Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2320/QĐ-UBND tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao năng suất chất lượng Thanh Hóa 2015

Số hiệu: 2320/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 24/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2320/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16-NQ/TU NGÀY 20/4/2015 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-TU ngày 20/4/2015 của của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 105/TTr-SNN&PTNT ngày 18/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16-NQ/TU NGÀY 20/4/2015 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:2320/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 16-NQ/TU); đảm bảo để Nghị quyết số 16-NQ/TU được triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Xác định rõ các đề án, quy hoạch, cơ chế, chính sách; phân công nhiệm vụ cụ thể, thời gian hoàn thành cho các cấp, các ngành, đơn vị có liên quan; làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường tiêu thụ. Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản hình thành được nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, công nghệ cao; xây dựng được một số thương hiệu mạnh của các sản phẩm có lợi thế. Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2,9%, trong đó: nông nghiệp 2,3%, lâm nghiệp 6,8%, thủy sản 5,6%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp chiếm 73%, lâm nghiệp 8%, thủy sản 19%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 30%. Nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 2,5 lần so với năm 2014.

Phấn đấu đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2,2%, trong đó: nông nghiệp 1,4%, lâm nghiệp 5,6%, thủy sản 4,7%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp chiếm 68%, lâm nghiệp 10%, thủy sản 22%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 50% trở lên. Nâng thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng 4 lần so với năm 2014.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tiếp tục phổ biến, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

a) Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức hội nghị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để phổ biến, quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, để từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các cơ quan, doanh nghiệp và mọi người dân hiểu đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, tập trung thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

b) Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thống nhất nhận thức và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 16-NQ/TU; xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 3/2015.

Nội dung tuyên truyền phổ biến, quán triệt phải cụ thể, thiết thực, có trọng tâm, ngắn gọn, dễ hiểu; việc tuyên truyền, phổ biến đối với nông dân phải phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm vùng, miền, ngôn ngữ, phong tục tập quán của từng dân tộc.

2. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng quy hoạch, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch nông nghiệp

a) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tiến hành rà soát, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm nông nghiệp tỉnh có tiềm năng và lợi thế. Cụ thể các quy hoạch, thời gian báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo phụ lục.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và quy hoạch sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 2/2016; Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch xã nông thôn mới trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt trong năm 2016.

c) Song song với việc rà soát, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân xã phải tập trung quản lý chặt chẽ quy hoạch, trong đó tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đảm bảo phát huy lợi thế so sánh của các vùng, gắn sản xuất, chế biến với thị trường tiêu thụ, đảm bảo hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

3. Xây dựng, triển khai một số cơ chế chính sách khuyến khích tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương đã ban hành về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.

- Tiếp tục khuyến khích tích tụ ruộng đất theo quy định của pháp luật; bằng các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác để các hộ nông dân cùng góp đất để sản xuất, hoặc hộ nông dân không góp đất thống nhất về định hướng thị trường, đầu ra, phương thức canh tác; thông qua các công ty, doanh nghiệp nông nghiệp để các hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất, doanh nghiệp thuê lại đất của nông dân và liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

- Tiến hành rà soát lại những hộ không còn nhu cầu sử dụng đất và không đưa đất vào sử dụng quá thời hạn cho phép theo quy định của Luật Đất đai, tiến hành thu hồi đất để đưa vào khai thác, sử dụng phát huy hiệu quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 4/2015.

b) Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương:

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng 5/2015; cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng 5/2015.

- Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp nhận các nông trường còn lại, thành lập công ty hai thành viên để phát triển nông nghiệp sản xuất lớn; xây dựng đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của các công ty TNHH một thành viên Lam Sơn, Sông Âm, Yên Mỹ sang hoạt động theo mô hình các công ty TNHH hai thành viên, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 3/2015.

4. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương:

- Xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong 7/2015.

- Xây dựng đề án chuyển đổi 33,3 nghìn ha đất lúa năng suất thấp sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: Cỏ, cây thức ăn gia súc, ngô và nuôi trồng thủy sản..., báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 4/2015.

- Xây dựng đề án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 1/2016.

5. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các mô hình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp tinh hoa

a) Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

- Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất quy mô lớn, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: Trồng trọt tập trung quy mô lớn đối với các cây trồng có lợi thế theo hình thức cánh đồng mẫu lớn, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm an toàn với giá trị cao; chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung quy mô lớn, hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường; trồng rừng tập trung quy mô lớn gắn với khai thác, chế biến và tiêu thụ để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp; phát triển các vùng sản xuất thủy sản tập trung quy mô lớn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển đổi cơ cấu thuyền/nghề khai thác hải sản; mô hình chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu; tập trung đầu tư ứng dụng KHCN cao trên diện rộng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh; phát triển các sản phẩm nông nghiệp tinh hoa như: Hoa, cây cảnh, Nấm (nấm ăn, nấm dược liệu), cây dược liệu,...

- Xây dựng phương án củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của 4 trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về nông nghiệp hiện có của tỉnh.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất, các trang trại liên kết góp đất để phát triển các hợp tác xã, công ty cổ phần để phát triển sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn; khuyến khích phát triển các sản phẩm nông nghiệp tinh hoa có giá trị kinh tế, giá trị mỹ thuật phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh, như: Nấm (nấm ăn, nấm dược liệu), cây dược liệu, hoa cây cảnh,…

6. Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phát triển liên kết sản xuất

a) Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn:

- Tổ chức thực hiện tốt đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4725/QĐ-UBND ngày 29/12/2014.

- Phát triển mạng lưới các HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới để đẩy mạnh liên kết các hộ trong phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết bền vững trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo hài hòa lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia trong mô hình liên kết theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp.

c) Sở Công thương tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo phát triển các thương hiệu hàng hóa nông sản Xứ Thanh.

7. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả

a) Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học giỏi trong từng lĩnh vực, từng sản phẩm nông nghiệp tỉnh có lợi thế; xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn; tranh thủ tư vấn, hỗ trợ của các nhà khoa học, các chuyên gia là người Thanh Hóa ở trong tỉnh, ngoài tỉnh.

b) Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Đấu mối, đề nghị để Học viện Nông nghiệp Việt Nam thành lập phân hiệu Học viện tại Thanh Hóa; tập trung đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống cây trồng nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về nhân, sản xuất các dòng, giống cây trồng, vật nuôi mới đáp ứng yêu cầu phát triển các sản phẩm nông nghiệp tỉnh có lợi thế.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện, xã; đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ khuyến nông; xây dựng mạng lưới khuyến nông tham gia trực tiếp vào chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật gắn với đào tạo nghề cho nông dân trên sản phẩm có lợi thế của vùng.

- Xây dựng đề án thành lập Viện Khoa học nông nghiệp Thanh Hóa trên cơ sở các Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp hiện có của tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 2/2016.

c) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” (theo Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa), đảm bảo đảm bảo mục tiêu tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến năm 2020 đạt 42%, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong quý 2/2016.

d) Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh, ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh tạo điều kiện cho trí thức trẻ vay vốn lập nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm thu hút trí thức trẻ về làm việc ở nông thôn.

e) Trường Chính trị tỉnh xây dựng chuyên đề bồi dưỡng về quản lý kinh tế trong sản xuất nông nghiệp theo nội dung tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

8. Tăng cường đầu tư, ưu tiên bố trí vốn ngân sách cho nông nghiệp và thu hút các nguồn lực khác đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí vốn ngân sách ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, trọng tâm đầu tư cho: Hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nâng cấp, xử lý trọng điểm xung yếu đê, đê kè biển; sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa; nâng cấp và mở rộng các cảng cá; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá; các công trình cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản;… các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

b) Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch:

- Tích cực đấu mối, báo cáo các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như WB, ADB, KEXIMBANK, JICA,... để tranh thủ nguồn vốn ODA đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Phối hợp với các ngành, địa phương thu hút các nguồn lực khác trong nhân dân, các doanh nghiệp để phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tỉnh có lợi thế, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

- Phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao, tăng cường huy động các nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển các sản phẩm nông nghiệp tỉnh có lợi thế; kết hợp giữa huy động nguồn vốn đầu tư của Nhà nước với sức đóng góp của nhân dân để thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn...

9. Triển khai có hiệu quả các giải pháp việc làm, xuất khẩu lao động; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn để từng bước chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn tạo môi trường cho tích tụ, tập trung ruộng đất

a) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, thông tin về thị trường lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển chọn lao động ở nông thôn đưa đi làm việc ở nước ngoài.

b) Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp trong nông thôn; tạo điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn.

10. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tạo môi trường thuận lợi thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

a) Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới:

- Tập trung kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp từ tỉnh đến cơ sở; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Hoàn thiện bộ máy giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp theo Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các cấp.

- Phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và quan tâm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân; khơi dậy quyết tâm, tinh thần tự giác, tự nguyện, ý thức trách nhiệm cao trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng chung sức tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá, khen thưởng và uốn nắn kịp thời. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng, phát hiện kịp thời những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến, nhân ra diện rộng.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quy định của Trung ương, theo hướng đơn giản, gọn nhẹ và thông thoáng, tránh chồng chéo để phát huy vai trò chủ thể của người dân.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường các biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện; tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã.

- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, quan tâm hơn nữa đến phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông thôn. Đối với những xã đã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phấn đấu xây dựng thành xã kiểu mẫu.

- Tiếp tục lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Thực hiện Quy chế dân chủ trong huy động nguồn đóng góp của nhân dân thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Công văn số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

11. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội tham gia thực sự có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

a) Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, doanh nghiệp và mỗi cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của về vị trí, vai trò của việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nhất là người đứng đầu, tạo đồng thuận cao trong xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở quán triệt sâu sắc những nội dung của Nghị quyết số 16-NQ/TU, xây dựng kế hoạch hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả. Xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chăm lo đời sống cho nhân dân làm thước đo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.

c) Các cấp, ngành, địa phương đề cao vị trí, vai trò và tầm quan trọng của doanh nhân, doanh nghiệp đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân.

d) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức các phong trào thi đua phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong nhân dân; nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; như kịp thời khen thưởng, động viên các điển hình tiên tiến.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các bộ, ngành chức năng kết quả thực hiện.

- Tham mưu bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU cho Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hàng năm tham mưu bố trí kế hoạch vốn đầu tư, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan hàng năm tham mưu bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU và Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền kịp thời đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về kết quả thực hiện phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số 16-NQ/TU.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của các Hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường.

6. Các Sở, ban, ngành liên quan, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại phụ lục, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo thời gian quy định, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, xã thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý.

- Xây dựng dự toán chi để thực hiện kế hoạch hành động, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết và xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU; chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Tái cơ cấu trên địa bàn; định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện kế hoạch hành động sau khi được ban hành.

Chỉ đạo thực hiện tốt các quy hoạch ngành, sản phẩm nông nghiệp và các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Trung ương và của tỉnh đã được phê duyệt.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành Nông nghiệp và quy hoạch sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, điều chỉnh quy hoạch xã nông thôn mới của xã trong năm 2016.

8. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

 Lập chuyên trang, chuyên mục để thông tin thường xuyên về các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến để kịp thời động viên, khuyến khích học tập các mô hình, điển hình và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

9. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 Chỉ đạo các huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc và các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức và nhân dân tham gia thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

Tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành, Nghị quyết số 16-NQ/TU; có kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình hành động, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các sở, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.


PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 16-NQ/TU NGÀY 20/4/2015 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số: 2320/QĐ-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

Trình - Báo cáo UBND tỉnh

Trình Ban TVTU

Trình HĐND

Ghi chú

I

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng quy hoạch, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1

Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý II/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

2

Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Lam Sơn - Sao Vàng đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý II/2015

Trình phê duyệt

 

 

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

3

Quy hoạch vùng nguyên liệu cá rô phi phục vụ chế biến, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý II/2015

Trình phê duyệt

 

 

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

4

Quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định những hộ dân sống rải rác thành khu tập trung khu vực 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện miền núi

Quý III/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

5

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Thanh Hóa

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện miền núi

Quý III/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 1703/QĐ-UBND ngày 12/5/2015

6

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

7

Rà soát, bổ sung quy hoạch vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Công ty CP mía đường Lam Sơn, các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2015

Trình phê duyệt

 

x

 

8

Quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Nam sông Chu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

9

Quy hoạch chi tiết thủy lợi vùng Bắc sông Mã đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

10

Quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2015

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 940/QĐ-UBND ngày 03/4/2014

11

Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện

Qúy II/2016

Trình phê duyệt

 

x

UBND tỉnh đã giao tại Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 22/4/2015

12

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ven biển, giai đoạn 2016 - 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện

Qúy III/2016

Trình phê duyệt

 

x

 

II

Xây dựng, triển khai cơ chế chính sách khuyến khích tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

1

Cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý III/2015

Trình phê duyệt

x

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

2

Cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý III/2015

Trình phê duyệt

x

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

III

Các chương trình, đề án

 

 

 

 

 

 

 

1

Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tháng 7/2015

Trình phê duyệt

x

x

UBND tỉnh đã giao tại Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015

3

Đề án chuyển đổi mô hình hoạt động của các công ty TNHH một thành viên Lam Sơn, Sông Âm, Yên Mỹ sang hoạt động theo mô hình các công ty TNHH hai thành viên

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng

Quý III/2015

Trình phê duyệt

 

 

 

4

Đề án chuyển đổi 33,3 nghìn ha đất lúa năng suất thấp sang trồng cỏ, thức ăn gia súc, ngô và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý IV/2015

Báo cáo

 

 

UBND tỉnh đã giao tại Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 22/4/2015

5

Đề án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, giai đoạn 2016 - 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã

Quý I/2016

Trình phê duyệt

 

 

UBND tỉnh đã giao tại Kế hoạch số 60/KH-UBND

6

Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”

Sở LĐ-TB&XH

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã

Quý II/2016

Trình phê duyệt

 

 

 

7

Đề án thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Thanh Hóa trên cơ sở các Trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp hiện có của tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quý II/2016

Trình phê duyệt

x

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2320/QĐ-UBND ngày 24/06/2015 về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.783

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.165.234
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!