phân tích, đánh giá chất lượng NSTP.

0

9.000

9.000

0

0

18.000

 

 

18.000

4

Đầu tư nâng cấp Phòng chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh gia súc, gia cầm.

0

2.000

4.500

0

0

6.500

 

 

6.500

5

Dự án xây dựng và phát triển cây trồng sản xuất nguyên liệu hàng hóa

75.000

0

0

0

0

75.000

75.000

 

 

VII

HTRỢ MUA MÁY NÔNG NGHIỆP

3.580

6.930

8.155

8.780

9.205

36.650

 

36.650

 

1

Hỗ trợ 50% chi phí mua máy vắt sữa, thái cỏ nuôi bò sữa.

1.000

2.000

2.000

2.500

2.500

10.000

 

10.000

 

2

Hỗ trợ 50% chi phí mua mới máy trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chnh cho bò sữa.

250

500

500

500

750

2.500

 

2.500

 

3

Hỗ trợ 50% chi phí mua mới máy sục khí tạo oxy để nuôi cá.

250

500

500

500

750

2.500

 

2.500

 

4

Hỗ trợ 50% chi phí mua máy phục vụ sản xuất trồng trọt.

2.080

3.930

5.155

5.280

5.205

21.650

 

21.650

 

VIII

BẢO HIM NÔNG NGHIỆP

2.800

5.600

11.200

9.800

9.800

39.200

39.200

 

 

1

Hỗ trợ 50% phí bảo hiểm bò sữa.

2.800

5.600

11.200

9.800

9.800

39.200

39.200

 

 

 

BIỂU 16: TỔNG HỢP CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015-2020

(Kèm theo Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của UBND tỉnh)

STT

CHƯƠNG TRÌNH, Đ ÁN

CƠ QUAN CH TRÌ

QUAN PHỐI HỢP

GHI CHÚ

I

Một số dán trọng điểm

 

 

 

1

Dự án xây dựng và phát triển cây trồng sản xuất nguyên liệu hàng hóa

Doanh nghiệp

- Các Sở Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- UBND các huyện, thành, thị

 

2

Dự án phát triển bò sữa tỉnh Vĩnh Phúc

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- Các sở, ngành, huyện, thành, thị

 

3

Dự án phát triển vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- Các sở, ngành, huyện, thành, thị

 

4

Dự án chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- Các Sở, ngành, huyện, thành, thị

 

5

Dự án phát triển bò thịt tỉnh

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- UBND các huyện, thành, thị

 

6

Dự án phát triển rau an toàn

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- UBND các huyện, thành, thị

 

7

Dự án phát triển sản xuất cá giống, cá thịt

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- UBND các huyện, thành, thị

 

III

Các dán, kế hoch để thc hin tái cu nông nghiệp

 

 

 

1

Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Sở NN&PTNT

- Các sở, ngành, huyện, thành, thị

 

2

Kế hoạch dồn thửa, đổi ruộng tnh Vĩnh Phúc

Sở TN&MT

- Các sở, ngành liên quan và các huyện, thành, thị

 

3

Dự án đầu tư trang thiết bị 01 phòng phân tích, đánh giá chất lượng nông sản, thực phẩm: Trang thiết bị phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản; dư lượng kháng sinh, độc tố, vi sinh trong thực phm.

SNN&PTNT

- SKH&CN

 

4

Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất kỹ thuật Phòng chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Sở NN&PTNT

- Sở KH&CN

 

5

Kế hoạch đào tạo, tập huấn cho nông dân, chủ trang trại phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN, NN&PTNT

- Các huyện, thành, thị

 

6

Dự án nâng cao năng lực QLNN về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và chất lượng vật tư nông nghiệp

Sở NN&PTNT

- Các Sở Tài chính, KH&ĐT, KH&CN

- Các huyện, thành, thị

 

7

Kế hoạch rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới, đô thị, công nghiệp

Sở Xây dựng

- Các sở, ngành liên quan

- Các huyện, thành, thị

 

8

Kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Công thương

- Các sở, ngành liên quan

- Các huyện, thành, thị

 

9

Các dự án, kế hoạch cụ thể hóa việc thực hiện cơ chế, chính sách theo Nghị quyết HĐND về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tổ chức cá nhân được UBND tỉnh giao thực hiện

Các cơ quan, đơn vị liên quan

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐ

Ban Chỉ đạo

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cao Đng

CP

Chính phủ

CTK

Cục Thống kê

CN-XD

Công nghiệp - xây dựng

DN

Doanh nghiệp

DV

Dịch vụ

ĐBSH

Đồng bng sông Hồng

ĐH

Đại học

GTSX

Giá trị sản xuất

GlobalGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Tiêu chuẩn Quốc tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KHĐT

Kế hoạch - Đầu tư

KTXH

Kinh tế - xã hội

KB

Kịch bản

KH

Kế hoạch

KHCN

Khoa học Công nghệ

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

LĐNN

Lao động nông nghiệp

MNPB

Miền núi phía Bắc

NLTS

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

NTM

Nông thôn mới

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSLĐ

Năng suất lao động

PTNT

Phát triển nông thôn

RAT

Rau an toàn

TCTK

Tổng cục Thống kê

TNMT

Tài nguyên - Môi trường

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

TX

Thị xã

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Tiêu chuẩn Việt Nam

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình

VHXH

Văn hóa - xã hội

VPĐP

Văn phòng điều phi

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn đến 2030được xây dựng dựa trên các căn c sau:

III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM QUA

3.1. Tình hình chung

3.1.1. Cơ cấu và tăng trưởng giá trị sản xuất

3.1.2. Hiện trạng sử dng đất nông nghiệp

3.1.3. Kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại

3.1.4. Lao động nông nghiệp

3.1.5. Đầu tư ngân sách cho nông nghiệp

3.2. Ngành trồng trọt

3.2.1. Sản xuất lúa

3.2.2. Cây màu

3.2.3. Rau

3.2.4. Các cây trồng khác

3.2.5. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển ngành trồng trọt

3.3. Ngành chăn nuôi

3.3.1. Chăn nuôi bò sữa

3.3.2. Chăn nuôi lợn

3.3.3. Gia cầm

3.3.4. Chăn nuôi bò thịt

3.3.5. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi

3.4. Ngành lâm nghiệp

3.5. Ngành thủy sản

3.6. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc

3.6.1. Thuận lợi

3.6.2. Tồn tại, hạn chế của nông nghiệp Vĩnh Phúc

3.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế của nông nghiệp Vĩnh Phúc

IV. THC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM NÔNG THÔN VĨNH PHÚC

4.1. Quy mô dân số và lao động

4.1.1. Quy mô dân số

4.1.2. Mật độ dân s

4.1.3. Lao động

4.1.4. Cơ cấu lao động

4.1.5. Cơ sở giáo dục và dạy nghề

4.1.6. Chính sách đào tạo nghề

4.1.7. Kết quả đào tạo nghề

4.2. Cơ cấu lao động theo ngành nghề

4.2.1. Lao động nông nghiệp

4.2.2. Lao động công nghiệp - xây dựng

4.2.3. Lao động ngành dịch vụ - thương mại

4.2.4. Lao động nhập cư

4.3. Di và xuất khẩu lao động

4.3.1. Lao động di cư

4.3.2. Lao động làm việc tại nước ngoài

4.4. Phân tích SWOT

4.5. Đánh giá và nhận định

4.5.1. Cơ cấu lao động hiện nay của Vĩnh Phúc

4.5.2. Cơ cấu lao động trong công nghiệp

4.5.3. Ngành dịch vụ

4.5.4. Xuất khẩu lao động

4.6. Kịch bản lao động việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

4.6.1. Kịch bản KB0

4.6.2. Kịch bản KB1

4.6.3. Kịch bản KB2

4.6.4. Kịch bản KB3

4.6.5  Kịch bản KB4

V. CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI CHUYỂN ĐỔI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

5.1. Thời cơ và thách thức

5.1.1. Thời cơ

5.1.2. Thách thức

5.2. Quan điểm

5.3. Mục tiêu

5.3.1. Mục tiêu chung

5.3.2. Mục tiêu cụ thể đến 2020

5.3.3. Định hướng đến 2030

5.4. Chiến lược

5.4.1. Về ngành sản xuất

5.4.2. Về không gian sản xuất

5.4.3. Về tổ chức sản xuất

5.4.4. Về đầu tư công, ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước

5.4.5. Chuyển đổi lao động việc làm nông nghiệp nông thôn

5.5. Giải pháp thực hiện tái cấu nông nghiệp và chuyển đổi lao động nông thôn

5.5.1. Giải pháp về đất đai

5.5.2. Đào tạo nông dân chuyên nghiệp, lao động nông thôn chuyên nghiệp

5.5.3. Phát triển kinh tế trang trại, HTX, thúc đẩy hợp tác, liên kết

5.5.4. Thu hút đầu tư tư nhân

5.5.5. Tăng quy và sử dụng hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn

5.5.6. Đổi mới cung cấp dịch vụ công

5.5.7. Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động

5.5.8. Tập trung xuất khẩu lao động

5.5.9. Phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nông thôn

5.5.10. Đy mạnh phân luồng đào tạo, đào tạo lại nghcho công nhân

5.6. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp

5.6.1. Nguyên tắc xây dựng cơ chế chính sáchđịnh mức đầu tư hỗ trợ

5.6.2. Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ

5.6.2.1. Đất đai

5.6.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực và thông tin, tuyên truyền

5.6.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi

5.6.2.4. Chuyển giao ứng dụng KHCN

5.6.2.5. Hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản

5.6.2.6. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp

5.6.2.7. Hỗ trợ mua máy nông nghiệp

5.6.2.8. Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

5.6.2.9. Hỗ trợ dạy nghề và chuyển đổi việc làm lao động nông thôn

5.7. Kinh phí thực hiện Đề án

5.8. Một số dự án phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015-2020

VI. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH HÀNG

6.1. Mục tiêu và giải pháp phát triển các ngành hàng chủ lực

6.1.1. Ngành chăn nuôi bò sữa

6.1.2. Ngành chăn nuôi lợn

6.1.3. Ngành hàng rau

6.1.4. Bò thịt

6.2. Mục tiêu và giải pháp phát triển một số ngành hàng khác

6.2.1. Chăn nuôi gà

6.2.2. Lúa

6.2.3. Các cây trồng (ngô, đậu tương và lạc)

6.2.4. Cây ăn quả

6.2.5. Lâm nghiệp

6.2.6. Thủy sản

VII. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

7.1. Hiệu quả kinh tế

7.2. Hiệu quả xã hội

VIII. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

8.1. Điều kiện thị trường thay đổi

8.2. Thm họa thiên nhiên, dịch bệnh xảy ra bất thường

IX. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN

9.1. Chính sách đất đai

9.2. Chính sách thu hút đầu tư tư nhân

9.3. Đổi mới thể chế

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

10.1. Sở Nông nghiệp & PTNT

10.2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

10.3. Sở Xây dựng

10.4. STài nguyên và Môi trường

10.5. SNội vụ

10.6. S Tài chính

10.7. Sở Kế hoạch và đầu tư

10.8. Sở Khoa học và công nghệ

10.9. SCông thương

10.10. Sở Thông tin và truyền thông

10.11. Sở Giáo dc và đào to

10.12. Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng

10.13. Các S, ban, ngành có liên quan

10.14. Mặt trận Tổ Quốc và các tchức thành viên

10.15. Các huyện, thành, thị



[1] Là những trang trại đáp ứng được các tiêu chí của Thông tư 27/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ NN&PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trước khi có Thông tư 27, dựa trên cách xác định cũ, năm 2009 tỉnh Vĩnh Phúc có tới 1.036 trang trại (Chi cục PTNT Vĩnh Phúc).

[2] Số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp năm 2015.

[3] Chi phí sản xuất lúa ở Hà Nội 4.200 đồng/kg, Nam Đnh là 5.046 đồng/kg, Thái Bình là 4.800 đồng/kg (Điều tra của IPSARD, 2014)

[4] Năng suất ngô của Ninh Bình 35,2 tạ/ha và Quảng Ninh 38,6 tạ/ha

[5] Sơn La 3,750 đồng/kg, Bắc Kạn 4.100 đồng/kg

[6] Đứng thứ 4 của Vùng ĐBSH sau Hà Nam 6,1 ngàn ha, Thái Bình 5 ngàn ha, Hà Nội 19,8 ngàn ha

[7] Năng suất đậu tương ĐBSH là 1,57 tấn/ha, Hà Nội là 1,53 tấn/ha, Quảng Ninh 1,25 tấn/ha, Hà Nam 1,23 tấn/ha

[8] Tại một số huyện đồng bằng như Vĩnh Tường, Yên Lạc và Tam Dương

[9] Đứng thứ 4 trong vùng ĐBSH, đặc biệt là có năng suất cao hơn Hà Nội (20 tấn/ha) (là tnh sản xuất và tiêu thụ nhiều rau), Hà Nam (17 tấn/ha), Hưng Yên (21,9 tấn/ha)

[10] Thấp hơn Hải Dương (150 triệu đồng/ha), cao hơn Hà Nam (75 triệu đồng/ha) và Hà Nội (78 triệu đồng/ha)

[11] Thấp hơn Hòa Bình (100 triệu đồng/ha), cao hơn Hà Nội (70 triệu đồng/ha)

[12] Thấp hơn Hà Nội (6.320 ha), nhưng cao hơn các tnh Hải Dương (378 ha) và Hi Phòng (57 ha)

[13] Theo số liệu báo cáo của Cục thống kê Vĩnh Phúc, thời điểm 01/10/2014, huyn Yên Lạc có 297 con, huyện Lập Thạch có 184 con, huyện Vĩnh Tường trên 6.184 con, huyện Tam Đảo có 95 con, huyện Tam Dương có 14 con, Vĩnh Yên 38 con.

[14] Tại thành phố Hồ Chí Minh, năng suất sữa bình quân đạt 5,5 tấn/năm.

[15] Năng suất sữa của công ty VNFuturemilk là 26 kg/ngày và của công ty TH Truemilk là 30-40 lít sữa/ngày.

[16] Tính cho bò sữa có năng suất sữa 5 tấn/chu kỳ 300 ngày và khai thác trong 05 năm với giá bán sữa bình quân hiện nay là 14.200 đồng/kg.

[17] Công ty sữa Cô gái Hà Lan trả giá cao hơn 250 đồng/lít sữa nếu một mã bán hàng có khi lượng bán lớn hơn 50 kg/ngày. Tuy nhiên, do chất lượng sữa khác nhau nên các hộ không thống nht được với nhau đcùng gộp sữa ca mấy hộ lại với nhau đ có đủ khối lượng bán với giá cao hơn.

[18] Kết quả khảo sát tháng 8/2014 ở xã Quang Sơn (Lập Thạch) cho thấy, hộ nuôi lợn ở quy mô trang trại (trên 200 lợn thị/lứa) có chi phí sản xuất khoảng 42.000 đồng/kg ln hơi (tính ccông lao động, khấu hao chuồng trại và lãi suất đầu tư làm chung), hộ gia trại (70 - 100 lợn thịt/lứa) có chi phí sản xuất khoảng 45.000 đồng/kg lợn hơi (chủ yếu do phải chịu lãi suất tính vào giá thức ăn). Với giá bán đạt 50.000 - 52.000 đồng/kg lợn hơi, thì các hộ này có lãi cao (ví dụ: hộ nuôi 100 lợn thịt/năm có lãi tối thiểu 5.000 đồng/kg x 100 kg x 100 lợn = 50 triệu đồng/năm). Hơn nữa, hầu hết các hộ đều tự sản xuất con giống nên chi phí giống ch tn một nửa so với phi mua giống từ bên ngoài. Trong khi đó, hộ nuôi ở quy mô nhỏ ldưới 10 ln thịt/năm có chi phí sản xuất thấp hơn do kết hợp thức ăn tận dụng (chi psản xuất khoảng 38.000 đồng/kg lợn hơi) nhưng trọng lượng xuất chuồng chđạt 80 kg. Với giá bán đạt 48.000 đồng/kg lợn hơi thì hộ nuôi nhỏ lẻ lãi 800 nghìn đồng/con, một năm lãi 8 triệu đồng/10 con, hiệu qu không cao.

[19] Theo đánh giá của một số thương lái ở xã Đại Đồng (huyện Vĩnh Tường).

[20] Theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

[21] Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2014 đàn gia cầm giảm so với năm 2013, còn 8.117,4 ngàn con.

[22] Các diện tích rừng phòng hộ được giao cho các hộ gia đình khoanh nuôi bo vệ với mức chi trả rt thấp là 150.000đ/ha/năm.

[23] Tính đến 30/7/2014 trên địa bàn tnh có 547 cơ sở chế biến gỗ, trong đó: Doanh nghiệp gồm 42 cơ sở, HTX gồm 4 cơ sở chế biến gỗ là hộ gia đình, cá nhân là 501 cơ sở.

[24] Scạnh tranh nguyên liệu cũng đang diễn ra gay gắt đc biệt là giữa các cơ sở chế biến gcủa Vĩnh Phúc với các cơ sở chế biến gỗ của Phú Thọ, Thái Nguyên nơi có nhà máy giy và các cơ sở sản xuất than sạch”. Có một số cơ sở chế biến gỗ bạch đàn và keo của Vĩnh Phúc đã dừng hoạt động do thiếu nguyên liệu.

[25] Hà Nội (3,3 tấn/ha), Bắc Ninh (6 tấn/ha), Hi Dương (5,9 tấn/ha), Hà Nam (3,2 tấn/ha)

[26] Cá trắm của Vĩnh Phúc trọng lượng từ 2,7-3 kg/con bán với giá 70.000đ/kg, trong khi cá trắm của Hi Dương với trọng lượng 5-6kg/con cũng bán với giá 70.000đ/kg.

[27] Dân số trên 15 tui có hộ khẩu tại tnh Vĩnh Phúc. Nguồn: Báo cáo kết quđiều tra thực trạng lao động thời điểm 01/10/2014

[28] Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND và Nghị quyết 116/2013/NQ-HĐND sửa đổi bổ sung Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND.

[29] Theo quy định mức tiền ăn do tính hỗ trợ người lao động trong quá trình học đối với đối tượng chính sách là 15000 đồng/ngày (bằng mức hỗ trợ theo quy định của Liên Bộ Lao động-TB&XH và Tài chính); và hỗ trợ các đi tượng khác 10500 đồng/ngày.

[30] Quyết định 277/2014/QĐ-UBND và quyết định 57/2010/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh

[31] Năm 2012, tỷ lệ n số từ trong độ tuổi lao động đang làm vic và đã qua đào tạo của Vĩnh Phúc là 19,1%, thấp hơn so với mức chung của ĐBSH (tính cả Hà Nội) là 24% và một s tnh khác trong vùng như Qung Ninh (31%), Ninh Bình (25,6%) và Hi Phòng (24%).

[32] Theo Nghị Quyết 37/2011/NQ-HĐND: doanh nghiệp sẽ được nhận hỗ trợ 400.000 đồng/người/tháng nếu tổ chức dạy nghề, cấp chứng chỉ đồng thời btrí việc làm cho người học nghề ổn định được ít nhất 1 năm trở lên.

[33] Ban Quản lý các Khu công nghip

[34] Lực lượng lao động có nghề chính là nông nghiệp

[35] Năm 2012, tỷ trọng lao động NLTS của Vĩnh Phúc là 49,5%, Bắc Ninh: 39%, Ninh Bình: 47,5%; Hi Dương: 41%

[36] Số liệu Cục thống kê Vĩnh Phúc

[37] Năm 2012, NSLĐ ngành CN-XD của Vĩnh Phúc là 57,1 triệu/người/năm, Bắc Ninh: 33,3 triệu/người/năm, Hi Dương: 24,1 triệu/người/năm. Theo tính toán từ Niên giám thống kê các tnh

[38] Số liệu Ban Qun lý các khu công nghiệp

[39] Giai đoạn 2001-2010, ngành thương nghiệp, sửa chữa chiếm 46% lao động, tăng trưng lao động 15,3%/năm, vận tải, kho bãi và thông tin ln lạc chiếm tương ứng 10,3% và 15% và khách sạn nhà hàng chiếm 8,5% và 17,2%.

[40] QH Phát triển GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

[41] Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống Kê.

[42] Gồm ĐH Sư phạm, ĐH Nông lâm, ĐH Y dược, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Kinh tế và Qun trị Kinh doanh, ĐH Khoa học, ĐH Kinh tế Kỹ thuật, ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa Ngoại ngữ, Trung tâm học liệu, Trung tâm giáo dục quốc phòng.

[43] Gồm: CĐ kinh tế - tài chính Thái Nguyên, CĐ Thương mại - du lịch Thái Nguyên, CĐ Công nghiệp Thái Nguyên, CĐ Y tế Thái Nguyên, CĐ Sư phạm Thái Nguyên, CĐ Công nghệ giao thông vận tải, CĐ Cơ khí luyện kim, CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, CĐ Công nghiệp Việt-Đức, CĐ Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp.

[44] Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003

[45] Cục Thống kê Vĩnh Phúc

[46] Quyết định 122/QĐ-TTg

[47] Giai đoạn 2000-2011, tốc độ tăng trưởng khách nội địa của Vĩnh Phúc là 14,6%/năm trong khi Ninh Bình là 22,6%/năm. Giai đoạn 2000-2012, tốc độ tạo việc làm trong ngành du lịch của Vĩnh Phúc là 15,8%/năm, Ninh Bình là 40,8%/năm

[48] Năm 2009, lao động xuất khẩu của Vĩnh Phúc là 650 người, Bắc Ninh là 2,6 ngàn người, Hưng Yên: 2,6 ngàn người, Nam Định: 1,5 ngàn người và Ninh Bình 1,2 ngàn người.

[49] Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

[50] Báo cáo kết quđiều tra thực trạng lao động tính đến thời điểm 01/10/2014 tnh Vĩnh Phúc.

[51] Chthị 04/2014 của UBND tỉnh, Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND, Nghị quyết 116/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND, Quyết định 44/2014/QĐ-UBND, Kế hoạch 64/KH-SLĐTBXH về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2014, Quyết định số 39/2014/QĐ-UBND; Kế hoạch số 5280/KH-BCĐXKLĐ ngày 11/9/2014 của Ban chđạo XKLĐ tỉnh về việc triển khai 15 xã điểm đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

[52] Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định về thu phí xuất khẩu lao động; Công văn s 5251/LĐTBXH-QLLĐNN về giảm mức chi phí cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan.

[53] Thông tư 21/2013/TT-LĐTBXH về mức ký quỹ (nhm hạn chế các trường hợp lao động tại nước ngoài btrốn)

[54] Nghị định 126/2007/NĐ-CP: Điều 2: Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

[55] Năm 2014 cơ cấu lao động Vĩnh Phúc: nông nghiệp 37%; công nghiệp-xây dựng 28%; dịch vụ-thương mại 35% (báo cáo kết quả điều tra thực trạng lao động Vĩnh Phúc, 2014)

[56] Kết quả tính toán theo Kịch bản nền về Lao động - Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu

[57] Riêng ĐH Thương mại ước tính có số học sinh, sinh viên ĐH, CĐ và các trình độ đào tạo khác lên tới gần 45 ngàn người

[58] Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV, Hướng dẫn định mức biên chế snghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước và các chỉ tiêu trong Chiến lược chăm sóc sức khỏe quốc gia đến 2020 (Bộ Y tế)

[59] Mặc dù tốc độ tăng số cơ sở Iưu trú đạt 8%/năm nhưng tlệ lao động cho một phòng khách sạn ở Vĩnh Phúc còn thấp và có xu hướng giảm (từ 0,68 năm 2001 xuống 0,55 năm 2005 và 0,46 năm 2010) so với mức trung bình của cả nước là 1,9 lao động (phòng quc tế) hoặc 1,6 lao động (phòng nội địa) cho thy sức thu hút khách du lịch còn yếu và các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3216/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.639

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.235.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!