ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
15/2009/QĐ-UBND
|
Rạch
Giá, ngày 10 tháng 6 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN
GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm
2001;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy
lợi;
Căn cứ Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
74/TTr-NN ngày 07 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật “Quy
định về phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Quy định về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.
Điều 2. Giao nhiệm vụ cho
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành có
liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức
triển khai, thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh
(Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể), Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực sau 10
ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Ngọc Sương
|
QUY ĐỊNH
PHÂN
CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp
dụng
Quy định này được áp dụng đối
với việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là kênh,
cống, sông, rạch, đê điều, hồ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Công trình kênh, sông,
rạch: là công trình thủy lợi có nhiệm vụ dẫn nước để tưới, tiêu, tháo chua,
rửa phèn, thoát lũ phục vụ sản xuất, dân sinh và giao thông thủy. Phân loại
kênh:
a. Kênh cấp 1: kênh mà nguồn
nước được lấy từ sông, rạch hoặc có thể từ nguồn khác có năng lực phục vụ trên
5.000 hécta và quy mô bề rộng mặt kênh trên 25m (theo hồ sơ thiết kế).
b. Kênh cấp 2: kênh mà nguồn
nước được lấy từ sông, rạch, kênh cấp 1 có thể từ nguồn khác, có năng lực phục
vụ từ 500-5.000 hécta và quy mô bề rộng mặt kênh từ trên 12-25m (theo hồ sơ
thiết kế).
c. Kênh cấp 3: kênh mà nguồn
nước được lấy từ kênh cấp 2 hoặc có thể từ nguồn khác, có năng lực phục vụ từ
100-500 hécta và quy mô bề rộng mặt kênh từ 8-12m.
d. Kênh nội đồng: kênh có nguồn
nước được lấy từ kênh cấp 3 hoặc có thể từ nguồn khác có năng lực phục vụ dưới
100 hécta và quy mô bề rộng kênh dưới 8m.
e. Kênh ranh tỉnh: là công trình
kênh giáp ranh giữa 02 tỉnh.
f. Kênh ranh huyện: là công
trình kênh giáp ranh giữa 02 huyện.
g. Kênh ranh xã: là công trình
kênh giáp ranh giữa 02 xã.
h. Kênh liên huyện: là công
trình kênh liên thông với nhau, đi qua địa giới hành chính từ hai huyện trở lên.
i. Kênh liên xã: là công trình
kênh liên thông với nhau, đi qua địa giới hành chính từ hai xã trở lên.
2. Công trình cống: là
công trình thủy lợi có nhiệm vụ khống chế mực nước và điều tiết lưu lượng phục
vụ yêu cầu tưới, tiêu, ngăn mặn thoát lũ phục vụ sản xuất, dân sinh, kinh tế.
3. Đê: là công trình thủy
lợi có nhiệm vụ ngăn hoặc giữ nước.
- Đê biển: là đê ngăn nước biển.
- Đê cửa sông: là đê chuyển tiếp
giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
- Đê sông: là đê ngăn nước của
sông.
- Đê bao: là đê bảo vệ cho một
khu vực riêng biệt.
4. Hồ: là công trình thủy
lợi có nhiệm vụ điều tiết, chứa nước phục vụ sản xuất và dân sinh kinh tế.
5. Trạm cấp nước: là công
trình thủy lợi có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho dân sinh, kinh tế.
Chương II
PHÂN CẤP QUẢN LÝ KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 3. Công trình thủy lợi
hoặc hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng bằng nguồn ngân sách hoặc có
nguồn gốc từ ngân sách được phân cấp quản lý như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Kênh ranh tỉnh (trên địa bàn
tỉnh).
- Kênh cấp 1.
- Kênh ranh huyện.
- Kênh cấp 2 liên huyện.
- Đê biển và các đê bao thuộc
các dự án của Trung ương và tỉnh.
- Cống thuộc các dự án do Trung
ương và tỉnh đầu tư.
2. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã và thành phố:
- Kênh cấp 2 nội huyện.
- Kênh cấp 3 liên xã.
- Cống đầu tư từ vốn ngân sách
huyện hoặc do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bàn giao.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn:
- Kênh cấp 3 nội xã.
- Kênh nội đồng.
- Cống nội đồng.
4. Công trình hoặc hệ thống công
trình thủy lợi hiện phục vụ cho một chương trình, dự án nào có tư cách pháp
nhân do Nhà nước quyết định thành lập thì tổ chức đó tự quản lý.
5. Công trình thủy lợi hoặc hệ
thống công trình thủy lợi đã bàn giao cho doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý;
công trình thủy lợi được xây dựng bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân nào do tổ
chức, cá nhân đó quản lý.
Điều 4. Phân công trách nhiệm
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp cùng Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố tổ chức thực
hiện việc quản lý, khai thác và duy tu bảo vệ theo phân cấp quản lý tại Điều 3
Quy định này.
2. Chi cục Thủy lợi phối hợp
cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thị
xã, thành phố và các cơ quan có liên quan:
a. Tiến hành củng cố, xây dựng
tổ chức hợp tác dùng nước (tăng cường vai trò người dân hưởng lợi từ công
trình) tham gia quản lý, duy tu, vận hành, khai thác công trình có hiệu quả.
b. Tổ chức cắm mốc, xác định
ranh giới công trình, không để hành lang bảo vệ công trình bị xâm hại, lấn
chiếm.
Chương III
DUY TU, BẢO DƯỠNG VÀ VẬN
HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 5. Duy tu, bảo dưỡng và
vận hành
1. Các đơn vị được giao quản lý
có trách nhiệm lập kế hoạch duy tu, sửa chữa (nạo vét, sơn sửa, thay thế các
thiết bị hư hỏng...) thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xét
duyệt, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí duy tu, bảo dưỡng định
kỳ. Các công trình do doanh nghiệp tổ chức, cá nhân quản lý tự duy tu, bảo
dưỡng.
2. Thời gian lập kế hoạch cho
năm sau phải được tiến hành xong vào tháng 5 của năm trước để có thời gian
triển khai các bước lập hồ sơ khảo sát, thiết kế, thi công. Danh mục công trình
phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Điều 6. Nguồn kinh phí duy
tu, sửa chữa
Các đơn vị quản lý, khai thác
công trình thủy lợi được phân bổ vốn duy tu, sửa chữa từ nguồn ngân sách và các
nguồn khác.
Điều 7. Vận hành và khai thác
1. Công trình thủy lợi được khai
thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ phát triển kinh tế xã hội chung cho cả khu
vực.
2. Việc vận hành, khai thác phải
tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình quy phạm và kế hoạch phát triển sản
xuất của từng địa phương.
3. Việc thay đổi tiêu chuẩn, quy
mô, mục đích sử dụng công trình và việc xây dựng bổ sung công trình thủy lợi
vào hệ thống công trình thủy lợi đã có, phải xin phép cấp có thẩm quyền quyết
định (cấp phê duyệt dự án).
Chương IV
PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI
Điều 8. Phạm vi bảo vệ
công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Việc quy định phạm vi
phụ cận phải căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật nhằm
bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.
Điều 9. Phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi
1. Đê biển và đê cửa sông: phạm
vi bảo vệ từ chân đê trở ra mỗi phía là 30m (cả phía đồng và phía biển hoặc
phía sông).
2. Đê bao: phạm vi bảo vệ từ
chân đê trở ra mỗi phía là 15m.
3. Cống dưới đê biển (có khẩu độ
≥ 3m ): phạm vi bảo vệ được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50m.
4. Cống dưới đê bao: phạm vi bảo
vệ từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 15m.
5. Kênh cấp I: phạm vi bảo vệ
tính từ mép kênh trở vào đất liền về mỗi bên là 20m.
6. Kênh cấp II: phạm vi bảo vệ
tính từ mép kênh trở vào đất liền về mỗi bên là 15m.
7. Kênh cấp III. phạm vi bảo vệ
tính từ mép kênh trở vào đất liền về mỗi bên là 10m.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Khen thưởng và xử lý
vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành
tích trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi được khen thưởng
theo quy định của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý, xử phạt theo Nghị
định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện Quy định này.
Điều 12. Tổ chức, cá nhân
có diện tích đất trong phạm vi bảo vệ công trình được tiếp tục sử dụng (đúng
mục đích đã ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trường hợp nhà cửa,
vật kiến trúc, hoa màu có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hoặc ảnh
hưởng khi nâng cấp công trình phải di dời và được bồi thường theo quy định hiện
hành.
Điều 13. Ủy ban nhân dân
cấp xã, huyện, thị và thành phố ngoài trách nhiệm quản lý được phân cấp tại
khoản 2, 3 Điều 3 Quy định này còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi tại Điều 29 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi./.