Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 188/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 13/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi; đưa công tác dự báo nguồn lợi, ngư trường, mùa vụ khai thác là công việc thường xuyên của cơ quan quản lý và nghiên cứu khoa học. Trước mắt, ưu tiên dự báo về nguồn lợi, ngư trường và mùa vụ khai thác một số nhóm đối tượng khai thác chủ lực tại các vùng biển xa bờ.

b) Đến năm 2015, thành lập và đưa vào hoạt động 10 khu bảo tồn biển và 19 khu bảo tồn vùng nước nội địa. Đến năm 2020, hoàn thiện và đưa các khu bảo tồn trong quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa tại Việt Nam vào hoạt động.

c) Đến năm 2015, hoàn thành việc quy hoạch vùng cấm khai thác, vùng cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đồng thời công bố danh mục các loại nghề cấm, đối tượng cấm.

d) Đến năm 2020, cơ bản phục hồi nguồn lợi hải sản vùng ven bờ, đặc biệt là một số loài hải sản làm nguyên liệu chế biến cho các sản phẩm thủy sản gắn với làng nghề truyền thống có thương hiệu tại Việt Nam.

đ) Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ nguồn lợi cho cộng đồng ngư dân, trong đó tập trung đối tượng là ngư dân khai thác thủy sản vùng ven bờ và đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh trên toàn quốc.

II. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU

1. Điều tra nguồn lợi

a) Điều tra nguồn lợi hải sản tại các vùng biển xa bờ, trong đó ưu tiên điều tra nguồn lợi một số nhóm đối tượng khai thác chủ lực, có giá trị kinh tế, có sản lượng lớn.

b) Điều tra đánh giá nguồn lợi vùng ven biển, khả năng cho phép khai thác bền vững; trong đó ưu tiên điều tra khu vực tập trung các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản.

c) Điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng nội địa, trong đó ưu tiên điều tra tại các lưu vực sông, hồ lớn, có các giống loài thủy sản đặc hữu, có tính đa dạng sinh học cao.

d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản (cả nguồn lợi hải sản và nguồn lợi thủy sản nội địa) phục vụ công tác quản lý và dự báo.

2. Ngăn chặn sự suy giảm nguồn lợi

a) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm, kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt (xung điện, chất nổ), sử dụng các ngư cụ cấm khai thác.

b) Trên cơ sở điều tra nguồn lợi, điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản, đảm bảo phù hợp với khả năng khai thác cho phép theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề khai thác thiếu lựa chọn, khai thác thủy sản còn non ở vùng ven bờ. Tại các địa phương ven biển, phát huy vai trò của cộng đồng ngư dân để tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển các hình thức kinh tế tập thể, đồng thời gắn với trách nhiệm cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi, môi trường sống của các loài thủy sản ven bờ và xây dựng nông thôn mới.

3. Bảo tồn nguồn lợi thủy sản

a) Thành lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển và 45 khu bảo tồn vùng nước nội địa tại Việt Nam trong quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn đã được phê duyệt.

b) Thành lập 03 trạm cứu hộ động vật biển tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam.

c) Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung danh mục các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.

4. Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái

a) Thả bổ sung hàng năm vào một số thủy vực tự nhiên có điều kiện một số loài thủy sản bản địa, quý hiếm, loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học nhằm khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần xã sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.

b) Phục hồi một số hệ sinh thái điển hình như: San hô, cỏ biển, rừng ngập mặn tại các vùng biển có điều kiện và có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đồng thời thả rạn nhân tạo, tạo sinh cảnh, nơi cư trú, sinh sản và sinh trưởng của các loài thủy sản ở một số khu vực có điều kiện thuận lợi.

c) Khôi phục và bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, đặc biệt là các bãi sinh sản, nơi tập trung các loài thủy sản còn non, nơi cư trú của các loài thủy sản.

5. Các dự án ưu tiên (Phụ lục)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về cơ chế, chính sách

a) Rà soát, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; trước mắt là các văn bản về quản lý các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa bảo đảm phù hợp các quy định của Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học và thực tiễn của ngành, của địa phương.

b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ trong việc chuyển đổi sinh kế cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là ngư dân chủ yếu sống dựa vào khai thác nguồn lợi vùng ven bờ.

c) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu, sử dụng để đưa quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản đi vào hoạt động có hiệu quả.

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng ngư dân làm nghề khai tác thủy sản và thanh thiếu niên, học sinh các cấp tại các địa phương ven biển; đồng thời huy động các tổ chức xã hội và nghề nghiệp tham gia các hoạt động để đưa công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng, từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán, với điều kiện và đối tượng của từng địa phương như: Xây dựng phim truyền hình, tiểu phẩm, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với sự tham gia của đông đảo cộng đồng ngư dân địa phương.

c) Nghiên cứu, biên soạn để đưa các nội dung về lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào chương trình ngoại khóa của trường học các cấp, trước mắt là cấp phổ thông trung học và đại học.

d) Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao nhằm kiện toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Về khoa học, công nghệ và khuyến ngư

a) Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn giống bố, mẹ và hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa đặc hữu nhằm bổ sung nguồn giống thủy sản phục vụ công tác tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục hồi mật độ quần thể một số giống loài đang bị tập trung khai thác và có nguy cơ tuyệt chủng.

b) Ứng dụng công nghệ sử dụng vệ tinh viễn thám, định vị vệ tinh trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của tàu cá nhằm bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh trên các vùng biển. Nghiên cứu việc gắn chíp điện tử theo dõi sự di cư đối với một số loài động vật thủy sản có giá trị kinh tế và khoa học như: Rùa biển, cá ngừ đại dương…

c) Triển khai đề tài nghiên cứu khoa học về các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng nhằm bổ sung thông tin về đặc điểm sinh học, sinh thái, biến động quần thể, đề xuất loại hình bảo vệ thích hợp.

d) Triển khai nhanh, rộng các kết quả nghiên cứu về sản xuất giống, các loại nghề khai thác có chọn lọc, nâng cao hiệu quả nghề khai thác; các mô hình tổ chức sản xuất gắn với quản lý của cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư thông qua các hình thức khuyến ngư.

4. Về hợp tác quốc tế

a) Tăng cường hợp tác quốc tế về: Điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản (cả trên biển và nội địa), quản lý các loài cá di cư, quản lý các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa xuyên quốc gia, chống đánh bắt bất hợp pháp với các nước thuộc lưu vực sông Mêkông…

b) Chủ động và tích cực tham gia với các tổ chức quốc tế có liên quan như: ASEAN, SEAFDEC, FAO, NOAA… để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và thông qua các tổ chức này kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ về kinh nghiệm và kinh phí, kỹ thuật.

c) Tham quan, học tập, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý các khu bảo tồn, về điều tra, nghiên cứu nguồn lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới.

5. Về cơ chế tài chính

a) Ngân sách trung ương thực hiện các công việc: Đảm bảo kinh phí cho công tác điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát biến động nguồn lợi thủy sản; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản; xây dựng các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa do Trung ương quản lý; hỗ trợ cho các địa phương khó khăn đầu tư xây dựng các hạng mục thiết yếu của các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa; kinh phí hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do các cơ quan ở trung ương thực hiện.

b) Ngân sách địa phương cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình do địa phương thực hiện; đầu tư xây dựng và quản lý các khu bảo tồn theo phân cấp

c) Các nguồn vốn huy động khác: Huy động và kêu gọi tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai các nội dung, dự án của Chương trình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình làm đầu mối giúp Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả.

b) Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình; xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm; thành lập và quản lý các khu bảo tồn.

c) Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm, kịp thời nhân rộng các mô hình tốt; củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cụ thể ở địa phương; lập và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể; phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các nhà tài trợ thu hút nguồn vốn và sự hỗ trợ kỹ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Chương trình.

3. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách trung ương cho các dự án, nhiệm vụ trong dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện chương trình; xây dựng thông tư hướng dẫn liên Bộ về cơ chế tài chính thực hiện Chương trình; nghiên cứu, xem xét việc bổ sung Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 vào danh mục các chương trình hỗ trợ có mục tiêu.

4. Các Bộ, ngành liên quan: Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình được phân công.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)

NHÓM A: CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì

Nguồn vốn

Kinh phí

Giai đoạn

1

Đầu tư xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trên quy mô toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đầu tư phát triển

50

2012-2015

2

Đầu tư xây dựng thí điểm 02 khu bảo tồn biển khu Bạch Long Vỹ, Nam Yết

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND TP Hải Phòng; Khánh Hòa

Đầu tư phát triển

40

2013-2020

NHÓM B: CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì

Nguồn vốn

Kinh phí

Giai đoạn

1

Điều tra nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sự nghiệp môi trường

100

2016-2020

2

Điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sự nghiệp môi trường

40

2012-2015

3

Điều tra nguồn lợi thủy sản vùng nội đồng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sự nghiệp môi trường

50

2012-2015

4

Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh

Sự nghiệp môi trường

80

2012-2020

5

Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số lưu vực sông và hồ chính

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh

Sự nghiệp kinh tế

50

2012-2020

 

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 188/QD-TTg

Hanoi, February 13, 2012

 

DECISION

APPROVING THE PROGRAM ON PROTECTION AND DEVELOPMENT OF AQUATIC RESOURCES THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Fisheries;

Pursuant to the November 13, 2008 Law on Biodiversity;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. OBJECTIVES

1. General objectives

To conserve, protect and regenerate aquatic resources with a view to restoring aquatic resources and species of economic and scientific research value, especially coastal aquatic resources; to effectively manage fishing activities with a view to developing a sustainable fishing industry and concurrently preserving biodiversity of Vietnamese marine bio-resources.

2. Specific objectives

a/ By 2015, to complete a database on aquatic resources; to make forecast of resources, fishing grounds and fishing seasons a routine duty of management and scientific research agencies. In the immediate future, to give priority to forecasting resources, fishing grounds and fishing seasons of some key resources in offshore areas;

b/ By 2015, to establish and put into operation 10 marine conservation zones and 19 inland water area conservation zones. By 2020, to complete and put into operation all conservation zones under the master plan on the system of marine conservation zones and inland water area conservation zones in Vietnam;

c/ By 2015, to complete the planning of zones where fishing is banned and zones where fishing is banned for given periods, and publicize a list of banned fishing trades and aquatic resources banned from fishing;

d/ By 2020, to basically restore coastal marine resources, especially those used as raw material for processing products associated with famous traditional craft villages in Vietnam;

e/ To continue to disseminate public information on and training in the protection of aquatic resources for fishermen, especially fishermen fishing coastal aquatic resources and young people, students and pupils nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Resource investigation

a/ To investigate aquatic resources in offshore areas, giving priority to key aquatic resources which have economic value and high output;

b/ To investigate and assess coastal resources and sustainable fishing capacity, giving priority to investigations in areas with concentrated breeding grounds of aquatic species;

c/ To investigate and assess inland aquatic resources, giving priority to investigations in large river basins and lakes with endemic aquatic species and high biodiversity;

d/ To build a database of aquatic resources (both marine and inland aquatic resources) to serve management and forecast work.

2. Prevention of resource depletion

a/ To intensify examination and control of and seriously and timely handle illegal fishing activities, especially destructive fishing activities (using electricity and dynamite) or fishing with banned fishing gear;

b/ Based on resource investigations, to adjust and restructure fishing trades to suit allowable fishing capacity in the direction of not developing and gradually reducing non-selective fishing trades and fishing of young resources in coastal sea areas. In coastal localities, to promote the role of fishermen in reorganizing production toward developing forms of collective economy and raising the community's responsibility in the management and protection of resources and the habitats of coastal aquatic species and building of a new countryside.

3. Conservation of aquatic resources

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To establish 3 marine animal rescue stations in the northern, central and southern regions;

c/ To further study, review and supplement the list of marine conservation zones and inland water area conservation zones.

4. Restoration and regeneration of aquatic resources and ecosystems

a/ To annually release indigenous, rare and precious aquatic species and species of economic and scientific research value into natural water bodies with favorable conditions with a view to restoring resources, increasing population densities of overexploited aquatic species, restoring eco-balance and stabilizing aquatic biomes in water bodies;

b/ To rehabilitate some typical ecosystems such as coral, seaweed and submerged forests in sea areas with favorable conditions which are important to the protection of aquatic resources; to place artificial reef and create habitats and breeding and growing grounds for aquatic species in areas with favorable conditions;

c/ To restore and protect the living environments of aquatic species, especially breeding grounds, areas where young aquatic species are concentrated, and the habitats of aquatic species.

5. Priority projects (see the Appendix).

III. MAJOR SOLUTIONS

1. Mechanisms and policies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To study and elaborate mechanisms and policies to encourage community involvement in aquatic resource protection, support livelihood change for fishermen, especially those who live mainly on fishing coastal resources;

c/ To further improve the collection and use mechanisms for the aquatic resource regeneration fund to operate effectively.

2. Public information, awareness raising and human resource training

a/ To further step up public information and education about the purpose of aquatic resource protection, responsibilities and interests of the community, especially fishermen as well as young people, students and pupils in coastal localities; to involve social and professional organizations in different public information activities for gradually raising awareness of fishermen in aquatic resource protection;

b/ To use different forms of public information appropriate to the practices, conditions and target groups in localities such as production of television series and video clips, broadcasts in local stations and articles in local newspapers; and contests with the participation of large numbers of local fishermen;

c/ To study, compile and include aquatic resource protection contents in extra-curricular activities of schools at all levels, first of all secondary schools and universities;

d/ To focus on training a contingent of officers with high professional qualifications for improving the system of inspection, examination and supervision of aquatic resource protection activities.

3. Science, technology and fishery extension

a/ To further study and select parental breeds and improve the process of artificially producing breeds of some aquatic species of economic value and indigenous and endemic aquatic species with a view to increasing aquatic breeds for regeneration and development of aquatic resources, restoring population densities of some species which are overexploited and endangered;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To carry out scientific research projects on endangered rare and precious aquatic species with a view to adding information on their biological and ecological characteristics and population changes, and proposing appropriate forms of protection;

d/ To rapidly and widely apply research results on breed production, selective fishing trades and raise the effectiveness of the fishing industry; models of production organization associated with community-based management for protecting resources and creating sustainable livelihoods for the community through different forms of fishery extension.

4. International cooperation

a/ To enhance international cooperation with countries in the Mekong River basin on investigation and research of aquatic resources (both at sea and in the inland), management of migratory fish species, management of transnational marine conservation zones and inland water area conservation zones, prevention of illegal fishing, etc.;

b/ To proactively and actively join such international organizations as the ASEAN, SEAFDEC, FAO, NOAA in exchanging information, learning experience and calling for technical assistance and funds;

c/ To organize study visits to regional countries and other countries for sharing information and experience on the management of conservation zones and investigation and research of resources.

5. Financial mechanisms

a/ The central budget will allocate funds for investigation and research of aquatic resources; building a system of observation and supervision of changes in aquatic resources; developing a database of aquatic resources; building centrally managed marine conservation zones and inland water area conservation zones; assisting difficulty-hit localities in building essential works of marine conservation zones and inland water area conservation zones, and for activities of projects and tasks under the Program implemented by central agencies;

b/ Local budgets, with central budget supports, will allocate funds for activities of projects and tasks under the Program implemented by localities; and construction and management of conservation zones as decentralized;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Establish the Program Steering Committee as the focal point to assist the Minister of Agriculture and Rural Development in directing the Ministry's functional units to draw up specific activity plans and coordinate with related agencies and localities in effectively implementing the Program;

b/ Guide localities in devising specific plans for implementing the Program; build models of protecting and developing aquatic resources with joint efforts of the State and people; establish and manage conservation zones;

c/ Hold annual review meetings to draw experience and widely apply good models; strengthen and enhance operation capacity of research agencies and units functioned and tasked to protect and develop aquatic resources.

2. Provincial-level People's Committees shall direct local administrations at all levels and functional agencies in formulating local specific activity plans; formulate and implement specific projects; coordinate with ministries, central sectors and donors in attracting capital and technical assistance for effectively implementing the Program's activities.

3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, summarizing capital needs and allocating development investment capital from the central budget's annual estimates for projects and tasks for implementing the Program; elaborate a joint circular guiding financial mechanisms for implementing the Program; and study and consider adding the Program to the list of programs receiving target supports.

4. Related ministries and sectors shall, within the ambit of their tasks and functions, take the initiative in formulating specific activity plans and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing the implementation of the Program's activities and tasks as assigned.

Article 2. This Decision takes effect on the date of its signing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

APPENDIX

LIST OF PRIORITY PROJECTS
(To the Prime Minister's Decision No. 188/QD-TTg of February 13, 2012)

GROUP A: INVESTMENT PROJECTS

Unit of calculation: VND billion

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Managing agency

Capital source

Amount

Time

1

Building a national information system and database of aquatic resources

Ministry of Agriculture and Rural Development

Development Investment capital

50

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Building on a pilot basis 2 marine conservation zones of Bach Long Vy and Nam Yet areas

Ministry of Agriculture and Rural Development and People's Committees of Hai Phong City and Khanh Hoa province

Development Investment capital

40

2013-2020

GROUP B: PROJECTS FUNDED WITH NON-BUSINESS CAPITAL

Unit of calculation: VND billion

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Managing agency

Capital source

Amount

Time

1

Investigation of marine resources in Vietnamese seas

Ministry of Agriculture and Rural Development

Environmental non-business capital

100

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Investigation of coastal marine resources

Ministry of Agriculture and Rural Development

Environmental non-business capital

40

2012-2015

3

Investigation of aquatic resources in inland areas

Ministry of Agriculture and Rural Development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

50

2012-2015

4

Public information and education to raise public awareness of the protection of aquatic resources

Ministry of Agriculture and Rural Development and People's Committees of provinces

Environment 1 non-business capital

80

2012-2020

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Agriculture and Rural Development and People's Committees of provinces

Economic non-business capital

50

2012-2020

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.448

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.108.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!