THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1742/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN ƯU TIÊN “ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH CHĂN NUÔI ĐẾN
NĂM 2030”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Chăn
nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thú y
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An
toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Khoa học
và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Chuyển
giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư
công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư
ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp
hành Trung ương Khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP
ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2022 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của
Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg
ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp
cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
Quyết định số 696/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết
luận số 50-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về
phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế;
Căn cứ Quyết định 150/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát
triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050;
Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn
2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án “Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ
ngành đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học
và công nghệ ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực
nghiên cứu cho một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ cao lĩnh vực
chăn nuôi theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đồng bộ ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực:
+ Chọn tạo giống vật nuôi chủ lực công nghệ cao đáp
ứng được 95% nhu cầu giống lợn, 85 - 90% nhu cầu giống gia cầm, 100% nhu cầu giống
thủy cầm, 70% giống bò thịt;
+ Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi: Chuyển giao công
nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia,
đáp ứng khoảng 20- 35% nhu cầu; Khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công - nông
nghiệp - thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn
và thân thiện môi trường;
+ Chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi: Chuyển
giao công nghệ sản xuất trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80% nhu cầu đảm bảo
an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững;
+ Chế biến các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng,
sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ: Chuyển giao công nghệ đảm bảo 50-55% cơ sở
chế biến thịt quy mô công nghiệp và 90% cơ sở chế biến trứng quy mô công nghiệp
đạt trình độ công nghệ tiên tiến vào năm 2030, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ
tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực
nghiên cứu cho một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ cao lĩnh vực
chăn nuôi theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đồng bộ ngang tầm trình độ trong khu
vực và quốc tế
- Ưu tiên đầu tư nâng cấp một số cơ sở nghiên cứu tại
3 vùng Bắc - Trung - Nam để khảo kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi, thức ăn
chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi.
- Đầu tư nâng cấp một số phòng Thí nghiệm ứng dụng
công nghệ cao lĩnh vực chăn nuôi ngang tầm khu vực.
- Phát huy tối đa nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà
nước, huy động nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, khu vực tư nhân và nguồn vốn nước
ngoài cho đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển
giao khoa học và công nghệ lĩnh vực chăn nuôi.
2. Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực bằng
công nghệ cao để chuyển giao cho các cơ sở sản xuất giống vật nuôi trong nước
- Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi.
- Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có
năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên chọn lọc đàn
hạt nhân để nâng cao chất lượng hệ thống giống.
- Phục tráng và phát triển một số giống vật nuôi bản
địa có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí
hậu; áp dụng phương pháp chọn lọc tiên tiến kết hợp với điều kiện chăn nuôi bằng
công nghệ cao để chọn tạo các bộ giống gia cầm bản địa đủ sức cạnh tranh với
các giống gia cầm nhập nội.
- Đẩy nhanh tốc độ cải thiện di truyền, tăng năng
suất, chất lượng, sức khỏe vật nuôi, bảo vệ nguồn giống vật nuôi có nguy cơ tuyệt
chủng, cũng như nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
3. Nghiên cứu công nghệ sản xuất các loại nguyên liệu
thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy
sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện
môi trường.
- Nghiên cứu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn bổ
sung, chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế
kháng sinh trong chăn nuôi. Các nguồn đạm thay thế cho sản xuất thức ăn chăn
nuôi.
- Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn; chế biến phụ phẩm
công - nông nghiệp và thủy sản làm thức ăn và sản xuất thức ăn mới.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tạo sản phẩm
có giá trị dinh dưỡng cao; nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Nghiên cứu công nghệ chuồng trại, quản lý chất
thải chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuồng trại, quản
lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững.
- Nghiên cứu ứng dụng các quy trình công nghệ mới,
tiên tiến, ưu tiên công nghệ cao xây dựng tiểu khí hậu chuồng nuôi nhằm nâng
cao năng suất, tăng hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đảm bảo an toàn
dịch bệnh hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để xử lý chất
thải chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học.
5. Nghiên cứu công nghệ chế biến, bảo quản các sản
phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ đảm bảo đa
dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu
- Nghiên cứu công nghệ mới trong chế biến các sản
phẩm giá trị gia tăng có nguồn gốc từ động vật trên cạn như thịt, trứng, sữa, mật
ong và các sản phẩm phụ sau giết mổ nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng
nội địa và xuất khẩu.
- Nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ tiên
tiến trong chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm chăn nuôi. Cải tiến nâng cao
chất lượng các sản phẩm chăn nuôi truyền thống.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số để tự động hóa
các quy trình sản xuất quản lý, truy suất nguồn gốc chuỗi cung ứng sản phẩm đảm
bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
III. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU
TIÊN
1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
cho một số cơ sở nghiên cứu lĩnh vực chăn nuôi.
2. Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có
năng suất, chất lượng cao đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Nghiên cứu công nghệ sản xuất nguyên liệu thức
ăn chăn nuôi, thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy sản,
chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi
trường.
4. Nghiên cứu chọn tạo, sản xuất và thương mại hóa
các sản phẩm vi sinh, vật liệu độn chuồng trong chăn nuôi.
5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giết mổ,
chế biến và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi.
(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
IV. DỰ KIẾN NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
Huy động đa dạng, nguồn vốn và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực để triển khai thực hiện.
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư
phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà
nước hiện hành, bảo đảm đúng quy định.
- Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án,
dự án đầu tư công giai đoạn 2023 - 2030 bảo đảm đúng quy định.
- Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước
ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức
triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về tính khả thi, hiệu quả của
Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nội dung của Đề án với các chương
trình, đề án, dự án khác có liên quan không để xảy ra trùng lặp, chồng chéo với
các Đề án, Dự án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ
chức đã và đang triển khai thực hiện.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra,
sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn
2026 - 2030 và toàn bộ Đề án. Căn cứ kết quả thực hiện để kịp thời đề xuất, kiến
nghị trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Đề án và các dự án ưu tiên theo từng
thời kỳ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Xem xét lựa chọn doanh nghiệp chăn nuôi để hỗ trợ
chuyên môn, kĩ thuật trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm chăn nuôi chủ lực,
sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, bổ
sung các chính sách có liên quan để làm nguồn lực triển khai Đề án, hoàn thiện
hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, ưu tiên cho việc xây dựng
các chính sách mang tính đặc thù ngành chăn nuôi, đầu tư ứng dụng công nghệ cao
để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước
thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản
khác có liên quan.
- Xem xét, quyết định cụ thể nội dung của các dự án
ưu tiên tại Mục 3 Điều 1 Quyết định này đảm bảo hiệu quả,
phù hợp với thực tế và đúng quy định pháp luật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
định hướng nghiên cứu phát triển, triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Đề án;
tăng cường hỗ trợ, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bí quyết và giải pháp công nghệ, thúc
đẩy phát triển thương hiệu các sản phẩm chăn nuôi chủ lực; triển khai truy suất
nguồn gốc các sản phẩm chăn nuôi; nghiên cứu phát triển các giải pháp kĩ thuật
đảm bảo khả năng tương tác kết nối dữ liệu truy suất.
3. Bộ Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương,
trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ
quan trung ương, các địa phương liên quan, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết
định bố trí kinh phí chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
để thực hiện Đề án.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương,
quy định pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; trên cơ sở đề xuất của
các bộ, cơ quan có liên quan, các địa phương, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết
định bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho dự án
đầu tư công, trong đó có các dự án để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Căn cứ nội dung Đề án, điều kiện thực tế của địa
phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù của địa
phương; chỉ đạo tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê
duyệt kế hoạch và kinh phí triển khai các nội dung của Đề án; trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh tập trung bố trí vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu
tư công trung hạn và hàng năm để triển khai các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án tại địa
phương, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án của địa phương gửi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác
truyền thông đến toàn thể người dân được biết và phối hợp triển khai hiệu quả
các nội dung của Đề án trên phạm vi địa phương.
- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng
năm, giai đoạn 2023 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 và toàn bộ Đề án gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Đề án
- Chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; huy động
nguồn vốn để tham gia các dự án ưu tiên của Đề án.
- Kịp thời phản ánh những tồn tại bất cập đến các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, PTTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, NN (2b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên dự án, nhiệm
vụ ưu tiên
|
Mục tiêu
|
Cơ quan thực hiện
|
Năm thực hiện
|
Dự kiến nhu cầu
vốn (tỷ đồng)
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
1
|
Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
cho một số cơ sở nghiên cứu lĩnh vực chăn nuôi
|
Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường năng lực
nghiên cứu cho một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ cao lĩnh vực
chăn nuôi theo hướng chuyên sâu, hiện đại, đồng bộ ngang tầm trình độ trong
khu vực và quốc tế
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Bộ Tài chính, Bộ KHĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2023 - 2030
|
1.000
|
2
|
Nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi chủ lực có
năng suất, chất lượng cao đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
|
Chọn tạo giống vật nuôi chủ lực công nghệ cao đáp
ứng được 95% nhu cầu giống lợn, 85 - 90% nhu cầu giống gia cầm, 100% nhu cầu
giống thủy cầm, 70% giống bò thịt
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2023 - 2030
|
200
|
3
|
Nghiên cứu công nghệ sản xuất nguyên liệu TĂCN,
thức ăn bổ sung, phụ gia, phụ phẩm công - nông nghiệp và thủy sản, chế phẩm
sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn và thân thiện môi trường
|
Dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi, chuyển giao công
nghệ sản xuất các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm, thức ăn bổ sung, phụ
gia, đáp ứng khoảng 20 - 35%; Khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm công - nông
nghiệp - thủy sản, chế phẩm sinh học, thảo dược, hợp chất thiên nhiên an toàn
và thân thiện môi trường.
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2023 - 2030
|
150
|
4
|
Nghiên cứu chọn tạo, sản xuất và thương mại hóa
các sản phẩm vi sinh, vật liệu độn chuồng trong chăn nuôi
|
Chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi: chuyển giao
công nghệ sản xuất trang thiết bị chuồng trại đáp ứng 80% nhu cầu, đảm bảo an
toàn dịch bệnh hướng tới chăn nuôi bền vững
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2023 - 2030
|
100
|
5
|
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giết mổ,
chế biến và phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
|
Chế biến, bảo quản các sản phẩm chăn nuôi như thịt,
trứng, sữa, mật ong và các sản phẩm giết mổ, chuyển giao công nghệ đảm bảo 50
- 55% cơ sở chế biến thịt quy mô công nghiệp và 90% cơ sở chế biến trứng quy
mô công nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến vào năm 2030, đảm bảo đa dạng
hóa sản phẩm phục vụ tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu
|
Bộ Nông nghiệp và PTNT
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2023 - 2030
|
150
|