Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2692/QĐ-UBND 2020 phát triển nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu: 2692/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 08/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2692/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 08 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI CÁC TIỂU VÙNG SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 15/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”;

Căn cứ Quyết định số 2314/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân giao nhiệm vụ thực hiện Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Thực hiện Công văn số 4075/BNN-TCTL ngày 17/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Căn cứ Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 182/TTr-SNN&PTNT, ngày 25/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch được ban hành tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này;

Quyết định có hiệu lực kể t ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều ;
- CT và PCT UBND tỉnh;
- Phòng: KTNV;
- Lưu: VT, 4.05.05.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PH CHỦ TỊCH





Lê Quang Trung

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI, PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI CÁC TIỂU VÙNG SINH THÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 15/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”;

Căn cứ Quyết định số 2314/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phân giao nhiệm vụ thực hiện Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Thực hiện Công văn số 4075/BNN-TCTL ngày 17/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

Căn cứ Quyết định số 1822/QĐ-UBND ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt dự án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cụ thể hóa các giải pháp, nhiệm vụ trong Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trong Quyết định số 2314/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Góp phần thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025: Tập trung tổ chức, thành lập lại các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi ở cấp tỉnh, ở cấp huyện theo đúng quy định của Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên quan; đầu tư thực hiện các công trình thủy lợi theo quy hoạch và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đến năm 2030: Phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, bảo đảm chủ động đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp đa dạng, bền vững và phục vụ dân sinh trong điều kiện nguồn nước không xuất hiện tình trạng cực đoan.

- Đến năm 2050: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi hiện đại, thông minh bảo đảm chủ động phục vụ chuyển đổi, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và dân sinh, từng bước tự động hóa trong vận hành, có kết nối với phát triển của hệ thống thủy lợi trong khu vực để chủ động phục vụ phòng, chống thiên tai, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Định hướng sau năm 2050: Hệ thống thủy lợi được tự động hóa trong vận hành, bảo đảm an toàn trước thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa nông-thủy sản chất lượng cao.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: (Chi tiết xem phụ lục 1)

Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại mục 7, phần V, Điều 1, Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 15/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2314/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

1. Thành lập, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong tỉnh theo đúng quy định của Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh: Thành lập các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, khai thác các công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi.

2. Đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi theo hướng kết hợp đồng bộ với hạ tầng giao thông và các hạ tầng kinh tế khác.

2.1. Định hướng đầu tư phát triển thủy lợi

Tập trung đầu tư duy tu, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi hiện có, đặc biệt là công trình thủy lợi nội đồng và xây dựng mới các công trình, dự án để hoàn chỉnh, khép kín toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi nhằm chủ động kiểm soát lũ, triều cường, mặn, tưới, tiêu, chuyển nước liên tỉnh, ứng phó biến đổi khí hậu…theo các quy hoạch đã được phê duyệt. Cụ thể là:

- Nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi gắn với xây dựng nông thôn mới để có thể áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến cho cây lúa và công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực đang có thị trường.

- Hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh, ưu tiên các dự án phục vụ cánh đồng lớn trồng lúa, phục vụ phát triển rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo sớm phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành phòng, chống, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu và vận hành an toàn công trình đảm bảo mục tiêu phục vụ.

2.2. Định hướng đầu tư theo phân vùng quy hoạch

(Theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

2.2.1. Đến năm 2025

a) Vùng Bắc Măng Thít

- Tiếp tục nâng cấp mở rộng các kênh trục cấp nước, tiêu nước, thoát lũ nối sông Tiền-sông Hậu: Xẻo Mát-Cái Vồn, Xã Tàu-Sóc Tro.

- Nạo vét hệ thống kênh cấp I, cấp II: tạo nguồn cấp nước, tăng cường khả năng tiêu úng, thoát lũ.

- Nâng cấp hệ thống đê/bờ bao kiểm soát lũ theo quy mô nhỏ đến hệ thống kênh cấp II các ô bao với diện tích khoảng 200-1.000 ha phù hợp với việc phân vùng các loại hình sản xuất nông nghiệp đã được quy hoạch: rau màu, lúa (2-3 vụ), lúa-cá, cây ăn quả và tận dụng các tuyến bờ bao hiện có, các cống, đập đã xây dựng để tiết kiệm chi phí, phát huy hiệu quả các công trình hiện có.

- Tiếp tục đầu tư các công trình kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, các đô thị, công trình hạ tầng cơ sở.

- Nâng cấp các tuyến đê sông để bảo vệ chống lũ: đê sông Cổ Chiên, đê sông Hậu, đê sông Tiền; đầu tư các cống kiểm soát mặn phía sông Cổ Chiên (địa bàn huyện Mang Thít).

- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm chủ động cấp nước, tiêu nước.

- Tiếp tục đầu tư các công trình đã được phê duyệt danh mục trong Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng thành phố Vĩnh Long.

b) Vùng Nam Măng Thít

- Nâng cấp các tuyến đê sông để ngăn triều cường, chống lũ: đê sông Cổ Chiên, đê sông Hậu; hoàn chỉnh đê bao bờ nam sông Măng Thít.

- Tiếp tục đầu tư các cống kiểm soát mặn phía sông Cổ Chiên và sông Hậu còn thiếu.

- Rà soát hệ thống đê/bờ bao hiện có, tiếp tục ghép các ô bao quy mô nhỏ thành các ô bao có diện tích lớn hơn (phân ô bao giống như vùng Bắc Măng Thít);

- Đầu tư nạo vét, cải tạo, nâng cấp mở rộng các kênh trục: Cái Cá-Mây Tức, La Ghì-Trà Côn, Trà Ngoa, Bưng Trường-Ngãi Chánh...đủ khả năng tiếp nước ngọt cho vùng Nam Măng Thít;

- Xây dựng các công trình kè chống sạt lở bảo vệ dân cư, các đô thị, các công trình hạ tầng cơ sở.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng.

c) Các cù lao

- Xây dựng hệ thống đê bao, bờ bao kiểm soát lũ, mặn và trữ ngọt, ngăn triều theo quy mô bao lớn ở 04 xã An Bình- Hòa Ninh- Bình Hòa Phước-Đồng Phú của huyện Long Hồ (thuộc cù lao Minh); 02 xã Thanh Bình-Quới Thiện của Vũng Liêm (thuộc cù lao Dài); xã Lục Sỹ Thành-Phú Thành (Trà Ôn) thuộc cù lao Mây.

- Cù lao Minh: Đầu tư thêm cống và hoàn chỉnh hệ thống đê bao vòng quanh cù lao, tạo thành 1 ô bao chống lũ, ngăn mặn; Nạo vét các kênh để tăng cường khả năng cấp, tiêu nước và trữ nước.

- Đầu tư thêm các cống trên cù lao Mây, cù lao Dài. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng chủ động tưới, tiêu.

2.2.2. Đến năm 2030

- Đầu tư hệ thống cống dọc sông Măng Thít, sông Cổ Chiên, sông Hậu (mặn 4g/l đến đâu sẽ làm cống đến đó), trong đó đầu tư đê bao và các cống phía bờ bắc sông Măng.

- Tiếp tục đầu tư nạo vét, cải tạo, nâng cấp mở rộng các kênh trục: Cái Cá- Mây Tức, La Ghì-Trà Côn, Trà Ngoa, Bưng Trường-Ngãi Chánh...đủ khả năng tiếp nước ngọt cho vùng Nam Măng Thít;

- Nạo vét các tuyến kênh tiếp nước cho sông Măng Thít: Cái Nhum, Kênh Xáng, Sóc Tro, sông Ba Kè...

- Tiếp tục hoàn chỉnh các tiểu khu thủy lợi của cả vùng Bắc Mang Thít và Nam Mang Thít chưa được đầu tư trong giai đoạn trước.

- Đầu tư thêm cống, nạo vét các kênh để tăng cường khả năng cấp nước và trữ nước trên cù lao Mây, cù lao Dài và cù lao Minh.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống công trình chống ngập thành phố Vĩnh Long theo quy hoạch được phê duyệt. Đầu tư các công trình chống ngập cho các đô thị khác của tỉnh: thị xã Bình Minh, thị trấn Cái Nhum.

- Nâng cấp, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi đã có.

2.2.3. Định hướng đến năm 2050 (tỉnh sẽ có quy hoạch giai đoạn này)

2.3. Lĩnh vực ưu tiên và công trình, dự án ưu tiên đầu tư

- Đầu tư các dự án, công trình thủy lợi tạo động lực cho phát triển nông nghiệp-nông thôn như phát triển cánh đồng lớn trồng lúa, phát triển rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản; cho xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Đầu tư công trình thủy lợi kết hợp phục vụ theo hướng đa mục tiêu, nhất là kết hợp phát triển giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Ưu tiên đầu tư các dự án/công trình đã có quyết định và đang lập dự án đầu tư; các dự án, công trình mang tính tạo động lực phát triển nông nghiệp-nông thôn; các công trình, dự án phục vụ Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 (các dự án phục vụ cánh đồng lớn trồng lúa, phục vụ phát triển rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản); dự án, công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới; và các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm các đê sông chính, kênh trục, kè chống sạt lở bờ sông bảo vệ các đô thị.

2.4. Xây dựng các chương trình, dự án thực hiện Kế hoạch

a) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan thuộc Bộ thực hiện các công trình, dự án thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư triển khai trong tỉnh (như các dự án thủy lợi theo Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được phê duyệt, Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, dự án nạo vét các kênh trục nối sông Tiền-sông Hậu, kè lớn chống sạt lở bờ sông…).

b) Chỉ đạo triển khai thực hiện các công trình, dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh do tỉnh, huyện, xã đầu tư

- Các công trình, dự án thủy lợi theo Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phê duyệt.

- Các công trình, dự án phục vụ Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Các công trình, dự án thủy lợi theo Quy hoạch thủy lợi chống ngập cho thành phố Vĩnh Long đã phê duyệt;

- Kế hoạch đầu tư công trung hạn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn năm 2021-2025;

- Kế hoạch đầu tư nâng cấp, duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.(Chi tiết xem phụ lục 2)

3. Hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành công trình

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi: Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho các đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, trước mắt là đội ngũ quản lý thủy nông ở cấp tỉnh, cấp huyện, kế đến là đội ngũ ở các tổ chức thủy lợi cơ sở, các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp-thủy sản;

- Điều tra, đánh giá hiện trạng hạ tầng thủy lợi toàn tỉnh;

- Dự báo nguồn nước, xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp;

- Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng phục vụ quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi. Tăng cường công tác trao đổi thông tin về khí tượng-thủy văn, thủy lợi, thiên tai, vận hành công trình thủy lợi ở vùng giáp ranh…với các tỉnh lân cận, nhất là hai tỉnh: Trà Vinh, Đồng Tháp;

- Xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành các công trình, hệ thống thủy lợi; xây dựng hệ thống giám sát vận hành công trình, từng bước tiến tới tự động hóa công tác quản lý, vận hành.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi theo Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện nguồn nước, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

4. Cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, cấp phép cho các hoạt động xả thải vào hệ thống thủy lợi do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật

- Hoàn thiện cắm mốc xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo Luật thủy lợi, tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời vi phạm: Ưu tiên thực hiện các công trình đã thu hồi đất, từng bước cắm mốc cho các công trình còn lại;

- Cấp phép cho các hoạt động xả thải vào hệ thống thủy lợi: phân cấp nguồn xả thải để tránh trùng lắp nguồn xả thải của thoát nước đô thị và sông ngòi kênh rạch, rà soát nguồn xả thải và hệ thống công trình thủy lợi;

- Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi; công trình đê điều;

- Xây dựng hoàn thiện các chính sách để củng cố, phát triển tổ chức thủy nông cơ sở.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thức hợp tác công - tư trong lĩnh vực thủy lợi; một số cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi…;

- Ban hành Đề án sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi; tiến đến sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã có.

- Phối hợp thực hiện, đẩy mạnh ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ trên lĩnh vực thủy lợi của các cơ quan nghiên cứu: Các giải pháp công nghệ, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh thực hiện tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cây trồng cạn; để phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung; phục vụ thiết kế, thi công các công trình thủy lợi, công trình ứng phó với hạn, mặn, nước biển dâng, công trình chống ngập đô thị.

6. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Đề án và Kế hoạch

Tổ chức phổ biến và quán triệt nội dung Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án đến tất cả các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND các cấp, đặc biệt là đối với toàn ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nhiều hình thức;

Căn cứ Đề án, Kế hoạch này, các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

III. NGUỒN VỐN CHO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tổng vốn cần có để thực hiện Kế hoạch này (giai đoạn năm 2021-2050) ước tính khoảng: 66.322 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách (NS) Trung ương: 46.347 tỷ đồng;

- Vốn NS địa phương (tỉnh): 19.974 tỷ đồng.

* Chia ra:

- Giai đoạn 2021 - 2030: 26.176 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn ngân sách (NS) Trung ương: 18.303 tỷ đồng;

+ Vốn NS địa phương (tỉnh): 7.872 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2031-2050 (tạm tính): 40.146 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn ngân sách (NS) Trung ương: 28.044 tỷ đồng.

+ Vốn NS địa phương (tỉnh): 12.102 tỷ đồng.

(Xem chi tiết Phụ lục 2 và 3 kèm theo)

2. Nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi giai đoạn 2021-2050 được cân đối từ vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác do trung ương hỗ trợ), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.

a) Ngân sách trung ương kết hợp ngân sách tỉnh: đầu tư dự án kênh trục, cấp I, đê bao ven sông chính: sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít và ven kênh trục, cống cấp I, các dự án chống biến đổi khí hậu, công trình chống ngập bảo vệ đô thị, kè chống sạt lở bờ sông ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn trong tỉnh…;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành bao gồm việc điều tra, khảo sát hiện trạng hạ tầng thủy lợi vùng, xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

- Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập úng, chất lượng nước phục vụ chỉ đạo điều hành, quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi; thực hiện dự báo nguồn nước, xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi.

- Lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng, giám sát nguồn nước; xây dựng hệ thống giám sát, tự động hóa vận hành; hoàn chỉnh quy trình vận hành các hệ thống, công trình thủy lợi.

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới công trình thủy lợi.

- Cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

- Đào tạo, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật.

- Hỗ trợ cấp huyện sửa chữa, nâng cấp, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng, cấp bách.

b). Ngân sách địa phương (cấp huyện)

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới công trình thủy lợi trên địa bàn; hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng bổ sung các cống, bọng, đê bao, bờ bao, trạm bơm theo phân cấp: đầu tư dự án kênh cấp II, cấp III, đê bao ven các kênh cấp II, cấp III, các hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp- thủy sản, hệ thống thủy lợi phục vụ xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa cống, đập, công trình kè bảo vệ các thị trấn, thị tứ; cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng…;

- Hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi do địa phương quản lý.

- Cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi do địa phương quản lý.

- Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, phổ biến quy định pháp luật

c) Nguồn vốn xã hội hóa: đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa các công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng, quản lý và đầu tư hệ thống đê bao, bờ bao, thủy lợi nội đồng theo quy định của pháp luật.

Nhân dân đóng góp vốn, ngày công, mặt bằng đất đai, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng. Nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch;

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Kế hoạch nhằm giúp cho các ngành, các cấp, nhân dân hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi”, qua đó thống nhất cách hiểu, cách làm và tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện;

- Tổ chức triển khai thực hiện các dự án, công trình thủy lợi theo quy hoạch thủy lợi của tỉnh và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được duyệt và các dự án, công trình trong Kế hoạch này;

- Xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức, bộ máy để quản lý, khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi trong tỉnh theo quy định của Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan;

- Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng hạ tầng thủy lợi, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư, hoàn thiện hệ thống thủy lợi do tỉnh quản lý vào kế hoạch đầu tư các kỳ trung hạn, dài hạn, đồng thời lồng ghép vào các chương trình, dự án khác được thực hiện trong vùng;

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh;

- Hàng năm chủ động chỉ đạo các địa phương bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện nguồn nước, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

- Chỉ đạo cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, cấp phép cho các hoạt động xả thải vào hệ thống thủy lợi do tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật;

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa hệ thống thủy lợi;

- Hàng năm có tổng hợp, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch khi cần thiết. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Cân đối vốn đầu tư phát triển để đầu tư các công trình, dự án thủy lợi theo Kế hoạch này. Chú trọng ưu tiên đầu tư các công trình, dự án thủy lợi như đã nêu tại phần 2.1;

- Hằng năm, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm tập trung đầu tư các dự án thủy lợi trọng điểm, nhất là xây dựng đê bao ở các xã cù lao, các tuyến đê bao ven sông Cổ chiên, sông Tiền, sông Hậu các dự án kè chống sạt lở bờ sông, bờ kênh ở những khu vực trọng yếu;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thức hợp tác công - tư trong lĩnh vực thủy lợi; một số cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cân đối, bố trí nguồn lực để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật. Bố trí nguồn vốn thường xuyên hằng năm thực hiện các nhiệm vụ đặc thù về dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước; giám sát, dự báo chất lượng trong các hệ thống thủy lợi để phục vụ quản lý, vận hành công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Sở Giao thông-vận tải

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện đầu công trình thủy lợi kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông và các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi kết hợp với phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông nông thôn, phục vụ xây dựng nông thôn mới.

5. Sở Công Thương

Hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư hạ tầng kỹ thuật điện để đầu tư phát triển các trạm bơm điện, điện phục vụ cho vận hành các công trình thủy lợi theo quy hoạch thủy lợi được duyệt và theo Kế hoạch này.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức cung cấp kịp thời thông tin dự báo về khí tượng, thủy văn phục vụ vận hành hiệu quả công trình thủy lợi, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ngập úng.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với:

+ Các dự án triển khai thu hồi đất, nhất là các công trình thủy lợi;

+ Dự báo nguồn nước; giám sát, dự báo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ chỉ đạo, điều hành sản xuất nông nghiệp;

+ Lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng phục vụ quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi. Tăng cường công tác trao đổi thông tin về khí tượng-thủy văn, thủy lợi, thiên tai;

+ Cắm mốc xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời vi phạm : Ưu tiên thực hiện các công trình đã thu hồi đất, từng bước cắm mốc cho các công trình còn lại;

+ Cấp phép cho các hoạt động xả thải vào hệ thống thủy lợi; Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

7. Sở Khoa học –công nghệ

- Phối hợp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trên lĩnh vực thủy lợi: về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên cây trồng cạn, về phát triển hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung, và về công nghệ tiên tiến phục vụ thiết kế, thi công các công trình thủy lợi;

- Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại hóa hệ thống thủy lợi;

- Tổ chức triển khai chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm, ưu tiên bố trí nguồn lực khoa học, công nghệ phục vụ công tác nghiên cứu, ứng dụng nhằm phát triển thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu đầu tư cho khoa học và công nghệ vào phát triển thủy lợi.

8. Sở Xây dựng

- Phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát tham mưu trình UBND tỉnh về ban hành, điều chỉnh, bổ sung các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật trên lĩnh thủy lợi do tỉnh ban hành phù hợp với đặc điểm, điều kiện trên địa bàn tỉnh;

- Kiểm soát việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thủy lợi phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công trình xây dựng an toàn, khai thác, sử dụng hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp-phát triển nông thôn kết hợp phòng, chống thiên tai, chủ động ứng phó, thích ứng biến đổi khí hậu.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo công tác truyền thông để người dân trong vùng nhận thức đầy đủ nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; chủ động triển khai các biện pháp phù hợp từng hộ gia đình để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

10. Các sở, ban, ngành khác và các cơ quan thông tin:

Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ được phân công chủ động, phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tuyên truyền vận động nông dân tham gia, cũng như xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm.

11. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Kế hoạch nhằm giúp UBND cấp xã, nhân dân hiểu được tầm quan trọng của Kế hoạch và đồng thuận thực hiện;

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện Kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thủy lợi thuộc quản lý của địa phương trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch này, trong đó: đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi theo hướng kết hợp đồng bộ với hạ tầng giao thông và các hạ tầng kinh tế khác; hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành công trình; cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, cấp phép cho các hoạt động xả thải vào hệ thống thủy lợi do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật;

- Triển khai việc kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý theo đúng quy định;

- Phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, bồi hoàn, tái định cư.

12. Căn cứ vào Kế hoạch này các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công (tại Phụ lục 1), đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy và UBND tỉnh./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2692/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.063

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.198.13
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!