Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2488/QĐ-UBND 2019 hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung an toàn sinh học Quảng Nam

Số hiệu: 2488/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Trí Thanh
Ngày ban hành: 02/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2488/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 02 tháng 8 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG, AN TOÀN SINH HỌC TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2019-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 223/TTr- SNN&PTNT ngày 30/7/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020 (Có Phương án cụ thể kèm theo).

Riêng đối với nội dung hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản, do hiện nay tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trên địa bàn tỉnh và có diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương tạm thời chưa thực hiện nội dung hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản cho đến khi có thông báo tình hình dịch bệnh đã ổn định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020 theo đúng nội dung được duyệt; định kỳ 06 tháng, năm và kết thúc thí điểm, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Tiên Phước, Hiệp Đức, Bắc Trà My, Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Giang, Nông Sơn; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2004/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 của UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các đoàn thể nhân dân;
- Đài PT-TH, Báo Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.
E:\Dropbox\minh tam b\Nam 2019\Quyet dinh\07 31 phe duyet Phuong an thi diem ho tro phat trien chan nuoi nong ho tai cac huyen mien nui, giai doan 2019-2020.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trí Thanh

 

PHƯƠNG ÁN

THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẬP TRUNG, AN TOÀN SINH HỌC TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 02/8/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 9 huyện miền núi. Tổng diện tích đất tự nhiên: 1.057.474 ha, trong đó diện tích đất ở khu vực miền núi là 783.190 ha, chiếm 74,06% diện tích toàn tỉnh, đây là một trong những điều kiện thuận lợi về đất đai để phát triển chăn nuôi. Trong những năm qua, đã có nhiều cơ chế chính sách, các chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng cho đồng bào miền núi của tỉnh. Nhờ vậy, chăn nuôi khu vực này có phát triển hơn so với những năm trước. Trình độ chăn nuôi của người dân dần dần được cải thiện, nhiều hộ chăn nuôi đã chuyển từ phương thức nuôi thả rông sang chăn nuôi có chuồng trại; có giám sát, quản lý, ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường trong cộng đồng dân cư góp phần phát triển chăn nuôi.

Tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ trên địa bàn các huyện miền núi hiện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Địa hình chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, giao thông đi lại khó khăn, thường bị chia cắt trong mùa mưa lũ; dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ chăn nuôi đa số còn lạc hậu; hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, ít quan tâm đầu tư; phần lớn chăn nuôi theo kiểu thả rông trong rừng, trong khu vực nhà ở, khó quản lý về dịch bệnh, hiệu quả kinh tế thấp và gây ô nhiễm môi trường sống.

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XXI) đã ban hành Nghị quyết số 05- NQ/TU về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, định hướng thực hiện nhóm dự án phát triển chăn nuôi, hỗ trợ sản xuất: khuyến khích các hộ gia đình chuyển đổi mô hình, chăn nuôi gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao, bảo vệ môi trường trong khu dân cư. Để cụ thể hóa Nghị quyết nêu trên thành những nhiệm vụ cụ thể, việc thực hiện Phương án thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020, làm cơ sở xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi miền núi thực hiện Nghị quyết số 05- NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam là cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

- Luật Thú y ngày 19/6/2015;

- Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24/3/2004;

- Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2020)

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 12/2017/ND-HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.

III. MỤC TIÊU

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học thực hiện thí điểm tại các huyện miền núi. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý từ ngân sách tỉnh để phát triển chăn nuôi tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam.

IV. NỘI DUNG CƠ CHẾ HỖ TRỢ

1. Phạm vi điều chỉnh

Cơ chế này quy định một số nội dung hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại 6 huyện miền núi cao (Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang) và 3 huyện miền núi thấp (Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn) của tỉnh.

Hỗ trợ chăn nuôi một số loại vật nuôi gồm: Bò, lợn, dê, gà, ngan. Riêng nội dung hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản chỉ áp dụng tại 6 huyện miền núi cao.

2. Đối tượng áp dụng

- Hộ, nhóm hộ có hộ khẩu thường trú tại địa phương (không phân biệt hộ nghèo, cận nghèo), có khả năng tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi, có nhu cầu, điều kiện (như: lao động, quỹ đất và nguồn thức ăn cho vật nuôi), chăn nuôi theo đúng quy trình, chấp hành quy định về môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

- Các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc tổ chức thực hiện cơ chế.

3. Nguyên tắc hỗ trợ

a) Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí sau đầu tư theo kế hoạch kinh phí phân bổ hằng năm.

b) Trường hợp trong cùng một thời gian, cùng một nội dung hỗ trợ, nếu nội dung hỗ trợ có các mức hỗ trợ khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng mức hỗ trợ có lợi nhất.

c) Mỗi hộ, nhóm hộ chỉ được hưởng hỗ trợ một trong các nội dung hỗ trợ theo quy định dưới đây.

4. Nội dung hỗ trợ

a) Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

a1) Nội dung và mức hỗ trợ

- Nội dung:

+ Mua vật tư (làm hàng rào, chuồng trại trong hàng rào, róng tiêm phòng, hệ thống nước dùng cho chăn nuôi): gồm dây thép gai làm hàng rào khoanh khu vực chăn nuôi, ngăn không cho gia súc đi vào khu rừng mới trồng, đất sản xuất nông, lâm nghiệp; làm chuồng trại trong hàng rào để tập trung gia súc nuôi nhốt vào ban đêm, khi thời tiết bất lợi hoặc khi tổ chức tiêm phòng; làm róng giá cố định gia súc để tiêm phòng; mua ống nhựa dẫn nước từ nguồn nước tự chảy đến khu chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu gia súc.

+ Mua bò đực giống để cải thiện chất lượng đàn bò.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần, tối đa không quá 70 triệu đồng/nhóm hộ, bao gồm:

+ 70% kinh phí làm hàng rào khoanh khu vực chăn nuôi, làm chuồng trại, róng giá để tiêm phòng, ống nhựa dẫn nước, tối đa không quá 50 triệu đồng/nhóm hộ.

+ 80% kinh phí mua một con bò đực giống hậu bị lai Zêbu, tối đa không quá 20 triệu đồng/con/nhóm hộ.

a2) Điều kiện hưởng hỗ trợ

- Địa điểm khu chăn nuôi cách khu dân cư tối thiểu 100m, đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, có diện tích tối thiểu 03 ha/khu/nhóm hộ.

- Nhóm hộ được thành lập từ 05 hộ trở lên, có quỹ đất liền kề hoặc sử dụng đất do địa phương bố trí để làm khu chăn nuôi chung, có quy mô nuôi thường xuyên tối thiểu 25 con bò sinh sản.

- Ưu tiên cho hộ có số lượng bò cái nhiều nhất được nhận nuôi bò đực giống để thực hiện phối giống cho bò cái của gia đình và của các hộ trong nhóm.

- Có cam kết đưa bò vào nuôi tại khu khoanh nuôi chung, chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh gia súc, thời gian ít nhất 03 năm.

b) Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

b1) Nội dung và mức hỗ trợ

- Nội dung hỗ trợ:

+ Mua vật tư (làm hàng rào, chuồng trại): lưới B40 làm hàng rào khoanh khu vực chăn nuôi; làm chuồng trại chăn nuôi lợn.

+ Mua con giống.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần, tối đa không quá 70 triệu đồng/nhóm hộ, bao gồm:

+ 70% kinh phí làm hàng rào khoanh nuôi, chuồng trại, tối đa không quá 23 triệu đồng/nhóm hộ.

+ 80% kinh phí mua 20 con lợn nái hậu bị và 2 con lợn đực giống hậu bị, tối đa không quá 47 triệu đồng/nhóm hộ. Trong đó mỗi hộ được hỗ trợ 04 con lợn nái, 2 hộ có kinh nghiệm và điều kiện chăn nuôi tốt nhất trong nhóm được hỗ trợ thêm lợn đực giống để thực hiện phối giống cho lợn nái của gia đình và của các hộ trong nhóm.

b2) Điều kiện hưởng hỗ trợ

- Địa điểm khu chăn nuôi tách biệt với nhà ở của cộng đồng dân cư, tiện việc chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và hạn chế lây nhiễm bệnh từ động vật sang người, có diện tích tối thiểu 1.000m2/khu/nhóm hộ.

- Nhóm hộ được thành lập từ 05 hộ trở lên, có quỹ đất liền kề hoặc sử dụng đất do địa phương bố trí để làm khu chăn nuôi chung.

- Có cam kết đưa lợn vào nuôi tại khu chăn nuôi chung, chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh gia súc, thời gian ít nhất 03 năm.

c) Hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản

c1) Nội dung và mức hỗ trợ

- Nội dung hỗ trợ: Mua dê giống, làm hàng rào khoanh nuôi.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần, tối đa không quá 14 triệu đồng/hộ, bao gồm:

+ 80% kinh phí mua dê giống hậu bị (01 con dê đực và 04 con dê cái), tối đa không quá 10,5 triệu đồng.

+ Một phần kinh phí làm hàng rào khoanh nuôi dê, tối đa không quá 3,5 triệu đồng.

c2) Điều kiện hưởng hỗ trợ

- Hộ có kinh nghiệm và có điều kiện đầu tư chăn nuôi dê hoặc đang nuôi dê với số lượng ít, có nhu cầu tăng đàn.

- Địa điểm chăn nuôi cách khu dân cư, nơi sinh hoạt của gia đình tối thiểu 100m, có chuồng trại đảm bảo, diện tích chuồng nuôi phù hợp với quy mô nuôi; có ít nhất 1.000 m2 đất để trồng cây thức ăn đủ sử dụng cho dê trong điều kiện nuôi nhốt.

- Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh gia súc, thời gian ít nhất 03 năm.

d) Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản

d1) Nội dung và mức hỗ trợ

- Nội dung hỗ trợ:

+ Mua vật tư: Mua lưới rào chắn khu vực nuôi, làm chuồng gà để úm, nuôi gà trong giai đoạn đầu kể từ khi nhập về nuôi và mua máy ấp trứng để chủ động con giống tại chỗ và cung cấp con giống cho các hộ trong khu vực.

+ Mua con giống cấp bố mẹ hoặc ông bà, tối đa không quá 100 con/hộ.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần, tối đa không quá 12 triệu đồng/hộ, bao gồm:

+ 80% kinh phí mua con giống, tối đa không quá 3,2 triệu đồng/hộ.

+ 70% kinh phí làm rào chắn khu vực nuôi, làm chuồng nuôi gà trong giai đoạn đầu kể từ khi nhập về nuôi, tối đa không quá 5,6 triệu đồng/hộ.

+ 70% kinh phí mua 01 máy ấp trứng công suất tối thiểu 300 trứng, tối đa không quá 3,2 triệu đồng/hộ.

d2) Điều kiện hưởng hỗ trợ

- Hộ chăn nuôi có diện tích đất vườn nhà hoặc đất vườn rừng tối thiểu 500m2; đang nuôi gà sinh sản gắn với ấp nở cung cấp con giống; có khả năng tiếp thu kỹ thuật và thực hành chăn nuôi, ấp nở gia cầm bằng máy; gia đình có khả năng kinh tế để đầu tư và có hệ thống điện lưới 220V ổn định để vận hành máy ấp trứng.

- Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh gia cầm, thời gian ít nhất 1,5 năm.

đ) Chăn nuôi ngan sinh sản

đ1) Nội dung và mức hỗ trợ

- Nội dung hỗ trợ:

+ Mua vật tư: Mua lưới rào chắn khu vực nuôi và mua máy ấp trứng để chủ động con giống tại chỗ và cung cấp con giống cho các hộ trong khu vực.

+ Mua con giống cấp bố mẹ hoặc ông bà, tối đa không quá 100 con/hộ.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần, tối đa không quá 14 triệu đồng/hộ, bao gồm:

+ 80% kinh phí mua con giống, tối đa không quá 6,4 triệu đồng/hộ.

+ 70% kinh phí làm rào chắn khu vực nuôi, tối đa không quá 3,6 triệu đồng/hộ.

+ 70% kinh phí mua 01 máy ấp trứng công suất tối thiểu 300 trứng, tối đa không quá 04 triệu đồng/hộ.

đ2) Điều kiện hưởng hỗ trợ

- Hộ chăn nuôi có diện tích đất vườn nhà hoặc đất vườn rừng tối thiểu 500m2; đang nuôi ngan sinh sản gắn với ấp nở cung cấp con giống; có khả năng tiếp thu kỹ thuật và thực hành chăn nuôi, ấp nở gia cầm; gia đình có khả năng kinh tế để đầu tư và có hệ thống điện lưới 220V ổn định để vận hành máy ấp trứng.

- Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh gia cầm, thời gian ít nhất 1,5 năm.

e) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh

Người chăn nuôi được tập huấn kỹ thuật tại thôn (hoặc xã) trước khi tạm ứng kinh phí hỗ trợ để tổ chức chăn nuôi theo các nội dung a, b, c, d, đ nêu trên.

Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn, nếu cần có thể mời báo cáo viên ở tỉnh hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT. Mỗi nội dung hỗ trợ tại mỗi xã tập huấn 2 lần/năm. Mức chi thực hiện theo Điều 5, Quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 02/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam). Trong đó bao gồm: Chi phí hỗ trợ người dân tham gia tập huấn, giảng viên, báo cáo viên và chi phí phục vụ lớp học.

5. Quy trình cấp phát vốn và quyết toán kinh phí

a) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch

- Hằng năm, trên cơ sở đăng ký đề nghị hỗ trợ của hộ, nhóm hộ chăn nuôi do UBND cấp xã tổng hợp, xác nhận gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện kiểm tra, tham mưu xây dựng dự toán chi trình UBND huyện cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch, gửi Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính để tổng hợp, cân đối nguồn tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho huyện thực hiện.

- Kết thúc năm, UBND huyện tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện cơ chế, báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

b) Quy trình cấp phát vốn ngân sách

b1) Trình tự cấp phát, bố trí kinh phí hỗ trợ

- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp và đề nghị UBND tỉnh bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện để thực hiện các nội dung hỗ trợ.

- UBND huyện căn cứ kế hoạch, dự toán được giao, thông báo kế hoạch đến từng xã để thực hiện.

- Sau khi UBND huyện thông báo kế hoạch hỗ trợ, UBND cấp xã thông báo, công khai kinh phí hỗ trợ và tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ của hộ, nhóm hộ, kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ, tổ chức khảo sát thực tế tại hộ, nhóm hộ chăn nuôi, họp xét hỗ trợ. Thành phần họp, đi khảo sát gồm: Đại diện lãnh đạo UBND cấp xã, Ban Nông nghiệp xã, các hội đoàn thể, Trưởng Thú y xã/cán bộ phụ trách chăn nuôi, thú y của xã, Trưởng các thôn, các hộ, nhóm hộ có đơn đề nghị hỗ trợ. UBND xã tổng hợp, thông báo kết quả họp xét cho các hộ, gửi danh sách hộ được chọn đến Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện và đề nghị tổ chức tập huấn kỹ thuật. Sau khi nông dân được tập huấn, UBND xã cấp ứng 50% kinh phí để các hộ, nhóm hộ thực hiện.

b2) Thủ tục giải ngân kinh phí hỗ trợ

- Kiểm tra, nghiệm thu để giải ngân kinh phí hỗ trợ:

+ Sau khi các hộ, nhóm hộ thực hiện xong việc đầu tư, UBND cấp xã tổ chức kiểm tra, nghiệm thu các nội dung hỗ trợ. Thành phần kiểm tra, nghiệm thu gồm: Đại diện lãnh đạo UBND cấp xã, Ban Nông nghiệp xã, các hội đoàn thể, Trưởng Thú y xã/cán bộ phụ trách chăn nuôi, thú y của xã, Hội Nông dân cấp xã, Trưởng hoặc Phó các thôn, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và các hộ, nhóm hộ được hỗ trợ. Sau đó tổng hợp danh sách gửi UBND huyện đề nghị hỗ trợ.

+ Trên cơ sở danh sách do UBND cấp xã gửi đến, UBND huyện tổ chức kiểm tra hồ sơ và phúc tra kết quả nghiệm thu của UBND cấp xã. Thành phần kiểm tra, phúc tra do Chủ tịch UBND huyện quy định.

- Quyết định giải ngân và cấp phát kinh phí hỗ trợ: Sau khi tổ chức kiểm tra, phúc tra đảm bảo các điều kiện theo quy định, UBND cấp huyện quyết định chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã (kèm theo danh sách các hộ, nhóm hộ, nội dung hỗ trợ) để UBND cấp xã cấp tiếp phần kinh phí còn lại cho các hộ, nhóm hộ được hỗ trợ trên địa bàn.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng định mức, công khai, minh bạch.

- Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

V. ÁP DỤNG PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ

Để cơ chế hỗ trợ nêu trên khi áp dụng phù hợp với thực tiễn sản xuất, UBND tỉnh phân bổ ngân sách cho các huyện để triển khai thí điểm trong năm 2019 và năm 2020. Kết thúc thí điểm sẽ tổng kết rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh cơ chế và triển khai đại trà cho 9 huyện miền núi trong giai đoạn 2021-2025.

1. Nội dung hỗ trợ thực hiện thí điểm

Căn cứ vào tình hình thực tế và định hướng sản xuất của địa phương, một số địa phương đăng ký thực hiện thí điểm với nội dung và số lượng như sau:

TT

Nội dung hỗ trợ

Huyện thực hiện

Số hộ/ nhóm hộ dự kiến hỗ trợ

Ghi chú

I

Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

 

02 nhóm hộ

 

1

 

Bắc Trà My

01 nhóm hộ

 

2

 

Tây Giang

01 nhóm hộ

 

II

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

 

06 nhóm hộ

 

1

 

Tiên Phước

01 nhóm hộ

 

2

 

Hiệp Đức

01 nhóm hộ

 

3

 

Nam Trà My

02 nhóm hộ

 

4

 

Đông Giang

01 nhóm hộ

 

5

 

Tây Giang

01 nhóm hộ

 

III

Hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản

 

15 hộ

 

1

 

Hiệp Đức

05 hộ

 

2

 

Bắc Trà My

05 hộ

 

3

 

Phước Sơn

05 hộ

 

IV

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản

 

20 hộ

 

1

 

Tiên Phước

05 hộ

 

2

 

Hiệp Đức

05 hộ

 

3

 

Đông Giang

05 hộ

 

4

 

Nam Trà My

05 hộ

 

V

Hỗ trợ chăn nuôi ngan sinh sản

 

15 hộ

 

1

 

Hiệp Đức

05 hộ

 

2

 

Đông Giang

05 hộ

 

3

 

Nam Trà My

05 hộ

 

 

Tổng cộng

 

50 hộ; 08 nhóm hộ

 

2. Đối tượng áp dụng, nguyên tắc hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, quy trình cấp phát vốn và quyết toán

Thực hiện theo mục IV (nội dung cơ chế hỗ trợ) nêu trên. Riêng về quy trình cấp phát vốn, sau khi UBND tỉnh phân bổ ngân sách thí điểm, UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp, Hội Nông dân, các phòng, ban liên quan của huyện và UBND các xã khảo sát chọn điểm triển khai. Sau đó, thông báo kế hoạch thí điểm cho UBND xã được chọn và triển khai, quyết toán theo điểm b khoản 5 mục IV.

3. Tổng kinh phí thực hiện: 2.567,238 triệu đồng

Trong đó:

- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 1.984,298 triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.664,100 triệu đồng

+ Ngân sách huyện hỗ trợ: 320,198 triệu đồng

- Kinh phí đối ứng ban đầu của người chăn nuôi: 582,940 triệu đồng

Cụ thể như sau:

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung hỗ trợ

Tổng kinh phí thực hiện (2019- 2020)

NS nhà nước hỗ trợ

Kinh phí đối ứng của người dân

Tổng 02 năm

Trong đó

Phân kỳ

NS tỉnh

NS huyện

2019

2020

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

1

Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

202.440

140.000

140.000

-

140.000

 

 

 

62.440

2

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

696.000

420.000

420.000

-

420.000

 

 

 

276.000

3

Hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản

291.000

210.000

210.000

-

210.000

 

 

 

81.000

4

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản thả vườn

330.000

240.000

240.000

-

240.000

 

 

 

90.000

5

Hỗ trợ chăn nuôi ngan sinh sản

283.500

210.000

210.000

-

210.000

 

 

 

73.500

6

Kinh phí tập huấn

106.998

106.998

-

106.998

 

106.998

 

 

 

7

Kinh phí khảo sát

30.600

30.600

23.800

6.800

23.800

6.800

 

 

 

8

Kinh phí kiểm tra, giám sát

336.600

336.600

214.200

122.400

83.300

47.600

130.900

74.800

 

9

Kinh phí Hội nghị sơ kết

34.300

34.300

-

34.300

 

34.300

 

 

 

10

Kinh phí Hội nghị tổng kết

48.800

48.800

6.100

42.700

 

 

6.100

42.700

 

11

Xây dựng phóng sự làm tư liệu để triển khai thực hiện cơ chế

200.000

200.000

200.000

-

100.000

 

100.000

 

 

12

Văn phòng phẩm

7.000

7.000

-

7.000

 

3.500

 

3.500

 

 

Tổng cộng

2.567.238

1.984.298

1.664.100

320.198

1.427.100

199.198

237.000

121.000

582.940

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện miền núi có thực hiện thí điểm

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp và các đơn vị có liên quan của địa phương căn cứ Phương án này xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức khảo sát chọn địa điểm, chọn hộ tham gia hỗ trợ thí điểm, tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi về các nội dung như kỹ thuật xây dựng chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, cách phòng và điều trị một số bệnh thường xảy ra trên từng loại vật nuôi để người dân tổ chức chăn nuôi có hiệu quả. Đồng thời bố trí các nguồn lực, kinh phí để triển khai thực hiện Phương án. Tổ chức kiểm tra, phúc tra kết quả nghiệm thu của UBND cấp xã.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Phương án trên địa bàn.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng định mức, công khai, minh bạch.

- Sử dụng ngân sách huyện để chi cho công tác hành chính văn phòng, photo hồ sơ, biểu mẫu, báo cáo; tổ chức tập huấn; khảo sát; kiểm tra, giám sát; nghiệm thu; sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện.

- Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Phương án theo chỉ đạo của UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT).

- Chỉ đạo UBND cấp xã nơi có các đối tượng được hỗ trợ

+ Căn cứ kế hoạch do UBND huyện phân bổ, khảo sát chọn địa điểm triển khai và thông báo cho người chăn nuôi biết.

+ Tiếp nhận đăng ký thí điểm của người dân, tổ chức kiểm tra thực tế, họp xét hỗ trợ, đề nghị Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn, kiểm tra, nghiệm thu các nội dung hỗ trợ, tổng hợp danh sách và có văn bản gửi UBND huyện đề nghị hỗ trợ cho người chăn nuôi.

+ Niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định.

+ Tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng sau khi có quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND huyện.

+ Được sử dụng ngân sách xã để chi cho công tác hành chính văn phòng, photo hồ sơ, biểu mẫu, báo cáo, khảo sát địa điểm triển khai, kiểm tra, sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện.

+ Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện Phương án về UBND huyện.

- Yêu cầu các cá nhân có liên quan (hộ/nhóm hộ chăn nuôi)

+ Bố trí nguồn lực và kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung đã cam kết.

+ Thực hiện xây dựng chuồng trại, chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho từng loại vật nuôi theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các Sở, các địa phương triển khai thực hiện Phương án.

- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn cơ quan chuyên môn và các địa phương thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định.

- Kiểm tra tiến độ thực hiện, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

3. Sở Tài chính

Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện các nội dung của Phương án; hướng dẫn việc thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc; các đơn vị, địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ MUA VẬT TƯ, CON GIỐNG
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm htrợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung hỗ trợ

Yêu cầu kỹ thuật, quy cách

Đơn vị tính

Định mức hỗ trợ

Ghi chú

1

Hàng rào khoanh nuôi bò

- Được rào bằng dây thép gai, dây thép gai được làm bằng mạ kẽm, đường kính dây đan ít nhất 2,2 mm.

- Hàng rào được giăng tối thiểu 4 dây thép gai; trụ bê tông cốt thép, cao tối thiểu 1,5 m (tính từ mặt đất).

m

22

 

2

Hàng rào khoanh nuôi lợn

- Được làm bằng lưới B40 cao tối thiểu 1,2 m; đường kính dây đan 3,5 mm, trụ bê tông cốt thép, cao tối thiểu 1,5 m (tính từ mặt đất).

m

60

 

3

Hàng rào khoanh nuôi dê

- Được làm bằng lưới B40 cao tối thiểu 1,5 m; đường kính dây đan 3,5 mm, trụ bê tông cốt thép, cao tối thiểu 1,5 m (tính từ mặt đất), bao quanh khu vực chuồng nuôi để làm sân chơi, cho dê vận động, giao phối.

m

60

 

4

Hàng rào chắn khu vực nuôi gà, ngan sinh sản

Được làm bằng nhựa dẻo, khổ rộng 1m, độ dày 0.8mm - 1.5mm, kích thước mắt lưới: (1cm x 1cm), trụ bê tông cốt thép, cao tối thiểu 1,2 m (tính từ mặt đất).

m

40

 

5

ng nhựa dẫn nước phục vụ nhu cầu gia súc

Nhựa HDPE đường kính 25mm, dày 2,3mm

m

9

 

6

Róng cố định gia súc để tiêm phòng

- Trụ bê tông cốt thép, chiều cao tối thiểu 1,5 m (tính từ mặt đất), tối thiểu 06 trụ,.

'- Khung róng được làm bằng thép hoặc gỗ đảm bảo chắc chắn.

cái

1,000

 

7

Máy ấp trứng gà

- Kết cấu khung máy: bằng thép không gỉ, đảm bảo bền chắc.

'- Kết cấu vỏ máy: bằng nhôm, tôn, xốp cách nhiệt, đảm bảo giữ nhiệt tốt, tiết kiệm điện năng.

'- Kết cấu giàn trứng: bằng nhôm đảm bảo bền, chắc.

'- Hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, đảo trứng tự động.

cái

3,200

 

8

Máy ấp trứng ngan

- Kết cấu khung máy: bằng thép không gỉ, đảm bảo bền chắc.

'- Kết cấu vỏ máy: bằng nhôm, tôn, xốp cách nhiệt, đảm bảo giữ nhiệt tốt, tiết kiệm điện năng.

'- Kết cấu giàn trứng: bằng nhôm đảm bảo bền, chắc.

'- Hệ thống điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, đảo trứng tự động.

cái

4,000

 

9

Chuồng nuôi bò

- Nền chuồng bằng bê tông, dày tối thiểu 10 cm, đảm bảo không trơn trượt, có độ dốc từ 2 đến 3 độ về phía rãnh thoát nước.

'- Khung chuồng làm bằng gỗ hoặc bê tông hoặc bằng các vật liệu khác đảm bảo chắc chắn.

'- Trụ bê tông cốt thép.

'- Vách chuồng làm bằng gạch hoặc gỗ có độ cao phù hợp, đảm bảo kín ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, không lộ vật sắc nhọn gây tổn thương cho gia súc.

'- Mái chuồng được làm bằng tôn hoặc vật liệu sẵn có tại địa phương đảm bảo chắc chắn tránh mưa tạt, gió lùa.

'- Diện tích chuồng nuôi tối thiểu cho 01 con bò là 5 m2

m2

240

 

10

Chuồng nuôi lợn

- Nền chuồng bằng bê tông, dày tối thiểu 10 cm.

'- Trụ bê tông cốt thép.

'- Vách chuồng mặt trước, mặt sau và tường đầu hồi có kết cấu bằng gạch xây, dày 10cm.

'- Mái chuồng được làm bằng tôn hoặc vật liệu sẵn có tại địa phương đảm bảo chắc chắn tránh mưa tạt, gió lùa.

'- Diện tích chuồng nuôi tối thiểu cho mỗi con lợn là 3 m2

m2

185

 

11

Chuồng nuôi dê

- Nền chuồng phẳng, nhẵn, có rãnh thoát nước, phân và nước tiểu. Nền có độc dốc 2-3% về phía có rãnh thoát nước.

'- Khung chuồng, phần chân đỡ khung chuồng và thành chuồng làm bằng vật liệu phù hợp, có độ bền cao.

'- Mái chuồng được làm bằng tôn hoặc vật liệu sẵn có tại địa phương đảm bảo chắc chắn tránh mưa tạt, gió lùa.

'- Sàn chuồng cách nền chuồng tối thiểu 60cm, diện tích sàn trung bình 2-2,5m2/con. Vật liệu làm sàn cứng, bền. Có bậc thang cho dê lên xuống. Các thanh lót chuồng thẳng và nhẵn có khe hở rộng 1,5­2cm.

'- Có máng ăn, máng uống phù hợp với số lượng nuôi..

 

 

 

12

Chuồng nuôi gà

- Kiểu chuồng sàn, cao 40-50 cm so với nền.

- Trụ được làm bằng bê tông cốt thép hoặc tre, gỗ

- Nền tráng xi măng, độ dày tối thiểu 5 cm.

- Mái chuồng được lợp bằng tôn hoặc vật liệu tại địa phương.

- Xung quanh được che chắn bằng bạt hoặc tre, gỗ, tranh, lá cọ.

- Diện tích chuồng tối thiểu 20 m2.

m2

100

 

13

Bò đực giống hậu bị

Lai Zêbu có ít nhất 50% máu nhóm bò Zêbu, từ 12 tháng tuổi trở lên (tương đương với trọng lượng từ 130 kg trở lên)

kg

150

 

14

Lợn nái và đực giống hậu bị

- Giống lợn địa phương, được mua tại địa phương hoặc các huyện miền núi khác của tỉnh.

'- Từ 6 tháng tuổi trở lên (tương đương với trọng lượng từ 18 kg trở lên)

kg

120

 

15

Dê đực giống hậu bị

'- Giống dê Bách Thảo, dê lai Boer hoặc các giống dê chuyên thịt năng suất cao có trong Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

'- Từ 9 tháng tuổi trở lên (tương đương với trọng lượng từ 30 kg trở lên)

kg

150

 

16

Dê cái giống hậu bị

'- Có trong Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

'- Từ 7 tháng tuổi trở lên (tương đương với trọng lượng từ 10 kg trở lên)

kg

150

 

17

Gà giống

- Gà giống bố mẹ hoặc ông bà từ 21 ngày tuổi trở lên.

'- Giống gà nội có trong Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, để làm con giống nuôi sinh sản và tiếp tục nhân nuôi thương phẩm thả vườn.

con

32

 

18

Ngan giống

- Ngan giống bố mẹ hoặc ông bà từ 21 ngày tuổi trở lên.

'- Có trong Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương để làm con giống nuôi thương phẩm;

con

64

 

 

PHỤ LỤC 2

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI
(PHẦN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ)
PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ

(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Huyện/đơn vị mực hiện

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Ghi chú

Năm 2019

Năm 2020

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

I

Huyện Tiên Phước: 02 nội dung hỗ trợ

 

 

 

169,788

130,000

24,388

 

15,400

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

nhóm hộ

70,000

1

70,000

70,000

 

 

 

 

2

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản thả vườn

hộ

12,000

5

60,000

60,000

 

 

 

 

3

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

4

12,588

 

12,588

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 02 lần, mỗi lần 01 lớp

4

Kinh phí khảo sát

đợt

400

2

800

 

800

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 01 đợt khảo sát

5

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

2

14,400

 

5,600

 

8,800

Mỗi nội dung hỗ trợ, 01 tháng đi 01 đợt, mỗi đợt đi 03 ngày

6

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

7

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

8

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

II

Huyện Hiệp Đức: 04 nội dung hỗ trợ

 

 

 

337,576

270,000

43,376

 

24,200

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

nhóm hộ

70,000

1

70,000

70,000

 

 

 

 

2

Hỗ trợ chăn dê sinh sản

hộ

14,000

5

70,000

70,000

 

 

 

 

3

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản thả vườn

hộ

12,000

5

60,000

60,000

 

 

 

 

4

Hỗ trợ chăn nuôi ngan sinh sản

hộ

14,000

5

70,000

70,000

 

 

 

 

5

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

8

25,176

 

25,176

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 02 lần, mỗi lần 01 lớp

6

Kinh phí khảo sát

đợt

400

4

1,600

 

1,600

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 01 đợt khảo sát

7

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

4

28,800

 

11,200

 

17,600

Mỗi nội dung hỗ trợ, 01 tháng đi 01 đợt, mỗi đợt đi 03 ngày

8

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

9

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

10

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

III

Huyện Bắc Trà My: 02 nội dung hỗ trợ

 

 

 

179,788

140,000

24,388

 

15,400

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

nhóm hộ

70,000

1

70,000

70,000

 

 

 

 

2

Hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản

hộ

14,000

5

70,000

70,000

 

 

 

 

3

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

4

12,588

 

12,588

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 02 lần, mỗi lần 01 lớp

4

Kinh phí khảo sát

đợt

400

2

800

 

800

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 01 đợt khảo sát

5

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

2

14,400

 

5,600

 

8,800

Mỗi nội dung hỗ trợ, 01 tháng đi 01 đợt, mỗi đợt đi 03 ngày

6

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

7

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

8

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

IV

Huyện Nam Trà My: 03 nội dung hỗ trợ

 

 

 

323,682

270,000

33,882

 

19,800

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

nhóm hộ

70,000

2

140,000

140,000

 

 

 

 

2

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản thả vườn

hộ

12,000

5

60,000

60,000

 

 

 

 

3

Hỗ trợ chăn nuôi ngan sinh sản

hộ

14,000

5

70,000

70,000

 

 

 

 

4

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

6

18,882

 

18,882

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 02 lần, mỗi lần 01 lớp

5

Kinh phí khảo sát

đợt

400

3

1,200

 

1,200

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 01 đợt khảo sát

6

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

3

21,600

 

8,400

 

13,200

Mỗi nội dung hỗ trợ, 01 tháng đi 01 đợt, mỗi đợt đi 03 ngày

7

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

8

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

9

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

V

Huyện Phước Sơn: 01 nội dung hỗ trợ

 

 

 

95,894

70,000

14,894

 

11,000

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi dê sinh sản

hộ

14,000

5

70,000

70,000

 

 

 

 

2

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

2

6,294

 

6,294

 

 

 

3

Kinh phí khảo sát

đợt

400

1

400

 

400

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 01 đợt khảo sát

4

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

1

7,200

 

2,800

 

4,400

Mỗi nội dung hỗ trợ, 01 tháng đi 01 đợt, mỗi đợt đi 03 ngày

5

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

6

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

7

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

VI

Huyện Đông Giang: 03 nội dung hỗ trợ

 

 

 

253,682

200,000

33,882

 

19,800

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

nhóm hộ

70,000

1

70,000

70,000

 

 

 

 

2

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản thả vườn

hộ

12,000

5

60,000

60,000

 

 

 

 

3

Hỗ trợ chăn nuôi ngan sinh sản

hộ

14,000

5

70,000

70,000

 

 

 

 

4

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

6

18,882

 

18,882

 

 

 

5

Kinh phí khảo sát

đợt

400

3

1,200

 

1,200

 

 

 

6

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

3

21,600

 

8,400

 

13,200

 

7

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

8

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

9

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

VII

Huyện Tây Giang: 02 nội dung hỗ trợ

 

 

 

179,788

140,000

24,388

 

15,400

 

1

Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản

nhóm hộ

70,000

1

70,000

70,000

 

 

 

 

2

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản

nhóm hộ

70,000

1

70,000

70,000

 

 

 

 

4

Kinh phí tập huấn

lớp

3,147

4

12,588

 

12,588

 

 

 

5

Kinh phí khảo sát

đợt

400

2

800

 

800

 

 

 

6

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

7,200

2

14,400

 

5,600

 

8,800

 

7

Kinh phí Hội nghị sơ kết

lần

4,900

1

4,900

 

4,900

 

 

 

8

Kinh phí Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

 

6,100

 

9

Văn phòng phẩm

trọn gói

 

 

1,000

 

500

 

500

 

VIII

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

444,100

207,100

 

237,000

 

 

1

Kinh phí khảo sát

đợt

1,400

17

23,800

23,800

 

 

 

Mỗi nội dung hỗ trợ/huyện tổ chức 01 đợt khảo sát.

2

Kinh phí kiểm tra giám sát

đợt

12,600

17

214,200

83,300

 

130,900

 

Mỗi nội dung hỗ trợ, 01 tháng đi 01 đợt, mỗi đợt đi 03 ngày

3

Xây dựng phóng sự làm tư liệu để triển khai thực hiện cơ chế

trọn gói

200,000

1

200,000

100,000

 

100,000

 

 

4

Kinh phí tổ chức Hội nghị tổng kết

lần

6,100

1

6,100

 

 

6,100

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

1,984,298

1,427,100

199,198

237,000

121,000

 

 

PHỤ LỤC 3

ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN
(PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ CHO 01 NHÓM HỘ)

(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

70,000

70,000

 

1

Kinh phí làm hàng rào khoanh khu vực nuôi, làm chuồng nuôi, róng giá tiêm phòng, ống nhựa dẫn nước

nhóm hộ

50,000

1

50,000

50,000

 

2

Kinh phí mua con giống (80% kinh phí mua 01 con bò đực giống)

nhóm hộ

20,000

1

20,000

20,000

 

 

PHỤ LỤC 4

ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ CHĂN NUÔI LỢN SINH SẢN
(PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ CHO 01 NHÓM HỘ)
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

70,000

70,000

 

1

Kinh phí làm hàng rào khoanh nuôi, làm chuồng

nhóm hộ

23,000

1

23,000

23,000

 

2

Kinh phí mua con giống: Mức hỗ trợ: 80% kinh phí mua con giống, số lượng: 22 con (20 lợn nái và 02 lợn đực)

con

2,160

22

47,000

47,000

 

 

PHỤ LỤC 5

ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ NUÔI DÊ
(PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ CHO 01 HỘ)

(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

14,000

14,000

 

1

Kinh phí làm hàng rào khoanh nuôi

hộ

3,500

1

3,500

3,500

 

2

Kinh phí mua dê giống hậu bị: Mức hỗ trợ 80% kinh phí mua 05 con dê giống hậu bị (01 con dê đực và 04 con dê cái)

 

 

 

10,500

10,500

 

 

+ Kinh phí mua dê đực giống hậu bị

con

4,500

1

4,500

4,500

 

 

+ Kinh phí mua dê cái giống hậu bị

con

1,500

4

6,000

6,000

 

 

PHỤ LỤC 6

ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ CHĂN NUÔI GÀ SINH SẢN THẢ VƯỜN
(PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ CHO 01 HỘ)

(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

12,000

12,000

 

1

Kinh phí mua con giống cấp bố mẹ hoặc ông bà: Mức hỗ trợ: 80% kinh phí mua con giống, số lượng 100 con/hộ

con

32

100

3,200

3,200

 

2

Kinh phí làm rào chắn khu vực nuôi, làm chuồng úm, nuôi gà trong giai đoạn đầu kể từ khi nhập về nuôi

hộ

5,600

1

5,600

5,600

 

3

Kinh phí mua máy ấp trứng

cái

3,200

1

3,200

3,200

 

 

PHỤ LỤC 7

ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ CHĂN NUÔI NGAN SINH SẢN
(PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ CHO 01 HỘ)

(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

14,000

14,000

 

1

Kinh phí mua con giống cấp bố mẹ hoặc ông bà: Mức hỗ trợ: 80% kinh phí mua con giống, số lượng: 100 con/hộ

con

64

100

6,400

6,400

 

2

Kinh phí làm rào chắn khu vực nuôi

hộ

3,600

1

3,600

3,600

 

3

Mua máy ấp trứng

cái

4,000

1

4,000

4,000

 

 

PHỤ LỤC 8

KINH PHÍ TỔ CHỨC TẬP HUẤN/NỘI DUNG HỖ TRỢ/HUYỆN
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Mỗi nội dung hỗ trợ tổ chức 02 lần, mỗi lần 01 lớp

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng lớp: 02 lớp

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người tham gia: 20 người/lớp

 

 

 

 

 

 

 

Đối tượng tham gia: Các hộ được hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian tổ chức: 01 ngày/lớp

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Trung tâm xã

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí tổ chức 02 lớp

 

 

 

6,294

6,294

 

 

Tổng kinh phí tổ chức 01 lớp

 

 

 

3,147

3,147

 

1

Pho to tài liệu, văn phòng phẩm cho học viên

lượt người

20

20

400

400

 

2

Chi phí thuê hội trường

ngày

1,500

1

1,500

1,500

 

3

Giải khát giữa giờ cho học viên, báo cáo viên

lượt người

7

21

147

147

 

4

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

lượt người

25

20

500

500

 

5

Kinh phí đi lại cho báo cáo viên

lượt

100

2

200

200

 

6

Thù lao báo cáo viên (kể cả kinh phí biên soạn tài liệu)

ngày

400

1

400

400

 

 

PHỤ LỤC 9

KINH PHÍ KHẢO SÁT CHO MỘT NỘI DUNG HỖ TRỢ/HUYỆN
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

1,800

1,800

 

 

Số người đi khảo sát: 04 người (02 người cấp tỉnh, 01 người cấp huyện và 01 người cấp xã)

 

 

 

 

 

 

1

Kinh phí cho cán bộ cấp tỉnh

 

 

 

1,400

1,400

 

a)

Khoán tự túc phương tiện cho cán bộ cấp tỉnh: 02 người/ngày x 02 ngày

ngày

100

4

400

400

 

b)

Phụ cấp lưu trú: 02 người/ngày x 02 ngày

người

100

4

400

400

 

c)

Khoán tiền phòng nghỉ cho cán bộ cấp tỉnh: 01 đêm x 02 người

đêm

300

2

600

600

 

2

Kinh phí cho cán bộ cấp huyện và cấp xã

 

 

 

400

400

 

a)

Phụ cấp lưu trú: 02 người/ngày x 02 ngày

người

100

4

400

400

 

 

PHỤ LỤC 10

KINH PHÍ KIỂM TRA, GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN/NỘI DUNG HỖ TRỢ/HUYỆN
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

19,800

7,700

12,100

 

Thời gian kiểm tra, giám sát: 18 tháng (dự kiến từ tháng 6/2019 - 11/2020)

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người tham gia kiểm tra, giám sát: 03 người (01 cán bộ cấp tỉnh, 01 cán bộ cấp huyện và 01 cán bộ cấp xã)

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi tháng đi 01 lần, mỗi lần 02 ngày

 

 

 

 

 

 

1

Kinh phí cho cán bộ cấp tỉnh

 

 

 

12,600

4,900

7,700

a)

Khoán tự túc phương tiện: 02 ngày/lần/tháng x 18 tháng x 01 người

ngày

100

36

3,600

1,400

2,200

b)

Phụ cấp lưu trú: 02 ngày/lần/tháng x 18 tháng x 01 người

người

100

36

3,600

1,400

2,200

c)

Khoán tiền phòng nghỉ: 01 đêm/lần/tháng x 18 tháng x 01 người

đêm

300

18

5,400

2,100

3,300

2

Kinh phí cho cán bộ cấp huyện và cấp xã

 

 

 

7,200

2,800

4,400

a)

Phụ cấp lưu trú: 02 ngày/lần/tháng x 18 tháng x 02 người

người

100

72

7,200

2,800

4,400

 

PHỤ LỤC 11

KINH PHÍ HỘI NGHỊ SƠ KẾT//MỘT LẦN/HUYỆN
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

4,900

4,900

 

 

Thời gian thực hiện: 01 ngày

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người tham gia: 40 người

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Trung tâm huyện

 

 

 

 

 

 

1

Pho to tài liệu, văn phòng phẩm

người

20

40

800

800

 

2

Chi phí thuê hội trường

ngày

1,500

1

1,500

1,500

 

3

Pano Hội nghị

cái

500

1

500

 

500

4

Hoa tươi

đĩa

100

5

500

 

500

5

Giải khát giữa giờ

người

40

40

1,600

1,600

 

 

PHỤ LỤC 12

ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ CHĂN NUÔI MIỀN NÚI
(PHẦN NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ)
KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT (CẤP HUYỆN)/LẦN/HUYỆN

(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

6,100

 

6,100

 

Thời gian thực hiện: 01 ngày

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người tham gia: 60 người

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Trung tâm huyện

 

 

 

 

 

 

1

Pho to tài liệu, văn phòng phẩm

người

20

60

1,200

 

1,200

2

Chi phí thuê hội trường

ngày

1,500

1

1,500

 

1,500

3

Pano Hội nghị

cái

500

1

500

 

500

4

Hoa tươi

đĩa

100

5

500

 

500

5

Giải khát giữa giờ

người

40

60

2,400

 

2,400

 

PHỤ LỤC 13

KINH PHÍ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT (CẤP TỈNH)
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

 

Tổng kinh phí

 

 

 

6,100

 

6,100

 

Thời gian thực hiện: 01 ngày

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng người tham gia: 60 người

 

 

 

 

 

 

 

Địa điểm tổ chức: Trung tâm tỉnh

 

 

 

 

 

 

1

Pho to tài liệu, văn phòng phẩm

người

20

60

1,200

 

1,200

2

Chi phí thuê hội trường

ngày

1,500

1

1,500

 

1,500

3

Pano Hội nghị

cái

500

1

500

 

500

4

Hoa tươi

đĩa

100

5

500

 

500

5

Giải khát giữa giờ

người

40

60

2,400

 

2,400

 

PHỤ LỤC 14

KINH PHÍ XÂY DỰNG PHÓNG SỰ LÀM TƯ LIỆU ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ
(Kèm theo Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

Trong đó

Năm 2019

Năm 2020

1

Xây dựng phóng sự làm tư liệu để triển khai thực hiện cơ chế

phóng sự

200,000

1

200,000

100,000

100,000

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM HỖ TRỢ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI MIỀN NÚI VỪA NGÂN SÁCH TỈNH HỖ TRỢ VỪA ĐỐI ỨNG (KINH PHÍ CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN NGƯỜI CHĂN NUÔI)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung

ĐVT

Kinh phí nhà nước hỗ trợ

Kinh phí đối ứng của nhóm hộ/hộ

Ghi chú

1

Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản: 02 nhóm hộ

 

140,000

62,440

30.84

 

Kinh phí cho 01 nhóm hộ

 

70,000

31,220

30.84

 

Tổng KP làm hàng rào + chuồng + ống nước + róng,...

 

50,000

26,220

34.40

 

- Xây dựng hệ thống hàng rào kẽm gai

nhóm hộ

16,000

15,000

0.48

 

+ Kinh phí mua dây kẽm gai làm hàng rào khoanh khu vực nuôi (rào hở)

 

16,000

 

Một kg kẽm gai rào 1m tới (giăng 4 hàng).

 

+ Trụ để làm hàng rào và thép để buộc dây kẽm gai

 

 

10,000

Chiều cao từ 1,5-2m tính cả phần chôn dưới đất

 

+ Công lao động chôn trụ và kéo dây kẽm gai

 

 

5,000

25 công, mỗi công 200.000 đồng

 

- Xây dựng chuồng nuôi

chuồng

30,000

6,070

 

 

+ Kinh phí mua vật tư làm chuồng (Tôn lợp; xi măng, sắt đúc trụ bê tông, xi măng láng nền chuồng)

 

30,000

 

 

 

+ Vật liệu làm khung chuồng, vách chuồng

 

 

2,070

Tre, tranh, nứa, bạt...

 

+ Công lao động đúc trụ bê tông, làm chuồng

 

 

4,000

20 công

 

- Làm róng giá tiêm phòng

róng

1,000

 

 

 

+ Kinh pmua vật liệu (xi măng; sắt đúc trụ bê tông: cây/róng, chiều cao cây bằng 1,8m kể cả phần chôn dưới đất)

 

1,000

 

 

 

+ Vật liệu làm khung róng

 

 

90

 

 

+ Công đúc trụ bê tông, làm róng

 

 

800

4 công

 

- Ống cuộn dẫn nước

khu

3,000

5,150

 

 

+ Kinh phí mna ống cuộn dẫn nước

 

3,000

 

Ống nhựa cuộn HDPE f25, dày 2,3mm, dự kiến dài 300 m

 

+ Kinh phí mna van điền chỉnh, xả nước

 

 

150

Ít nhất 5 van ở 5 đần nhánh

 

+ Xây dựng lắp đặt các máng chứa nước nống

 

 

3,000

Gồm: xi măng, cát, sạn, van khóa nước, công...

 

+ Công lắp đặt ống nước

 

 

2,000

Mỗi khn dự kiến 10 công

 

- Kinh phí mua bò đực giống: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80%, người dân đối ứng 20%

 

20,000

5,000

80%: 150.000 đồng/kg

2

Hỗ trợ chăn nuôi lợn sinh sản: 06 nhóm hộ

 

420,000

276,000

39.66

 

Kinh phí cho 01 nhóm hộ

 

70,000

46,000

39.66

 

- Kinh phí mua con giống: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80%, người dân đối ứng 20%

 

47,520

11,880

Giá con giống: 150.000 đồng/kg (80%: 120.000 đồng/kg), 18kg/con

 

Tổng KP làm hàng rào+ chuồng

 

23,000

33,850

59.54%

 

- Làm hàng rào khoanh nuôi

 

8,000

25,000

75.76%

 

+ Kinh phí mua lưới B40 (cao 1,2m, thép to nhất 3,5mm, 1 mét tới nặng 2,7 kg)

 

8,000

 

 

 

+ Trụ để làm hàng rào và thép để buộc lưới

 

 

15,000

Chiều cao từ 1,5-1,7m

 

+ Công lao động làm hàng rào (chôn trụ, kéo lưới)

 

 

10,000

 

 

- Xây dựng chuồng nuôi

 

15,000

8,850

 

 

+ Kinh phí mua vật liệu làm chuồng

 

15,000

 

 

 

+ Vật liệu làm khung chuồng, vách chuồng

 

 

2,850

Tre, tranh, nứa, bạt...

 

+ Trụ bê tông làm chuồng

 

 

1,000

 

 

+ Công lao động đúc trụ bê tông, làm chuồng

 

 

5,000

5 công/chuồng, 5 chuồng/khu

3

Hỗ trợ chăn nuôi gà sinh sản thả vườn: 20 hộ

 

240,000

90,000

27.27

 

Kinh phí cho 01 hộ

 

12,000

4,500

27.27

 

- Kinh phí mua con giống: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80%, người dân đối ứng 20%

 

3,200

800

Giá con giống: 40.000 đồng/con, số lượng con giống/hộ: 100 con

 

Tổng KP làm hàng rào + chuồng

 

5,600

2,400

70.00%

 

- Làm hàng rào khoanh nuôi:

 

3,600

1,600

 

 

+ Kinh phí mua lưới rào chắn : 500 m2 (chu vi 90 m): 1 m tới giá 40.000 đồng (hỗ trợ 70%)

 

3,600

 

Lưới nhựa, khổ rộng 1m, độ:dày(0.8mm - 1.5mm, kích thước mặt lưới: (1cm x 1cm)

 

+ Trụ để làm hàng rào

 

 

1,000

 

 

+ Công lao động làm hàng rào

 

 

600

03 công/chuồng

 

- Kinh phí làm chuồng gà để úm, nuôi gà trong giai đoạn đầu kể từ khi nhập về nuôi

 

2,000

800

 

 

+ Vật liệu và công làm chuồng cho gà

 

 

1,000

bằng tranh, bình quân 1m2 tranh = 10.000

 

- Kinh phí mua mấy ấp trứng

 

3,200

1,300

 

4

Hỗ trợ chăn nuôi ngan sinh sản: 15 hộ

 

210,000

73,500

25.93

 

Kinh phí cho 01 hộ

 

14,000

4,900

25.93

 

- Kinh phí mua con giống: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80%, người dân đối ứng 20%

 

6,400

1,600

Giá con giống: 80.000 đồng/con, số lượng con giống/hộ: 100 con

 

Kinh phí làm hàng rào khoanh nuôi

 

3,600

1,600

0.69

 

+ Kinh phí mua lưới rào chắn : 500 m2 (chu vi 90 m): 1 m tới giá 40.000 đồng (hỗ trợ 70%)

 

3,600

 

Lưới nhựa, khổ rộng 1m, độ dày (0.8mm - 1.5mm, kích thước mặt lưới: (1cm x 1cm)

 

+ Trụ để làm hàng rào

 

 

1,000

 

 

+ Công lao động làm hàng rào

 

 

600

03 công/chuồng

 

- Kinh phí mua mấy ấp trứng

 

4,000

1,700

 

5

Hỗ trợ nuôi dê sinh sản: 15 hộ

 

210,000

81,000

27.84

 

Kinh phí cho 01 hộ

 

14,000

5,400

27.84

 

- Kinh phí mua con giống: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80%, người dân đối ứng 20%, môi hộ được hỗ trợ tối đa 05 con

 

10,500

2,400

Giá con giống 180.000 kg/con

 

- Kinh phí làm làm hàng rào, chuồng trại

 

3,500

3,000

Diện tích 12-15m2/chuồng x 5 chuồng, mái chuồng lợp bằng tranh, thành chuồng làm bằng tre, gỗ hoặc lưới sắt, sàn chuồng làm bằng tre hoặc gỗ; công làm chuồng.

 

Tổng kinh phí

 

1,220,000

582,940

32.33

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2488/QĐ-UBND ngày 02/08/2019 về phê duyệt Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.493

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.116.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!